You are on page 1of 39

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC

Mở đầu 2
Chương 1. Tổng quan mạng viễn thông Thừa Thiên Huế
1.1 Vài nét về kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế 3
1.2 Tổng quan mạng viễn thông Thừa Thiên Huế 4
1.2.1 Mạng truyền dẫn 4
1.2.2 Mạng chuyển mạch 7
1.3 Khó khăn và thuận lợi 8

Chương 2. Mạng truyền dẫn VNPT Thừa Thiên Huế


2.1 Giới thiệu chung về hệ thống truyền dẫn 9
2.2 Hệ thống truyền dẫn quang 9
2.2.1 Các loại thiết bị truyền dẫn quang 9
2.2.2 Cấu trúc mạng truyền dẫn quang 10
2.2.3 Thiết bị truyền dẫn quang Alcatel 12
2.2.4 Thiết bị truyền dẫn quang Fujitsu 19
2.2.5 Các thiết bị truyền dẫn khác 29
2.2.6 Tìm hiểu kết nối giữa các thiết bị quang 31
2.2.7 Quản lý mạng quang 32
2.3 Hệ thống truyền dẫn vi ba 35
2.3.1 Giới thiệu 35
2.3.2 Thiết bị truyền dẫn vô tuyến 36
2.4 Nguồn cung cấp cho thiết bị 37
2.5 Sự cố xảy ra trong hệ thống 37
Tài liệu tham khảo 39

Trang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
Trong thời đại thông tin hiện nay, yêu cầu về truyền tải thông tin nhanh và chính
xác, có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống. Trong những năm qua, Viễn thông Thừa
Thiên Huế đã có nhiều cố gắng cải tiến kĩ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu truyền thông,
liên lạc của nhân dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.
Hiện là sinh viên khoa Điện tử-Viễn thông, chuyên nhành viễn thông, trong đợt
thực tập tốt nghiệp từ ngày 10/12/2012 đến 03/02/2013, em được phân công tìm hiểu
tại Phòng truyền dẫn, thuộc Trung tâm Truyền dẫn-Chuyển mạch Viễn thông Thừa
Thiên Huế. Và đề tài trong đọt thực tập của em là: “ HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN
MẠNG VIỄN THÔNG THỪA THIÊN HUẾ”. Đối với em đó là một thuận lợi lớn để
tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm trong thực tế lao động sản xuất, vận dụng những kiến
thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn và củng cố nâng cao hiểu biết, trình độ
chuyên môn cũng như tác phong làm việc nơi công sở.

Trong thời gian thực tập em được sự giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi từ
các kỹ sư, các anh chị kỹ thuật viên của Phòng tuyền dẫn, đặc biệt là sự chỉ dẫn giúp
đỡ của anh Nguyễn Trọng Nho, giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Em cũng cảm ơn sự theo dõi, hướng dẫn tận tình của thầy Lê Hồng Nam, cùng sự
dạy dỗ tận tình của các thầy cô bộ môn của khoa Điện tử - Viễn thông.
Sinh viên thực hiện

Trang 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN MẠNG VIỄN THÔNG THỪA THIÊN HUẾ

1.1 Vài nét về kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế


Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ với chiều dài 127km, chiều rộng
trung bình 60km. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng,
phía Đông chạy dọc theo ven biển Đông và phía Tây giáp với nước bạn Lào, nơi có
con đường huyền thoại Hồ Chí Minh xuyên suốt chiều dài huyện miền núi A Lưới.
Năm 2012, kinh tế- xã hội của Thừa Thiên Huế đã có những kết quả vượt bậc.
Tăng trưởng kinh tế đạt 9,7 %, trong đó dịch vụ đóng góp 6,11 %, công nghiệp – xây
dựng 2,89 %, nông,lâm nghiệp và thủy sản 0,42 % (nguồn
http://www1.thuathienhue.gov.vn) . Tổng sản phẩm bình quân đầu người ước đạt 1.490
USD. Thu ngân sách nhà nước đạt 5.860 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt
12.500 tỷ đồng …
Điểm nổi bật trong bức tranh kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012 là hoạt
động du lịch lấy lại đà tăng trưởng. Tổng lượt khách du lịch trong Năm Du lịch quốc
gia Duyên hải  Bắc Trung bộ ước đón trên 2,5 triệu lượt khách, tăng hơn 24,9% so với
năm 2011. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt gần 803.000 lượt, tăng 24,5%, khách
nội địa đạt gàn 1,5 triệu lượt, tăng 20% so với năm 2011. Doanh thu xã hội từ du lịch
ước đạt trên 4.470 tỷ đồng.
Nhiều hoạt động văn hóa, du lịch cũng đã được tổ chức có quy mô lớn, chất
lượng cao diễn ra liên tục từ đầu năm nhân các ngày lễ lớn, đã góp phần thúc đẩy tăng
trưởng toàn ngành du lịch.
Đặc biệt, Festival Huế 2012 được đánh giá “quy mô lớn nhất, hoành tráng nhất,
đặc sắc nhất”, đã thu hút hơn 180 nghìn lượt khách đến Huế trong dịp Festival, trong
đó hơn 80 nghìn lượt khách quốc tế.

Trang 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngoài ra, tỉnh đã thực hiện Chương trình xúc tiến và kích cầu du lịch năm 2012,
phối hợp với các tỉnh trong cả nước tổ chức giới thiệu chương trình du lịch
Thừa Thiên Huế được bình chọn là 1 trong 3 địa phương hấp dẫn du lịch nhất của Việt
Nam và minh chứng là tỉnh được Chính phủ chọn là địa phương thực hiện năm du lịch
quốc gia 2012.

1.2 Tổng quan mạng Viễn thông Thừa Thiên Huế


Với một tỉnh có địa hình đa dạng, có cả đồng bằng, trung du, miền biển và miền
núi, như Thừa Thiên Huế, cấu trúc mạng viễn thông sẽ rất phức tạp. Thêm vào đó,
những năm gần đây tốc độ đô thị hoá diễn ra khá rầm rộ và rộng khắp đã đặt những
nhà quản lý mạng viễn thông đứng trước những khó khăn nhất định đó là việc dự báo,
qui hoạch mạng sao cho hợp lý và khoa học nhất.
Hiện nay Viễn thông Thừa Thiên Huế đã thành lập hẳn Trung tâm Truyền dẫn-
Chuyển mạch riêng với 3 phòng: phòng Truyền dẫn, Chuyển mạch và IP phụ trách 3
mảng riêng, và liên kết với nhau để điều hành hoạt động của mạng viễn thông. Nhờ
nhận định từ rất sớm về tình hình phát triển dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh trong
tương lai là rất lớn nên lãnh đạo Viễn thông tỉnh đã vạch ra được chiến lược phát triển
mạng từ những năm đầu khi chuyển từ tổng đài cơ điện sang tổng đài điện tử số. Việc
đầu tư lắp đặt tổng đài có dung lượng lớn, năng lực phục vụ tốt và đáp ứng nhiều loại
hình dịch vụ có thể được xem là một thành công. Cho đến nay mạng chuyển mạch trên
địa bàn thành phố khá đồng bộ và hoạt động ổn định với dung lượng máy hiện có trên
mạng vào khoảng 130 ngàn thuê bao. Những xã vùng núi và trung du, miền biển được
lắp đặt các thiết bị truy nhập thuê bao CSN,CNE, RLU, V5.2… kết nối về trung tâm
bằng các phương thức truyền dẫn cáp quang hoặc vi ba đảm bảo thông tin liên lạc cho
người dân dù ở nơi xa thành phố nhất, địa hình hiểm trở.
1.2.1 Mạng truyền dẫn

