You are on page 1of 4

CHƯƠNG CACBON – SILIC

DẠNG 1 : PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC - GIẢI THÍCH VÀ NHẬN BIẾT :

Câu 1: Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn của dung dịch NaHCO3 với từng dung dịch H2SO4 loãng,
KOH, Ba(OH)2 dư.

Câu 2: Cho từ từ khí CO2 vào trong bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (nước vôi trong). Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình
hóa học?

Câu 3: Hoàn thành các phản ứng sau:

a. Silic đioxit  natri silicat  axit silisic  silic đioxit  silic

b. Cát thạch anh  Na2SiO3  H2SiO3  SiO2

c. Si  Mg2Si  SiH4  SiO2  Si

Câu 4: Bằng phưong pháp hóa học hãy phân biệt:

a. Các khí SO2, CO2, NH3 và N2

b. Các khí CO2, SO2, N2, O2 và H2

c. Các khí Cl2, NH3, CO, CO2

Câu 5: Nhận biết các lọ mất nhãn chứa các chất sau:

a. Chất rắn BaSO4, BaCO3, NaCl, Na2CO3 (Chỉ dùng thêm HCl loãng)
b. Chất rắn NaCl, Na2SO4, BaCO3,Na2CO3 (chỉ dùng thêm CO2 và nước)
c. Các dung dịch NaOH, NH4Cl, Na2SO4, , Na2CO3.
d. Bốn chất lỏng: H2O, HCl, Na2CO3, NaCl (không dùng thêm hóa chất nào khác)
DẠNG 2: BÀI TOÁN CO2 + DUNG DỊCH BAZO

Câu 7: Cho 224 ml khí CO2 (đktc) hấp thụ hết trong 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Tính khối lượng muối thu được ?

Câu 8: Cho 5,6 lit khí CO2 (đkc) qua 164 ml dung dịch NaOH 20% (D=1,22 g/ml). Xác định nồng độ phần trăm các chất
trong dung dịch thu được ?

¤ Gợi ý: Các em phải phân biệt được mdd trước và mdd sau phản ứng, mdd trước = mdd NaOH còn mdd sau pư = m chất
tan/hấp thụ + mdd NaOH (- m↓ - m↑) (nếu có) để từ đó tính C% của các chất sau phản ứng cho đúng.

Câu 9: a. Thổi 0,3 mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,4 mol Ba(OH)2, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính m ?

b. Thổi 0,5 mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,4 mol Ba(OH)2, sau phản ứng thu được m’ gam kết tủa. Tính m’ ?

Câu 10: Cho V lit khí CO2 (đkc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 10 gam kết tủa. Tính giá trị V ?

¤ Gợi ý : Bài này xét 2 trường hợp → 2 đáp án V :Vmin, Vmax

Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lit khí CO2 (đkc) vào 2,5 lit dung dịch Ba(OH)2 aM thu được 15,76 gam kết tủa. Tính giá trị
của a ?

¤ Gợi ý: nCO2 > n↓ → Ta chỉ xét trường hợp 2 gồm 2 phương trình : tạo ra kết tủa rồi sau đó kết tủa tan một phần

Câu 12: Cho 2,24 lit khí CO2 (đkc) vào 2 lit dung dịch Ca(OH)2 thu được 6 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch
Ca(OH)2 ?
Câu 13: Sục 7,168 lit khí CO2 (đkc) vào 1 lit dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH) 2 0,1M, sau phản ứng thu được m
gam kết tủa. Tính giá trị m ?

¤ Gợi ý: + Tính nCO2 và ∑nOH-

+ Lấp tỉ lệ T = nOH-/nCO2

+ Viết phương trình ion thu gọn và tính toán theo phương trình ion

Câu 13: Cho V lit CO2 (đkc) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KOH 1M và Ba(OH) 2 0,75M thu được 23,64
gam kết tủa. Tính giá trị V?

¤ Gợi ý: bài này ta cũng xét 2 trường hợp , nhưng viết pt ion thu gọn → 2 đáp án Vmin,Vmax giống câu 10…

Câu 14: Hấp thụ toàn bộ 0,3 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng hay
giảm bao nhiêu gam ?

Câu 15 : Cho 0,14 gam CO2 hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,11 mol Ca(OH) 2. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng hay
giảm bao nhiêu gam ?

