You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA


----------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Thời gian (12/08/2019-13/09/2019)

CHUYÊN ĐỀ: ĐO THỜI GIAN THỰC CÁC TÍN HIỆU, XỬ LÍ, HIỂN THỊ
VÀ LƯU TRỮ TÍN HIỆU CỦA HỆ THỐNG SCADA

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PHẠM THỊ THÙY LINH

NHÓM 3: PHẠM NGỌC TUYỀN


PHẠM NGỌC HIẾU
TRẦN QUANG HUY
CAO TẠ TUẤN KIỆT
PHẠM HẢI LONG
ĐẶNG HUY QUYẾT
LỚP: D10_CNTĐ_CLC

Hà Nội, 09/2019
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn “ Trung tâm điều độ hệ thống điện Thành Phố Hà
Nội ”và đặc biệt cô giáo Phạm Thị Thùy Linh đã tận tình giúp đỡ chúng em rất nhiều
trong quá trình thực tập thời gian qua , đã tạo điều kiện cho chúng em tham quan cơ sở
vật chất và những chuyến đi thực tế tại các trạm để chúng em tham khảo thực hiện các
chuyên đề của báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Được sự đồng ý của khoa và nhà trường phân công về thực tập nhận thức tại
“Trung tâm điều độ hệ thống điện Thành Phố Hà Nội” trong thời gian thực tập, tham
quan học hỏi em đã tìm hiểu và nắm vững được thực tế công việc của người kĩ sư. Qua đó
em đã xác định được vai trò và trách nhiệm trong các lĩnh vực và trong cuộc sống công
việc của mình..Mục đích của việc thực tập và làm việc tại trung để giúp chúng em hiểu rõ
cấu tạo, chức năng hoạt động, tầm quan trọng của công ty với hệ thống điện Việt Nam và
đối với tình hình kinh tế, chính trị, an ninh của quốc gia. Việc thực tập và làm việc thực tế
tại công ty cũng giúp cho sinh viên nhận thấy cấu tạo phức tạp của nhà máy so với lí
thuyết, hệ thống điều khiển tự động, các quy trình làm việc, các số liệu hoạt động hàng
ngày cũng giúp ích cho sinh viên trong các môn học trên lớp. Việc tham gia trạm điện
giúp cho sinh viên hiểu biết về các phân tử trong hệ thống điện, tác dụng và hoạt động
của toàn bộ hệ thống điện..Sau 1 tháng thực tập tại “Trung tâm điều độ hệ thống điện
Thành Phố Hà Nội” được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo và sự hướng dẫn tận tình
của cán bộ nhân viên trong công ty, đến nay em đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập nhận
thức theo đúng yêu cầu của nhà trường đề ra.
Trong bản báo cáo này chúng em chỉ trình bày tóm tắt, sơ lược những kiến thức
hiểu biết trong thời gian thực tập tại trung tâm cũng như tìm hiểu tài liệu. Do thời gian có
hạn nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo chân
thành của cán bộ nhân viên trong công ty và các thầy (cô) giáo bộ môn để chúng em có
thêm những kinh nghiệm để chúng em hoàn thiện hơn .

Em xin chân thành cảm ơn !

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 2 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
TP.Hà Nội, ngày…tháng … năm2019
Cán bộ hướng dẫn

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 3 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
TP.Hà Nội, ngày…tháng … năm2019
Giáo b hướng dẫn

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 4 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

MỤC LỤC

PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG SCADA TRONG HỆ


THỐNG ĐIỆN HIỆN NAY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ HỆ THỐNG SCADA……………………………….6
1.1.1 Khái niệm SCADA………………………………………………………..6
1.1.2 Cấu trúc cơ bản của hệ thống SCADA……………………………………7
1.1.3 Vai trò của hệ thống SCADA……………………………………………..8
1.2 NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG SCADA……………………………………… 8
1.2.1 Chức năng giám sát………………………………………………………..9
1.2.2 Chức năng điều khiển……………………………………………………..10
1.2.3 Chức năng quản lý và lưu trữ……………………………………………..10
1.2.4 Tính năng thời gian thực………………………………………………….10
1.2.5 Bảo mật hệ thống SCADA ……………………………………………….10
PHẦN II: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG SCADA HÀ NỘI
2.1 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HÀ NỘI
2.1.1 Nhiêm vụ chính……………………………………………………………13
2.2 CẤU TRÚC PHẦN CỨNG CỦA HỆ THỐNG SCADA……………….………....13
2.2.1 Sơ đồ cấu trúc phần cứng………………………………………………….13
2.2.2 Chức năng của các phần tử…………………………………………….14
2.3 CẤU TRÚC PHẦN MỀM CỦA HỆ THỐNG SCADA……………………….17
2.3.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu thời gian thực……………………………..……17
2.3.2 Các phần mềm chính trong hệ thống SCADA/DMS trung tâm………...…17
2.3.3 Các phần mềm bên thứ ba trong hệ thống…………………………………17
2.4 GIAO DIỆN HMI, THAO TÁC TRÊN MÀN H HMI……………………..…18
2.4.1 Giao thức IEC60870-5-101……………………………………………..…18
2.4.2 Giao thức IEC 870 - 5 -101 trong RCS 210/PCU400…………………..…19
2.4.3 Giao thức IEC 60870-5-104…………………………………………….…21
2.4.4 Giao thức IEC 61850………………………………………………………
22
2.5 CÁC TIÊU CHUẨN TRUYỀN THÔNG VÀ CẤU TRÚC TRYỀN THÔN
2.5.1 Giới thiệu chung………………………………………………………...…25
2.5.2 Công nghệ phần cứng……………………………………………...………25
2.5.3 Các kỹ thuật thiết kế HMI…………………………………………………26
2.5.4 Cấu trúc module HMI tại trung tâm điều khiểu…………………..….……26
2.5.5 Các chức năng cơ bản của module HMI……………………………..……27
PHẦN III: CHUYÊN ĐỀ
3.3 CHUYÊN ĐỀ ĐO LƯỜNG TÍN HIỆU THỜI GIAN THỰC, XỬ LÍ TÍN
HIỆU, HIỂN THỊ TÍN HIỆU VÀ LƯU TRỮ TÍN HIỆU ……………………...……31
3.1.1 Tính năng thời gian thực……………………………………………...……31
3.2.1 Truyền tải ,và xử lý tín hiệu………………………………………………..31
3.3.1 Thu thập và hiển thị tín hiệu…………………………………….…………32

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 5 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

3.4.1 Lưu trữ dữ liệu…………………………………………………….………34


PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG SCADA TRONG HỆ
THỐNG ĐIỆN HIỆN NAY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ HỆ THỐNG SCADA

1.1.1 Khái niệm SCADA


SCADA – Supervisory Control And Data Acquisition là một hệ thống điều khiển
giám sát và thu thập dữ liệu, nói một cách khác là một hệ thống hỗ trợ con người trong
việc giám sát và điều khiển từ xa, ở cấp cao hơn hệ điều khiển tự động thông thường. Để
có thể điều khiển và giám sát từ xa thì hệ SCADA phải có hệ thống truy cập, truyền tải dữ
liệu cũng như hệ giao diện người – máy (HMI – Human Machine Interface).
SCADA sẽ giúp người vận hành nhanh chóng khác phục sự cố và phòng ngừa các sự cố
về hệ thống điện cũng như an toàn chính xác và tin cây trong công tác điều độ hoặc công
tác vận hành trạm đó là giám sát điều khiển thu thập về tình trạng hoạt động của các thiết
bị điện trong hệ thống như MBA, MC … theo từng cấp

1.1.2 Cấu trúc cơ bản của hệ thống SCADA

Cấu trúc chung của hệ thống SCADA/DMS gồm 3 thành phần chính:

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 6 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

Hình 1.1. Cấu trúc hệ thống SCADA

- Trung tâm điều khiển (Control Center): Bao gồm các máy tính chủ được nối
với nhau qua mạng LAN thời gian thực (Real-time LAN) cấu hình đơn hoặc kép để đảm
bảo độ tin cậy và an toàn. Các máy tính chủ bao gồm:
SCADA/DMS Server bao gồm hệ thu thập dữ liệu (Data Acquisition Server) được
nối với máy tính đầu cuối để liên lạc thông qua các kênh truyền tin (Communication
Links) với các thiết bị đo xa RTU (Remote Terminal Unit) đặt phân tán tại nhiều nơi tại
các trạm, nhà máy.
+ Historian Server: Máy chủ lưu trữ dữ liệu quá khứ
+ Application Server: Máy chủ thực hiện các ứng dụng và tác vụ SCADA/DMS
+ Workstations: Phục vụ thao tác xây dựng cở sở dữ liệu và vận hành.

- Kênh thông tin (Communication Links): Cung cấp đường truyền thông để
phục vụ liên lạc giữa trung tâm điều khiển với các thiết bị đầu cuối RTU. Kênh thông tin
bao gồm nhiều thiết bị phức tạp và có các cấu hình đường truyền khác nhau với các cách
thức truyền tin khác nhau. Kênh thông tin được sử dụng ở đây có thể là cáp quang, vi ba,
tải ba...
+ Cấu trúc kênh truyền multildrop, point to- point hoặc loop...
+ Dạng kênh truyền thường là leadline V35 hoặc dialup 64k, internet, hoặc có thể
sử dụng vệ tinh.

- Thiết bị đầu cuối RTU (Remote Terminal Unit)/Gateway


RTU: Là một thiết bị đầu cuối được đặt tại các trạm điện và các nhà máy điện có
nhiệm vụ thu thập các dạng tín hiệu khác nhau tuỳ thuộc vào thực tế yêu cầu của người sử
dụng. Bao gồm các các tín hiệu số DI (digital input) như trạng thái máy cắt, dao cách ly...,
các tín hiệu tương tự AI (analog input) như điện áp, dòng điện, công suất..., các tín hiệu
cảnh báo, sự cố SI (single input). Sau khi được xử lý RTU/Gateway sẽ gửi chúng về trung
tâm điều khiển.
Ngược lại, RTU sẽ nhận các lệnh điều khiển xa DO (digital ouput), AO (analog
ouput) từ trung tâm gửi đến và truyền các lệnh đó đi điều khiển các đối tượng bên ngoài
(đóng cắt các máy cắt, tăng giảm nấc phân áp...) hay là trả lời các yêu cầu khác. RTU là
một thiết bị có tính mở cao, nó có thể dễ dàng mở rộng, sử dụng nhiều dạng giao thức
truyền tin khác nhau như IEC 870-5-101, 104, DNP..., có thể nối vào các hệ thống khác,
có thể hiển thị và in báo cáo tại chỗ.
Gateway cũng là một thiết bị đầu cuối có nhiệm vụ thu thập các dạng tín hiệu khác
nhau tuỳ thuộc vào thực tế yêu cầu của người sử dụng, tuy nhiên Gateway có nhiều
modul khác nhau và cần lập trình cho các modul đó, để thu thập, điều khiển và giám sát
được các đối tượng hệ thống điện.

