You are on page 1of 10

CHUẨN BỊ KĨ THUẬT KHU ĐẤT XÂY DỰNG

ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ


Người soạn: KS. Bùi Văn Phương
I. MỞ ĐẦU
1.1 Các khái niệm chung về công tác CBKT cho khu đất xây dựng đô thị.
1.2 Các biện pháp chủ yếu của công tác chuẩn bị kĩ thuật
1.3 Vai trò của công tác chuẩn bị kĩ thuật trong quy hoạch xây dựng đô thị
II. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
2.1 Những yếu tố tự nhiên cơ bản ảnh hưởng đến việc lựa chọn đất đai xây
dựng đô thị
2.1.1 Điều kiện khí hậu
2.1.2 Điều kiện địa hình
2.1.3 Điều kiện thủy văn
2.1.4 Điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn
2.2 Những yếu tố hiện trạng ảnh hưởng đến việc lựa chọn đất đai xây dựng
đô thị
2.2.1 Đất cấm xây dựng
2.2.2 Đất hạn chế xây dựng
2.3 Đánh giá và lựa chọn đất xây dựng đô thị
2.3.1 Đánh giá đất đai xây dựng theo điều kiện tự nhiên
2.3.2 Lựa chọn đất đai xây dựng đô thị.
2.3.3 Giới thiệu công cụ hỗ trợ việc thể hiện, tính toán lựa chọn đất đai
xây dựng đô thị
a. Công cụ GIS
b. Công cụ AutoCAD CIVIL 3D
I. MỞ ĐẦU
1.1 Khái niệm chung về công tác chuẩn bị kĩ thuật cho khu đất xây dựng
đô thị.
Những biện pháp kỹ thuật sử dụng để cải tạo điều kiện tự nhiên phục
vụ mục đích quy hoạch, xây dựng đô thị được gọi là chuẩn bị kỹ thuật cho khu
đất xây dựng đô thị.
1.2 Các biện pháp chủ yếu của công tác chuẩn bị kĩ thuật
Đánh giá và lựa chọn đất xây dựng đô thị
Quy hoạch chiều cao
Thoát nước mặt
Hạ mực nước ngầm
Bảo vệ khu đất xây dựng khỏi bị ngập lụt
Gia cố bờ sông, bờ hồ và các mái dốc, các sân bãi
Những biện pháp chuẩn bị kỹ thuật đặc biệt khác
1.3 Vai trò của công tác chuẩn bị kĩ thuật trong quy hoạch xây dựng đô thị
Là một trong những nhiệm vụ của hoạt động xây dựng. Mục đích làm tốt
hơn điều kiện tự nhiên, tạo môi trường sống tốt nhất và hòa hợp với điều
kiện tự nhiên.
Quy hoạch không gian và cảnh quan đô thị một cách hiệu quả nhất. Là cơ
sở quan trọng để lựa chọn đất xây dựng, xác định cơ cấu chức năng của
đô thị và định hướng các giải pháp kỹ thuật xây dựng.
Cơ sở cho việc phát triển bền vững.
Đảm bảo an toàn cho hoạt động của đô thị. Mang lại hiệu quả cao trong
việc xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình đô thị và sử dụng quỹ đất vào
mục đích xây dựng.
II. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
2.1 Những yếu tố tự nhiên cơ bản ảnh hưởng đến việc lựa chọn đất đai
xây dựng đô thị
2.1.1 Điều kiện khí hậu
a. Mưa
Lượng mưa (mm) trung bình/năm.
Lượng mưa TB min, max trong năm.
Lượng mưa và thời gian từng trận mưa.
Số ngày mưa trong năm.

