You are on page 1of 16

Trong những năm 2005, sản xuất đường ở Mỹ 

: 11,4 tỷ pao; tiêu dùng 17,8 tỷ pao; giá cả ở Mỹ 22 xu/pao;


giá cả thế giới 8,5 xu/pao…Ở những giá cả và số lượng ấy có hệ số co dãn của cầu và cung là Ed = -0,2; Es
= 1,54.

Yêu cầu bài tập kinh tế vĩ  mô 1


1. Xác định phương trình đường cung và đường cầu về đường trên thị trường Mỹ. Xác định giá cả cân bằng
đường trên thị trường Mỹ.
2. Để đảm bảo lợi ích của ngành đường, chính phủ đưa ra mức hạn ngạch nhập khẩu là 6,4 tỷ pao. Hãy xác
định số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dung, của người sản xuất, của Chính phủ, và số thay đổi trong
phúc lợi xã hội.
3. Nếu giả sử chính phủ đánh thuế nhập khẩu 13,5 xu/pao. Điều này tác động đến lợi ích của mọi thành viên
ra sao? So sánh với trường hợp hạn ngạch, theo bạn chính phủ nên áp dụng biện pháp gì?

GIẢI BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ:


Qs = 11,4 tỷ pao Qd = 17,8 tỷ pao P = 22 xu/pao PTG = 805 xu/pao Ed = -0,2

Es = 1,54

1.  Phương trình đường cung, đường cầu? Pcb? trong bài tập kinh tế vĩ

Ta có: phương trình đường cung, đường cầu có dạng như sau:
QS  = aP + b

Qd  = cP + d

Ta lại có công thức tính độ co dãn cung, cầu:


Es = (P/Qs).(ΔQ/ΔP) (1)

Ed  = (P/Qd). (ΔQ/ΔP) (1)

Trong đó: ΔQ/ΔP là sự thay đổi lượng cung hoặc cầu gây ra bởi thay đổi về giá, từ đó, ta có ΔQ/ΔP là hệ số
gốc của phương trình đường cung, đường cầu

Es = a.(P/Qs)

Ed = c. (P/Qd)

a = (Es.Qs)/P c = (Ed.Qd)/P

a = (1,54 x 11,4)/22 = 0,798

c = (-0,2 x 17,8)/22 = – 0,162

Thay vào phương trình đường cung, đường cầu tính b,d
Qs = aP + b

Qd  = cP + d

b = Qs – aP d = Qd – cP
b = 11,4 – (0,798 x 22) = – 6,156

d = 17,8 + (0,162 x 22) = 21,364

Thay các hệ số a,b,c,d vừa tìm được, ta có phương trình đường cung và cầu về
đường trên thị trường Mỹ như sau:
Qs  = 0,798P – 6,156

Qd  = -0,162P + 21,364

Khi thị trường cân bằng, thì lượng cung và lượng cầu bằng nhau
QS  = QD

0,798Po – 6,156 = -0,162Po + 21,364

0,96Po = 27,52

Po = 28,67

Qo = 16,72

2. Số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, của người sản xuất,
của Chính phủ, và số thay đổi trong phúc lợi xã hội.
Quota = 6,4
Do P = 22 < PTG = 8,5 => người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng hàng nhập khẩu, nếu chính phủ không
hạn chế nhập khẩu. Để ngăn chặn nhập khẩu chính phủ đặt quota nhập khẩu với mức 6,4 tỷ pao. Khi đó
phương trình đường cung thay đổi như sau:

Qs’  = Qs + quota = 0,798P -6,156 + 6,4

Qs’  = 0,798P + 0,244

Khi có quota, phương trình đường cung thay đổi => điểm cân bằng thị trường thay đổi.