Trang 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mạng truyền dẫn gồm 2 loại, mạng truyền dẫn vi ba và mạng truyền dẫn quang,
trong đó mạng truyền dẫn quang là chủ đạo. Mạng vi ba dùng cho cấu hình điểm -
điểm, và được sử dụng chủ yếu cho các huyện miền núi, cho những nơi có địa hình
hiểm trở khó triển khai mạng có dây. Mạng quang tại Viễn thông Thừa Thiên Huế là
mạng xây dựng dựa trên cấu trúc các vòng ring, xoay quanh trục Huế - Bạch Yến –
Chân Mây. Trong mỗi vòng ring, các nút mạng được liên kết nhau theo một vòng tròn
khép kín. Trong mạng vòng, tại mỗi nút mạng, thiết bị truyền dẫn sẽ phát tín hiệu theo
cả hai hướng, tại phía thu, thiết bị sẽ lựa chọn một trong hai tín hiệu thu được có chất
lượng cao nhất. Các nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ được một nút mà
thôi. Dữ liệu muốn truyền đi trên mạng vòng phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi
trạm tiếp nhận. Bằng việc thiết lập hai tuyến truyền dẫn riêng biệt với cùng một tín
hiệu, nên mạng vòng có chức năng bảo vệ rất mạnh. Mạng dạng vòng có đặc điểm nữa
là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với dạng bus và hình sao.

Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 1.1: Sơ đồ mạng cáp quang Thừa Thiên Huế


Trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.2.2 Mạng chuyển mạch


Cho đến cuối năm 2012, hệ thống chuyển mạch VNPT Thừa Thiên Huế gồm 3
tổng đài host phân chia trên 3 khu vực của tỉnh, quản lý 111 tổng đài vệ tinh, với
khoảng 132.000 thuê bao trên hệ thống.
-Host 1 ALCATEL E10MM Huế: gồm 1 tổng đài host tại Huế và 43 trạm vệ
tinh, quản lý số lượng thuê bao lớn nhất là 64.000
-Host 2 ALCATEL E10MM Bạch Yến: gồm 1 tổng đài host tại Bạch Yến và 37
trạm vệ tinh, số lượng thuê bao hơn 55.000
-Host 3 AXE-810 Chân Mây: gồm 1 tổng đài host tại Chân Mây và 18 trạm vệ
tinh, số lượng thuê bao hơn 12.000

Hình 1.2: Hệ thống chuyển mạch VNPT TT-Huế


Có thể thấy mạng chuyển mạch của VNPT Thừa Thiên Huế thuộc loại lớn trong
khu vực miền Trung. Vì địa hình phức tạp nên các trạm vệ tinh phải đặt rải rác nhiều
nơi, ngoài ra với lý do an ninh quốc phòng, phục vụ cho nhân dân nên có nhiều vùng
được lắp đặt đài vệ tinh chỉ có 1 số thuê bao nhất định và khả năng phát triển mạng
lưới điện thoại chậm. Chẳng hạn như Đồn Biên phòng 637 ở Hương Lâm chỉ có 16

Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

thuê bao chủ yếu là phục vụ cho an ninh quốc phòng và Bưu Điện văn hoá xã Hương
Lâm.

1.3 Khó khăn và thuận lợi


Tỉnh Thừa Thiên Huế có đầy đủ điều kiện để trở thành trung tâm du lịch của cả
nước, phấn đấu trở thành Thành phố Festival, về kinh tế cũng đang phấn đấu trở thành
1 thành phố kinh tế mạnh ở miền Trung. VNPT Thừa Thiên Huế đang đứng trước 1 cơ
hội lớn với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ Viễn Thông hàng đầu ở tỉnh nhà. Trong
những năm gần đây khi tiến đến hội nhập kinh tế quốc tế nhu cầu thông tin liên lạc thật
sự bùng nổ, mạng Viễn Thông TT-Huế ngày càng thay đỗi và phát triển nhanh chóng
cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Với những nỗ lực của ngành, những cán bộ công
nhân viên là đáng ghi nhận, tuy nhiên với cơ chế mở có nhiều nhà cung cấp dịch vụ có
mặt trên thị trường cũng là 1 thách thức không nhỏ. Làm sao để giữ được thị phần, giữ
chân được khách hàng là cả 1 chiến lược lớn, trong đó việc làm sao cung cấp dịch vụ
tốt đảm bảo thông tin liên lạc, nâng cao chất lượng mạng lưới nhất là nhu cầu chất
lượng dịch vụ thoại, truyền số liệu và các dịch vụ giá trị gia tăng là rất quan trọng. Để
làm được điều đó không những mang tính chủ quan của con người mà còn cần phải có
các thiết bị đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của người sử dụng đó là yêu cầu quan trọng
nhất. Do đó VNPT Thừa Thiên Huế đã quyết định nâng cấp hệ thống Tổng Đài
A1000E10 lên hệ thống Alcatel 1000 MM E10 (E10MM) để đáp ứng nhu cầu của
người sử dụng đồng thời thích ứng được với mạng thế hệ sau NGN.

Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
MẠNG TRUYỀN DẪN VNPT THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Giới thiệu chung về hệ thống truyền dẫn:


VNPT Thừa Thiên Huế có mạng truyền dẫn được cấu thành từ: hệ thống truyền dẫn
vi ba và hệ thống truyền dẫn quang, trong đó chủ yếu là truyền dẫn quang. Hệ thống
truyền dẫn quang viễn thông Thừa Thiên Huế được xây dựng theo cấu trúc mạng vòng
ring, đường dây cáp được thiết kế làm thành một vòng khép kín. Trong mỗi vòng ring,
tại mỗi nút mạng, thiết bị truyền dẫn sẽ phát tín hiệu theo cả hai hướng, tại phía thu,
thiết bị sẽ lựa chọn một trong hai tín hiệu thu được có chất lượng cao nhất. Các nút
truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ được một nút mà thôi. Dữ liệu muốn truyền
đi trên mạng vòng phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận. Bằng việc
thiết lập hai tuyến truyền dẫn riêng biệt với cùng một tín hiệu, nên mạng vòng có chức
năng bảo vệ rất mạnh. Khi một hướng cáp quang xảy ra sự cố thì vẫn có thể truyền tín
hiệu theo hướng cáp còn lại, hướng nào cũng có thể là hướng hoạt động (W-working)
và cũng có thể là hướng dự phòng (P-protect). Thiết bị truyền dẫn dùng để kết nối thiết
bị đầu cuối với tổng đài, hoặc kết nối giữa các tổng đài để truyền nhận tín hiệu.
Hệ thống truyền dẫn vi ba chỉ sử dụng cho cấu hình điểm-điểm, áp dụng cho những
vùng sâu vùng xa, có địa hình đồi núi hiểm trở, và khó triển khai mạng có dây.

