You are on page 1of 77

ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.

HCM

TƯ DUY PHẢN BIỆN

Trương Quang Dũng


1
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN

2
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

I. Khái niệm về tư duy và tư duy phản biện (TDPB)

Quá trình nhận thức: Thực tiễn

Nhận thức CẢM TÍNH

Tư duy Trực
quan sinh
trừu tượng
động

TƯ DUY Nhận thức LÝ TÍNH

-TƯ DUY là một giai đoạn (một bộ phận) của quá trình nhận thức
-Muốn Tư duy, con người phải sử dụng các phương pháp: So sánh, phân tích,
tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa…
-TƯ DUY có tính năng động, sáng tạo, đào sâu nhận thức, có khả năng phản
ánh được bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng 3
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

TDPB LÀ GÌ?

Là một phạm trù chỉ sự tư duy, trong đó người tư duy huy động:

Đúng/Sai
Vốn tri thức
Tốt/Xấu
Vốn kinh nghiệm
Hay/Dở
Để PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
Năng lực lập luận nhằm chỉ ra những điểm: Phải/Trái
Khả thi/Bất khả thi
Năng lực biện bác…
Khả dụng/Bất khả dụng…
(Của đối tượng, vấn đề, sự việc…)

TDPB LÀ MÔ HÌNH TƯ DUY NHẰM CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG TƯ DUY


4
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

HIỂU MỘT CÁCH ĐƠN GIẢN:

TDPB LÀ NGHỆ THUẬT PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TƯ DUY VỚI ĐỊNH HƯỚNG CẢI THIỆN NÓ

A: X là một đứa ích kỷ


VD: Khi nhận xét về Bạn X:
B: Không hẳn vậy, tôi thấy anh ấy vẫn giúp đỡ mọi người

Vấn đề ở đây là cả A và B
A và B sẽ cùng PHÂN TÍCH và A VÀ B CẦN
người đều đang nghĩ mình
ĐÁNH GIÁ con người của X để PHẢN BIỆN
đang nói SỰ THẬT. Còn chúng
CẢI THIỆN kết luận về X LẪN NHAU
ta thì không biết tin ai

LƯU Ý!
Câu nói của A KHÔNG MANG TÍNH PHẢN
A (hỏi B): 1 cộng 1 bằng bao nhiêu? BIỆN vì A chỉ xác nhận lại một sự thật hiển
B : bằng 3 nhiên (Sự thật của 1 công 1 bằng bao nhiêu),
A : Không, bằng 2 chứ! không thể CẢI THIỆN thêm được nữa 5
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

TDPB thực chất là đưa ra những lý do hợp lý để bảo vệ một NIỀM TIN

VD: A và B thảo luận về 1 cuốn sách mới:

A: Cuốn sách này quá dở


B: Tại sao bạn đánh giá như vậy?
Không liên quan đến Không được
A (có thể trả lời như sau):
nội dung cuốn sách coi là lý do

1. Vì mình ghét ông tác giả này

2. Vì đa số ý kiến bình luận trên mạng đều chê nó Cung cấp lý do hỗ trợ cho kết
luận (Cuốn sách này quá dở)
3. Vì nội dung của nó đã cũ và văn phong cũng chẳng
có gì mới
LẬP LUẬN PHẢN BIỆN6
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

CÁC YÊU CẦU CỦA TDPB:

Không chấp nhận bất cứ nhận định, phán xét nào mà


không có luận chứng
+Tư duy phải SÁNG TỎ (Clarity):
Ngôn ngữ phải: rõ nghĩa, rành mạch, không mập mờ, đa
nghĩa, lộn xộn

+Tư duy phải DỰA TRÊN LẬP LUẬN (Argument):


Phải có lập luận (dẫn dắt, lý lẽ hóa) để chứng minh

-Lập luận được bảo vệ bởi bằng chứng thuyết


+Lập luận phải có BẰNG CHỨNG (Evidence): phục, tin cậy

-Bằng chứng phải kiểm chứng được

Không được: Áp đặt, định kiến, bảo thủ (Biết sẵn sàng
+Tư duy phải CÔNG BẰNG (Fairness):
chấp nhận sự đa dạng, khác biệt)
7
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

II. Những đặc điểm của tư duy phản biện

*Các ĐẶC ĐIỂM cũng là các YÊU CẦU, các ĐÒI HỎI của TDPB:

Tính Khách quan Tính Toàn diện

Tính Khoa học và Logic


Tính Độc lập

TDPB

Tính Đối thoại


Tính Nhạy bén

Tính Linh hoạt 8


ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

1.Tính Khách quan

Nhận thức là sự phản ánh hiện thực KHÁCH QUAN vào CHỦ QUAN của con
người. Mục đích chủ quan thường điều khiển cách nhìn nhận vấn đề, còn thế
giới khách quan lại luôn đa dạng, phong phú và không ngừng biến động →
Để nhận thức đúng sự vật, phải tôn trọng sự thật khách quan

-Phải hiểu rõ ràng, sâu sắc, chắc chắn, cặn kẽ đối tượng từ nguồn thông tin
tin cậy

-Phải tôn trọng dữ kiện, bằng chứng. Không bóp méo, gán ghép, cường
điệu, tô vẽ. Không thiên lệch, không để lợi ích, tình cảm ảnh hưởng đến việc
xem xét vấn đề
9
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

2.Tính Toàn diện

Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng KHÔNG TĨNH TẠI, CÔ LẬP, mà luôn luôn
vận động và có liên hệ với các sự việc, hiện tượng khác
Phải nhìn nhận, xem xét đối tượng, vấn đề từ nhiều mặt, nhiều khía cạnh,
nhiều góc độ. Đặt vấn đề, đối tượng trong mối liên hệ với các vấn đề, đối
tượng khác. SP ( giá cả mẫu mã, Máy lạnh, hàng xóm ….)

3.Tính Linh hoạt

TDPB đòi hỏi vượt ra khỏi tính khuôn mẫu để tìm cách tiếp cận khác thường,
theo góc nhìn mới cho những vấn đề phức tạp (không theo lối mòn,khuôn
mẫu có sẵn).Không dừng o GP cũ, sáng tạo, DSG, Cải tiến, dời
Không bằng lòng dừng lại ở những câu hỏi thông thường mà tiếp tục đặt câu
hỏi, khám phá, đặt lại vấn đề theo hướng khác 10
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

4.Tính Khoa học và logic

-Phản biện là đi tìm sự đồng thuận có chất lượng khoa học. Mọi tranh luận,
phê phán, khẳng định.… là sự xác nhận có chất lượng khoa học.

-Quá trình TDPB đòi hỏi phải sử dụng các thuật tư duy khác nhau (đặt câu
hỏi, thiết lập giả thiết, diễn dịch, quy nạp..), sắp xếp, diễn giải các ý tưởng
mạch lạc, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu (Đây là những đặc trưng quan trọng
của Logic).

Quá trìnhTDPB phải biết vận dụng các năng lực phân tích, tổng hợp, so
sánh, đánh giá…dựa trên các lý lẽ, lập luận để bảo vệ hạt nhân logic, hợp lý
và chỉ ra điểm bất hợp lý, phi logic.
11
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

5.Tính Nhạy bén

TDPB đòi hỏi tính nhạy bén để nhận diện tình huống có vấn đề (khác
thường, đặc biệt, ngoại lệ, gây thắc mắc, buộc suy nghĩ, hình thành nhu cầu
mong muốn tìm hiểu, giải quyết vấn đề).