Qs’ =Qd

0,798 P + 0,244 = -0,162P + 21,364

0,96P = 21,12

P = 22

Q = 17,8

* Thặng dư :
– Tổn thất của người tiêu dùng : ΔCS = a + b + c + d + f  với :

a = ½ ( 11.4 + 0.627 )x 13.5 = 81.18

b = ½ x ( 10.773 x 13.5 ) = 72.72


c = ½ x ( 6.4x 13.5 ) = 43.2

d = c = 43.2

f = ½ x ( 2.187 x 13.5 ) = 14.76

=> ΔCS = – 255,06

Thặng dư nhà sản xuất tăng : ΔPS  = a  = 81.18

Nhà nhập khẩu ( có hạn ngạch ) được lợi : c + d = 43.2 x 2 = 86.4

Tổn thất xã hội : ΔNW  = b  + f   = 72.72 + 14.76 = 87.48

=> ΔNW = – 87,48

3. Thuế nhập khẩu 13,5 xu/pao. Lợi ích của mọi thành viên ra sao? So
sánh với trường hợp hạn ngạch, theo bạn chính phủ  nên áp dụng biện
pháp gì?
Mức thuế nhập khẩu 13,5 xu/pao, ảnh hưởng đến giá của số lượng nhập khẩu, làm cho giá tăng từ 8,5 lên 8,5
+ 13,5 = 22 xu/pao (bằng với giá cân bằng khi áp dụng hạn ngạch nhập khẩu ở câu 2) Với mức thuế nhập
khẩu là 13.5 xu/pao, mức giá tăng và thặng dư tiêu dùng giảm:

ΔCS = a + b + c + d = 255.06

với a = 81.18

b = 72.72

c = 6.4 x 13.5 = 86.4

d = 14.76

Thặng dư sản xuất tăng : ΔPS = a = 81.18

Chính phủ được lợi : c = 86.4

ΔNW   = b  + d  = 87.48

Khi chính phủ đánh thuế nhập khẩu thì tác động cũng giống như trường hợp trên. Tuy nhiên nếu như trên
chính phủ bị thiệt hại phần diện tích hình c +d do thuộc về những nhà nhập khẩu thì ở trường hợp này chính
phủ được thêm một khoản lợi từ việc đánh thuế nhập khẩu ( hình c + d ). Tổn thất xã hội vẫn là 87,487

* So sánh hai trường hợp trong bài tập kinh tế vĩ mô :


Những thay đổi trong thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất là như nhau dưới tác động của hạn ngạch và
của thuế quan. Tuy nhiên nếu đánh thuế nhập khẩu chính phủ sẽ thu được lợi ích từ thuế. Thu nhập này có
thể được phân phối lại trong nền kinh tế ( ví dụ như giảm thuế, trợ cấp …). Vì thế chính phủ sẽ chọn cách
đánh thuế nhập khẩu bởi vì tổn thất xã hội không đổi nhưng chính phủ được lợi thêm một khoản từ thuế
nhập khẩu.

PHƯƠNG TRÌNH IS VÀ LM
I. CÁC ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ
Chúng ta xây dựng mô hình kinh tế vĩ mô có thể áp dụng để phân tích tác động của các biến cố
kinh tế dựa trên bốn biến nội sinh chính: sản lượng thực Y, lãi suất thực r, mức giá P và tỷ giá
hối đoái thực ε. Đến đây, chúng ta có thể vận dụng những hiểu biết về các thay đổi của những
biến này để suy luận ra các tác động đối với tiêu dùng C, đầu tư I, tiết kiệm quốc dân S, xuất
khẩu ròng NX, tỷ lệ thất nghiệp u, tỷ lệ lạm phát π, lãi suất danh nghĩa i và tỷ giá hối đoái danh
nghĩa e.
Xem thêm: Biến Nội Sinh Là Gì?

