You are on page 1of 16

Dịch tễ học

Câu hỏi
1.Các loại thiết kế quan sát mô tả
2.Các yếu tố truyền nhiễm và cơ chế truyền nhiễm
3.Đặc trưng dịch tễ học: tác nhân gây bệnh, vật chủ, môi trường.
4.Biện pháp phòng chống bệnh lây qua đường tiêu hóa.
5.Biện pháp phòng chống nhiễm HIV/AIDS

Đáp án
Câu 1: Các loại thiết kế quan sát mô tả:
1.Mô tả trường hợp bệnh và chùm bệnh
Là loại thiết kế nghiên cứu đơn giản nhất, thường nằm vào những trường hợp bệnh
hiếm gặp hoặc những trường hợp bệnh bất thường, thường được tiến hành trước bởi
các thầy thuốc lâm sàng.
Ví dụ: Năm 1961, ở Mỹ, có một báo cáo về một phụ nữ tiền mãn kinh, 40 tuổi, khỏe
mạnh, đã dùng viên tránh thai (Oral contraceptive) để điều trị viêm nội mạc tử cung và
nay vào viện vì nhồi máu phổi (Embolie pulmonaire). Vì nhồi máu phổi rất ít gặp ở lứa
tuổi này, đây là một trường hợp bất thường, và sau nhiều tìm tòi, những người thầy
thuốc đã nghĩ đến, có thể viên tránh thai liên quan đến nhồi máu phổi, và đưa ra giả
thuyết: Viên tránh thai có thể làm tăng nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch.
Thu thập các mô tả từng trường hợp bệnh đơn lẽ nhưng có những điểm giống nhau
xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn, trong một không gian không lớn lắm, hình
thành nên việc mô tả chùm bệnh, nó có tầm quan trọng lịch sử trong nghiên cứu dịch tễ
học và thường dùng nó như một phương tiện chẩn đoán ban đầu của sự xuất hiện hoặc
có mặt của một vụ dịch; và thường từ việc mô tả chùm bệnh hình thành nên giả thuyết
dịch tễ học. Ví dụ: Bệnh AIDS được mô tả ban đầu bằng chùm bệnh Pneumocystis carinii
trong số 5 thanh niên khỏe mạnh, xảy ra vào cuối năm 1980 đầu 1981 ở 3 bệnh viện ở
Los Angeles, có cùng một tiền sử giống nhau về đồng tính luyến ái... Giả thuyết này sau
đó đã được kiểm định.
2. Mô tả tương quan
Các mô tả trường hợp bệnh đơn lẻ và chùm bệnh dựa trên các sự kiện cá thể, còn
mô tả tương quan thì dựa trên các sự kiện chung của một quần thể, về cả bệnh và các
yếu tố, đặc tính chung của quần thể, có liên quan tới bệnh. Mặc dầu các đặc tính chung
này được tính theo đầu người, nhưng các số đo các đặc tính đó vẫn có nguồn gốc từ một
quần thể trong những khoảng thời gian khác nhau, ở những thời điểm khác nhau, hoặc
của các quần thể khác nhau trong cùng một khoảng thời gian, ở cùng một thời điểm.
Ví dụ : lượng thịt tiêu thụ đầu người/ngày có tương quan thuận theo chiều với tỷ lệ
K Đại tràng ở nhiều nước trên thế giới, ở những nước tiêu thụ nhiều thịt thì K đại tràng
có tỷ lệ cao(Canada,New Zealand, Mỹ...) ... và ngược (Nigeria, chile..)
Một ví dụ khác: người ta thấy có mối tương quan giữa lượng thuốc lá bán ra và tỷ lệ
chết vì bệnh mạch vành ở 44 bang của Mỹ, tỷ lệ chết cao nhất ở bang bán nhiều nhất,
thấp nhất ở bang bán ít nhất, và trung gian ở các bang còn lại.
Mô tả tương quan là một trong những thiết kế được sử dụng nhiều nhất trong các
nghiên cứu dịch tễ học, thường được sử dụng như là bước đầu trong việc khai thác một
quan hệ có thể có kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh, tiến hành một cách nhanh chóng, ít
tốn kém, vì thường sử dụng những nguồn thông tin sẵn có trong các lĩnh vực liên quan.
Hạn chế của mô tả tương quan là không có khả năng gán tương quan kết hợp giữa
phơi nhiễm và bệnh của quần thể cho bất kỳ một cá thể nào trong quần thể, đặc biệt biệt
là sự tương quan đó có thật sự xảy ra ở những cá thể có phơi nhiễm trong quần thể
nghiên cứu hay không. Ví dụ, người ta thấy có một sự tương quan rất mạnh giữa test
phát hiện bệnh Papanicolaou với tỷ lệ chết do ung thư cổ tử cung ở nhiều bang khác
nhau của Mỹ, nhưng liệu chính những phụ nữ được sàng tuyển bằng test này có tỷ lệ
chết vì ung thư cổ tử cung có thật sự giảm thấp không thì lại là vấn đề hoàn toàn khác...
Cho nên, các mô tả tương quan cũng chỉ đạt tới mức cao nhất là hình thành giả
thuyết, mà hoàn toàn không có khả năng kiểm định giả thuyết.
