You are on page 1of 27

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................2


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .........................................................................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................4
1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................................5
1.1. Giới thiệu về qui trình khai thác bauxite và một số đặc trưng của bùn đỏ trên thế
giới ...................................................................................................................................5
1.2. Một số ứng dụng của bùn đỏ ....................................................................................7
2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG ....................................................................................10
2.1. Mục tiêu ..................................................................................................................10
2.2. Nội dung .................................................................................................................10
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM .........................................10
3.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................10
3.1.1. Nhiễu xạ tia X ..................................................................................................10
3.1.2. Hiển vi điện tử quét và phân tích năng lượng tán xạ tia X ..............................11
3.1.3. Hiển vi điện tử truyền qua ...............................................................................11
3.1.4. Đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ ...........................................................12
3.1.5. Phân tích nhiệt ................................................................................................14
3.1.6. Phương pháp huỳnh quang tia X .....................................................................14
3.2. Thực nghiệm ...........................................................................................................15
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................................15
4.1. Bùn đỏ thô ..............................................................................................................15
4.2. Bùn đỏ được xử lí bằng nhiệt .................................................................................20
4.3. Bùn đỏ được xử lí bằng axit và nhiệt .....................................................................22
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................25
5.1. Kết luận...................................................................................................................25
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................25
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................25

1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐA Kí hiệu mẫu bùn đỏ được axit hóa


BĐA-500 Kí hiệu mẫu bùn đỏ được axit hóa và nung ở nhiệt độ 500oC
BĐA-700 Kí hiệu mẫu bùn đỏ được axit hóa và nung ở nhiệt độ 700oC
BĐL Kí hiệu mẫu bùn đỏ Lâm Đồng
BĐN-200 Kí hiệu mẫu bùn đỏ nung ở nhiệt độ 2000C
BĐN-400 Kí hiệu mẫu bùn đỏ nung ở nhiệt độ 4000C
BĐN-600 Kí hiệu mẫu bùn đỏ nung ở nhiệt độ 6000C
BĐN-800 Kí hiệu mẫu bùn đỏ nung ở nhiệt độ 8000C
BĐN-1000 Kí hiệu mẫu bùn đỏ nung ở nhiệt độ 10000C
BET Brunauer-Emmett-Teller
DTA Phân tích nhiệt vi sai quét (Differential Thermal Analysis)
EDX Phổ tán xạ tia X (Energy Dispersive X-ray)
SEM Hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscopy)
TEM Hiển vi điện tử truyền qua (Transmission Electron Microscopy)
TG Phân tích nhiệt (Thermogravimetry)
XRD Nhiễu xạ tia X (X-Ray Diffraction, XRD)
XRF Huỳnh quang tia X (X-ray fluorescence)

2
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1. Nguồn tài nguyên bauxite của một số quốc gia trên thế giới 5
Hình 1.2. Qui trình Bayer truyền thống để sản xuất alumina 6
Hình 1.3. Một số khả năng ứng dụng của bùn đỏ 8
Hình 3.1. Sơ đồ tia tới và tia phản xạ trên mạng tinh thể 10
Hình 3.2. Các loại hấp phụ đẳng nhiệt 13
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của P/[V(Po – P)] theo P/Po 13
Hình 4.1. Giá trị pH của mẫu BĐL ở các tỉ lệ rắn/dung dịch khác nhau 16
Hình 4.2. Giản đồ XRD của mẫu BĐL 17
Hình 4.3. Ảnh TEM (a) và SEM (b) mẫu BĐL 17
Hình 4.4. Đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ (a) và đường phân 19
bố kích thước mao quản (b) của mẫu BĐL
Hình 4.5. Giản đồ TG-DTA của mẫu BĐL 19
Hình 4.6. Giản đồ XRD của mẫu BĐN ở các nhiệt độ khác nhau 20
Hình 4.7. Ảnh TEM (a) và SEM (b) mẫu BĐN-1000 21
Hình 4.8. Đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ (a) và đường phân 21
bố kích thước mao quản (b) của mẫu BĐN-1000
Hình 4.9. Giá trị pH của mẫu BĐA ở các tỉ lệ rắn/dung dịch khác nhau 22
Hình 4.10. Giản đồ TG-DTA của mẫu BĐA 23
Hình 4.11. Giản đồ XRD: a. mẫu BĐA; b. mẫu BĐA-500 và BĐA-700 23
Hình 4.12. Ảnh SEM của mẫu BĐA (a) và mẫu BĐA-700 (b) 24
Hình 4.13. Ảnh TEM của mẫu BĐA (a) và mẫu BĐA-700 (b) 24
Hình 4.14. Đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ (a) và đường phân 24
bố kích thước mao quản (b) của mẫu BĐA và BĐA-700

3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Thành phần chính của bùn đỏ thải từ các nhà máy khai thác 7
bauxite khác nhau trên thế giới
Bảng 4.1. So sánh thành phần khoáng của bùn đỏ Lâm Đồng (Việt Nam) và 18
một số bùn đỏ khác trên thế giới
Bảng 4.2. Thành phần hoá học của bùn đỏ Lâm Đồng 18

4
1. MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu về qui trình khai thác bauxite và một số đặc trưng của bùn đỏ trên
thế giới
Tài nguyên bauxite ở trên thế giới khoảng 55 – 75 tỷ tấn phân bố ở các Châu
lục như sau [17]: Châu Phi 33%; Châu Đại Dương 24%; Nam Mỹ và Caribbean 22%;
Châu Á 15% và các nơi khác 6%.
Trên thế giới có hơn 40 nước có tài nguyên bauxite. Trong đó, Việt Nam là một
trong những nước có nguồn tài nguyên bauxite lớn nhất (đứng thứ 3 sau Guinea và
Australia (xem hình 1.1)). Tuy Việt Nam có ưu việt về tài nguyên bauxite nhưng việc
khai thác bauxite, sản xuất alumina và nhôm kim loại chỉ mới bắt đầu triển khai trong
những năm gần đây.