(H1): Đường cong IS di chuyển sang phải, là nguyên nhân lãi suất cao(i)
 trong nền kinh tế "thực" (GDP thực, hoặc Y) 

Mô hình được mô tả một cách đơn giản nhất bằng bốn phương trình sau:
(1) Y = C(Y - T) + I(r) + G + NX(ε) ; phương trình IS
(2) M/P = L(Y,r + ∏e ) ; phương trình LM
(3) Y = Ÿ  + α(P - Pe) ; phương trình AS
(4) r = r* ; nền kinh tế mở nhỏ.
Mô hình này là cách trình bày tổng quát cho các trường hợp đặc biệt thể hiện qua việc đưa vào
các ràng buộc và giả định đối với các phương trình như sau:
(H2): Biểu đồ cân bằng thị trường tiền tệ 

  A. Nền kinh tế đóng (Closed economy, ký hiệu là C):


• Ba biến nội sinh: Y, r, P 
• NX ≡ 0, nên phương trình (1) trở thành: 
(1C) Y = C(Y - T) + I(r) + G
* Không có phương trình (4). 
* Hệ phương trình: (1C) Y = C(Y - T) + I(r) + G ; phương trình IS
(2) M/P = L(Y,r + ∏e ) ; phương trình LM
(3) Y = Y̅ + α(P - Pe) ; phương trình AS
Dài hạn: [Mô hình cổ điển]
 • P = Pe, nên phương trình (3) trở thành:
 (3-lr) Y = Y̅
• Mô hình hoàn chỉnh bao gồm các phương trình (1C), (2) và (3-lr).
 • Hệ phương trình: (1C) Y = C(Y - T) + I(r) + G ; phương trình IS
 (2) M/P = L(Y,r + ∏e ) ; phương trình LM
(3-lr) Y = Y̅ ; phương trình AS 
• Y được xác định bằng phương trình (3-lr).
 • Với Y cho trước, r được xác định bằng phương trình (1C).
 • Với Y và r cho trước, P được xác định bằng phương trình (2)
Ngắn hạn: [Mô hình IS-LM, AD-SRAS]
Nếu ∏e = 0, phương trình trở thành:
(2c-Sr)  Ms/P = L(Y,r)
• Mô hình hoàn chỉnh bao gồm các phương trình (1C), (2C-sr) và (3). 
• Hệ phương trình:
(1C) Y = C(Y - T) + I(r) + G ; phương trình IS 
(2c-Sr)  Ms/P = L(Y,r)  ; phương trình LM
(3) Y = Ÿ + α(P - Pe) ; phương trình AS 
B. Nền kinh tế mở nhỏ (Small and Open Economy, ký hiệu là O):
 • Mô hình của một nền kinh tế mở nhỏ bao gồm cả phương trình (4). 
Khi phương trình này được thay vào các phương trình (1) và (2), chúng ta có: 
(1O) Y = C(Y - T) + I(r* ) + G + NX(ε)
(2O)  Ms/P  = L(Y,r* + ∏e )
• Điều đó mang lại cho chúng ta ba biến nội sinh: Y, ε, và P.
Dài hạn: [Mô hình cổ điển của nền kinh tế mở]
• Mô hình hoàn chỉnh bao gồm các phương trình (1O), (2O) và (3-lr). 
• Hệ phương trình:
 (1O) Y = C(Y - T) + I(r* ) + G + NX(ε) 
(2O)  Ms/P  = L(Y,r* + ∏e ) 
(3-lr) Y = Y̅
Y được xác định bằng phương trình (3-lr).
 • Với Y cho trước, ε được xác định bằng phương trình (1O).
• Với Y và ε cho trước, P được xác định bằng phương trình (2O). [Phân đôi cổ điển]. 
Ngắn hạn: [Mô hình Mundell-Fleming]
Với P và P* cho trước, e lỷ lệ với ε. Vì thế, phương trình (1O) trở thành: 
(1O-sr) Y = C(Y - T) + I(r* ) + G + NX(ε)
  • Nếu ∏e = 0, phương trình trở thành:
(2O-sr) Ms/P  = L(Y,r*)
 Mô hình hoàn chỉnh bao gồm các phương trình (1O-sr), (2O-sr) và (3).
 • Hệ phương trình: 
(1O-sr) Y = C(Y - T) + I(r* ) + G + NX(ε) 
(2O-sr) Ms/P  = L(Y,r*)
(3) Y = Y̅ + α(P - Pe)

Tỷ giá hối đoái thả nổi: 


• Với P cho trước, e điều chỉnh để thoả phương trình (1O-sr) 
Tỷ giá hối đoái cố định: 
• e được ấn định ở e = ef; ngân hàng trung ương phải điều chỉnh cung tiền để duy trì e ở mức
cố định. Kết quả là, M trở thành một biến nội sinh. 

