You are on page 1of 2

Phân tích BÀI BÁO KHOA HỌC về Thang đo năng lực của HS trong các dự án học tập đính

kèm của GV 


Phan Đồng Châu Thủy * , Nguyễn Thị Ngân Khoa Hóa học - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh :
trả lời các câu hỏi sau:

1. Năng lực giải quyết vấn đề là gì?


Năng lực GQVĐ của học sinh trung học phổ thông là khả năng của học sinh phối hợp vận dụng
những kinh nghiệm bản thân, kiến thức, kĩ năng của các môn học trong chương trình trung học phổ thông để
giải quyết thành công các tình huống có vấn đề trong học tập và trong cuộc sống của các em với thái độ tích
cực.
2. Các thang đo trên được sử dụng cho phương pháp dạy học nào? 
Các thang đo trên được sử dụng cho phương pháp dạy học dự án.
3. Liệt kê các loại thang đo khả năng GQVĐ trong dự án mà HS cần tạo ra các loại SP GQVĐ
Năng lực thành Biểu hiện của Các mức độ của biểu hiện
phần HS/tiêu chí 0 1 3
1 Nêu được vấn Không nêu Nêu được vấn Nêu được vấn Tự nêu được
đề cần giải được vấn đề đề nhưng chưa đề đầy đủ hơn vấn đề một
Phát hiện vấn quyết trong đầy đủ nhưng chậm, cách đầy đủ,
đề nhiệm vụ được phải nhờ sự nhanh nhạy
giao hướng dẫn của
GV
2. Nêu được các Không nêu Nêu chưa đầy Nêu đầy đủ các Nêu đầy đủ
thông tin liên được các thông đủ các thông tin thông tin liên các thông tin
quan tin liên quan liên quan quan liên quan
chính xác,
Đề xuất giải khoa học
pháp 3. Đề xuất giải Không đề xuất Đề xuất được Đề xuất được Để xuất được
pháp GQVĐ được giải pháp giải pháp giải pháp khả giải pháp sáng
GQVĐ GQVĐ nhưng ít thi tạo, có thể
khả thi, không GQVĐ nhanh
hiệu quả nhất, tốt nhất
4. Thực hiện Không giải Lúng túng khi Thực hiện Thực hiện
giải quyết vấn quyết được vấn GQVĐ nên tạo GQVĐ tốt, tạo GQVĐ tạo ra
Giải quyết vấn đề đề nên không sản phẩm ra sản phẩm có sản phẩm xuất
đề tạo ra được sản không hoàn hảo nội dung tốt sắc về cả nội
phẩm nào về cả hình thức nhưng hình dung và hình
và nội dung thức chưa tốt thức
5. Tự đánh giá Không có khả Chưa nêu được Nêu được chính Nêu được
kết quả thực năng tự đánh chính xác ưu xác ưu điểm và chính xác ưu
hiện giá điểm và hạn hạn chế của kết điểm và hạn
Đánh giá kết chế của kết quả quả thực hiện, chế của kết
quả thực hiện thực hiện nhưng chưa có quả thực hiện,
căn cứ và chưa có căn cứ xác
rút được kinh thực và rút
nghiệm. kinh nghiệm.

4. Giải thích vì sao cần có các loại thang đo trong đánh giá thường xuyên.
Nếu đánh giá năng lực GQVĐ chỉ thông qua bài kiểm tra có nghĩa là chúng ta chỉ đánh giá được
kiến thức và cao hơn nữa là một số kĩ năng chuyên biệt của môn học chứ không thể đánh giá được thái độ
của học sinh đối với vấn đề cần giải quyết. chưa đánh giá được năng lực GQVĐ của học sinh.
Nếu sử dụng bảng kiểm quan sát để đánh giá năng lực GQVĐ cũng chưa hoàn toàn phù hợp, do một
số biểu hiện năng lực thành phần của năng lực GQVĐ không thể quan sát trực tiếp (ví dụ biểu hiện nêu
được vấn đề, thu thập thông tin…) mà phải quan sát gián tiếp.
Do đó, để đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh, chúng ta cần thiết lập một hoàn cảnh chứa đựng
vấn đề để học sinh hoạt động và thông qua đó thể hiện năng lực của bản thân.
Ngoài ra, chúng ta nên phối hợp nhiều công cụ đánh giá để có thể đánh giá hết những biểu hiện của
học sinh thông qua các hoạt động GQVĐ.
Vì vậy, DHDA kết hợp các thang đo và công cụ đánh giá năng lực GQVĐ rất cần thiết trong dạy học
đánh giá năng lực hs một cách toàn diện.

5. Nêu bài học bạn học được và thắc mắc bạn muốn hỏi thêm
- Bài học: Dạy học dù theo PP nào vẫn cần xây dựng một bộ công cụ đánh giá năng lực phù hợp, giúp
cho gv có thể đánh giá toàn diện năng lực, phẩm chất HS.

You might also like