You are on page 1of 15

C«ng ty cæ ph©n t vÊn CéNG hßa X· Héi CHñ NGhÜA VIÖT NAM

KiÓm ®Þnh x©y dùng delta §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc


Tam Kỳ, ngày….. tháng … năm 2015

ThuyÕt minh b¸o c¸o kinh tÕ kü thuËt


Công trình: Chuẩn bị mặt bằng khu Nghĩa trang tại xã Tam Thăng, Thành Phố
Tam Kỳ (GĐ I)
Hạng mục: San nền, Nền mặt đường và công trình thoát nước
Địa điểm xây dựng: Xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG
I/ CÁC CĂN CỨ LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT:
- Căn cứ Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Căn cứ Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
- Căn cứ Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình; ;
- Căn cứ Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 của Chính phủ về Quản
lý chất lượng công trình xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 25/5/2010 của Bộ xây dựng về
việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Thông tư 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Căn cứ Định mức số 1776, 1777, 1779/QĐ - BXD ngày 16/8/2007 của Bộ
xây dựng. Về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình; Định mức vật tư
trong xây dựng;
- Căn cứ quyết định số 7193/QĐ-UBND ngày 22/9/2015 của UBND thành phố
Tam Kỳ về giao nhiệm vụ lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và Chủ đầu tư các
đồ án Quy hoạch, dư án nhóm B, trọng điểm nhóm C, nhóm C sử dụng nguồn vốn
ngân sách thành phố dự kiến thực hiện trong kế hoạch năm 2016 và đầu tư công giai
đoạn 2016-2020;
- Căn cứ Hợp đồng kinh tế số /HĐKT ngày tháng năm 2015 về việc
khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình: Chuẩn bị mặt bằng Khu Nghĩa
trang tại xã Tam Thăng, Thành Phố Tam Kỳ (GĐ I) được ký kết giữa BQL các dự án
đầu tư và xây dựng thành phố Tam Kỳ và Công Ty Cổ phần tư vấn kiểm định xây
dựng Delta
Thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật

II/ THÔNG TIN CHUNG:


1. Tên công trình: Chuẩn bi mặt bằng khu Nghĩa trang tại xã Tam Thăng,
Thành Phố Tam Kỳ (GĐ I)
2. Đơn vị lập: Công ty Cổ phần tư vấn kiểm định xây dựng Delta
3. Địa điểm xây dựng: Xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
4. Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác
5. Mục tiêu đầu tư:
Quy hoạch, tập trung cải táng mồ mả ở khu vực xã Tam Thăng
6. Loại và cấp công trình: Công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình cấp IV
7. Sự cần thiết phải đầu tư :
- Xã Tam Thăng là xã nằm ở vùng đông Thành phố Tam Kỳ, kinh tế còn
nhiều khó khăn. Tam Thăng đã được đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và các
khu tái định cư lớn và có trục đường cứu nạn, cứu hộ chạy ngang. Việc xây dựng các
khu công nghiệp ảnh hưởng đến việc di dời các mồ mã của nhân dân trong công tác
giải phóng mặt bằng, tái định cư. Do chưa có khu nghĩa trang tập trung nên nhân dân
quy tụ mồ mã theo sự tự phát mà chưa có quy hoạch cụ thể.
- Sự phát triển dân cư ngày càng đông, nhu cầu đất để chôn cất ngày càng lớn.
Việc chôn cất hiện nay đa phần nhân dân chôn cất tại các nghĩa trang gia tộc hoặc
đất của địa phương quản lý gây ô nhiễm môi trường trong cộng đồng dân cư. Do đó,
việc đầu tư xây dựng khu nghĩa trang xã Tam Thăng là điều hết sức cần thiết. Làm
tăng quỹ đất để phát triển kinh tế (do các khu mồ mã nhỏ lẻ đã được cải táng tập
trung). Góp phần phát triển kinh tế xã hội của nhân dân trong vùng.
8. Thời gian thực hiện :
- Tiến độ thực hiện: Năm 2016 .
9. Vị trí và hiện trạng sử dụng khu đất xây dựng :
a) Vị trí : Công trình được xây dựng tại thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng, TP
Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam
b) Hiện trạng khu đất xây dựng:
Khu đất hiện trạng là vùng đất trồng keo của người dân
III. Tình hình chung về công trình:
1/ Vị trí địa lý:
- Vị trí khu Nghĩa trang là vùng đất trồng keo, cách xa nhà nhân
2/ Địa hình:
- Vị trí khu vực nghiên cứu có địa hình tương đối bằng phẳng, phần lớn là
diện tích đất trồng keo lá tràm, có cao độ trung bình tương đối thấp thuận lợi cho
việc đầu tư xây dựng
3/ Khí hậu - Thời tiết:

Trang: 2
Thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật

TP Tam Kỳ nằm  phía đông dãy Trường Sơn và phía nam đèo Hải Vân, thuộc
vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Nhiệt độ trung bình hằng năm : 25,7 0c, nhiệt độ
cao  từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ thấp từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Mùa
mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình trong năm là
2.531,5mm. TP Tam Kỳ chịu chế độ gió mùa chi phối: gió tây nam và gió đông nam
hoạt động từ tháng 3 đến tháng 7, gió đông bắc hoạt động từ tháng 10 đến tháng 2
năm sau. Hằng năm thường xuất hiện từ 8 đến 10 cơn bão ảnh hưởng đến huyện.
Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11 kết hợp với mưa lớn gây ra lũ lụt.
4/ Địa chất: Qua kết quả đào hố thăm dò địa chất tuyến ngoài hiện trường:
- Lớp 1: Lớp hữu cơ, bề dày khoảng 20cm
- Lớp 2: Lớp cát pha màu xám trắng. Phân bố đều cả khu vực. Bề dày lớp
khoảng >2m.

Trang: 3
Thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật

CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM - QUY MÔ - GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
I/ §ÆC §IÓM C¤NG TR×NH:
1/ ĐỊA ĐIỂM:
Địa điểm xây dựng công trình: Thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ,
Tỉnh Quảng Nam
2/ HIỆN TRẠNG KHU VỰC:
- Khu vực san nền hiện là đất trồng keo lá tràm
- Có tuyến đường ĐT615 cách khu vực xây dựng khoảng 600m về hướng Tây
Nam
3/ QUY TRÌNH, QUY PHẠM ÁP DỤNG:
a/ Về khảo sát địa hình, địa chất:
- Quy trình khảo sát đường ô tô 22 TCN 263 - 2000.
- TCXD 4419 : 1987 Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản
- Tiêu chuẩn về khảo sát và đo đạc cho xây dựng NXB xây dựng năm 2000.
- Quy phạm thành lập Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 của
Cục đo đạc - bản đồ Nhà nước ban hành (96 TCN 43-90).
- Quy phạm thành lập lưới khống chế mặt bằng và lưới khống chế độ cao của
Cục đo đạc - bản đồ Nhà nước.
- Các quy trình, tiêu chuẩn có liên quan hiện hành có liên quan
- Quy trình khoan thăm dò địa chất: TCVN 9437 - 2012.
- TCVN 2683-2012: Đất xây dựng, phương pháp lấy mẫu, bao gói, vận chuyển
và bảo quản mẫu.
- TCVN 5747-1993 : Đất xây dựng, phân loại đất xây dựng.
b/ Về thiết kế :
- Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054 – 2005.
- Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn TCVN 10380-2014.
- Tiêu chuẩn thiết kế mặt đường BTXM theo Quyết định số 3230/QĐ-BGTVT
ngày 14/12/2012.
- Điều lệ báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012/BGTVT.
- Bê tông cốt thép toàn khối TCVN 4453-1995.
c/ Về thi công và nghiệm thu:
- Quy trình thi công và nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu
đường ô tô TCVN 8859-2011
- Quy trình kiểm tra nghiệm thu độ chặt của nền đất trong ngành Giao thông
Vận tải 22TCN 02 - 71;
Trang: 4
Thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật

- Quy trình thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp
ghép TCVN 9115-2012;
- Quy trình thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn
khối TCVN 4453 - 1995;
- Quy trình thi công và nghiệm thu cầu cống 22 TCN 266-2000.
- Quy trình thi công và nghiệm thu công tác đất 22 TCN 4447-2012
- Quyết định 1951/QĐ - BGTVT Quy định tạm thời về thi công và nghiệm thu
mặt đường BTXM.
II/ XÁC ĐỊNH CẤP HẠNG VÀ CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT:
1/ XÁC ĐỊNH CẤP HẠNG CÔNG TRÌNH:
- Căn cứ vào diện tích khu đất và đường giao thông nội bộ khu.
- San nền nghĩa trang <10ha thuộc công trình hạ tầng kỹ thuật cấp IV. Đường
vào khu san nền là đường giao thông nông thôn loại A
2/ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH:
Từ những nguyên tắc cơ bản trên, theo TCVN 10380-2014 “ Đường giao
thông nông thôn - yêu cầu thiết kế”, TCVN 4054-2005 dự án được thiết kế với quy
mô và tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
2.1. San nền: Công trình hạ tầng kỹ thuật cấp IV
2.2. Đường giao thông:
* Tuyến đường vào:
- Chiều dài tuyến đường vào: L=560m
- Cấp đường: đường giao thông nông thôn loại A
- Vận tốc thiết kế : 30km/h.
- Bề rộng mặt đường : 5,50 m.
- Bề rộng lề đường : 2 x 3,75 = 7,5 m (lề gia cố)
- Bề rộng nền đường : 2 x 3,75 + 5,50 = 13,0 m.
- Độ dốc dọc lớn nhất : 9,00 %.
- Chiều dài dốc tối thiểu đổi dốc: 60m.
- Độ dốc ngang mặt đường: 2%
- Độ dốc lề đường : 4%
- Độ dốc siêu cao lớn nhất: isc= 6%
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: 30 m.
- Bán kính đường cong đứng lồi nhỏ nhất: 400m.
- Bán kính đường cong đứng lõm nhỏ nhất: 250m
- Kết cấu áo đường:
+ Mặt đường cấp cao A1.
+ Tải trọng trục thiết kế: trục xe 10T.

Trang: 5
Thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật

* Tuyến đường nội bộ: Có chiều dài L=150m


- Mặt là lớp CPĐD Dmax25 dày 20cm
- Đặt trên nền đất đầm chặt K95
* Công trình cống trên tuyến:
+ Quy mô : Vĩnh cửu.
+ Tải trọng thiết kế : H13-X60.
+ Tần suất thiết kế cống : P=4%.
+ Khổ cống : bằng khổ nền đường
* Giao với các đường ô tô khác: thiết kế nút giao thông cùng mức, loại đơn
giản.
III/ GIẢI PHÁP VÀ NỘI DUNG THIẾT KẾ:
1. San nền: Chia lưới ô vuông 10mx10m san nền theo độ dốc thiết kế phù hợp
với hiện trạng khu vực
2. Đường giao thông:
a. Bình đồ tuyến: Bình đồ cắt ngang đất rừng trồng keo lá tràm. Có điểm đầu
tuyến tiếp giáp với đường ĐT615, điểm cuối tuyến giáp với khu san nền 5ha. Tuyến
đường nội bộ có điểm đầu nối tuyến đường vào, điểm cuối nằm trong khu san nền
5ha.
b. Cắt dọc: Cắt dọc được kẻ trên cơ sở các điểm khống chế và cos thiết kế san
nền
c. Cắt ngang:
* Tuyến đường vào:
+ Bề rộng mặt đường: 5,5m
+ Bề rộng nền đường: 3,75+5,5+3,75=13m ( lề gia cố CPĐD)
+ Độ dốc ngang mặt đường: 2%
+ Độ dốc ngang lề đường: 4%
* Tuyến đường nội bộ:
+ Bề rộng mặt đường: 3,5m
+ Độ dốc ngang mặt đường: 2%
d. Kết cấu mặt đường:
* Tuyến đường vào
+ Kết cấu mặt đường từ trên xuống gồm các lớp:
- Bê tông xi măng đá 1x2 M 250 dày 22cm
- Lót giấy dầu tạo bằng phẳng
- Lớp cát đệm dày 3cm
- Cấp phối đá dăm loại 1 Dmax= 25 dày 15cm
- Nền đường K=0,95
+ Mặt đường BTXM gồm các tấm BTXM KT (4.5x2.75)m
Trang: 6
Thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật

- Bố trí khe co vuông góc với tim đường, khe co cách nhau 4.5m. Khe dãn bố
trí cách nhau 45m hoặc cuối thời gian thi công.
- Thép truyền lực khe co, khe dãn dùng thép  25 loại CB-300T.
- Bố trí khe dọc trùng với tim đường, thép truyền lực khe dọc dùng thép  12
loại CB-300V.
* Tuyến đường nội bộ:
+ Kết cấu mặt từ trên xuống gồm các lớp:
- Lớp CPDD Dmax25 dày 20cm
- Lớp nền đường K95
e. Nút giao thông:
Các nút giao thông trên tuyến thiết kế theo dạng nút giao thông đơn giản cùng
mức, tốc độ hạn chế V=15km/h
f. Cống thoát nước:
- Bố trí 01 cống ly tâm đường kính D=80cm thoát nước ngang tại lý trình
Km0+360.
- Đốt cống bằng ống pi ly tâm. Thân tường đầu, tường cánh thượng hạ lưu
bằng BTXM M150 đá 2x4. Móng tường đầu tường cánh, móng sân cống bằng
BTXM M150 đá 4x6.
IV/ ĐÁNH GIÁ TÁC DỘNG MÔI TRƯỜNG:
1. Môi trường đất và sạt lở: Việc đào, đắp nền đường và vận chuyển đất sẽ
gây ra bụi trong quá trình thi công. Ngoài ra lượng chất thải ra từ công trình cũng có
khả năng làm ảnh hưởng đến môi trường đất của khu vực tuyến nói chung.
2. Để tránh ảnh hưởng đến môi trường đất cần phải dự kiến những giải pháp
kỹ thuật về phương án thi công, có biện pháp đảm bảo sự ổn định. Đối với lượng đất
thừa đổ đi cần dự kiến những vị trí đổ đất thừa phù hợp.
3. Môi trường nước:
Việc ảnh hưởng đến môi trường nước của dự án chính xác là việc xây dựng khu
đất và đường giao thông có khả năng làm thay đổi về dòng chảy và chất lượng, thay
đổi hướng của các dòng chảy nước mặt.
4. Môi trường không khí:
Khu vực tuyến đi qua có môi trường không khí trong lành do tác dụng của hệ
sinh thái thực vật còn tốt. Việc nâng cao tuyến sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường
không khí chủ yếu trong giai đoạn thi công do tác dụng của việc di chuyển của xe
máy thi công và bụi phát sinh do vật liệu đất đào đắp. Trong giai đoạn khai thác
tuyến do lưu lượng xe không cao nên việc ảnh hưởng đến môi trường không khí
không lớn.
Để tránh ảnh hưởng đến môi trường không khí trong giai đoạn thi công cần
phải có giải pháp giảm thiểu phù hợp.
5. Các hệ sinh thái, hệ động thực vật:

Trang: 7
Thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật

Mặt tích cực đó là cơ sở hạ tầng tốt hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý bảo vệ
rừng và nguồn nước, triển khai thuận lợi các dự án trồng rừng, trồng cây công
nghiệp.
Mặt tiêu cực là nếu không quản lý chặt chẽ thì tuyến đường sẽ tạo điều kiện cho
việc khai thác lâm sản bừa bãi, phá hoại rừng và môi trường sinh thái.
Vì vậy các ngành chức năng cần có biện pháp phát huy mặt tích cực, khắc phục
mặt tiêu cực để bảo vệ môi trường.
6. Tác động trong quá trình thi công xây lắp: Vật liệu xây dựng được khai thác
tập trung, có biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường. Tổ chức công trường khoa học,
hợp lý, không gây ô nhiễm nguồn nước và phải có biện pháp xử lý chất thải.
7. Đời sống cộng đồng và các hoạt động kinh tế:
Việc xây dựng tuyến mới sẽ có tác dụng làm tăng trưởng sự phát triển kinh tế
và đời sống văn hóa xã hội khu vực.
V/ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG:
1. Biện pháp tổ chức thi công :
a/ Phương pháp tổ chức thi công:
Kiến nghị tổ chức thi công theo phương pháp tuần tự. Thứ tự thực hiện là thi
công san nền; Xây dựng nền mặt đường, công trình thoát nước từ đầu đoạn tuyến
đến cuối tuyến giáp với khu san nền và tuyến đường nội bộ khu.
b/ Thiết bị xây dựng:
Thiết bị xây dựng là các loại máy phục vụ trong các dây chuyền công nghệ thi
công nền mặt đường, và các hạng mục khác như : máy đào, máy ủi, máy lu các loại,
ô tô vận chuyển, cẩu, tời. . . ; các loại máy phục vụ công tác bê tông như máy trộn bê
tông, máy đầm, rung bê tông. . . .
2. Phương pháp thi công:
* Thi công san nền:
- Phát quang, dọn dẹp mặt bằng, bóc đất hữu cơ vận chuyển đổ đi.
- Vận chuyển đất từ mỏ đến khu san rải và lu lèn đạt độ chặt theo yêu cầu.
* Thi công đường giao thông:
- Thi công nền đường:
+ Đối với nền đường đào chữ L: dùng máy đào và máy ủi để thi công, phạm vi
san ủi 70m. đối với nền đào chữ U, dùng máy đào, máy ủi kết hợp với ô tô tự đổ vận
chuyển đất đổ đi, cự ly vận chuyển trung bình 300m.
+ Đối với nền đắp: San rải bằng máy san kết hợp với nhân lực, chiều dày mỗi
lớp san rải 20-35cm, sau đó lu lèn bằng máy lu bánh cứng đạt độ chặt K=0.95 theo
đúng quy trình thi công. Đối với những vị trí không thể dùng lu được thì có thể dùng
đầm cóc đầm thủ công để lu lèn nền đạt độ chặt yêu cầu.
+ Đào khuôn đường bằng máy san, sau khi đào san phẳng lu lèn 6 - 8 lượt/điểm
để đảm bảo độ chặt yêu cầu và ổn định .

Trang: 8
Thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật

- Thi công móng, mặt đường:


+ Thi công lớp móng CPĐD loại I Dmax 25, dày 15cm. San rải, lu lèn đạt độ
chặt K98.
+ Thi công mặt đường bê tông xi măng đá 1x2 M250 dày 22cm và tiến hành
bảo dưỡng
+ Hoàn thiện nền mặt đường.
+ Tiến hành thi công phần phần lề đường và gia cố mái taluy.
+ Tiến hành công tác hoàn thiện toàn bộ công trình.
* Thi công cống thoát nước:
+ Thi công đáo đất móng cống
+ Thi công lớp đệm và móng tường đầu tường cánh, móng sân cống.
+ Lắp đặt ống cống và mối nối
+ Thi công thân tường đầu, tường cánh cống
+ Đắp đất trên cống
3. Kỹ thuật thi công chủ yếu:
Công tác thi công công trình phải tuân thủ các bản vẽ thiết kế, các chỉ dẫn và
thuyết minh. Không được tự ý thay đổi thiết kế và phải thực hiện đầy đủ các quy
trình quy phạm hiện hành có liên quan.
Trình tự thi công công trình: (theo bảng tiến độ).
+ Dọn dẹp mặt bằng, làm láng trại, tập kết vật tư, thiết bị và dụng cụ thi công.
` + Định vị công trình và xác định cao độ thiết kế công trình,
+ Tiến hành song song cùng một lúc các công việc
+ Tuần tự tiến hành thi công các bộ phận công trình: Thi công nền đường, thi
công hệ thống thoát nước, thi công mặt đường và hoàn thiện công trình.
3.1. Công tác chuẩn bị và bố trí mặt bằng thi công:
Trước khi khởi công xây dựng công trình cần làm các công tác chuẩn bị chính
ở công trường như sau :
- Nhận và bàn giao mặt bằng thi công: Chủ đầu tư và đơn vị thiết kế bàn giao
mặt bằng, vị trí xây dựng và cao trình cho đơn vị thi công.
- Gửi mẫu thí nghiệm để kiểm tra chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình
như: Xi măng, thép, cát, đá …
Bố trí mặt bằng thi công: Do công trình xây dựng nằm trong khu vực dân, để
đảm bảo an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường. Nên công tác bố trí mặt bằng thi công
là hết sức cần thiết. Bố trí láng trại và kho bãi hợp lý. Xung quanh công trình xây
dựng phải rào bạc để che chắn và có đặt biển cảnh báo.
3.2.Thi công đào đất nền đường, khuôn đường :

