You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CƠ KHÍ
Bộ môn Công nghệ Chế Tạo Máy
**********

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ CNC

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Liên Hiệp


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Vinh
MSSV: 20171942
Mã lớp thí nghiệm: 702476
NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM

I. Đối với sinh viên

1. Đi học đúng giờ, vào muộn 15 phút sẽ bị coi như không đi thực
hành tiết đó
2. Phải trang bị bảo hộ lao động; Quần áo đầu tóc gọn gàng lịch
sự; Đi giầy hoặc đi dép có quai hậu
3. Tuân thủ đúng các quy định quy trìnhtheo hướng dẫn của giáo
viên
4. Không tự ý thực hiện các thao tác máy ngoài phạm vi thực tập;
không vận hành, thay đổi các thông số của máy khi chưa có sự
đồng ý của giáo viên hướng dẫn
5. Không dời khỏi vị trí được phân conog khi chưa được sự cho
phép của giáo viên
6. Báo cáo ngay cho giáo viên hướng dẫn khi có sự cố thiết bị
hoặc tai nạn lao động
7. Bàn giao máy cần nêu rõ tình trạng của máy trong thời gian làm
việc
8. Vệ sinh máy, thiết bị sau mỗi buổi thí nghiệm theo hướng dẫn
của giáo viên
9. Chịu trách nghiệm khắc phục khi gây ra sự cố làm hỏng do
không thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên hoặc làm mất
mát thiết bị dụng cụ
TỔNG QUAN VỀ CNC

CNC – viết tắt cho Computer(ized) Numerical(ly) Control(led) (điều khiển


bằng máy tính) – đề cập đến việc điều khiển bằng máy tính các máy móc khác
với mục đích sản xuất (có tính lặp lại) các bộ phận kim khí (hay các vật liệu
khác) phức tạp, bằng cách sử dụng các chương trình viết bằng ký hiệu chuyên
biệt theo tiêu chuẩn EIA-274-D, thường gọi là mã G. CNC được phát triển
cuối thập niên 1940 đầu thập niên 1950 ở phòng thí nghiệm Servomechanism
của trường MIT. Sự xuất hiện của các máy CNC đã nhanh chóng thay đổi
việc sản xuất công nghiệp. Các đường cong được thực hiện dễ dàng như
đường thẳng, các cấu trúc phức tạp 3 chiều cũng dễ dàng thực hiện, và một
lượng lớn các thao tác do con người thực hiện được giảm thiểu.
Việc gia tăng tự động hóa trong quá trình sản xuất với máy CNC tạo nên sự
phát triển đáng kể về chính xác và chất lượng. Kỹ thuật tự động của CNC
giảm thiểu các sai sót và giúp người thao tác có thời gian cho các công việc
khác. Ngoài ra còn cho phép linh hoạt trong thao tác các sản phẩm và thời
gian cần thiết cho thay đổi máy móc để sản xuất các linh kiện khác.
Trong môi trường sản xuất, một loạt các máy CNC kết hợp thành một tổ hợp,
gọi là cell, để có thể làm nhiều thao tác trên một bộ phận. Máy CNC ngày nay
được điều khiển trực tiếp từ các bản vẽ do phần mềm CAM, vì thế một bộ
phận hay lắp ráp có thể trực tiếp từ thiết kế sang sản xuất mà không cần các
bản vẽ in của từng chi tiết. Có thể nói CNC là các phân đoạn của các hệ
thống robot công nghiệp, tức là chúng được thiết kế để thực hiện nhiều thao
tác sản xuất (trong tầm giới hạn).
Lịch sử

Thiết kế máy CNC hiện đại bắt nguồn từ tác phẩm của John T. Parsons cuối
những năm 1940 và đầu những năm 1950. Sau Thế chiến II, Parsons tham gia
sản xuất cánh máy bay trực thăng, một công việc đòi hỏi phải gia công chính
xác các hình dạng phức tạp. Parsons sớm nhận ra rằng bằng cách sử dụng
máy tính IBM thời kì đầu, ông đã có thể tạo ra những thanh dẫn đường mức
chính xác hơn nhiều khi sử dụng các phép tính bằng tay và sơ đồ. Dựa trên
kinh nghiệm này, ông đã giành được hợp đồng phát triển một “máy cắt đường
mức tự động” cho Không quân để tạo mặt cong cho cánh máy bay. Sử dụng
một đầu đọc thẻ máy tính và các bộ điều khiển động cơ trợ động (servomotor)
chính xác, chiếc máy được chế tạo cực kì lớn, phức tạp và đắt đỏ. Mặc dù
vậy, nó làm việc một cách tự động và sản xuất các mặt cong với độ chính xác
cao đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp máy bay.
 