b. Gió
Tốc độ gió theo mùa và theo hướng.
Tần suất gió.
Tần suất lặng gió
Tần suất hướng gió
Hướng gió.
c. Nắng
 Thời gian được chiếu nắng:
Số ngày nắng trong năm
Số giờ nắng trong ngày
d. Nhiệt độ, độ ẩm, độ bốc hơi
Thu thập các SL về nhiệt độ
Các thông số về độ ẩm (%)
Độ bốc hơi
2.1.2 Điều kiện địa hình
Yếu tố đặc trưng: Cao độ khu đất và độ dốc bề mặt khu đất.
Cao độ khu đất:
+ Là khoảng cách từ bề mặt khu đất theo phương dây dọi đến mực nước
biển trung bình chọn làm gốc.
+ Trên mô hình địa hình (bản đồ địa hình) cần thể hiện rõ cao độ của các
điểm đặc trưng cho bề mặt khu đất. Từ đó các nhà quy hoạch biết được
cao độ thấp nhất, cao độ trung bình, cao độ cao nhất của khu đất xây
dựng.
Độ dốc khu đất:
+ Là độ nghiêng của bề mặt khu đất so với phương nằm ngang.
+ Trên khu đất có nhiều mái dốc khác nhau. Các mái dốc này được biểu
diễn trên mô hình địa hình. Trên mô hình địa hình, các nhà quy hoạch
xây dựng cần biết từng hướng dốc, từng trị số độ dốc của từng mái dốc
trong khu đất xây dựng.
2.1.3 Điều kiện thủy văn
Hệ thống thủy văn cũng là yếu tố gây bất lợi cho đô thị, nếu con người
không làm chủ được các hoạt động của dòng chảy. Về mùa mưa, ao hồ, sông
ngòi có thể gây ra ngập lụt, gây ô nhiễm môi trường, gây xói lở và ảnh hưởng
đến nước ngầm đô thị.
Quy hoạch xây dựng đô thị quan tâm đến những đặc trưng cơ bản:
Đặc trưng khả năng chứa nước: Thể tích chứa nước của sông ngòi, ao hồ
vào mùa cạn và vào mùa mưa.
Đặc trưng địa chất bờ và đáy sông ngòi, ao hồ, khả năng chống sụt lở,
khả năng chống thấm của đáy hồ.
Đặc trưng dòng chảy của hệ thống thủy văn: Cao độ mực nước, lưu
lượng, tốc độ dòng chảy lớn nhất và nhỏ nhất vào mùa lũ và mùa kiệt.
Đặc trưng thủy triều: Nhật triều, bán nhật triều, đỉnh triều, quy luật thủy
triều.
2.1.4 Điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn
a. Yếu tố địa chất công trình
Các thông số mô tả tình hình địa chất khu vực:
Tài liệu địa tầng.
Cường độ chịu tải của đất đá (KG/cm2).
Tình hình phân bố và trữ lượng khoáng sản.
Các hiện tượng địa chất đặc biệt có ảnh hưởng đến xấy dựng đô thị:
Castơ, trượt, lở…
b. Yếu tố địa chất thủy văn
Các yếu tố mô tả tình hình địa chất thủy văn (nước ngầm) khu vực:
Độ sâu mực nước ngầm (nước ngầm mạch nông và nước ngầm mạch
sâu).
Thành phần hóa học của nước ngầm.
Trữ lượng và lưu lượng nước ngầm.
Động lực học nước ngầm.
2.2 Những yếu tố hiện trạng ảnh hưởng đến việc lựa chọn đất đai xây dựng
đô thị
2.2.1 Đất hạn chế xây dựng
Các loại đất sau nên hạn chế xây dựng đô thị (trong trường hợp xây dựng
cần có giải pháp thích hợp):
Đất di tích, các công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa…
Đất có khả năng canh tác (đất nông nghiệp…).
Đất trong phạm vi được xác định để khai thác mỏ, bảo tồn thiên nhiên.
Đất không đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan thiên nhiên (ô nhiễm
do chất độc hóa học, phóng xạ…).
2.2.2 Đất cấm xây dựng
Các loại đất sau cấm xây dựng đô thị:
Đất an ninh, quốc phòng.
Rừng phòng hộ.
Đất nằm trong hành lang an toàn đường điện.
Đất trong phạm vi cấm xây dựng theo pháp luật về xây dựng.
2.3 Đánh giá và lựa chọn đất xây dựng đô thị
2.3.1 Đánh giá đất đai xây dựng theo điều kiện tự nhiên
a. Tài liệu cở sở để đánh giá đất xây dựng đô thị
Tài liệu cở sở bao gồm có bản đồ và các tài liệu thống kê mô tả.
Bản đồ:
+ Bản đồ địa hình (tỷ lệ 1/5000, 1/10000… tùy theo quy mô lập quy
hoạch).
+ Bản đồ địa chất công trình( cùng tỷ lệ với bản đồ địa hình).
+ Bản đồ địa chất thủy văn ( cùng tỷ lệ với bản đồ địa hình).
