You are on page 1of 7

Bài tập lớn học kỳ :

2.Nghiên cứu
*Nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản
TÓM TẮT QUYẾT ĐỊNH SỐ 377/2008/DS-GĐT:
Vợ chồng ông Lưu, bà Thẩm kết hôn hợp pháp có người con là chị Hương. Sau năm
1975, ông Lưu vào Nam công tác tạo lập được căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt, tp
Mỹ Tho do ôngđứng tên riêng. Khi vào Nam, ông Lưu kết hôn với bà Xê, có làm th ủ
tục đăng ký kết hôn.Trước khi chết ông Lưu có để lại di chúc cho bà Xê toàn bộ tài sản
trên ( di chúc xác định hợp pháp). Bà Xê yêu cầu được hưởng thừa kế theo di chúc, bà
Thẩm thì yêu cầu được thừa kế theopháp luật.
Quyết định các cấp xét xử:Tòa án sơ thẩm đã chia tài sản theo di chúc, Tòa án phúc
thẩm theo hướng giải quyết của Tòa sơthẩm và chấp nhận một phần kháng cáo c ủa
nguyên đơn. Chánh án Tòa án nhân dân tối caokháng ngh ị bản án phúc th ẩm, có
hướng giải quyết bảo vệ quyền lợi cho bà Thẩm.
Câu 1: Theo BLDS, những nghĩa vụ của người để lại di sản được ưu tiên thanh
toán?
Theo BLDS, những nghĩa vụ của người để lại di sản được ưu tiên thanh toán
được quy định tại Điều 658 của BLDS 2015:
“Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán
theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.
4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
5. Tiền công lao động.
6. Tiền bồi thường thiệt hại.
7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
9. Tiền phạt.
10. Các chi phí khác.”
Câu 2: Ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi
trưởng thành không?
Theo tôi thì việc nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành là ngh ĩa
vụ của ông Lưu, ông Lưu là người giám hộ đương nhiên của chị Hương phải thực hiện
nghĩa vụ giám hộ đốivới người được giám hộ là chị Hương theo quy định tại khoản 2
Điều 658. Thứ tự ưu tiên thanh toán “Tiền cấp dưỡng còn thiếu” và khoản 2 Điều 69
luật Hôn nhân Gia đình quy định “Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi
dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”, khoản
1 Điều 71 “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi
dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”
Câu 3: Đoạn nào của Quyết định cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương từ
khi còn nhỏ đến khi trưởng thành ?
Đoạn cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành
được trích từ phần Xét thấy của Quyết định là: “…Sau ngày miền Nam giải phóng ông
Lưu chuyển công tác về miền Nam còn bà Thẩm, chị Hương vẫn ở Phú Thọ, từ khi ông
Lưu vào Miền công tác, bà Thẩm chưa lần nào vào thăm ông Lưu tại Miền Nam.”
Như vậy, chỉ có mình bà Thẩm tự mình nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến lúc
trưởng thành tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Câu 4: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì phải
trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi
dưỡng con chung không ?
Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì phải trích cho bà
Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi dưỡng con
chung. Trích từ phần Xét thấy của Quyết định cho thấy: “Mặt khác suốt thời gian ông
Lưu vào miền Nam công tác, bà Thẩm là người trực tiếp nuôi dưỡng con chung từ lúc
còn nhỏ cho đến khi trưởng thành, khi giải quyết lại cũng cần xem xét đến công sức
nuôi con chung của bà Thẩm và trích từ giá trị khối tài sản ông Lưu để bù đắp công
sức nuôi con chung cho bà Thẩm (nếu bà Thẩm có yêu cầu)”.

