You are on page 1of 2

6 dấu hiệu gan bị quá tải độc tố cần giải độc ngay

 
Gan tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, đồng thời khử độc và loại trừ độc tố ra
ngoài cơ thể. Vì mang chức năng đặc biệt này nên gan cũng dễ bị nhiễm độc.
Chỉ nặng khoảng hơn 1 kg nhưng gan được ví như tổ hợp các nhà máy chuyển hóa phức tạp
của cơ thể. Gan tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, đồng thời khử độc và
loại trừ độc tố ra ngoài cơ thể. Vì mang chức năng đặc biệt này nên gan cũng dễ bị nhiễm
độc.
Dưới đây là một số triệu chứng của tổn thương gan mà bạn không nên “ngó lơ”

Khi gan phải làm việc quá tải do tiếp xúc với nhiều chất độc (bia, rượu, hóa chất…) trong
thời gian dài, hệ thống khử độc của tế bào gan bị tổn thương thì lúc đó gan có nguy cơ bị
nhiễm độc rất cao.
Làn da đổi màu vàng tái, nhợt nhạt: Là một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất
cho thấy gan đang gặp “sự cố”. Bởi lẽ, khi gan không có khả năng thải các độc tố ra ngoài
cơ thể, độc tố sẽ bám lại và tích tụ dưới da, làm cho da có màu sắc bất thường.

Phân và nước tiểu có màu bất thường: Cũng là dấu hiệu rất rõ ràng khi gan gặp vấn
đề. Màu nước tiểu có thể trở nên tối, sậm hơn bình thường, còn trong phân có thể xuất hiện
các đốm máu…Nếu bạn đảm bảo uống nhiều nước mỗi ngày mà chất bài tiết vẫn có sự bất
thường thì gan đang gặp vấn đề.
Hơi thở “có mùi”: Đây là một trong những dấu hiệu của tổn thương gan. Ở những người
bị suy giảm chức năng gan, khả năng giải độc của gan kém khiến một số độc tố, chất cặn
bã được bài tiết qua phổi và hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Đắng miệng: Hay nói rõ hơn là trong miệng có vị đắng thường gặp trong các chứng viêm
cấp tính như viêm gan, viêm mật do sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa dịch mật. Người
có cảm giác đắng trong miệng thường kèm theo chứng đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, tính
tình nóng nảy, dễ cáu giận, đại tiện táo bón, tiểu tiện đỏ vàng…

Nóng trong người, mụn nhọt, mẩn ngứa: Theo Đông y, mụn nhọt do huyết nhiệt và
nhiệt độc gây nên. Nguồn gốc của bệnh là do gan yếu, khả năng giải độc của gan kém khiến
các độc tố bị tích tụ trong cơ thể. Khi chất độc tích tụ lâu ngày sẽ phát tán qua da và gây
nên các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn ngứa… đặc biệt là mụn nhọt.
Táo bón, mệt mỏi, chán ăn: Gan là bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, tham gia tích cực vào quá
trình tiêu hóa thức ăn. Suy giảm chức năng gan làm giảm khả năng chuyển hóa và giảm tiết
mật gây rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, ăn không tiêu, dễ bị táo
bón. Do đó, khi mắc bệnh về gan, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm tải
công việc cho gan và tăng cường chức năng gan.

Những dấu hiệu trên dù không gây nguy hiểm nhưng đó là tín hiệu cho thấy gan của bạn
đang có nguy cơ bị nhiễm độc. Nếu không có biện pháp giải độc gan kịp thời, gan có nguy
cơ bị tổn thương và dễ mắc các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan… Do đó,
bạn cần chú ý điều chỉnh ngay chế độ ăn uống và sinh hoạt.
BÍ QUYẾT BẢO VỆ GAN
- Hạn chế uống rượu bia, đặc biệt, không nên uống rượu bia khi đang dùng thuốc trị bệnh.
Thay vào đó, bạn có thể uống các loại nước ép trái cây, sinh tố để cơ thể dễ hấp thụ chất
dinh dưỡng hơn. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ không có
lợi cho sức khỏe.
- Hạn chế tiếp xúc với các chất độc trong không khí như khói bụi, mùi xăng, sơn, dung dịch
tẩy rửa, sơn móng tay, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, phân bón…
- Nên thường xuyên hấp thu các dưỡng chất sau: lycopene (dưa hấu, cà chua, cam, đu đủ,
ổi), vitamin A (cà rốt, khoai lang, sữa, phô mai, lòng đỏ trứng và gan), vitamin E (các loại
hạt, bông cải xanh, dưa leo, xoài…), vitamin C (các loại quả họ cam, chanh…), vitamin K (có
trong các loại rau có màu xanh đậm), chất arginine giúp gan giải độc amoniac dễ dàng hơn
(được tìm thấy trong các loại đậu, bột yến mạch, quả óc chó…), chất selenium (có trong gạo
nâu, mật đường, hải sản, tỏi và hành tây), chất methionine (có trong các loại đậu, trứng, cá,
tỏi, hành và thịt), axít béo thiết yếu (hải sản, dầu cá, cá mòi, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá hồi,
cá đối, mực, cá trích, cá tuyết, quả bơ, các loại hạt khô, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,
rau chân vịt, cà tím), chất beta-carotene (cà rốt, ớt chuông, khoai lang, xoài, bí ngô và quả
mơ).
 

You might also like