Một số ứng dụng: 


Bạn nên có khả năng phân tích được các tác động của mỗi biến cố kinh tế sau đây đối với các
biến nội sinh phù hợp (Y, r, và P, trong nền kinh tế đóng, cũng như ε trong nền kinh tế mở)
trong nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở nhỏ, trong ngắn hạn và dài hạn. Trong nền kinh tế
mở nhỏ ngắn hạn, bạn nên xem xét cả hai cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi và cố định. 
1. Thay đổi của thâm hụt ngân sách chính phủ. 
2. Thay đổi tự định trong tiêu dùng (thay đổi có tính ngoại sinh). 
3. Thay đổi tự định trong đầu tư (thay đổi có tính ngoại sinh). 
4. Thay đổi cung tiền. 
5. Thay đổi tự định của cầu tiền (thay đổi có tính ngoại sinh). 
6. Tăng thâm hụt ngân sách chính phủ tại phần còn lại của thế giới (chỉ đối với nền kinh tế mở
nhỏ).
7. Thay đổi thuế nhập khẩu (chỉ đối với nền kinh tế mở nhỏ). 

Mở rộng: Các trường hợp đặc biệt về mô hình.


 Mô hình IS*-LM* cho nền kinh tế mở nhỏ (ngắn hạn) có sự khác biệt về tỷ giá (r?r*) 
Trong đó: r = r* + ?
Với ? bao gồm rủi ro quốc gia và rủi ro tỷ giá [d – (ee – e)/e] 
• Y = C(Y - T) + I(r* +?) + G + NX(e)
 • M/P = L(r*+?, Y)

Mô hình IS-LM cho nền kinh tế mở lớn (ngắn hạn) được xác định bởi:
• Y = C(Y - T) + I(r) + G + NX(e)
• M/P = L(r, Y) 
• NX(e) = NFI(r)
Hay:
• Y = C(Y - T) + I(r) + G + NFI(r) 
• M/P = L(r, Y)

II. LẬP PHƯƠNG TRÌNH IS - LM 


(Update 25/4/2017)
Giả sử: P cố định, Kinh tế đóng:
- IS - cân bằng thị trường hàng hoá: I(r) = S(Y)
- LM - cân bằng thị trường tiền tệ: L(i, Y) = M/P

1. Đường IS: Các kết hợp (Y, r) => thị trường hàng hoá cân bằng
Ba cách thiết lập IS

a. Thị trường vốn vay:


Cân bằng thị trường hàng hoá => I = S
Đường IS: những kết hợp Y và r thoả I(r) = S(Y)
Mô hình cổ điển:
- Trong dài hạn (P linh hoạt), I(r) = S(Y ). 
Y cố định, điều kiện cân bằng cho phép xác định với r duy nhất thoả
- Trong ngắn hạn (P cố định) và Y  ≠ Ÿ : S = S(y),
I(r) = S(Y) -> mỗi giá trị Y sẻ ứng với giá trị cân bằng khác nhau của r.
 Y tăng yêu cầu r giảm để tái lập cân bằng. Do vậy, đường IS có độ dốc âm.

