You are on page 1of 6

PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Hoạt động âm nhạc ở trường mầm non bao gồm các nội dung : ca hát, vận
động theo nhạc, nghe hát và trò chơi âm nhạc .Nội dung nào cũng quan trọng,
chúng gắn bó bổ sung cho nhau .Thông qua các hoạt động âm nhạc múa, hát, trò
chơi đã giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, đồng thời tạo
cho trẻ phát huy năng khiếu âm nhạc của mình. Hoạt động âm nhạc có nhiều
hình thức khác nhau, trong đó có hình thức vỗ tay theo tiết tấu chậm
Vào đầu năm học, khi tổ chức các giờ hoạt động âm nhạc với hình thức vỗ theo
tiết tấu chậm ( dạy trẻ vỗ tay 3 cái liên tục ứng vào 3 phách mạnh của nhịp bài 
hát, phách 4 mở tay ra), tôi nhận thấy có nhiều trẻ vỗ tiết tấu rất tốt nhưng cũng
có nhiều trẻ không thực hiện được . Có trẻ vỗ 2 nhịp, 4 nhịp hoặc vỗ liên tục
 không theo một trật tự nhịp phách nào cả . Từ đó tôi đã tìm ra biện pháp “ Rèn kỹ
năng vỗ tay theo tiết tấu chậm cho trẻ 4-5 tuổi”.
PHẦN 2: NỘI DUNG BIỆN PHÁP
Qua điều tra thực tế trên trẻ trong lớp đầu năm tôi nhận thấy kết quả khảo
sát trước khi thực hiện đề tài như sau:
Tổng số trẻ: 24 trẻ
- Số trẻ biết vỗ tay theo tiết tấu chậm: 3 trẻ đạt 13
- Số trẻ chưa biết vỗ tay theo tiết tấu chậm: 24 trẻ đạt 87
Dựa trên những số liệu điều tra trên, Tôi đã mạnh dạn đưa ra biện pháp “
Rèn kỹ năng vỗ tay theo tiết tấu chậm cho trẻ 4-5 tuổi”. Tôi đã tiến hành các
bước như sau
2.1. Làm mẫu và phân tích
- Làm mẫu và phân tích chậm , rõ ràng mạch lạc từng tiếng gõ, cách gõ để 
trẻ nhận biết . Có thể cho trẻ tập theo nhịp đếm, ban đầu chậm, sau tăng dần cho 
đến khi bằng với tốc độ bình thường của nhịp bài hát .
        - Cho trẻ thực hiện từng nhóm khoảng 7- 8 trẻ để dễ dàng phát hiện và sửa 
sai kịp thời cho trẻ . Khi sửa sai, cô đứng đối diện cùng vỗ với trẻ, nếu trẻ vỗ 
chậm cô khẽ chạm vào tay trẻ để tăng dần tốc độ lên, còn nếu trẻ vỗ nhanh hoặc
 không đúng nhịp cô khẽ ghìm tay trẻ lại cho đúng nhịp bài hát .
- Để cho việc rèn kỹ năng vỗ theo tiết tấu chậm dễ dàng hơn, tôi chọn
những bài hát trong chương trình có tiết tấu đơn giản để trẻ luyện tập . Mỗi từ 
trong lời bài hát ứng với 1 nhịp vỗ. Chẳng hạn bài “ Cháu yêu bà”, bài
 “ Cả nhà thương nhau”
Bà     ơi    bà ,   cháu    yêu    bà    lắm
♪   ♪  ♪             ♪     ♪    ♪
Vỗ   vỗ    vỗ     nghỉ   vỗ     vỗ     vỗ      nghỉ.
Để trẻ luôn hứng thú với việc luyện tập, tôi cho trẻ thực hiện dưới hình  thức trò chơi : tôi
chọn những trẻ có khả năng âm nhạc tốt kết bạn với trẻ kém  hơn, từng đôi trẻ ngồi đối diện nhau,
trẻ vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu chậm, 3 phách đầu vỗ tay vào nhau, phách 4 tự vỗ .
Từng đôi trẻ thi nhau xem đôi nào vỗ  đúng . Trẻ rất thích thú với hình thức luyện
tập này,và khả năng vỗ theo tiết  tấu chậm ở trẻ cũng tiến bộ rõ rệt . Khi kỹ năng vỗ theo
tiết tấu chậm ở trẻ dần được hình thành và ổn định, việc luyện tập cũng được nâng dần độ khó theo
khả năng thực hiện của trẻ . Ví dụ khi cho trẻ tập vỗ theo tiết tấu chậm bài “ Em đi chơi thuyền”,
vì đây là bài có nhịp lấy đà, nếu không chú ý trẻ sẽ rất dễ vỗ sai nhịp,nên lúc làm mẫu và phân
tích cách vỗ tôi nhắc nhỡ trẻ : Các con không vỗ vào từ đầu tiên của bài hát mà bắt đầu vỗ vào từ thứ
hai “đi” theo tiết tấu chậm cho đến hết bài .

