You are on page 1of 14

HƯỚNG NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SỸ ỨNG DỤNG

VỚI KẾT CẤU 3 CHƯƠNG

1. TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN


Người viết cần xác định được nghiên cứu về vấn đề gì và vấn đề đó phải được
diễn đạt một cách rõ ràng, ngắn gọn trong tên đề tài luận văn. Xác định tên đề tài để
xác định được vấn đề, mục tiêu, phương pháp, phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Từ
đó xây dựng bố cục luận văn gồm có bao nhiêu chương cho phù hợp với tên đề tài.
Tên đề tài của luận văn Thạc sỹ ứng dụng ngành Quản trị kinh doanh với
kết cấu 3 chương thường bắt đầu là từ “Giải pháp hoàn thiện” và phải gắn kết với
một đơn vị cụ thể.
1. Giải pháp hoàn thiện hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty ABC
- Xác định được vấn đề: Nghiên cứu về hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại
Công ty ABC
- Mục tiêu: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Quản trị nguồn
nhân lực tại Công ty ABC
- Phương pháp: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
- Phạm vi: Công ty ABC
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty ABC
2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động Chăm sóc khách hàng tại Công ty DEF
3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing mix 4Ps tại Công ty XYZ
Tên đề tài của luận văn Thạc sỹ ứng dụng ngành Quản trị kinh doanh với
kết cấu 3 chương cũng tùy thuộc vào quy mô của đơn vị nghiên cứu.
1. Giải pháp hoàn thiện hoạt động Tuyển dụng tiếp viên tại Việt Nam Airline
2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động Đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Điện lực
TP. Hồ Chí Minh
3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm… tại Tổng công ty …
4. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ … tại ….
5. Giải pháp hoàn thiện hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh …

1
2. KẾT CẤU LUẬN VĂN THẠC SỸ ỨNG DỤNG
Một luận văn Thạc sỹ ứng dụng chuyên ngành Quản trị kinh doanh thường với
bố cục và số trang quy định (60 – 70 trang không kể phụ lục) như sau:
- Phần mở đầu (5 trang)
- Chương 1: Giới thiệu tổng quát về cơ sở lý luận … (15 – 20 trang)
- Chương 2: Thực trạng …(25 – 30 trang)
- Chương 3: Đề xuất giải pháp và kiến nghị … (10 – 15 trang)
- Kết luận (1 – 2 trang)
Nếu như có điều tra khảo sát, thì phần điều tra khảo sát này có thể đặt ở mục
2.4 ở chương 2:
Chương 2: Thực trạng
2..1. Giới thiệu tổng quan
2.2. Thực trạng …
2.3. Kết quả khảo sát …
2.4. Nhận xét
Hoặc bố cục thêm 1 chương:
 Lời mở đầu (5 trang)
 Chương 1: Tổng quan về cơ sở lý luận …(15 – 20 trang)
 Chương 2: Thực trạng …(15 – 20 trang)
 Chương 3: Kết quả khảo sát…(5 – 10 trang)
 Chương 4: Giải pháp và kiến nghị …(15 – 20 trang)
 Kết luận (1 – 2 trang)
Khi thực hiện luận văn Thạc sỹ, cần phải chú ý đến bố cục tổng thể của luận
văn và kết cấu chi tiết của từng chương, mục, tiểu mục, tiểu mục cấp 2. Người viết
phải theo quy định của nhà trường về cách thức trình bày luận văn Thạc sỹ ngành
Quản trị kinh doanh. Ngoài ra để viết luận văn cho tốt, người thực hiện cũng phải
hiểu được từ ngữ, ý nghĩa của các chương mục. Một luận văn Thạc sỹ phải thể hiện
được: “tính lịch sử, tính lo-gic, tính kế thừa, tính thực tiễn và tính ứng dụng”.