Một hạn chế nữa của mô tả tương quan là không có khả năng loại trừ được nhiều
tiềm ẩn ở trong kết hợp tương quan. Ví dụ, có một kết hợp chặt chẽ giữa số lượng tivi
màu/đầu người và tỷ lệ chết do mạch vành ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng rõ ràng là
số tivi màu/đầu người chắc chắn có liên quan với lối sống khác làm tăng bệnh mạch vành,
cao huyết áp, mức cholesterol máu, thói quen hút thuốc, ít hoạt động thể lực...
3. Mô tả bằng những đợt nghiên cứu ngang
Còn được gọi là nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc, trong đó có cả phơi nhiễm và bệnh đều
được xem xét cùng một lúc cho mỗi các thể trong một quần thể nhất định, được tiến
hành ở mỗi thời điểm nhất định, cung cấp cho ta một bức ảnh chụp nhanh về một hiện
tượng sức khỏe và các yếu tố liên quan của một quần thể.
Thường thì, hiện nay loại nghiên cứu này được tiến hành trên một mẫu đại diện cho
quần thể.
Hạn chế của điều tra ngang là không thể nói được rằng yếu tố hay bệnh, cái nào xảy
ra trước, cái nào xảy ra sau, ai là nhân, ai là quả. Ví dụ, người ta đã xét nghiệm beta
carotene/máu những người được xác định là có mắc ung thư trong một đợt nghiên cứu
ngang, thì ngoài thông tin thu thập được về tỷ lệ ung thư đó, và ở họ có mức beta
carotene/máu thấp hơn người bình thường, chúng ta không thể biết được là mức beta
caroten thấp xảy ra trước, là yếu tố nguy cơ của bệnh,hay xảy ra sau, chỉ là hậu quả của
bệnh.
Nghiên cứu ngang chỉ phản ánh hiện tượng sức khỏe tại thời điểm nghiên cứu
không nói lên được diễn biến của hiện tượng sức khỏe đó theo thời gian, cho nên không
thể so sánh kết quả này với kết quả của một nghiên cứu ngang ở quần thể khác. Ví dụ:
trong một nghiên cứu ở Mỹ về tỷ lệ mắc bệnh mạch vành người da đen có tỷ lệ thấp hơn
người da trắng, nhưng không thể nói được là sự phát triển bệnh mạch vành ở người da
đen là thấp hơn, vì không phải ở thời điểm xảy ra hiện tượng như vậy.
Câu 2: Các yếu tố truyền nhiễm và cơ chế truyền nhiễm:
1.Các yếu tố truyền nhiễm
Yếu tố truyền nhiễm: Là các yếu tố của môi trường bên ngoài tham gia vào việc vận
chuyển vi sinh vật gây bệnh từ nguồn truyền nhiễm đến cơ thể cảm nhiễm.
Các yếu tố truyền nhiễm như: không khí, đất, nước, thực phẩm, tiết túc có vai trò trung
gian trong một khoảng thời gian nào đó giúp vi sinh vật gây bệnh sống sót khi ra khỏi cơ
thể ký chủ và đưa vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể ký chủ mới.
a.Vai trò truyền nhiễm của không khí
Không khí là yếu tố truyền nhiễm các bệnh đường hô hấp theo phương thức giọt
nước bọt và bụi.
Các giọt nước bọt thoát ra từ người ốm hoặc người mang mầm bệnh có chứa tác
nhân gây bệnh, người lành hít thở không khí có giọt nước bọt chứa tác nhân gây bệnh
có thể bị lây.
Môi trường không khí không thuận lợi cho vi sinh vật, cơ chế truyền qua giọt nước
bọt chỉ có tác dụng nếu ở gần nguồn truyền nhiễm (khoảng 1,5 - 2m). Các bệnh truyền
nhiễm theo cơ chế này như: cúm, sởi, ho gà chỉ xảy ra khi có sự tiếp xúc rất gần giữa
người ốm và người khỏe.
Một số bệnh có thể lây truyền qua bụi có chứa tác nhân gây bệnh trong không khí,
bụi chứa tác nhân gây bệnh có thể có nguồn gốc từ giọt nước bọt khô đi và tác nhân có
sức đề kháng cao đối với ngoại cảnh như vi trùng lao có thể tồn tại được trong bụi. Một
số tác nhân gây bệnh cho động vật cũng có thể truyền sang người qua bụi, như trực
khuẩn bệnh than từ da lông súc vật, sốt thỏ rừng từ phân.
Bệnh truyền nhiễm qua không khí lây lan nhanh vì chỉ cần hít thở không khí có tác
nhân gây bệnh là có thể bị lây bệnh. Bệnh lan truyền qua không khí rất khó cách ly,
bệnh càng lây lan nhanh chóng trong khu vực dân cư đông đúc.
b.Vai trò truyền nhiễm của nước
Nước là yếu tố truyền nhiễm quan trọng của nhiều bệnh đường ruột. Nước bị
nhiễm bẩn với các chất bài tiết của người và động vật, sông hồ có thể bị nhiễm phân
người và động vật, do nước cống rãnh đổ vào, do người bệnh và người mang trùng đến
tắm giặt, do nước thải của bệnh viện hoặc nhà máy.
Vi sinh vật gây bệnh đường ruột có thể sống trong nước một thời gian.
