You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


---***-----

MÔN HỌC: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH ĐÔ LA HÓA NỀN KINH TẾ

GIẢNG VIÊN: NGÔ NGỌC QUANG

LỚP: K58B

NHÓM: 23

STT Họ và tên MSSV


1 Đinh Thị Thư 1801015854
2 Trần Vũ Quỳnh An 1913316002
3 Nguyễn Thị Hào 1913316059
4 Mai Thị Thảo Vân 1913330077

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 4 năm 2021


1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 2

1.Tổng quan về đô la hóa nền kinh tế ............................................................... 3

1.1 Khái niệm về đô la hóa ............................................................................ 3

1.2 Phân loại đô la hóa .................................................................................. 3

2.Nguyên nhân .................................................................................................. 4

3. Tác động của Đô La hóa đến nền kinh tế ...................................................... 4

3.1 Tác động tích cực .................................................................................... 4

3.2 Tác động tiêu cực .................................................................................... 5

4. Thực trạng Đô la hóa..................................................................................... 6

4.1 Thực trạng Đô la hóa trên thế giới .......................................................... 6

4.2 Thực trạng Đôla hóa tại Việt Nam .......................................................... 8

5. Giải pháp cho tình trạng đô la hóa .............................................................. 10

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 12

LINK THAM KHẢO ...................................................................................... 12


2

LỜI MỞ ĐẦU
Tiền ra đời từ nhu cầu kinh tế thực tế của loài người khi mà nền sản xuất đạt đến một
trình độ nhất định và con người đã có thể tự do đi lại trong một phạm vi lãnh thổ rộng
lớn. Khi đó, thay vì phải chuẩn bị hành lý cồng kềnh cho chuyến đi dài ngày, con
người chỉ cần mang theo một lượng nhỏ kim loại quý hoặc tiền được ưa chuộng ở
nhiều nơi để đổi cho mình những nhu yếu phẩm cần thiết. Từ đó các hoạt động thương
mại đã ra đời, tiền tệ được quy ước và ban hành, quản lý bởi nhà nước.
Với xu hướng gia tăng của nhu cầu ngoại tệ trong những năm gần đây là thách thức
lớn đối với việc hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển. Hầu hết các quốc
gia này đã chứng kiến việc sử dụng tiền tệ của các quốc gia khác. Hiện tượng này nói
chung là do bất ổn kinh tế vĩ mô thể hiện ở tỷ lệ lạm phát cao và biến động, đồng nội
tệ mất giá mạnh và khó kéo, sức mua bị giảm sút, thị trường vốn kém phát triển, thị
trường chưa hoàn thiện, các quy định yếu kém và bất cập dẫn đến mất niềm tin vào
đồng nội tệ. Tình trạng một đồng tiền nước ngoài (ngoại tệ) và thường là đồng tiền
mạnh thay thế toàn bộ hay một phần các chức năng tiền tệ của đồng bản tệ (nội tệ)
được các nhà kinh tế gọi là “ngoại tệ hóa”. Đặc biệt như đồng đô la Mỹ thâm nhập
vào nhiều quốc gia khác được người ta gọi là “Tình trạng đô la hóa”
Tình trạng Đô la hóa này, mặc dù cũng có những mặt tích cực của nó nhưng gây nhiều
tác động tiêu cực cho nền kinh tế, mà còn là vấn đề chủ quyền quốc gia, phân phối
lợi ích dân tộc. Vì vậy, nhận thấy tầm quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc của tình trạng
Đô la hóa đến nền kinh tế, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài: “Tình trạng
Đô la hóa nền kinh tế” làm đề tài nghiên cứu trong bài tiểu luận môn học Tài chính
quốc tế lần này.
3