Đến những năm 1960, giá thành và tính phức tạp của những chiếc máy tự
động giảm đến một mức độ nhất định để có thể ứng dụng trong các ngành
công nghiệp khác. Những chiếc máy này sử dụng các động cơ truyền động
điện một chiều để vận dụng vô lăng và vận hành dao cụ. Các động cơ này
nhận chỉ dẫn điện từ một đầu đọc băng từ – đọc một băng giấy có chiều rộng
khoảng 2,5cm có đục một hàng lỗ. Vị trí và thứ tự lỗ cho phép đầu đọc sản
xuất ra những xung điện cần thiết để quay động cơ với thời gian và tốc độ
chính xác, trong thực tế nó điều khiển máy giống như nhân viên vận hành.
Các xung điện được quản lý bởi một máy tính đơn giản không có bộ nhớ.
Chúng thường được gọi là NC hay máy điều khiển số. Một nhà lập trình sản
xuất băng từ trên một máy giống như máy đánh chữ, hay chính xác hơn là
những “băng giấy” được sử dụng ở những máy tính thời kì đầu, sử dụng như
một “chương trình”. Kích cỡ của chương trình được xác định bởi độ dài của
băng cần phải đọc để sản xuất ra một chi tiết cụ thể.
  
Năm 1947, John Parsons quản lý một hãng sản xuất hàng không ở thành phố
Traverse, Michigan. Đối mặt với tính phức tạp ngày càng cao của hình dạng
chi tiết và những vấn đề về toán học và kỹ thuật mà họ gặp phải, Parsons đã
tìm ra những biện pháp để giảm chi phí kỹ thuật cho công ty. Ông đã xin phép
International Business Machine sử dụng một trong những chiếc máy tính văn
phòng trung ương của họ để thực hiện một loạt các phép toán cho một cánh
máy bay trực thăng mới. Cuối cùng, ông đã dàn xếp với Thomas J. Watson,
chủ tịch huyền thoại của IBM, nhờ đó IBM sẽ làm việc với tập đoàn Parsons
để tạo ra một chiếc máy được điều khiển bởi các thẻ đục lỗ. Nhanh chóng,
Parsons cũng ký được hợp đồng với Air Force để sản xuất một chiếc máy
được điều khiển bằng thẻ hay băng từ có khả năng cắt các hình dạng đường
mức giống như những hình trong cánh quạt và cánh máy bay. Sau đó, Parsons
đã đến gặp các kĩ sư ở Phòng thí nghiệm cơ cấu phụ thuộc Viện Công nghệ
Massachusetts (MIT) nhờ hỗ trợ dự án. Các nhà nghiên cứu MIT đã thí
nghiệm nhiều kiểu quá trình khác nhau và cũng đã làm việc với các dự án Air
Force từ thời Thế chiến II. Phòng thí nghiệm MIT đã nhận thấy đây là một cơ
hội tốt để mở rộng nghiên cứu sang lĩnh vực điều khiển và cơ cấu phản hồi.
Việc phát triển thành công các công cụ máy CNC đã được các nhà nghiên cứu
của trường đại học đảm trách với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của các nhà bảo
trợ quân đội.
 
Với những tiến bộ trong điện tử tích hợp, băng từ đã bị loại bỏ và nếu có thì
chỉ được sử dụng để tải (load) các chương trình vào bộ nhớ từ. 
Các máy CNC hiện đại hoạt động bằng cách đọc hàng nghìn bit thông tin
được lưu trữ trong bộ nhớ máy tính chương trình. Để đặt thông tin này vào bộ
nhớ, nhân viên lập trình tạo ra một loạt lệnh mà máy có thể hiểu được.
Chương trình có thể bao gồm các lệnh “mã hóa”, như “M03” – hướng dẫn bộ
điều khiển chuyển trục chính tới một vị trí mới hay “G99” – hướng dẫn bộ
điều khiển đọc một đầu vào phụ từ một quá trình nào đó trong máy. Các lệnh
mã hóa là phương thức phổ biến nhất để lập trình một công cụ máy CNC. Tuy
nhiên, sự tiến bộ trong máy tính đã cho phép các nhà sản xuất công cụ máy
tạo ra “lập trình hội thoại”. Trong lập trình hội thoại, lệnh “M03” được nhập
đơn giản như “MOVE” và “G99” là “READ”. Kiểu lập trình này cho phép
đào tạo nhanh hơn và nhân viên lập trình không phải nhớ nhiều ý nghĩa của
mật mã. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng hầu hết các máy sử dụng lập trình hội
thoại vẫn đọc các chương trình mã hóa, do đó ngành công nghiệp vẫn đặt
nhiều niềm tin vào dạng lập trình này.
 