- Phẩy khuẩn tả có thể sống trong nước đến 20 ngày
- Trực khuẩn thương hàn cũng sống được vài ngày đến vài tuần
- Lỵ amip, đặc biệt thể kén có thể tồn tại lâu đến 8 tháng
Nhiều vụ dịch tả lan rộng vì lây lan qua đường nước
Một số bệnh da niêm mạc có thể lây lan qua đường nước, ví dụ viêm kết mạc mắt
do virus, bệnh đau mắt hột.
Một vài bệnh từ súc vật truyền qua người thông qua nước, ví dụ bệnh xoắn khuẩn
Leptospira, nước tiểu của loài gặm nhấm, trâu bò làm nhiễm bẩn nguồn nước, người bị
nhiễm trùng khi uống, tắm, giặt, làm việc đồng áng, nhân viên công trình đô thị nạo vét
cống rãnh có thể lây bệnh vì Leptospira có thể xâm nhập qua da và niêm mạc bị tổn
thương.
Trong một số bệnh sán, nước không những là đường truyền nhiễm mà còn là nơi kí
sinh vật trải qua một chu trình phát triển trong cơ thể vật chủ trung gian
c.Vai trò truyền nhiễm của đất
Cũng như nước đất bị nhiễm bẩn bởi chất bài tiết của người và súc vật, mức độ
nhiễm bẩn của đất cao hơn vì đa số động vật sống trên đất, những ít tiếp xúc với người
nên vai trò truyền nhiễm của đất thấp hơn nước. Nước uống có thể truyền vi trùng
đường ruột cho người một cách trực tiếp trong khi đất chỉ có thể truyền gián tiếp thông
qua nước hoặc rau quả mới vào ruột, đường truyền nhiễm trong trường hợp này phải
qua một thời gian dài nên phần lớn mất tác dụng.
Đất là yếu tố truyền nhiễm độc lập trong một số bệnh như bệnh lao, bệnh than.
Nó cũng có tác dụng bảo vệ nha bào của vi trùng uốn ván, hoại thư sinh hơi.
Đất có vai trò lớn trong sự truyền bệnh giun sán, trứng giun được bảo tồn lâu vài
tháng trong lòng đất, khi trứng giun đũa, giun móc vào đất cùng với phân, chúng qua
một giai đoạn phát triển trong đất, sau đó xâm nhập vào cơ thể người qua miệng, hoặc
ấu trùng chui qua da (giun móc).
d.Vai trò truyền nhiễm của thực phẩm
Thực phẩm là yếu tố truyền nhiễm quan trọng trong bệnh đường ruột. Nhiều loại vi
sinh vật gây bệnh có thể tồn tại trong thức ăn một thời gian dài, một số còn có thể sinh
sản trong thức ăn. Thức ăn nhiều chất đạm thường là môi trường tốt cho vi trùng.
Thức ăn có thể bị nhiễm bẩn gián tiếp qua đất, nước, ruồi nhặng hoặc trực tiếp qua
tay người ốm hay người mang mầm bệnh.
Các bệnh truyền qua nước như tả, lỵ, thương hàn đều có thể truyền qua thức ăn.
Các bệnh giun sán do đất đều truyền qua thức ăn nhiễm bẩn.
Các bệnh súc vật có thể truyền qua người do ăn thịt, trứng, sữa của súc vật bị ốm.
Vi khuẩn sốt làn sóng có thể tồn tại 1-2 tháng trong sữa dê, cừu và phomat làm từ sữa
của dê, cừu bị ốm.
Thức ăn là yếu tố truyền nhiễm độc nhất trong nhóm bệnh nhiễm trùng nhiễm độc
thức ăn do các vi trùng gây bệnh là: Salmonella, Staphylococcus và Clostridium
botulinum.
e.Vai trò truyền nhiễm của các vật dụng
Các bệnh da, tóc có thể truyền nhiễm qua quần áo lót, mũ, gối. Bệnh đau mắt hột
lây do dùng chung khăn, chậu rửa mặt. Đồ dùng ăn uống cũng như đồ chơi của trẻ em
là có thể làm lây các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa. Đồ chơi trẻ em có thể bảo tồn vi
trùng bạch hầu trong vài tháng.
Các dụng ở nơi công cộng như tay vịn cầu thang, quả đấm cửa, nút giật nước trong
bồn cầu tiêu đều có thể bị nhiễm các chất thải của người mang mầm bệnh.
Vai trò truyền nhiễm của các dụng cụ y tế có tầm quan trọng đặc biệt, có thể truyền
nhiều bệnh trong bệnh viện giữa bệnh nhân này với bệnh nhân khác.
f.Vai trò truyền nhiễm của côn trùng tiết túc
Các động vật tiết túc nên được xếp vào yếu tố truyền nhiễm hơn là nguồn truyền
nhiễm vì chúng chỉ là môi giới trung gian truyền bệnh. Các động vật tiết túc gồm côn
trùng và ve.
Quá trình truyền nhiễm phụ thuộc vào nhiều đặc điểm giải phẫu sinh lí của tiết túc
như cấu tạo bộ máy tiêu hóa, cách ăn uống của chúng.
Khả năng sinh sản nhanh hay chậm, thời kỳ biến thái dài hay ngắn quyết định mức
độ nguy hiểm của tiết túc.
Phương pháp di động như bay, nhảy hay bò sẽ quyết định cự ly di động và tốc độ di
động của tiết túc, do đó quyết định mức độ nguy hiểm của môi giới.