1.1.3 Vai trò của hệ thống SCADA

Trong việc quản lý và điều hành hệ thống điện, hệ thống SCADA đóng vai trò rất

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 7 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

quan trọng, giúp cho Kỹ sư điều hành HTĐ nắm bắt và xử lý chính xác, theo sát mọi diễn
biến trong hệ thống điện
SCADA sẽ giúp người vận hành nhanh chóng khác phục sự cố và phòng ngừa các
sự cố về hệ thống điện cũng như an toàn chính xác và tin cây trong công tác điều độ hoặc
công tác vận hành trạm đó là giám sát điều khiển thu thập về tình trạng hoạt động của các
thiết bị điện trong hệ thống như MBA, MC … theo từng cấp
Các thiết bị điện Trong hệ thông điện có rất nhiều thiết bị điện cần giám sát, điều
khiển và thu thập số liệu, như MBA, MC, ĐD....để đảm bảo vận hành liên tục, an toàn, tin
cậy.
SCADA trạm sẽ giúp người vận hành trạm không phải trực tiếp ra thao tác tại từng
thiết bị điện, cũng như giám sát toàn bộ các thiết bị điện trong trạm, mà qua scada (máy
tính) dễ dàng có thể giám sát và điều khiển được các thiết quan trọng trong trạm. Như
vậy, vận hành an toàn của hệ thống được cải thiện đó là tính tin cậy, chính xác và nhiều
ưu việt khác cho người vận hành.

Trong hệ thống SCADA/DMS, thiết bị đầu cuối (RTU, Gateway) là phần tử rất
quan trọng có nhiệm vụ thu thập và phản ánh tình trạng của các thiết bị đang tham gia
hoạt động trong HTĐ. Nó là công đoạn đầu ti n trong toàn bộ quá trình xử lý thông tin
của hệ thống SCADA/DMS. Chất lượng của hệ thống SCADA/DMS phụ thuộc rất nhiều
vào khả năng hoạt động liên tục, ổn định và tính chính xác của thiết bị đầu cuối.

RTU/PLC, một số trạm điện, nhà máy điện chưa có Scada trạm thì thay vào trung
tâm giám sát, điều khiển thu thập cao hơn sẽ lấy các trạng thái hoạt động của các thiết bị
của trạm về trung tâm để giám sát và điều khiển cũng như thu thập qua đường thông tin
viễn thông. * Hệ thống viễn thông có nhiệm vụ truyền tải các thông tin được thu thập từ
các thiết bị đầu cuối từ trạm điện hay nhà máy điện.. gửi về trung tâm điều khiển.

Hệ thống trung tâm, có chức năng giám sát, điều khiển, thu thập số liệu và kiết xuất các
báo cáo theo yêu cầu, cũng như có thể liên kết liên trung tâm khác để chia sẻ thông tin và
tính toán các bài toán về hệ thống điện.

1.2 Nhiệm vụ của hệ thống SCADA


Hệ thống Giám sát, điều khiển và Thu thập dữ liệu (SCADA – Supervisory
Control and Data Acquisition) được trang bị tại các Trung tâm điều độ Hệ thống điện có
các chức năng sau:

1.2.1 Chức năng giám sát


- Giám sát việc thay đổi các chỉ thị: Có thể chọn đối tượng bất kỳ cho việc giám
sát, sự cảnh báo sẽ bắt đầu khi tình trạng thay đổi (Mở- Đóng)
- Giám sát các giá trị tương tự: Có thể chọn đối tượng bất kỳ ngay tại lúc tạo lập
thông số. Với mỗi một đối tượng chọn có thể khai báo 2 giá trị cận trên và dưới, sự báo
động sẽ bắt đầu khi giá trị nhập vào nằm ngoài phạm vi giới hạn trên.
- Khi có cảnh báo sẽ hiện dòng nhắc trên VDU, ngày, giờ, tên của trạm, đối tượng
cảnh báo. Đối tượng cảnh báo trên màn hình sẽ xuất hiện loé sáng, các giá trị tương tự
cũng hiện thị với các mầu khác nhau, chuông bắt đầu báo động.

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 8 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

- Tất cả các sự kiện ngẫu nhiên hay sự kiện thao tác trong HTĐ và hệ thống
SCADA được ghi lại theo thứ tự thời gian xuất hiện và được in ra trên máy in sự kiện.
Sự kiện và cảnh báo:
+ Sự kiện sinh ra khi phát hiện có thay đổi trạng thái của các đối tượng trong hệ
thống điện cũng như trong S.P.I.D.E.R. Việc xử lý sự kiện có thể khởi tạo một hoặc nhiều
hoạt động như: ghi sự kiện vào máy in hoặc vào danh sách sự kiện, cảnh báo liên tục và
chưa nhận biết, cảnh báo âm thanh...
+ Cảnh báo có hai dạng:
- Cảnh báo thoáng qua liên quan tới những đối tượng mà không xác định được
trạng thái bình thường và chỉ xuất hiện khi chuyển đổi tự phát từ trạng thái này sang trạng
thái khác. Nó sẽ bị loại bỏ khỏi danh sách khi nhận biết. Ngược lại, cảnh báo liên tục chỉ
bị loại bỏ khi indication hoặc đo lường trở lại trạng thái bình thường hoặc phải xóa bằng
tay.
- Cảnh báo liên tục liên quan đến những đối tượng mà xác định được trạng thái và
xuất hiện khi chuyển đổi đối tượng (giá trị hoặc trạng thái) sang điều kiện không bình
thường.

Hình 1.2 Một dạng giám sát của hệ SCADA trong ngành điện

1.2.2 Chức năng điều khiển

Lệnh điều khiển từ hệ thống SCADA của trung tâm điều độ thông qua k nh truyền
gửi đến RTU (Remote Terminal Unit - Thiết bị đầu cuối) (hoặc SAS, DCS), các lệnh điều
khiển có thể là:
+ Lệnh đóng cắt máy cắt, dao cách ly, dao tiếp địa (open/close).
+ Lệnh điều khiển tăng giảm (Raise/Lower)
+ Lệnh điều khiển thay đổi giá trị đặt (Setpoint)

- Tất cả các thao tác điều khiển được ghi lại trong phần ghi các sự kiện. Trên VDU
điều độ viên sẽ biết đối tượng nào có thể điều khiển được bằng SCADA. Điều chỉnh đầu
phân áp máy biến áp. Sau khi thao tác khoảng 5 giây điều độ viên có thể biết được kết

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 9 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

quả. Trạng thái công tắc Tại chỗ- Từ xa (Local - Remote) và Bằng tay- Tự động (Manual-
Auto) được hệ SCADA hiển thị.

- Điều độ viên sẽ được cảnh báo từ hệ thống SCADA khi ra lệnh làm việc cho một
đối tượng bị khoá điều khiển (một đối tượng bị khoá sẽ được đánh dấu đặc biệt trên
VDU). Tuỳ thuộc vào quan điểm thiết kế mà hệ thống SCADA cũng như thiết bị đầu cuối
hay các trạm tự động và nhà máy, khi thực hiện một lênh điều khiển dưới dạng một bước
lệnh hay hai bước lệnh.

1.2.3 Quản lý và lưu trữ dữ liệu

- Dữ liệu từ các trạm biến áp và các nhà máy điện được chia làm các loại chính:
- Dữ liệu trạng thái: trạng thái các máy cắt, dao cách ly, dao tiếp địa, các khoá điều
khiển từ xa/tại chỗ v.v...; các cảnh báo của các bảo vệ;
- Dữ liệu đo lường: Công suất tác dụng MW, phản kháng MVAr, điện áp, dòng
điện, vị trí nấc biến áp v.v, điện năng kWh, kvarh v.v...
- Các dữ liệu trạng thái từ các rơ le trung gian được đưa vào các đầu vào số của
RTU, còn các dữ liệu tương tự từ cuộn thứ cấp của máy biến dòng điện và điện áp được
đưa vào các bộ biến đổi (tranducer), đầu ra của bộ biến đổi được đưa vào các vỉ đầu vào
tương tự của RTU. Tại RTU dữ liệu được số hoá và thông qua kênh truyền (giao thức)
gửi về trung tâm điều độ.

1.2.4 Tính năng thời gian thực


Giá trị tính toán được lấy từ các giá trị thu thập tự động, giá trị nhập bằng tay và
giá trị tính toán trước.Việc tính toán thực hiện theo công thức đã cho trước.Các giá trị này
có thể xử lý và lưu trong CSDL giống như dữ liệu thu thập tự động hoặc bằng tay mà vẫn
đảm bảo ý nghĩa thời gian thực của nó. Ví dụ chỉ cần thu thập dữ liệu U, P có thể tính
toán được S, I, cos….

1.2.5 Bảo mâ ̣t hê ̣ thống SCADA

Công nghệ tường lửa Firewall

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 10 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

Hình 1.3 Sơ đồ tường lửa firewall


Tường lửa (Firewall) là một bức rào chắn giữa mạng nội bộ (local network) với
một mạng khác (chẳng hạn như Internet), điều khiển lưu lượng ra vào giữa hai mạng này.
Nếu như không có tường lửa thì lưu lượng ra vào mạng nội bộ sẽ không chịu bất kỳ sự
điều tiết nào, còn một khi tường lửa được xây dựng thì lưu lượng ra vào sẽ do các thiết
lập trên tường lửa quy định

Có 2 loại công nghệ Firewall :

- Firewall mềm: Là những Firewall dưới dạng phần mềm được cài đặt trên Server.
Tính linh hoạt cao: Có thể thêm, bớt các quy tắc, các chức năng.
- Firewall cứng: Là những firewall được tích hợp vào thiết bị phần cứng. Cấu hình
theo yêu cầu bài toán. Hệ thống Firewall đa dạng, hoạt phù hợp nhiều hê thống trung tâm
máy chủ

Công nghệ phát hiện và ngăn chặn xâm nhập mạng IDS/IPS

+ Hệ thống phát hiện xâm nhập (Intrusion Detect Syste, - IDS)


Hệ thống phát hiện xâm nhập cung cấp thêm cho việc bảo vệ thông tin mạng ở mức độ
cao hơn. IDS cung cấp thông tin về các cuộc tấn công vào hệ thống mạng. Tuy nhiên IDS
không tự động cấm hoặc là ngăn chặn các cuộc tấn công.

