You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HOC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021


Phần thi dành cho sinh viên/học viên
Số báo danh: 29
Bài thi hoc phần: Triết học Mác - Lênin
Nhóm: 3
Mã số đề thi: 26
Lớp: K56T2
Ngày thi: 31/5/2021 Số trang: 04
Họ và tên: Nguyễn Thu Hiền
Điểm kết luận: GV chấm thi 1: …………………………….
………………………………………………
GV chấm thi 2: …………………………….
………………………………………………

Đề bài

Câu 1: Trình bày vai trò của nhận thức lý luận và nhận thức khoa học. Vận dụng lý luận
này đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Câu 2: Từ việc nghiên cứu học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác, anh/ chị hãy
chứng minh vai trò quan trọng của khoa học công nghệ trong lực lượng sản xuất. Liên hệ
với chủ trương coi khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu để thúc đẩy sự phát triển của
lực lượng sản xuất.

Bài làm
1
Câu 1:

Vai trò của nhận thức lý luận và nhận thức khoa học

 Nhận thức lý luận


 Khái niệm: Nhận thức lý luận (gọi tắt là lý luận) là loại nhận thức gián tiếp,
trừu tượng, khái quát về bản chất và quy luật của các sinh vật, hiện tượng
khách quan. Nhận thức lý luận có chức năng gián tiếp vì nó được hình thành
từ kinh nghiệm, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm. Nhận thức lý luận có tính
trừu tượng và khái quát vì nó chỉ tập trung phản ánh cái bản chất mang tính
quy luật của sự vật và hiện tượng. Do đó, lý luận thể hiện tính chân lý sâu sắc
hơn, chính xác hơn, hệ thống hơn, nghĩa là có tính bản chất sâu sắc hơn và do
đó, phạm vi ứng dụng của nó cũng phổ biến rộng hơn nhiều so với tri thức
kinh nghiệm.
 Vai trò:
- Lý luận có vai trò rất lớn đối với thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn,
góp phần làm biến đổi thực tiễn. Sự tác động của lý luận đối với thực
tiễn cũng phải thông qua hoạt động thực tiễn và phụ thuộc vào các yếu
tố cơ bản: tính khoa học, tính đúng đắn của lý luận; mức độ thâm nhập
của lý luận khoa học vào quảng đại quần chúng nhân dân; sự vận dụng
đúng đắn, sáng tạo của chủ thể lãnh đạo, quản lý.
- Lý luận là “kim chỉ nam” cho hành động, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo
thực tiễn. Lênin khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng
không thể có phong trào cách mạng”.
- Lý luận khi thâm nhập vào quần chúng thì biến thành sức mạnh vật
chất. Lý luận có thể dự kiến được sự vận động của sự vật, vật chất
trong tương lai, chỉ ra những phương hướng mới cho sự phát triển của
thực tiễn. Lý luận khoa học đóng vai trò định hướng, dự báo cho hoạt
động thực tiễn, giúp hoạt động thực tiễn chủ động, tự giác, bớt mò
mẫm, vòng vo. Vì vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh ví “không có lý luận thì
lúng túng như nhắm mắt mà đi”.
- Lý luận còn cung cấp cho con người những tri thức khoa học về tự
nhiên, xã hội và về bản thân con người.
2
- Tuy nhiên, do tính gián tiếp, tính trừu tượng cao của sự phản ánh hiện
thực nên lý luận có thể xa rời thực tiễn và trở nên ảo tưởng. Khả năng
tiêu cực đó càng tăng lên nếu lý luận đó lại bị chi phối bởi những tư
tưởng không khoa học hoặc phản động. Vì vậy, phải quán triệt nguyên
tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nhận thức khoa học và
hoạt động cách mạng: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một
nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý
luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ
với thực tiễn là lý luận suông.”
 Nhận thức khoa học
 Khái niệm: Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự
giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của
các sự vật. Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, trừu tượng, khái quát
lại vừa có tính hệ thống, có căn cứ và có tính chân thực. Nó vận dụng một
cách hệ thống các phương pháp nghiên cứu và sử dụng cả ngôn ngữ thông
thường và thuật ngữ khoa học để diễn tả sâu sắc bản chất và quy luật của đối
tượng nghiên cứu. Vì thế, nhận thức khoa học có vai trò ngày càng to lớn
trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt trong thời đại khoa học công nghệ.
 Vai trò:
- Nhận thức khoa học mang tính khoa học, thông qua một quá trình được
định hướng tự giác, tích cực, sáng tạo nhằm tiếp cận chân lý.
- Nhận thức khoa học hiện đại có thể và cần phải được xem xét với tư
cách kết quả của toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của hoạt động
tư duy, không chỉ chứa đựng những tri thức đã có trong lịch sử mà
chính là từ đó tiếp tục sáng tạo nên các tri thức khoa học mới. Với tinh
thần đó, Lênin cho rằng, không nên coi hệ thống lý luận của C. Mác là
cái “đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm”.