Về cơ chế truyền nhiễm người ta chia động vật tiết túc làm 2 nhóm:
- Nhóm tiết túc hút máu, là loại vectơ truyền bệnh đường máu, như muỗi, bọ chét,
rận... đây là nhóm môi giới sinh học vì tác nhân gây bệnh qua một thời gian ở trong có
thể của chúng, có nhiều khi sinh sản ở trong cơ thể tiết túc và thậm chí trải qua một
chu kì sinh sản cần thiết trong cơ thể tiết túc nữa.
- Nhóm thứ hai là nhóm là nhóm môi giới truyền bệnh cơ học, chủ yếu là ruồi
nhặng, vi sinh vật gây bệnh chỉ tồn tại ở bên ngoài cơ thể tiết túc hoặc trong ống tiêu
hóa của chúng một thời gian ngắn (2-3 ngày).
Các bệnh truyền nhiễm do tiết túc liên quan đến sự phát triển của chúng, khi nào có
điều kiện thuận lợi cho sự biến động, phát triển của tiết túc thì những bệnh này có khả
năng lan truyền mạnh. Do đó các điều kiện địa lý tự nhiên như khí hậu, thời tiết, đầm
lầy, các yếu tố xã hội như đô thị hóa, trình độ y tế vệ sinh, ô nhiễm môi trường có ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển các dịch bệnh lây truyền do tiết túc.
2.Cơ chế truyền nhiễm
Cơ chế truyền nhiễm là một cơ chế đảm bảo cho vi sinh vật gây bệnh từ vật chủ
này sang sinh trưởng và phát triển ở một vật chủ khác.
Cơ chế truyền nhiễm của một bệnh nhiễm trùng đặc trưng bằng đường truyền với
lối ra của tác nhân gây bệnh khỏi ký chủ và lối vào của tác nhân đó ở ký chủ mới, cùng
với phương thức tồn tại của tác nhân ở bên ngoài cơ thể ký chủ.
Cơ chế truyền nhiễm làm cho quá trình dịch được duy trì với các thành phần của
chuỗi dây xích minh họa cho 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Vi sinh vật ra khỏi cơ thể ký chủ, cửa ra có thể là đường hô hấp, tiêu
hóa, đường da niêm mạc hoặc đường máu. Cửa ra của các tác nhân gây bệnh phụ
thuộc
+ Vị trí gây bệnh
+ Vi sinh vật lưu thông tự do trong cơ thể ký chủ hay hạn chế ở một cơ quan hệ
thống
+ Đường lây truyền
Tác nhân gây bệnh có thể có một (bệnh cúm) hay nhiều cửa ra (bệnh liên cầu
khuẩn, trực khuẩn than)
- Giai đoạn 2: Tác nhân gây bệnh tồn tại ở môi trường bên ngoài. Môi trường này
cũng tùy thuộc vào đường ra của tác nhân gây bệnh. Sự truyền nhiễm có thể diễn ra
trực tiếp hay gián tiếp, có thể nói trong trường hợp truyền nhiễm theo cơ chế trực tiếp
giai đoạn 2 này chỉ diễn ra trong một khoảnh khắc ngắn ngủi. Thời gian tồn tại của các
tác nhân gây bệnh ở môi trường bên ngoài tùy thuộc vào điều kiện của môi trường
ngoại cảnh nhưng quyết định vẫn là sức đề kháng của vi sinh vật gây bệnh.
Các yếu tố của môi trường góp phần vào cơ chế truyền nhiễm là không khí, đất,
nước, thực phẩm, đồ dùng cá nhân, đồ dùng công cộng và dụng cụ y tế. Các vectors
trung gian truyền bệnh cũng được xem là yếu tố truyền nhiễm.
- Giai đoạn 3: Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào một ký chủ mới. Cửa vào của các
tác nhân gây bệnh, cũng gồm các cửa như cửa ra.
Câu 3: Đặc trưng dịch tễ học: Tác nhân gây bệnh, vật chủ, môi trường
Các bệnh truyền nhiễm phát sinh do tác động qua lại giữa: Tác nhân gây bệnh, vật chủ, môi
trường. Mối quan hệ giữa 3 tác nhân đó chi phối sự hình thành và phát triển dịch bệnh.
Khảo sát mối liên quan của chúng giúp: giải thích nguyên nhân gây ra dịch bệnh trong cộng
đồng và đưa ra biện pháp phòng chống dịch.
1.Tác nhân
Trong trường hợp bệnh nhiễm trùng, tác nhân gây bệnh là tác nhân sinh học, đó là những
vi sinh vật gây bệnh, có thể là: Vi khuẩn, virus, Rickettsia, ký sinh trùng, nấm... Các đặc tính
cụ thể của mỗi tác nhân gây bệnh là yếu tố quan trọng quyết định bản chất của việc nhiễm
trùng, có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện và lan truyền bệnh, mức độ trầm trọng và số
lượng người mắc.
a.Khả năng lây lan
Khả năng lây lan là khả năng một tác nhân gây bệnh có thể lan truyền trong một tập
thể.
Ví dụ: Virus sởi và bại liệt có khả năng lây nhiễm cao.
Tính chất này được diễn tả trong dịch tễ học bằng tỷ lệ tấn công (attack rate) và tỷ
lệ tấn công thứ cấp (secondary attack rate).