2
Thí dụ: Với đề tài luận văn Thạc sỹ ngành Quản trị kinh doanh “Giải pháp hoàn
thiện hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty …”:
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Đặt vấn đề
Giới thiệu tình hình chung …
- Lý do chọn đề tài
(Lưu ý: Ở mục này không nên viết là tính cấp thiết của đề tài, bởi vì cấp thiết là
phải giải quyết ngay.)
Phải trả lời được câu hỏi tại sao chọn đề tài này? Câu hỏi này được trả lời trên
cơ sở phát hiện các mâu thuẫn, thiếu sót của lý thuyết hay thực tế cần phải giải quyết.
Trình bày thêm các nguyên nhân gây ra hạn chế trong hoạt động Quản trị
nguồn nhân lực tại công ty…Từ đó chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động Quản
trị nguồn nhân lực tại Công ty…” làm luận văn tốt nghiệp…, đề xuất các giải pháp
đúng đắn, kịp thời nhằm hoàn thiện hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty ...
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu: Là những kết quả mong muốn đạt được khi nghiên cứu đề tài.
2.1 Mục tiêu tổng quát
Là những kết quả mong muốn đạt được một cách chung nhất sau khi hoàn
thành nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu tổng quát của luận văn là đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt
động Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty ....
2.2. Mục tiêu cụ thể
Là những kết quả mong muốn cụ thể được đặt ra dựa trên mục tiêu tổng quát.
Mục tiêu cụ thể của luận văn là:
- Hệ thống hóa lý luận về hoạt động Quản trị nguồn nhân lực.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty ...
- Nhận xét những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động Quản
trị nguồn nhân lực tại Công ty ...
- Đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty ... nhằm hoàn
thiện hoạt động Quản trị nguồn nhân lực.

3
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Trả lời các thắc mắc, những điều chưa biết về đề tài nghiên cứu. Các câu hỏi
này được viết theo các mục tiêu cụ thể, có bao nhiêu mục tiêu cụ thể thì viết bấy
nhiêu câu hỏi. Kết quả nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi đặt ra.
1. Hệ thống hóa lý luận như thế nào về hoạt động Quản trị nguồn nhân lực để phục
vụ đề tài nghiên cứu?
2. Hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty … diễn ra như thế nào? Nguyên
nhân nào ảnh hưởng đến hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty?
3. Công ty … đã đạt được những thành tựu gì trong hoạt động Quản trị nguồn
nhân lực, có những hạn chế gì đang tồn tại và nguyên nhân gây ra các hạn chế
này là gì?
4. Những giải pháp nào được đề xuất để hoàn thiện hoạt động Quản trị nguồn nhân
lực tại công ty …?
2.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Là những công việc phải làm để đạt được những kết quả, những cái đích mong
muốn cụ thể được đặt ra trong mục tiêu tổng quát. Nói cách khác, nhiệm vụ nghiên
cứu là mục tiêu cụ thể mà đề tài phải thực hiện.
- Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước và các công trình nghiên cứu trước về
Quản trị nguồn nhân lực để hệ thống hóa cơ sở lí luận cho luận văn.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty… tập
trung trong giai đoạn 20… – 20...
- Tìm ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động Quản trị
nguồn nhân lực tại công ty.
- Đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty… nhằm hoàn
thiện hoạt động Quản trị nguồn nhân lực.
Lưu ý: Trong luận văn chỉ trình bày mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, không trình bày
nhiệm vụ nghiên cứu.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ
nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại
Công ty...

4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Là một phần giới hạn khảo sát của đối tượng nghiên cứu trong phạm vi về
không gian (nghiên cứu ở đâu), thời gian (thời gian cho phép cuộc nghiên cứu diễn
ra) và nội dung nghiên cứu.
- Không gian nghiên cứu: Công ty …
- Thời gian: từ … đến …
- Nội dung: Nghiên cứu các hoạt động Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty….
- Dữ liệu dùng cho nghiên cứu
_ Dữ liệu thứ cấp: Các văn bản đã được công bố của Công ty…giai đoạn 20…-
20… (lấy từ 3 đến 5 năm gần nhất)
_ Dữ liệu sơ cấp điều tra khảo sát, thu thập từ … trong khoảng thời gian từ …
đến …(trong thời gian thực hiện nghiên cứu viết luận văn).
Sử dụng các phần mềm thống kê mô tả như Excel, Eviews, SPSS, … để tính các
đại lượng thống kê mô tả của dữ liệu sơ cấp như maximum, minimum, range, mean,
mode, standard deviation, variance...
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu
Là phương pháp, cách thức, công cụ… để thực hiện công việc thu thập số liệu,
kiến thức, xử lý thông tin nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê
Phương pháp thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc
trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra
quyết định.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
+ Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích
chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng.
+ Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra
một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.
- Phương pháp giả thuyết
Phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách dự đoán bản chất của đối
tượng và tìm cách chứng minh các dự đoán đó.

