You are on page 1of 2

a) Phạm trù nguyên nhân và kết quả:

Ở đầu bài tui có đề xuất là chiếu các hình ảnh về nguyên nhân và kết quả rồi đặt câu hỏi như là
vì sao trời mưa, vì sao bóng đèn sáng, v.v.v.v.

 Nguyên nhân là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong cùng một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi
nhất định.
Ví dụ:
- Dòng điện là nguyên nhân làm cho bóng đèn sang – SAI
- Dòng điện tương tác với dây dẫn, đốt nóng dây tóc bóng đèn là nguyên nhân làm
bóng đèn sang – Đúng
 Kết quả là phạm trù tiết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do những tác động
giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật hoặc giữa các sự vật hiện tượng tạo nên .
Lưu ý: Nguyên nhân và kết quả bao giờ cũng nằm trong cùng một sự vật hiện tưọng
hoặc quá trình.
 Cần phân biệt nguyên nhân, nguyên cớ và điều kiện:
- Nguyên cớ là cái không có mối liên hệ bản chất với kết quả. ( là nguyên nhân giả tạo)
Ví dụ: Mỹ muốn dùng máy bay đánh phá miền bắc Việt Nam
+ Nguyên nhân là do bản chất đế quốc của Mĩ, bành trướng xâm lược thể hiện sự
cường mạnh về lực lượng nhưng Mĩ phải tạo cớ để hành động là gây sự kiện vịnh
bắc bộ tháng 8/1964
*Sự kiện Vịnh Bắc Bộ: Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là sự kiện được cho là hai cuộc tấn công của  Hải
quân Nhân dân Việt Nam  chống lại hai  tàu khu trục  USS  Maddox và  USS  Turner Joy  của Hải
quân Mỹ. Hai cuộc tấn công được cho là đã xảy ra vào các ngày 2 tháng 8  và 4 tháng
8  năm 1964 ở vịnh Bắc Bộ. Cuộc tấn công đầu được cả hai bên xác nhận, nhưng cuộc tấn công
sau đã được khẳng định là không có thật mà chỉ là sự nhầm lẫn của sĩ quan hoa tiêu Hoa Kỳ,
nhưng nó lại trở thành cái cớ để  Hoa Kỳ mở màn chiến dịch dùng không quân đánh phá miền Bắc
Việt Nam. Thực chất, Sự kiện Vịnh Bắc Bộ được Hoa Kỳ dựng lên để có một cái cớ để ném bom
miền Bắc Việt Nam.[6]  Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ  (NSA) cố tình dịch sai các tài liệu tình
báo, đồng thời che giấu việc tàu chiến Mỹ đã xâm phạm lãnh hải để tổng thống Mỹ có cớ vận động
quốc hội Mỹ ra nghị quyết ném bom miền Bắc Việt Nam.

- Điều kiện: Đó là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân
nhưng lại có tác dụng biến khả năng chứa đựng trong nguyên nhân thành kết quả,
thành hiện thực. Vì vậy, điều kiện là cái không thể thiếu được cho sự kiện kết quả.
Lưu ý bản thân điều kiện không sinh ra kết quả

Ví dụ: Nguyên nhân của các phản ứng hóa học là sự tương tác , phản ứng của các
chất tham gia để hình thành nên chất mới. Nhưng để được kết quả như vậy phải cần
có các điều kiện là các xúc tác về nhiệt độ, áp suất , môi trường,..
 Phân loại nguyên nhân: Phân theo 3 cách:
Cách 1: nguyên nhân chủ yếu và thứ yếu
- Nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân không có nó thì kết quả không thể xuất hiện
được. Nó quyết định những đặc trưng tất yếu của sự vật, hiện tượng
- Nguyên nhân thứ yếu là nguyên nhân chỉ quyết định những mặt, những đặc điểm
nhất thời tác động có giới hạn và mức độ vào việc sản sinh ra kết quả.
Ví dụ: Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định
gây khó chịu cho người và động vật. (>20000 Hz)
- Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm tiếng ồn là do nguồn gốc từ nhân tạo: giao thông,
xây dựng, lao động sản xuất và sinh hoạt của con người tạo nên.
- Nguyên nhân thứ yếu của ô nhiễm tiếng ồn là do nguồn gốc từ thiên nhiên: sấm sét
động đất,...
Cách 2: Nguyên nhân bên trong và bên ngoài.
- Nguyên nhân bên trong là nguyên nhân ngay bên trong sự vật, được chuẩn bị và
xuất hiện trong tiến trình phát triển của sự vật, phù hợp với đặc điểm về chất của
nó.
- Nguyên nhân bên ngoài là sự tác động giữa các sự vật khác nhau đem lại sự biến đổi
nhất định giữa các sự vật đó.
Ví dụ: cây trồng phát triển tốt là do gen di truyền bên trong là nguyên nhân bên
trong
Bên cạnh đó thì các tác nhân bên ngoài như thời tiết, khí hậu, phân bón ảnh hưởng
đến quá trình phát triển của cây là nguyên nhân bên ngoài.
Cách 3: Nguyên nhân thúc đẩy và nguyên nhân kìm hãm:
Là 2 nguyên nhân đối nghịch nhau
Nguyên nhân thúc đẩy: đẩy nhanh quá trình xảy ra kết quả
Nguyên nhân kìm hãm: làm chậm quá trình xảy ra kết quả
Ví dụ: Trong trồng lúa: nắng gió chất dinh dưỡng thúc đẩy cây phát triển và các tác
hại tự nhiên như baõ lũ, côn trùng, động vật cản trở sự phát triển của cây.
Tổng hợp link :
https://www.youtube.com/watch?v=v9ezh0ZOkmA&list=PLy-1jA2OkwZI3yii2prA_-
K0WfGSnokD4&index=38 video bài giảng
http://www.triethoc.net/2020/05/slide-bai-giang-triet-hoc-mac-lenin-cap.html slide
bài giảng.
https://text.123doc.net/document/3007886-nhung-cap-pham-tru-co-ban-cua-phep-
bien-chung-duy-vat-nguyen-nhan-va-ket-qua.htm nội dung bài giảng.

You might also like