- Nhìn thấy và phân biệt được nét khác biệt trong sự tương đồng, có khả
năng suy luận để thấy mối quan hệ logic bên trong các thông tin, không bị
nhầm lẫn bởi các dấu hiệu bên ngoài .

- Nhìn vấn đề theo cách nhìn ĐA LOGIC. Không suy nghĩ và lập luận ĐƠN
LOGIC.
→ Nhạy bén  khả năng phát hiện ra giá trị của thông tin và sử dụng nó để giải
quyết vấn đề. 12
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

6.Tính Đối thoại

Trong thực tế, giải pháp luôn nhiều hơn vấn đề. Nhận thức, hiểu biết của
cá nhân luôn giới hạn. Vì vậy, chân lý chỉ đến từ quá trình tìm tòi, suy
nghĩ, phân tích, tranh luận và tiếp nhận trên tinh thần ĐỐI THOẠI dân
chủ.
- Phải gạt bỏ định kiến, bảo thủ, giáo điều, biết lắng nghe, tôn trọng ý
kiến người khác, không xem quan điểm của mình là chân lý. Tôn trọng và
chấp nhận sự thật.

- Có khả năng TỰ ĐỐI THOẠI (biết tự đánh giá và kiểm nghiệm lại tư
duy của mình) nhằm phát hiện những lầm lẫn, những lập luận thiếu căn
cứ trong tư duy để điều chỉnh.
13
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

7.Tính Độc lập

- Độc lập là yêu cầu để đảm bảo tính khách quan, nhạy bén, linh
hoạt.
- Độc lập vừa là điều kiện vừa là kết quả để thực hiện TDPB.

- Chỉ đặt niềm tin vào những căn cứ có cơ sở chắc chắn và khoa học.

- Luôn kiểm tra và thử thách những điều mình tin.

-Không thụ động, nhẹ dạ, cả tin. Phải có chứng kiến, bản lĩnh, kiên
định với niềm tin của mình.
14
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

N GI ỮA:
U CƠ BẢ
HÁC NHA
SỰ K
PHÊ PHÁN Chỉ đứng trên một góc
(PHÊ BÌNH) nhìn và chỉ xét một mặt

Phủ định, bác bỏ một


chiều; Không có sự phân
PHẢN BIỆN PHẢN BÁC
tích, luận giải làm căn
cứ cho sự phản bác

Cố chấp; Nghi ngờ khả


CHỦ NGHĨA năng nhận thức; Nghi
HOÀI NGHI ngờ mọi phương pháp và
kết quả nhận thức
15
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

C HẤT cơ b ản của
PHẨM B
người có TDP
-Thái độ khách quan, cầu thị.
TINH THẦN Phản biện -Tôn trọng sự công bằng.

-Tôn trọng sự khác biệt. -Tôn trọng sự thật.

-Tôn trọng bằng chứng, lý lẽ… -Phân tích, so sánh


-Quan sát
NĂNG LỰC Phản biện -Diễn giải
-Suy luận, lập luận
-Đánh giá -Đặt câu hỏi
-Tranh luận
Là năng lực nắm bắt,
khai minh chân lý! -Phát hiện/bác bỏ ngụy biện

Đó là sự tổng hợp các KỸ NĂNG: -Tri nhận tổng hợp…


16
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

c h ất ) cầ n có của
n g đ i ề u k i ện (tố
Nh ữ ườ i có TDPB
mộ t n g

1.TRI THỨC đủ rộng và đủ sâu “Điều kiện được trang bị”

2.NIỀM TIN đủ mạnh


3.DŨNG KHÍ đủ cao “Điều kiện về tâm lý, thái độ”
4.HỨNG THÚ đủ “nóng”

5.KỸ NĂNG đủ thuần thục “Điều kiện được rèn luyện”

NHÂN – TRÍ – DŨNG 17


ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

III. Vai trò của tư duy phản biện


a.Với cá nhân:
N BẠN N GHĨ!
DUY N HI ỀU HƠ
Ư
BẠN PHẢI T

HẦU HẾT CHÚNG TA ĐỀU SUY NGHĨ NHƯNG KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT SUY NGHĨ

Đó là lý do vì sao ta cần TDPB, bởi vì:


-Cải thiện kết luận của ta.
Ta cần: PHÂN TÍCH -Đưa ra giải pháp tốt hơn.
VÀ ĐÁNH GIÁ 1 VẤN
ĐỀ, NHẰM: -Học tập , hiểu biết sâu sắc hơn.
-Tranh luận hiệu quả hơn… 18
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

Phản biện là động lực, là


con đường tìm ra chân lý !
+Mang lại nhận thức đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc về đối tượng, giúp khám phá những
khía cạnh, những mặt khác nhau của vấn đề, của sự vật, hiện tượng.
→ Đưa ra Quyết định đúng đắn, chính xác, hợp lý trong mọi tình huống.

+Giúp vượt ra khỏi các khuôn mẫu, thói quen truyền thống, những định kiến, bảo
thủ, giáo điều, áp đặt. →Sẵn sàng tiếp nhận cái mới, cái hợp lý, cái tiến bộ.

+Giúp lắng nghe, tôn trọng và thấu hiểu các ý kiến khác biệt, khám phá những tiềm
năng, khẳng định bản thân.
→Loại bỏ sai lầm, thúc đẩy tái nhận thức, giúp suy nghĩ theo hướng tích cực, luôn tự
chủ.
+Là cơ sở để hình thành lối sống độc lập, tự chủ, tích cực, từ đó nâng cao chất lượng
cuộc sống, từ đó tạo dựng cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.

CẢI THIỆN CUỘC


TDPB SẼ GIÚP TA TRỞ NÊN KHOA HỌC VÀ LÝ TRÍ HƠN
SỐNG CỦA TA
19
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

b.Với xã hội: XÂY DỰNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI, SẼ:

+Giúp điều tiết xung đột lợi ích, tạo sự ổn định, đồng thuận xã hội.
+Khắc phục những khiếm khuyết của chính sách, thể chế, qua đó nâng cao chất
lượng quản trị. CHÍNH
VÌ SAO CÓ NHỮNG
SÁCH BỊ “CHẾT YỂU”

CÓ PHẢN BIỆN → CÓ CHÍNH SÁCH ĐÚNG → CHÍNH SÁCH MỚI ĐI VÀO CUỘC SỐNG

+Góp phần nâng cao trách nhiệm xã hội của cộng đồng, phát triển ý thức về
quyền và nghĩa vụ của công dân, từng bước hình thành môi trường xã hội dân
20
chủ, tiến bộ, văn minh.
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

ta c h ư a có
a o c húng
Vì s
e n TD PB ?
thói qu

1-YẾU TỐ LỊCH SỬ

Tư duy nông nghiệp

Tầm nhìn ngắn hạn Tâm lý đám đông Chủ nghĩa kinh nghiệm

i hạn,
Kinh nghiệm luôn có giớ
bến
nhưng tri thức là vô bờ 21
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

2-YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI

+Ảnh hưởng nặng nề của giáo lý phong kiến mang tính áp đặt.
+Chây lười trong suy nghĩ, tâm lý ỷ lại, cả tin, ích kỷ, sĩ diện, thành kiến, bảo thủ,
giáo điều, thiên vị…
+Thiếu cơ chế tự do, công khai thông tin.
*Phải có cơ cấu, môi trường xã hội thúc đẩy tranh luận, phản
Để hình thành biện. Coi phản biện là sinh hoạt bình thường, là nhu cầu bức thiết.
một xã hội tranh
-Hệ thống thể chế minh bạch, dân chủ, tiến bộ.
luận, phản biện
cần phải có 2 -Sự hiện diện của xã hội dân sự.
điều kiện: *Nền giáo dục phải tạo ra những cá nhân có đầy đủ phẩm chất
căn bản để tranh luận, phản biện.
-Trình độ dân trí của cộng đồng.
-Năng lực và trách nhiệm của giới trí thức.