5
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
+ Phân loại là phương pháp sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống
logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có
chung dấu hiệu bản chất hoặc cùng hướng phát triển.
+ Hệ thống hóa là phương pháp sắp xếp tri thức khoa học thành hệ thống trên
cơ sở một mô hình lý thuyết làm cho sự hiểu biết về đối tượng được toàn diện và
sâu sắc hơn.
- Phương pháp lịch sử
Phương pháp diễn lại tiến trình phát triển của các hiện tượng và sự vật với mọi
tính chất cụ thể của chúng theo đúng trình tự thời gian và không gian như chúng đã
từng diễn ra.
- Phương pháp logic
Phương pháp nghiên cứu các hiện tượng và sự vật trong hình thức tổng quát,
nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng.
- Phương pháp điều tra
Phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên diện rộng nhất định nhằm phát
hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về định tính và định
lượng của các đối tượng cần nghiên cứu.
- Phương pháp thảo luận nhóm
Một nhóm người sẽ cùng nhau tìm hiểu bàn bạc và phân tích vấn đề để cùng
nhau đưa ra giải pháp, kết luận cho vấn đề đó.
- Phương pháp chuyên gia
Phương pháp trong đó người nghiên cứu sử dụng trí tuệ của đội ngũ những
người có trình độ cao, am hiểu sâu về lĩnh vực mà người nghiên cứu quan tâm; xin ý
kiến đánh giá, nhận xét của họ về vấn đề nghiên cứu hoặc định hướng cho người
nghiên cứu.

4.1. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh
Nghiên cứu và tổng hợp các văn bản, tài liệu liên quan về hoạt động Quản trị
nguồn nhân lực tại Công ty…. giai đoạn 20… - 20… qua bảng, biểu, đồ thị... để so
sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu.

6
4.2. Phương pháp phỏng vấn nhóm/chuyên gia/tay đôi
Phỏng vấn các nhà quản lý và chuyên viên để thu thập ý kiến của các nhân sự
làm trong lĩnh vực Quản trị nguồn nhân lực... nhằm tìm hiểu rõ hơn về hoạt động
Quản trị nguồn nhân lực của Công ty... trong bối cảnh hiện nay.
4.3. Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra
Thu thập dữ liệu sơ cấp từ … của Công ty…. Dữ liệu được xử lý bằng phần
mềm (Excel, SPSS 20…). Kết quả phân tích dữ liệu kết hợp với phân tích thực trạng ở
chương 2 làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
Quản trị nguồn nhân lực cho Công ty...
4.4. Phương pháp lịch sử
Nghiên cứu các đề tài liên quan đến hoạt động Quản trị nguồn nhân lực được
theo trình tự thời gian và không gian trong giai đoạn 20…-20… tại ...
4.5. Phương pháp logic
Đề tài nghiên cứu được thực hiện 3 chương. Chương 1 hệ thống hóa cơ sở lý
luận về hoạt động Quản trị nguồn nhân lực làm nền cho phân tích thực trạng hoạt động
Quản trị nguồn nhân lực của Công ty … ở chương 2. Qua phân tích thực trạng ở
chương 2 để tìm ra những hạn chế, khó khăn tồn tại trong hoạt động Quản trị nguồn
nhân lực của Công ty … để làm cơ sở đề xuất giải pháp và kiến nghị ở chương 3 nhằm
hoàn thiện hoạt động Quản trị nguồn nhân lực cho Công ty…
5. TỔNG QUAN CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Lưu ý phải ghi rõ đề tài nghiên cứu liên quan đã nghiên cứu được gì và nhận xét
của người viết về đề tài đó. Những đề tài nghiên cứu trước không qua 5 năm công bố.
5.1. Đề tài nghiên cứu ngoài nước
- Singh (2004), cho rằng thực tiễn quản trị nguồn nhân lực của Ấn Độ gồm có bảy
thành phần với những nội dung chính: Xác định công việc, Tuyển dụng, Đào tạo,
Đánh giá nhân viên, Hoạch định nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến, Thu hút nhân viên
tham gia tích cực vào các hoạt động, Đãi ngộ về lương, thưởng.
- George T.Milkovich. John W.Boudreau (2005), đưa ra những quyết định có hiệu
quả trong việc quản trị nguồn nhân lực. Bao gồm: Phương pháp chẩn đoán trong quản
lý nguồn nhân lực; những điều kiện bên ngoài; những điều kiện tổ chức; các đặc điểm
của công nhân viên; lập kế hoạch và đánh giá; chiêu mộ từ bên ngoài; tuyển chọn công
nhân viên từ bên ngoài; chuyện thôi việc của công nhân viên, việc cắt giảm và giữ lại
lực lượng lao động; đảm bảo nhân sự từ trong nội bộ và sự nghiệp; đào tạo; hệ thống

