You are on page 1of 10

Quy trình quản lý nguồn lực gồm 4 bước:

- Kế hoạch quản lý nguồn nhân lực (plan human resource management): xác định và
lập hồ sơ về vai trò, trách nhiệm, và các mối quan hệ.
- Thiết lập đội dự án (acquire project team): chỉ định nhân sự cần thiết làm việc
trong dự án.
- Phát triển đội dự án (develop project team): xây dựng các kỹ năng cho cá nhân và
đội/nhóm.
- Quản lý đội dự án (manage project team): theo dõi hiệu suất, phản hồi thông tin,
giải quyết vấn đề…

Lập kế hoạch
Kế hoạch quản lý nguồn nhân lực
Đầu ra: Kế hoạch nguồn nhân lực

Thực thi

 Thiết lập đội dự án


Đầu ra: Phân công nhân viên dự án, lịch tài nguyên, cập nhật kế hoạch quản lý dự
án.

 Phát triển đội dự án


Đầu ra: Đánh giá hoạt động của nhóm, cập nhật các yếu tố môi trường của doanh
nghiệp.

 Quản lý đội dự án
Đầu ra: Yêu cầu thay đổi, cập nhập kế hoạch quản lý dự án, cập nhập tài liệu dự
án, cập nhập các yếu tố môi trường doanh nghiệp và cập nhập nội dung quy trình
tổ chức.

Bắt đầu Kết thúc


1. Kế hoạch quản lý nguồn nhân lực

 Sơ đồ tổ chức dự án

 Ma trận phân công trách nhiệm – RAM

1.1.1 1.1.2 1.1.3 1.1.4 1.1.5 1.1.6 1.1.7


Kỹ thuật hệ thống R RP
Phát triển phần mềm RB
Phát triển phần cứng RB
Kỹ thuật kiểm thử P
Đảm bảo chất lượng RP
Quản lý cấu hình RP
Triển khai RP
R = Đơn vị tổ chức có trách nhiệm
P = Đơn vị tổ chức thực hiện
2. Thiết lập đội dự án

 Thu hút nhân lực có trình độ vào đội dự án.

 Giữ chân nhân viên và giữ chân các chuyên gia CNTT

 Cân bằng nguồn lực tạo ra sự phân phối đồng đều nguồn lực và giảm quá
tải.
3. Phát triển đội dự án
Mục tiêu chính của phát triển nhóm là để giúp mọi người làm việc cùng nhau hiệu
quả hơn nhằm cải thiện hiệu suất dự án.
Mô hình phát triển đội – Tuckman

 Hình thành (forming): Giới thiệu các thành viên trong nhóm, hoặc khi bắt đầu
của nhóm hoặc khi các thành viên mới được giới thiệu. Giai đoạn này là cần
thiết, nhưng ít công việc thực sự đạt được.

 Sóng gió (storming): Xảy ra khi các thành viên trong nhóm có ý kiến khác
nhau về cách đội nên hoạt động. Mọi người kiểm tra lẫn nhau, và thường có
xung đột bên trong đội.

 Ổn định (norming): Đạt được khi thành viên trong nhóm đã phát triển một
chung phương pháp làm việc và sự hợp tác và cộng tác thay thế xung đột và
nhầm lẫn của giai đoạn trước.