¤ Gợi ý : + Lập tỉ lệ bình thường → n↓ và nCO2 → So sánh mCO2 và m↓. Nếu :

m↓ > mCO2 → sau phản ứng mdd giảm : ∆mdd giảm = m↓ - mCO2

m↓ < mCO2 → sau phản ứng mdd tăng : ∆mdd tăng = mCO2 - m↓

DẠNG 3: BÀI TOÁN KHỬ OXIT KIM LOẠI BỞI CO

Lý thuyết : MxOy + yCO → xM + yCO2 (kim loại M phải đứng sau Al trong dãy điện hóa)

Hay O (oxit) + CO → CO2

Phương pháp: Hay dùng định luật bảo toàn e, bảo toàn mol nguyên tố, bảo toàn khối lượng để làm nhanh

+ ĐLBTKL : moxit + mCO = mKL + mCO2 trong đó : nCO = nCO2 = nO(oxit)

moxit = mO(oxit) + mKL

Câu 16: Cho một luồng khí CO dư đi từ từ qua ống sứ đưng hỗn hợp : Al2O3,CuO,Fe2O3,NiO,MgO,Ag2O,FeO,Fe3O4 ở nhiệt
độ cao, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chất rắn còn lại trong ống sứ là gì, nêu thành phần ?

Câu 17: Người ta cần dùng 7,84 lit khí CO (đkc) để khử hoàn toàn 20 gam hỗn hợp CuO và Fe 2O3 ở nhiệt độ cao.

a) Viết pthh ?
b) Xác định phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp trước và sau phản ứng.

Câu 18: Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO,CuO,Fe 3O4,Fe2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao người ta thu được 40 gam
hỗn hợp chất rắn Y và 13,2 gam khí CO2. Tính giá trị m ?

Câu 19: Cho một luồng khí CO có dư đi từ từ qua ống sứ chứa m gam Al 2O3,Fe3O4 đun nóng. Sau một thời gian trong ống
còn lại 14,4 gam chất rắn. Khí ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH) 2 lấy dư thu được 16 gam kết tủa. Tính
giá trị m ?

Câu 20: Dẫn từ từ hỗn hợp khí CO và H2 qua ống nghiệm đựng 26,4 gam hỗn hợp bột oxit MgO,Al2O3,Fe3O4,CuO. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí và hơi gồm 0,05 mol CO2 và 0,15 mol H2O, trong ống sư còn lại m gam
chất rắn. Tính m?

¤ Gợi ý : Câu 18,19,20 Áp dụng ĐLBTKL để tính cho nhanh


Câu 21: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng một thời gian thu được 13,92 gam chất rắn X
gồm Fe,Fe3O4,FeO và Fe2O3 dư. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 5,824 lit NO2 (đkc). Tính giá tri m ?

¤ Gợi ý: Đối với những bài toán khử Oxit Sắt bằng CO như thế này, các em phải tóm tắt bằng sơ đồ phản ứng và xem trong
đó có những quá trính oxi hóa, quá trình khử gì để ta vận dụng đinh luật bảo toàn e

Phương pháp: + Xem hh X gồm có Fe (x mol) và O (y mol) → 56x+16y = mX (1)

+ Dựa vào ĐLBT e → (2)

+ Dựa vào ĐLBT mol nguyên tố Fe : nFe(Fe2O3) = nFe = x mol → nFe2O3 = nFe/2 → m

Câu 22: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng một thời gian thu được 44,46gam chất rắn X
gồm Fe,Fe3O4,FeO và Fe2O3 dư. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thu được 3,136 lit NO (đkc). Tính giá tri m và
thể tích khí CO đã dùng?

¤ Gợi ý : Để tính VCO thì phải tính được nCO, ta biết : CO + O(Oxit) → CO 2

+ nO(Oxit) = nO = y mol → nCO = nO = y mol

Câu 23 : Dẫn khí CO dư qua ống đựng bột một oxit sắt (FexOy) ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,84 gam
sắt và dẫn khí sinh ra vào nước vôi trong dư thì thu được 2 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của FexOy.

¤ Đáp án : Fe2O3

DẠNG 4: BÀI TOÁN VỀ MUỐI CACBONAT

Lý thuyết : Có 2 dạng thường gặp: phản ứng nhiệt phân và phản ứng trao đổi (với axit---> khí; với muối ---> kết tủa)

+ Đối với muối cacbonat của kim loại kiềm và (NH4)2CO3 thì không bị nhiệt phân

+ Muối Hidrocacbonat nhiệt phân ra muối Cacbonat + CO2 + H2O

+ Muối Cacbonat nhiệt phân ra oxit KL tương ứng + CO2

Câu 24 Nêu hiện tượng ,viết phương trình phân tử và ion thu gọn khi :

a) Cho từ từ dung dịch axit HCl vào bình đựng dung dịch Na2CO3

b) Cho từ từ dung dịch axit HCl vào bình đựng dung dịch NaHCO 3

c) Cho từ từ dung dịch axit HCl vào bình đựng hỗn hợp dung dịch NaHCO 3 và Na2CO3

Câu 25 : Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl vào 100 ml dung dịch chứa Na 2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau
phản ứng thu được bao nhiêu lit CO2 ở đktc ?