1.Tổng quan về đô la hóa nền kinh tế


1.1 Khái niệm về đô la hóa
Theo tiêu chí của IMF đưa ra, Đô la hóa là việc người dân nắm giữ một phần đáng kể
tài sản của họ dưới dạng tài sản có gốc ngoại tệ, là một đặc điểm phổ biến của các
nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi và điển hình - mức độ lớn hơn
hoặc thấp hơn - của nhiều các quốc gia có chương trình điều chỉnh do IMF hỗ trợ.
Một nền kinh tế được coi là có tình trạng đô la hóa cao khi tỷ trọng tiền gửi bằng
ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối tiền tệ mở rộng (M2); bao gồm: tiền
mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, và tiền gửi ngoại tệ.
Theo một báo cáo của IMF năm 1998 trường hợp đô la hóa cao có 19 nước, có đến
bảy quốc gia có số lượng USD trong khối tiền tệ vượt mức 50%, 12 quốc gia khác có
số lượng USD chiếm từ 30% đến 50% khối tiền tệ quốc gia và phần lớn các nước còn
lại có tỷ lệ từ 15-20% lượng USD trong khối tiền tệ của họ. Một số trường hợp cụ thể
như sau: Thổ Nhĩ Kỳ (46%), Argentina (44%), Nga, Hy Lạp, Ba Lan, Philippines
(20%), Bolivia (82%). trường hợp đô la hóa cao vừa phải với tỷ lệ tiền gửi ngoại
tệ/M2 khoảng 16,4% có 35 nước, trong số đó có Việt Nam.
Trong bài tiểu luận này, nhóm tác giả định nghĩa Đô la hóa là quá trình một quốc gia
thay thế đồng tiền nội tệ bằng việc sử dụng hoàn toàn hay bổ sung đồng tiền của một
quốc gia khác có tính ổn định hơn làm đồng tiền pháp định.

1.2 Phân loại đô la hóa


Căn cứ vào phạm vi, Đô la hóa được phân ra thành 3 loại:
- Đô la hóa không chính thức (Unofficial Dollarization) là trường hợp đồng đô la
được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức
thừa nhận.
- Đô la hóa bán chính thức (Semiofficial Dollarization) hay còn gọi là đô la hóa từng
phần là tình trạng đồng đô la được sử dụng như một đơn vị kế toán, phương tiện trao
đổi, dự trữ giá trị và phương tiện thanh toán trong khi đồng nội tệ vẫn tồn tại và lưu
thông.
- Đô la hóa chính thức (Official Dollarization) nghĩa là đồng ngoại tệ không chỉ được
sử dụng hợp pháp trong các hợp đồng giữa các bên tư nhân mà còn hợp pháp trong
các khoản thanh toán của Chính phủ. Nếu đồng ngoại tệ còn tồn tại thì nó chỉ có vai
trò thứ yếu và thường chỉ là đồng tiền xu hay các đồng tiền mệnh giá nhỏ. Thông
4

thường, các nước chỉ áp dụng đô la hóa chính thức khi đã thất bại trong việc thực thi
các chương trình ổn định kinh tế. Theo nghiên cứu của Hệ thống dự trữ Liên bang
Mỹ, hiện tại người nước ngoài nắm giữ từ 55 đến 70% tổng số đô la Mỹ đang lưu
hành trên thế giới.

2. Nguyên nhân
Trong các đồng ngoại tệ thì đô la là đồng tiền dự trữ mạnh nhất và phổ biến nhất thế
giới nên xảy ra hiện tượng đô la hóa khá phổ biến và đặc biệt tại các nước đang phát
triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Tuy nhiên, với mỗi nước khác nhau
nguyên nhân gây ra tình trạng đô la hóa cũng sẽ khác nhau. Những nguyên nhân phổ
biến và cơ bản nhất có thể kể đến như sau:
- Do việc sử dụng,lưu hành, niêm yết giá hàng hóa cả chính thức lẫn phi chính thức
bằng đồng USD quá phổ biến,công khai
- Do đồng nội tệ chưa tự do chuyển đổi
- Do lạm phát cao và kéo dài
- Chính sách quản lý ngoại hối lỏng
- Hệ thống thanh toán ngân hàng chưa phát triển
- Nhu cầu thanh toán quốc tế gia tăng và sự ảnh hưởng từ các dòng vốn quốc tế
- Lượng du khách nước ngoài gia tăng, số lượng người nước ngoài đến sinh sống, làm
việc, học tập gia tăng kéo theo đó là sự gia tăng lượng ngoại tệ chi tiêu.
- Do thói quen dự trữ tài sản bằng ngoại tệ của người dân