+Hệ thống ngăn chặn xâm nhập (Intrucsion Prevent System-IPS)

Giải pháp ngăn ngừa xâm nhập nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên, dữ liệu và
mạng. Chúng sẽ làm giảm bớt những mối đe dọa tấn công bằng việc loại bỏ lưu lượng
mạng bất hợp pháp, trong khi vẫn cho phép các hoạt động hợp pháp được tiếp tục.
IPS ngăn chặn các cuộc tấn công dưới những dạng sau:

- Ứng dụng không mong muốn và tấn công kiểu “Trojan horse” nhằm vào mạng và
ứng dụng cá nhân, qua việc sử dụng các nguy n tắc xác định và danh sách kiểm soát truy
nhập.
- Các tấn công từ chối dịch vụ như “lụt” các gói tin SYN và ICMP bởi việc dùng
các thuật toán dựa trên cơ sở “ngưỡng”.
- Sự lạm dụng các ứng dụng và giao thức qua việc sử dụng những qui tắc giao thức
ứng dụng và chữ kí.
- Những tấn công quá tải hay lạm dụng ứng dụng bằng việc sử dụng giới hạn tài
nguyên dựa trên cơ sở ngưỡng.

Module phân tích gói:


Nhiệm vụ phân tích cấu trúc thông tin trong các gói tin. Card giao tiếp mạng (NIC)
của máy giám sát được đặt ở chế độ không phân loại, các gói tin qua chúng đều được sao
chép và chuyển lên lớp trên.

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 11 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

Module phát hiện tấn công:

Module quan trọng nhất trong hệ thống, có khả năng phát hiện các cuộc tấn công
phát hiện các cuộc tấn công xâm nhập. Dò tìm sự lạm dụng (Missuse Detection): Phương
pháp này phân tích các hoạt động của hệ thống, tìm kiếm dựa trên các dấu hiệu tấn công,
tức là các sự kiện giống các mẫu tấn công đã biết.

Ưu điểm: Phát hiện các cuộc tấn công nhanh và chính xác, không đưa ra các cảnh
báo sai làm giảm khả năng hoạt động của mạng, giúp người quản trị xác định các lỗ hổng
bảo mật trong hệ thống của mình.

Nhược điểm: Không phát hiện được các tấn công không có trong mẫu, các tấn
công mới. Do đó hệ thống phải luôn cập nhật các mẫu tấn công mới.Module phản ứng:
Khi có dấu hiệu của sự tấn công hoặc xâm nhập thì modul phát hiện tấn công sẽ gửi tín
hiệu thông báo đến module phản ứng. Khi đó, module phản ứng sẽ kích hoạt Firewall
thực hiện chức năng ngăn chặn cuộc tấn công. Tại đây nếu chỉ đưa ra các cảnh báo tới
người quản trị và dừng lại ở đó thì hệ thống này được gọi là hệ thống phòng thủ bị động.

Một số thủ thuật ngăn chặn: Chấm dứt phi n làm việc (Terminate Session): Hệ
thống IPS gửi các gói tin reset thiết lập lại cuộc giao tiếp tới Client và Server. Kết quả
cuộc giao tiếp sẽ được bắt đầu lại và cuộc tấn công bị ngừng lại. Nhược điểm: thời gian
gửi gói tin reset là quá chậm so với cuộc tấn công; phương pháp này không hiệu quả với
các giao thức hoạt động trên UDP như DNS; các gói reset phải có trường Sequence
number đúng thì server mới chấp nhận: Cảnh báo tức thì (Realtime Alerting), tạo ra bản
ghi log (Log packet).

Ba module trên hoạt động tuần tự tạo nên IPS hoàn chỉnh. IPS được xem là thành
công nếu chúng hội tụ được các yếu tố như thực hiện nhanh, chính xác, đưa ra các thông
báo hợp lý, phân tích được toàn bộ thông lượng, ngăn chặn thành công và có chính sách
quản lí mềm.

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 12 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

PHẦN II: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG SCADA HÀ NỘI

2.1 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HÀ NỘI
2.1.1 Nhiệm vụ chính
Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (tiền thân là Nhà máy đèn Bờ Hồ, được
khởi công xây dựng từ năm 1892) được thành lập theo Quyết định số 738/QĐ-BCT ngày
05/2/2010 của Bộ Công Thương, là một trong 5 Tổng công ty quản lý và phân phối điện
hàng đầu trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam được giao nhiệm vụ quản lý vận hành,
kinh doanh bán điện và đầu tư phát triển lưới điện từ cấp điện áp 110kV xuống 0,4kV
trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm có các nhiệm vụ chính sau:
- Cung cấp điện an toàn, liên tục.
- Đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống điện phân phối.
- Đảm bảo hệ thống điện tiết kiệm nhất.
- Chỉ huy và vận hành lưới điện Hà Nội.

2.2 CẤU TRÚC PHẦN CỨNG CỦA HỆ THỐNG SCADA

2.2.1 Sơ đồ cấu trúc phần cứng

Hình 2.1. Hệ thống SCADA/DMS – EVNHANOI

Hệ thống SCADA/DMS của Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI)


bao gồm những thành phần cơ bản sau:
+ 02 Máy chủ Application Server (AS)

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 13 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

+ 02 Máy chủ PCU400


+ 02 Máy chủ UDW
+ 01 Máy chủ Domain Server
+ 01 Máy chủ DE Server
+ Các máy Workstation
+ 01 Máy chủ Web Terminal Server
+ Hệ thống mạng LAN
+ Màn hình lớn tại trung tâm điều khiển
+ Hệ thống nguồn UPS
+ Hệ thống GPS
+ Các thiết bị phụ trợ: Máy in, đồng hồ thời gian, tần số…
+Hệ thống kênh SCADA (cáp quang) kết nối trạm biến áp và các Công ty Điện lực với
Trung tâm.
+Hệ thống SCADA tại các trạm biến áp và các Công ty Điện lực (Kết nối Recloser).

2.2.2 Chức năng của các phần tử


Application Server (AS) là những máy chủ được cài cài hệ điều hành Linux dùng
để thực hiện các ứng dụng. Các máy chủ giao tiếp với nhau qua mạng LAN. Hệ thống
máy chủ gồm 2 máy tính.. Mỗi máy chủ được kết nối với cả hai mạng LAN. Hai máy chủ
hoạt động theo kiểu On-line/Standby. Ngoài ra hệ thống máy chủ còn bao gồm chức năng
sao lưu dữ liệu và tự động giám sát đối với việc phân tích sự chuyển đổi và thực hiện
chuyển đổi. Các lệnh điều khiển cũng như số liệu nhận về được thực hiện và hiển thị bởi
các máy AS này. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu của máy AS là Avanti.
Đồng thời nhằm phục vụ cho việc kết nối dữ liệu giữa hai trung tâm điều khiển của
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện TP Hà Nội - B1 và Trung tâm Điều độ Hệ thống điện
miền Bắc - A1, hiện nay toàn bộ cấu hình ICCP được khai báo trên hai máy chủ AS nhằm
phục vụ kết nối. Theo đó dữ liệu phần 110kV của các trạm biến áp 220kV cung cấp điện
cho TP Hà Nội được lấy tử trung tâm điều khiển A1 và được sử dụng khai thác tại B1.
Process Communication Unit (PCU 400): PCU liên kết giữa các RTU và các
phần mềm ứng dụng trên máy tính chủ AS. PCU400 có thể được dùng như là một
thiết bị đầu cuối trong hệ SCADA, Communication Gateway cho hệ thống trạm điều
khiển tự động hoặc như là một bộ chuyển đổi giao thức.
+ PCU là một máy tính tiền xử lý (cài đặt hệ điều hành Window 2008 Server, và
cài đặt các gói phần mềm xử lý truyền thông và đồng bộ thời gian) có trách nhiệm kết nối
các RTU trong hệ thống. PCU thực hiện việc chuyển đổi giao thức IEC870-5-101/104,
hoặc các dạng giao thức khác sang giao thức mạng TCP/IP phù hợp với máy tính chủ ứng
dụng SCADA/DMS.
+ PCU cho phép cấu hình các liên kết thông tin vì vậy khi một đường bị sự cố
không gây ra mất liên kết. Với cách thức này các kết nối được chuyển đổi giữa PCUA và
PCUB. PCU cũng cấu hình đối với trường hợp sự cố một máy chủ mà không gây mất
thông tin với RTU. Khi một PCU bị sự cố các đường thông tin cấu hình lại để kết nối tất
cả RTU với máy chủ còn lại.
+ PCU điều khiển đồng bộ thời gian của tất cả RTU, tự động khởi động RTU tải
dữ liệu, có nhiệm vụ cô lập sự cố dùng trong việc đánh giá tình trạng của các thành phần
trong hệ thống. Bảo toàn trạng thái quá tải của đường truyền, giám sát Deadband…

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 14 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

Utility Data Warehouse (UDW): là nơi lưu trữ dữ liệu trong quá khứ. Các dữ liệu
đó được lưu dưới:
-Oracle database
-File system và text file

Nó được hiển thị bởi kiểu:


-Report
-Trend
-Single picture
-Wed application
-SQL tool
-UDW chạy hệ điều hành LINUX

Domain Controler (DC): được phát triển bởi Microsoft. DC có chức năng quản lý
một cách tập trung một mạng máy tính hay tập hợp các tài khoản người dùng và tài khoản
máy tính được nhóm lại với nhau. DC được tổ chức theo dạng hình cây và tích hợp chặt
chẽ với DNS Server. Khi bổ sung thêm một máy tính workstation vào hệ thống, tất cả
phải được khai báo trên DOMAIN. Máy DC cài hệ điều hành Windown Server 2008.