NẾU KHÔNG CÓ TDPB, KHÔNG ĐÁNG GỌI LÀ TRÍ THỨC 22


ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

B.TƯ DUY LOGIC (TDLG) – NỀN TẢNG CỦA TDPB

23
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

I. Một số nội dung về TDLG.


Vì sao?
1.TDLG là nền tảng của TDPB.
-Đặc điểm quan trọng của TDPB là tính KHOA HỌC và tính LOGIC.
-Phản biện đòi hỏi một quá trình, bao gồm: xem xét vấn đề; tiếp nhận, chọn lọc và
sắp xếp luận cứ; suy luận (diễn dịch, quy nạp); xây dựng lập luận… Đây là những
thao tác đặc trưng của TƯ DUY LOGIC. KHÁI NIỆM ĐƯỢC THỂ
h ình th ức cơ bản, là đơn HIỆN BẰNG MỘT TỪ
L à
2.Khái niệm. y
vị tồn tại của tư du HOẶC TẬP HỢP TỪ

(VD: Các khái niệm “Trường Đại học”, “Kinh tế tri thức”, “Văn hóa”, “Quản trị”…)
→Phản ánh các dấu hiệu cơ bản, khác biệt của một đối tượng (một lớp đối tượng).
-Quá trình hình thành khái niệm phải thông qua hoạt động sáng tạo của lý trí.
(Phải dựa trên các thao tác của tư duy như: So sánh, Phân tích, Tổng hợp, Trừu
tượng hóa, Khái quát hóa…). 24
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

3.Phán đoán. Là sự liên kết các khái niệm để hình thành một câu (mệnh đề).
Ví dụ Có 4 từ: Dân tộc Là Anh hùng Việt Nam
+Nếu các từ đứng rời rạc → tư tưởng, nội dung không được thể hiện.
+Nhưng, nếu liên kết các từ theo trật tự: Việt Nam – là – dân tộc – anh hùng.
Tư tưởng, nội dung về đối tượng (Việt Nam) cùng với thuộc tính cần
nhấn mạnh của đối tượng (Anh hùng) được thể hiện.
Phán đoán = KHẲNG ĐỊNH HOẶC PHỦ ĐỊNH MỘT DẤU HIỆU NÀO ĐÓ CỦA ĐỐI TƯỢN G.

Cấu trúc của PHÁN ĐOÁN: S là (không là) P

+CHỦ TỪ: chỉ ĐỐI TƯỢNG của tư tưởng.


CHỦ TỪ - HỆ TỪ - VỊ TỪ
+VỊ TỪ: chỉ THUỘC TÍNH, mang mối liên
hệ với chủ từ.
VD: Khách hàng là Thượng25 đế.
+HỆ TỪ: Từ liên kết chủ từ với vị từ.
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

4.Suy luận
Suy luận là gì?

Suy luận (suy diễn logic) là hình thức của tư duy, trong đó từ một số phán đoán
(tri thức) đã có ta rút ra phán đoán (tri thức) mới.
-PHÁN ĐOÁN là sự liên
Phán đoán (tri thức) đã có được gọi là Tiền đề (Tiên đề). kết các KHÁI NIỆM
-SUY LUẬN là sự liên
Phán đoán (Tri thức) mới được gọi là Kết luận. kết các PHÁN ĐOÁN

-Tiền đề 1
-Tiền đề 2 KẾT LUẬN = SUY LUẬN
-Tiền đề…

SUY LUẬN LÀ SỰ NHẬN THỨC, PHẢN ÁNH ĐỐI TƯỢNG MỘT CÁCH GIÁN 26TIẾP.
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

VD: Mọi sinh vật đều có đặc tính di truyền (TIỀN ĐỀ 1)

Người là sinh vật (TIỀN ĐỀ 2)

Vậy, Người có đặc tính di truyền (KẾT LUẬN)


Như vậy, một suy luận luôn gồm có 2 bộ phận cấu thành:

+Tiền đề (một hay nhiều): Là các tri thức, phán đoán đã biết, là cơ sở và chỗ dựa để rút ra tri
thức mới.

+ Kết luận: Là phán đoán mới được rút ra tất yếu logic từ tiền đề đã cho.

SUY LUẬN CÓ THỂ ĐÚNG, CÓ THỂ SAI

Lập luận: Là hoạt động suy luận được hiện thức hóa bằng ngôn ngữ dưới dạng phát ngôn
nói hoặc viết.
Lập luận là: Trình bày lý lẽ một cách có hệ thống, có logic nhằm chứng minh cho
27
một kết luận về một vấn đề.
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

LƯU Ý Có 5 trường hợp sau đây dễ bị nhầm lần với suy luận:
1. Những tuyên bố không có căn cứ (để hỗ trợ cho tuyên bố đó).
VD: “Cần cù bù thông minh” KHÔNG CÓ CHỨNG CỨ HỖ TRỢ CHO
Hoặc “Trăm hay không bằng tay quen”. TUYÊN BỐ (KẾT LUẬN) ĐƯỢC ĐƯA RA.

2. Các câu dạng điều kiện (Nếu …thì).

VD: “Nếu cơn bão đổ bộ vào đất liền, thì KHÔNG CÓ KẾT LUẬN
chuyến bay sẽ bị hoãn”. NÀO ĐƯỢC ĐƯA RA.

Tuy nhiên:

“Nếu cơn bão đổ bộ vào đất liền, thì chuyến bay sẽ bị LÀ MỘT LẬP LUẬN
hoãn. Bão đã đổ bộ, vì vậy chuyễn bay đã bị hoãn”. (CÓ SUY LUẬN).
28
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

3. Dạng “báo cáo”.


VD: ”Chúng ta chưa thực sự coi trọng vai trò động lực quan
CHỈ ĐƯA RA THÔNG
trọng của kinh tế tư nhân, chưa quan tâm xây dựng hành
TIN, KHÔNG PHẢI LÀ
lang pháp lý và hệ thống thủ tục hành chính thuận lợi cho MỘT SUY LUẬN
kinh tế tư nhân phát triển”.

4. Câu minh họa.

VD:”Bộ máy quản lý của một doanh nghiệp thường có nhiều bộ phận, ví dụ:
phòng nhân sự, phòng Marketing, phòng chăm sóc khách hàng…”.

5. Câu giải thích.

VD:”Vì đau chân nên hôm nay tôi không đi làm”.


29
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

Ví dụ: Xác định tiền đề và kết luận trong các suy luận sau đây:

1. Vì ánh sáng phải mất một khoảng thời gian nhất định để đi đến mắt của bạn,
nên tôi khẳng định rằng tất cả những gì bạn thấy đều là hình ảnh của quá khứ.
TĐ: ánh sáng phải mất một khoảng thời gian nhất định để đi đến mắt của
bạn.cả những gì bạn thấy đều là hình ảnh của quá khứ.
KL: tất

2. Khách hàng là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Nguồn
sống của doanh nghiệp là khách hàng. Nếu không duy trì được lượng khách
hàng cần thiết sẽ không thể duy trì được sự hoạt động của công ty.
-Nguồn sống của doanh nghiệp là khách hàng.
TĐ: -Nếu không duy trì được lượng khách hàng cần thiết sẽ không thể duy trì
được sự hoạt động của công ty.
KL: Khách hàng là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. 30
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

3. Nhiều ý tưởng kinh doanh độc đáo, đi trước thời đại, rất hoành tráng, nhưng
không phù hợp với thực tế. Do vậy, khó khăn không phải là thiếu ý tưởng mà là ý
tưởng không có tính khả thi. Đôi khi, có những ý tưởng đã khá hoàn chỉnh nhưng
vẫn không thể triển khai được vì không vượt qua nổi những rào cản của cơ chế.