3. Tác động của Đô La hóa đến nền kinh tế


3.1 Tác động tích cực
Một trong những lợi thế mạnh nhất của đô la hóa đối với các nước nhỏ hơn, kém phát
triển hơn là khả năng giao dịch bằng một loại tiền tệ mạnh hơn và được quốc tế công
nhận hơn. Nó thường sẽ mang lại tác động tích cực đến thương mại quốc tế cho các
quốc gia, vì đồng tiền bên ngoài mà họ sử dụng được chấp nhận rộng rãi hơn và có
thể ổn định hơn và ít bị biến động thị trường hơn.
Đô la hóa có thể mang lại lợi ích trực tiếp là khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) ra bên ngoài . Khi các nhà đầu tư cá nhân hoặc tập đoàn thấy rằng nội tệ của
một khu vực đã được thiết lập và họ không cần phải chịu phí tỷ giá hối đoái hoặc theo
dõi biến động tiền tệ, họ có thể có nhiều khả năng đầu tư và mở rộng hoạt động sang
quốc gia đó. Thu hút nguồn vốn đầu tư của các nước ngoài, thu hút nguồn kiều hối
5

và các hoạt động trong nước phát triển như du lịch, du học, người nước ngoài đến
quốc gia đó đầu tư... và thúc đẩy các quan hệ giao thương, trao đổi giữa các quốc gia
phát triển.
Tăng cường khả năng cho vay của ngân hàng và khả năng hội nhập quốc tế. Với một
lượng lớn ngoại tệ thu được từ tiền gửi tại ngân hàng, các ngân hàng sẽ có điều kiện
cho vay nền kinh tế bằng ngoại tệ, qua đó hạn chế việc phải vay nợ nước ngoài, và
tăng cường khả năng kiểm soát của ngân hàng trung ương đối với luồng ngoại tệ.
Đồng thời, các ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng các hoạt động đối ngoại, thúc đẩy
quá trình hội nhập của thị trường trong nước với thị trường quốc tế.
Hạ thấp chi phí giao dịch. Ở những nước đô la hóa chính thức, các chi phí như chênh
lệch giữa tỷ giá mua và bán khi chuyển từ đồng tiền này sang đồng tiền khác được
xoá bỏ. Các chi phí dự phòng cho rủi ro tỷ giá cũng không cần thiết, các ngân hàng
có thể hạ thấp lượng dự trữ, vì thế giảm được chi phí kinh doanh.
Thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phí chính thức.

3.2 Tác động tiêu cực


Khi hiện tượng "đô la hóa" tăng, đồng ngoại tệ được sử dụng phổ biến sẽ làm cho
người dân mất niềm tin vào VND, thị trường "chợ đen" về ngoại tệ tác động không
hiệu quả đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp (DN). DN phải phụ thuộc vào
nguồn ngoại tệ ở thị trường chợ đen.
"Đô la hóa" gây ra tình trạng hai tỷ giá ở Việt Nam: Tỷ giá trên thị trường chính thức
và thị trường tự do. Tỷ giá trên thị trường tự do thường cao hơn trên thị trường chính
thức, không chỉ gây khó khăn cho việc kiểm soát ngoại tệ của nhà nước mà còn gây
thiệt hại cho DN và một bộ phận dân cư. Khi các DN không sử dụng các công cụ
phòng ngừa rủi ro trên thị trường, "đô la hóa" làm cho DN phải đối mặt với rủi ro tỷ
giá và những thiệt hại lớn khi có những biến động bất thường. Ngay cả nhà đầu tư,
người dân khi có biến động sẽ rút vốn hoặc chuyển hướng đầu tư. Đây là chính những
mầm họa dẫn tới nguy cơ khủng hoảng tiền tệ.
Đặc biệt, khi đồng ngoại tệ được sử dụng phổ biến, nền kinh tế sẽ phụ thuộc nhiều
vào chính sách tiền tệ nước ngoài vì NHNN không có chức năng phát hành đồng
ngoại tệ. Ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô. Trong một
nền kinh tế có tỷ trọng ngoại tệ lớn, việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô,
6

đặc biệt là chính sách tiền tệ sẽ bị mất tính độc lập mà chịu nhiều ảnh hưởng bởi diễn
biến kinh tế quốc tế, nhất là khi xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế.
Về dài hạn "đô la hóa" tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế bền vững, gây khó
khăn trong việc điều hành chính tiền tệ, chính sách tỷ giá và sự an toàn của hệ thống
ngân hàng. Đô la hóa mang theo nguy cơ mất quyền tự chủ đối với một quốc gia đang
phát triển áp dụng nó. Khi một quốc gia không xây dựng và phát triển đồng tiền của
mình, quốc gia đó có nguy cơ để chính sách tiền tệ của mình do nước ngoài kiểm
soát. Nếu quốc gia đang phát triển và quốc gia có đồng tiền mà họ đang sử dụng có
mối quan hệ gây tranh cãi về mặt chính trị, thì điều đó có thể gây ra thảm họa cho
quốc gia đang phát triển dựa vào đồng tiền không phải của họ. Nó có thể gây khó
khăn cho bất kỳ quốc gia nào phát triển đầy đủ nếu họ không kiểm soát được nguồn
cung tiền và tiền tệ trong quốc gia của họ.