(H3): Mổi điểm trên đường IS là một sự kết hợp giữa


 I và r thỏa I = S

b. Giao điểm Keynes:


Thị trường hàng hoá trong ngắn hạn (Y không cố định)
E = C + I + G ; E = chi tiêu dự kiến (kế hoạch)
C=C(Y−T)¯¯¯¯¯¯
 ; nhớ lại MPC = [ΔC/Δ(Y-T)]<1
I = I(ṝ) = Ī  ; giả sử r cho trước
G=G¯¯¯¯

Cân bằng: Y = E
chi tiêu thực tế (GDP thực) = chi tiêu dự kiến (kế hoạch)
Hình 4

Tại Ya: Y > E; tồn tại tình trạng tăng tồn kho ngoài dự định ;
* Doanh nghiệp giảm sản lượng (vì vậy Y↓)
Tại Yb: Y < E; tồn tại tình trạng giảm tồn kho ngoài dự định ;
* Doanh nghiệp tăng sản lượng (vì vậy Y↑)
→  Y₁ là cân bằng ổn định.

Hình thành và di chuyển dọc theo IS:


Điều gì xảy ra nếu r tăng (r1 đến r2)?
I↓  , => E dịch xuống dưới,  → do vậy  ↓Y (H5)

Hình 5

Với hai điểm (Y1, r1) và (Y2, r2) trên đường IS (Hình 6)


Khi r =  r1, chỉ có  Y1 cân bằng thị trường hàng hoá
Khi r =  r2, chỉ có  Y2 cân bằng thị trường hàng hoá
→ Đường IS có độ dốc âm
Hình 6

Dịch chuyển IS:


Cho trước r, các yếu tố làm thay đổi giá trị cân bằng Y (thị trường hàng hoá).
Ví dụ, ΔG hay ΔT.
Tăng G dịch IS (lên trên) sang phải; làm tăng Y với r cho trước (Hình 7)

Hình 7

Đô lớn dịch chuyển IS đo lường như thế nào?


Ghi chú: ΔG (hay ΔI) có tác động số nhân vào Y cân bằng ứng với sự dịch chuyển theo
phương ngang của IS.
Xét trường hợp tăng G:
Đầu tiên, một sự tăng lên trong G làm Y tăng một lượng
tương ứng: ΔY = ΔG.

Nhưng: ↑Y=> ↑C
=> Làm tăng Y thêm nữa (↑Y)
=> Tiếp tục làm tăng (↑C)
=> C↑ => Y↑
Như vậy, sẻ dẫn đến phần tăng thêm của thu nhập (ΔY) sẻ lớn hơn phần tăng thêm (ΔG) ban
đầu.
Hay:
→ tăng thu nhập (Y) một lượng bằng lượng tăng G, nhưng tiếp theo sẽ là tăng C một lượng
bằng MPC * ΔG. Rồi tăng Y và lại tăng C một lượng MPC(MPC * ΔG)… Cuối cùng, tổng
tăng Y là ΔY được xác định như sau:
ΔY = ΔG + MPC * ΔG + MPC(MPC * ΔG) + … = 1/(1-MPC)* ΔG
Số nhân chi mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ: 
ΔY/ΔG = 1/(1-MPC)
Tương tự, ta có số nhân thuế:
ΔY/ΔT = -MPC/(1-MPC)

c. Phương pháp đại số:


I(r) = S(Y) là phương trình đường IS
 Giả sử chúng ta có mô hình tuyến tính và giải tìm Y:
C = a + b(Y - T ) ; b = MPC < 1
I = c – d.r
Phương trình IS: c – dr = Y – [a + b(Y - T )] - G ; giải tìm Y:
Y= [ a+c1−b+11−b*G¯¯¯¯-b1−b*T¯¯¯¯ ] -(d1−b)*r

Kết luận rút ra từ phương trình trên:


(1) IS có độ dốc âm và phụ thuộc vào bvà d (thực chất là phụ thuộc vào MPC và độ nhạy của
cầu đầu tư theo lãi suất): [kinh tế học của dộ dốc:
↑r c ↓I → ↓Y]
- b càng lớn → thay đổi r có tác động lớn hơn đối với Y: IS càng ngang
- d càng lớn → thay đổi r có tác động lớn hơn đối với Y: IS càng ngang
(2) Thay đổi G hay T sẽ dịch IS một khoảng ứng với số nhân thích hợp.
[↑G(↓T) sẻ dịch IS sang phải; và kết quả là Y↑ ứng với r cho trước]
Ghi chú: chúng ta có thể giải và tìm r:
r=a+G¯¯¯¯−bT¯¯¯¯d−(1−bd)∗Y
3. Đường LM
Các kết hợp (Y, r) → thị trường tiền tệ cân bằng
Hai cách thiết lập LM:
a. Tính ưa thích thanh khoản:
Cân bằng thị trường tiền tệ:
M¯¯¯¯¯P=L(i,Y)
Giả sử P không đổi hay là hằng số, π = 0, vì vậy πe = 0 và i = r.
Chúng ta có thể viết lại điều kiện cân bằng trong thị trường tiền tệ như sau:
M¯¯¯¯¯P=L(r,Y)

Thể hiện bằng hình vẽ (Giả định P là hằng số; L(r, Y) vẽ ứng với Y cho trước)
Cho trước Y = Y1, chỉ có r1 thoả cân bằng trên thị trường tiền tệ.
Do vậy, (Y1, r1) là một điểm nằm trên đường LM

Y tăng → Dịch chuyển L sang phải → tăng r → thể hiện sự di chuyển dọc theo đường LM

Dịch chuyển LM
Cho trước Y, các yếu tố làm thay đổi giá trị cân bằng r (thị trường tiền tệ). Ví dụ, ΔM.
↑M → dịch LM xuống dưới (sang phải); kết quả là ứng với Y cho trước sẽ làm giảm r.

b. Phương pháp đại số:


MP=L(r,Y)
: Phương trình đường LM
Giả sử chúng ta có mô hình tuyến tính và giải tìm r:
L(r, Y) = e.Y – f.r
Phương trình LM là: 
M¯¯¯¯¯P=eY−fr
 ; giãi tìm r
r=−(1f)M¯¯¯¯¯P+(ef)Y
Chúng ta rút ra vài kết luận từ phương trình này:
(1) Đường LM có độ dốc dương và phụ thuộc vào e và f (cụ thể là phụ thuộc vào độ nhạy của
cầu tiền theo thu nhập và độ nhạy của cầu tiền theo lãi suất): [kinh tế học về độ dốc:
 Y↑ →  L↑ → r↑]
* e càng lớn (L dịch lớn hơn) → thay đổi Y có tác động lớn hơn đối với r: LM dốc hơn
* f càng lớn (L ngang hơn) → thay đổi Y có tác động nhỏ hơn đối với r: LM càng ngang
(2) Thay đổi M/P sẽ dịch LM. ↑ (M/P) sẽ dịch LM xuống dưới (sang phải)
4. Cân bằng ngắn hạn: IS = LM
- Cân bằng đồng thời cả hai thị trường, hàng hoá và tiền tệ
- Giải hệ phương trình đồng thời tìm hệ nghiệm (Y, r)

Lý thuyêt thì hơi khó hiểu, vào làm bài tập thì thấy nhẹ ngay.
Bài tập ứng dụng: Phương trình IS-LM
 - Ôn tấp: PT IS và LM
 - Ôn tập đường IS và LM
- Mô hình HICKS-HANSEY  Y : S = S(Y )N Và MUNDELL-FLEMING
 cho đường IS - LM

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ SỐ NHÂN CHÍNH PHỦ

Chính sách tài khóa là gì?


Chính sách tài khóa có thể hiểu là các biện pháp can thiệp của chính phủ đến hệ thống thuế
khóa và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng
trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm phát. Như vậy, việc thực thi
chính sách tài khóa sẽ do chính phủ thực hiện liên quan đến những thay đổi trong các chính
sách thuế hoặc/và chi tiêu chính phủ. Cần phải lưu ý rằng, chỉ chính quyền trung ương (chính
phủ) mới có quyền và chức năng thực thi chính sách tài khóa, còn chính quyền địa phương
không có chức năng này. Đây cũng chính là một trong những yếu tố giúp phân biệt giữa một
chính sách tài khóa với một chính sách chi tiêu thuộc phạm vi ngân sách theo phân cấp của
chính quyền địa phương.