Hình 1.1. Nguồn tài nguyên bauxite của một số quốc gia trên thế giới [17]
Ở các quốc gia khác nhau phương pháp tinh luyện alumina cũng khác nhau phụ
thuộc vào thành phần của bauxite. Tuy nhiên, qui trình Bayer là phương pháp được sử
dụng rộng rãi nhất, đến 95% sản phẩm alumina được tinh luyện theo qui trình này. Qui
trình Bayer truyền thống được tóm tắt ở sơ đồ hình 1.2.
5
Hình 1.2. Qui trình Bayer truyền thống để sản xuất alumina [14]
Qui trình Bayer thường sử dụng đối với các quặng bauxite tốt và quặng alunite,
đặc biệt là đối với bauxite có chứa hàm lượng oxit silic thấp. Nói chung, hỗn hợp
bauxite và dung dịch xút được trộn với một lượng nhỏ vôi và giữ ở nhiệt độ gần 100oC
trước khi đề silicat. Sau đó, bauxite được phân ra bằng cách rửa với dung dịch NaOH
nóng. Quá trình này dùng để chuyển đổi nhôm oxit (alumina) thành nhôm hydroxit
(Al(OH)3). Các thành phần khác của bauxite không hoà tan và tạo thành bùn đỏ (red
mud) sau khi lọc bỏ phần dung dịch.
Thành phần của bùn đỏ phụ thuộc vào loại quặng bauxite và qui trình tinh luyện
được sử dụng. Kết quả phân tích hoá học cho thấy bùn đỏ có chứa silic, nhôm, sắt,
canxi, titan,… Thành phần chính của bùn đỏ thải từ một số nhà máy alumina trên thế
giới được trình bày ở bảng 1.1.
Bùn đỏ có kích thước hạt trung bình < 10 µm, diện tích bề mặt riêng (BET) của
bùn đỏ nằm trong khoảng từ 7,4 đến 34,5 m2/g [18] và có thể tăng lên đáng kể bằng
cách sử dụng một số phương pháp xử lí thích hợp. Trong môi trường bazơ, các hạt bùn
đỏ mang điện tích âm, điều này có lẽ là do sự hiện diện của các nhóm hydroxyl trên bề
mặt [13]. Một tính chất hoá lý khác của bùn đỏ cần được xử lí, đó là tính kiềm cao (pH
= 10 - 12,5 [20]). Do đó, người ta phải nghiên cứu xử lí bùn đỏ để tạo thành vật liệu có
thể sử dụng được.
6
Bảng 1.1. Thành phần chính của bùn đỏ thải từ các nhà máy khai thác bauxite khác
nhau trên thế giới [14]
Thành phần chính (% khối lượng) Phương
Quốc gia Công ty
SiO2 Al2O3 TiO2 Fe2O3 Na2O pháp
Australia 19,90 27,70 3,50 40,50 1-2 Bayer
USA ALCOA 11,14 16,20 10,11 30,40 2
Mobile
Arkansas 4,50 12,15 4,5 55,6 1,5-5,0 Bayer
Sherwon 2,56 11,13 Lượng 50,54 9,00 Bayer
vết
Indian Al. Corp. 6,74 19,60 28,00 20,26 8,09
MALCO 5,70 27,00 5,12 45,17 3,64 Bayer
HINDALCO 5,00 23,00 17,20 35,46 4,85
BALCO 6,84 15,58 22,50 33,80 5,20 Bayer
NALCO 8,44 14,73 3,30 52,39 4,00 Nung
China 13,89 7,29 2,45 6,85 2,73
Hungary 10,15 15,20 4,60 38,45 8,12
Jamaica 3,40 14,2 6,87 50,9 3,18 Bayer
Surinam 11,90 19,00 12,15 24,81 9,29 Bayer
Germany Baudart 13,00 20,00 5,5 38,75 8,16 Nung
1.2. Một số ứng dụng của bùn đỏ
Bauxite có chứa hàm lượng nhôm cao và thường được dùng để điều chế
alumina theo qui trình Bayer [20]. Theo qui trình này, các dạng oxit nhôm trong
bauxite được hòa tan bằng xút và còn một phần pha rắn không tan gọi là bùn đỏ (red
mud) (để điều chế 1 tấn alumina thì thải ra khoảng 0,3 đến 2,5 tấn bùn đỏ). Đặc trưng
lớn nhất của bùn đỏ là có tính kiềm cao (pH = 10 - 12,5). Thành phần hóa học của bùn
đỏ thay đổi theo nguồn bauxite, chủ yếu bao gồm hematite (Fe2O3), goethite (α-
FeOOH), boehmite (-AlOOH), quartz (SiO2), sodalite (Na4Al3Si3O12Cl), gypsum
(CaSO4.2H2O) và gibbsite (Al(OH)3). Bùn đỏ tích luỹ và tạo thành một lượng lớn gây
ô nhiễm môi trường và các sinh vật sống xung quanh. Hàng năm lượng bùn đỏ trên thế
giới được tạo ra khoảng 90 triệu tấn [20].

7
Vấn đề nghiên cứu sử dụng bùn đỏ đã được các nhà khoa học trên thế giới quan
tâm nghiên cứu, tuy nhiên vẫn không thể tiêu thụ hết một lượng rất lớn bùn đỏ tạo ra.
Sơ đồ hình 1.3 trình bày một số khả năng ứng dụng của bùn đỏ. Tuy nhiên, trong số
những ứng dụng này vẫn chưa có ứng nào có hiệu quả về kinh tế ở mức độ công
nghiệp.