Em     đi     chơi     thuyền     trong     thảo    cầm    viên . 


           ♪      ♪      ♪                  ♪      ♪    ♪
        Vỗ      vỗ       vỗ          nghỉ       vỗ       vỗ       vỗ      nghỉ
Hoặc bài Đường em đi, với nhịp 2/8 có tiết tấu hơi phức tạp rất khó vỗ nên tôi
hướng dẫn trẻ bằng cách : Làm mẫu thật chậm, phân tích kỹ : các nhịp vỗ theo
tiết tấu chậm nhấn vào các phách mạnh của nhịp bài hát, ứng vào các từ “đường
”,
“ chân ”, “đôi ” và nghỉ (mở tay ) vào từ “ thân”
 
Đường       và      chân      là         đôi       bạn      thân  
     ♪       ♪       ♪                ♪       ♪       ♪
   Vỗ         vỗ          vỗ       nghỉ       vỗ        vỗ         vỗ       nghỉ
 
Các hình thức luyện tập này cần được tiến hành thường xuyên mọi lúc mọi nơi ,
nhằm hình thành và duy trì kỹ năng vỗ theo tiết tấu chậm ở trẻ . Khi
trẻ đã có được kỹ năng này, tôi cho trẻ 
sử dụng các loại nhạc cụ gõ đệm để làm phong phú hơn các hình thức gõ theo
tiết tấu chậm .
Ví dụ : Cho các tổ luân phiên hát kết hợp gõ đệm : tổ Sơn ca gõ với phách tre,
tổ Anh vũ gõ trống lắc, tổ Hoạ mi gõ với lắc nhạc bằng lon bia,
hoặc cô mời một nhóm bạn làm nhạc công gõ đệm cho các bạn
hát hoặc mời cả lớp cùng hoà tấu các nhạc cụ … Tiết học âm nhạc trở nên
rộn ràng hơn với những âm thanh của các nhạc cụ khác nhau, từ đó làm cho
trẻ càng yêu thích môn Giáo dục âm nhạc hơn .
2.2.   Sáng tạo các kỹ năng vỗ theo tiết tấu chậm vào bài học :
      Trước đây khi thực hiện rèn kỹ năng gõ đệm cho
trẻ tôi chỉ chú trọng vào việc dạy cho trẻ vỗ tay hoặc gõ đệm sao cho thật đều,
thật đúng nhịp là đã đạt được yêu cầu . Ngay cả các tiết thi giáo viên giỏi hay
thực hiện thao - hội giảng môn giáo dục âm nhạc theo hình thức rèn kỹ năng
gõ đệm vẫn được đánh giá tốt . Thế nhưng, qua các đợt tập huấn chuyên môn
Sở giáo dục đã nhận xét : mặc dù chuyên đề giáo dục âm nhạc đã tổng kết từ lâu,
nhưng việc tổ chức cho trẻ vận động theo nhạc còn đơn điệu chưa
có sự sáng tạo, trong khi
chủ trương đổi mới hình thức tổ chức giáo dục ở trường mầm non cho
phép giáo viên được chủ động trong quá trình giáo dục trẻ !
Vậy phải vận dụng sáng tạo như thế nào để vừa đạt được mục đích yêu
cầu bài dạy vừa đảm bảo tính đặc thù của giờ học ở trường mầm non
là học mà chơi, chơi mà học ? Qua tìm hiểu sách báo chuyên ngành mầm non
và học hỏi từ các đồng nghiệp, tôi đã vận dụng và phát triển cách vỗ theo
tiết tấu chậm thành những hình thức vận động khác nhau . Tuy nhiên
việc vận dụng sáng tạo này phải dựa vào tính chất và nội dung
của từng bài hát mới tạo nên những hình thức vận động phù hợp .
Chẳng hạn đối với nhạc êm dịu thì động tác phải mềm dẻo,
nhạc hành khúc thì động tác phải mạnh và dứt khoát .
VD:     Bài Đường và chân - Chủ điểm Trường mầm non .
Nội dung bài hát làm ta liên tưởng đến hình ảnh các em bé đang
nô nức nhịp chân bước đến trường, và tôi đã lấy hình ảnh bước chân
làm các động tác cho trẻ vận động theo tiết tấu chậm .Tôi chọn điệu Polka
trên đàn organ với những tiết tấu mạnh nhấn vào trọng âm
rất thích hợp với nhịp dậm chân hoặc bước đi của trẻ : 2 tay chống hông,
dậm chân 3 phách đầu, phách 4 dậm gót chân .  
 