 Thực hiện (performing): Việc thực hiện xảy ra khi trọng tâm là đạt được các
mục tiêu của đội hơn là hơn là làm việc theo quy trình nhóm. Các mối quan hệ
đã được giải quyết và các thành viên trong nhóm có khả năng xây dựng lòng
trung thành đối với nhau. Ở giai đoạn này, nhóm có thể quản lý các nhiệm vụ
phức tạp hơn và đối phó với sự thay đổi lớn hơn.
 Thay đổi (adjourning): liên quan đến sự chia tay của nhóm sau khi nó đạt được
thành công mục tiêu và hoàn thành công việc.
Đào tạo:
- Khuyến nghị mọi người tham gia các khóa đào tạo cụ thể để cải thiện phát
triển cá nhân và nhóm.
- Thành viên trong nhóm cá nhân có thể tham gia các lớp đào tạo đặc biệt để
cải thiện kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân với nhau.
- Tổ chức tham gia các hoạt động ngoại khóa về sức khỏe, tham quan du lịch.
- Tìm hiểu về tính cách của nhân viên thông qua MBTI để quản lý và phát
triển nhân sự tốt nhất.
Khen thưởng:
- Khen thưởng và sự công nhận nhóm thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm.
- Khen thưởng nhóm để đạt được mục tiêu cụ thể.
- Hỗ trợ và giúp đỡ cá nhân để hoàn thanh tốt nhiệm vụ.
4. Quản lý đội dự án
Sau khi đánh giá hiệu suất của nhóm và thông tin liên quan, quản lý dự án quyết
định xem có nên yêu cầu thay đổi dự án, hoặc nếu cần cập nhật các yếu tố môi
trường doanh nghiệp, tổ chức tài sản quy trình hoặc kế hoạch quản lý dự án.
Trong quá trình làm dự án ít nhiều sẽ xảy ra xung động. Có 6 mô hình xử lý xung
đột:

 Đối đầu (confrontation): mâu thuẫn - giải quyết vấn đề.

 Xoa dịu (smoothing): giảm khác biệt - tăng tương đồng.

 Ép buộc (forcing): tiếp cận thắng/bại.

 Rút lui (withdrawal): hủy bỏ khi không có sự đồng tình.

 Thỏa hiệp (compromise): tiếp cận cho/nhận.

 Cộng tác (collaborating): thống nhất quan điểm và nhận thức khác nhau để
đồng thuận và cam kết…
ITTOs:
Quy trình quản lý chất lượng gồm 3 bước:
Kế hoạch quản lý chất lượng (plan quality management): xác định các tiêu chuẩn chất
lượng liên quan và cách thức đáp ứng.
Đảm bảo chất lượng (perform quality assurance): đánh giá việc thực hiện tổng thể để
đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
Kiểm soát chất lượng (perform quality control): giám sát kết quả cụ thể để đảm bảo tuân
thủ các tiêu chuẩn chất lượng.

Lập kế hoạch
Quy trình: Lập kế hoạch quản lý chất lượng
Đầu ra: Kế hoạch quản lý chất lượng kế hoạch cải tiến quy trình, số liệu chất lượng, danh
sách kiểm tra chất lượng và cập nhật tài liệu dự án.

Thực thi
Quy trình: Thực hiện đảm bảo chất lượng
Đầu ra: Yêu cầu thay đổi, cập nhập kế hoạch quản lý dự án, cập nhập tài liệu dự
án, cập nhập các yếu tố môi trường doanh nghiệp và cập nhập nội dung quy trình
tổ chức.
Điều khiển & Kiểm soát
Quy trình: Thực hiện kiểm soát chất lượng
Đầu ra: Các phép đo kiểm soát chất lượng, các thay đổi đã được xác thực,
các sản phẩm đã được xác nhận, thông tin về hiệu suất công việc, các yêu
cầu thay đổi, cập nhật kế hoạch quản lý dự án, cập nhật tài liệu dự án và cập
nhật quy trình tổ chức.