Lấy kim loại


Fe, Al, Ti, Ga, V, Sc

Vật liệu xây dựng


Gạch, xi măng và bê tông Thuốc nhuộm và sơn

Bùn đỏ
Chất hấp phụ
Nước và khí Xúc tác
Chất trợ xúc tác, chất xúc tác

Sản xuất gốm Cải tạo đất

Hình 1.3. Một số khả năng ứng dụng của bùn đỏ [20]
Trong những năm gần đây, việc sử dụng bùn đỏ làm chất hấp phụ cũng như làm
chất xúc tác đã được phát triển và công bố rộng rãi. Sản phẩm thải công nghiệp này có
thể sử dụng trong các qui trình xử lí các chất thải khác và đem lại nhiều khoản lợi về
kinh tế cũng như môi trường [20].
Năm 2012, Pulford và cộng sự [16] đã sử dụng bùn đỏ được xử lí bằng axit và
bằng phương pháp carbonate để hấp phụ CrO42, Cu2+ và Pb2+. Kết quả cho thấy bùn
đỏ được xử lí bằng phương pháp carbonate không có khả năng hấp phụ CrO42, nhưng
khả năng hấp phụ Cu2+ và Pb2+ cao hơn nhiều so với việc xử lí bùn đỏ bằng axit. Năm
2011, Luo và cộng sự [15] đã xử lí bùn đỏ (từ nhà máy alumina Shandong, Trung
Quốc) bằng axit HCl và ứng dụng làm chất hấp phụ Cd, dung lượng hấp phụ Cd cực
đại trên bùn đỏ ban đầu, bùn đỏ đã được xử lí bằng axit và bùn đỏ có kích thước hạt
nano ở pH = 6,5 tương ứng là 0,16; 0,19 và 0,21 mol/kg. Năm 2005, Wang và cộng sự
[21] đã nghiên cứu xử lí bùn đỏ (Worsley Alumina, Australia) và tro bay (Western
Power, Australia) bằng phương pháp nhiệt và bằng HNO3 để hấp phụ metylen xanh
trong dung dịch nước. Kết quả cho thấy rằng dung lượng hấp phụ của cả bùn đỏ và tro
8
bay được xử lí bằng phương pháp nhiệt đều tăng so với các vật liệu ban đầu, nhưng đối
với phương pháp xử lí bằng HNO3 thì khác, dung lượng hấp phụ của tro bay thì tăng,
trong khi đó dung lượng hấp phụ của bùn đỏ thì giảm.
Bên cạnh việc sử dụng bùn đỏ làm chất hấp phụ, nhiều tác giả cũng đã sử dụng
bùn đỏ làm chất xúc tác, gạch xây dựng,… Năm 2012, Karimi và cộng sự [11] đã sử
dụng bùn đỏ làm chất xúc tác cho phản ứng xeton hoá axit formic và axit axetic bằng
H2 ở nhiệt độ > 350oC, cũng như làm xúc tác cho phản ứng chuyển hoá axit levulinic
thành ankan và anken bằng H2 với hiệu suất đạt 76%. Năm 2013, Kumar và cộng sự
[12] đã nghiên cứu chế tạo gạch lát từ tro bay và bùn đỏ, sản phẩm thu được đạt tiêu
chuẩn cho phép với hàm lượng bùn đỏ chiếm 10 - 20%.
Trong nước, Việc sử dụng bùn đỏ làm chất hấp phụ để xử lí nước ô nhiễm cũng
có một vài nghiên cứu. Năm 2013, Phạm Xuân Cường và cộng sự [1, 2] đã trộn bùn đỏ
đã được nghiền nhỏ với thuỷ tinh lỏng (Na2SiO3), sau đó dùng máy ép thành hạt
đường kính 2,5 mm và tiến hành khảo sát khả năng hấp phụ các kim loại nặng và asen.
Kết quả cho thấy rằng, vật liệu này có khả năng xử lí ô nhiễm kim loại nặng và asen
trong nước, khả năng hấp phụ cao, giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện, tiêu chí của hạt
vật liệu hấp phụ, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Cũng trong năm 2013, Dương
Phước Đạt và cộng sự [2] đã hoạt hoá bùn đỏ được lấy ở nhà máy hoá chất Tân Bình
(Tp. Hồ Chí Minh) và sử dụng làm chất xúc tác cho phản ứng Fenton phân huỷ phẩm
màu Methyl Orange (MO), Reactive Orange 16 (RO16) và Congo Red (CR). Kết quả
cho thấy, ở pH = 3, dung lượng xúc tác phân huỷ MO, RO16 và CR lần lượt là 93,0
mg/g, 304,4 mg/g và 342,1 mg/g. Tống Thị Thanh Hương và cộng sự [4] cũng sử dụng
bùn đỏ được lấy ở nhà máy hoá chất Tân Bình (Tp. Hồ Chí Minh) để hấp phụ phenol
trong dung dịch nước, và công bố ở Hội nghị Hoá học toàn quốc lần thứ 6 tại Hà Nội
vào ngày 22/11/2013. Đầu tiên, các tác giả này tiến hành rửa bùn đỏ bằng nước cất đến
khi đạt pH = 8 – 8,5. Sau đó mẫu được lọc, sấy khô ở 105oC và nghiền mịn thu được
mẫu bùn đỏ thô. Mẫu bùn đỏ thô được hoạt hoá ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau
(473, 673, 873 và 1073K) trong 4h. Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ phenol trong
môi trường nước cho thấy rằng bùn đỏ thô có khả năng hấp phụ tốt hơn bùn đỏ hoạt
hoá bằng nhiệt độ. Khả năng hấp phụ chủ yếu là do tương tác tĩnh điện giữa anion
phenolat với các tâm mang điện tích dương trên bề mặt vật liệu.

9
Ở Việt nam, nhà máy khai thác bauxite Tân Rai (ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm
Đồng) đã bắt đầu hoạt động, và nhà máy khai thác bauxite Nhân Cơ (ở huyện Đăk
R’Lấp, tỉnh Đăk Nông) đang triển khai xây dựng, lượng bùn đỏ tạo ra chưa được đánh
giá chi tiết. Do đó, chuyên đề này tập trung khảo sát một số phương pháp xử lí bùn đỏ
và xác định các tính chất đặc trưng của chúng nhằm tạo cơ sở cho các nghiên cứu tiếp
theo.
2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG
2.1. Mục tiêu
Xác định một số tính chất hóa lý đặc trưng của bùn đỏ để định hướng khả năng
ứng dụng của chúng.
2.2. Nội dung
Xử lí bùn đỏ bằng nhiệt, bằng axit và kết hợp bằng axit/nhiệt.
Xác định một số đặc trưng hóa lý của bùn đỏ trước và sau khi xử lí.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM
3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Nhiễu xạ tia X (X-Ray Diffraction, XRD) [5]
Theo lí thuyết cấu tạo tinh thể, mạng tinh thể được xây dựng từ các nguyên tử
hay ion phân bố điều trong không gian theo một trật tự nhất định. Khi chùm tia X tới
bề mặt tinh thể và đi sâu vào bên trong mạng lưới tinh thể thì mạng lưới này đóng vai
trò như một cách tử nhiễu xạ đặc biệt. Các nguyên tử, ion bị kích thích bởi chùm tia X
sẽ thành các tâm phát ra các tia phản xạ. Hình 3.1 miêu tả mối liên hệ giữa khoảng
cách hai mặt song song (dkhông gian).