-Nhiều ý tưởng kinh doanh độc đáo, đi trước thời đại, rất hoành tráng,
nhưng không phù hợp với thực tế.
TĐ:
-Đôi khi, có những ý tưởng đã khá hoàn chỉnh nhưng vẫn không thể triển
khai được vì không vượt qua nổi những rào cản của cơ chế.

Do vậy, khó khăn không phải là thiếu ý tưởng mà là ý tưởng không có tính
KL:
khả thi.
31
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

4. Con vật bé nhỏ nhất cũng tốt và tử tế hơn nhiều người trên Trái đất này. Bởi
vậy tôi cho rằng loài vật cũng có linh hồn.

TĐ: Con vật bé nhỏ nhất cũng tốt và tử tế hơn nhiều người trên Trái đất này.

KL: tôi cho rằng loài vật cũng có linh hồn.

5. Việc người dân phàn nàn cảnh sát giao thông núp lùm để bắn tốc độ là điều phi
lý. Nếu anh không chạy quá tốc độ cho phép thì đâu phải lo bị phạt. Hơn nữa, tình
trạng giao thông sẽ an toàn hơn nếu những người chạy quá tốc độ bị bắt lại.

-Nếu anh không chạy quá tốc độ cho phép thì đâu phải lo bị phạt.
TĐ: -Hơn nữa, tình trạng giao thông sẽ an toàn hơn nếu những người chạy
quá tốc độ bị bắt lại.

KL: Việc người dân phàn nàn cảnh sát giao thông núp lùm để bắn tốc độ là điều phi
32
lý.
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

6. Doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ không chỉ do nguyên nhân khách quan mà còn
có nguyên nhân chủ quan. Nguồn vốn thiếu, công nợ lớn, khả năng thanh toán
hạn chế; Tiêu hao nguyên vật liệu, chi phí khấu hao máy móc, thiết bị quá lớn; Chi
phí tiền lương và chi phí quản lý khá cao; Hơn nữa, các doanh nghiệp chưa thực
sự quan tâm đến quảng cáo, tiếp thị sản phẩm…

-Nguồn vốn thiếu, công nợ lớn, khả năng thanh toán hạn chế

-Tiêu hao nguyên vật liệu, chi phí khấu hao máy móc, thiết bị quá lớn
TĐ:
-Chi phí tiền lương và chi phí quản lý khá cao
-các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến quảng cáo, tiếp thị sản
phẩm…
Doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ không chỉ do nguyên ngân khách quan
KL:
mà còn có nguyên nhân chủ quan. 33
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

Suy luận ĐÚNG và suy luận SAI:


Ví dụ 1: Mọi hình tròn đều có 3 cạnh.
TIỀN ĐỀ. SAI
Tam giác là hình tròn.

KẾT LUẬN. ĐÚNG


Vậy, Tam giác có 3 cạnh.
Ví dụ 2: SUY LUẬN
SAI
Trường Sa là quần đảo của Việt Nam.
TIỀN ĐỀ. ĐÚNG
Trường Sa là nơi có nhiều san hô.

Do đó, tất cả các nơi có nhiều san hô là


KẾT LUẬN. SAI
quần đảo của Việt Nam.
→Suy luận đúng (phù hợp với chân lý của nhận thức), cần phải đồng thời thỏa 3 điều kiện:
1.Tiền đề phải đúng đắn (chân xác).
2.Kết luận phải mang tính tất yếu logic.
34
3.Lập luận phải phù hợp với các quy luật, quy tắc logic của tư duy.
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

Sự khác nhau giữa SUY LUẬN HỢP LOGIC và SUY LUẬN ĐÚNG:

*SUY LUẬN HỢP LOGIC:


Là suy luận tuân thủ các quy tắc logic (ngay cả khi suy luận đó có các tiền đề và kết luận
sai thì nó vẫn hợp logic). Suy luận không hợp Logic gồm:
a/Hoặc tiền đề không liên quan đến kết luận. VD:
“Sông Hồng chảy qua Hà Nội
Sông Lam chảy qua Nghệ An Kết luận không mang tính tất yếu logic
Do đó, sông Hương chảy qua Huế (!)”
b/Hoặc tiền đề có liên quan đến kết luận những chưa đủ cơ sở để rút ra kết luận. VD:
“Mọi sự vật và hiện tượng xảy ra và tồn tại trong thế giới của Tiền đề đúng nhưng
chúng ta đều tuân theo những quy luật nhất định và tạo nên một chưa đủ cơ sở để rút
sự hài hòa tuyệt diệu. Như vậy chắc chắn có Chúa Trời”. ra kết luận
c/Các suy luận không có căn cứ, vi phạm quy tắc logic (dẫn đến ngụy biện). 35
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

*SUY LUẬN ĐÚNG:


Là suy luận hợp logic, đồng thời có các tiền đề và kết luận đều đúng.
Mọi công dân phải có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Sinh viên là những công dân.

Do vậy, sinh viên phải có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.


Để xác định một suy luận có hợp Logic không, ta chỉ cần có tri thức Logic.
NHƯNG để xác định một suy luận có đúng hay không ta không chỉ có tri thức
Logic mà còn phải có cả tri thức về lĩnh vực mà suy luận đó nói tới.
VD: “Tất cả các trường vật lý đều có hạt truyền tương tác. Cần có tri thức vật lý nguyên tử
Trường hấp dẫn cũng là một trường vật lý. Như vậy, và hạt nhân mới có thể xác

trường hấp dẫn cũng có hạt truyền tương tác”. định được tính đúng sai của
suy luận
Giới hạn ứng dụng của suy luận đúng hẹp hơn so với giới hạn ứng dụng của suy
36
luận hợp logic.
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC MỘT SUY LUẬN:


Ví dụ 1 :

“Không khó để trẻ em có thể tiếp cận và bị tiêm nhiễm bởi những hình ảnh đâm chém, bắn
giết, đấu đá băng nhóm…Thêm vào đó, không hiếm những vụ ẩu đả, xô xát của người lớn
xẩy ra ở nơi công cộng. Rõ ràng, chính mặt trái của môi trường xã hội là nguyên nhân gây
ra tình trạng bạo lực học đường đáng lo ngại hiện nay”.

“Không khó để trẻ em có thể tiếp cận và bị tiêm nhiễm bởi những hình ảnh
TĐ (1)
đâm chém, bắn giết, đấu đá băng nhóm…”

…không hiếm những vụ ẩu đả, xô xát của người lớn xẩy ra ở nơi công cộng. TĐ (2)

Rõ ràng, chính mặt trái của môi trường xã hội là nguyên nhân gây ra tình
KL (3)
trạng bạo lực học đường đáng lo ngại hiện nay”.