Database Engineering Server (DE Server): Dùng cho việc cấu hình hệ thống.
Trong hệ thống máy chủ của EVN Hà Nội DE chạy trên hệ điều hành Windown 7 và
được cài DE400. Khi một trạm mới muốn kết nối vào hệ thống, sơ đồ lưới được vẽ cơ bản
theo sơ đồ nguyên lý đồng thời địa chỉ các biến các thuộc tính của các biến được biểu thị
trong từng trường của phần mềm. Sau khi thực hiên cấu hình, toàn bộ các thông số được
lưu ở máy DE dưới dạng Oracle Database. Muốn đẩy dữ liệu cấu hình lên hệ thống kỹ sư
cần thực hiên quy trình Populate.Ở đó dữ liệu được kiểm tra tính chính xác, sau đó nó sẽ
được đẩy lên máy AS standby sau đó được đồng bộ với máy AS online.

Máy DE Workstation: Cài phần mềm DE400 phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ
liệu cho các trạm hoặc Recloser của các Công ty Điện lực để đưa vào hệ thống vận hành

Máy Operator Workstation: Cài phần mềm WS500 nhằm cung cấp giao diện tới
người dùng sử dụng database từ các máy AS. Kỹ sư hệ thống hoặc kỹ sư điều độ hoàn
toàn có thể biết được thông tin toàn bộ hệ thống SCADA thông qua các màn hình hiển
thị.
Một số thông tin cơ bản quan trọng sau sẽ được liệt kê:
- Thông tin sơ đồ lưới điện đồng thời cho phép điều khiển các đối tượng đã được
cấu hình.
- Thông tin đo lường trạng thái kết nối từ các trạm.
- Thông tin về đồ thị phụ tải,hiển thị dữ liệu quá khứ nếu được truy vấn.
- Thông tin về hệ thống tình trạng hoạt động của các máy trong hệ thống…
Storage Area Network (SAN): Dung lượng lưu trữ dữ liệu của hệ thống San EVN
Hà Nội hiện tại là 3.5Tb/UDW. Với dung lượng bộ nhớ như vậy phải sau khoảng 10 năm
bộ nhớ của SAN mới bị đầy. Chưa kể nó hoàn toàn có khả năng quay vòng và reset dữ
liệu không cần thiết.

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 15 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

Hệ thống gồm 2 San Controller để quản lý dung lượng hiện tại là 13Tb cũng như giao
tiếp với hệ thống Network Manager. Trên thực tế, dung lượng thực để lưu trữ là 9Tb,
phần còn lại của dung lượng để lưu trữ cấu hình SAN…
SAN hỗ trợ khả năng nâng cấp bộ nhớ một cách dễ dàng.
Cấu hình dung lượng trong San cho hệ thống:
- AS: 500GB/1 AS
- UDW: 3.5TB/1 UDW
-PCU, Domain, DE Server: 1TB
Web Server: Cài đặt Windown Server 2008, WS500 và Tomcad; cho phép truy
cập hệ thống qua mạng Lan Office, toàn bộ dữ liệu hệ thống được xem qua giao diện web
được tạo ra từ Tomcab. Ứng dụng này phục vụ tốt cho việc giám sát và quan sát hệ thống
từ xa dùng mạng văn phòng.

Hệ thống mạng:

Hình 2.2. Cấu trúc thiết bị trong hệ thống mạng

Bao gồm:
+ 2 switch Scada
+ 1 Firewall Juniper
+ 2 Firewall Cisco

Toàn bộ hệ thống được chia làm 3 vùng mạng đó là:


+ Vùng Scada: phục vụ cho hệ thống trung tâm tương ứng với vùng Trust
+ Vùng Trung gian DMZ
+ Vùng dưới trạm tương ứng với vùng Untrust

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 16 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

Màn hình lớn: Hệ thống màn hình lớn của EVN Hà Nội được trang bị 8 màn hình
70 inch Planar công nghệ DNP màn chiếu sau. Toàn bộ sơ đồ lưới 110/220kV khu vực
TP Hà Nội được hiển thị rõ ràng khi sử dụng với phần mềm WS500. Các kịch bản trình
chiếu được thiết lập một cách khá dễ dàng khi sử dụng với phần mềm của Planar.

Một số đặc tính của màn hình lớn tại Trung tâm điều khiển:
- Tuổi thọ cao, chất lượng hình ảnh đẹp, dễ sử dụng
- Công nghệ Digital Light Processing (DLP)
- Thiết kế Six-in-One LEDs Drive đáng tin cậy
- Hệ thống làm mát LED ổn định
Hệ thống nguồn UPS: Bao gồm nguồn hệ thống nguồn AC lấy điện từ E1.18 Bờ
Hồ đồng thời có thêm nguồn Ắc quy dự phòng cho hệ thống khi xảy ra sự cố mất điện.
Các phần tử phụ trợ: Ngoài các thành phần chính trong hệ thống SCADA/DMS
trung tâm, một số phần tử phụ trợ kết nối vào hệ thống như sau:
- Bộ GPS - Đồng hồ thời gian
- Máy in
- Đồng hồ tần số
Hệ thống kênh SCADA: Là hệ thống đường cáp quang kết nối tín hiệu SCADA
phần trạm biến áp và tín hiệu các Recloser từ Công ty Điện lực với trung tâm điều khiển
của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện TP Hà Nội.

2.3 CẤU TRÚC PHẦN MỀM CỦA HỆ THỐNG SCADA

2.3.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu thời gian thực


Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (tiếng Anh: Database Management System – DBMS), là
phần mềm hay hệ thống được thiết kế để quản trị một cơ sở dữ liệu. Cụ thể, các chương
trình thuộc loại này hỗ trợ khả năng lưu trữ, sửa chữa, xóa và tìm kiếm thông tin trong
một cơ sở dữ liệu (CSDL). Có rất nhiều loại hệ quản trị CSDL khác nhau: từ phần mềm
nhỏ chạy trên máy tính cá nhân cho đến những hệ quản trị phức tạp chạy trên một hoặc
nhiều siêu máy tính.
Tuy nhiên, đa số hệ quản trị cơ sở dữ liệu trên thị trường đều có một đặc điểm
chung là sử dụng ngôn ngữ truy vấn theo cấu trúc mà tiếng Anh gọi là Structured Query
Language(SQL). Các hệ quản trị CSDLphổ biến được nhiều người biết đến là MySQL,
Oracle, PostgreSQL, SQL Server, DB2, Infomix, v.v. Phần lớn các hệ quản trị CSDL kể
trên hoạt động tốt trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Linux, Unix và MacOS ngoại
trừ SQL Server của Microsoft chỉ chạy trên hệ điều hành Windows.
Ưu điểm của hệ quản trị CSDL:
- Quản lý được dữ liệu dư thừa.
- Đảm báo tính nhất quán cho dữ liệu.
- Tạo khả năng chia sẻ dữ liệu nhiều hơn.
- Cải tiến tính toàn vẹn cho dữ liệu

Nhược điểm:
- Hệ quản trị CSDL tốt thì khá phức tạp.
- Hệ quản trị CSDL tốt thường rất lớn chiếm nhiều dung lượng bộ nhớ.

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 17 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

- Giá cả khác nhau tùy theo môi trường và chức năng.


- Hệ quản trị CSDL được viết tổng quát cho nhiều người dùng thì thường chậm.
Đối với hệ quản trị cơ sở dữ liệu hệ thống SCADA EVN Hà Nội dùng Avanti đối với các
máy chủ AS, Oracle với các máy DE và UDW.

2.3.2 Các phần mềm chính trong hệ thống SCADA/DMS trung tâm
Phần mềm WS500: Là phần mềm chính sử dụng để giám sát điều khiển, vận hành
hệ thống lưới điện qua các sơ đồ một sợi lấy tín hiệu thời gian thực từ Application Server.
Ngoài ra, WS500 còn cung cấp các ứng dụng liên kết Excel tạo Report đo lường cho các
trạm, xây dựng các trang Tổng Công suất, bản đồ GIS cho các trạm 110/220kV trên địa
bàn TP Hà Nội…
Phần mềm DE400: Là phần mềm được cài trên các máy DE Client – Workstation;
phục vụ công tác xây dựng cở sở dữ liệu trên Oracle cho các trạm biến áp hoặc dữ liệu
các Recloser tại các Công ty Điện lực.
Phần mềm PED500: Là phần mềm xây dựng các tranh sơ đồ một sợi của các
trạm, tranh sơ đồ địa hình, các trang Tổng công suất… để hiển thị lên WS500.
Phần mềm diệt virus Symatec: Đảm bảo hệ thống được an toàn khi có virus xâm
nhập từ các đường bên ngoài. Phần mềm này được cài đặt trên máy chủ Domain.

2.3.3 Các phần mềm bên thứ ba trong hệ thống


Để phục các công tác bảo trì, sửa lỗi, khắc phục các sự cố trong hệ thống trung
tâm, một số phần mềm bên thứ ba được sử dụng để truy cập vào hệ thống thuận tiện hơn:
Phần mềm Putty: Truy cập vào các máy chủ AS và UDW vì các máy chủ này sử
dụng hệ điều hành Linux
Phần mềm VNC: Truy cập để lấy dữ liệu, datalist đã khai báo của các trạm từ máy
chủ AS sang một máy Workstation với hệ điều hành Window 7 để sử dụng dễ dàng hơn.