A
Tỷ lệ tấn công hay tỷ lệ bộc phát đầu tiên = x 100 (hoặc x 1000)
B
C
Tỷ lệ tấn công thứ cấp hay tỷ lệ bộc phát thứ cấp = x 100 (hoặc x 1000)
D
Trong đó
A: là số bệnh nhân được phát hiện đầu tiên (số mới mắc)
B: số người có thể tiếp thụ bệnh
C: số trường hợp mới mắc thứ cấp
D: số người tiếp thụ bệnh trừ đi số người mắc bệnh đầu tiên.
b.Khả năng gây bệnh
Khả năng gây bệnh là khả năng của vi sinh vật có thể gây bệnh cho ký chủ.
Ví dụ: Virus sởi có khả năng sinh bệnh cao trong khi virus bại liệt có khả năng sinh
bệnh thấp (hầu hết các ca bại liệt để ở thể không triệu chứng).
Trong dịch tễ học khả năng gây bệnh được diễn tả bằng tỷ lệ sau: Khả năng gây
E
bệnh = x 100 Trong đó E là số người bị nhiễm và mắc bệnh, F là tổng số người bị
F
nhiễm.
c.Độc tính
Độc tính là khả năng của tác nhân có thể gây rối loạn bệnh lý. Độc tính tùy thuộc
vào đặc điểm sinh hóa của vi sinh vật (độc tố) và khả năng phát triển của vi sinh vật
trong cơ thể của ký chủ. Trong dịch tễ học, độc tính của vi sinh vật gây bệnh được
đánh giá bằng tỷ lệ chết hay tỉ lệ bệnh trầm trọng (dựa trên một số tiêu chuẩn cho
trước) so với tổng số người mắc bệnh, ví dụ: Virus dại có độc tính rất cao.
d.Khả năng xâm nhiễm
Khả năng xâm nhiễm là khả năng của vi sinh vật sau khi vào cơ thể kí chủ, có thể đi
vào các cơ quan tổ chức và các hệ thống của cơ thể. Cần phân biệt độc tính và khả
năng xâm nhiễm là hai thuật ngữ mô tả hai hiện tượng khác nhau, ví dụ Clostridium
tetani là một tác nhân rất độc nhưng ít xâm nhiễm/lan tràn, trong khi đó Salmonella là
tác nhân ít độc hơn nhưng xâm nhiễm rất mạnh.
Một số bệnh nhiễm trùng thường thấy và những đặc trưng về tác nhân gây bệnh
có liên quan đến ký chủ được mô tả trong bảng sau đây (bảng 1):
Bảng 1: Tóm tắt các đặc trưng của tác nhân

Phân loại Khả năng lây Khả năng gây Độc tính
Tương đối lan bệnh
Cao Đậu mùa Sởi Đậu mùa Dại Sởi Dại Đậu mùa
Thủy đậu Bại Thủy đậu Cảm AIDS
liệt lạnh
Trung bình Ban đỏ Quai bị Ban đỏ Quai bị Bại liệt
Cảm lạnh
Thấp Lao Bại liệt Lao Sởi
Rất thấp Phong(?) Phong(?) Ban đỏ* Thủy
đậu Cảm lạnh
* Ban đỏ (Rubella) có độc tính rất cao đối với bào thai.
2.Môi trường
Môi trường là phần ở bên ngoài ký chủ và là nơi mà tác nhân gây bệnh có mặt,
tồn tại hoặc phát triển.
Môi trường bao gồm:
- Môi trường tự nhiên: các điều kiện khí hậu, thời tiết, địa lí, các yếu tố lý hóa,
sinh học
- Môi trường xã hội: hành vi, cách sống, tôn giáo và các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã
hội khác nhau của một cộng đồng.
Môi trường giữ một vai trò then chốt trong việc phát triển bệnh truyền nhiễm.
Môi trường có thể làm thay đổi khả năng tồn tại của các tác nhân gây bệnh, làm tăng
hay giảm nguy cơ tiếp xúc và xâm nhập của mầm bệnh vào vật chủ.
Thời gian tồn tại và khả năng sinh sản của các tác nhân tùy thuộc vào đặc tính vật
lý, hóa học và sinh học của môi trường. Ví dụ nhiệt độ, độ ẩm, sự có mặt của chất dinh
dưỡng tạo thuận lợi cho vi trùng thương hàn. Điều kiện thiếu Oxy là yếu tố thuận lợi
cho vi khuẩn hiếm khí như Clostridium botulinum. Môi trường không khí khô và có bức
xạ sẽ không thuận lợi cho trực trùng lao.
3.Vật chủ
Vật chủ được định nghĩa là người hay động vật – nơi tác nhân gây bệnh xâm
nhập và phát triển thuận lợi trong điều kiện tự nhiên.
Mức độ đề kháng không đặc hiệu (tình trạng dinh dưỡng, khả năng đáp ứng và
thích nghi với biến đổi của môi trường), và đề kháng đặc hiệu của các cá thể xác định
sự lan truyền của tác nhân gây bệnh, hình thái lâm sàng và mức độ trầm trọng của
dịch bệnh.
Một cá nhân chứa một tác nhân gây bệnh có khả năng lây bệnh cho người khác
gọi là “người mang mầm bệnh” hay “người mang trùng”, trên thực tế từ này để chỉ
người mang vi trùng mà không có triệu chứng lâm sàng.