TĐ (1)
KL (3)
TĐ (2) 37
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

Ví dụ 2:
“Điều kiện kinh tế chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ách tắc giao thông xẩy ra thường
xuyên ở các đô thị lớn của nước ta hiện nay. Trước hết, do sự phát triển kinh tế không đồng đều
giữa các địa phương nên nguồn nhân lực bị thu hút mạnh về các thành phố lớn, kéo theo việc gia
tăng dân số chóng mặt. Ngân sách hạn hẹp, không đáp ứng yêu cầu nâng cấp và mở rộng hạ tầng
giao thông. Trong khi với mức thu nhập được cải thiện, người dân dễ dàng mua sắm các phương
tiện giao thông như xe máy, thậm chí ô tô”.
“…nguồn nhân lực bị thu hút mạnh
“Do sự phát triển kinh tế không đồng đều
(1) về các thành phố lớn, kéo theo việc (2)
giữa các địa phương…”
gia tăng dân số chóng mặt”

“Không đáp ứng yêu cầu nâng cấp và mở


“Ngân sách hạn hẹp” (3) (4)
rộng hạ tầng giao thông”

“Với mức thu nhập được cải “Người dân dễ dàng mua sắm các
(5) phương tiện giao thông như xe máy, (6)
thiện”
38
thậm chí ô tô”
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

Sơ đồ cuối cùng có dạng:

(1) (2)

(3) (4) (7)

“Điều kiện kinh tế chính là nguyên


nhân gây ra tình trạng ách tắc giao
(5) (6) thông xẩy ra thường xuyên ở các đô
thị lớn của nước ta hiện nay”.

39
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

Hai hình thức cơ bản của suy luận:


+Suy luận DIỄN DỊCH
Là cách suy luận đi từ tiền đề phản ánh hiểu biết chung đến kết luận
phản ánh hiểu biết riêng.
VD 1: Các chất lỏng đều có tính đàn hồi. Nước là chất lỏng, vậy nước có tính đàn hồi.

VD 2: Những sinh viên có điểm trung bình từ 8.0 đến 9.0 sẽ được xếp loại giỏi khi tốt
nghiệp. Tôi có điểm trung bình là 8,2. Vì vậy, tôi sẽ được xếp loại giỏi khi tốt nghiệp.

Đặc điểm của suy luận diễn dịch

Từ tiền đề đúng luôn dẫn đến kết luận đúng (nếu lập luận tuân thủ các quy
luật, quy tắc Logic). 40
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

+Suy luận QUY NẠP


Là cách suy luận đi từ tiền đề phản ánh hiểu biết cụ thể về cái đơn
nhất, cái riêng lẻ, cái bộ phận đến kết luận phản ánh hiểu biết chung,
khái quát.
VD 1: Đồng dẫn điện, sắt dẫn điện, nhôm dẫn điện. Đồng, sắt, nhôm là các kim loại.
Vậy, kim loại dẫn điện.

Đặc điểm của suy luận quy nạp

Từ tiền đề đúng chỉ dẫn đến kết luận đúng với một xác suất nào đó

Lưu ý:Trong thực tế suy luận quy nạp thường được sử dụng hơn và có mức độ sáng tạo cao hơn
41
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

Ví dụ:

Các suy luận sau đây, suy luận nào là diễn dịch, suy luận nào là quy nạp?
1. Tất cả những ai hoạt động kinh doanh đều phải đóng thuế. Các tiểu thương đang
buôn bán là những người đang kinh doanh. Vì thế, họ có phải có nghĩa vụ đóng thuế.
DIỄN DỊCH
2. Sinh viên ở Hà Nội học kỹ năng, sinh viên ở Huế học kỹ năng, sinh viên ở TP Hồ Chí
Minh học kỹ năng. Như vậy, tất cả sinh viên ở Việt nam đều học kỹ năng.
QUY NẠP

3. Các nguồn thu nhập bất chính đều có được từ sự vi phạm pháp luật. Những người vi
phạm pháp luật bao giờ cũng tìm cách trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Vì vậy,
những người có thu nhập bất chính luôn tìm cách trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật.

DIỄN DỊCH
42
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

4. Khi nắng nóng thì nhu cầu tiêu thu điện để làm mát sẽ tăng lên.Tháng này trời nắng
nóng kéo dài. Vì vậy, chắc chắn lượng điện tiêu thụ trong tháng của khu vực này sẽ tăng.

DIỄN DỊCH

5. Công ty của anh đã nhập một lượng lớn hóa chất gây độc hại. Cũng trong thời gian này
liên tục xẩy ra tình trạng cá ở khúc sông này chết hàng loạt. Chính hóa chất mà Công ty
của anh đã nhập về là thủ phạm gây ra tình trạng cá chết hàng loạt.

QUY NẠP

43
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

5.Lập luận:
…Lập luận là trình bày lý lẽ một
Nhắc lại:
uận khi cách có hệ thống, có logic nhằm
uy l
h oạt động s ngữ dưới chứng minh cho một kết luận về
ận là ngôn c VIẾT
Lập lu b ằn g
n th ực hóa ôn N ÓI hoặ một vấn đề.
hiệ g
d ạn g phát n
các

th ể h iệ n sự nh ậ n th ứ c, đánh giá,
Lập luận
, su y lu ậ n củ a m ỗ i ng ườ i về các sự
phân tích
ố i qu a n h ệ xả y ra tr ong cuộc sống.
việc, các m

-Năng lực trí tuệ.

KỸ NĂNG LẬP LUẬN LÀ THƯỚC ĐO: -Trình độ tư duy logic.

-Mức độ hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ. 44


ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

II.Các quy luật cơ bản của Logic hình thức.


, ph án đ oán, đối
1.QL đồng nhất n g (khái niệm
Mọi tư t ư ở
n hất vớ i c hính nó.
ợ n g … ) p h ả i luôn đồng

Bất kỳ câu chữ nào cũng chỉ được dùng với một nghĩa duy nhất. TDPB không cho
phép dùng một câu chữ với nhiều nghĩa khác nhau.
ụ về sự vi
ví d
Ví dụ 1: Con ngựa đá con ngựa đá! Một số đồng nhất
L
phạm Q

Ví dụ 2: A: Hôm qua anh có đến nhà cô ấy không?


B: Cô ấy bảo tôi đừng đến mà!
B: Tôi không đến. Cô ấy bảo tôi đừng đến mà!
QL đồng nhất đòi hỏi tư duy phải có tính xác định và nhất quán, không được phép
mập mờ, lẫn lộn, nước đôi trong tư duy. 45
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

2. QL không mâu thuẫn (là hình thức phủ định của QL đồng nhất)

án đố i lậ p ha y m âu th uẫn nhau về một thuộc


Hai phán đo , cùng điều kiện,
đố i tư ợn g, cù ng qu an hệ
tính (của cùng
i g ia n) th ì kh ôn g th ể cù ng đồng thời chân thực.
cùng th ờ

Av-B
A≠B
-Av B
Xét ví dụ:
-Theo anh, có tồn tại lòng tin không?
-Không, không hề có.
-Anh tin chắc như vậy chứ?
-Nhất định rồi.
-Anh vừa nói là không có lòng tin, nhưng anh lại tin chắc rằng không có lòng tin. Vậy chính
anh đã là một ví dụ về sự tồn tại lòng tin rồi đó.
→ Vi phạm QL mâu thuẫn. 46
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

3.QL loại trừ cái thứ ba (QL triệt tam, QL bài trung).
(Là hình thức phân tích của QL mâu thuẫn)

(n hận đ ịnh) m âu thuẫn nhau,


Trong hai phán đoá n
ột p h án đ oá n ch â n thực, phán đoán
nhất thiết có m thứ ba.
i. K hô ng có kh ả nă ng Av -A
ngược lại là giả dố

Một sự vật hoặc có, hoặc không có, chứ không có trường hợp thứ ba.
VD: Một số nguyên hoặc là số chẵn, hoặc là số lẻ chứ không thể có trường hợp thứ ba: vừa
chẵn, vừa lẻ. Ai vi phạm luật loại trừ cái thứ ba được gọi là người “Ba phải”.
Ba QL 1, 2, 3 liên quan đến sự đồng nhất của sự vật.
4.QL lý do đầy đủ. (Là quy luật liên quan đến sự tồn tại của sự vật).