7
tiền lương; trả lương riêng từng công nhân viên; trợ cấp; công đoàn; quan hệ với công
nhân viên; quá trình phát triển nghề quản lý nguồn nhân lực.
- Đề tài nghiên cứu của … (20…) …
5.2. Đề tài nghiên cứu trong nước
- Nguyễn Thu Hường (2014), thực hiện công trình nghiên cứu “Hoàn thiện công tác
Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum”. Nghiên cứu
phân tích những thay đổi tích cực và tiêu cực của ngành cao su Việt Nam sau khi gia
nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Trên cơ sở dự báo cung, cầu, diện tích sản
lượng cao su Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh để có thể đề ra hệ thống các giải
pháp đồng bộ phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam. Tác giả tiếp cận và kế thừa
những quan điểm phân tích và dự báo của nghiên cứu về ngành cao su Việt Nam nhằm
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty
TNHH MTV Cao su Kon Tum và đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện công
tác Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty đến năm 2020.
- Phạm Thị Thúy Mai (2016), thực hiện công trình nghiên cứu “Một số giải pháp
hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Viễn thông liên tỉnh”. Mục
tiêu nghiên cứu của luận văn này là đúc kết lý luận kinh nghiệm trong lĩnh vực quản
trị nguồn nhân lực và nghiên cứu thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Viễn
thông liên tỉnh thông qua việc phân tích tình hình áp dụng các chính sách về quản trị
nguồn nhân lực, tình hình triển khai thực hiện các chức năng của quản trị nguồn nhân
lực và các kết quả thu được thể hiện qua các số liệu báo cáo. Luận văn này nhằm giúp
Công ty Viễn thông liên tỉnh có một cái nhìn tổng thể về quản trị nguồn nhân lực;
Đồng thời nó có tác dụng như là một bản nghiên cứu tiền khả thi hỗ trợ và giúp công
ty sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực của mình, góp phần định hình chiến lược phát triển
nguồn nhân lực và giúp công ty có thể cạnh tranh tốt hơn trong bối cảnh hội nhập kinh
tế toàn cầu.
- Đề tài nghiên cứu của … (20…) …

6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN


Qua phân tích thực trạng giúp cho Công ty ... nhận ra được các vấn đề còn hạn
chế và khó khăn tồn tại trong Quản trị nguồn nhân lực. Kết quả của đề tài sẽ mang lại
một số giải pháp khắc phục các hạn chế và khó khăn đó để ngày càng hoàn thiện hoạt
động Quản trị nguồn nhân lực, giúp cho Công ty...