2.4 CÁC TIÊU CHUẨN TRUYỀN THÔNG VÀ CẤU TRÚC TRUYỀN


THÔNG

2.4.1 Giao thức IEC60870-5-101


Giới thiệu chung
IEC 870 -5 -101 là một giao thức truyền tin trong bộ giao thức IEC 870-5 được Uỷ
ban kỹ thuật điện quốc tế (International Electrical Commity - IEC) khuyến nghị sử dụng
trong các ứng dụng điều khiển từ xa trong hệ thống SCADA. Giao thức được áp dụng cả
phía trạm điều khiển (Controlling Station) lẫn phía trạm bị điều khiển (Controlled
Station) trong hệ thống SCADA
Dữ liệu từ RTU trước khi phát lên kênh truyền sẽ được mã hoá theo giao thức
truyền tin IEC 870-5-101. Trong hệ SCADA giao thức IEC 870-5-101 hoạt động theo cơ
chế không đối xứng (Unbalanced mode). Trong quá trình trao đổi thông tin, trạm nào
khởi tạo một hội thoại thì được coi là trạm thứ cấp (Secondary Station). Và như vậy trong
chế độ "Unbalanced mode" thì trạm điều khiển đóng vai trò trạm chủ, trạm bị điều khiển
đóng vai trò trạm thứ cấp

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 18 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

Thông tin theo hướng từ thiết bị đầu cuối (RTU) tới Central Station thường là các
thông số đo RTU thu thập từ các thiết bị vật lí (như tần số, điện áp, dòng điện, công
suất…) và thông tin theo hướng ngược lại thường là các lệnh điều khiển hoạt động thiết
bị vật lí.
Có 5 tài liệu đặc tả giao thức này:

- IEC 870-5-1 (Transmission Frame Formats)


- IEC 870-5-2 (Data Link Transmission Services)
- IEC 870-5-3 (General Structure Of Application Data)
- IEC 870-5-4 (Definition And Coding Of Information Elements)
- IEC 870-5-5 (Basic Application Functions)

Các đặc tính truyền thông

Cấu hình mạng

IEC 870-5-101 hỗ trợ các cấu trúc mạng sau:


- Point - to – point
- Multiple point - to – point
- Party line
- Redundant line

Cấu trúc byte dữ liệu

IEC870-5-101 là giao thức không đồng bộ, với cấu trúc ký tự gồm:
- 1 Stop bit
- 1 Start bit
- 1 Parity bit (Even)
- 8 bit dữ liệu

2.4.2 Giao thức IEC 870 - 5 -101 trong RCS 210/PCU 400
Giới thiệu chung
Các chức năng chính trong quá trình xử lý truyền thông sử dụng IEC 870-5-101
được thực hiện bởi PCU – là 1 phần của RCS 201/PCU 400. PCU thực thi giao thức IEC
870-5- 101 theo chiều xuống và giao thức RSP (Remote Server Protocol) theo chiều
ngược lại, như mô tả ở dưới
Hệ thống hỗ trợ cả truyền thông đối xứng và không đối xứng. Tốc độ truyền thông
giống nhau cho cả chiều điều khiển và chiều giám sát mặc dù giao thức IEC 870-5-101
cho phép các tốc độ truyền thông khác nhau đối với các chiều khác nhau.
Thu thập dữ liệu
Việc thu thập dữ liệu được thực hiện theo phương pháp tuy vấn vòng (Polling) có loại trừ.
Các nguyên tắc dưới đây để kiểm soát dữ liệu và phát hiện các lỗi trong quá trình truyền
tin.
- Trạm chủ phát lệnh hỏi vòng dữ liệu loại 2 một cách định kì.
- Trạm thứ cấp sẽ phát lệnh hỏi vòng dữ liệu loại 1 nếu trong bản tin trả lời có bit

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 19 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

ACD=1.
- Trong quá trình hỏi vòng dữ liệu, nếu bản tin trả lời của trạm thứ cấp thông báo
hiện đang có dữ liệu loại 1 thì phía chủ sẽ phát lệnh hỏi vòng dữ liệu loại 1 cho tới khi
phía thứ cấp thông báo không còn dữ liệu loại 1
Các lệnh xử lí (Process commands)
Process commands là các lệnh gây ảnh hưởng tới hoạt động của thiết bị tại phía trạm thứ
cấp. Dạng lệnh này bao gồm các lệnh điều khiển (control command), điều chỉnh
(regulating command) hoặc các lệnh li n quan tới đặt lại giá trị đặt (setpoint).
Lệnh thay đổi các tham số (parameter command)
"Parameter change command" là các lệnh sử dụng để thay đổi các giá trị các ngưỡng tại
các điểm đo analog. Trạm điều khiển sẽ nạp các tham số trong các quá trình khởi động.
Trong chế độ hoạt động bình thường việc thay đổi các tham số có thể khởi tạo khi cần
thiết.
Lệnh thay đổi các tham số được thực hiện thông qua hội thoại SEND / CONFIRM.
Lệnh tổng kiểm tra (General interrogation)
Chương trình ứng dụng của hệ SCADA khởi tạo lệnh tổng kiểm tra nhằm thu nhận các
giá trị và trạng thái của các điểm đo hiện thời trên hệ thống. Thông thường lệnh này thực
hiện mỗi khi khởi động lại hệ thống, hoặc khi khởi động lại RTU, hoặc sau những chu kì
nhất định hoặc sau khi có sự gián đoạn li n hệ giữa trạm chủ và trạm thứ cấp.
Bản tin trả lời của lệnh sẽ chứa các dữ liệu về các điểm đo dạng Digital Input và Analog
Input.
Lệnh RESET
Lệnh RESET cho phép hệ máy chủ thực hiện khởi động lại thiết bị đo xa RTU. Lệnh này
được thực hiện khi nghi ngờ RTU hoạt động không tin cậy. Phía RTU sẽ cần một khoảng
thời gian xác định để phát bản tin trả lời. Khi lệnh RESET được phát ra phía trạm điều
khiển sẽ dừng phát các yêu cầu hỏi vòng dữ liệu (polling) cũng như ngừng phát các yêu
cầu khác cho tới khi thu được bản tin trả lời hoặc cho tới khi kết thúc một khoảng thời
gian đã định trước (timeout). Kết nối với RTU sẽ bị gián đoạn khi thực hiện lệnh.
Khi lệnh reset đã được thực hiện thì RTU sẽ coi là đang trong trạng thái hỏng và phía
máy chủ sẽ định kì phát y u cầu hỏi vòng trạng thái kết nối. Khi nhận được bản tin trả lời
thì RTU được coi là đã trở lại trạng thái hoạt động bình thường và một hội thoại khởi tạo
kết nối sẽ được thực hiện.
Lệnh yêu cầu xác định thời gian trễ khi truyền
Thực hiện hội thoại trễ thời gian nhằm xác định khoảng thời gian cần thiết khi truyền bản
tin tới RTU. Khoảng thời gian này sẽ được tính bù lại trong bản tin đồng bộ thời gian gửi
tới RTU.
Sau khi gửi lệnh nhằm xác định khoảng thời gian trễ phía RTU sẽ được hỏi vòng dữ liệu
trong khoảng thời gian là 55 s.

Hội thoại đồng bộ thời gian cho phép các ứng dụng của SCADA trên hệ máy chủ
có thể thực hiện đồng bộ thời gian cho từng RTU theo một thời gian chung. Nhờ vậy có
thể so sánh các thời gian sự kiện xảy ra theo thời gian trên hệ thống giám sát. Hội thoại
đồng bộ thời gian phải được thực hiện ngay sau khi thực hiện hội thoại xác định thời gian
trễ.
2.4.3 Giao thức IEC 60870-5-104

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 20 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

Giới thiệu chung


IEC 60870-5-104 (gọi tắt là IEC104) là một giao thức trong bộ giao thức IEC 60870-5.
Các đặc tính của IEC104 như là sự kết hợp giữa tầng ứng dụng của IEC101 và các chức
năng vận chuyển được cung cấp bởi giao thức TCP/IP. Với giao thức TCP/IP, nhiều dạng
kết nối mạng có thể được sử dụng như X.25, FR (Frame Relay), ATM (Asynchronous
Transfer Mode) and ISDN (Integrated Service Data Network).

Cấu trúc giao thức


Mỗi trạm điều khiển xa phù hợp với tiêu chuẩn IEC104 có một giao diện vận
chuyển Internet giữa lớp ứng dụng của nó và các lớp bên dưới. Giao diện này và các lớp
thấp hơn được xác định bởi các ti u chuẩn Internet thích hợp. Ví dụ, chúng bao gồm
Transmission Control Protocol (TCP) tuân theo RFC 2200. Các phi n bản RFC tương
thích được cập nhật, thay thế theo thời gian.
Cấu trúc bản tin
Định nghĩa APCI (Application Protocol Control Information)
Một số thông tin điều khiển ứng dụng (APCI) được th m vào mỗi đơn vị dữ liệu
dịch vụ ứng dụng (ASDU) để có được một đơn vị dữ liệu dịch vụ ứng dụng (APDU))
thích hợp với lớp vận chuyển. Bởi giao diện tầng vận chuyển (TCP interface) là giao diện
hướng luồng dữ liệu, do vậy nó không định nghĩa cơ chế start, stop cho IEC101 ASDU.
Do vậy, APCI được thêm vào để xác định start và stop ASDU, mỗi APCI bao gồm ký tự
đánh đấu start luồng dữ liệu (1 byte, giá trị = 68H), 1 byte xác định chiều dài APDU, các
trường điều khiển

Bảo vệ chống mất mát và trùng lặp bản tin


Số thứ tự gửi N(S) và số thứ tự nhận N(R) tăng dần cho mỗi APDU và cho mỗi hướng
gửi/nhận. Trạm gửi tăng dần N(S) và trạm nhận tăng dần N(R). Trạm nhận xác nhận mỗi
APDU hoặc một số APDU khi nó trả về N(R) bằng số APDU thích hợp mà nó đã nhận.
Trạm gửi giữ APDU hoặc một số APDU trong bộ đệm cho đến khi nó nhận trở lại N(S)
của trạm gửi như là N(R) mà được xác nhận hợp lệ cho các số thứ tự nhỏ hơn hoặc bằng
số tự tự nó nhận được. Sau đó trạm gửi có thể xóa khỏi bộ đệm các APDU hợp lệ đã được
gửi đi chính xác. Trong trường hợp truyền dữ liệu dài theo chi 1 hướng, bản tin S format
được gửi trong hướng ngược lại để xác thực các APDU trước khi tràn bộ nhớ đệm hoặc
time out. Phương thức này có thể sử dụng cho cả 2 hướng. Sau khi thiết lập kết nối TCP,
N(S) và N(R) được đặt giá trị 0.
Thủ tục kiểm tra
Kết nối truyền thông không được sử dụng và đang ở trạng thái mở, sẽ được định
kỳ kiểm tra theo cả 2 hướng bằng cách gửi các APDU với TESTFR=act. Trạng thái kết
nối sẽ được xác nhận bởi việc trạm nhận gửi bản tin TESTFR=con. Cả trạm nhận và trạm
phát đều có thể khởi tạo thủ tục kiểm tra sau một chu kỳ thời gian nếu không có dữ liệu
được truyền.
Điều khiển truyền nhận bằng start/stop
STARTDT (Start Data Transfer) và STOPDT (Stop Data Transfer) được sử dụng
bởi trạm chủ (ví dụ trạm A) để điều khiển việc truyền dữ liệu từ trạm khách. Khi có nhiều
hơn 1 kết nối được mở giữa 2 trạm, nhưng tại 1 thời điểm chỉ có 1 kết nối được sử dụng
để truyền dữ liệu. Chức năng của STARTDT và STOPDT tránh mất mát dữ liệu khi
chuyển kết nối để truyền dữ liệu. STARTDT và STOPDT còn được sử dụng với 1 kết nối