Hình 3.1. Sơ đồ tia tới và tia phản xạ trên mạng tinh thể
Mối liên hệ giữa độ dài khoảng cách hai mặt phẳng song song (d), góc giữa
chùm tia X với mặt phản xạ () và bước sóng () được biểu thị bằng phương trình
Vulf-Bragg:
2dhkl.sin = n (3.1)
10
Phương trình Vulf-Bragg là phương trình cơ bản để nghiên cứu cấu trúc tinh
thể. Căn cứ vào cực đại nhiễu xạ trên giản đồ (giá trị 2 ) có thể suy ra d theo công
thức trên. Ứng với mỗi hệ kết tinh cụ thể sẽ cho một bộ các giá trị d phản xạ ở các góc
quét khác nhau xác định.
Trong chuyên đề này, thành phần khoáng và pha tinh thể của các mẫu bùn đỏ
phân tích bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) được ghi bằng máy 8D Advance
Bruker (Đức) dùng tia bức xạ CuK ở vùng quét góc 2 từ 10 – 70o.
3.1.2. Hiển vi điện tử quét và phân tích năng lượng tán xạ tia X [5]
Người ta sử dụng chùm tia điện tử để tạo ảnh mẫu nghiên cứu. Ảnh đó đến màn
huỳnh quang có thể đạt độ phóng đại theo yêu cầu. Chùm tia điện tử được tạo ra từ catot
(súng điện tử) qua 2 tụ quang điện tử sẽ được hội tụ lên mẫu nghiên cứu. Khi chùm điện tử
đập vào mẫu nghiên cứu sẽ phát ra các chùm điện tử phản xạ và điện tử truyền qua. Các
điện tử phản xạ và truyền qua này được đi qua điện thế gia tốc vào phần thu và biến đổi
thành tín hiệu ánh sáng, tín hiệu được khuếch đại đưa vào mạng lưới điều khiển tạo độ sáng
trên màn ảnh. Mỗi điểm trên mẫu cho một điểm tương ứng trên màn ảnh. Độ sáng tối trên
màn ảnh phụ thuộc vào lượng điện tử phát ra tới bộ thu và phụ thuộc vào hình dạng mẫu
nghiên cứu.
Phổ tán xạ tia X (Energy Dispersive X-ray, EDX) được sử dụng kết hợp với
hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscopy, SEM) để phân tích vi cấu trúc
cung cấp thông tin về thành phần các nguyên tố của điểm đang quan sát SEM. Kỹ
thuật này không phá hủy mẫu và có độ nhạy 0,1% đối với các nguyên tố nặng hơn C.
Người ta đặt mẫu dưới chùm tia electron, chùm tia electron này sẽ kích thích những
nguyên tử ở trong mẫu làm cho mẫu phát ra tia X để giải phóng năng lượng dư. Chính
năng lượng của tia X là đặc trưng của nguyên tử phát ra nó dẫn đến sự hình thành một
pic trên phổ đồ EDX.
Trong chuyên đề này, hình thái của bùn đỏ quan sát bằng phương pháp hiển vi
điện tử quét (SEM) được ghi trên máy SEM IMS-NKL (Nhật) và phổ EDX được ghi
trên máy JED-2300 JEOL.
3.1.3. Hiển vi điện tử truyền qua [5]
Thiết bị hiển vi điện tử truyền qua (Transmission Electron Microscopy, TEM)
chủ yếu bao gồm một cột kín được hút chân không gần 10-3 mmHg hoặc cao hơn, chứa
nguồn electron và tổ hợp thấu kính hội tụ, kính vật và kính phóng. Chùm tia electron
11
được tạo ra từ catot qua hai tụ quang electron sẽ hội tụ lên mẫu nghiên cứu. Khi chùm
electron đập vào mẫu, một phần chùm electron sẽ truyền qua. Các electron truyền qua
này được đi qua điện thế gia tốc vào phần thu và biến đổi thành một tín hiệu ánh sáng,
tín hiệu được khuếch đại đưa vào mạng lưới điều khiển tạo độ sáng trên màn ảnh. Độ
sáng tối trên màn ảnh phụ thuộc vào lượng electron phát ra tới bộ thu và phụ thuộc vào
hình dạng mẫu nghiên cứu.
Trong chuyên đề này, kích thước hạt của bùn đỏ quan sát bằng phương pháp
hiển vi điện tử truyền qua (TEM) được ghi trên máy EMLab-NIHE.
3.1.4. Đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ [6]
Lượng khí bị hấp phụ được biểu diễn thông qua thể tích V là đại lượng đặc
trưng cho số phân tử bị hấp phụ. Nó phụ thuộc vào áp suất cân bằng P, nhiệt độ, bản
chất của chất khí và bản chất của vật liệu rắn. V là một hàm đồng biến với áp suất cân
bằng. Khi áp suất tăng đến áp suất hơi bão hòa của chất khí bị hấp phụ tại một nhiệt độ
đã cho thì mối quan hệ giữa V - P được gọi là đẳng nhiệt hấp phụ. Khi áp suất đạt đến
áp suất hơi bão hòa Po, người ta đo các giá trị thể tích khí hấp phụ ở các áp suất tương
đối (P/Po) giảm dần và nhận được đường “đẳng nhiệt khử hấp phụ”. Đối với vật liệu
có mao quản, đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ không trùng nhau, được gọi là
hiện tượng trễ. Từ hiện tượng trễ đó, người ta xác định được dạng mao quản của vật
liệu. Các nhà khoa học đã phân loại các đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ và đã
được quy định chuẩn hóa bởi IUPAC (hình 3.2).
Từ lượng khí bị hấp phụ ở các áp suất tương đối khác nhau Brunauer, Emmett
và Teller đã thiết lập ra phương trình BET, được áp dụng để xác định diện tích bề mặt
riêng của các loại vật liệu.
Phương trình BET được biểu diễn như sau:
P 1 C 1 P
  (3.2)
V  Po  P  VmC VmC Po

Trong đó:
P: áp suất cân bằng
Po: áp suất hơi bão hòa của chất khí bị hấp phụ ở nhiệt độ thực nghiệm
V: thể tích của chất khí bị hấp phụ ở áp suất P
Vm: thể tích của khí bị hấp phụ đơn lớp bão hòa tính cho 1 gam chất hấp phụ
C: hằng số BET

12
Hình 3.2. Các loại hấp phụ đẳng nhiệt
Xây dựng đồ thị P/[V(Po – P)] phụ thuộc vào P/Po (trong khoảng áp suất tương
đối từ 0,05 đến 0,3) thu được một đường thẳng (hình 3.3). Từ hệ số góc của đường
thẳng (tg) và giao điểm của đường thẳng với trục tung cho phép xác định được Vm và
hằng số C.

Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của P/[V(Po – P)] theo P/Po

13
Trong trường hợp hấp phụ N2 ở 77 K, tiết diện ngang của một phân tử nitơ
chiếm chỗ trên bề mặt chất hấp phụ là 0,162 nm2. Nếu Vm biểu diễn qua đơn vị cm3/g
thì diện tích bề mặt riêng SBET (m2/g) của chất hấp phụ được tính theo phương trình:
SBET = 4,35.Vm (3.3)
Trong chuyên đề này, diện tích bề mặt riêng xác định bằng phương pháp đẳng
nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ ở 77K được thực hiện trên máy Micromeritics Tristar
3000. Trước khi đo, các mẫu được loại khí (degas) ở 200oC với N2 trong 6 giờ.
3.1.5. Phân tích nhiệt [7]
Phân tích nhiệt là nhóm phương pháp theo dõi sự thay đổi tính chất của vật liệu
(mẫu đo) theo sự thay đổi nhiệt độ.
Khi cung cấp nhiệt năng thì làm cho nhiệt độ của mẫu tăng lên một giá trị xác
định tuỳ thuộc vào nhiệt lượng cung cấp và nhiệt dung của mẫu. Ở trạng thái vật lí
bình thường nhiệt độ của mẫu biến đổi chậm theo nhiệt lượng, nhưng khi có sự chuyển
pha (bay hơi, nóng chảy,…) thì sự biến đổi này bị gián đoạn hoặc đột ngột. Các quá
trình biến đổi này có thể ghi nhận bằng phương pháp phân tích nhiệt.
Phép phân tích nhiệt bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Ở đây chúng tôi
chỉ sử dụng phương pháp TG (Thermogravimetry) để đo sự biến đổi khối lượng khi
gia nhiệt và phép phân tích nhiệt vi sai quét (Differential Thermal Analysis, DTA) xác
định sự biến đổi của nhiệt lượng truyền qua mẫu. Trong chuyên đề này, phép phân tích
nhiệt được thực hiện trên máy TG/DTA trong môi trường không khí với tốc độ gia
nhiệt 10oC/phút.
3.1.6. Phương pháp huỳnh quang tia X (X-ray fluorescence, XRF) [8, 10]
Khi chùm tia X sơ cấp được chiếu vào mẫu phân tích, nguyên tố có trong mẫu
bị kích thích và phát ra các tia đặc trưng. Chùm tia X thứ cấp này đi qua tinh thể phân
tích, phát ra tia nhiễu xạ đi đến phim ảnh, ghi lại ảnh nhiễu xạ tia X. Thiết bị này gọi là
phổ kế huỳnh quang tia X tán sắc chiều dài sóng.
Theo phương trình Bragg: n = 2d.sin
vì khoảng cách d giữa các mặt của tinh thể phân tích đã biết, góc đo được trên máy
cho nên có thể tính được chiều dài sóng  của các nguyên tố mẫu phát ra.
Để phân tích nguyên tố cần chụp phổ huỳnh quang tia X mẫu chất, sau đó đối
chiếu các vạch có cường độ K (ghi phổ với góc trượt 2 từ 10o đến 140o) trước, sau
đó xem thêm các vạch có cường độ yếu với phổ chuẩn của các nguyên tố tinh khiết.
14
Trong chuyên đề này, phương pháp huỳnh quang tia X thực hiện trên máy
Spectro X-Lab (Italy) được sử dụng để xác định thành phần hoá học của bùn đỏ.
3.2. Thực nghiệm
Bùn đỏ được cung cấp bởi nhà máy alumina Tân Rai (Bảo Lâm, Lâm Đồng).
Ban đầu, bùn đỏ được sấy khô ở 105oC và rây thành hạt nhỏ ta thu được bột bùn đỏ
thô (kí hiệu: BĐL). Sau đó, mẫu BĐL được nung ở các nhiệt độ khác nhau trong 4 giờ
và kí hiệu là BĐN-200, BĐN-400, BĐN-600, BĐN-800 và BĐN-1000 tương ứng với
nhiệt độ nung lần lượt là 200, 400, 600, 800 và 1000oC.
Ngoài ra, bột bùn đỏ thô cũng được xử lý bằng cách rửa 2 lần với axit HCl (0,1
mol/L trong 4 giờ với tỉ lệ 1:25 (g/mL) về khối lượng bùn đỏ/thể tích dung dịch), cuối
cùng bùn đỏ được rửa với nước cất và sấy khô ở 105oC ta thu được bùn đỏ đã được
axit hoá (kí hiệu: BĐA). Sau đó, mẫu BĐA được nung ở 500 và 700oC trong 4 giờ, kí
hiệu tương ứng là BĐA-500 và BĐA-700.
Thành phần khoáng và pha tinh thể của các mẫu bùn đỏ được phân tích bằng
XRD và được ghi bằng máy 8D Advance Bruker, Germany, dùng tia bức xạ CuKα ở
vùng quét góc 2 từ 10-70o. Thành phần hoá học của bùn đỏ Lâm Đồng được phân
tích bằng XRF trên máy Spectro X-Lab (Italy). Phân tích nhiệt được thực hiện trên
máy Labsys TG/DTA trong môi trường không khí với tốc độ gia nhiệt 10oC/phút.
Hình thái của bùn đỏ được quan sát bằng SEM (IMS-NKL, Japan). Ảnh TEM của các
mẫu bùn đỏ được quan sát bằng máy EMLab-NIHE với thế gia tốc (acceleration
voltage) 80,0 kV. Diện tích bề mặt riêng được xác định bằng phương pháp đẳng nhiệt
hấp phụ-khử hấp phụ nitơ ở 77K trên máy Micromeritics Tristar 3000.
Giá trị pH của bùn đỏ được đo lường theo phương pháp mô tả trong tài liệu
[19]. Đầu tiên bột bùn đỏ được khuấy mạnh với nước cất trong 5 phút, sau đó để lắng
trong 15 phút rồi tiến hành đo pH bằng máy pH meter F-51 (Horiba, Nhật). Giá trị pH
của bùn đỏ được đo ở các tỉ lệ rắn/dung dịch khác nhau từ 1:1 đến 1:200 (5 – 1000
g/L).
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Bùn đỏ thô
Hình 4.1 trình bày giá trị pH của bùn đỏ Lâm Đồng (mẫu BĐL) ở các tỉ lệ
rắn/dung dịch khác nhau. Ta thấy giá trị pH của mẫu BĐL nằm trong khoảng 10,02 –
11,78 ở các tỉ lệ rắn/dung dịch khác nhau từ 5 g/L đến 1000 g/L. pH tăng khi tỉ lệ
15
rắn/dung dịch tăng và thay đổi không đáng kể ở tỉ lệ >1:2 (500 g/L). Kết quả này cho
thấy giá trị pH của bùn đỏ Lâm Đồng cũng tương đồng với các mẫu bùn đỏ khác trên
thế giới. Giá trị pH của các mẫu bùn đỏ khác nhau thường nằm trong khoảng 10 – 12,5
[20].

12.0

11.5
pH

11.0

10.5

10.0

9.5
0 200 400 600 800 1000

TØlÖr¾n/dung dÞch (g/L)

Hình 4.1. Giá trị pH của mẫu BĐL ở các tỉ lệ rắn/dung dịch khác nhau
Giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) của bùn đỏ Lâm Đồng được chỉ ra ở hình 4.2.
Các pha khoáng xác định được trong bùn đỏ Lâm Đồng (mẫu BĐL) là hematite
(Fe2O3), sắt titan oxit (Fe2TiO5), goethite (FeO(OH)) và silic oxit (SiO2). So sánh
thành phần khoáng của bùn đỏ Lâm Đồng với một số bùn đỏ khác trên thế giới cho
thấy có sự khác nhau (xem bảng 4.1), sự khác nhau này có lẽ là do nguồn quặng
bauxite khác nhau. Bảng 4.1 cũng cho thấy bùn đỏ Lâm Đồng chứa các khoáng chất
của sắt là chủ yếu, các khoáng chất của nhôm hầu như không phát hiện được. Điều này
chứng tỏ qui trình tinh luyện nhôm ở nhà máy alumina Tân Rai (Bảo Lâm, Lâm Đồng)
rất hiệu quả, các khoáng chất của nhôm đã được phân tách gần như hoàn toàn. Vấn đề
này cũng được chứng minh bằng phương pháp huỳnh quang tia X (XRF) trình bày ở
bảng 4.2. Ta thấy trong mẫu bùn đỏ Lâm Đồng, sắt oxit là thành phần chính trong mẫu
(36,77%) tương tự như các mẫu bùn đỏ khác trên thế giới (xem bảng 1.1), tuy nhiên
các oxit còn lại có hàm lượng nhỏ hơn rất nhiều so với các mẫu bùn đỏ khác trên thế
giới, đặc biệt là nhôm oxit.