4. Thực trạng Đô la hóa


4.1 Thực trạng Đô la hóa trên thế giới
Đô la hóa tình trạng kinh tế nước ngoài là một hiện tượng khá phổ biến. Một bài tổng
hợp của IMF chỉ ra rằng các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ ($1 là chủ yếu) trong năm
1998:
+ Vượt quá 50% nguồn cung cấp tiền quốc gia ở bảy quốc gia có chương trình với
Quỹ tiền tệ thế giới kể từ năm 1986
+ Chiếm 30 - 50% ở hàng chục quốc gia khác có chương trình đô la hóa cao
+ Thường đạt 15 - 20% ở các quốc gia có cư dân được phép duy trì tài khoản này
Thực tế là, tỷ lệ 30 - 60% chiếm ưu thế ở hầu hết các quốc gia đang chuyển đổi ở
Đông Âu hay Liên Xô cũ giai đoạn 1990 - 1995. Hầu hết các quốc gia đều rất nhỏ,
lớn nhất là Thổ Nhĩ Kỳ với tỷ trọng ngoại tệ là 46%, Argentina (44%), Nga, Hy Lạp,
Ba Lan và Philippines vào khoảng 20%. Bolivia có tỷ lệ cao nhất là 82 % trong khi
Mexico ngoại tệ chỉ chiếm 7%. Các quốc gia duy trì đô la hóa hoàn toàn là Panama
và Liberia.
Trong vài năm trở lại đây, xu hướng phi đô la hóa nền kinh tế thế giới ngày càng rõ
rệt do các quốc gia lo ngại những tác động tiêu cực của tình trạng đô la hóa. Một số
quốc gia đang suy nghĩ nghiêm túc về việc đa dạng hóa dự trữ ngoại hối của họ, tăng
đầu tư vào các loại tiền tệ khác bên cạnh USD và chuyển sang thanh toán bằng tiền
tệ giữa các quốc gia đối tác. Mục tiêu của việc này chính là giảm sự phụ thuộc vào
đồng tiền dự trữ chính của thế giới - USD.
7