8
7. KẾT CẤU LV
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUẢN TRỊ
NGUỒN NHÂN LỰC
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC
1.1.1. Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực
(khái niệm, vai trò, chức năng…)
1.1.2. Cơ sở lý luận về Quản trị nguồn nhân lực
(khái niệm, vai trò, chức năng…)
1.1.3. …
1.2. CÁC HOẠT ĐỘNG/NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
Có thể ghi theo nội dung 3 chức năng chính là Thu hút (Hoạch định nguồn nhân
lực – Phân tích công việc – Tuyển dụng), Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực, và
Duy trì (Đánh giá kết quả thực hiện công việc – Trả công lao động – Quan hệ lao
động). Lưu ý các mục 1.2, 2.2 và 3.2 phải kết nối với nhau (cùng nội dung trình bày).
1.2.1. Hoạch định nguồn nhân lực
1.2.2. Phân tích công việc
1.2.3. Tuyển dụng
1.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực
1.2.5. Phát triển nguồn nhân lực
1.2.6. Đánh giá kết quả thực hiện công việc
1.2.7. Trả công lao động
1.2.8. Quan hệ lao động
1.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TỪ MỘT SỐ DOANH
NGHIỆP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM (nếu có)
1.4.1. Kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho công ty …
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI …
2.1. GIỚI THIỆU VỀ …
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của giai đoạn năm 20… đến năm 20…
2.1.5. Đặc điểm về nguồn nhân lực của …
2.2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY…
Có thể ghi theo nội dung 3 chức năng chính là thu hút, duy trì và phát triển
nguồn nhân lực nếu như mục 1.2 trình bày theo 3 chức năng trên.
2.2.1. Thực trạng hoạt động hoạch định nguồn nhân lực
2.2.2. Thực trạng hoạt động phân tích công việc
2.2.3. Thực trạng hoạt động tuyển dụng
2.2.4. Thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
2.2.5. Thực trạng hoạt động phát triển nguồn nhân lực
2.2.6. Thực trạng hoạt động đánh giá kết quả thực hiện công việc
2.2.7. Thực trạng hoạt động trả công lao động
2.2.8. Thực trạng hoạt động quan hệ lao động
2.3. NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY …
Nhận xét theo các tiểu mục tại mục 2.2.
2.3.1. Hoạt động hoạch định nguồn nhân lực
2.3.1.1. Ưu điểm
2.3.1.2. Hạn chế
2.3.2. Hoạt động phân tích công việc
2.3.2.1. Ưu điểm
2.3.2.2. Hạn chế

10
2.3.3…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY…
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY…
3.1.1. Quan điểm phát triển của …
3.1.2. Mục tiêu phát triển của …

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI CÔNG TY…
Có thể đề xuất nhóm giải pháp theo nội dung 3 chức năng thu hút, duy trì và
phát triển nguồn nhân lực nếu như mục 1.2 và 2.2 trình bày theo 3 chức năng này.
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện Quy trình hoạch định nguồn nhân lực
Mỗi giải pháp nên trình bày được vấn đề sau:
- Cơ sở đề xuất giải pháp
- Mục tiêu đạt được của giải pháp
- Nội dung thực hiện giải pháp
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích công việc
3.2.3. Giải pháp …
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với …
3.3.2. Kiến nghị với …
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO (ghi theo APA)
PHỤ LỤC

11
CÁCH TRÌNH BÀY BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN
Trình bày bảng
- Bảng phải trình bày trên 1 trang, không được gảy sang trang kế tiếp. Bảng có
nhiều dữ liệu trình bày trên nhiều trang, phải bắt đầu trình bày bảng từ đầu trang
rồi mới sang các trang kế tiếp.
- Tên bảng phải đặt ở trên bảng theo thứ tự của chương.
- Bảng phải có đơn vị tính và trích dẫn nguồn. Thống nhất cách đánh số thập
phân trong tất cả các bảng.
- Không được để đơn vị tính vào các số liệu bên trong bảng.
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ (bảng thứ ba của chương 2)
Đơn vị tính: Người

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Số người trọng Số người trọng Số người trọng
(%) (%) (%)

Trên
2 1,49 4 2,56 4 2,23
đại học

Đại học 18 13,43 21 13,46 31 17,32

Cao đẳng 13 9,70 15 9,62 17 9,50

Trung cấp 53 39,55 64 41,03 72 40,22

THPT 48 35,82 52 33,33 55 30,73

Tổng số 134 100 156 100 179 100

Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự của Công ty …

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Số người trọng Số người trọng Số người trọng
(%) (%) (%)

Trên
2 1,49 4 2,56 4 2,23
đại học

12
Đại học 18 13,43 21 13,46 31 17,32

Cao đẳng 13 9,70 15 9,62 17 9,50

Trung cấp 53 39,55 64 41,03 72 40,22

THPT 48 35,82 52 33,33 55 30,73

Tổng số 134 100 156 100 179 100

Bảng 2.3 bị gảy, phải trình bày lại trên 1 trang.


Trình bày biểu đồ
- Có nhiều dạng biểu đồ như Column, Lines, Bar, Pie, Scatter. Dùng hình nào
cũng được.
- Tên biểu đồ phải đặt ở dưới biểu đồ theo thứ tự của chương.
- Biểu đồ phải có đơn vị tính và trích dẫn nguồn. Thống nhất cách đánh số thập
phân trong tất cả các biểu đồ.
- Số liệu trên biểu đồ được trích từ bảng.

13
Hình 2.3: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ (hình thứ ba của chương 2)
Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự của Công ty…

14

You might also like