Bắt đầu Kết thúc

ITTOs

1. Lập kế hoạch quản lý chất lượng:


Mục đích của quản lý chất lượng :
a. Xác định chất lượng sản phẩm thỏa mãn được khách hàng không.
b. Giám sát đánh giá, kịp thời phát hiện sai sót từ đó có kế hoạch khắc phục.
 Quyết định tiêu chuẩn:
- Chức năng: Phù hợp với các yêu cầu công ty 2QPNC. Phải đưa ra kết quả
chính xác với hiệu suất cao. Phân quyền đăng nhập cho hệ thống.
- Tính năng: Vượt trội, thu hút người dùng.
- Đầu ra hệ thống: Giao diện thân thiện, đơn giản và dễ sử dụng với người
dùng. Các chức năng của ứng dụng phải đáp ứng đủ được các yêu cầu của
khách hàng về quản lý hệ thống bán sách.
- Hiệu suất: Giải quyết mức độ hiệu quả của sản phẩm với mục đích sử dụng
của công ty 2QPNC.
- Độ tin cậy: Phục hồi được dữ liệu khi dữ liệu bị mất. Phần mềm phải thoả
mãn các chuẩn, dễ cài đặt.
- Bảo trì: Bộ phận kiểm thử và kỹ thuật đảm bảo phần mềm có thể phân tích
và sửa chữa khi gặp lỗi.
2. Đảm bảo chất lượng.
Mục tiêu của đảm bảo chất lượng là cải thiện chất lượng liên tục.
Đầu vào quan trọng để quản lý chất lượng là chất lượng kế hoạch quản lý, tài
liệu dự án và tài sản quy trình tổ chức của công ty 2QPNC.
Để đánh giá và cải thiện chất lượng:
 Kaizen: Cải thiện hoặc thay đổi cho tốt hơn.
 Lean: đánh giá quy trình để tối đa hóa giá trị của khách hàng...
 Điểm chuẩn (benchmark): tạo các ý tưởng để cải thiện chất lượng...
 Kiểm định chất lượng (quality audit): xác định bài học kinh nghiệm
để cải thiện các dự án

3. Kiểm soát chất lượng.
Mục tiêu của kiểm soát chất lượng là nâng cao chất lượng.
7 công cụ hỗ trợ kiểm soát chất lượng:
+ Sơ đồ nguyên nhân kết quả.
+ Sơ đồ kiểm soát.
+ Tờ kiểm tra (checksheet).
+ Sơ đồ phân tán (scatter).
+ Nhật đồ (histogram).
+ Sơ đồ Pareto (Pareto chart).
+ Lưu đồ (flowcharts).
Kiểm thử chất lượng dự án: Rất quan trọng trong việc phát triển và cung cấp các
sản phẩm CNTT chất lượng cao.
 Kiểm thử đơn vị (unit): Kiểm tra từng thành phần để đảm bảo không có lỗi.
 Kiểm thử tích hợp (integration): Kiểm tra các nhóm thành phần chức năng.
 Kiểm thử hệ thống (system): Kiểm tra toàn bộ hệ thống như là một thực thể.
 Kiểm thử chấp nhận người dùng (user acceptance): Người dùng cuối kiểm tra
độc lập trước khi chấp nhận hệ thống được chuyển giao.
KẾT LUẬN:
Việt Nam ta hiện này đang phát triển kinh tế theo xu hướng hội nhập kinh
tế thế giới, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây
chính là cơ hội để kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, các doanh nghiệp có
nhiều lợi thế mở rộng hoạt động. Để thành công và phát triển thì công việc quản
trị dự án là công việc tất yếu trong doanh nghiệp. Bất kỳ một dự án hay một
chiến lược nào nếu không có người đưa ra ý tưởng và xây dựng dự án, chiến
lược đó hoàn toàn không có tính khả thi.
Sau quá trình tìm hiểu cùng sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Duy Thanh nhóm
2QPNC đã cơ bản hoàn thiện dự án “Xây dựng hệ thống bán sách online của
công ty 2QPNC”. Qua đây bản thân mỗi thành viên trong nhóm đã học hỏi đọc
và hiểu hơn quy trình quản lý dự án hệ thống thông tin. Đặc biệt là khả năng làm
việc nhóm tốt hơn.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án do thời gian có hạn cũng như
kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên trong bài báo cáo này sẽ không tránh
khỏi những hạn chế, thiếu xót và những vấn đề chưa được tối ưu. Nhóm rất
mong nhận được những đánh giá nhận xét từ phía thầy để hoàn thiện dự án tốt
hơn.
Tài liệu tham khảo:
https://timviec365.vn/blog/quan-tri-du-an-la-gi-new8195.html
2019-(Schwalbe)_ITPM (9)-Ch09.pdf
2019-(Schwalbe)_ITPM (9)-Ch08.pdf
Slide bài giảng môn Quản trị dự án hệ thống thông tin của thầy Nguyễn Duy Thanh.

You might also like