Về phương diện dịch tễ, người ta phân biệt:
- Người mang mầm bệnh hoạt động: gồm những người đang mắc bệnh từ thời kì
ủ bệnh đến thời kỳ dưỡng bệnh.
- Người mang mầm bệnh tiềm ẩn: về mặt dịch tễ là những người mang mầm
bệnh nhưng không đào thải tác nhân gây bệnh ra môi trường chung quanh. Người
mang mầm bệnh có thể thay đổi từ thể hoạt động sang thể tiềm ẩn hoặc ngược lại.
- Người mang mầm bệnh mạn tính: Một vài bệnh còn có tình trạng mang trùng
rất lâu sau giai đoạn hồi phục, có khi cho đến lúc chết gọi là mang trùng mạn tính
(Thương hàn, Viêm gan siêu vi B).
- Người lành mang mầm bệnh: người bị nhiễm nhưng hoàn toàn khỏe mạnh.
Câu 4: Biện pháp phòng chống bệnh lây qua đường tiêu hóa
Đáp án có 2 ý lớn: Phòng bệnh và chống bệnh.
I.PHÒNG BỆNH: Gồm biện pháp vệ sinh và vacxin phòng bệnh
1.Biện pháp vệ sinh
Các biện pháp phòng bệnh nhằm cắt đứt đường truyền nhiễm. Các biện pháp vệ sinh
chung bao gồm công tác kiểm tra nước uống, thu dọn và thanh trừ phân rác, diệt ruồi và
thực hiện các điều lệ vệ sinh ở các cơ sở thực phẩm. Các biện pháp này phải được tiến
hành thường xuyên và không tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh.
a.Đảm bảo cung cấp nước sạch
Phải bảo đảm cho nhân dân có đầy đủ nước ăn chất lượng tốt bằng cách:
- Xây dựng ống dẫn nước và giếng có khả năng cung cấp đủ nước ăn tốt.
- Nguồn nước ăn uống phải được tiệt khuẩn bằng Clo, đun sôi; bảo vệ
nguồn cung cấp nước ăn khỏi bị nhiễm khuẩn.
- Kiểm tra vệ sinh ở nơi sản xuất nước đá, nước đóng chai.
b.An toàn thực phẩm
- Đảm bảo an toàn thực phẩm: Cần giáo dục cho người dân cách phòng bệnh lây
qua đường tiêu hóa như:
+ Đun nấu kỹ những thực phẩm sống. Không ăn thức ăn chưa được đun
nấu trừ những rau quả tươi bóc được vỏ và ăn ngay sau khi bóc.
+ Ăn thức ăn vừa được đun nấu xong hoặc đun lại trước khi ăn.
+ Bảo quản cẩn thận thức ăn đã đun nấu
+ Rửa tay kỹ trước và sau nấu ăn.
- Bảo vệ thực phẩm khỏi bị nhiễm khuẩn tại các nơi chế biến, bảo quản và sử
dụng như các xí nghiệp thực phẩm, kho lương thực, cửa hàng thực phẩm, nhà ăn
công cộng không kém phần quan trọng.
- Sự nhiễm khuẩn các thực phẩm thường xảy ra ở quầy hàng do ruồi và tay bẩn
của những người bán hàng. Cho nên, ngoài việc kiểm tra vệ sinh đối với các thực
phẩm, cần phải tiến hành công tác giáo dục vệ sinh cho nhân viên các cơ sở thực
phẩm.
c.Vệ sinh môi trường
Tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh thực
phẩm, vệ sinh cá nhân để phòng chống bệnh lây qua đường tiêu hóa. Xây dựng
hệ thống cống rãnh, xử lý phân rác, diệt ruồi.
2.Vaccine phòng bệnh
Tiêm chủng phòng bệnh để gây miễn dịch đặc hiệu đối với một số bệnh đã có
vaccine như tả, thương hàn.
a.Vaccin tả uống: Có hai loại vaccin tả uống đạt mức độ miễn dịch cao trong một vài
tháng đối với chủng O1 đã được dùng ở một vài nước. Một loại là vaccine sống chỉ
dùng một liều; một loại khác là vaccine chết bao gồm vi khuẩn tả bất hoạt và một
phần đơn vị B của độc tố tả, dùng 2 liều.
b.Vaccine phòng bệnh thương hàn: hiện nay có hai loại vaccine phòng bệnh thương
hàn:
+ Vaccine thương hàn tiêm: Tên thương mại Typhim Vi (Pháp)
+ Vaccin thương hàn uống: Tên thương mại Zerotyph cap (Hàn Quốc).
Vaccine dùng để phòng cho những người tiếp xúc với bệnh nhân, các đối
tượng sinh sống trong các vùng có nguy cơ cao.
II.PHÒNG CHỐNG DỊCH
1.Đối với nguồn truyền nhiễm
- Giám sát phát hiện, điều trị sớm và cách ly bệnh nhân mắc bệnh lây qua đường tiêu
hóa là rất cần thiết trong việc giảm tử vong và chống lây lan dịch. Các bệnh như tả,
thương hàn phải cách ly tại khoa truyền nhiễm.
- Khai báo: Tả là bệnh quy định phải báo cáo cho thủ trưởng đơn vị, y tế cấp trên.
- Khử trùng, tẩy uế chất thải của người mắc bệnh lây qua đường tiêu hóa bằng vôi bột
hoặc hóa chất.