2.2 Hệ thống truyền dẫn quang


2.2.1 Các loại thiết bị truyền dẫn quang
Hệ thống truyền dẫn quang Thừa Thiên Huế sử dụng nhiều loại thiết bị truyền
dẫn quang kết nối theo dạng mạng vòng ring. Hệ thống gồm 15 vòng ring. Trong đó có
7 vòng ring sử dụng thiết bị truyền dẫn của hãng Alcatel, 2 vòng ring hãng Fujitsu, 1

Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

vòng ring hãng Nortel, 2 vòng ring hãng V-Node, 1 vòng ring hãng NEC. Ngoài ra còn
có các trạm kết nối đầu xa ( điểm – điểm )
Trong một vòng ring, các thiết bị còn có các điểm trung gian đấu chuyển ODF.
Giữa hai thiết bị ta dùng 2 sợi quang để kết nối, 1 sợi cho hướng đi và 1 sợi cho hướng
về. Chẳng hạn ở một ví dụ như dưới đây:

-
Giữa thiết bị ở Trường An và thiết bị ở Nam Giao: sử dụng 2 sợi số 13, 14
-
Giữa thiết bị ở Nam Giao và thiết bị ở Long Thọ: sử dụng 2 sợi số 7, 12
Trong các thiết bị sử dụng cho các vòng ring, thì thiết bị của hãng Alcatel được
sử dụng nhiều nhất, thiết bị Fujitsu thì hiện nay được sử dụng nhiều tại các chi nhánh
của VNPT trên toàn quốc. Ngoài ra, trong hệ thống còn sử dụng thiết bị V-Node, NEC
và Nortel.

2.2.2 Cấu trúc mạng truyền dẫn quang:


Cấu trúc mạng quang VNPT TT-Huế gồm 13 vòng ring: 7 vòng ring sử dụng
thiết bị Alcatel, 2 vòng ring sử dụng thiết bị Fujitsu, 2 vòng ring sử dụng thiết bị V-
Node, 1 vòng ring sử dụng thiết bị NEC, và 1 vòng ring sử dụng thiết bị Nortel
* 7 vòng ring ALCATEL:
 Ring 1 Liên host (ring core): Huế - Chân Mây – Bạch Yến
 Ring 2 ALCATEL 1660 Bắc TP Huế (STM64): Bạch Yến - Bãi Dâu - Huế
Thành - Đông Ba - Kim Long - Tây Lộc - Tây Linh
 Ring 3 ALCATEL 1660 Nam TP Huế (STM16): Huế - Long Thọ - Nam Giao -
Trường An - An Cựu - Xuân Phú – Vĩ Dạ - Phú Vang)

Trang 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

 Ring 4 ALCATEL 1660 Hương Phú (STM16): Huế - Thủy Dương - Hương
Thủy - Phú Bài - Vinh Thái – Phú Diên - Phú Thuận - Thuận An)
 Ring 5 ALCATEL 1662 Quảng Điền (STM4): Huế - Quảng Điền – Điền Hòa –
An Lỗ - Bạch Yến
 Ring 6 ALCATEL 1662 Phú Thanh (STM4): Huế - Vinh Thanh – Phú Đa – Lộc
Sơn)
 Ring 7 ALCATEL (STM1): Huế - Phú Mậu - Tân An - Lộc Sơn - Phú Đa - Phú
Mỹ)
* 2 vòng ring FUJITSU:
 Ring 1 FỤITSU A Lưới (STM4): Huế - Thủy Bằng – Núi Vung – Bình Điền –
Hương Nguyên – Bốt Đỏ – Hương Lâm – A Lưới – Hồng Hạ
 Ring 2 FỤITSU Nam Đông: Huế - Thủy Phương – La Sơn – Nam Đông –
Hương Giang – Hương Hòa – Xuân Lộc
* 2 vòng ring V-NODE:
 Ring V-NODE Phía Bắc (STM4): Bạch Yến - Hương Chữ - Quảng Thành -
Hương Phong - Hải Dương - Quảng Công - Quảng Ngạn - Phong Hải - Điền
Lộc - Phong Chương
 Ring V-NODE Phía Nam (STM4): Huế - La Sơn – Truồi – Phú Lộc – Lộc Thủy
– Chân Mây – Lăng Cô – Lộc Vĩnh – Lộc Bình –Tư Hiền – Vinh Giang – Vinh
An – Vinh Hà
* Vòng ring NEC :
 Ring NEC (STM4): Đông Ba – Huế Thành – Bãi Dâu – Bạch Yến – Tây Lộc –
Hương Hồ - Long Thọ - Trường An – Nam Giao – Xuân Phú – Huế - Thủy
Dương – La Sơn – Lộc Thủy – Lăng Cô – Chân Mây – Phú Lộc – Hương Thủy
* Vòng ring NORTEL:
 Ring NORTEL phía Bắc (STM 4): Bạch Yến – Hương Trà – Quảng Điền –
Quảng Thái – Ưu Điềm – Phong Điền

Trang 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.2.3 Thiết bị truyền dẫn quang Alcatel :


2.2.3.1 Giới thiệu thiết bị
VNPT Thừa Thiên Huế sử dụng thiết bị truyền dẫn quang Alcatel loại 1660SM
(phiên bản 5.2) và 1662SMC, trong đó chủ yếu là 1660SM. Hai dòng thiết bị này về cơ
bản rất giống nhau, chỉ khác nhau ở 1 số card và dung lượng. Thiết bị Alcatel 1660SM
có nhiệm vụ kết nối và truyền tải các tín hiệu PDH và SDH. Cấu trúc phần cứng của
1660SM bao gồm: sub-rack, rack (để gắn các sub-rack) và các card. Sub-rack được
chia làm 3 vùng :
- Vùng Access: nơi để gắn card Access (card luồng), có 21 khe được đánh số từ
số 1 đến 21
- Vùng Basic: là nơi để gắn các card matrix, card quang, card Congi, có 20 khe
từ khe số 22 đến khe 44
- Vùng Fan: để gắn quạt làm mát

Hình 2.1: Hình dáng thiết bị 1660SM

Trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 2.2: Sub-rack 1660SM


Thiết bị 1660SM có các loại card là: card luồng (A21E1), card quang(O-16ES), card
MATRIXE, card CONGI, card SERVICE, card EQUICO… Tên gọi và chức năng cụ
thể của các card như dưới đây:
- Card CONGI:
Là card điều khiển và giao diện chung (Control & General Interface): làm chức
năng lấy nguồn từ Top Rack Unit cấp cho thiết bị.Ngoài ra,làm chức năng cảnh báo
khói,báo cháy,báo mất kết nối.
- Card SERVICE:
Cung cấp tín hiệu đồng bộ 2MHz hoặc 2Mbit/s từ bên ngoài vào hoặc lấy ra để
tới các thiết bị khác.Ngoài ra cung cấp nguồn cho các bản mạch bên trong (lấy nguồn
từ card CONGI để chuyển thành các điện áp +3.3V,+2.5V,-9V cung cấp cho các mạch)
- Card EQUICO (PQ2/EQC):
Là card điều khiển thiết bị,quản lý giao tiếp,quản lý cảnh báo.
- Card MATRIXE:

Trang 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chứa ma trận chuyển mạch để tách ghép lưu lượng,có chức năng đồng bộ và
chức năng điều khiển ngăn giá,chức năng bảo vệ.
- Card O-16ES (card quang):
Card này có một hốc để gắn module quang,có 3 kiểu module quang có thể sử
dụng ở đây là L(Long distance),S(short distance),I(intra office).
- Card P63E1:
Xử lý cho 63 luồng E1,xử lý đấu nối từ một VC-12 của Port MATRIX xuống
các luồng E1 vật lý của các card kênh A21E1 (1 P63E1 tương ứng với 3 A21E1) hoặc
A63E1 đối với thiết bị 1662SMC( 1 P63E1 tương ứng với 1 A63E1).
Mối liên hệ giữa card P63E1 và card A21E1 như sau:
+P63E1 ở slot 24:điều khiển cho 3 card A21E1 ở slot 1,2,3
+P63E1 ở slot 27:điều khiển cho 3 card A21E1 ở slot 4,5,6
+P63E1 ở slot 30:điều khiển cho 3 card A21E1 ở slot 7,8,9
+ P63E1 ở slot 33:điều khiển cho 3 card A21E1 ở slot 13,14,15
+ P63E1 ở slot 36:điều khiển cho 3 card A21E1 ở slot 16,17,18
+ P63E1 ở slot 39:điều khiển cho 3 card A21E1 ở slot 19,20,21
+ P63E1 ở slot 32:làm nhiệm vụ dự phòng
- Card A21E1 (card luồng):
Cung cấp kết nối từ Back Panel đến đường dây bên ngoài và ngược lại cho 21
luồng tín hiệu PDH(2Mbit/s).
- Card ES1-8FE:
Card có 8 cổng Ethernet/Fast Ethernet,là card đấu nối các luồng Ethernet/Fast
Ethernet thực hiện xử lý truyền dẫn các luồng Ethernet/Fast Ethernet qua mạng truyền
dẫn SDH.Có thể sử dụng 8 cổng Ethernet/Fast Ethernet.
- Card ES4-8FE:
Card có 8 cổng Ethernet/Fast Ethernet và 1 cổng Gigabit,là card đấu nối các
luồng Ethernet/Fast Ethernet hoặc Gigabit Ethernet,thực hiện xử lý truyền dẫn các

Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

luồng Ethernet/Fast Ethernet qua mạng truyền dẫn SDH.Chỉ có thể sử dụng 1 cổng
Gigabit Ethernet hoặc 8 cổng Ethernet/Fast Ethernet.

Các loại cards được sử dụng là: 01 Card PQ2/EQC, 01 Card SERVICE, 02 Card
CONGI và 02 Card MATRIX. Ở đây 2 loại card SERVICE và MATRIX được sử dụng
với cấu hình 1+1 (dự phòng nóng), nghĩa là 1 card ở trạng thái hoạt động và card kia ở
trạng thái dự phòng, vì đây là 2 loại card quan trọng, điều khiển lưu lượng của hệ thống
nên cần phải được bảo vệ để đảm bảo an toàn thông tin. Khi xảy ra sự cố hỏng card
hoặc card bị lỗi, thì hệ thống sẽ chuyển mạch sang card dự phòng mà không gây ra mất
liên lạc.
2.2.3.2 Cấu trúc hệ thống truyền dẫn SDH ALCATEL
Hệ thống truyền dẫn SDH ALCATEL LUCENT của VNPT Thừa Thiên Huế
được tổ chức thành 7 Ring, trong đó có Ring CORE và Ring phía Bắc thành phố (Ring
2) có dung lượng STM-64 (10Gbps), 2 Ring có dung lượng STM-16 (2,5Gbps), 2 Ring
có dung lượng STM-4 (622 Mbps) và 1 Ring có dung lượng STM-1(155 Mbps). Hệ
thống được quản lý và khai thác bằng một server đặt tại Trung tâm Truyền dẫn-Chuyển
mạch Huế. Trên server được cài đặt 2 phần mềm để quản lý hệ thống là 1353RM và
1354RM. Tại Trung tâm Truyền dẫn Huế có tất cả 06 ADM sử dụng các thiết bị
1660SM và 1662SMC, trong đó có thiết bị 1660SM với tên HUE-R1.1 có dung lượng
STM-64. 05 thiết bị còn lại có dung lượng STM-16.
Như vậy, tại Trung tâm Truyền dẫn Huế cung cấp dung lượng rất lớn các luồng
E1 và các giao diện truy nhập khác, vì đây là điểm tập trung của tổng đài HOST
ALCATEL1000E10, các HUB ADSL, tổng đài VINAPHONE … và các thiết bị đầu
cuối để cung cấp các dịch vụ truyền thông đa phương tiện khác.
VNPT Thừa Thiên Huế đã chọn cấu trúc tôpô Ring để làm topo truyền dẫn. Với
dạng tôpô này luôn có một hướng quang dự phòng theo cơ chế bảo vệ SNCP. Vì vậy,
độ an toàn thông tin rất cao trong mọi tình huống.

Trang 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.2.3.3 Tìm hiểu một số sơ đồ đấu nối vòng Ring tiêu biểu
a) Ring 1 ALCATEL 1660 liên host (357 E1) :
Thiết bị Alcatel tại host Huế gồm có :
17 card luồng A21 E1 tương ứng với 357 luồng E1
2 card MATRIXE
1 card PQ2/EQC điều khiển
+ 2 card quang dùng để mở rộng
+ 2 card quang dùng để tạo vòng ring : 1 card đi chân mây (L64.2E) , 1 card đi
bạch yến ( S-64.2 E)
 Mở rộng 1 (1662-1) : 504 E1 ring liên host STM16
8 card luồng A63E1, mỗi card A63E1 tương đương 63 luồng E1
 8 x 63 =504 luồng E1
2card quang, 1 card kết nối thiết bị 1660, 1 card kết nối 1662-2
 Mở rộng 2 ( 1662-2 ) : giống mở rộng 1

Trang 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 2.3: Sơ đồ đấu nối ring 1 ALCATEL STM64 Liên Host Huế-Bạch Yến-Chân Mây

b) Ring 3 Acatel 1660 Nam Thành Phố Huế :

Trang 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 2.4: Sơ đồ đấu nối Ring 3 ALCATEL STM16 Nam Thành Phố Huế

Ring Nam TP Huế gồm có 9 node, trong đó có 8 node sử dụng thiết bị 1660SM
và 01 node sử dụng thiết bị 1662SMC cho phần mở rộng.
Thiết bị Alcatel 1660 đặt tại Trung tâm Truyền dẫn-Chuyển mạch Huế:

Trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

 Thiết bị 1660 không sử dụng card luồng E1, mà chỉ sử dụng phần mở rộng
 Mở rộng ring Nam thành phố Huế sử dụng thiết bị 1662
Sử dụng card luồng: có 7 card luồng A63E1 x 63 luồng E1 = 441 luồng E1

2.2.4 Thiết bị truyền dẫn quang Fujitsu


Thiết bị FUJITSU có hai dòng phổ biến là FLX150/600 và FLX600. Trong phạm
vi đợt thực tập này chỉ xin tìm hiểu dòng FLX150/600.
2.2.4.1 Giới thiệu FLX 150/600A

Hình 2.5: Thiết bị truyền dẫn quang FLX 150/600A

- Thiết bị FLX 150/600A được xây dựng với khả năng kết nối chéo, áp dụng cho
các dung lượng STM-1 hoặc STM-4. Hệ thống này có thể được áp dụng để cấu hình
các cấu hình kết nối điểm - điểm, lặp, ring (vòng), chuỗi (linear), phân nhánh HUB.
- Thiết bị truyền dẫn quang FLX 150/600 hoạt động ở hai tốc độ: hoạt động ở tốc
độ 150 Mbps STM-1với 63 luồng E1, hoạt động tốc độ 600 Mbps STM-4 với
63x4=252 luồng E1.
2.2.4.2 Chức năng các card trên thiết bị FUJITSU FLX150/600:

Trang 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Card nguồn PWRL-1:


Card này có chức năng chuyển đổi nguồn -48VDC hoặc -60VDC nhận được từ
PWR DIS thành các mức nguồn khác nhau theo yêu cầu từng card trong thiết bị.Các
mức nguồn này không phụ thuộc vào điện áp cung cấp từ PWR DIS (-40VDC đến
-75VDC).FLX 150/600 sử dụng 2 card nguồn PWRL-1 riêng biệt hoạt động đồng thời
theo cấu hình bảo vệ.
- Card cảnh báo, nghiệp vụ SACL-1:
Card cung cấp các giao diện cảnh báo và các giao diện nghiệp vụ.SACL-1 giúp
người vận hành bảo dưỡng bằng những thông tin cảnh báo chỉ thị trên led đồng thời
cũng báo cho trung tâm thiết lập,cài đặt những thông tin cảnh báo đầu ra,những chức
năng bảo dưỡng đang hoạt động.SACL-1 cung cấp các giao diện nghiệp vụ giúp người
khai thác bảo dưỡng liên lạc giữa các trạm với nhau.Có các giao diện nghiệp vụ 2-W
và 4-W. SACL-1 cũng cung cấp chức năng quản lý cảnh báo trạm(housekeeping).
- Card quản lý mạng NML-1:
Card này có 1 giao diện truyền thông quản lý mạng NMS.NML-1 có kênh DCC
để truyền dữ liệu quản lý,điều hành mạng giữa các nút mạng,có 1 giao diện RS-232 để
kết nối trực tuyến với phần mềm FLEXR.NML-1 cũng có 1 giao diện X.25 để kết nối
với mạng chuyển mạch gói PSN,qua đó phần mềm quản lý mạng FLEXR Plus có thể
truy nhập tới các thiết bị FLX150/600.NML-1 có 1 bộ nhớ để lưu trữ sự truy nhập từ
FLEXR hoặc FLEXR Plus.
- Card vi xử lý MPL-1:
MPL-1 thực hiện các lệnh thiết lập hệ thống và giám sát từ FLEXR và FLEXR
Plus thông qua card NML tới tất cả các card trong hệ thống FLX150/600.MPL-1 lựa
chọn và phân loại các cảnh báo của hệ thống,đưa cảnh báo này ra ngoài thông qua card
SACL hoặc đưa thông báo tới FLEXR thông qua card NML.Thực hiện kiểm tra card
dữ liệu của các card,các tính toán cần thiết trên dữ liệu này và gửi các kết quả đó theo 1
chu kỳ nhất định tới FLEXR hoặc FLEXR Plus.Trong hệ thống có cấu hình dự phòng

Trang 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

quang 1+1,MPL-1 gửi tín hiệu điều khiển tới card CHSD và TSCL để chuyển đổi card
dự phòng.MPL-1 cũng lưu trữ các dữ liệu vật lý và bảo dưỡng của tất cả các card trong
hệ thống FLX150/600.
- Card điều khiển xen rẽ và đồng bộ TSCL-1:
Có các chức năng:
+Chức năng xử lý con trỏ
+Chức năng đấu nối chéo
+Chức năng kiểm tra luồng tín hiệu đi thẳng
+Điều khiển tín hiệu đồng hồ
+Chuyển dổi dự phòng card
+Cấu hình dự phòng
+Lưu trữ dữ liệu vật lý
- Card giao diện 2,048Mbit/s CHPD-D12C (card luồng):
Chức năng chuyển đổi 21 kênh tín hiệu 2,048Mbit/s đến từ các thiết bị ghép
kênh ngoài thành 1 tín hiệu AU-4(25,92Mbit/s x 6) bằng cách ghép chúng lại với nhau
và chèn thêm POH.Ngược lại CHPD-D12C cũng làm nhiệm vụ chuyển đổi luồng tín
hiệu AU-4 đến từ card TSCL thành 21 luồng tín hiệu 2,048Mbit/s.CHPD-D12C cũng
có chức năng đấu vòng các tín hiệu 2,048Mbit/s trên card.
- Card giao diện quang CHSD-1L1C (card quang):
Có các chức năng:
+Giao diện quang
+Đồng bộ khung
+Tách phần mào đầu:tách RSOH, tách MSOH
+Bảo vệ và khôi phục nghiệp vụ mạng vòng
+Chức năng cho tín hiệu nghiệp vụ số đi thẳng
+Chuyển mạch luồng
+Chức năng thử tín hiệu

Trang 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+Lưu trữ dữ liệu vật lý


2.2.4.3 Các tham số hệ thống :
- Dung lượng truyền:
+ STM-1: 1890 kênh thoại VF hoặc tương đương
+ STM-4: 7560 kênh thoại VF hoặc tương đương.
- Chất lượng đường truyền: 10-10 (giữa hai trạm lặp lại)
- Cấu trúc ghép kênh:
+ 2,048 Mbps (C-12) -> TU-12 -> AU-4
+ 34,368 Mbps (C-3) -> TU-3 -> AU-4
+ 139,264 Mbps (C-4) -> AU-4
- Tỷ lệ dự phòng:
+ Dự phòng MSP luồng tổng hợp/ luồng nhánh : 1+1
+ Tín hiệu 2,048 Mbps : n + 1 (n <= 3)
+ Các tín hiệu khác : 1 + 1
- Số luồng nhánh : 2,048 Mbps x 63 hoặc 34,368 Mbps x 5 hoặc 139,264 Mbps x
5 hoặc STM1 x 5 hoặc kết hợp các tín hiệu này với nhau
- Mức đấu nối chéo : VC-12, VC-3, VC-4
- Dung lượng đấu chéo : 378 x VC-12, hoặc 18 x VC-3, hoặc 13 x VC-4
- Các cấu hình:
+ Thiết bị: bao gồm TRM (đầu cuối), ADM (xen rẽ), REG (lặp)
+ Mạng: điểm nối điểm , chuỗi , phân nhánh , vòng , kết hợp
2.2.4.4 Các cấu hình hệ thống FLX 150/600A
FLX150/600 cung cấp 3 loại cấu hình thiết bị
 Thiết bị đầu cuối:
Thiết bị đầu cuối là thiết bị có phần giao diện quang chỉ đi theo một hướng

