You are on page 1of 2

2.

(3 điểm): Phân tích vai trò của điều khiển công suất trong mạng di
động; So sánh quá trình điều khiển công suất của hệ thống GSM với
UMTS.
 Vai trò:
 Tiết kiệm nguồn cho máy di động nhằm kéo dài thời gian
giữa 2 lần sạc.
 Giảm thiểu can nhiễu giữa các người sử dụng, mục đích này
khác biệt giữa các hệ thống khác nhau (CDMA và TDMA).
 Đối với các hệ thống TDMA/ FDMA như GSM, các máy di
động làm việc trên các khe thời gian khác nhau hoặc trên các
tần số khác nhau, do vậy khả năng gây nhiễu lẫn nhau rất nhỏ
nếu việc đồng bộ và căn chỉnh thời gian (time alignment)
được thực hiện tốt. Kiểm soát và điều khiển công suất đối với
các hệ thống này đòi hỏi không quá ngặt nghèo và chủ yếu
nhằm tiết kiệm nguồn ắc quy cho máy di động. 
 Đối với các hệ thống CDMA, có vấn đề về hiệu ứng xa - gần
(near - far effect), dẫn dến đòi hỏi về kiểm soát và điều khiển
công suất rất ngặt nghèo. Điều khiển công suất không tốt sẽ
dẫn đến số người sử dụng đồng thời trong một tế bào giảm
mạnh.
 Hiệu ứng xa gần là hiện tượng khi các MS ở gần trạm gốc có
công suất phát lấn át hơn so với công suất phát của các MS
xa trạm gốc hơn, gây can nhiễu đến việc truyền tin giữa MS
và trạm gốc. Để giải quyết vấn đề này cần điều chỉnh công
suất phát phù hợp cho các máy MS.
 Do điều khiển công suất trong các hệ thống TDMA đòi hỏi
không quá ngặt nghèo nên điều khiển công suất có thể thực
hiện được một cách đơn giản như sau: 
o Trong quá trình công tác, máy di động luôn thu, đo tín
hiệu thu được từ trạm gốc và phát báo cáo về BS mức
điện thu được.
o Căn cứ vào thông số đo, BS tính ra cự ly BS- MS và ra
lệnh điều khiển công suất máy phát MS về giá trị thích
hợp.Trong các hệ thống CDMA, giải pháp điều khiển
công suất nhằm:
 Duy trì chất lượng thoại cho hầu hết các MS đang
công tác trong cùng tế bào.
 Tăng dung lượng hệ thống tổng cộng trong khi
vẫn duy trì chất lượng thoại.
 Giảm công suất phát trung bình của MS nhằm tiết
kiệm pin.
 Sự khác nhau :
 GSM-Global System for Mobile Communications: là tên của hệ thống, mà
hệ thống đó dùng phương thức đa truy cập phân chia thời gian
TDMA:time division multiple access
 UMTS:universal mobile telecommunications system là tên hệ thống di
động thế hệ 3 (3G ) sử dụng công nghệ WCDMA: Đa truy cập dùng mã,
băng rộng.

 Có 2 loại điều khiển công suất chính trong UMTS đó là : Đkcs vòng trong và
vòng ngoài. Vòng trong là đk từ BS đến MS, vòng ngoài là đk tại RNC. Trong
đkcs vòng ngoài được chia làm 2 kiểu là đkcs vòng mở và vòng kín.
4-Hoạt động.
- Vòng ngoài : Đkcs vòng ngoài được sử dụng để thiết lập các thông số SIR
cho từng dịch vụ của hệ thống để từ đó tối ưu BLER của từng dịch vụ.
- Vòng trong : Gồm vòng hở và vòng kín cho cả 2 đường lên và xuống.
Vòng mở : Khi MS khởi động sẽ bắn tín hiệu về trạm, các thông số như
cường độ tín hiệu, chu kỳ ... sẽ được MS tự quyết định, và các thông số đó
được cấu hình cứng trên hệ thống nên được gọi là vòng mở. Và đkcs vòng
hở chỉ được sử dụng để thiết lập công suất ban đầu cho MS và tạo nền
tảng để đkcs vòng kín cho đường xuống.
Vòng kín : Đkcs vòng kín xảy xa khi kết nối giữa MS và BS đã được thiết lập,
và BS sẽ bắt đầu điều khiển với chu kỳ 1500 lần/s, lệnh điều khiển được gửi
xuống MS tùy thuộc vào sự so sánh giữa SIR đo đạc được và SIR đích được
thiết lập từ trước trong đkcs vòng ngoài. Nếu SIR đo đạc được lớn hơn SIR
đích thì BS sẽ gửi một lệnh đk (TPC) có tham số là '0' để giảm công suất
phát của MS lại, và ngược lại thì TPC = 1 để tăng công suất >>> đáp ứng đủ
SIR và BLER (tỷ lệ lỗi khối) của từng dịch vụ khác nhau.

You might also like