Mỗi tư tưởng được cho là chân thực chỉ khi nó được chứng
minh hoặc có đầy đủ các lý do, bằng chứng xác đáng.

47
Tất cả những gì tồn tại đều có lý do để tồn tại.
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

III. Một số dạng lập luận có căn cứ (hợp Logic)


1.Phân tách luận (loại trừ).
AvB AvB
A Hay B Toán hoặc lý
Tiếng pháp hoặc
-B -A Tiếng anh
2.Khẳng định luận (khẳng định tiền kiện)

A B (Tiền đề chính)
A (Tiền đề phụ) Uống thuốc độc chết

B (Kết luận) dố i thì dù


ệ n là giả gi ả dổi,
ền ki hay
Nếu ti là chân xác có giá trị.
ức ẫn
hậu th mệnh đề v

Tiền kiện Hậu thức toàn b 48
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

3.Nghịch đoạn luận (phủ định hậu thức)


Lưu ý:
A B h ti ề n kiện
-Phủ địn hậu thức
-B Uống thuốc độc Kh ẳn g định
- y biện
là chết Là ng ụ
-A
Một số dạng thức khác của nghịch đoạn luận:
Dạng 1: AvB Dạng 2: A & B
C C
-C -C

-A & -B -A v -B

Dạng 3: A Dạng 4: A BvC


B&C
-B v -C -B & -C

-A -A 49
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

4.Tam đoạn luận


Hàng giá rẻ thì bán chạy, SP này gia rẻ vậy SP này bán chạy
Mọi M là P (Mệnh đề chính)
(Tiền đề)
Mọi S là M (Mệnh đề phụ)

Mọi S là P (Kết luận)

5.Tam đoạn luận điều kiện P (Đại từ) S (Tiểu từ)


M (Trung từ)
A B
-Là chủ từ ở mệnh đề chính.
B C
………………. -Là vị từ ở mệnh đề phụ.
-Không xuất hiện trong kết luận.
F X

A X
6.Tam đoạn luận lựa chọn
Av B AvB
-A -B
Hay
B A
50
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

7.Song quan luận 1


(A v B
Av B
A r A r
B s B r
r).
rvs
8.Song quan luận 2
A B
-A B
B
9.Phản chứng luận Cần chứng minh: A ĐÚNG

Đưa ra giả định đối lập  KHÔNG A

Lập luận để đi từ KHÔNG A đến B


Chứng tỏ rằng B sai KHÔNG A sai
51
A ĐÚNG.
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

IV. Chứng minh và bác bỏ.


Chứng minh và bác bỏ là các thao tác Logic thường được sử dụng kết hợp với
kỹ năng TDPB trong quá trình phản biện một vấn đề.
Cấu trúc của phép chứng minh:

LUẬN CỨ LUẬN CHỨNG LUẬN ĐỀ

Là căn cứ để chứng minh Là điều cần chứng minh


(Chứng minh cái gì?)
(Dựa vào đâu để chứng minh?)
Là cơ cấu, cách thức lập luận, sắp xếp,
tổ chức phép chứng minh
(Chứng minh như thế nào?)

-Chứng minh Trực tiếp.


1.Phương pháp chứng minh
52
-Chứng minh Gián tiếp.
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

2.Phương pháp bác bỏ +Bằng cách chỉ ra cái sai của


luận đề
1 TRONG 3
CHỈ CẦN BÁC BỎ
À NH TỐ (LUẬ N ĐỀ, LUẬN CỨ,
T H
Đ Ủ.
LUẬN CHỨNG) LÀ

+Bằng cách chứng minh phản


+BÁC BỎ LUẬN ĐỀ luận đề là đúng
Yêu cầu với Luận đề:
-Luận đề phải rõ ràng, xác định
(không được đánh tráo khái
niệm).
-Luận đề phải đồng nhất với
chính nó (tuân thủ QL đồng nhất). +Bằng cách bác bỏ ngụy biện

(VD: ngụy biện đánh tráo luận đề).


53
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

+Chỉ ra tính chất giả dối, không


chân thực của luận cứ

+BÁC BỎ LUẬN CỨ “Lifebuoy-sức mạnh vượt trội: diệt


99,9% vi khuẩn chỉ trong 10 giây !”
Yêu cầu với Luận cứ:
-Luận cứ phải xác thực (có thực,
được khoa học và thực tiễn kiểm
nghiệm tính đúng đắn). +Bác bỏ ngụy biện
-Luận cứ phải tuân thủ QL lý do
(VD: ngụy biện lợi dụng uy tín).
đầy đủ.
-Luận cứ phải có quan hệ logic với Thượng tá Đ.T.H (Trưởng phòng tuyên truyền Cục cảnh
luận đề. sát PCCC):
“Đa số người dân ủng hộ quy định buộc Ô tô phải có bình
54
chữa cháy”.
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

-NB do luận cứ và luận đề không có quan


NB do luận cứ không có mối
hệ nhân-quả. (VD: BT II.2 trang 59).
liên hệ logic với luận đề
-NB nhân-quả sai.

-NB lợi dụng quyền uy.


+BÁC BỎ LUẬN CHỨNG NB do lập
Einstein: “Kẻ thù lớn nhất của chân
luận
→ (BÁC BỎ NGỤY BIỆN) lý là sự ngạo mạn của quyền uy”.
không cần
Yêu cầu với Luận chứng:
luận cứ.
-Lập luận phải tuân thủ các quy
-NB lợi dụng lòng trắc ẩn.
tắc logic.

-Lập luận không được luẩn quẩn. NB do phạm các lỗi -NB rẽ đôi (NB đen/trắng).
logic khác trong suy (VD: BT II.1 trang 59).
-Lập luận phải rõ ràng, mạch lạc.
luận. -NB lập luận vòng tròn.
55
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

V.Ngụy biện.
Ngụy biện có thể biến
Khiến suy luận trở
Là sự vi phạm các quy một vấn đề từ SAI thành
nên vô căn cứ hay
tắc logic trong suy luận. “ĐÚNG” hoặc từ ĐÚNG
không hợp lý. thành “SAI”.
NHẮC LẠI:
-Hợp logic (Tuân thủ quy tắc Logic).
SUY LUẬN ĐÚNG LÀ SUY LUẬN:
-Và: có Tiền đề, Kết luận đều đúng.

-Tiền đề không đúng.


Nguyên nhân cơ
bản dẫn đến ngụy -Tiền đề không đủ hoặc không có mối quan hệ với kết luận.
biện:
-Suy luận không hợp Logic (không tuân thủ các quy tắc Logic).
56
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

C. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN

57
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

Nhắc lại: Tính Toàn diện


Tính Khách quan

CÁC ĐẶC ĐIỂM


Tính Độc lập Tính Khoa học và Logic

TDPB

Tính Nhạy bén


Tính Đối thoại
CÁC YÊU CẦU
Tính Linh hoạt

Rèn luyện kỹ năng TDPB thực chất là rèn luyện


nhằm không ngừng hoàn thiện và năng cao
năng lực đáp ứng các yêu cầu nói trên
58
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

I. Rèn luyện tính nhạy bén và linh hoạt trong phát hiện và xử lý vấn đề

Thế nào là tính nhạy bén và linh hoạt của tư duy ?