+ Bản đồ chuyên ngành biểu diễn các yếu tố tự nhiên khác (bản đồ khí
hậu, bản đồ thủy văn, bản đồ sản xuất…)
Tài liệu thống kê mô tả
+ Trên bản đồ không thể biểu diễn hết các đặc trưng tự nhiên của từng
vùng. Khi đó sử dụng các sơ đồ, biểu đồ biểu diễn những điều kiện tự
nhiên bổ sung cho hệ bản đồ trên và các tài liệu thống kê mô tả, các số
liệu, bảng biểu liên quan.
b. Đánh giá đất đai xây dựng theo từng yếu tố tự nhiên
Trình tự đánh giá đất đai xây dựng được tiến hành theo hai bước: Đầu
tiên sẽ đánh giá đất đai xây dựng theo từng yếu tố tự nhiên, sau đó sẽ đánh giá
tổng hợp tất cả các yếu tố.
Đánh giá theo độ dốc địa hình:
+ Đất thuận lợi cho xây dựng: Đối với xây dựng nhà ở và công trình công
cộng: i=0,004 – 0.1. Đối với xây dựng khu công nghiệp: i=0,004 – 0,03
+ Đất ít thuận lợi cho xây dựng: Đối với xây dựng nhà ở và công trình công
cộng: i<0,004 và i=0,1 – 0,2 (0,3 vùng núi). Đối với xây dựng khu công
nghiệp: i<0,004 và i=0,03 – 0,1 (vùng núi).
+ Đất không thuận lợi cho xây dựng: Đối với xây dựng nhà ở và công trình
công cộng: i>0,2 (0,3 vùng núi). Đối với xây dựng khu công nghiệp:
i>0,1.
Đánh giá theo yếu tố địa chất công trình:
+ Đất thuận lợi cho xây dựng: Đối với xây dựng nhà ở và công trình công
cộng và khu công nghiệp khi cường độ chịu nén của đất R>1,5 KG/cm2.
+ Đất ít thuận lợi cho xây dựng: Đối với xây dựng nhà ở và công trình công
cộng và khu công nghiệp khi cường độ chịu nén của đất R = 1,0KG/cm2
– 1,5KG/cm2.
+ Đất không thuận lợi cho xây dựng: Khi cường độ chịu nén của đất
R<1,0KG/cm2 đối với xây dựng nhà ở, công trình công cộng và khu
công nghiệp.
Đánh giá theo yếu tố địa chất thủy văn: Đánh giá theo yếu tố nước ngầm.
+ Đất thuận lợi cho xây dựng: Khi mực nước ngầm dưới 1,5m kể từ mặt
đất. Thành phần hóa học nước ngầm không ăn mòn bê tông đối với việc
xây dựng các công trình nhà ở, công trình công cộng và khu công nghiệp.
+ Đất ít thuận lợi cho xây dựng: Khi độ sâu mực nước ngầm từ 0,5m –
1,5m. Thành phần hóa học nước ngầm ăn mòn bê tông đối với việc xây
dựng các công trình.
+ Đất không thuận lợi cho xây dựng: Khi mực nước ngầm từ mặt đất đến
0,5m. Thành phần hóa học nước ngầm ăn mòn bê tông đối với việc xây
dựng các công trình.
Đánh giá theo yếu tố thủy văn: Đánh giá khả năng ngập lụt.
+ Đất thuận lợi cho xây dựng khi có lũ: Tần suất 1% (100 năm xảy ra một
lần) mà khu đất không bị ngập lụt.
+ Đất ít thuận lợi cho xây dựng khi có lũ: Tần suất 4% khu vực không bị
ngập lụt. Khi có lũ tần suất 1% không bị ngập quá 1,0 m.
+ Đất không thuận lợi cho xây dựng khi có lũ: Tần suất 1% bị ngập trên 1,0
m, khi có lũ tần suất 4% ngập trên 0,5 m.
Đánh giá theo yếu tố địa chất đặc biệt:
+ Đất thuận lợi cho xây dựng: Không có hiện tượng sụt lở, khe vực và hang
động (castơ) đối với việc xây dựng nhà ở, công trình công cộng và công
nghiệp.
+ Đất ít thuận lợi cho xây dựng: Có hiện tượng sụt lở, khe vực nhưng có
khả năng xử lý đơn giản.
+ Đất không thuận lợi cho xây dựng khi có lũ: Có hiện tượng sụt lở, hình
thành khe vực, hang động, xử lý phức tạp.
Đánh giá theo yếu tố khí hậu:
+ Đất thuận lợi cho xây dựng: Có chế độ nhiệt, ẩm, mưa, nắng, gió không
bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
+ Đất ít thuận lợi cho xây dựng: Có chế độ nhiệt, ẩm, mưa, nắng, gió ảnh
hưởng lớn đến sản xuất và sức khỏe nhưng không thường xuyên.
+ Đất không thuận lợi cho xây dựng khi có lũ: Có chế độ nhiệt, ẩm, mưa,
nắng, gió ảnh hưởng lớn và gần như thường xuyên hàng năm đến sản
xuất và sức khỏe.