16
Hình 4.2 cho thấy hình dạng pic của các pha tinh thể rất sắc nét nhưng cường
độ nhiễu xạ thấp. Điều này có lẽ là do kích thước hạt của bùn đỏ quá nhỏ. Hình dạng
và kích thước hạt của bùn đỏ Lâm Đồng được quan sát bằng SEM và TEM (hình 4.3)
cho thấy mẫu BĐL có các hạt với hình dạng khác nhau, kích thước các hạt cỡ vài chục
nanomet và các hạt tạo với nhau thành từng cụm chừng 100 nm. Từ ảnh SEM được
trình bày ở hình 4.3.b ta cũng có thể thấy có sự hiện diện của các mao quản được hình
thành giữa các hạt bùn đỏ, chứng tỏ diện tích bề mặt riêng của bùn đỏ Lâm Đồng rất
lớn.
C- êng ®é (cps)

10 20 30 40 50 60 70

2 (®é)

Hình 4.2. Giản đồ XRD của mẫu BĐL

(a) (b)

Hình 4.3. Ảnh TEM (a) và SEM (b) mẫu BĐL


Đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ và đường phân bố kích thước
mao quản của mẫu BĐL được trình bày ở hình 4.4.

17
Bảng 4.1. So sánh thành phần khoáng của bùn đỏ Lâm Đồng (Việt Nam) và một số
bùn đỏ khác trên thế giới (sự có mặt được đánh bằng dấu “x”)
Zvornik
Bùn đỏ AlCOA Aughinish
(Eastern
Thành phần khoáng Lâm Đồng (Australia) (Ireland)
Bosnia)
(Việt Nam) [12] [9]
[19]
Hematite (Fe2O3) x x x x
Sắt titan oxit (Fe2TiO5) x
Goethite (FeO(OH)) x x x
Silic oxit (SiO2) x
Gibbsite và bayerite (Al(OH)3) x x
Quartz (SiO2) x x x
Sodalite (Na8Si6Al6O24Cl2) x x x
Calcite (CaCO3) x
Anatasa và rutile (TiO2) x x
Cancrinite
x
(Na6Ca2Al6Si6O24(CO3)2)
Perovskite (CaTiO3) x
Boehmite (AlO(OH)) x
Calcium alumina silicate
x
(Ca2Al2(SiO4)(OH)8)

Bảng 4.2. Thành phần hoá học của bùn đỏ Lâm Đồng
Thành phần chính (% khối lượng)
Mẫu
SiO2 Al2O3 CaO TiO2 Fe2O3 Na2O
BĐL 0,43 1,35 0,82 1,66 36,77 < 0,06

Từ hình 4.4.a ta thấy có khoảng ngưng tụ ở áp suất tương đối cao (P/Po  1),
đây là sự ngưng tụ trong các mao quản được hình thành giữa các hạt. Hình 4.4.b cho
thấy các mao quản tương đối đồng đều với đường kính chừng 3,8 nm. Diện tích bề mặt
riêng xác định theo phương pháp BET là 43,0 m2/g, kết quả này lớn hơn nhiều so với
một số công bố khác của các mẫu bùn đỏ trên thế giới [18].
18
160

(a) (b)

ThÓtÝch mao qu¶n (cm /g.nm)


0.008
140

ThÓtÝch hÊp phô (cm /g, STP) 120 0.007

3
100
3

0.006

80
0.005

60
0.004
40

0.003
20
HÊp phô
0 Khö hÊp phô 0.002

0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 0 3 6 9 12 15 18 21


o
¸ p suÊt t- ¬ng ®èi (P/P ) § - êng kÝnh mao qu¶n (nm)

Hình 4.4. Đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ (a) và đường phân bố kích
thước mao quản (b) của mẫu BĐL
Tính chất nhiệt của bùn đỏ Lâm Đồng phân tích bằng phương pháp TG/DTA
được trình bày ở hình 4.5.

102 50

100 40

30
98
20

DTA (V/mg)
TG (%)

96
10
94
o 0
319 C
92 -10

90 -20

-30
88

-40
86
-50
0 100 200 300 400 500 600 700 800

o
NhiÖt ®é ( C)

Hình 4.5. Giản đồ TG-DTA của mẫu BĐL


Đường cong TG cho thấy sự giảm khối lượng tổng cộng của mẫu BĐL là
13,33% khi đạt đến 800oC. Sự giảm khối lượng thứ nhất (3,77%) xảy ra giữa 50 và
250oC, theo tài liệu [9] đây là giai đoạn giải hấp của nước hấp phụ tự do và sự phân
huỷ gibbsite. Tuy nhiên kết quả phân tích XRD và XRF ở trên cho thấy mẫu BĐL gần
như không có pha gibbsite, nên trong khoảng nhiệt độ này khối lượng giảm chủ yếu là
do sự giải hấp của nước hấp phụ tự do. Sự giảm khối lượng thứ hai (6,37%) xảy ra
giữa 250 và 370oC, kèm theo pic thu nhiệt ở 319oC quan sát thấy trên đường cong

19
DTA, được cho là sự đề hyđrat hoá goethite hình thành pha hematite [9] theo phương
trình phản ứng:
FeO(OH)(r)  Fe2O3(r) + H2O(k)
Sự giảm khối lượng thứ ba (3,19%) xảy ra giữa 400 và 800oC, đặc biệt quan sát
thấy sự giảm khối lượng rõ rệt ở khoảng 700oC. Sự giảm khối lượng này được cho là
do sự phân huỷ của canxi cacbonat [9] theo phương trình phản ứng:
CaCO3(r)  CaO(r) + CO2(k)
Kết quả trên cũng cho thấy bùn đỏ Lâm Đồng có thành phần sắt là chủ yếu. Bên
cạnh đó, nó cũng chứa một lượng nhỏ canxi mà các loại bùn đỏ khác hầu như không
có (xem bảng 1.1 và bảng 4.2).
4.2. Bùn đỏ được xử lí bằng nhiệt
Pha tinh thể của mẫu bùn đỏ Lâm Đồng nung ở các nhiệt độ khác nhau được
phân tích bằng XRD trình bày ở hình 4.6. Từ hình 4.6 cho thấy pha tinh thể được xác
định ở 200oC là cristobalite (SiO2) và hematite (Fe2O3). Từ 400 đến 1000oC chỉ quan
sát thấy pha tinh thể hematite, rõ nhất là từ 800 đến 1000oC. Việc nung ở nhiệt độ cao
làm cho các hạt bùn đỏ kết tinh lại, do đó mẫu BĐN-800 và BĐN-1000 có các pic
nhiễu xạ đặc trưng cho cấu trúc tinh thể rất rõ ràng. Kết quả phân tích XRD của mẫu
BĐN ở nhiệt độ từ 400 đến 1000oC cho thấy chỉ có pha tinh thể hematite trong mẫu,
điều đó cũng chứng tỏ thành phần khoáng chủ yếu của bùn đỏ Lâm Đồng là sắt.