Trang 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

FLX150/600 được dùng với chức năng là một thiết bị đầu cuối trong mạng
điểm–điểm và mạng tuyến tính. Thiết bị đầu cuối ghép kênh các tín hiệu luồng nhánh
thành một tín hiệu tổng hợp (STM-1 hoặc STM-4).
Luồng tín hiệu tổng STM-N có thể dự phòng (1+1) hoặc không tùy nhà khai
thác.
TRM

Giao diện nhánh


Tributary Giao diện tổng hợp
Aggregate
Tùy chọn MSP

Sơ đồ tổng quát cấu hình đầu cuối TRM

 Thiết bị xen/rẽ (ADM):


ADM

Aggregate Aggregate

Optional MSP Optional MSP

Tributary
Cấu hình xen rẽ ADM.

Thiết bị xen rẽ là thiết bị có hai nhóm giao diện quang đi thei hau hướng khác
nhau.
Trong cấu hình mạng tuyến tính, mạng nhánh mạng vòng hoặc mạng mắc lưới.
FLX150/600 trung gian được đặt cấu hình xen rẽ ADM.
Thiết bị ADM có nhiệm vụ :
- Tách các tín hiệu từ tín hiệu tổng hợp STM-N xuống giao diện nhánh .
- Ghép các tín hiệu luồng nhánh thành một tín hiệu tổng hợp STM-N.
- Hoặc cho phép các tín hiệu chạy thẳng qua mà không tách ghép xuống trạm.

Trang 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

-Thiết bị Adm cũng có thể hoán chuyển các khe thời gian hoặc liên kết chéo nội
bộ giữa các khe. Đây cũng chính là chức năng đấu nối chéo .
 Cấu hình lặp REG:
Khi đường truyền quá dài, thiết bị FLX150/600 có cấu hình TRM hoặc ADM sẽ
không thể truyền tín hiệu với chất lượng tốt. Trong trường hợp này, FLX150/600 có
thể được dùng như một bộ phục hồi các tín hiệu quang trong các mạng được đưa ra.
REG

Aggregate Aggregate

Cấu hình thiết bị lặp REG

2.2.4.5 Cấu hình mạng trong FLX 150/600A


FLX150/600 có các dạng cấu hình mạng sau:
- Mạng điểm nối điểm (Point to point).
- Mạng chuỗi (Linear Network).
- Mạng phân nhánh HUB
- Mạng vòng (Ring Network)
 Mạng điểm nối điểm:
TRM TRM
FLX 150/600 STM-1/4 FLX 150/600

2,048 Mb/s 2,048 Mb/s


34,368Mb/s 34,368Mb/s
139,264 Mb/s 139,264Mb/s
STM-1 STM-1
Hình 2.6 Cấu hình mạng điểm nối điểm

Trong mạng này, FLX 150/600 được lập là hai thiết bị đầu cuối TRM nối với
nhau. Tại mỗi tạm, FLX 150/600 cung cấp các chức năng ghép kênh cho việc ghép

Trang 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

kênh và phân kênh từ các tín hiệu 2.048 Mb/s, 34.368Mb/s, 139.264Mb/s thành tín
hiệu STM-1 hoặc tín hiệu STM-1 thành tín hiệu STM-4. Đay là cấu hình mạng đơn
giản nhất .

 Mạng chuỗi (linear):

TRM ADM ADM TRM


FLX150/600 STM-4 FLX150/600 STM-4 FLX150/600 STM-1/4 FLX150/600

2,048Mb/s 2,048Mb/s 2,048Mb/s


34,368Mb/s 34,368Mb/s 34,368Mb/s
139,264Mb/s 139,264Mb/s 139,264Mb/s
STM-1 STM-1 STM-1

Hình 2.7 Cấu hình mạng chuỗi

Mạng chuỗi là một mạng có từ 3 thiết bị trở lên trong đó hai trạm ở hai đầu có
cấu hình đầu cuối TRM , còn các tạm ở giữa có cấu hình tách ghép ADM hoặc lặp lại
tín hiệu REG .
Các thiết bị trung gian có cấu trúc xen rẽ ADM cung cấp các luồng dữ liệu tốc độ
thấp (các tín hiệu ở mức VC) trong STM-1 hoặc STM-4. Các thiết bị có cấy hình tái
sinh tín hiệu REG sẽ cung cấp khả năng truy nhập vào phần RSOH cho việc giám sát
điều khiển.
 Mạng phân nhánh HUB:
Đây là mạng có cấu hình điểm tới đa điểm. Tại trạm nút là một ADM cung cấp
các tín hiệu STM1 tới các trạm khác.

Trang 25
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

FLX150/600 FLX150/600 FLX150/600

2.048Mb/s 2.048Mb/s
34,368Mb/s 34,368Mb/s
139,268Mb/s 139,268Mb/s
STM-1 STM-1

FLX150/600 FLX150/600 FLX150/600

2.048Mb/s 2.048Mb/s 2.048Mb/s


34,368Mb/s 34,368Mb/s 34,368Mb/s
139,268Mb/s 139,268Mb/s 139,268Mb/s
STM-1 STM-1 STM-1

Hình 2.8: Sơ đồ mạng phân nhánh HUB.

 Mạng vòng:

2.048Mb/s,STM-1

STM-1/4 FLX150/600 STM-1/4


ADM

2.048Mb/s, FLX150/600 FLX150/600 2.048Mb/s


STM-1 ADM ADM STM-1

STM-1/4 FLX150/600 STM-1/4


ADM

2.048Mb/s, STM-1

Hình 2.9 Sơ đồ một mạng vòng(Ring Network)


- Trong mạng này, các nút được kết nối thành một vòng kín. Tại mỗi nút mạng,
FLX150/600 là một thiết bị xen rẽ ADM cho phép nhà khai thác truy nhập tới luồng

Trang 26
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

tín hiệu tốc độ thấp tức là các tín hiệu mức VC có trong các tín hiệu STM-1/4. Mạng
này có chức năng bảo vệ luồng nhánh PPS.
- Trong mạng vòng, FLX150/600 truyền một tín hiệu theo 2 hướng khác nhau.
Tại phía nhận, FLX150/600 chọn một trong hai tín hiệu nhận được có chất lượng cao
nhất dựa trên cơ chế kiểm tra lỗi và các thông tin cảnh báo của tín hiệu thu được.
- Bằng viêc thiết lập hai tuyến truyền dẫn riêng biệt với cùng một tín hiệu trong
mạng vòng có chức năng bảo vệ rất mạnh. Tín hiệu lưu thông được nhân đôi và do đó
được dự phòng khi một tín hiệu có lỗi.
Trên cơ sở các dạng cấu hình mạng trên, VNPT TT-Huế đã tổ chức ra các mạng
vòng, điểm-điểm sẽ nêu trong phần dưới.
2.2.4.6 Tìm hiểu sơ đồ đấu nối vòng Ring tiêu biểu
Ring 1 FUJITSU FLX600A A lưới (STM4):