Yếu tố Tính chất Phân loại mức độ thuận lợi


của điều xây dựng Loại I Loại II Loại III
kiện tự (Không thuận
nhiên (Thuận lợi ) (Ít thuận lợi )
lợi )

a. Xây nhà ở và Dưới 0,4% Trên 20%


công trình công Từ 0,4 đến 10% (Vùng núi từ (Vùng núi trên
Độ dốc cộng. 10 đến 30%) 30%).
địa hình
Dưới 0,4%
b. Xây dựng
Từ 0,4 đến 3% (Vùng núi từ Trên 10%.
công nghiệp
0,4 đến 10%)

Cường
Xây dựng nhà
độ chịu R ≥ 1,5 R = 1 đến 1,5
ở, công cộng R < 1kG/cm2
nén của kG/cm2 kG/cm2
và công nghiệp
đất (R)

Mực nước
Mực nước ngầm
ngầm cách mặt Mực nước ngầm
Địa chất cách mặt đất
đất từ 0,5 đến sát mặt đất đến
thủy văn Xây dựng nhà trên 1,5 m. 1,5 m. cách mặt 0,5 m.
ở, công cộng
Đất sình lầy,
và công nghiệp
Nước ngầm nước ăn mòn
Nước ngầm ăn Bêtông.
không ăn mòn
mòn Bêtông.
Bêtông.

Khi mực nước Khi độ sâu mực Khi mực nước


ngầm dưới 1,5m nước ngầm từ ngầm từ mặt đất
kể từ mặt đất. 0,5m – 1,5m. đến 0,5m.
Xây dựng nhà
Thủy ở, công cộng
văn và công nghiệp Thành phần hóa Thành phần
Thành phần hóa
học nước ngầm hóa học nước
học nước ngầm
không ăn mòn ngầm ăn mòn
ăn mòn bê tông
bê tông bê tông

Xây dựng nhà Không có hiện Có hiện tượng Có hiện tượng


ở, công cộng tượng sụt lở, sụt lở, khe vực sụt lở, hình
Địa chất và công nghiệp khe vực và hang nhưng có khả thành khe vực,
năng xử lý đơn hang động, xử
động (castơ) giản. lý phức tạp.

Có chế độ Có chế độ nhiệt,


nhiệt, ẩm, mưa, ẩm, mưa, nắng,
Có chế độ nhiệt,
nắng, gió ảnh gió ảnh hưởng
Xây dựng nhà ẩm, mưa, nắng,
hưởng lớn đến lớn và gần như
Khí hậu ở, công cộng gió không bị
sản xuất và sức thường xuyên
và công nghiệp ảnh hưởng lớn
khỏe nhưng hàng năm đến
đến sức khỏe.
không thường sản xuất và sức
xuyên. khỏe