2
1. Cristobalite
2 2. Hematite

2 2 2
C- êng ®é (cps)

2 2
2 2
o
1000 C

o
800 C
o
600 C
o
22 400 C
12 1 2 2 21 1
o
200 C

10 20 30 40 50 60 70 80 90

2 (®é)

Hình 4.6. Giản đồ XRD của mẫu BĐN ở các nhiệt độ khác nhau

20
Ảnh TEM và SEM của mẫu BĐN-1000 (hình 4.7) cũng cho thấy sự tinh thể hoá
xảy ra rất rõ ràng, sự tinh thể hoá này làm cho kết quả nhiễu xạ XRD của mẫu BĐN-
1000 có các pic với cường độ cao (xem hình 4.6).

(a) (b)

Hình 4.7. Ảnh TEM (a) và SEM (b) mẫu BĐN-1000


Đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ và đường phân bố kích thước
mao quản của mẫu BĐN-1000 được trình bày ở hình 4.8. Tương tự mẫu BĐL, đối với
mẫu BĐN-1000 ta cũng thấy có khoảng ngưng tụ ở áp suất tương đối cao (P/Po  1) và
mao quản tương đối đồng đều với đường kính chừng 3,8 nm. Tuy nhiên, cường độ về
thể tích hấp phụ và thể tích mao quản thấp hơn nhiều so với mẫu BĐL (thấp hơn 10
lần). Điều này là do việc nung ở nhiệt độ cao làm cho các hạt kết tinh lại (xem hình
4.7) và cũng làm giảm diện tích bề mặt [14], diện tích bề mặt riêng xác định theo
phương pháp BET của mẫu BĐN-1000 là 3,2 m2/g.

10

(a) 0.0008
(b)
ThÓtÝch mao qu¶n (cm /g.nm)

8
ThÓtÝch hÊp phô (cm /g, STP)

0.0007
3

6 0.0006
3

0.0005
4

0.0004

2
0.0003

0 0.0002
HÊp phô
Khö hÊp phô 0.0001
-2
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 0 3 6 9 12 15 18 21
o
¸ p suÊt t- ¬ng ®èi (P/P ) § - êng kÝnh mao qu¶n (nm)

Hình 4.8. Đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ (a) và đường phân bố kích
thước mao quản (b) của mẫu BĐN-1000

21
4.3. Bùn đỏ được xử lí bằng axit và nhiệt
Việc axit hoá làm cho pH của mẫu BĐA giảm đáng kể và gần như không thay
đổi ở các tỉ lệ rắn/dung dịch nằm trong khoảng từ 5 g/L đến 1000 g/L (hình 4.9), với
giá trị pH trung bình là 8,49 (sai số chuẩn SE = 0,03).

8.8

8.7

8.6
pH

8.5

8.4

8.3

8.2
0 200 400 600 800 1000

TØlÖr¾n/dung dÞch (g/L)

Hình 4.9. Giá trị pH của mẫu BĐA ở các tỉ lệ rắn/dung dịch khác nhau
Tương tự mẫu BĐL, kết quả phân tích nhiệt của mẫu BĐA trình bày ở hình
4.10 cũng có 3 khoảng giảm khối lượng: Khoảng giảm khối lượng thứ nhất xảy ra giữa
50 và 250oC với khối lượng giảm là 4,46% là sự giải hấp của nước hấp phụ tự do;
Khoảng giảm khối lượng thứ hai xảy ra giữa 250 và 370oC với khối lượng giảm là
6,73% tương ứng với pic thu nhiệt ở 325oC quan sát thấy trên đường cong DTA được
cho là sự đề hyđrat hoá goethite hình thành pha hematite [9]; Và khoảng giảm khối
lượng thứ ba xảy ra giữa 400 và 800oC với khối lượng giảm là 2,13%, nhưng không
quan sát thấy sự giảm khối lượng rõ rệt ở khoảng 700oC (như đã quan sát thấy ở mẫu
BĐL). Điều này có thể giải thích là do trong quá trình axit hoá đã xảy ra phản ứng
tương tác giữa HCl và CaCO3:
2HCl + CaCO3  CaCl2 + H2O + CO2
Giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) của mẫu BĐA được chỉ ra ở hình 4.11.a, các pha
khoáng xác định được trong mẫu BĐA là hematite (Fe2O3) và cristobalite (SiO2).
Tương tự mẫu BĐN ở các nhiệt độ cao, mẫu BĐA-500 và BĐA-700 có các pic nhiễu

22
xạ đặc trưng cho cấu trúc tinh thể rất rõ ràng và cũng chỉ quan sát thấy có pha tinh thể
hematite trong mẫu (hình 4.11.b).

102 50

100 40

30
98

DTA (V/mg)
20
96
TG (%)
10
94
o 0
325 C
92 -10

90 -20

-30
88

-40
86
-50
0 100 200 300 400 500 600 700 800

o
NhiÖt ®é ( C)

Hình 4.10. Giản đồ TG-DTA của mẫu BĐA

(a) (b)
C- êng ®é (cps)
C- êng ®é (cps)

B§ A-700

B§ A-500

10 20 30 40 50 60 70 10 20 30 40 50 60 70

2 (®é) 2 (®é)

Hình 4.11. Giản đồ XRD: a. mẫu BĐA; b. mẫu BĐA-500 và BĐA-700


Hình thái và kích thước hạt của mẫu BĐA và BĐA-700 được quan sát bằng
SEM, TEM trình bày ở hình 4.12 và 4.13. Hình 4.12.a cho thấy mẫu BĐA có các hạt
tương đối đồng nhất và tơi xốp hơn so với mẫu bùn đỏ thô (xem hình 4.3.b). Hình
4.12.b cho thấy bề mặt các hạt của mẫu BĐA-700 trở nên góc cạnh hơn so với mẫu
BĐA và các hạt kết tinh lại tạo thành hạt lớn hơn. Điều này cũng quan sát thấy bằng
ảnh TEM trình bày ở hình 4.13. Như vậy, việc nung ở nhiệt độ cao làm cho các hạt
bùn đỏ kết tinh lại và bề mặt của các hạt trở nên góc cạnh hơn. Sự kết tinh của các hạt

23
cũng làm giảm diện tích bề mặt của chúng. Điều này được chứng minh bằng kết quả
hấp phụ - khử hấp phụ nitơ được trình bày ở hình 4.14.