Nga có lẽ là nước tham gia tích cực nhất vào quá trình phi đô la hóa. Theo dự tính
của Điện Kremlin, quá trình phi đô la hóa đã đạt được thành công đáng kể Liên minh
Kinh tế Á - Âu với 72% các khu định cư được thực hiện bằng tiền tệ quốc gia. Quá
trình phi đô la hóa càng đạt được động lực lớn hơn nữa khi các cuộc chiến thương
mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã phát
biểu vào tháng 11 năm 2019 tại cuộc họp của Hội đồng những người đứng đầu chính
phủ SCO ở Tashkent với sự tham gia của nhà tài chính SCO và các chuyên gia ngân
hàng tham gia một bàn tròn về cơ chế chuyển đổi sang định cư bằng tiền tệ quốc gia
giữa các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Quá trình phi đô la hóa trong các
khu định cư giữa Nga và Trung Quốc cũng đang được đà tiến lên. Vào ngày 28 tháng
6 năm 2019, các quốc gia đã đồng ý chuyển sang giao dịch bằng tiền tệ quốc gia. Đầu
tiên, đồng rúp và nhân dân tệ sẽ được sử dụng bởi các công ty lớn với sự tham gia
của nhà nước, chẳng hạn như các nhà sản xuất tài nguyên năng lượng và nông sản.
Một cường quốc khác trên thế giới - Ấn Độ, cùng với Nga, đang chuyển sang thanh
toán bằng tiền tệ quốc gia. Các ngân hàng trung ương của Nga và Ấn Độ đã ký kết
một thỏa thuận về việc thanh toán bằng tiền tệ quốc gia theo các hợp đồng vũ khí.
Hiện cả hai bên đang nghiên cứu vấn đề chuyển sang thanh toán bằng tiền tệ quốc gia
khi thực hiện các giao dịch quốc tế. Trước đây, Ấn Độ luôn rất kiềm chế trong vấn
đề như vậy, nhưng giờ đây, nước này đang thể hiện sự quan tâm. Nguyên nhân của
điều này là do trong những năm gần đây, quan hệ giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ không phát
triển theo chiều hướng tốt nhất.
Hoàn toàn trái ngược với Nga và Ấn Độ, Venezuela đang mở rộng việc sử dụng các
tài khoản ngân hàng bằng ngoại tệ, bước đi mới nhất đối về việc đô la hóa nền kinh
tế đang bị khủng hoảng bởi dịch bệnh COVID-19. Khi nền kinh tế Venezuela suy
thóai năm thứ bảy liên tiếp vào năm 2020, chính phủ đã làm ngơ trước số lượng giao
dịch bằng đô la ngày càng tăng, đồng thời cũng nới lỏng các biện pháp kiểm soát
đang hạn chế các doanh nghiệp tư nhân. Hơn 2 tỷ đô la kiều hối đã đổ về và hiện có
rất nhiều hàng hóa được cung cấp cho những người có khả năng tiếp cận ngoại tệ.
Các ngân hàng địa phương đã được phép cung cấp tài khoản bằng đô la Mỹ, nhưng
giao dịch bị hạn chế do thiếu hệ thống thanh toán bù trừ cho phép chuyển tiền giữa
các ngân hàng. Đề xuất của Tổng thống Maduro sẽ cho phép sử dụng rộng rãi các thẻ
ghi nợ được kết nối với các tài khoản này. Người Venezuela giờ đây sẽ có thể thanh
toán bằng đồng bolivar bằng thẻ ghi nợ từ tài khoản Đô la của họ.Với lạm phát ước
tính khoảng 1.858% trong 12 tháng qua, tiền bạc bolivar trở nên vô giá trị trong thời
gian kỷ lục, làm tăng nhu cầu thanh toán kỹ thuật số và tiền tệ cứng để tạo thuận lợi
cho giao dịch. Trên thực tế, các báo cáo gần đây thậm chí đã chỉ ra rằng hơn 50% các
8

giao dịch hiện tại là bằng USD. Các cuộc khảo sát tháng 11/2020 về Venezuela cũng
cho thấy tỷ lệ lớn hơn được định giá bằng USD.

4.2 Thực trạng Đôla hóa tại Việt Nam


Việt Nam là nước có lịch sử sử dụng đồng đô la Mỹ từ lâu. Từ những năm 1960 người
Việt đã sử dụng song song đồng đô la Mỹ và đồng nội tệ. Đặc biệt, trong giai đoạn
chiến tranh Việt Nam (1955 -1975), đô la Mỹ được sử dụng rộng rãi và lưu trữ bởi
dân cư miền Nam, nơi Mỹ đặt căn cứ quân đội và chiếm đóng; trong khi ở miền Bắc
ngoại tệ bị cấm sử dụng (Nghị định 102/CP, ngày 6/7/1963). Sau khi thống nhất đất
nước, mô hình xã hội chủ nghĩa lan rộng khắp cả nước. Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng diễn ra các dịch vụ ngân hàng quốc tế và cho
phép giao dịch ngoại hối duy nhất tại thời điểm đó.

Biểu đồ tình hình đô la hóa tại Việt Nam giai đoạn 1989 - 2016
(nguồn Phạm Thị Hoàng Anh - 2017)
Những nỗ lực của chính phủ trong cải cách đồng nội tệ thất bại đã dẫn đến tính khó
chuyển đổi của VND cùng với sự mất niềm tin của người dân vào đồng nội tệ đã
khiến cho những tài sản tài chính như vàng và ngoại tệ (chủ yếu là đô la Mỹ) được
ưa chuộng hơn. Hầu hết các mặt hàng lâu bền như xe máy, radio, tủ lạnh, nhà đất…
được báo giá bằng đô la Mỹ và vàng. Tỷ giá hối đoái hợp lý đã kích thích thị trường
song song cung cấp ngoại tệ cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Do đó có thể nói rằng
Việt Nam đã trải qua thời kỳ đô la hóa và vàng hóa, trong đó vàng và giấy bạc ngoại
tệ thực hiện chức năng trung gian trao đổi và tích trữ giá trị thay cho đồng nội tệ.
- Giai đoạn 1992 -1996: Mức độ đô la hóa ở Việt Nam trong 3 năm 1992, 1993, 1994
khá cao, tỷ lệ luôn lớn hơn 30%, lượng tiền gửi bằng USD chiếm tới 40% tổng lượng
tiền gửi vào các ngân hàng năm 1992. Điều này cho rằng kinh tế Việt Nam đang trải
qua tình trạng đô la hóa bán chính thức. Con số này thật sự gây báo động cho nền
9