- Quản lý bệnh nhân: Theo dõi những người khỏi bệnh nhằm phát hiện những người
mang trùng bằng cách xét nghiệm phân.
Ví dụ: Đối với bệnh thương hàn sau khi ra viện, tất cả những người khỏi bệnh phải
theo dõi ngoại trú trong vòng 3 tháng, phải xét nghiệm phân để phát hiện tình trạng
mang vi khuẩn mạn tính. Việc phát hiện ra người mang trùng bằng cấy phân là
phương pháp khẳng định chắc chắn nhất vì nếu cấy phân dương tính thì điều đó
khẳng định rằng người này đang tiếp tục đào thải vi khuẩn thương hàn ra môi trường.
Nhân viên các xí nghiệp thực phẩm, nhà máy nước, các nhà trẻ, trong thời gian 3
tháng theo dõi ngoại trú không được làm những công việc tiếp xúc với thực phẩm.
Những nhân viên mang vi khuẩn mạn tính thì phải chuyển khỏi cơ quan, xí nghiệp kể
trên. Phải tiến hành công tác giáo dục vệ sinh để những người mang vi khuẩn mạn
tính biết rằng họ là nguồn truyền nhiễm nguy hiểm đối với người xung quanh.
- Quản lý người tiếp xúc: cần xét nghiệm phân người tiếp xúc với bệnh nhân để phát
hiện người lành mang mầm bệnh.
- Đối với bệnh mà nguồn truyền nhiễm là động vật, các biện pháp phòng ngừa
thường là các biện pháp thú y, vì thực tế người bệnh không nguy hiểm.
2.Đối với đường truyền nhiễm
- Kiểm tra vệ sinh các nguồn nước uống, những nơi chế biến và bảo quản thực phẩm.
Lấy mẫu thực phẩm, nước để xét nghiệm phân lập vi khuẩn, đặc biệt ở khu vực có
bệnh nhân.
- Nước sinh hoạt phải được tiệt khuẩn bằng hóa chất:
+ Nước máy phải đảm bảo lượng Clo dư là 0,5 mg/l.
+ Nước giếng phải được khử khuẩn bằng Cloramin B
- Vệ sinh môi trường: Phân của bệnh nhân phải được xử lý bằng vôi bột hoặc hóa
chất; xử lý rác; diệt ruồi.
3.Đối với khối cảm thụ
- Giáo dục sức khỏe: Thực hiện tốt giáo dục y tế trong cộng đồng làm cho mọi người
biết sự cần thiết phải điều trị đúng cách cho những người bị mắc bệnh mà không
được chậm trễ. Thông tin cho nhân dân biết rằng các bệnh lây qua đường tiêu hóa có
thể phòng được bằng các biện pháp đơn giản nhưng có hiệu quả là ăn chín uống sôi,
rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với phân.
- Thực hiện vệ sinh môi trường, xử lý tốt phân rác; vệ sinh thực phẩm; vệ sinh cá
nhân để phòng mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- Điều trị dự phòng: Đối với bệnh tả dự phòng bằng kháng sinh chỉ thực hiện cho
những người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
Câu 5: Biện pháp phòng chống nhiễm HIV/AIDS
Nguyên tắc cơ bản phòng chống HIV/AIDS
- Dự phòng nhiễm HIV.
- Giảm tác động của HIV/AIDS đối với cá nhân và xã hội.
- Huy động và thống nhất các nỗ lực quốc gia, toàn cầu phòng chống HIV/AIDS.
1.Dự phòng nhiễm HIV
a.Phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục:
Để phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục, cần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Giáo dục lối sống lành mạnh và thực hiện an toàn tình dục:
+ Biện pháp có hiệu quả nhất là quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy một vợ,
một chồng. Không quan hệ tình dục bừa bãi.
+ Sử dụng bao cao su khi sinh hoạt tình dục giúp cho người nhiễm hoặc nghi ngờ
nhiễm HIV tránh lây lan cho người bạn tình.
+ Giáo dục kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, khuyến khích họ
đến các cơ sở y tế khám, điều trị khi nghi ngờ mắc bệnh.
- Cung cấp các dịch vụ y tế và xã hội:
+ Mở rộng dịch vụ cung cấp bao cao su.
+ Các dịch vụ y tế xã hội nhằm xử lý các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
+ Phát triển mạng lưới xét nghiệm HIV và tư vấn.
- Khống chế nạn mại dâm đề phòng lây lan HIV từ các tệ nạn mại dâm.
b.Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu
- Qua truyền máu và các sản phẩm của máu:
+ Phát động phong trào hiến máu nhân đạo, tự nguyện để tăng nguồn máu dự
trữ.
+ Mọi người cho máu phải được tư vấn để xác định không thuộc nhóm nguy
cơ cao, kiểm tra tình trạng nhiễm HIV ở người cho máu, máu nghi ngờ HIV (+)
phải loại bỏ ngay. Chỉ định truyền máu và các sản phẩm của máu chỉ khi thật
cần thiết.
+ Các dụng cụ tiêm truyền phải được tiệt trùng theo đúng quy định.
- Qua tiêm chích ma túy
+ Vận động không tiêm chích ma túy
+ Vận động và tổ chức cai nghiện, tạo và thu xếp công ăn việc làm cho
những người sau khi đã cai nghiện, chống tái nghiện.