Câu 2:

3
Vai trò quan trọng của khoa học công nghệ trong lực lượng sản xuất

Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng kiến những thay đổi lớn về chất trong toàn bộ đời
sống xã hội, đó là những thay đổi về kinh tế, về chính trị, về văn hoá, đặc biệt về khoa học
công nghệ. Khoa học công nghệ đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống
nhân loại, mà kết quả quan trọng nhất là đã tạo ra bước ngoặt phát triển về chất của lực
lượng sản xuất. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển các mặt khác của đời sống nhân loại. Theo
luận điểm của C. Mác, khoa học công nghệ tự bản thân nó không thể tạo ra bất kì tác động
nào mà phải thông qua ứng dụng và hoạt động thực tiễn của con người thì khoa học công
nghệ mới có thể phát huy được tác dụng, hay nói cách khác, khoa học công nghệ trở thành
lực lượng sản xuất với điều kiện là khoa học công nghệ phải tồn tại dưới dạng lao động
được vật hoá thành máy móc.

- Khoa học công nghệ từ chỗ là lực lượng sản xuất tiềm năng đã từng
bước tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp.
- Khoa học có sự gắn kết chặt chẽ với kỹ thuật và công nghệ, trở thành
cơ sở lý thuyết cho các phưong tiện kỹ thuật, công nghệ mà thông qua
đó, khoa học được vật chất hoá trong các yếu tố vật thể của lực lượng
sản xuất.
- Thời gian để lý thuyết khoa học công nghệ đi vào thực tiễn sản xuất
ngày càng được rút ngắn lại.
- Khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ đến công cụ lao động, đối
tượng lao động đã tạo ra bước nhảy vọt của các yếu tố trong tư liệu sản
xuất.
+ Cải biến những công cụ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Những
công cụ lao động đơn giản mang tính chất tiểu thủ công nghệ được thay
thế bằng những dây truyền máy móc, thiết bị hiện đại, tối tân.
+ Sức lao động của con người được giải phóng, lao động chân tay dần
được chuyên môn hoá ngày càng cao.
+ Những thay đổi lớn lao của công cụ sản xuất đã làm cho năng suất
lao động tăng, khối lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và có chất
lượng cao.
4
Như vậy, theo Mác, khoa học công nghệ không phải là một lực lượng sản xuất độc lập,
đứng bên ngoài con người, mà khoa học công nghệ chỉ có thể tạo ra những biến đổi trong
quá trình sản xuất thông qua hoạt động của con người. Do vậy, trong thời đại ngày nay,
khoa học công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của lực lượng sản
xuất hiện đại.

Chủ trương coi khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu để thúc đẩy sự phát triển của
lực lượng sản xuất

Khẳng định “Khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu” nghĩa là khoa học công nghệ
phải đứng hàng thứ nhất và đi trước một bước trong mọi chính sách phát triển của Đảng và
Nhà nước; mọi chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc đều phải dựa vào khoa học công nghệ, được thực hiện bằng khoa học công
nghệ.

Trong thời gian qua, khoa học công nghệ nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, đạt được
nhiều thành tựu quan trọng, từng bước khảng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế -
xã hội

Khoa học công nghệ đã góp phần giải quyết những thách thức, vấn đề cuộc sống đặt ra.
Bằng chứng là rất nhiều kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao và phục vụ hoạt động sản
xuất, kinh doanh cũng như đời sống xã hội.

Với việc xác định “vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo chính là nguồn động
lực mới, to lớn để đất nước ta phát triển nhanh, bền vững hơn” và việc nắm bắt, tận dụng
những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang diễn ra hết sức
mạnh mẽ, cùng với khát vọng phát triển mãnh liệt và quyết tâm chính trị cao, có thể tin
tưởng rằng, Việt Nam sẽ đi tắt, đón đầu, phát triển khoa học công nghệ để rút ngắn quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và khoảng cách phát triển kinh tế so với các nước đi trước,
thực hiện được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

You might also like