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 21 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

giữa các trạm để điều khiển lưu lượng trên kết nối đó.
Khi một kết nối truyền dữ liệu được thiết lập, dữ liệu từ trạm khách không được tự động
cho phép truyền (STOPDT là trạng thái mặc định khi kết nối được thiết lập). Khi ở trạng
thái này, trạm khách không gửi bất kỳ dữ liệu nào, ngoại trừ các chức năng điều khiển
không đánh số và các xác nhận. Trạm chủ phải kích hoạt việc truyền dữ liệu bằng cách
gửi STARTDT con. Nếu STARTDT không được xác nhận, kết nối sẽ bị đóng bởi trạm
chủ. Bất kỳ dữ liệu nào đang treo trong trạm khách chỉ được gửi sau STARTDT con.
STARTDT/STOPDT là cơ chế cho phép trạm chủ kích hoạt/hủy chiều giám sát. Trạm
chủ có thể gửi lệnh hoặc giá trị đặt thậm chí nếu nó không nhận được xác nhận kích hoạt.
Mỗi địa chỉ TCP bao gồm địa chỉ IP và số cổng. Mỗi thiết bị kết nối vào mạng LAN có 1
địa chỉ IP duy nhất. IEC104 được định nghĩa cổng ti u chuẩn là 2404.
Trạm chủ (controlled station) sử dụng cổng 2404 trong tất cả các trường hợp, cho
cả cổng nghe và thiết lập kết nối. Trạm khách có thể sử dụng cổng khác, được cấp phát
bởi giao thức TCP

2.4.4 Giao thức IEC 61850


Substation configuration language (SCL):
Ngôn ngữ cấu hình trạm (SCL) dựa trên ngôn ngữ XML để miêu tả thiết bị IEDs và các
quan hệ giữa chúng.Nó được nhắm tới để miêu tả trạm và tất cả các kết nối giữa chúng.
SCL có thể được sử dụng để để cấu hình IEC61850. Các kết cấu dữ liệu (tổ chức dữ liệu)
thường được dùng để định nghĩa trong SCL file.SCL có thể được thay đổi bởi các công
cụ được định nghĩa trong IEC61850 client hoặc server devide.
Intellengent Electronic Device (IEDs):
Trong phạm vi của Substation Automation System (SAS), các IEDs được dùng để giám
sát và điều khiển các thiết bị trong các trạm biến áp. Trong trường của IEC61850, các
IED thông thường chỉ là các thiết bị giao tiếp được một trong những chuẩn IEC 61850.
Report:
Report là một bản tin không định trước được gửi tới Sever. Kích hoạt gửi report được xảy
ra bởi event không định trước. Nó sẽ được kích hoạt nếu có sự thay đổi của các biến nằm
trong các dataset. Sự gửi và nhận của Report được kích hoạt bởi khối RCB (Report
control block). IEC 61850 phân định trạng thái Buffer và unbuffer. Trong trạng thái
unbuffer, bản tin sẽ có thể bị mất nếu đường truyền tới các thiết bị giám sát bị mất. Trong
trạng thái Buffer, dữ liệu sẽ được lưu lại trong một khoảng thời gian và sẽ được gửi lại
khi có tín hiệu kết nối trở lại. Trong IEC61850 chúng ta có quy ước về Buffer time, là
khoảng thời gian mà khi có sự thay đổi tín hiệu sau đó bao lâu bản tin sẽ được gửi tới các
đích cụ thể.
Data set:
Data set ở trong IEC 61850 là danh sách các biến được quan sát và chuyển đổi cùng nhau
với một cách hiệu quả hơn. Nó có thể được định nghĩa bởi các SCL files hoặc được định
nghĩa bởi các MMS client theo MMS protocol. Dataset được dùng để định nghĩa các biến
có thể được biến đổi thông qua các dịch vụ read và write, reporting…
Goose:
Generic orient object substation event là một chuẩn được định nghĩa trong IEC61850-7-2
và IEC61850-8-1 cho giao tiếp trong các Substation Automatic Systems. Đây là một
chuẩn giao tiếp yêu cầu các trạm có từ 2 IEDs trở lên.

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 22 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

Một bản tin Goose được kích hoạt khi có sự thay đổi về thuộc tính của dữ liệu, tất cả các
thành viên của Data sẽ được lưu vào Buffer và sẽ được gửi đến các IEDs. Các IEDs trên
mạng biết được bản tin đó được gửi tới mình nó sẽ tiếp nhận và đọc các dữ liệu đó.Thông
thường các bản tin sẽ được gửi với một khoảng thời gian cố định từ đó các IED có thể xác
định được tín hiệu có bị mất hay đường truyền có bị mất hay không.

Hình 2.4 Thời gian cho các bản tin Goose

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 23 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

Thông thường T0 là khoảng thời gian chờ mà các data sẽ được truyền đi khi không có sự
thay đổi nào về tín hiệu cũng như giá trị. Khi có tín hiệu thay đổi, bản tin Goose được gửi
với khoảng thời gian lập lại T1,T2… cho đến khi hết thời gian chờ T0.

Hình 2.4 Thời gian cho các bản tin Goose


Control:
Chúng ta có thể thiết lập các biến điều khiển ở trạng thái điều khiển 1 hoặc hai bước lệnh
Data model:
Đây là một ứng dung trong 61850 được xây dựng trên các nút logic và chứa đựng các cài
đặt của các giá trị.
Time and time synchronization:
Việc động bộ thời gian trong IEC 61850 khá quan trọng cho các ứng dụng về điều khiển
và giám sát.

2.5 Giao diện HMI, thao tác trên màn hình HMI

2.5.1 Giới thiệu chung


Giao diện HMI được hiểu như là phần tạo ra sự kết nối giữa người dùng và các chương
trình giám sát, điều khiển của hệ thống, cũng như các trình ứng dụng khác. HMI cho phép
giám sát và điều khiển hệ thống điện, truy xuất tới các thông tin lưu trữ trong cơ sở dữ
liệu một cách đơn giản và dễ tiếp cận…

Hình 2.5 Giao điện HMI trạm biến áp MY DINH 110kv

2.5.2 Công nghệ phần cứng


Công nghệ phần cứng cho màn hình giao diện HMI ngày càng phát triển với những tính
năng ưu việt hỗ trợ tối đa cho người sử dụng:
- Khả năng hỗ trợ hiển thị nhiều màn hình giúp việc hiển thị được đầy đủ và rõ

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 24 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

ràng.
- Công nghệ Touch Screen hoặc Smart Pen.
- Các ứng dụng quản lý các thông số hiển thị của màn hình Monitor Manager.
- Hỗ trợ đầy đủ các cổng giao tiếp truyển thông, âm thanh.

2.5.3 Các kỹ thuật thiết kế HMI


Công nghệ phần cứng HMI phát triển kéo theo các kỹ thuật thiết kế HMI cũng phát triển
đa dạng và than thiện hơn với người sử dụng:
Một vài kỹ thuật thiết kế HMI thông dụng sử dụng trong hệ thống điện:

- Đa cửa sổ, cho phép người dung tùy biến menu bar /icons /symbols /color /help
online/message over mouse /…
- Định nghĩa các loại bản đồ, bản vẽ cần hiển thị của 1 Trung tâm điều khiển,…
- Zoom, pan, switching, jump page, frame.
- Map graphics, tabuler (filter, searching, sort,…).
- Drag & Drop: Kéo thả 01 tín hiệu từ Tabuler sang Trending.
- Symbol/template based graphical editing: Cho phép người dung tạo biểu tượng
mới.
- DNC: Hiển thị màu sắc cho các picture. Event/ Alarm/ SOE/ Tage note.
- Logfiles/ Caputer/ Screen shot/ Record.
- Trend and history trend.
- Play back – Replay/ Study mode.
- Chart.
- Analyze and Report (Application and Add on Excel).
- Caculate U, I, P, Q…
- Webbased.
- Toolbar/ Favorites/ Quickview/ Navigates.
- Export/ Import to CSV, XML.
- View/ Edit/ Query data.

2.5.4 Cấu trúc module HMI tại Trung tâm Điều khiển
Module HMI của Trung tâm Điều khiển tạo ra sự liên kết thân thiện giữa người
dùng và các chức năng giám sát, điều khiển, cũng như các trình ứng dụng khác của hệ
thống.
Các màn hình giao diện được phân thành lớp, càng vào sâu thông tin cung cấp
càng chi tiết đáp ứng nhu cầu vận hành hệ thống.
Đầu vào của module HMI
HMI cho phép truy xuất tới các thông tin lưu trữ trong cơ sở dữ liệu thời gian thực
(RTDB) và cơ sở dữ liệu quá khứ (HIS) một cách đơn giản và thân thiện khi sử dụng
menu theo kiểu Microsoft Windows, đáp ứng chức năng của trung tâm giám sát vận hành
từ xa.
Quá trình xử lý của module HMI
Module HMI được xây dựng với những đặc điểm chính sau:
- Xây dựng theo cấu trúc “menu”

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 25 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

- Các biểu tượng (icons) được thiết kế chuẩn mực “look-and-feel” với màu sắc
theo qui định của hệ thống điều độ.
- Dễ dàng thao tác theo kiểu “point-and-click”
- Cửa sổ “popup” cho phép người dùng dễ dàng thực hiện thao tác
- Giao diện được xây dựng đa cửa sổ theo cấu trúc cây và tuân thủ tiêu chuẩn,
đồng nhất theo mẫu đang sử dụng trong hệ thống điện Việt Nam.
Toàn bộ dữ liệu, khả năng giám sát tình trạng thiết bị cũng như y u cầu thao tác trong vận
hành ở các chế độ khác nhau đều có thể thực hiện bằng module HMI.
Thông tin trạng thái, đo lường, cảnh báo... được hiển thị trên giao diện đồ họa HMI thông
qua hệ thống các biến làm trung gian (hay còn gọi là tag). Ngược lại, tương tác của người
dùng với hệ thống được truyền qua các biến của đối tượng đồ họa trên HMI. Mỗi tương
tác này tương ứng với quá trình chạy từng đoạn mã, từng thủ tục,... (còn gọi là script)
phía dưới giao diện HMI.
Đầu ra của module HMI
Đầu ra của module HMI bao gồm các trình ứng dụng bao gồm các chức năng giúp
người dùng có thể quản lý hoạt động của hệ thống điều khiển.