Trang: 9
Thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật

- Dùng máy ủi và máy đào để đào đến cao độ thiết kế. Sau khi đào đúng cao
độ thiết kế, tiến hành kiểm tra đất dưới đáy nền, nếu phát hiện thấy đất yếu thì có
biện pháp xử lý, được sự đồng ý của tư vấn giám sát thì mới đắp đất nền đường.
- Thi công đào đất nền đường, khuôn đường theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 4447-2012 (Đất xây dựng - quy phạm thi công và nghiệm thu).
3.3. Thi công đắp đất nền đường và san nền : Sau khi định vị, mọi vật liệu
đắp được đắp thành từng lớp dày 15-20cm lu lèn chặt.
- Thử nghiệm:
+ Độ ẩm tốt nhất: Wcmax.
+ k ứng với Wcmax.
+ Xác định độ chặt thi công bằng phểu rót cát tại hiện trường.
+ Các thí nghiệm cần thiết khác.
3.5. Thi công móng cấp phối đá dăm:
* Thi công áp dụng theo TCVN 8859-2011
+ Trục đường không được xê dịch khỏi tuyến quy định, bất kỳ sự thay đổi nào
cũng phải có ý kiến của Chủ đầu tư. Nếu các cọc mốc bị xê dịch hoặc mất phải xác
định lại ngay cho chính xác.
+ Khi thi công cấp phối đá dăm phải đảm bảo thoát nước tốt.
+ Trước khi đắp lớp cấp phối đá dăm cần phải dọn sạch mặt đất tự nhiên, đánh
cấp trong trường hợp độ dốc mặt đất tự nhiên vượt quá 20%.
Chuẩn bị các thiết bị thi công:
+ Ô tô tự đổ vận chuyển cấp phối đá dăm (CPĐD).
+ Trang thiết bị phun, tưới nước ở mọi khâu thi công.
+ Máy rải cấp phối đá dăm (Có thể dùng máy san tự hành bánh lốp để san cấp
phối đá dăm).
+ Các phương tiện đầm nén: Dùng lu rung và lu tỉnh bánh sắt loại nặng.
Tổ chức thi công một đoạn rải thử 50-100m trước khi triển khai đại trà để rút
kinh nghiệm hoàn chỉnh qui trình và dây chuyền công nghệ trên thực tế ở tất cả các
khâu. Chuẩn bị rải và đầm nén CPĐD, luôn luôn kiểm tra chất lượng, kiểm tra quá
trình hoạt động của các thiết bị, bảo dưỡng CPĐD sau khi thi công.
Tiến hành thi công lớp móng CPĐD:
- Vận chuyển CPĐD đến hiện trường thi công:
+ Kiểm tra các chỉ tiêu CPĐD trước khi nhận, CPĐD được sự đồng ý của Tư
vấn giám sát mới đổ và san; không dùng thủ công để xúc CPĐD.
+ CPĐD được đổ trực tiếp vào máy rải, dùng máy san để thi công CPĐD thì đổ
thành nhiều đống nhỏ gần nhau để cự lý san gạt ngắn nhất.
- Rải cấp phối đá dăm:
+ Khi rải hoặc san độ ẩm của CPĐD đạt đổ ẩm tốt nhất Wo hoặc Wo+1% nếu
CPĐD chưa đủ độ ẩm thì vừa rải vừa tưới thêm nước.

Trang: 10
Thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật

+ Bề dày một lớp khoảng 15-18cm (sau khi lu lèn chặt).