kinh tế Việt Nam lúc đó khi mới bước ra khỏi giai đoạn trì trệ, bao cấp và chuyển dần
sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Giai đoạn 1996 -2001: Mức độ đô la hóa nền kinh tế vẫn còn khá cao (20%) nhưng
đã giảm so với giai đoạn trước. Trong giai đoạn này, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trong tổng
lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng từ 20% lên 31.5%. Nguyên
nhân của xu hướng này là việc người dân và các doanh nghiệp tăng cường gửi ngoại
tệ vào tài khoản ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn tài sản do lo ngại trước những dấu
hiệu bong bóng kinh tế của Thái Lan - đang tăng trưởng nhanh và mạnh so với các
quốc gia trong cùng khu vực, bất chấp các chính sách can thiệp của Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước.
- Giai đoạn 2001 - 2003: Tỷ lệ đô la hóa nền kinh tế vẫn duy trì ở mức 29% trở lên,
tức là tình trạng đô la hóa không chính thức vẫn đang diễn ra tại Việt Nam. Tuy nhiên,
đã có những tín hiệu khởi sắc hơn trước.
- Giai đoạn 2003 - 2010: Sau những nỗ lực kiềm chế tốc độ tăng của tỷ lệ tiền gửi
bằng ngoại tệ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, tình trạng đô la hóa vẫn là bài
toán nan giải cho các họ khi tỷ lệ vẫn luôn trên 20%
- Giai đoạn 2010 - nay: Ngân hàng Nhà nước đã triển khai đồng bộ các giải pháp và
công cụ điều hành, nhất là sự phối hợp hài hòa giữa tỷ giá và các chính sách lãi suất
để giữ được sức hấp dẫn của đồng Việt Nam so với đồng ngoại tệ (cụ thể là USD).
Tháng 8/2015, khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ (CNY), thị trường ngoại tệ
trong nước biến động mạnh: tỷ giá tăng chạm trần, tâm lý găm giữ ngoại tệ gia tăng.
Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách lãi suất giảm về trần về 0%/năm đối với tổ
chức vào 6 tháng cuối năm 2015; bên cạnh, tích cực bán ngoại tệ can thiệp và truyền
thông tuyên truyền và chuyển sang điều hành theo cơ chế tỷ giá trung tâm vào năm
2016… Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, từ năm 2015 đến nay, tỷ giá và thị
trường ngoại hối về cơ bản ổn định, giải tỏa tâm lý thị trường, tình trạng găm giữ
ngoại tệ giảm, dẫn đến tình trạng đô la hóa nền kinh tế giảm.
Mặc dù tỷ lệ đô la hóa đang có chiều hướng giảm, tuy nhiên, theo nhận định của giới
chuyên gia, trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục có các chính sách điều tiết thị
trường, bởi những yếu tố tác động mục tiêu đô la hóa nền kinh tế vẫn tồn tại hiện hữu
trên thị trường như sự gia tăng nhu cầu thanh toán quốc tế và nguồn vốn đầu tư vào
Việt Nam cũng như mức lạm phát của Việt Nam vẫn còn cao so với khu vực.
10