Câu 26 : Trộn 100 ml dd X gồm KHCO3 1M và K2CO3 1M với 100 ml ddY gồm NaHCO3 và Na2CO3 đều 1M thu được dung
dịch Z. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch A gồm H2SO4 2M và HCl 1M vào dung dịch Z thu được V lit CO2. Tính V ?

¤ Gợi ý : Tính ∑ nCO32-, ∑ nHCO3-,∑ nH+ rồi làm tương tự câu 24

Câu 27 : Cho 5,94 gam hỗn hợp K2CO3 và Na2CO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được 7,74 gam hỗn hợp các muối
khan K2SO4 và Na2SO4. Tính thành phần trăm khối lượng các chất có trong hỗn hợp ban đầu và sau phản ứng ? Tính thể tích
khí CO2 thoát ra ở đkc ?

Câu 28 : Cho 3,45 gam hỗn hợp muối M2CO3 và N2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được V lit CO2 (đkc) và 3,12
gam muối clorua. Tính V ?

¤ Gợi ý : Để làm nhanh dạng bài tập như thế này, ta hay áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng :
R2CO3 + 2HCl → 2RCl + CO2 + H2O

Khi chuyển 1 mol muối R2CO3 → 2 mol RCl và 1 mol CO2 thì khối lượng dung dịch tăng ∆m = 71 – 60 =11 (g)

→ Khi chuyển x mol muối R2CO3 → 2x mol RCl và x mol CO2, khối lượng dd tăng ∆m = 11.x (g) → x = ∆m/11

m Muối clorua = m Muối cacbonat + ∆m

Câu 29: Hòa tan 14 g hỗn hợp MCO3 và NCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và 0,672 lit khí CO2 (đkc). Cô
cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. Tính m

Câu 30: Nhiệt phân hoàn toàn một hỗn hợp gồm MgCO3 và CaCO3 thu được 1,12 lit CO2 (đkc) và 2,2 gam một chất rắn. Tính
thành phần phần trăm khối lượng các chất có trong hỗn hợp ban đầu ?

Câu 31 : Khi nung 30 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối
lượng ban đầu. Tính thành phần % theo khối lượng các chất ban đầu.

Câu 32 : Nung 13,4 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại hóa trị II thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng
khí X cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch tạo thành thu được m gam muối khan. Tính m ?

¤ Gợi ý : Đối với các bài toán nhiệt phân muối cacbonat ta hay áp dụng ĐLBTKL :

m Muối cacbonat = m rắn sau pư + mCO2

Câu 33: Khi nung một lượng hiđrocacbonat của kim loại hóa trị 2 và để nguội, thu được 17,92 lít(đktc) khí và 31,8g bã rắn.
Xác định tên và khối lượng muối hiđrocacbonat trên.

Câu 34 : Khi nhiệt phân 0,5kg đá vôi chứa 92% CaCO3 thu được bao nhiêu ml khí CO2(đktc). cần dùng tối thiểu bao nhiêu ml
dung dịch NaOH 20%(d=1,22g/ml) để hấp thụ hết lượng khí CO2 đó.

¤ Gợi ý : Để hấp thụ hết CO2 bằng dd NaOH thì muối thu được là muối trung hòa

DẠNG 5 : BÀI TOÁN VỀ HỖN HỌP KHÍ CO VÀ CO2

Câu 35: 11,2 lit hỗn hợp khí (đkc) gồm CO và CO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 18. Cho toàn bộ hỗn hợp qua than nóng đỏ, tính
thể tích khí CO (đkc) sau phản ứng ?

Câu 36: Cho 10 lit (đkc) hỗn hợp khí gồm N2, CO và CO2 đi qua dung dịch nước vôi trong có dư, sau đó qua ống đựng CuO
đun nóng thu được 10 gam kết tủa và 6,4 gam Cu. Tính thể tích của từng khí trong hỗn hợp ban đầu ?

Câu 37 : Khi cho 22,4 lit (đkc) hỗn hợp khí CO và CO2 đi qua than nóng đỏ không có mặt không khí, thể tích hỗn hợp khí
tăng lên 5,6 lit (đkc). Cho hỗn hợp khí sau phản ứng qua dung dịch Ca(OH) 2 thu được 20,25 gam muối axit. Tính phần trăm
thể tích các khí trong hỗn hợp ban đầu ?

Câu 38: Dẫn hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí và hơi nước, làm khô hỗn hợp thu được 8,96 lit hỗn hợp A
đkc. Dẫn hỗn hợp A qua nước vôi trong dư thấy có 10 gam kết tủa. xác định tỉ khối hơi của A so với H 2?

You might also like