You are on page 1of 4

Chương 2: Ảnh hưởng tôn giáo đến đời song tinh thần người Việt Nam trong xh

hiện đại

Phần 1: Đặc điểm tình hình

1.Đặc điểm :

1.1 Việt Nam là quốc gia nhiều tôn giáo.

-Đó là do điều kiện địa lý nước ta thuận lợi cho việc giao lưu của nhiều
luồng tư tưởng, văn hoá khu vực và thế giới, lại chịu ảnh hưởng của hai nền văn
minh lớn của thế giới là Trung Hoa và Ấn Độ.

-Nước ta có nhiều dân tộc cư trú(54 dân tộc) ở nhiều khu vực khác nhau,
với điều kiện tự nhiên, khí hậu, lối sống, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo khác
nhau. Hơn nữa, bản tính người Việt luôn cởi mở, khoan dung nên cùng một lúc
họ có thể tiếp nhận nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Từ những
hình thức tôn giáotín ngưỡng sơ khai đến hiện đại, từ tôn giáo phương Đong cổ
đại đến phương Tây cận, hiện đại, tất cả đã và đang cùng tồn tại bên cạnh tín
ngưỡng dân gian, bản địa của nhiều dân tộc, bộ tộc khác nhau.

-Nước ta có 13 tôn giáo được công nhận ( Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo, Tin lành
,Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Bahai’I
Minh lý đạo- Tam tông miếu, Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh Sư Đạo, TỊnh
dộ Cư sĩ Phật hội, Bà la môn) và trên 40 tổ chức tôn giáo được công nhận về mặt
tổ chức với hơn 24 triệu tín đồ, 95.000 chức sắc,….
1.2 Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, không có xung đột, chiến tranh tôn
giáo.
-Trên điện thờ của một số tôn giáo có sự hiện diện của một số vị thần,

thánh, tiên ,phật... của nhiều tôn giáo.

-Đối với người Việt Nam, rất khó xác định tiêu chuẩn tôn giáo của họ.

Người ta không chỉ thờ phụng ở đình, chùa, am, miếu, ma còn khấn vái
“tứphương”, kể cả những gốc cây, mô đất, khúc sông ...

Về phía giáo sĩ: ở Việt Nam có nhiều tăng ni, phật tử thông thạo giáo lý

Phật giáo, đồng thời cũng triết thuyết Khổng Mạnh và nghiên cứu cả đạo giáo.
Giáo lý cùa các tôn giáo lớn ở Việt Nam có không ít những điều khác biệt
và trong lịch sử đã xuất hiện những mâu thuẩn nhất định, nhưng nhìn chung, chưa
chưa có sự đối đầu dẫn đến chiến tranh tôn giáo
-Tín ngưỡng tôn giáo VN là hòa đồng, đan xen, hỗ trợ lẫn nhau.Truyền

thống “Tam giáo đồng nguyên”, “Ngũ chi hợp nhất” được kết tinh trong đạo Cao
đài. Những tôn giáo độc thần như : Công Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo du nhập vào
nước ta cũng như tôn giáo nội sinh như : Cao Đài, Hòa Hảo ít nhiều đều có tính
đan xen, hòa đồng dung hợp với nhau với tín ngưỡng bản địa.

-Việt Nam là nơi giao lưu nhiều luồng văn hóa. Các tôn giáo có sự đa dạng nguồn
gốc và lịch sử. Mỗi tôn giáo có quá trình phát triển khác nhau, gắn với dân tộc
cũng khác nhau. Các tín đồ tôn trọng lẫn nhau chưa hề xung đột.Chưa một tôn giáo
nào du nhập vào Việt Nam không mang dấu ấn, không chịu ảnh hưởng bởi văn hóa
Việt Nam.
1.3 Tín đồ các tôn giáo phần lớn nhân dân lao động có tinh thần dân tộc và long
yêu nước.
- Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, tôn giáo tôn trọng công lý, đi theo Đảng,
theo cách mạng làm nên chiến thắng to lớn
1.4 Hàng ngũ chức sắc các tôn giáo có vai trò quan trọng trong giáo hội và với tin
tín đồ
- Chức sắc tôn giáo là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo, tự nguyện sống
theo giáo lý. Về tôn giáo, họ là người truyền bá, thực hành giáo lý, quản lý, tổ
chức, chăm lo đến đời sống của tín đồ.
-Hiện nay, hang ngũ chức sắc luôn chịu tác độ chính trị - xã hội trong và ngoài
nước, xu thế tiến bộ trong hang ngũ chưucs sắc ngày càng tiến bộ.
1.5 Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với tổ chức các nhân tôn giáo ở nước
ngoài.
-Tôn giáo ở nước ta đều có quan hệ với tổ chức bên ngoài, các tổ chức tôn giáo
quốc tế.
-Trong giai đoạn hội nhập toàn cầu, thiết lập ngoại giao với 200 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Đây là điều kiện gián tiếp củng cố quan hệ tiin giáo VN với tôn giáo các
nước trên thế giới, vì thế, phải đảm bảo độc lập chủ quyền , không dể bị lợi dụng
dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá, nhằm thực hiên âm mưu “diễn
biến hòa bình” tại Việt Nam.
2 Tình hình
2.11- Lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống Đảng và Nhà nước Việt Nam, gây mất
ổn định chính trị - xã hội

Thời gian qua, lợi dụng tính nhạy cảm của vấn đề tôn giáo, một số phần tử cực
đoan trong tôn giáo cấu kết với các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Đảng và
Nhà nước Việt Nam tổ chức các cuộc “hô ̣i luâ ̣n”, “họp báo”, soạn thảo và tán phát
các tài liệu có nội dung xuyên tạc, bịa đặt để tuyên truyền chống Đảng và Nhà
nước Việt Nam, nhất là trên các lĩnh vực dân chủ và nhân quyền. Họ đẩy mạnh
xuyên tạc Đảng và Nhà nước Việt Nam “đàn áp tôn giáo”, Việt Nam “không có tự
do tôn giáo”