5. Giải pháp cho tình trạng đô la hóa


Giải pháp đầu tiên hay giải pháp bên trong cần làm đó là trong chính bản thân đồng
tiền nội địa đó phải duy trì một mức độ ổn định giá,minh bạch trong cách tính toán tỷ
giá so với ngoại tệ và vàng.
Giải pháp bên ngoài chính phủ cần xem xét,áp dụng các luật lệ về thương mại,tài
chính quốc tế,sử dụng các chính sách tiền tệ ngắn hoặc dài hạn và trấn an người dân
thói quen đổi tiền sang usd để cất trữ, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ,không
chỉ các giải pháp từ Chính phủ, hệ thống ngân hàng, mà cần có nhiều giải pháp được
thực hiện bởi nhiều ý thức của từng doanh nghiệp và từng người dân. Cụ thể:
- Duy trì ổn định linh hoạt tỷ giá liên ngân hàng, tiến tới điều chỉnh hai chiều
tăng/giảm
- Thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt được xác định trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên
thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
- Công cụ có thể sử dụng là giảm lãi suất huy động USD, tăng dự trữ bắt buộc
Phát triển mạng lưới các quầy thu đổi ngoại tệ rộng khắp.Tạo môi trường đầu tư trong
nước có khả năng hấp thụ được số vốn ngoại tệ hiện có trong dân
Ý thức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện nghiêm các
quy định pháp luật ngoại hối.
11

KẾT LUẬN

Nhìn chung, đô la hóa là một sản phẩm tất yếu của quá trình mở cửa hội nhập quốc
tế của một nền kinh tế đang chuyển đổi. Số liệu thống kê và thực tế gần đây cho thấy,
mức độ đô la hóa đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến không thuận lợi cho các
chính sách của Chính phủ, tạo nên nhiều áp lực kinh tế xã hội. Tình trạng đô la hóa
gia tăng cũng phản ánh sự lãng phí phần dự trữ ngoại tệ đáng nhẽ phải tập trung vào
dự trữ ngoại hối nhằm đảm bảo tỷ giá ổn định, tăng vị thế quốc gia.
Một mặt khác, tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các nước giảm do tác động của đại dịch
COVID-19 trong năm nay lại tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương ở một số quốc
gia đó kiểm soát được tình hình và triển khai chính sách chống đô la hóa. Chống đô
la hóa từng bước đang được tiến hành và hiện tại là thời điểm tốt để từ từ chống đô
la hóa nền kinh tế trong bối cảnh hoạt động thương mại giảm. Ít giao dịch đồng nghĩa
với việc các chính sách có thể dễ dàng áp dụng hơn. Song, việc chống đô la hóa sẽ ít
nhiều ảnh hưởng đến lĩnh vực thương mại, nên cần thận trọng thận trọng khi thực
hiện các chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô, tạo cơ sở ổn định tỷ giá.
Tóm lại, rất khó để so sánh lợi và hại của phương cách này vì một lý do đơn giản:
chưa có tiền lệ. Không có sổ sách nào ghi lại lịch sử của Đô la hóa để có thể so sánh
và đối chiếu những kết quả của quá trình chuyển đổi tiền tệ. Phần lớn các phân tích
đều dựa trên lý thuyết. Chỉ có vài nước đếm trên đầu ngón tay là đã thực hiện Đô la
hóa toàn phần, và những nước này lại có quy mô khác nhau, thực hiện Đô la hóa do
những lý do rất khác nhau. Đây không thể là một chính sách tạm thời. Vì vậy, cần có
thêm nhiều nước áp dụng Đô la hóa trong thời gian ít nhất là vài thập kỷ thì mới có
thể đánh giá được hiệu quả của Đô la hóa toàn phần.
12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Juan-Sebastian Corrales and Patrick A. Imam, 2019, Financial Dollarization of


Households and Firms: Does it Differ?
2. THS. TRẦN VĂN HÙNG, THS. LÊ THỊ MAI HƯƠNG,2014, Chống Đôla hóa:
Bài học kinh nghiệm nào cho Việt Nam?
3. Vũ Thị Anh Phương, 2011, một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế Việt Nam
4. Pham, T. H. A. (2017). Dollarization and De-dollarization Policies: The Case of
Vietnam. In Dollarization and De-dollarization in Transitional Economies of
Southeast Asia (pp. 131-166). Palgrave Macmillan, Cham.

LINK THAM KHẢO

1. https://airshare.air-inc.com/venezuelas-hyperinflation-dollarization
2.https://www.saga.vn/tong-quan-ve-qua-trinh-do-la-hoa-trong-kinh-te-phan-
1~34429
3. https://whatis.techtarget.com/definition/dollarization
4. https://www.saga.vn/doi-net-ve-qua-trinh-do-la-hoa-tai-viet-nam~34426
5.https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/tinh-trang-do-la-hoa-trong-nen-kinh-te-viet-
nam-giam-manh-329931.html
6.https://corporatefinanceinstitute.com/resources/knowledge/economics/dollarizatio
n

You might also like