2.5.5 Các chức năng cơ bản của module HMI


Chức năng quản lý truy nhập hệ thống
Tất cả các lệnh đưa vào hoặc các truy xuất dữ liệu đều được kiểm tra thông qua mức
người dùng và mã hoạt động tương ứng để đảm bảo an toàn bao gồm:
- Quản lý User‟s name và mật khẩu.
- Quản lý mức truy nhập cho phép tương ứng với từng User‟s nam
- Gắn User‟s name cho tất cả các thao tác sau khi truy cập. Hệ thống cung cấp các
loại quyền của user như dưới đây:
- Nhân viên vận hành (Operator): Nhân viên vận hành có quyền truy nhập tất cả
các thông tin thu được từ hệ thống và được quyền giám sát, thực hiện các lệnh
điều khiển, đặt các biển cảnh báo, biển cấm hoặc truy xuất hệ thống dữ liệu quá
khứ, chạy các trình ứng dụng. Tuy nhiên sự thay đổi cấu hình và thông số phần
mềm sẽ bị giới hạn.
Kỹ sư hỗ trợ vận hành (Operations Support Engineers): Họ được phép chạy các
trình ứng dụng giám sát, phân tích và điều hành. Vì vậy kỹ sư trợ giúp vận hành có khả
năng truy nhập hệ thống cũng như các trình ứng dụng off-line trên hệ thống. Họ được
phép truy nhập xử lý dữ liệu quá khứ từ HIS bằng SQL/ODBC hay các giao diện khác
được cung cấp bởi HIS. Các Kỹ sư hỗ trợ vận hành không được phép điều khiển thiết bị
trong điều kiện vận hành bình thường.
- Kỹ sư bảo dưỡng hệ thống (System Maintenance Engineers): Mức user này
được phép thâm nhập vào tất cả các thành phần của hệ thống, cũng như các chức
năng của hệ thống ngoại trừ việc thao tác trực tiếp tới thiết bị nhất thứ trong hệ
thống điện.
Giám sát và đảm bảo được tính chính xác toàn bộ các thông số vận hành của hệ
thống như dòng điện, điện áp, cống suất, tần số, vị trí nấc của máy biến áp.Giám sát được
các trạng thái của các phần tử đóng cắt trong hệ thống. Đó là trạng thái đóng/mở của máy
cắt, dao cách ly, dao tiếp địa…
Chức năng điều khiển
- Điều khiển máy ngắt và dao cách ly có kiểm tra linh động.

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 26 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

- Điều khiển nấc phân áp của bộ OLTC, điều khiển hệ thống làm mát máy biến
áp.
- Nhập trạng thái thiết bị bằng tay hoặc tự động theo thực tế dữ liệu nhận được.
- Nhập thông số đo lường bằng tay hoặc tự động theo thực tế dữ liệu nhận được.
màn hình điều khiển thiết bị mức ngăn

Hình 2.6 Màn hình điều khiển thiết bị mức ngăn

Chức năng giám sát

Giám sát được các sự cố xảy ra trên lưới cũng như các thiết bị, cảnh báo sự cố bằng âm
thanh, màu sắc hoặc thông báo trên mà hình hiển thị, ghi lại các chuỗi sự kiện, sự cố xảy
ra và xác định chuẩn đoán sự cố.
Giám sát thông số vận hành, trạng thái và tình trạng hoạt động của các thiết bị trên lưới
điện bằng sơ đồ toàn hệ thống hoặc sơ đồ chi tiết từng trạm biến áp.
Giám sát dòng công suất trên hệ thống hoặc từng khu vực. Giám sát mạng truyền tin của
hệ thống
Thông số vận hành cũng được giám sát theo đồ thị, bao gồm đồ thị thời gian thực và đồ
thị quá khứ.

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 27 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

Hình 2.7 Màn hình hiển thị, giám sát dữ liệu trạng thái và đo lường

Chức năng cảnh báo và quản lý cảnh báo

Cảnh báo theo thời gian thực và cảnh báo quá khứ được phân loại rõ ràng đáp ứng
công tác giám sát vận hành
Lọc, phân loại cảnh báo theo lựa chọn của người dùng.
Phát tín hiệu chuông/còi tương ứng mức độ quan trọng của tín hiệu cảnh báo. Xác nhận
cảnh báo và lưu vào dữ liệu quá khứ.
In danh sách các cảnh báo ra máy in hoặc các định dạng file khác nhau. Truy cập lại dữ
liệu cảnh báo trong quá khứ theo các tiêu chí lọc khác nhau.

Chức năng báo cáo và quản lý báo cáo

Tạo các loại báo cáo theo mẫu và có thể thay đổi thông số cần báo cáo theo nhu cầu:

- In báo cáo ra giấy hoặc xuất ra các ứng dụng văn phòng như excel, text, pdf,…
- Báo cáo được quản lý và dễ dàng truy xuất theo nhu cầu khi cần thiết.
- Báo cáo có thể được thêm, xóa, sửa đổi
- Báo cáo thống kê tải đường dây, máy biến áp, điện áp thanh cái, dễ dàng tùy
biến trên ứng dụng văn phòng như excel theo sự điều chỉnh của người dùng.
- Báo cáo tổng công suất P/Q và tổn thất công suất của EVN HANOI.

Chức năng đặt và quản lý biển báo

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 28 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

Đặt, gỡ bỏ và thể hiện trên màn hình biển báo với các mức khác nhau cho từng
thiết bị trong vận hành.

Hình 2.8 Màn hình quản lý biển báo

SCADA là một hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu trong thời gian
thực, do đó tính năng thời gian của hệ thống là rất cần thiết và quan trọng.
Các yêu cầu cơ bản của hệ thống:

- Độ nhạy nhanh: tốc độ truyền thông tinh hữu ích phải đủ nhanh để đáp ứng nhu
cầu trao đổi dữ liệu trong một giải pháp cụ thể.
- Tính tiền định: Dự đoán trước được thời gian phản ứng tiêu biểu và thời gian
phản ứng chậm nhất với yêu cầu của từng trạm.
- Độ tinh cậy, kịp thời: đảm bảo tổng thời gian cần cho việc vận chuyển dữ liệu
một cách tin cậy giữa các trạm nằm trong một khoảng xác định.
- Tính bền vững: có khả năng xử lý sự cố một cách thích hợp để không gây thiệt
hại thêm cho toàn bộ hệ thống.

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 29 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

PHẦN III: CHUYÊN ĐỀ ĐO LƯỜNG THỜI GIAN THỰC CÁC TÍN


HIỆU, XỦ LÍ TÍN HIỆU, HIỂN THỊ TÍN HIỆU, VÀ LƯU TRỮ TÍN
HIỆU CỦA HỆ THỐNG SCADA

3.1 Đo lường thời gian thực

3.1.1 Tính năng thời gian thực


SCADA là một hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu trong thời gian thực,
do đó tính năng thời gian của hệ thống là rất cần thiết và quan trọng. Sự hoạt động bình
thường của hệ thống kỹ thuật nói chung, hệ thống điện nói riêng làm việc trong thời gian
thực không chỉ phụ thuộc vào độ chính xác, đúng đắn của các kết quả đầu ra, mà còn phụ
thuộc vào thời điểm đưa ra kết quả. Một hệ thống có tính năng thời gian thực không nhất
thiết phải có phản ứng thật nhanh mà quan trọng hơn phải có phản ứng kịp thời đối với các
yêu cầu, tác động bên ngoài. Như vậy một hệ thống truyền tin có tính năng thời gian thực
phải có khả năng truyền tải thông tin một cách tin cậy và kịp thời với yêu cầu của các đối tác
truyền thông. Do đó tính năng thời gian thực của một hệ thống giám sát, điều khiển phụ
thuộc vào rất nhiều hệ thống thông tin sử dụng trong hệ thống đó, ví dụ như hệ thống Bus
trường. Để đảm bảo tính năng thời gian thực, một hệ thống Bus phải có những đặc điểm sau:
1, Độ nhạy nhanh: Tốc độ truyền thông tin hữu ích phải đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu
trao đổi dữ liệu trong một giải pháp cụ thể.
2, Tính tiền định: Dự đoán trước được về thời gian phản ứng tiêu biểu và thời gian
phản ứng chậm nhất với yêu cầu của từng trạm.
3, Độ tin cậy, kịp thời: Đảm bảo tổng thời gian cần cho việc vận chuyển dữ liệu một
cách tin cậy giữa các trạm nằm trong một khoảng xác định.
4, Tính bền vững: Có khả năng xử lý sự cố một cách thích hợp để không gây thiệt hại
thêm cho toàn bộ hệ thống.

3.2 Xử lí tín hiệu

3.2.1 Truyền tải ,và xử lý tín hiệu


Dữ liệu truyền tải trong hệ SCADA có thể là dạng liên tục (analog), dạng số (digital)
hay dạng xung (pulse).

Dữ liệu truyền tải trong hệ SCADA thể hiện chỉ dưới dạng số gọi là trường Dữ liệu
(data field). Dữ liệu dạng số này được hình thành từ các dạng tín hiệu logic (on/off), tín hiệu
analog dòng/áp, tín hiệu xung tốc độ cao,...
Giao diện cơ sở để vận hành tại các thiết bị đầu cuối là một màn hình giao diện đồ họa GUI
(Graphical User Interface) dùng để hiển thị toàn bộ hệ thống điều khiển giám sát hoặc các
thiết bị trong hệ thống. Tại một thời điểm, dữ liệu được hiện thị dưới dạng hình ảnh tĩnh, khi

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 30 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

dữ liệu thay đổi thì hình ảnh này cũng thay đổi theo.