Câu 5: Trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản,
anh/chị hãy giải thích giải pháp trên của Tòa án.
Theo tôi, dựa trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản : Căn
cứ theo BLDS 2005:
“Điều 164. Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản
của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ
thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.”
“Điều 193. Quyền sử dụng của chủ sở hữu
Trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình
thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí
của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà
nước, lợi ích công cộng, quyền lợi ích hợp pháp của người khác.”
“Điều 197. Quyền định đoạt của chủ sở hữu“Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng
cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp
với quy định của pháp luật đối với tài sản.”
Căn nhà và đất tọa lạc tại số 150/6A Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho là
tài sản riêng của ông Lưu dù được tạo lập trong thời ky hôn nhân hợp pháp với bà
Thẩm nhưng không có sự góp sức tạo lập vì thế ông Lưu có đầy đủ các quy ền đối v ới
phần tài sản trên.
Bên cạnh đó cuộc hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm được pháp luật thừa nhận do đó
trách nhiệm nuôi dưỡng chị Hương là nghĩa vụ của ông Lưu cho nên việc bù đắp cho
quãng thời gian tự mình nuôi dưỡng chị Hương thì việc bù đắp cho bà Thẩm là hoàn
toàn hợp lý theo theo khoản 2 Điều 658 “Tiền cấp dưỡng còn thiếu” và khoản 2 Điều
69 luật Hôn nhân Gia đình quy định “Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực
hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình.”, khoản 1 điều 71 “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm
sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự
hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”.Vì thế giải
pháp của Tòa án trong Quyết định Giám đốc thẩm số 377/2008/DS-GĐT là hợp lý.
Trường hợp bà Thẩm không bắt buộc phải chia cho bà phần công nuôi dưỡng chung là
do quan hệ cấp dưỡng không mang tính đền bù ngang giá do yếu tố tình cảm giữa các
chủ thể. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện một cách tự nguyện, không tính toán đến
giá trị tài sản đã cấp dưỡng, không đòi hỏi người được cấp dưỡng phải hoàn lại một số
tiền tương ứng. Do nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ được đặt ra khi có những điều kiện nhất
định. Vì vậy, quan hệ cấp dưỡng không mang tính đền bù tương đương. 1
*Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Câu 7: Trong Bản án số 2493 (sau đây viết gọn là Bản án), đoạn nào của bản án
cho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh?
Trong Bản án số 2493, đoạn của bản án cho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con
của cụ Khánh: “Cụ Nguyễn Thị Khánh có 3 người con là bà Nguyễn thị Khót sinh
năm 1929, ông An Văn Tâm sinh năm 1932 (bà Khót, ông Tâm là con của cụ Khót và
cụ An Văn Lầm chết năm 1938) và ông Nguyễn Tài Nhật sinh năm 1930 (ông Nhật là
con của cụ Khánh và cụ Nguyễn Tài Ngọt chế tnăm 1973).”