  Đường       và      chân      là       đôi       bạn       thân  
       ♪       ♪      ♪               ♪        ♪        ♪
  Dậm        dậm     dậm      gót       dậm      dậm      dậm      gót  
    Bước       bước    bước    dừng   bước      bước     bước      dừng
 
Cũng là hình thức dậm chân theo nhịp hành khúc nhưng tôi cho
trẻ vận động theo cách khác :
-         Dậm gót chân : Tay chống hông, chân trái bước lên trước dậm gót 3
phách đầu, phách 4 thu chân về , tiếp tục đổi bên .
-         Chống mũi chân : Tay chống hông, nhịp mũi chân trái xuống sàn 3
phách đầu, phách 4 nhảy ngang rồi đổi bên .
Cả 2 cách vận động này cũng thực hiện theo
tiết tấu chậm, được biểu diễn như sau :
                ♪      ♪     ♪                    ♪       ♪      ♪
Gót chân :     trái      trái      trái       dừng         phải      phải     phải    dừng
Mũi chân :    trái      trái      trái    nhảy ngang  phải    phải    phải    nhảy
Các hình thức vận động này có thể cho trẻ tập theo đội hình hành ngang
hoặc vòng tròn, theo hình thức cả lớp và luân phiên giữa các tổ với nhau .
 Bài Cả nhà thương nhau - Chủ điểm Gia đình
     nhạc bài này có tính chất tình cảm, nên
các động tác được lựa chọn phải thể hiện tình cảm yêu thương nhau tôi cho
trẻ thực hiện vỗ tay nghiêng đầu bên trái và lắc tay theo
tiết tấu chậm sau đó đổi bên . Trẻ có thể biểu diễn theo hình thức cả lớp, nhóm,
cá nhân theo đội hình vòng tròn hoặc hàng ngang.
 
 
               Ba      thương      con      vì       con     giống     mẹ
                ♪       ♪         ♪             ♪       ♪       ♪
Vỗ tay :  trái        trái         trái    dừng     phải    phải       phải     hạ
Lắc tay:  trái        trái         trái       hạ       phải    phải       phải    hạ
     
Đội hình vận động có thể cho trẻ tập theo vòng tròn, 3 hàng ngang
với các hình thức biểu diễn cả lớp, tổ, nhóm, từng đôi trẻ nhảy hoặc bước theo
nhạc . Tuy nhiên, khi tổ chức cho trẻ vận động không nhất thiết phải theo
các đội hình và hình thức vận động như trên mà tuỳ thuộc vào sự lựa chọn,
sắp xếp của mỗi giáo viên sao cho phù hợp với lớp mình
 
        Trong quá trình dạy trẻ vận động theo tiết tấu chậm, tôi
còn chú ý tạo điều kiện cho trẻ được sáng tạo ra
các động tác theo ý thích của mình . Chẳng hạn tôi hỏi : “ Con
có thể nghĩ ra động tác nào khác với của bạn không ?’’ Hoặc “ Con
có thể múa theo nhạc động tác mà con thích ! ” . Thế là nhiều trẻ hào hứng tham
gia tạo ra nhiều động tác mới, có động tác đẹp mắt,
có động tác chưa được đẹp nhưng tất cả đều được tuyên dương .
Tôi đã chọn trong số đó những động tác phù hợp cho trẻ vận động .
       Vẫy   vẫy      vẫy   uốn tay trên đầu   vẫy    vẫy     vẫy    uốn tay
Hoặc từ động tác vỗ tay theo tiết tấu chậm trẻ có thể thay đổi bằng cách đập 2
tay vào đùi, kiểu vận động này trẻ có thể thực hiện khi ngồi theo đội hình chữ U
hoặc đi theo vòng tròn, bước và vỗ tay vào đùi 3 phách đầu , phách 4 dừng
         ♪      ♪      ♪
       Đập     đập     đập     vỗ tay
       