Tổng hợp các tiêu chuẩn đánh giá đất đai xây dựng.
Theo TCVN 4449 – 1987
c. Đánh giá tổng hợp đất đai xây dựng theo tất cả các yếu tố tự nhiên
Có hai phương pháp đánh giá: Phương pháp coi các yếu tố tự nhiên có
ảnh hưởng như nhau đến xây dựng đô thị và phương pháp coi yếu tố tự nhiên
có ảnh hưởng khác nhau đến xây dựng đô thị.
Phương pháp 1: Coi các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng như nhau đến xây
dựng đô thị
Nguyên tắc:
Đất thuận lợi cho xây dựng đô thị:
+ Bao gồm các khu đất có điều kiện tự nhiên thỏa mãn các yêu cầu của loại
I. Một yếu tố bất kì không thỏa mãn thì xếp vào hạng khác.
+ Chi phí đầu tư: Thấp.
Đất ít thuận lợi cho xây dựng đô thị:
+ Bao gồm các khu đất có điều kiện tự nhiên thỏa mãn các yêu cầu của loại
II. Không có yếu tố nào loại III.
+ Biện pháp kĩ thuật, quy hoạch chiều cao không quá phức tạp.
Đất không thuận lợi cho xây dựng đô thị:
+ Bao gồm các khu đất có điều kiện tự nhiên không thỏa mãn loại I và loại
II ở trên.
+ Biện pháp kĩ thuật, quy hoạch chiều cao phức tạp, chi phí đầu tư lớn.
Thực hiện:
Mỗi yếu tố được đánh giá trên một tờ bản đồ. Khoanh vùng xếp loại đất
xây dựng.
Khoanh vùng các khu vực không được phép xây dựng.
Chồng lớp các bản đồ lên nhau theo các điểm định vị.
Chọn và khoanh vùng theo nguyên tắc trên. Có chừa ra vùng không được
phép xây dựng
Phương pháp 2: Coi các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng khác nhau đến xây
dựng đô thị
Nguyên tắc:
Đối với mỗi nhiệm vụ cụ thể quy hoạch, xếp mức độ ảnh hưởng khác
nhau của từng yếu tố tự nhiên, có thể xếp thứ tự từ yếu tố ảnh hưởng
nhiều nhất cho đến yếu tố ảnh hưởng ít nhất.
Thực hiện:
Xếp thứ tự ưu tiên về ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên đến xây dựng đô thị.
Lập các bản đồ đánh giá đất đai riêng rẽ cho từng yếu tố tự nhiên theo
các tiêu chí đã định trước. Các bản đồ này lập giống phương pháp 1.
Gắn cho mỗi bản đồ một hệ số ( gọi là trọng số) tùy theo mức độ ảnh
hưởng.
Chồng lớp các bản đồ.
Chọn và khoanh vùng có tính tới trọng số. Sau đó chừa ra vùng không
được phép xây dựng
Ưu điểm:
Nêu bật được các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch đô thị.
Không hạn chế số lớp bản đồ.
Nhược điểm:
Tốn kém thời gian và kết quả đánh giá phụ thuộc vào chuyên môn nhà
quy hoạch khi chọn trọng số cho các lớp yếu tố.
2.3.2 Lựa chọn đất đai xây dựng đô thị.
a. Những căn cứ để lựa chọn đất xây dựng
Kết quả đánh giá đất đai (bản đò tổng hợp đánh giá đất xây dựng)
Điều kiện vệ sinh môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
Điều kiện kinh tế và khả năng trình độ khoa học kĩ thuật, các tiện nghi
thuân lợi cho việc tổ chức phục vụ các hoạt động của con người trong đô
thị.
Điều kiện quốc phòng và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đô thị.
Điều kiện sử dụng vật liệu địa phương.
Điều kiện mở rộng – phát triển đô thị trong tương lai.
b. Những yêu cầu đối với khu đất lựa chọn xây dựng đô thị
Có lợi thế về kinh tế, cơ sở hạ tầng đô thị, dân số, khí hậu, cảnh quan và
phù hợp với xu thế phát triển đô thị.
Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho xây dựng công trình.
Có đủ diện tích đất để phát triển đô thị trong giai đoạn 20 năm và dự trữ
cho giai đoạn tiếp theo.
Có điều kiện phát triển hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô thị.
Đảm bảo không bị ô nhiễm môi trường.
Không thuộc phạn vi khu vực được xác định khai thác mỏ, bảo tồn thiên
nhiên.
Không nằm trong phạm vi cấm xây dựng theo pháp luật về xây dựng.
Khu vực lựa chọn xây dựng công trình ngầm cần có các điều kiện kĩ
thuật phù hợp với quy chuẩn xây dựng công trình ngầm và có điều kiện
kết nối hợp lý các công trình trên mặt đất.
2.3.3 Giới thiệu công cụ hỗ trợ việc thể hiện, tính toán lựa chọn đất đai xây
dựng đô thị (nói thêm ngoài).
a. Công cụ GIS
b. Công cụ AutoCAD CIVIL 3D

You might also like