You are on page 1of 6

Tôi xin chia sẻ một số kiến thức về cách tính toán và chọn bơm trong lĩnh vực nước

cấp, nước tuần


hoàn trong hệ thống điều hòa trung tâm và Cooling tower...
Để chọn được 1 con bơm chúng ta dựa trên 3 yếu tố :
I. Lưu lượng : Tùy theo ứng dụng để lựa chọn lưu lượng
II. Cột áp bơm tính toán chính xác sẽ giúp tiết kiệm điện năng và chi phi đầu tư.

Công thức tính cột áp bơm

H = Hgeo + Hf + Hs (+Hreq.)
Trong đó:
H : Cột áp bơm
Hgeo : chênh lệch chiều cao địa lý
Hf : Mất áp ống hút Hjt + ống đẩy Hjp
Hreq. : Áp yêu cầu đầu ra-(nếu yêu cầu)
Hs : Áp dự phòng ( 0.5 m )

A. Cách tính tổn thất cột áp trên đường ống ngắn

H1= λ *(L/D)*(V2/2g)
Trong đó :
L: Chiều dài ống (m)
D: Đường kính ống (m)
V: Vận tốc chất lỏng (m/s) ( thường chọn là 1.4 – 1.7 m/s )
g: Gia tốc trọng trường
λ: Hệ số tổn thất
λ = 0.02 + 1/(2000*D) Đối với ống mới
λ = {0.02 + 1/(2000*D)}*1.5 Đối với ống cũ
B. Tính tổn thất áp trên đường ống dài.

H1 = L*{(10.666*Q1.85)}/(C1.85*D4.87)
Q: Lưu lượng (m3/s)
C: Hệ số tổn thất. C = 110 Đối với ống thép
C = 130 Đối với ống nhựa
Điều kiện áp dụng: Sử dụng công thức đường ống dài khi

D < 200 => L > 250*D


D > 250 => L > 50*D

C . Cánh tính chiều hút sâu của dòng bơm ly tâm trục đứng và trục ngang

Hmax = 10.2 x Pb - NPSH - Hf - Hv – Hs


Trong đó :
Hmax :Cột hút tối đa của bơm (m)
Pb :Áp suất không khí bằng bar
NPSH : Net Positive Suction Head
đọc từ đường NPSH ở lưu lượng bơm cao nhất
Hf : mất áp trên đường ống hút ( dựa trên bảng tra mất áp dưới đây )
Hv : Áp suất hơi bão hòa.
Hs : dự phòng ( 0.5m nếu nhiệt độ >60°C Hs=1m)

Nếu H dương (+) , bơm chỉ hút tối đa bằng số dương đó


Nếu H âm (-) , bơm cần tối thiểu cột áp ngõ vào bằng đúng số âm đó.
Bơm lắp đặt khô
• Cột hút âm

• Cột hút dương


Hs : Cột áp hút
Hd : Cột áp đẩy
III. Những nguyên nhân ảnh hưởng tới bơm
Hiện tượng khí xâm thực
• Hiện tượng khí xâm thực là hiện tượng bọt khí được hình thành và vỡ ra trong chất lỏng.
• Thường xảy ra ở bơm ly tâm xuất phát từ cánh cong của bánh xe công tác
• Khí xâm thực có thể phá hỏng bánh xe công tác , phốt bơm và vòng bi chi trong vòng 100 giờ
vận hành
• Làm cho hiệu suất bơm thấp
• Tạo tiếng ồn to (giống như bơm có cát )
Nguyên nhân hiện tượng khí xâm thực
• Ống hút quá nhỏ hay bị kẹt, kết hợp với nhiệt độ chất lỏng cao.
• Ống hút quá dài trong trường hợp lắp đặt khô.
• Bọt khí bị hút vào khi mực chất lỏng thấp hơn 0.5m trên họng hút của bơm.
• Công suất bơm vượt quá dãy vận hành trên đường cong bơm.
• Ngỏ vào của bơm bị kẹt
• Nhiệt độ chất lỏng bơm trên 80 °C.
Tiêu chuẩn bao bọc (Ingress Protection – IP)
- Cấp độ bảo vệ động cơ đối với vật thể lạ (bụi ) và nước xâm nhập.
- IP55 (Against contact & ingress of solid objects + Against ingress of water )
Cấp cách điện : Tuổi thọ của lớp cách điện hoàn toàn tùy thuộc vào nhiệt độ mà lớp cách điện đó
chịu đựng
Nguồn điện
• Điện thế cao
• Điện thế thấp
• Dòng / điện thế không cân bằng
• Biến đổi lớn về tần số điện
IV : Chi phí tính toán giá trị vòng đời của 1 con bơm
Biểu đồ dưới đây được viên thủy lực của Đan Mạch tính toán cho dòng bơm Grundfos
Trong đó : 10% là chi phí bảo trì bảo dưỡng
84% chi phí điện năng
5% chi phí mua sảm phẩm ban đầu
1% chi phí cho môi trường
Bên mình là đại phân phối bơm Grundfos – Đan Mạch tại Miền Bắc .Những tính toán trên dùng cho
bơm grundfos các bạn có thể tham khảo để tính toán và lựa chọn bơm.
Các bạn có thể liên lạc trực tiếp với mình để được tư vấn thêm:
Thành Trung
Mobi : 0972.350.388
Email : thanhtrungasenco@gmail.com
Skype : thanhtrungbk5

You might also like