2.2 Lợi dụng các hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật để gây chia rẽ đoàn kết dân
tộc, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Thời gian qua, tranh chấp, khiếu kiện, đòi/xin lại, mua bán, lấn chiếm, chuyển
nhượng, hiến tặng đất đai trái pháp luật, xây dựng cơ sở sinh hoạt, thờ tự trái quy
định liên quan đến tôn giáo có chiều hướng gia tăng về số vụ, việc. Lợi dụng
đường lối, chính sách đổi mới, mở cửa và tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng,
Nhà nước ta, các tôn giáo đều gia tăng các hoạt động mở rộng cơ sở vật chất, dẫn
đến phát sinh nhiều vụ tranh chấp, khiếu kiện đất đai liên quan đến tôn giáo

2.3  Thành lập các hội, nhóm mang danh tôn giáo, đạo lạ, gây mất đoàn kết dân tộc
và đe dọa ổn định chính trị - xã hội.
Lợi dụng vấn đề tôn giáo trong vùng đồng bào một số dân tô ̣c thiểu số; sự sa sút
tính chân truyền trong các tôn giáo đã được Nhà nước công nhận; điều kiện khó
khăn về kinh tế, xã hội..., một số đối tượng đã thành lâ ̣p các hô ̣i, nhóm mang danh
nghĩa tôn giáo, hoạt đô ̣ng vi phạm pháp luâ ̣t, gây mất đoàn kết dân tộc.
 2.4Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo mê tín, trục lợi, làm lệch chuẩn văn hóa, đạo
đức xã hô ̣i. 
-Thời gian gần đây, tại một số cơ sở tôn giáo xuất hiện hiện tượng thương mại hóa
hoạt đô ̣ng tín ngưỡng, tôn giáo, cụ thể là lợi dụng lòng tin của người dân để trục
lợi, phát triển các hoạt đô ̣ng tâm linh mang màu sắc mê tín, như hoạt đô ̣ng dâng
sao giải hạn, bói toán, xem quẻ, cúng oan gia trái chủ, chữa bệnh bằng tâm linh...
Các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí đã triệt để lợi dụng các vấn đề đó để công
kích, bịa đặt, xuyên tạc, gây mất đoàn kết trong nội bộ một số tôn giáo, kích động
tín đồ tạo phe phái để chống đối lẫn nhau, ly khai, thành lập tổ chức khác. Đây đều
là các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sự đoàn kết nội bộ các tôn giáo cũng như khối
đại đoàn kết toàn dân tộc.
2.5 Ngoài ra, rất nhiều hoạt động tín ngưỡng vẫn luôn hướng con người đến những
điều thiện, tránh xa điều ác, không bị lợi dụng bởi kẻ xấu, tuân thủ pháp luật.
- Trong dịch bệnh covid, đền chùa, giáo đường đóng cửa để đảm bảo an toàn.
- Những hoạt động tín ngưỡng như xám hối, xưng tội để con người hướng tới điều
tốt.

3 Ảnh hưởng
3.1.Nhiều hoạt động phát huy được giá trị nhân văn, phục hồi nhiều truyền thồng
của dân tộc.
-Đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người dân Việt
Nam từ ngàn xưa. Sau lễ giao thừa, người dân lên chùa cầu cho gia đình một năm
mới bình an, hạnh phúc, đất nước được thái hòa,...
-Ăn chay mang đến cho con người thân tâm thanh tịnh và lòng từ bi với chúng
sinh
3.2 Biến đổi tôn giáo ở Việt Nam cũng có tác động tiêu cực không nhỏ tới phong
tục, tập quán của người Việt Nam, để lại những hệ lụy cho văn hóa dân tộc. 

-Với Phật giáo, sự tác động của nền kinh tế thị trường cùng xu thế thế tục hóa đã
làm cho nhiều phong tục, tập quán truyền thống được dung chứa trong sinh hoạt
Phật giáo dần trở nên biến dạng, sai lệch.

-Trong những năm gần đây, những phong tục này đang bị thực hành một cách sai
lệch, biến tướng. Rất nhiều người không còn quan tâm đến ý nghĩa thực sự của
việc đi lễ chùa đầu năm, của việc phóng sinh, ăn chay,.. mà thực hành các phong
tục đó theo phong trào và mang tính hình thức. Mùa lễ hội đầu năm, người người,
nhà nhà đi lễ chùa để cầu đủ thứ theo nhu cầu trần tục, chen chúc, xô bồ. Nghi lễ
phóng sinh hiện nay cũng được thực hiện theo phong trào, cho có lệ mà quên mất ý
nghĩa thực sự của nó.

3.3 Giúp gia đình gắn kết gần nhau, thể hiện tình thương người với người.

-Thời điểm dành cho tín ngưỡng, tôn giáo là lúc gia đình dành thời gian cho nhau
để trò chuyện, quan tâm tới nhau hơn.

3.4 Tôn giáo là phương tiện để kẻ xấu lợi dụng thực hiện âm mưu.

-Những hủ tục, mê tin dị đoan, lợi dụng tín ngưỡng và sự hiểu biết kém của người
khác, kẻ xấu dựa vào đó để trục lợi kiếm tiền, thậm chí nghiêm trọng hơn là xui
khiến, truyền bá sai lệch để chia rẽ đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng và Nhà nước.

You might also like