Bài toán 1: “Hãy xếp các khối lập phương đã có lên nhau càng cao
càng tốt”.

Bài toán 2: “Hãy dùng sáu (6) que diêm để xếp thành hình gồm
bốn tam giác đều”.

Có 2 nhóm tham gia:


+Nhóm A: Làm “bài toán 1” trước, bài toán 2 sau. (x6 )
+Nhóm B: Làm bài toán 2 trước, bài toán 1 sau.

Kết quả: 70% người nhóm A giải được bài toán 2, trong khi chỉ có 30% người
nhóm B giải được bài toán 2. 59
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

Vì sao có kết quả như vậy?

Bài toán 1:

Bài toán 2:
(x6)

Tính nhạy bén, linh hoạt của tư duy là khả năng phát hiện ra giá trị của thông
tin và sử dụng giá trị ấy để giải quyết vấn đề.
Đây chính là năng lực cần có để có thể nắm bắt và xuất hiện được ý tưởng.
Là năng lực bẩm sinh hay có thể rèn luyện được?.
Rèn luyện để trở thành một phản xạ, một thói quen thường trực. 60
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

Đứng trước một vấn đề, phải luôn biết:

+Quan tâm phát hiện cái mới, cái khác thường.


Luôn tìm tòi, khám phá, học hỏi, mở rộng hiểu biết.
+Xây dựng quan điểm xem xét vấn đề ĐA DIỆN, ĐA LOGIC.
Tìm nhiều phương án cho một vấn đề ĐỘNG NÃO
Không dám thách thức điều HIỂN NHIÊN.
kì m hãm
tố
Ba yếu DPB Vội vàng đánh giá ý tưởng khi chưa đủ cơ sở.
T
Sợ bị chỉ trích, phản bác, định kiến.

+Rèn luyện để tư duy không bị “xơ cứng”.

Luôn đặt câu hỏi để KỸ NĂNG ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG CỦA TDPB LÀ

xem xét lại vấn đề. PHẢN XẠ ĐẶT CÂU HỎI VÀ TÌM CÂU TRẢ LỜI 61
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

II. Rèn luyện kỹ năng xem xét vấn đề khách quan


lý ”
Con người “ Tâm
n g ười “Logic”
C on
(Bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan: Bảo thủ, giáo
Bị chi phối bởi lý trí.
điều, ích kỷ, sĩ diện, thành kiến, thiên vị, hời hợt …).

Trong cuộc sống, chúng ta luôn chịu sự tác động của thông tin từ bên ngoài

PHẢI KHÁCH QUAN TRONG VIỆC THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN


-Các lý do, chứng cứ đưa ra có đúng không và đã đủ chưa?.
-Ngoài các thông tin “Thuận”, các thông tin “Nghịch” đã được quan tâm đầy đủ và
thấu đáo chưa?
-Chỉ được rút ra kết luận từ những thông tin ĐẦY ĐỦ và TIN CẬY.

PHẢI CÓ THÁI ĐỘ TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT

Khác biệt Đa dạng Lựa chọn TỰ DO 62


ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

III. Rèn luyện kỹ năng xem xét vấn đề toàn diện

VD: Sự kiện TP Đà Nẵng di dời Trung tâm hành chính 2000 tỷ.
Với người có TDPB:
+Có đúng như vậy không? Từ đâu có thông tin này?
Đúng. Đây là khẳng định của Ông Nguyễn Xuân Anh (Bí thư Thành ủy) tại phiên họp HĐND
TP ngày 11/8/2016. Ông Đặng Việt Dũng (Phó chủ tịch UBND Thành phố) cũng đã xác
nhận điều này.
+Vì sao (mới sử dụng từ tháng 9/2014 mà đã) phải di dời?.
Vì tòa nhà quá nóng và thiếu Oxy nên ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ, nhân viên. Hơn
nữa, rất khó chữa cháy nếu có hỏa hoạn.
+Một công trình có tổng kinh phí đến 2000 tỷ, phải qua nhiều công đoạn từ khâu
thiết kế, thẩm định đến xây dựng, qua nhiều Hội đồng xem xét, đánh giá… Vì sao
lại mắc những lỗi sơ đẳng như vậy?.... 63
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

Người có quan điểm nhìn vấn đề toàn diện, sẽ tiếp tục đặt câu hỏi:

+Nóng và thiếu Oxy có phải là những lý do thuyết phục không?. Dựa vào đâu để có
kết luận này?. Còn lý do nào khác không?.
+Việc xây dựng khu Trung tâm hành chính có đạt được mục tiêu đặt ra không? Có tiết
kiệm chi phí và giảm phiền hà cho người dân không?.
+Nếu không có lý do nào khác ngoài các lý do đã đưa ra thì có cách nào khắc phục mà
không phải di dời?.
+Tòa nhà là Biểu tượng, là niềm tự hào của TP “đáng sống”. Việc di dời có ảnh hưởng
đến hình ảnh của TP không?.
+Hình ảnh về mẫu tổ chức hành chính mang tính “đột phá” để các địa phương khác
học tập có bị “phá sản” không?.
+Người dân (những người đóng thuế) sẽ nghĩ gì trước sự lãng phí quá lớn này?. Tác
động tiêu cực của sự việc tới lòng tin của nhân dân ra sao?...
CÁCH GiẢI QUYẾT TỐI ƯU CHỈ CÓ ĐƯỢC TỪ VIỆC XEM XÉT TOÀN DIỆN VẤN ĐỀ 64
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

Xem xét TOÀN DIỆN nghĩa là:

+Nhìn nhận đối tượng, vấn đề từ nhiều mặt, nhiều khía cạnh, quan tâm đến mối
liên hệ giữa các bộ phận, giữa bộ phận với toàn thể.
Vì vậy, phải xem xét:
*Còn những nguyên nhân (lý do) nào khác?.
*Đối tượng, vấn đề này có liên quan, có ảnh hưởng thế
nào đến các đối tượng, vấn đề khác?.
*Nếu quyết định thì có thể dẫn đến những hệ quả gì?.
Sử dụng công cụ:

Yêu cầu trước khi đưa ra cách giải quyết vấn đề phải:
+Tổng hợp các thông tin thu được từ mọi phía.
+Hiểu thấu đáo vấn đề. 65
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

IV. Rèn luyện kỹ năng vận dụng thành thạo các quy luật tư duy logic

Khi tiếp cận với một tư tưởng (thông tin, vấn đề…) cần xác định:
Đây có phải là một
SUY LUẬN: Phát biểu (kết luận-thường là khẳng định) có suy luận không?
kèm theo các bằng chứng hỗ trợ (tiền đề).

PHẢI
KIỂM TRA

Lập luận có tuân thủ quy luật, quy tắc logic không? Bằng chứng (tiền đề) có chân xác không?.