Số nhân tài khóa


Chúng ta biết rằng một chính sách tài khóa mở rộng (tăng G hoặc giảm T) sẽ giúp đẩy đường
tổng cầu sang phải. Ngược lại, một chính sách tài khóa thu hẹp (giảm G hoặc tăng T) sẽ đẩy
đường tổng cầu sang trái. Đối với nhà hoạch định chính sách, họ cần phải biết thêm rằng với
một chính sách tài khóa mở rộng hay thu hẹp nhất định sẽ làm đường tổng cầu dịch chuyển bao
nhiêu thay vì chỉ là dịch chuyển sang phải hay sang trái. Để biết được điều đó người ta sử dụng
khái niệm số nhân tài khóa.

Số nhân tài khóa (fiscal multiplier) là tỷ số của sự thay đổi GDP thực do thay đổi mang tính tự
định trong chi tiêu hoặc thuế của chính phủ. Chúng ta có thể giải thích ngắn gọn hiệu ứng này
như sau. Khi chính phủ gia tăng chi tiêu sẽ tạo ra doanh thu cho những doanh nghiệp sản xuất
và cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho chính phủ. Doanh thu này sẽ chảy vào các hộ gia đình dưới
hình thức là tiền lương, tiền lãi, lợi nhuận, tiền thuê. Sự gia tăng thu nhập khả dụng này lại dẫn
đến tăng chi tiêu tiêu dùng. Tiếp đó, tăng chi tiêu tiêu dùng sẽ làm cho các doanh nghiệp tăng
được sản lượng và doanh thu, rồi lại dẫn đến một vòng tăng thu nhập và chi tiêu mới, và cứ
như vậy. Tác động cuối cùng của chính sách tăng chi tiêu của chính phủ là làm cho tổng thu
nhập của nền kinh tế tăng lên một lượng thậm chí còn lớn hơn cả lượng chi tiêu tăng thêm của
chính phủ. Người ta gọi đây chính là hiệu ứng của số nhân.
Bằng phép toán đại số đơn giản chúng ta có thể xác định được số nhân tài khóa này. Giả sử ban
đầu chính phủ tăng chi tiêu thêm 100 tỷ đồng. Khoản đầu tư tăng thêm này sẽ làm tăng GDP
thực thêm một lượng tương ứng là 100 tỷ đồng trong vòng đầu. Nếu không có thuế thì 100 tỷ
đồng này cũng chính là thu nhập khả dụng. Nếu giả sử thuế suất là t thì thu nhập khả dụng lúc
này sẽ là 100*(1 - t). Sau vòng 2, chi tiêu tiêu dùng tăng thêm sẽ bằng mức thu nhập khả dụng
nhân với khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC), tức bằng 100*(1 – t)* MPC.
Tương tự, mức gia tăng chi tiêu tiêu dùng vòng 3 sẽ bằng [100*(1 – t)*MPC]*[(1- t)*MPC] =
100*[(1 – t)*MPC]². 
Các bạn cũng có thể dễ dàng suy ra cho vòng 4, vòng 5, ..., vòng n.
Như vậy, tổng của mức tăng GDP thực (∆Y) sau n vòng sẽ là:
∆Y = 100*[1 + (MPC*(1 – t)) + (MPC*(1 – t))² + (MPC*(1 – t))³ + ... (MPC*(1 – t))ⁿ]
Khi n → ∞, ta có:
ΔY=11−MPC∗(1−t)∗100
Trong đó, độ lớn của số nhân tài khóa sẽ là:
m=11−MPC∗(1−t)
Giả sử MPC = 0,8 và thuế suất t =25% thì ta tính được độ lớn của số nhân tài khóa sẽ m = 2,5
lần. Điều này có nghĩa là khi chính phủ tăng chi tiêu thêm 100 tỷ đồng thì tổng sản lượng thực
của nền kinh tế sẽ tăng lên 250 tỷ đồng.
Trong trường hợp không có thuế, tức t = 0, thì số nhân chi tiêu chính phủ sẽ có độ lớn là:
m=11−MPC=5
5 > 2,5 lần trong trường hợp có thuế 25%
Điều này có nghĩa là trong trường hợp không có thuế thì số nhân chi tiêu sẽ lớn hơn so với
trường hợp có thuế.
Dựa theo nguyên tắc này, các bạn cũng có thể tự lập được số nhân thuế của chính phủ. Nhiệm
vụ này không quá khó và xin để dành nó cho các bạn. Sau khi các bạn lập được công thức số
nhân thuế, bạn hãy so sánh nó với số nhân chi tiêu và cho nhận xét thử nhé. Sẽ có nhiều điểm
thú vị liên quan đến hai loại số nhân này. Trong thực tế, các tranh cãi về việc lựa chọn công cụ
chính sách tài khóa như thế nào để phát huy hiệu quả cao nhất cũng phụ thuộc vào độ lớn của
các số nhân được ước lượng.