Trang 27
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 2.10 : Sơ đồ đấu nối Ring 1 FUJITSU FLX600A A lưới (STM4)

Trang 28
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Thiết bị Fujitsu tại Huế gồm có:


-
6 card luồng A21E1  6 x 21 = 126 luồng E1 và 2 card luồng dự phòng
-
2 card quang : 1 card kết nối Tuần (Thủy Bằng, Hương Thủy), 1 card kết nối
với MMC
Sử dụng sơ đồ mở rộng ring để đạt được dung lượng STM4
 Mở rộng Ring
3 card luồng A21E1  3 x 21 = 63 luồng E1
1 card dự phòng
2 card quang, một card quang có một cặp dây thu phát ; 1card hoạt động
và một card dự phòng
 Như vậy, ring 1 FUJITSU A Lưới (STM4) dùng 126+63=63x3=189 luồng E1
(dung lượng của STM4: 63x4=252 luồng E1)

2.2.5 Các thiết bị truyền dẫn khác


Hệ thống còn sử dụng các thiết bị truyền dẫn của các hang khác: thiết bị V-Node,
thiết bị NEC, thiết bị Nortel. Có 2 vòng ring trong hệ thống sử dụng thiết bị truyền dẫn
V-Node. Thiết bị V-Node được giám sát bởi chương trình CID_for_V-Node version 5
trên máy tính. Thiết bị NEC được sử dụng ở một vòng ring, chúng được giám sát bởi
chương trình INC-100T. Thiết bị Nortel được sử dụng cho một vòng ring.
Dưới đây giới thiệu sơ đồ đấu nối một số vòng ring sử dụng những thiết bị này.

Trang 29
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 2.11: Sơ đồ đấu nối ring V-NODE NAM (nam TP Huế)

Hình 2.12: Sơ đồ đấu nối ring NORTEL STM4

Trang 30
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hinh 2.13: Sơ đồ đấu nối ring NEC STM4

2.2.6 Tìm hiểu nối kết giữa các thiết bị quang


Giữa các thiết bị sử dụng cáp quang để kết nối. Bằng cách sử dụng các dây nhảy
quang kết nối các thiết bị truyền dẫn đến hộp kết nối sợi dây nhảy quang ODF (Optical
Fiber Distribution Frame) , sau đó gom các lõi sợi quang vào cáp quang để truyền dẫn
tín hiệu đi xa
 Cấu trúc cáp quang:
-
Bao gồm nhiều sợi quang được bọc lớp phủ màu để đánh số thứ tự: lơ, cam,
lục, nâu, xám, trắng… tương ứng 1, 2, 3, 4, 5, 6…

Trang 31
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

-
Thành phần chịu lực: gồm thành phần chịu lực trung tâm và thành phần chịu
lực bên ngoài
-
Chất nhồi: làm đầy ruột cáp
-
Vỏ cáp: bảo vệ ruột cáp
-
Lớp gia cường: để bảo vệ sợi cáp trong những điều kiện khắc nghiệt
 Dây nhảy quang
Loại đầu giao tiếp của sợi dây nhảy quang
FC: đầu tròn
SL: vuông to
LC : vuông nhỏ

Hình 2.15 : Sợi dây nhảy quang

2.2.7 Quản lý mạng quang


Bắt tay, truy nhập, điều khiển giữa các thiết bị của các trạm xa nhau

Trang 32
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Thiết bị truyền dẫn ALCATEL (6 vòng ring, trừ ring 7 ALCATEL STM1 được
điều khiển trực tiếp) được giám sát online bởi hệ thống server thông qua dịa chỉ IP khai
báo trước, server có thể giám sát tất cả các vòng ring cùng một lúc. Trong khi đó, các
thiết bị FUJITSU, V-NODE, NEC, NORTEL được quản lý bởi phần mềm, ở một thời
điểm chỉ truy nhập được vào một thiết bị trên vòng ring.
Thiết bị truyền dẩn quang FLX 150/600A được quản lí bởi phần mềm quản lí
FLEXR hoặc FLEXR Plus. FLEXER là một phần mềm quản lý mạng rất dễ thao tác
với người vận hành thiết bị truy nhập tư máy tính, chỉ cần một cổng nối tiếp RS-232 để
truy nhập. Nhiệm vụ của phần mềm quản lý FLEXER như sau:
- Quản lý những người sử dụng (các user)
- Kiểm tra tình trạng thiết bị
- Thiết lập các tham số cho thiết bị
- Lưu trữ và thông báo các dữ liệu của hệ thống

Cụ thể, phần mềm quản lí FLEXR có các chức năng sau:


- Khai báo cấu hình hệ thống : định nghĩa loại card và các khe.
- Thủ tục khai báo luồng: lựa chọn card luồng PDH, chọn luồng đưa vào hoạt
động, đưa luồng vào trạng thái In service.
- Khai báo xen kẽ, đầu nối chéo.
- Khai báo đồng bộ.
- Khai báo tên trạm, thời gian thực.
- Thực hiện các thủ tục khai báo nghiệp vụ.
- Ngắt nguồn laser
- Xem cảnh báo trên máy tính
- Đấu vòng
- Kiểm tra chất lượng tín hiệu

Trang 33
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.3 Hệ thống truyền dẫn vi ba


2.3.1 Giới thiệu
Thông tin vi ba là thông tin vô tuyến ở dải sóng cực ngắn và thực hiện thông tin
nhiều kênh. Kỹ thuật thông tin viba phát triển nhanh chóng, từ hệ thống thông tin
analog chuyển sang thông tin viba digital dung lượng lớn, có độ ổn định cao và thiết bị
gọn nhẹ. Khả năng truyền tín hiệu trên đường thông tin viba ngày càng phong phú và
đa dạng như: thoại, điện báo, số liệu , truyền thanh, truyền hình…
Đặc biệt hệ thống truyền dẫn vi ba dùng cho những tuyến truyền dẫn có địa hình
khó khăn, đo địa hình ở Thừa Thiên Huế cũng khá phức tạp nên VNPT cũng có lắp đặt
một số tuyến viba.
Hình vẽ dưới đây là sơ đồ khối tổng quát của một tuyến viba

1 Thiết bị Thiết bị 1
2 AWA/ AWA/ 2
DM2G DM2G
n 1000 1000 n

Hình 2.16: Sơ đồ khối tổng quát của một tuyến viba


1, 2, … n: là các luồng tín hiệu từ các thuê bao.

