You are on page 1of 18

KHOA VÔ TUYẾN ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN KỸ THUẬT VI XỬ LÝ

THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT VI XỬ LÝ VÀ


LẬP TRÌNH HỢP NGỮ

Giáo viên: Nguyễn Khoa Sang

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ - 2016


THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT VI XỬ LÝ VÀ LẬP TRÌNH HỢP NGỮ

BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 4:

NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC

SỰ TRAO ĐỔI GIỮA CÁC HỆ VI XỬ LÝ

Thời gian thực hiện: 3 tiết

2
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích: Nắm được cách sử dụng đường truyền nối
tiếp để thực hiện trao đổi thông tin giữa các hệ VXL
2. Yêu cầu:
 Khi thực hiện:
- Nắm chắc lý thuyết trước khi tiến hành thí nghiệm
- Đọc kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng và tài liệu hướng
dẫn thí nghiệm
 Sau khi thực hiện:
- Nắm được các sử dụng đường truyền nối tiếp,
- Các thức truyền tin; truyền, nhận, xử lý, lưu trữ
dữ liệu trao đổi giữa các hệ vi xử lý. 3
II. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Cơ sở lý thuyết chung
 Giao diện UART:
- Hai chân được dùng
cho truyền và nhận dữ
liệu nối tiếp
là TxD và RxD.

4
II. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
 Tốc độ baud của 80535
- Có thể phát và thu dữ liệu nối tiếp theo nhiều tốc độ
- Tốc độ truyền có thể lập trình được thông qua bộ định thời
Timer 1(Mode 2)
 Thanh ghi SBUF
- SBUF là thanh ghi 8 bit được dùng cho truyền thông nối
tiếp của 80535

- Byte dữ liệu được truyền qua đường TxD thì cần đặt dữ
liệu trong thanh ghi SBUF
- SBUF lưu một byte dữ liệu khi nó được nhận qua đường
RxD
5
II. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
 Thanh ghi SCON
SM0 SM1 SM2 REN TB8 RB8 TI RI

Trong đó SM0, SM1 xác định chế độ của cổng nối tiếp như sau:
SM0SM1 Chế độ Đặc điểm Tốc độ baud
0 0 0 Thanh ghi dịch fosc/12
0 1 1 UART 8 bít Có thể thay đổi
1 0 2 UART 9 bít fosc/64 hoặc fosc/32
1 1 3 UART 9 bít Có thể thay đổi
- SM2: Cho phép liên lạc đa xử lý thể hiện ở chế độ 2 và 3. Trong chế
độ 2 hoặc 3, nếu SM2 = 1, thì R1 sẽ không được kích hoạt nếu bít dữ
liệu thứ 9 (RB8) nhận được bằng không. Trong chế độ 1, nếu SM2 =
1 thì R1 sẽ không được kích hoạt nếu bít dừng STOP không nhận
được. Trong chế độ 0, SM2 nên gán bằng 0. 6
II. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
 Thanh ghi SCON
- REN: Cho phép máy thu nối tiếp làm việc nếu REN=1. Nếu
REN=0 máy thu nối tiếp sẽ bị cấm hoạt động.
- TB8: Là bit dữ liệu thứ 9 mà sẽ được truyền ở chế độ 2 và 3. Được
lập và xoá bởi chương trình khi cần.
- RB8: Là bit dữ liệu thứ 9 của tuyến thu ở chế độ 2 và 3. Trong chế
độ 1, nếu SM2 = 0, thì RB8 là bít dừng STOP đã thu được.Trong
chế độ 0, RB8 không được sử dụng.
- TI: Cờ ngắt tuyến phát. Cờ này do phần cứng thiết lập ở cuối thời
điểm của bit thứ 8 trong chế độ 0, hoặc ở đầu thời điểm của bit dừng
ở các chế độ khác. Cờ này bắt buộc phải được xoá bằng phần mềm.
- RI: Cờ ngắt tuyến thu. Cờ này do phần cứng xác lập ở thời điểm
cuối của bít thứ 8 trong chế độ 0, hoặc ở giữa thời điểm của bít dừng
trong các chế độ khác (trừ trường hợp ngoại lệ, xem SM2). Cờ này
bắt buộc phải được xoá bằng phần mềm. 7
II. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
 Thanh ghi PCON
SMOD PDS IDLS _ GF1 GF0 PDE IDLE

- Bit SMOD trong thanh ghi PCON có thể thay đổi tốc độ
baud của 80535.
- Khi SMOD=1 thì tốc độ baud của 80535 được tăng lên
gấp đôi so với khi SMOD=0.

 Các tốc độ baud


- Chế độ 0 : Tốc độ baud được cố định:
tần số dao động
Tốc độ baud chế độ 0 =
12
8
II. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
 Các tốc độ baud
- Chế độ 2
+ SMOD=0 thì tốc độ baud bằng 1/64 tần số dao động.
+ SMOD=1 thì tốc độ baud bằng 1/32 tần số dao động.
2SMOD
Tốc độ baud chế độ 2 = × Tần số bộ dao động
64
- Chế độ 1 và 3: Các tốc độ baud ở chế độ 1 và 3 do
Timer1 quyết định.
2SMOD
Tốc độ baud chế độ 1,3 = × (Tốc độ tràn Timer1)
32
+ Timer1 ở Mode 2 có thể tạo các tốc độ baud thấp:
2SMOD ×tần số dao động
Tốc độ baud chế độ 1,3=
32×12× 256− TH1
9
II. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Bảng 3.1 Vai trò của SMOD và TIMER1 trong thiết lập tốc độ baud
10
II. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
2. Quy trình, phương pháp thí nghiệm
 Các thiết bị và tài liệu thực hành
- Phần cứng: Máy vi tính, Mạch thí nghiệm CTK-1,
cáp nối COM và các cáp nối thường.
- Phần mềm: Hệ điều hành Windows, phần mềm
SHELL51, Proteus
- Tài liệu giáo trình môn học Kỹ thuật Vi xử lý và lập
trình Assembly
- Tài liệu hướng dẫn thực hành môn Kỹ thuật Vi xử lý
và lập trình Assembly.
11
II. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
 Sơ đồ chức năng bài thí nghiệm