KHÔNG CÓ CÓ KHÔNG

NGỤY BIỆN VẤN ĐỀ ĐANG XEM XÉT LÀ ĐÚNG ĐẮN . NGỤY BIỆN
66
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

V. Rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập

KHÔNG NHÌN SỰ VẬT BẰNG CON MẮT CỦA NGƯỜI KHÁC

TƯ DUY ĐỂ ĐI ĐẾN HÀNH ĐỘNG BẰNG CHÍNH CÁI ĐẦU CỦA MÌNH, TỰ MÌNH
KIẾN TẠO NÊN TRI THỨC CHO BẢN THÂN

Tự quan sát, tìm tòi -Luôn quan tâm phân tích, xem xét,
lật ngược vấn đề.
Tự suy luận, nhận diện vấn đề

Tự nhận thức Tự đặt câu hỏi


-Sự vật không ngừng vận động và
Tự đưa ra câu trả lời… biến đổi. Không có chân lý tuyệt đối.

67
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

KIÊN ĐỊNH GIÁ TRỊ CÁ NHÂN

Đối lập với thụ động, a dua, Kiên định nhưng không bảo
“mũ nỉ che tai” thủ, cố chấp

ĐỘC LẬP TRONG TƯ DUY PHẢI DỰA TRÊN NIỀM TIN


CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC

68
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

VI. Rèn luyện kỹ năng liên kết, phân tích tìm nguyên nhân cốt lõi

n chấ t Vấn đề luôn gồm các “mắt


t ừ b ả
B ắ t n g uồ n TDPB xích” liên kết với nhau. Sự đúng
LO G IC củ a
đắn của mỗi “mắt xích” quyết
định sự đúng đắn của các “mắt
xích” khác

ật LÝ D O ĐẦY ĐỦ Liên tục đặt câu hỏi để truy tìm


Quy lu
nguyên nhân cốt lõi

69
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

Ví dụ với nhận định (mệnh đề):


CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG YẾU KÉM
chính là nguyên nhân của tình trạng
TẮC ĐƯỜNG

Vì sao bị tắc đường? Hậu quả của tắc đường?

Cơ sở hạ tầng GT kém Tiêu tốn thời gian

Ý thức người tham gia GT TẮC ĐƯỜNG Tiêu tốn xăng, dầu

Năng lực người điều phối GT


Gây bức xúc cho người
tham gia GT…

Thời tiết, sự kiện, tai nạn GT… 70


ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

Vì sao hạ tầng GT kém? Hậu quả của hạ tầng GT kém là gì?


Không có tiền đầu tư TẮC ĐƯỜNG

Chất lượng thi công kém

Quy hoạch GT kém Cơ sở hạ tầng GT kém Gây tai nạn GT

Xe quá tải

Đường xá không được bảo trì, bảo dưỡng… Tốc độ lưu thông thấp…
71
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

Không có tiền đầu tư Tai nạn GT

Chất lượng thi công Cơ


Cơ sở
sở hạ
hạ tầng
tầng kém
kém Tốc độ lưu thông thấp Tiêu tốn thời gian
kém

Quy hoách GT kém


Ý thức người tham Tiêu tốn xăng dầu
TẮC ĐƯỜNG
gia GT

Xe quá tải
Năng lực người điều Gây bức xúc cho người
khiển GT TGGT
Không bảo trì, bảo
dưỡng

Thời tiết, sự kiện, tai nạn


GT

-Cơ sở hạ tầng kém là một trong những nguyên nhân gây tắc đường.
-Không có tiền đầu tư là nguyên nhân của nguyên nhân tắc đường.

Không có tiền đầu tư sẽ gây ra


Các ý càng xa, mức độ liên kết càng yếu tiêu tốn xăng dầu !!!???...
72
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

VII. Rèn luyện kỹ năng tranh luận


“ T HẤ U T Ì N H –
ĐẠT LÝ”
1. Yêu cầu của tranh luận
a. Tính trí tuệ -Sự nhanh nhạy và linh hoạt trong tư duy.
-Sự chặt chẽ, sắc sảo trong ngôn ngữ và lập luận.

b. Tính khách quan và bình đẳng


-Tôn trọng thực tế khách quan, không gán ghép, không bị chi phối bởi tình cảm,
lợi ích, định kiến cá nhân.
-Luận cứ phải rõ ràng, chính xác, tin cậy, thuyết phục.
-Không lợi dụng vị thế, quyền lực, uy tín cá nhân để lấp liếm sự thật.
c. Tính văn hóa
EQ (Emotional Quotient) - nền tảng
-Có thái độ tôn trọng, cầu thị.
của văn hóa tranh luận
-Mục đích nhất quán là truy tìm chân lý. 73
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

2. Kỹ năng tranh luận


a. Kỹ năng tư duy và lập luận trong tranh luận
-Kỹ năng chứng minh và bác bỏ trong tranh luận.
-Kỹ năng lắng nghe tích cực.
-Phản biện hiệu quả.

b. Kỹ năng sử dụng chiến thuật tâm lý trong tranh luận


-Thuật “Đắc nhân tâm”.
-Kiểm soát cảm xúc bản thân.

c. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong tranh luận


-Ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, không mơ hồ, tối nghĩa.

-Ngắn gọn, không hoa mỹ, kiểu cách, sáo rỗng, không suồng sã, lên gân.
-Giọng điệu, khẩu khí, cảm xúc…phù hợp. 74
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

VIII. Rèn luyện thói quen đặt các vấn đề xem xét trước các chuẩn mực trí tuệ (các yếu
tố quyết định chất lượng tư duy).
Có thể làm rõ hơn điều này không? Có thể diễn
đạt điều này theo cách khác không?

Đã vượt qua định kiến của bản Điều đó có đúng không? Làm sao
thân chưa?. Đã cân nhắc ý kiến, kiểm tra sự đúng đắn?.
SỰ RÕ
quyền lợI của người khác chưa?. RÀNG
TÍNH
Có công bằng không?. SỰ ĐÚNG
KHÁCH
ĐẮN Chính xác điều đó là gì?.Có thể
QUAN
biết thêm điều gì chi tiết hơn?
Nếu xem xét theo những CHẤT
CHIỀU SỰ CHÍNH
quan điểm khác, góc nhìn LƯỢNG
RỘNG XÁC
TƯ DUY Các mối liện hệ xác định có
khác thì sao?.
thích đáng không? Từng mối
Điều đó có thật sự hợp lý và ý nghĩa TÍNH TÍNH LIÊN liên hệ có ảnh hưởng thế nào?.
LOGIC QUAN
không?. Có diễn ra đúng như lập CHIỀU
luận, quy luật, xu hướng không?. Lập SÂU Sự phức tạp và quy mô của vấn đề đã
luận có đúng bản chất vấn đề được cân nhắc kỹ chưa?. Những yếu tố,
75
không?. mối liên hệ nào có ý nghĩa nhất?.
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

GIỚI THIỆU MÔ HÌNH RED Nhận diện SUY LUẬN

Đánh giá LẬP LUẬN

Rút ra KẾT LUẬN

Recognize Assumptions: Nhận diện SUY LUẬN


-Tách hiện thực khách quan ra khỏi ý kiến chủ quan.
-Đặt câu hỏi với những thông tin được cung cấp để tìm lỗ hổng hoặc những yếu tố phi logic.
-Kiểm tra thông tin qua những nguồn khác.
Evaluate Arguments: Đánh giá LẬP LUẬN
-Phân tích các thông tin một cách khách quan và chính xác.
-Kiểm tra các yếu tố logic của lập luận.
Draws Conclusions: Rút ra KẾT LUẬN
76
-Kết luận có phù hợp không?, Có vượt quá chứng cứ không?.
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

CÁM ƠN VÀ CHÚC CÁC BẠN


THÀNH CÔNG

77

You might also like