Hoặc trẻ nghĩ ra
các động tác từ những gợi ý của cô như mô phỏng hình ảnh các con vật trong
các bài hát : dáng đi lạch bạch của chú vịt, tiếng vỗ cánh của chú gà trống,
mèo vuốt râu, vẫy tai như chú cún, lá cây lay động …
thành những hình thức vận động phong phú mà trẻ yêu thích .
       Với việc tổ chức các hình thức vận động như trên , kỹ năng vận động theo
tiết tấu chậm của trẻ ngày càng được củng cố và phát triển hơn
thành kỹ xảo vận động . Khả năng âm nhạc của trẻ cũng phát triển theo
chiều hướng tốt hơn : hát chắc nhịp và đúng cao độ, trường độ hơn . Đây
chính là những tiền đề giúp trẻ tiếp thu và thực hiện tốt hơn các kỹ năng vỗ theo
tiết tấu chậm
2.3. Kết quả
Sau 3 tháng áp dụng biện pháp trên tôi đã thu được kết quả đáng kể như sau:
- Số trẻ biết vỗ tay theo tiết tấu chậm: 15 trẻ bằng 62%
- Số trẻ biết vỗ tay theo tiết tấu chậm nhưng chưa thành thạo: 5 trẻ đạt bằng
21%
- Số trẻ chưa biết vỗ tay theo tiết tấu chậm: 4 trẻ bằng 17%
         - Nhiều trẻ nghĩ ra các động tác mới để vận động theo
tiết tấu thật ngộ nghĩnh .
          - Nhiều trẻ trước kia rất nhút nhát nhưng giờ đây có thể tự tin, mạnh
dạn xung phong biểu diễn hát múa cùng các bạn .                             
- Riêng với bản thân, khi áp dụng các biện pháp trên vào việc giảng dạy môn
Giáo dục âm nhạc cho trẻ đã góp phần tích luỹ kinh nghiệm trong
việc chủ động tìm tòi các biện pháp dạy học tích cực phù hợp với chủ trương đổi 
mới của ngành học Mầm non
.      III. Kết luận và khuyến nghị
3.1. Kết luận
Qua việc thực hiện các biện pháp để rèn kỹ năng vỗ theo tiết tấu chậm ở lớp 4
tuổi và kết quả đạt được, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau :
           - Giáo viên phải có khả năng và kiến thức về âm nhạc,
phải nắm vững các hình thức đổi mới môn hoạt động giáo  dục âm
nhạc và biết cách vận dụng linh
hoạt các hình thức vận động phù hợp với nội dung từng bài hát .
           - Việc rèn kỹ năng vận động phải được tiến hành thường xuyên
mọi lúc mọi nơi nhằm duy trì, củng cố và nâng
dần đến mức hình thành kỹ xảo vận động cho trẻ .
           - Giáo viên cần gần gũi, khuyến khích sự sáng tạo của trẻ, động viên khen
ngợi kịp thời cũng là biện pháp tạo ra môi trường học tập tốt cho trẻ .
           - Cần phát huy vai trò của những trẻ có năng khiếu âm nhạc, đây
là những nhân tố góp phần cùng giáo viên rèn luyện và hình thành kỹ năng
vận động cho trẻ .
           - Không ngừng tìm tòi học hỏi để nâng cao kinh nghiệm giảng dạy,
chuyên môn nghiệp vụ cho mình ngày càng tốt hơn .               
     3.2. Khuyến nghị
- Cũng qua đề tài này tôi mong muốn ban giám hiệu trang bị thêm các thiết
bị để phục vụ hoạt động âm nhạc.
- Đề nghị nhà trường tạo điều kiện cho chị em được tham quan, học hỏi,
giao lưu nhiều hơn với các giáo viên trường bạn trong huyện và ngoài thành phố
để trao đổi và học hỏi những kinh nghiệm khi tổ chức các hoạt động về tạo hình
Trên đây là “ Biện pháp rèn kỹ năng vỗ tay theo tiết tấu chậm” cho trẻ tại
lớp tôi đang công tác. Rất mong được sự đóng góp và bổ xung của ban giám
khảo

Người viết

Nguyễn Thị Kim Ngân

You might also like