+ Trong quá trình san CPĐD, nếu phát hiện thấy có hiện tượng phân tầng thì
xúc bỏ đi thay cấp phối mới, luôn kiểm tra và chi máy để bề mặt lớp CPĐD luôn
bằng phẳng.
- Lu lèn chặt:
+ Trước khi lu lèn nếu thấy CPĐD chưa đạt đổ ẩm thì tưới thêm nước.
+ Trình tự lu: * Lu sơ bộ bằng lu bánh thép từ 6-8T với 3-4 lần/điểm.
* Dùng lu rung với số lần 8-10lần/điểm.
* Lu phẳng lại bằng lu bánh thép 8-10T.
Trong quá trình lu vẫn cần tưới ẩm nhẹ để bù lại lượng ẩm bốc hơi và nên luôn
giữ ẩm bề mặt CPĐD khi đang lu lèn.
- Bảo dưỡng: Không cho xe qua lại trên lớp CPĐD chưa được tuới nhựa thấm.
Trước khi tưới nhựa nên thường xuyên giữ độ ẩm trên mặt CPĐD không để cở hạt
mịn bốc bụi.
* Nghiệm thu:
+ Kiểm tra chất lượng CPĐD trước khi rải. Cứ 150m3, 1 ca thi công kiểm tra
về thành phần hạt, về tỷ lệ hạt dẹt hoặc đương lượng cát (ES).
+ Cứ 150m3 hoặc 1 ca thi công kiểm tra độ ẩm của CPĐD trước khi rải.
+ Kiểm tra độ chặt của mỗi lớp CPĐD sau khi lu lèn cứ 800m2/1lần kiểm tra.
+ Kiểm tra nghiệm thu:
- Kiểm tra độ chặt, hệ số K kiểm tra phải lớn hơn hoặc bằng K thiết kế.
- Kiểm tra bề dày kết cấu, sai số cho phép 5% bề dày thiết kế nhưng không
được quá ±10mm đối với lớp dưới ±5mm đối với lớp trên.
- Các kích thước khác và độ bằng phẳng: Cứ 200m dài phải kiểm tra 01 mặt cắt
* Bề rộng, sai số cho phép ±10cm.
* Độ dốc ngang, sai số cho phép ±0,5%.
* Cao độ, sai số cho phép ±1mm.
- Độ bằng phẳng đo bằng thước dài 3m theo TCN16-79, khe hở lớn nhất dưới
thước không được vượt quá 10mm đối với lớp móng dưới và không quá 5mm đối
với lớp móng trên.
Các thí nghiệm mà đơn vị thi công phải xác định tại hiện trường:
+ Độ ẩm tốt nhất Wo.
+ Dung trọng của cấp phối đá dăm γkmax ứng với Wo.
+ Xác định độ chặt thi công bằng phểu rót cát ngoài hiện trường.
+ Xác định môđuyn đàn hồi của nền đường bằng tấm ép cứng.
3.6. Thi công mặt đường bê tông xi măng:
* Thi công áp dụng theo Quyết định số 1951/QĐ-BGTVT, Quy định tạm thời
về thi công và nghiệm thu mặt đường BTXM.
* Vật liệu và thiết bị.

Trang: 11
Thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật

- Cát, đá 1x2, xi măng, cốt thép


- Thiết bị thi công: Máy trộn bê tông 250ml, máy đầm dùi, đầm bàn.
* Trình tự và kỹ thuật thi công :
- Lắp dựng ván khuôn, cốt thép khe dọc, khe co và khe giãn
- Đổ bê tông mặt đường, đầm bê tông.
- Bảo dưỡng bê tông.
3.7.Thi công cống thoát nước:
- Đào hố móng mương.
- Thi công lớp đệm móng cống
- Thi công móng cống, móng tường đầu tường cánh cống
- Lắp đặt ống cống ly tâm đúc sẵn mua tại các nhà máy
- Quét nhựa đường ống cống, làm mối nối
- Đắp đất cống

PHẦN III
DỰ TOÁN
I. Căn cứ lập dự toán đầu tư xây dựng:

Trang: 12
Thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật

Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản
lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 01/2015/TT-BXD ngày 20/3/2015 về việc hướng dẫn xác
định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số: 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây Dựng về
việc Qui định chi tiết một số nội dung của Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày
12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng;
Căn Thông tư số: 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ công văn số: 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ xây dựng về việc
công bố định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ xây dựng về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ công bố giá của Liên sở Tài chính- Xây dựng tỉnh Quảng Nam về việc
công bố giá vật liêu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Quí II/2015 tại Thành
Phố Tam Kỳ và tình hình giá cả thị trường;
Giá vật liệu:
Căn cứ công bố giá của Liên sở Tài chính - Xây dựng tỉnh Quảng Nam về việc
công bố giá vật liêu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Quí II/2015 và tình hình
giá cả thị trường.
Căn cứ Quyết định số 4185/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của UBND tỉnh
Quảng Nam về việc ban hành giá cước vận chuyển hàng hoá bằng ô tô được thanh
toán bằng nguồn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Quyết định số
458/QĐ-UBND ngày 17/02/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc đính chính
một số đơn giá cước vận chuyển tại khoản 1, mục II, phụ lục I kèm theo Quyết định
số 4185/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam và Quyết định số
1252/QĐ-UBND ngày 17/4/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc đính chính
một số loại đường trong bảng tính đơn giá cước vận chuyển tại khoản 1, mục II, phụ
lục I kèm theo Quyết định số 4185/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của UBND tỉnh
Quảng Nam;
Giá nhân công:
- Đơn giá nhân công được lập với mức lương tối thiểu theo vùng
2.000.000đồng /tháng.
Giá ca máy:

Trang: 13
Thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật

- Đơn giá ca máy theo Quyết định số 3075/QĐ-UBND ngày 30/10/2006 của
UBND tỉnh Quảng Nam và được điều chỉnh với mức lương tối thiểu 2.000.000
/tháng.
II. Địa điểm lấy vật liệu
- Nhựa đường, thép hình lấy tại Đà Nẵng.
- Cát lấy tại Tam Kỳ
- Đá các loại lấy tại mỏ đá Chu Lai.
- Các loại vật liệu còn lại lấy tại thành phố Tam Kỳ
III. Kinh phí dự toán : 7.201.293.000đ
(Bằng chữ: Bảy tỷ, hai trăm lẻ một triệu, hai trăm chín mươi ba ngàn đồng
chẵn)

STT Nội dung chi phí Thành tiền (đồng)


I Chi phí xây dựng 2.821.730.000
Chi phí quản lý dự án 54.511.000
III Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 256.555.000
IV Chi phí khác 171.050.000
V Chi phí BTTH GPMB&TĐC 3.500.000.000
VI Chi phí dự phòng 397.447.000
Tổng cộng 7.201.293.000

PhÇn iV
KÕ HO¹CH THùC HIÖN
Trang: 14
Thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật

I. THỜI GIAN THỰC HIỆN: Bắt đầu từ Quý IV năm 2015.


II. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ:
Công trình sau khi hoàn thành tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác dân cư
ở khu vực.Tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
III. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
Đây là công trình hạ tầng kỹ thuật, quy mô và kết cấu đơn giản, riêng phần
cấp điện cần có biện pháp phần chống cháy nỗ hợp lý.
IV. CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Trong quá trình tổ chức thi công, xe máy vận chuyển và ximăng sẽ gây ra bụi
và tiếng ồn. Do đó, nên có biện pháp giảm bụi khi vận chuyển bằng tưới nước phủ
bụi. Trong quá trình thi công, lưu ý che chắn bụi ximăng và giảm thiểu tiếng ồn.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Lập Báo cáo KTKT, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán công trình:
- Chủ đầu tư Hợp đồng với Công ty Cổ phần tư vấn kiểm định xây dựng Delta
2. Giám sát thi công :
- Tự thực hiện hoặc hợp đồng với Đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân.
3. Nghiệm thu, thanh quyết toán và bàn giao:
- Phù hợp với các quy định hiện hành về Đầu tư XDCB của Chính phủ.
B/ KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN:
Qua phân tích như trình bày trong nội dung của báo cáo kinh tế kỹ thuật thì
việc đầu tư xây dựng công trình: Chuẩn bị mặt bằng khu Nghĩa trang tại xã Tam
Thăng, Thành Phố Tam Kỳ (GĐ I) là hết sức cần thiết và phù hợp với nhu cầu đất
chôn cất cho người dân tại khu vực . Đồng thời, tạo điều kiện phát triển quỹ đất để
đầu tư các khu công nghiệp phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung ở địa
phương.
Quy mô và nguồn vốn công trình phù hợp với yêu cầu sử dụng. Vì vậy kính
đề nghị UBND Thành phố Tam Kỳ, Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng , các
ngành có liên quan sớm quan tâm xem xét phê duyệt Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật để
công trình được triển khai theo các nội dung và kế hoạch nói trên.
Tam Kỳ, ngày tháng năm 2015
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN KIỂM ĐỊNH
XÂY DỰNG DELTA

Trang: 15

You might also like