+ Giáo dục cho những người cai nghiện hiểu biết về HIV/AIDS để thực hiện
các nguyên tắc vệ sinh tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác, thực hiện an
toàn tình dục.
+ Ngăn chặn và xử lý nghiêm những người buôn bán ma túy, chủ ổ tiêm
chích.
- Qua tiêm chích, thủ thuật và phẫu thuật
+ Các dụng cụ tiêm truyền và phẫu thuật, kim châm ...phải được tiệt trùng.
+ Nâng cao trình độ của các nhân viên y tế và có trang thiết bị đảm bảo vô
trùng trong mọi dịch vụ y tế
+ Tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh khi tiếp xúc với người nhiễm HIV /AIDS
c.Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Đa số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị nhiễm HIV qua quan hệ tình dục, vì vậy việc
phòng chống nhiễm HIV qua quan hệ tình dục đối với phụ nữ là chiến lược tốt nhất
để phòng chống nhiễm HIV từ mẹ sang con.
- Giáo dục tuyên truyền cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ phòng nhiễm HIV/AIDS,
đặc biệt là phụ nữ có hành vi nguy cơ cao.
- Chẩn đoán sớm thai phụ bị nhiễm HIV bằng vận động những người có nguy cơ cao
xét nghiệm để phát hiện HIV.
- Phụ nữ đã nhiễm HIV khuyên họ không nên có thai vì sẽ tiến triển nhanh chóng tới
AIDS, con sinh ra có khả năng bị AIDS. Nếu có thai nên nạo thai, sử dụng bao cao su
trong quan hệ tình dục.
- Nếu thai phụ muốn giữ thai thì phải gửi họ đến khoa sản bệnh viện tỉnh hoặc các
tuyến kỹ thuật cao hơn để được quản lý và điều trị dự phòng bằng các thuốc chống
Retrovirus. Việc một bà mẹ bị nhiễm HIV có tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hay không
cần phải được cân nhắc cẩn thận bởi vì cho bú sữa mẹ có nhiều ưu điểm sau:
- Cung cấp chất bổ dưỡng tốt nhất cho trẻ
- Cung cấp các kháng thể giúp cho trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng.
- Cho con bú kích thích các hormon làm chậm rụng trứng tránh thụ thai, thực hiện
kế hoạch hóa gia đình.
- Cho bú sữa mẹ làm cho cả mẹ và con có cảm giác ấm áp và an toàn hơn
- Cho bú sữa bình dễ bị nhiễm trùng và làm cho trẻ có nguy cơ bị tiêu chảy.
- Cho bú sữa mẹ có thể làm chậm hay ngăn sự tiến triển thành AIDS ở trẻ em bị
nhiễm HIV.
2.Giảm tác động của dịch HIV/AIDS đối với cá nhân và xã hội
a.Chăm sóc, tư vấn và chữa bệnh tại gia đình và cộng đồng
- Gia đình và cộng đồng phải chăm sóc người thân của mình bị nhiễm HIV/AIDS
và những người bị nhiễm phải bảo vệ cho gia đình và cộng đồng.
- Các dịch vụ y tế, xã hội phải dễ tiếp cận, đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân, với
cán bộ có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác xã hội.
- Chăm sóc ngoại trú và tại nhà sẽ tạo mối liên lạc chặt chẽ giữa người bệnh với
gia đình, cộng đồng và cơ quan y tế.
b.Hỗ trợ kinh tế, xã hội cho người bệnh và gia đình
- AIDS đặc biệt đe dọa các nước đang phát triển, các nhóm người nghèo và gia
đình họ.
- Gánh nặng AIDS được nhân đôi cho phụ nữ vì họ có vai trò chăm sóc gia đình,
ngoài việc chăm sóc con cái, họ phải chăm sóc người thân bị nhiễm HIV/AIDS.
Những người lãnh đạo cộng đồng và làm công tác xã hội, nhân đạo và tôn giáo
là người hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ.
- Cần có sự phối hợp ở cơ sở cộng đồng giữa chính quyền, y tế, xã hội, tư nhân
trong việc hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ.
- Cần thành lập các tổ chức xã hội, nhân đạo ở cơ sở chuẩn bị chăm sóc trẻ mồ
côi và người góa bụa, không nên phân biệt đối xử.
c.Giảm tác động kinh tế xã hội của dịch HIV/AIDS
- Tác động kinh tế, xã hội của AIDS tại nhiều nước rất lớn
- Mọi khu vực kinh tế, nhà nước, tư nhân phải góp phần giải quyết đại dịch này vì
đó là quyền lợi chung.
- Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS
- Cần nghiên cứu tác động của HIV/AIDS đến các ngành khác nhau, lên các hệ
thống chăm sóc sức khỏe và liên quan giữa đại dịch với sự phát triển toàn bộ.
3.Huy động và sử dụng các nỗ lực phòng chống HIV/AIDS của quốc gia, quốc tế
- Để huy động các quốc gia tham gia phòng chống HIV/AIDS, cần phải chống lại thái độ
phân biệt đối xử, sự từ chối và lạc quan thái quá của các nhà lãnh đạo, của cá nhân và
gia đình họ.
- Cam kết liên ngành rộng rãi
- Huy động sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, các đoàn thể
- Phối hợp quốc tế trong nghiên cứu

You might also like