You are on page 1of 4

BÀI TẬP

TIN HỌC TRONG KỸ THUẬT

BÀI TẬP THỰC HÀNH


1. Xây dựng chương trình lập trình dùng ngôn ngữ Python dựa trên những kiến thức đã học .
Hướng dẫn nội dung:
- Sinh viên tự xây dựng chương trình theo các bài tập dưới đây.
- Mỗi bài xây dựng 1 file lập trình riêng.
- Có thể thêm các chức năng khác cho chương trình (nhập giá trị, xuất giá trị, xử lý lỗi ...)

2. Nộp bài:
- Copy code tất cả cái bài thực hành và chép vào file word (hoặc nén
thành file .rar tất cả các file python (.py)): nộp theo link trên trang fhqlms.hcmute.edu.vn
- Deadline: 00h ngày 13/6/2021

LƯU Ý
1. Khi xây dựng chương trình, mỗi bài tập phải ghi yêu cầu đề bài (ngắn gọn) dưới dạng chu
thích (comment) ở đầu chương trình.
2. Có thể sử dụng bất kì phần mềm nào hỗ trợ lập trình Python (Python shell, Visual Studio,
Sublime Text,…)
3. Nghiêm cấm tất cả các trường hợp sao chép.

DANH SÁCH BÀI TẬP


Bài 1 :
Viết chương trình với các yêu cầu sau.
- Cho phép người sử dụng nhập vào một số nguyên có 3 chữ số
- In ra màn hình chữ số hằng trăm, hàng chục và hàng đơn vị tương ứng của số vừa
nhập.
Bài 2 :
Viết chương trình với các yêu cầu sau.
- Cho phép người sử dụng nhập vào ngày tháng năm sinh theo định dạng :
‘d:m:yyyy’
- Tách và in riêng giá trị: ngày, tháng, năm

Bài 3: Viết chương trình nhập vào giá trị điện dung C, điện cảm L và tần số f. Tính và in ra
tổng trở Z của mạch. Cho biết:
Bài 4: Viết chương trình nhập vào một giá trị số nguyên a. In ra màn hình tất cả số nguyên tố
nằm trong khoảng [0,a].

Bài 5 : Viết chương trình tính tiền cước taxi với bảng giá như sau :
 2 km đầu tiên : 20.000 đ.
 8 km tiếp theo : 7.000đ/km.
 10 km tiếp theo : 5.000đ/km.
 Từ km thứ 21 : 3.000đ/km.
Dựa trên các thông số trên, viết chương trình có các chức năng sau :

 Cho phép người sử dụng nhập vào các số km đi được.


 Xuất ra màn hình tiền cước.

Bài 6: Viết chương trình nhập vào giá trị chiều cao(m) và cân nặng (kg) theo định dạng số
thực. Tính chỉ số BMI dựa theo thông tin vừa nhập và in kết quả BMI ra màn hình kèm theo
thông tin đánh giá (gầy: BMI<18.5; bình thường: BMI : 18.5-25; thừa cân: BMI: 25-30; béo
phì: BMI > 30)
BMI = cân nặng/(chiều cao*chiều cao)

Bài 7 :
- Viết chương trình cho phép nhập 1 chuỗi có (tối đa) 10 phần tử. Hiển thị chuỗi vừa nhập
ra màn hình.
- In ra màn hình các giá trị sau: chiều dài của chuỗi, số lượng kí tự là dấu ' ' (khoảng trắng)
trong chuỗi.
- Chuyển chuỗi sang chữ HOA và xuất ra màn hình

Bài 8 :
Viết chương trình cho phép người dùng nhập họ và tên.
- In ra màn hình họ tên sau khi chuẩn hóa (Tất cả chữ cái đầu đều viết hoa, toàn bộ tên viết
HOA).

Bài 9 :
Viết chương trình cho phép người dùng nhập 1 chuỗi (tối đa 50 kí tự).
- Xóa hết tất cả kí tự khoảng trắng trong chuỗi ' ' và xuất chuỗi mới ra màn hình.
VD: Nhập : S = Xin chao moi nguoi.
Xuất : S = Xinchaomoinguoi.

Bài 10 :
- Viết chương trình cho phép người dùng nhập lần lượt các giá trị (số nguyên) cho 1 List có
5 phần tử:
- Hiển thị danh sách vừa nhập ra màn hình.
- In ra màn hình các giá trị: lớn nhất, nhỏ nhất, giá trị trung bình các phần tử của danh
sách.

Bài 11 :
- Viết chương trình cho phép người dùng nhập một giá trị số nguyên, nếu nhập sai định
dạng yêu cầu nhập lại giá trị.
- Tạo một List (danh sách) với các phần tử là số nguyên (giá trị tuân theo quy luật của dãy
số Fibonacci) và số lượng phần tử bằng với giá trị vừa nhập.
- Hiển thị danh sách vừa nhập ra màn hình.
- In ra màn hình tất cả các giá trị là số nguyên tố có trong danh sách vừa nhập.

Bài 12 :
Viết chương trình theo yêu cầu sau :
- Tạo sẵn 1 danh sách 2 chiều (danh sách lồng ghép) có 5 phần tử (mỗi phần tử có 3 giá trị:
tương ứng – Họ tên, MSSV, Điểm).
- Hiển thị danh sách vừa nhập ra màn hình.
- Cho phép người dùng nhập vào MSSV (hoặc Họ tên). In điểm số tương ứng ra màn hình

Bài 13: Viết chương trình tạo 1 danh sách 2 chiều (lưu dữ liệu dạng: 3 hàng 2 cột). Cho phép
người sử dụng nhập các giá trị phần tử từ bàn phím.
a/ Hiển thị danh sách vừa nhập ra màn hình.
b/ Cho phép người sử dụng nhập vào giá trị cần tìm kiếm. Nếu tìm thấy có phần tử thỏa mãn
yêu cầu tìm kiếm, in ra màn hình vị trí (hàng, cột) của phần tử đó. Nếu không tìm thấy yêu
cầu nhập lại giá trị tìm kiếm khác.

Bài 14: Viết câu lệnh xây dựng hàm Fibonacci(n) với n là số tự nhiên.
- Hàm trả về 1 danh sách với các phần tử tương ứng là giá trị của dãy số
Fibonacci có n giá trị
Bài 15: Viết câu lệnh xây dựng hàm Arange(A) với A là 1 danh sách (list).
- Hàm trả về 1 danh sách với các phần tử đã được sắp xếp theo thứ tự từ
lớn đến bé và giá trị số chẵn đứng trước, số lẻ đứng sau.
VD: A = [1,6,2,7,1,9,4] sẽ thành [6,4,2,9,7,1,1]

You might also like