(a) (b)

Hình 4.12. Ảnh SEM của mẫu BĐA (a) và mẫu BĐA-700 (b)

(a) (b)

Hình 4.13. Ảnh TEM của mẫu BĐA (a) và mẫu BĐA-700 (b)

(a) HÊp phô (b)


ThÓtÝch mao qu¶n (cm /g.nm)
ThÓtÝch hÊp phô (cm /g, STP)

0.007
30

Khö hÊp phô


0.006
3
3

0.005

0.004

B§ A
0.003

0.002
B§ A-700 B§ A
0.001 B§ A-700
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 0 5 10 15 20 25 30
o
¸ p suÊt t- ¬ng ®èi (P/P ) § - êng kÝnh mao qu¶n (nm)

Hình 4.14. Đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ (a) và đường phân bố kích
thước mao quản (b) của mẫu BĐA và BĐA-700
Hình 4.14.a cho thấy đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ nitơ của mẫu
BĐA và BĐA-700 có sự ngưng tụ trong các mao quản được hình thành giữa các hạt ở

24
áp suất tương đối P/Po  1. Diện tích bề mặt BET của mẫu BĐA và BĐA-700 tương
ứng là 49,1 và 34,0 m2/g. Việc nung ở nhiệt độ cao cũng làm cho thể tích mao quản
của mẫu BĐA-700 nhỏ hơn nhiều so với mẫu BĐA (xem hình 4.14.b).
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Bùn đỏ Lâm Đồng có thành phần chính là sắt oxit (chiếm 36,77% về khối
lượng) với diện tích bề mặt riêng lớn (SBET = 43,0 m2/g), kích thước hạt nhỏ (< 10
m), pH nằm trong khoảng 10,02 – 11,78. Khi nung đến 700-1000oC các hạt bùn đỏ
kết tinh và pha hematite được quan sát thấy với độ tinh thể cao. Việc xử lý bùn đỏ
bằng cách rửa với axit HCl làm cho diện tích bề mặt tăng (SBET của mẫu BĐA là 49,1
m2/g) và pH chỉ còn khoảng 8,49. Việc xử lý bằng cách nung hay kết hợp rửa bằng
axit rồi nung làm cho diện tích bề mặt giảm vì sự kết tinh của các hạt bùn đỏ.
5.2. Kiến nghị
Với những tính chất hóa lý đặc trưng của bùn đỏ Lâm Đồng như đã khảo sát ở
trên, cần tiếp tục nghiên cứu những khả năng ứng dụng sau:
- Nghiên cứu khả năng hấp phụ xanh metylen trong dung dịch nước của bùn đỏ.
- Nghiên cứu khả năng hấp phụ ion Pb(II) trong dung dịch nước của bùn đỏ.
- Nghiên cứu khả năng xúc tác của bùn đỏ trong phản ứng oxi hóa phân hủy
xanh metylen bằng hydroperoxit.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Phạm Xuân Cường, Nguyễn Trung Minh, Nguyễn Đức Chuy, Xử lý ô nhiễm kim
loại nặng Cadimi (Cd2+) bằng hạt vật liệu chế tạo từ bùn đỏ theo phương pháp
hấp phụ cột, Tạp chí Xúc tác và Hấp phụ T2. (N04) (2013) 46-51.
[2]. Phạm Xuân Cường, Nguyễn Trung Minh, Nguyễn Đức Chuy, Nguyễn Ngọc Hà,
Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát ảnh hưởng của khối lượng hạt vật liệu chế tạo
từ bùn đỏ đến khả năng hấp phụ các kim loại nặng và asen, Tạp chí Xúc tác và
Hấp phụ, T2. (N04) (2013) 52-58.
[3]. Dương Phước Đạt, Nguyễn Ngọc Tuyền, Trương Thi Bê Ta, Ngô Thị Quỳnh
Như, Nguyễn Xuân Thơm, Hoạt hoá bùn đỏ dùng làm xúc tác cho phản ứng
Fenton phân huỷ phẩm màu anion, Tạp chí Hóa học 51 (6ABC) (2013) 603-607.

25
[4]. Tống Thị Thanh Hương, Phạm Văn Khính, Phan Xuân Hoàng, Trần Trung Nam,
Bùi Thu Hoài, Nghiên cứu khả năng hấp phụ phenol trong nước trên bùn đỏ thô,
Tuyển tập báo cáo Hội nghị Hoá học toàn quốc lần thứ 6, Hà Nội – 22/11/2013,
tr. 336-343.
[5]. Phạm Ngọc Nguyên, Giáo trình kỹ thuật phân tích vật lý, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, 2004.
[6]. Nguyễn Hữu Phú, Giáo trình hấp phụ và xúc tác trên bề mặt vật liệu vô cơ mao
quản, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1998.
[7]. Nguyễn Tiến Tài, Phân tích nhiệt ứng dụng trong phân tích vật liệu, NXB Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2008.
[8]. Nguyễn Đình Triệu, Các phương pháp vật lý ứng dụng trong hoá học, NXB Đại
học QGHN, Hà Nội, 2003.
Tiếng Anh
[9]. A. Atasoy, An investigation on characterization and thermal analysis of the
Aughinish red mud, J. Therm. Anal. Calorim. Vol. 81 (2005) 357–361.
[10]. P. Brouwer, Theory of XRF, PANalytical B.V., Almelo, The Netherlands, 2010.
[11]. E. Karimi, I. F. Teixeira, L. P. Ribeiro, A. Gomez, R. M. Lago, G. Penner, S. W.
Kycia, M. Schlaf, Ketonization and deoxygenation of alkanoic acids and
conversion of levulinic acid to hydrocarbons using a Red Mud bauxite mining
waste as the catalyst, Catalysis Today 190 (2012) 73–88.
[12]. A. Kumar, S. Kumar, Development of paving blocks from synergistic use of red
mud and fly ash using geopolymerization, Construction and Building Materials
38 (2013) 865–871.
[13]. Z. Kun-yu, H. Hui-ping, Z. Li-juan, C. Qi-yuan, Surface charge properties of red
mud particles generated from Chinese diaspore bauxite, Trans. Nonferrous Met.
Soc. China 18 (2008) 1285–1289.
[14]. Y. Liu, R. Naidu, H. Ming, Red mud as an amendment for pollutants in solid and
liquid phases-Review, Geoderma 163 (2011) 1–12.
[15]. L. Luo, C. Ma, Y. Ma, S. Zhang, J. Lv, M. Cui, New insights into the sorption
mechanism of cadmium on red mud, Environmental Pollution 159 (2011) 1108-
1113.

26
[16]. I. D. Pulford, J. S. J. Hargreaves, J. Durisová, B. Kramulova, C. Girard, M.
Balakrishnan, V. S. Batra, J. L. Rico, Carbonised red mud-A new water treatment
product made from a waste material, Journal of Environmental Management 100
(2012) 59-64.
[17]. S. Samal, A. K. Ray, A. Bandopadhyay, Proposal for resources, utilization and
processes of red mud inIndia - A review, International Journal of Mineral
Processing 118 (2013) 43–55.
[18]. K. Snars, R. J. Gilkes, Evaluation of bauxite residues (red muds) of different
origins for environmental applications, Applied Clay Science 46 (2009) 13–20.
[19]. I. Smiciklas, S. Smiljanic, A. Peric-Grujic, M. Sljivic-Ivanovic, D. Antonovic,
The influence of citrate anion on Ni(II) removal by raw red mud from aluminum
industry, Chemical Engineering Journal 214 (2013) 327–335.
[20]. S. Wang, H. M. Ang, M.O. Tadé, Novel applications of red mud as coagulant,
adsorbent and catalyst for environmentally benign processes-Review,
Chemosphere 72 (2008) 1621–1635.
[21]. S. Wang, Y. Boyjoo, A. Choueib, Z. H. Zhu, Removal of dyes from aqueous
solution using fly ash and red mud, Water Research 39 (2005) 129-138.

27

You might also like