Trong trường hợp dữ liệu của hệ thống biến đổi liên tục theo thời gian, hệ SCADA
thường hiện thị quá trình thay đổi dữ liệu này trên màn hình giao diện đồ họa (GUI) dưới
dạng đồ thị.
Một ưu điểm lớn của hệ SCADA là khả năng xử lý lỗi rất thành công khi hệ thống
xảy ra sự cố. Nhìn chung, khi có sự cố hệ SCADA có thể lựa chọn một trong các cách xử lý
sau:
• Sử dụng dữ liệu cất giữ trong các RTU: trong các hệ SCADA có các RTU có dung
lượng bộ nhớ lớn, khi hệ thống hoạt động ổn định dữ liệu sẽ được sao lưu vào trong bộ nhớ
của RTU. Do đó, khi hệ thống xảy ra lỗi thì các RTU sẽ sử dụng tạm dữ liệu này cho đến khi
hệ thống hoạt động trở lại bình thường.
• Sử dụng các phần cứng dự phòng của hệ thống: hầu hết các hệ SCADA đều được
thiết kế thêm các bộ phận dự phòng, ví dụ như hệ thống truyền thông hai đường truyền, các
RTU đôi hoặc hai máy chủ…do vậy, các bộ phận dự phòng này sẽ được đưa vào sử dụng khi
hệ SCADA có sự cố hoặc hoạt động offline (có thể cho mục đích bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm
tra…).

3.3 Hiển thị tín hiệu

3.3.1 Thu thập và hiển thị tín hiệu


Từ sự phân cấp quản lý hệ thống điều khiển giám sát và thu thập số liệu cũng như yêu
cầu chung của hệ thống SCADA nêu trên, một hệ thống SCADA cần có cơ cấu cơ bản như
sau:
 Trạm thu thập dữ liệu trung gian: Là các khối thiết bị vào ra đầu cuối từ xa RTU
(Remote Terminal Units) hoặc là các khối (bộ) vi điều khiển logic lập trình PLC
(Programmale Logic Controllers) có chức năng giao tiếp với các thiết bị chấp hành (cảm
biến cấp trường, các hộp điều khiển đóng cắt và các van chấp hành…).
 Trạm điều khiển giám sát trung tâm: là một hay nhiều máy chủ trung tâm (Central
host computer server).
 Hệ thống truyền thông: bao gồm các mạng truyền thông công nghiệp, các thiết bị
viễn thông và các thiết bị chuyển đổi dòng kênh có chức năng truyền dữ liệu cấp trường đến
các khối điều khiển và máy chủ.
 Giao diện người – máy HMI (Human – Machine Interface): Là các thiết bị hiển thị
quá trình xử lý dữ liệu để người vận hành điều khiển các quá trình hoạt động của hệ thống.
Theo các thành phần, có một cơ chế thu thập dữ liệu như sau: Trong hệ SCADA, quá trình
thu thập dữ liệu được thực hiện trước tiên ở quá trình các RTU quét thông tin có được từ các
thiết bị chấp hành nối với chúng. Thời gian để thực thi nhiệm vụ này được gọi là thời gian
quét bên trong. Các máy chủ quét các RTU (với tốc độ chậm hơn) để thu thập dữ liệu từ các
RTU này.

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 31 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

Để điều khiển, các máy chủ sẽ gửi tín hiệu yêu cầu xuống các RTU, từ đó cho phép
các RTU gửi tín hiệu điều khiển trực tiếp xuống các thiết bị chấp hành thực thi nhiệm vụ.
Trong quá trình truyền tải dữ liệu, dữ liệu có thể là dạng liên tục (anlog), dạng số
(digital) hay dạng xung (pulse).
Giao diện cơ sở để vận hành tại các thiết bị đầu cuối là một màn hình giao diện đồ họa
GUI (Graphical User Interface) dùng để hiển thị toàn bộ hệ thống điều khiển giám sát hoặc
các thiết bị trong hệ thống.
Tại một thời điểm, dữ liệu được hiện thị dưới dạng hình ảnh tĩnh, khi dữ liệu thay đổi
thì hình ảnh này cũng thay đổi theo. Trong trường hợp dữ liệu của hệ thống biến đổi liên tục
theo thời gian, hệ SCADA thường hiển thị quá trình thay đổi dữ liệu này trên màn hình giao
diện đồ họa GUI dưới dạng đồ thị.
Một ưu điểm lớn của hệ SCADA là khả năng xử lý lỗi rất thành công khi hệ thống
xảy ra sự cố. Nhìn chung, khi có sự cố, hệ SCADA có thể lựa chọn một trong các cách xử lí
sau:
• Sử dụng dữ liệu cất giữ trong các RTU: trong các hệ SCADA có các RTU có dung
lượng bộ nhớ lớn, khi hệ thống hoạt động ổn định, dữ liệu sẽ được sao lưu vào trong bộ nhớ
của RTU. Do đó, khi hệ thống xảy ra lỗi thì các RTU sẽ sử dụng tạm dữ liệu này cho đến khi
hệ thống hoạt động trở lại bình thường.
• Sử dụng các phần cứng dự phòng của hệ thống: hầu hết các hệ SCADA đều được
thiết kế thêm các bộ phận dự phòng, ví dụ như hệ thống truyền thông hai đường truyền, các
RTU đôi hoặc hai máy chủ… Các bộ phận dự phòng này sẽ được đưa vào sử dụng khi hệ
SCADA có sự cố hoặc hoạt động offline (có thể cho mục đích bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm
tra…).
Giao diện người-máy (HMI) là cửa sổ vận hành của hệ thống giám sát. Nó trình bày
thông tin của nhà máy cho nhân viên vận hành bằng đồ họa dưới dạng sơ đồ bắt chước, là
biểu diễn sơ đồ của nhà máy đang được kiểm soát, và các trang ghi nhật ký sự kiện và báo
động. HMI được liên kết với máy tính giám sát SCADA để cung cấp dữ liệu trực tiếp để điều
khiển các sơ đồ bắt chước, hiển thị cảnh báo và biểu đồ xu hướng. Trong nhiều cài đặt, HMI
là giao diện người dùng đồ họa cho người vận hành, thu thập tất cả dữ liệu từ các thiết bị bên
ngoài, tạo báo cáo, thực hiện báo động, gửi thông báo, v.v.
Các sơ đồ mô phỏng bao gồm đồ họa đường và biểu tượng sơ đồ để thể hiện các yếu
tố quy trình, hoặc có thể bao gồm các bức ảnh kỹ thuật số của thiết bị xử lý phủ lên các biểu
tượng hoạt hình.
Hoạt động giám sát của nhà máy là nhờ HMI, với các nhà khai thác ra lệnh sử dụng
con trỏ chuột, bàn phím và màn hình cảm ứng. Ví dụ, một biểu tượng của một máy bơm có
thể cho người vận hành biết rằng máy bơm đang chạy và một biểu tượng đồng hồ đo lưu
lượng có thể cho thấy lượng chất lỏng mà nó bơm qua đường ống. Người vận hành có thể tắt
bơm từ mô phỏng bằng cách nhấp chuột hoặc chạm vào màn hình. HMI sẽ hiển thị tốc độ
dòng chảy của chất lỏng trong ống giảm theo thời gian thực.
Gói HMI cho hệ thống SCADA thường bao gồm chương trình vẽ mà người vận hành

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 32 D10 CNTĐ_CLC


Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD:Phạm Thị Thùy Linh

hoặc nhân viên bảo trì hệ thống sử dụng để thay đổi cách thể hiện các điểm này trong giao
diện. Các biểu diễn này có thể đơn giản như đèn giao thông trên màn hình, đại diện cho trạng
thái của đèn giao thông thực tế trong trường hoặc phức tạp như màn hình nhiều máy chiếu
đại diện cho vị trí của tất cả các thang máy trong tòa nhà chọc trời hoặc tất cả các đoàn tàu
trên đường sắt

3.4 Lưu trữ dữ liệu

lưu trữ dữ liệu quá khứ theo chu kỳ 10 giây hoặc 1 phút, 6 phút tùy vào dung lượng
bộ nhớ và nhu cầu sử dụng dữ liệu. Thời gian lưu trữ của máy chủ UDW vào khoảng 5 năm
do hệ thống SCADA/DMS – EVNHANOI sử dụng thêm bộ nhớ SAN.

Trên thực tế hệ thống Network Manager gồm hai máy chủ UDW chạy theo chế độ
Redundancy, với mỗi UDW nó được map 3.5TB dung lượng lưu trữ trên SAN. Khi dữ liệu
lưu trữ nó sẽ lưu data trên cả hai ổ dữ liệu đã được khai báo trên SAN.

Hiện tại dữ liệu lưu trữ được phân thành các kiểu như sau:
Tín hiệu đo lường: lưu 10 phút 1 lần với tất cả các tín hiệu hoặc 1s/lần với các tín hiệu
có sự thay đổi giá trị lớn hơn 2%.
Tín hiệu trạng thái: khi có bất cứ sự thay đổi trạng thái nào.
Khi dữ liệu bị đầy nó sẽ được Reset và hoàn lại dung lượng cho hệ thống.
Hiên tại dữ liệu được lưu vào nhiều ổ cứng có thể lên đến 13TB

Tài liệu tham khảo :

- Sách SCADA – Hệ thống điều khiển giám sát và thu thaaoj dữ liệu SCADA trong
hệ thống điện (PGS.TS PHẠM VĂN HÒA CB)
Link nguồn : https://www.ebookbkmt.com/2016/08/sach-scan-he-thong-ieu-khien-
giam-sat.html
- Tài liệu giao thức truyền thông của tập đoàn điện lực Việt Nam EVN
Link nguồn : https://www.evn.com.vn/d6/news/Ung-dung-giao-thuc-IEC-60870-5-
104-cho-giai-phap-truyen-thong-cua-he-thong-SCADA-6-8-13208.aspx
- Tài liệu của cán bộ hướng dẫn ,Phùng Khắc Thanh và một số tài liệu ghi chép trong
quá trình thực tập
- Ngoài ra chúng em còn tham khảo them 1 số tài liệu trên Internet khác …

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Nhóm 3 33 D10 CNTĐ_CLC

You might also like