Bộ điều khiển cũng giúp nhân viên lập trình tăng tốc độ sử dụng máy. Ví dụ,
trong một số máy, nhân viên lập trình có thể đơn giản chỉ cần nhập dữ liệu về
vị trí, đường kính và chiều sâu của một chi tiết và máy tính sẽ lựa chọn
phương pháp gia công tốt nhất để sản xuất chi tiết đó dưới dạng phôi. Thiết bị
mới nhất có thể chọn một mẫu kỹ thuật được tạo ra từ máy tính, tính toán tốc
độ dao cụ, đường vận chuyển vật liệu vào máy và sản xuất chi tiết mà không
cần bản vẽ hay một chương trình.

Quy trình sản xuất

Cho đến gần đây, hầu hết các trung tâm gia công được chế tạo theo các thông
số kỹ thuật của khách hàng. Giờ đây, thiết kế công cụ chuẩn hóa cho phép chế
tạo các máy để lưu kho và bán sau này vì những thiết kế mới có thể thực hiện
tất cả những hoạt động cần thiết của hầu hết người sử dụng. Chi phí của một
máy CNC mới dao động trong khoảng 50.000 USD (trung tâm đứng) cho đến
5 triệu USD (hệ thống gia công linh hoạt).

Tương lai CNC

Các loại máy CNC sẽ có một tương lai bùng nổ mạnh mẽ. Một ý tưởng đang
được phát triển là một chiếc máy có trục chính được treo lên bởi sáu thanh
giằng vít me bi lồng vào nhau. Chuyển động của trục chính được điều khiển
bởi một máy tính phức tạp có khả năng thực hiện hàng triệu phép tính để đảm
bảo đường mức chi tiết chính xác. Phải mất vài triệu đô la để phát triển và sử
dụng toán học độc quyền cấp độ cao, chiếc máy này hứa hẹn khả năng thực
hiện những hoạt động chưa từng nghe thấy trong gia công kim loại. Sự tiến bộ
trong máy tính và trí thông minh nhân tạo sẽ làm cho những chiếc máy CNC
tương lai nhanh hơn và dễ vận hành hơn. Tất nhiên, giá của những chiếc máy
như vậy chắc chắn sẽ không rẻ và có thể vượt quá tầm với của nhiều công ty.
Tuy nhiên, nó sẽ đưa giá của những máy CNC cơ bản thực hiện những
chuyển động 3 trục ban đầu xuống một mức độ nhất định.
Ý NGHĨA CÁC PHÍM TRÊN BẢNG ĐIỀU KHIỂN MÁY CNC
CÁCH ĐO DAO TRÊN MÁY TIỆN CNC

CHUẨN BỊ:
- Gá phôi
- Gá dao (mũi dao đảm bảo ngang tâmchi tiết)
- Kiểm tra thông số bù dao trong offset -> Geometry
- Vào chế độ MDI, khởi động trục chính, quay đến con dao muốn đo
ĐO X:
- Chế độ JOG (điều khiển các trục bằng tay)
- Đưa mũi dao chạm mặt trụ của phôi (phím X - ), giữ nguyên X kéo Z ra
ngoài phôi (phím Z +), tiến X âm một lượng khoảng 0.5 mm, cắt đi lớp
trụ ngoài (phím Z-) khoảng 10 mm
- Đo thông số của trụ vừa tiện được
- Ấn phím POS, lấy giá trị của X hiện thị trên màn hình trừ đi giá trị đo
được
- Vào phần offset -> geom nhập giá trị tính được vào ô X tương ứng với
dụng cụ
ĐO Z:
- Tiện mặt đầu phôi
- Quay đài dao một góc
- Di chuyển phần đài dao chạm vào mặt phôi (dùng 1 tờ giấy để kiểm tra
độ dôi)
- ấn phím POS -> Z -> ORGIN
- Gọi dao trở về vị trí cũ (lưu ý chỉ thực hiện sau khi kéo Z+ một khoảng
an toàn)
- Dịch mũi dao chạm vào mặt đầu chi tiết (dùng 1 mảnh giấy kiểm tra)
- Vào phần POS đọc giá trị của Z trong RELATIVE và ghi vào ô Z
trong phần offset -> geom tương ứng với dao đang đo
- Vào phần offset -> Workshift nhập giá trị Z hiển thị trong POS ->
ABSOLUTE
KIỂM TRA:
- Viết chương trình trong chế độ MDI cho dao đến vị trí X là đường
kính phôi, Z cách mặt đầu 10 mm để kiểm tra lại bằng thước kẹp
THỰC HÀNH GIA CÔNG CHI TIẾT TRÊN MÁY

1. Biên dạng cần gia công

You might also like