1
https://vksndtc.gov.vn/cong-tac-kiem-sat/nghia-vu-cap-duong-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-hon-d10-
t8739.html
Truy cập ngày 23/5/2021 lúc 1h39
Câu 8: Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp?
“Ngày 30/5/1992 tại Phong công chứng nhà nước số 2, Thành phố Hồ Chí Minh, cụ
Khánh lập di chúc cho ông Nhật là người duy nhất được quyền thừa kế căn nhà 83
Lương Định Của, phường An Khánh, quận 2.”
Vậy, ông Nguyễn Tài Nhật là người được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản
có tranh chấp.
Câu 9: Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm có là con đã thành niên
của cụ Khánh không? Đoạn nào của Bản án cho câu trả lời?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 20 BLDS năm 2015 thì người thành niên là người đủ 18
tuổi trở lên. Do đó tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm là con đã thành
niên của cụ Khánh bởi lẽ trong bản án này có ghi: “…tại thừa điểm mở thừa kế bà
Khót đã 71tuổi, ông Tâm đã 68 tuổi lại là thương binh 2/4…” đã chứng minh điều đó.
Câu 12: Hướng giải quyết có khác không khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao
động? Vì sao?
Theo Thông tư liên tịch số 32-TT/LB ngày 27 tháng 11 năm 1985 của B ộ Y t ế-
Thương binh và Xã hội quy định về tiêu chuẩn thương tật 4 hạng:
“Hạng I (Hạng nhất): Mất từ 81% đến 100% sức khoẻ lao động do thương tật. Tiêu
chuẩn cơ bản để xếp vào hạng I là có huỷ hoại trầm trọng và kéo dài về giải phẫu -
chức năng làm mất hoàn toàn và vĩnh viễn khả năng lao động, hoặc có tiến lượng xấu
đe doạ đến sinh mạng. Thương binh không những không lao động hoặc công tác được
mà còn không tự phục vụ được bản thân trong mọi sinh hoạt hàng ngày, do đó cần
phải có người thường xuyên giúp đỡ,chăm sóc hoặc theo dõi liên tục.”
Trong trường hợp ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao động, ông sẽ được xếp vào
thương binh hạng I, tức thương binh không những không lao động hoặc công tác được
mà còn không tự phục vụ được bản thân trong mọi sinh hoạt hàng ngày, do đó cần
phải có người thường xuyên giúp đỡ,chăm sóc hoặc theo dõi liên tục; khi đó không thể
bàn cãi về việc ông có mất khả năng lao động hay không. Ông Tâm ch ắc ch ắn được
hưởng chính sách đãi ngộ của nhà nước hàng tháng (dẫu cho là th ương binh h ạng II
hay hạng I), cùng đó ông không xuất trình được chứng cứ chứng minh tại thời điểmmở
thừa kế ông là người không có khả năng lao động. Tuy nhiên, việc m ất 85% s ức lao
động ảnhhưởng tới tiêu chí ông Tâm có đời sống kinh tế độc lập hay không.Từ nh ững
điều trên, hướng giải quyết sẽ khác trong trường hợp ông Tâm bị tai n ạn m ất 85% s ức
lao động.
Câu 13: Nêu điểm giống và khác nhau giữa di chúc và tặng cho tài sản
Giống nhau:
-Đều là hình thức chuyển quyền sở hữu tài sản của bản thân cho chủ thể khác;
- Đều có đối tượng chung là tài sản.
Khác nhau:
Tiêu chí Di chúc Tặng cho tài sản
- Là sự thỏa thuận giữa các bên,
theo đó bên tặng cho giao tài sản
- Là sự thể hiện ý chí của cá nhân
của mình và chuyển quyền sở hữu
Khái nhằm chuyển tài sản của mình cho
cho bên được tặng cho mà không
niệm người khác sau khi chết.
yêu cầu đền bù, bên được tặng cho
- CSPL: Điều 624 BLDS 2015
đồng ý nhận.
- CSPL: Điều 457 BLDS 2015
- Là sự thỏa thuận, thể hiện ý chí
- Đây là một giao dịch dân sự thể
song phương giữa người cho và
hiện ý chí đơn phương của một người
người được tặng và họ phải còn
định đoạt tài sản của cá nhân người
sống tại thời điểm cho - nhận tài
đó cho những người thừa kế;
sản;
- Người thừa kế thường là người thân
- Người được tặng cho có thể là
Đặc của người lập di chúc như: cha, mẹ,
người thân thích hoặc bất kỳ ai;
điểm con cái,…;
- Khi người lập di chúc không để lại
- Khi tặng cho tài sản thì người tặng
di sản cho những người được hưởng
thì những người thừa kế không phụ
thừa kế không phụ thuộc vào nội
thuộc vào nội dung của di chúc
dung của di chúc thì họ vẫn được
không được phép đòi chia di sản đã
hưởng 2/3 suất của một người thừa
được tặng cho;
kế theo pháp luật
Tài sản
Đối (Phải là tài sản đang có, đang tồn tại
Tài sản
tượng chứ không phải tài sản hình thành
trong tương lai).
- Nếu hợp đồng tặng cho là động
sản: Có hiệu lực kể từ thời điểm bên
Thời
được tặng cho nhận được tài sản;
điểm - Phải được thể hiện rõ trong di chúc;
Đối tượng của hợp đồng là bất động
nhận Người thừa kế chỉ được nhận di sản
sản: Phải lập thành văn bản có công
được tài sau khi người lập di chúc chết.
chứng, chứng thực hoặc phải đăng
sản
ký và có hiệu lực kể từ thời điểm
đăng ký
- Hơp đồng tặng cho tài sản là hợp
Thực - Người thừa kế được quyền nhưng
đồng không có đền bù.
hiện đồng thời phải có trách nhiệm thực
Do đó, người được tặng cho không
nghĩa vụ hiện nghĩa vụ tài sản do người chết
phải hoàn trả một lợi ích hay thực
tài sản để lại.
hiện một nghĩa vụ tài sản nào.

Câu 14: Nếu ông Lưu không định đoạt tài sản của ông cho bà Xê bằng di chúc,
mà trước khi chết, ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản của ông
Lưu thì bà Thẩm có được hưởng một phần di sản của ông Lưu như trên không?
Bà Thẩm sẽ không được hưởng phần di sản của ông Lưu như trên n ếu ông L ưu làm
hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản của ông. Bởi vì khi đó toàn b ộ tài s ản s ẽ là
của bà Xê, bà Xê có quyền định đoạt đối với tài sản h ợp pháp mình được t ặng. Lúc
này, ông Lưu sẽ không còn quyền hạn hay nghĩa v ụ gì đối v ới s ố tài s ản này nên bà
Thẩm cũng sẽ không được hưởng phần di sản nào.

You might also like