Trang 34
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trong mạng truyền dẫn của VNPT Thừa Thiên Huế có sử dụng thiết bị vi ba ở một
số điểm, đó là cho trạm lặp ở đồi 248 và ở đồi 920. Trên tuyến Núi Vung - Đồi 248 –
Nam Đông, đặt trạm lặp ở đồi 248 sử dụng thiết bị AWA-1504 (Australia) dung lượng
2E1, hoạt động ở dải tần 1,5÷1,8 GHz. Địa điểm thứ hai là trạm chuyển tiếp đồi 920
trên tuyến Núi Vung - Đồi 920 – A Lưới. Ở đây sử dụng thiết bị DM2G-1000 dung
lượng 8E1, ở dải 1,8÷2,3 GHz.

2.3.2 Thiết bị truyền dẫn vô tuyến:


Hệ thống truyền dẫn vô tuyến ở VNPT Thừa Thiên Huế sử dụng chủ yếu hai
loại thiết bị là DM2G-1000 và AWA 1504, sử dụng công nghệ PDH điểm–điểm. Trong
đó chủ yếu là thiết bị vi ba số DM2G-1000. Thiết bị DM2G-1000 là một thiết bị vi ba
dung lượng trung bình do hãng Fujitsu của Nhật sản xuất đang được sử dụng phổ biến
ở Việt Nam. Thiết bị có kết cấu gọn nhẹ và thông tin ổn định.
 Các thông số chính:
- Dải tần số làm việc : phạm vi từ 2000 2300 MHZ và được sắp xếp
Băng tần Kênh Tần số RF (MHz)
Dưới 1 2038,5
2 2052,5
3 2066,5
4 2080,5
5 2094,5
Trên 1 2241,5
2 2227,5
3 2241,5
4 2255,5
5 2269,5

- Dạng điều chế : tín hiệu số được điều chế trực tiếp QAM
- Dung lượng truyền dẫn: 4 8 luồng số E1: 2,048 Mb/S
- Cấu hình hệ thống 1+0

Trang 35
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Gác đầu nối vào tần RF:MON loại N: Zo=50 (  ), 0dBm , 2000-2300MHz
- Gác đầu nối tín hiệu băng tần cơ sở: đầu nối nhiều chân
- Nguồn cung cấp: -24V hoặc -48V
- Phạm vi biến đổi cho phép nguồn từ -19V đến -60V.
- Công suất tiêu thụ 75W
- Công suất phát đầu ra là 33dBm 1dB , công suất phát có thể điều chỉnh bằng
chỉnh RV8
 Ví dụ tuyến sử dụng DM2G-1000
Tuyến: Huế - Núi Vung – Đồi 920 – A Lưới, sử dụng DM2G-1000
8 luồng E1 8 luồng E1
8 luồng E1

DM DM DM DM

1 DM DM2 1
2 2G G 2
1000 Núi Vung Đồi 920 1000
n ( Chuyển Tiếp) ( Chuyển Tiếp) n

Huế A Lưới

Hình 2.17: Tuyến vi ba Huế - A Lưới dùng DM2G 1000

 Nối cáp feeder-anten và cáp nguồn:


-
Đấu nối đồng trục RF IN/OUT được nối đến cáp phi đơ- anten qua một đoạn
cáp đồng trục mềm hoặc bán mềm.
-
Nguồn cung cấp đầu vào được đưa đến khối đầu cuối G-V bằng loại cáp
nguồn có tiết diện 6,6 mm2 đến 10,5 mm2 , thông thường là 8 mm2
-
Điểm nối đất FG trên khung máy phải được nối với dây đất ở trạm.
 Đấu nối cáp tín hiệu băng tần gốc (B In/OUT)

Trang 36
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Có 8 luồng số 2 Mbit/s được đấu vào đầu nối 50 chân . đấu nối 50 chân chia làm
hai dãy , dãy bên phải đánh số từ 1 đến 25, dãy bên trái đánh số từ 26 đến 50, có
thể đấu giao tiếp ở 120Ω hoặc 75 Ω tùy theo yêu cầu thực tế.

2.4 Nguồn cung cấp cho thiết bị


Để cung cấp nguồn một chiều cho các thiết bị truyền dẫn, Phòng truyền dẫn Viễn
thông Thừa Thiên Huế sử dụng máy nắn và hệ thống Ắc-quy, cũng như máy phát điện
dự phòng. Máy nắn sử dụng là máy nắn hiệu MPX107-SMF (Rectifiers). Bình thường
khi chưa bị mất điện lưới, máy nắn làm nhiệm vụ biến đổi (nắn) dòng AC (220V)
thành dòng DC (-48V) cung cấp cho các thiết bị viễn thông và 1 dòng nhỏ (khoảng
2A) để nạp cho ắc-quy. (Nạp điện thường nhằm mục đích phục hồi đủ điện lượng của
bình sau khi phóng. Về nguyên tắc, phải đảm bảo điện lượng được nạp ≥ 1,2 điện
lượng đã phóng mới đảm bảo cho bình khôi phục được dung lượng ban đầu). Hệ thống
Ắc-quy gồm 2 tổ Ắc-quy (Accu), mỗi tổ gồm 24 ắc-quy 2V-800Ah hiệu FIAMM
SMG-8000. Khi bị mất điện, ắc-quy sẽ thay máy nắn cung cấp nguồn 1 chiều cho các
thiết bị trong phòng truyền dẫn. Hệ thống ắc-quy chỉ dự phòng được trong trường hợp
mất điện thời gian ngắn, nếu mất điện lâu hơn thì phải sử dụng hệ thống máy phát điện
dự phòng.

2.5 Sự cố xảy ra trong hệ thống


Khi có sự cố xảy ra, thường gặp nhất là sự cố đứt hướng quang, sẽ có cảnh báo từ
hệ thống báo hiệu bằng chuông cảnh báo để người kỹ thuật viên có thể biết, cảnh báo
cũng đồng thời xuất hiện trên màn hình chương trình quản lý.
Nguyên nhân: có thể là đứt quang (đứt cáp quang, dây đấu nhảy), suy hao lớn, lỗi
của thiết bị (lỗi card, hỏng card trên thiết bị truyền dẫn).

Trang 37
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khắc phục: sau khi xác định được nguyên nhân sự cố, tùy vào mỗi sự cố khác
nhau mà có cách khắc phục thích hợp (thay card nếu hỏng, khai báo, cấu hình lại card
nếu lỗi card, thay cáp quang, nối chỗ đứt, bảo dưỡng cáp quang…).

Trang 38
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, “Quy trình khai thác và bảo
dưỡng thiết bị truyền dẫn quang SDH FLX150/600 (FUJITSU)”, Nhà xuất bản Bưu
Điện 2000.

[2] Tổng Công ty Bưu chính- Viễn thông Việt Nam, ”Quy trình khai thác, bảo dưỡng
Thiết bị vi ba số DM2G-1000 (8 x 2Mbit/s)”, Hà Nội- 1997

[3] Tổ truyền dẫn Viễn thông Thừa Thiên Huế, “Hướng dẫn khai thác thiết bị SDH
1660SM” (lưu hành nội bộ)

Trang 39

You might also like