Chính sách tài khóa và số nhân chính phủ


Nền kinh tế mở có ngoại thương: GDP = C + I + G + NX.
Nhà nước có khả năng tác động tới tổng cầu qua nhiều hình thức. Thứ nhất, nhà nước có thể
tác động lên tổng lượng chi tiêu của chính phủ đối với các hàng hóa và dịch vụ trong nước, G.
Thay đổi G sẽ làm thay đổi tổng cầu AD. Tuy nhiên đây không phải là cách duy nhất chính phủ
có thể tác động đến tổng cầu. Chính phủ có thể gián tiếp tăng tiêu dùng, C, và đầu tư I, thông
qua hình thức cắt giảm thuế.
Việc chính phủ tăng chi tiêu có tác động lên nền kinh tế theo cấp số nhân. Một sự thay đổi
trong chi tiêu của chính phủ làm dịch chuyển đường tổng cầu, tuy nhiên, độ lớn của sự dịch
chuyển đường tổng cầu sẽ lớn hơn độ lớn của mức thay đổi chi tiêu chính phủ. Trước hết, tăng
chi tiêu chính phủ G làm tăng GDP, dẫn tới mức tăng thu nhập khả dụng của hộ gia đình, vì
vậy họ chi tiêu nhiều hơn và GDP tiếp tục tăng nhiều hơn. Đây chính là hiệu ứng số nhân của
chính sách tài khóa.

Ta biết rằng thu nhập khả dụng, (Y-T), là phần thu nhập sau thuế của các hộ gia đình. Tiêu
dùng của hộ phụ thuộc vào thu nhập khả dụng theo dạng:
C = c + MPC(Y-T)
Trong đó:
 - c được gọi là tiêu dùng tự định
-  MPC (Marginal Propensity to Consume), là khuynh hướng tiêu dùng biên. Khuynh hướng
tiêu dùng biên là hệ số có giá trị từ 0 đến 1, cho ta biết tiêu dùng của hộ gia đình sẽ tăng bao
nhiêu khi thu nhập khả dụng của họ tăng 1 đơn vị.
Chẳng hạn, nếu MPC = 0.8, điều đó có nghĩa rằng khi thu nhập khả dụng tăng thêm 100 ngàn
thì hộ gia đình sẽ tăng thêm chi tiêu là 80 ngàn. Điều đó cũng có nghĩa là gia đình đã tiết kiệm
thêm 20 ngàn từ khoản thu nhập khả dụng tăng thêm. 
Hệ số 0.2 trong trường hợp này cũng được gọi là khuynh hướng tiết kiệm biên (marginal
propensity to save).
Về mặt toán học, ta hãy viết lại hàm tiêu dùng của hộ gia đình: C = c + MPC (Y- T)
Tổng thu nhập Y = C + I + G = c + MPC (Y – T) + I + G 
Chuyển Y sang trái: (1- MPC)Y = c – MPCxT + I + G

You might also like