12
III. NỘI DUNG
THÍ NGHIỆM
Viết đoạn chương
trình thực hiện
truyền các kí tự từ
MCU của mạch CTK
đến PC và truyền
các kí tự từ bàn
phím của máy tính
PC qua cổng COM
rồi hiển thị trên LCD
của mạch CTK.
Lưu đồ thuật
toán

13
III. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM
 Lập trình 80535 truyền dữ liệu nối tiếp:
Trình tự các bước khi lập trình 80535 truyền các byte ký tự
nối tiếp như sau:
1. Nạp giá trị 20H vào thanh ghi TMOD báo sử dụng Timer 1 ở
chế độ 2 ( 8 bit tự nạp) để thiết lập chế độ baud.
2. Nạp giá trị cho trong bảng 3.1 vào thanh ghi TH1 để thiết lập
chế độ baud truyền dữ liệu nối tiếp ( với giả thiết tần số
XTAL=11.0592 MHz).
3. Nạp giá trị 50h vào thanh ghi SCON báo chế độ nối tiếp 1 để
định khung 8 bit dữ liệu, 1 bit Start và 1 bit Stop.
4. Bật TR1=1 khởi động Timer 1.
5. Xóa bit TI bằng lệnh “CLR TI”.
6. Ghi byte ký tự cần truyền vào SBUF.
7. Kiểm tra bit cờ TI bằng lệnh “JNB TI, xx” để báo hoàn tất việc
truyền ký tự.
8. Trở về bước 5 để truyền ký tự tiếp theo.
14
III. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM
Ví dụ:
ORG 8100H
MAIN:
MOV TMOD, #20H ;PHAT RA YEU CAU NGAT, CHON
;TIMER1, MODE2(TU NAP LAI)
MOV TH1, #0F4H ;TAO TOC DO BAUD 2400
MOV SCON, #50H ;MODE1 REN=1 CHO TRUYEN
;TI=1, 8 BIT DU LIEU, 1 STOP
SETB TR1 ;KHOI DONG BO TIMER1
AGAIN:
MOV SBUF, #'A' ;TRUYEN KY TU "A"
HERE:
JNB TI, HERE ;CHO DEN BI CUOI CUNG
CLR TI ;XOA BIT TI CHO KY TU TIEP THEO
SJMP AGAIN ;TIEP TUC GUI LAI CHU "A"

15
III. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM
 Lập trình 80535 nhận dữ liệu nối tiếp:
Trình tự các bước khi lập trình 80535 nhận các byte ký tự nối
tiếp như sau:
1. Nạp giá trị 20H vào thanh ghi TMOD báo sử dụng Timer 1 ở
chế độ 2 ( 8 bit tự nạp) để thiết lập chế độ baud.
2. Nạp giá trị cho trong bảng 3.2 vào thanh ghi TH1 để thiết lập
chế độ baud truyền dữ liệu nối tiếp ( với giả thiết tần số
XTAL=11.0592 MHz).
3. Nạp giá trị 50h vào thanh ghi SCON báo chế độ nối tiếp 1 để
định khung 8 bit dữ liệu, 1 bit Start và 1 bit Stop.
4. Bật TR1=1 khởi động Timer 1.
5. Xóa bit RI bằng lệnh “CLR RI”.
6. Kiểm tra bit cờ RI bằng lệnh “JNB RI, xx” để xem toàn bộ ký tự
đã được nhận chưa.
7. Khi RI được thiết lập thì trong SBUF đã có 1 byte. Các nội dung
của nó được cất lưu vào một nơi an toàn.
8. Trở về bước 5 để nhận một ký tự tiếp theo.
16
III. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM
Ví dụ:
ORG 8100H
MAIN:
MOV TMOD,#20H ;PHAT RA YEU CAU NGAT,
CHON
;TIMER1, MODE2(TU NAP LAI)
MOV TH1,#0F4H ;TAO TOC DO BAUD 2400
MOV SCON,#52H ;MODE1 REN=1 CHO CHUYEN
;TI=1, 8 BIT DU LIEU, 1 STOP
SETB TR1 ;KHOI DONG BO TIMER1
RECEIVE:
JNB RI, RECEIVE ;DOI NHAN HET KY TU
MOV A, SBUF ;LUU CAT KY TU VAO THANH A
CLR RI ;SAN SANG NHAN KY TU MOI
SJMP RECEIVE ;TIEP TUC NHAN DU LIEU

17
V. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
1. Nội dungbáo cáo thí nghiệm
- Ghi lại cụ thể các nội dung đã thực hiện trong quá
trình thí nghiệm
- Ghi lại phần trả lời cho các câu hỏi thí nghiệm.
2. Mẫu báo cáo thí nghiệm
- Trong tài liệu hướng dẫn thí nghiệm CTK1.

18

You might also like