You are on page 1of 22

VIỆN KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN

BỘ MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

LÝ THUYẾT KẾ TOÁN
GIẢNG VIÊN:PGS.TS. PHẠM ĐỨC CƯỜNG

VIỆN KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN- ĐHKTQD

EMAIL: CUONGPD@NEU.EDU.VN

NỘI DUNG & KẾ HOẠCH

STT Tên chuyên đề

1 Chuyên đề 1: BẢN CHẤT CỦA LÝ THUYẾT KẾ TOÁN

2 Chuyên đề 2: ĐO LƯỜNG VÀ XÂY DỰNG CÁC LÝ THUYẾT KẾ TOÁN

3
Chuyên đề 3: QUAN ĐIỂM CỦA KẾ TOÁN CỔ ĐIỂN

4 Chuyên đề 4: CÁC LTKT THEO GIÁ GỐC (GIÁ PHÍ LỊCH SỬ)

5 Chuyên đề 5: CÁC LTKT THEO GIÁ THAY THẾ CHO GIÁ GỐC

6 KIỂM TRA GIỮA KỲ (90 phút)

Chuyên đề 6: LÝ THUYẾT KẾ TOÁN THỰC CHỨNG VÀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CHỨNG
7 KHOÁN

8 Chuyên đề 7: LÝ THUYẾT THỰC CHỨNG VỀ SỰ LỰA CHỌN CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN

1
ĐÁNH GIÁ

• Thang điểm: 10, trong đó

• Đánh giá quá trình học tập (40%) trong đó:

• 20% sự tham gia của học viên vào quá trình học tập trên lớp

• 20% bài kiểm tra, bài tập, bài tập nhóm

• Thi hết học phần (60%): Bài thi viết luận.

Chuyên đề 1: Bản chất của lý thuyết kế toán

Giảng viên:PGS.TS. Phạm Đức Cường


Viện Kế toán- Kiểm toán, ĐHKTQD
Email: cuongpd@neu.edu.vn
phamduccuong2701@gmail.com

2
Chuyên đề 1: Bản chất của lý thuyết kế toán

1.1 Khái niệm và sự cần thiết của lý thuyết KT

1.2 Lịch sử phát triển của lý thuyết KT

1.3 Các quan điểm về bản chất của KT

1.1 Khái niệm và sự cần thiết


của lý thuyết KT

 Kế toán là một công cụ thuộc hành vi con người được


xây dựng và sử dụng cho những mục đích riêng biệt
hoặc cho người kế toán viên
 Kế toán thường được diễn tả như là một bộ phận của
thực tiễn được phát triển nhằm giải quyết nhu cầu thực
tế hơn là kết quả của những suy luận có tính hệ thống và
tính cẩn trọng.
 Do vậy, các phương pháp xử lý kế toán trong thực tiễn
thường thiếu tính nhất quán.
 Ví dụ, sử dụng giá gốc và giá thị trường cho các TS khác nhau/ ghi
nhận lãi lỗ chưa thực hiện,…

3
1.1 Khái niệm và sự cần thiết của lý thuyết KT

 Khái niệm Lý thuyết:


 “Về lý thuyết từ nhà đến trường mất 20 phút nhưng vì tắc
đường nên thường mất 1h”

 Một niềm tin hoặc nguyên tắc định hướng cho hành động
hoặc hành vi của một người.

 Một ý tưởng hoặc tập hợp các ý tưởng sử dụng để giải thích
một vấn đề (ví dụ thuyết tiến hóa của Darwin)

1.1 Khái niệm và sự cần thiết của lý thuyết KT

 Lý thuyết:
 Lý thuyết thường được hiểu như một cơ sở lý luận sử
dụng để giải thích hiện thực.

 Về mặt cấu trúc, một lý thuyết có thể xem là một hệ


thống chặt chẽ các nguyên tắc từ giả định, khái niệm,
cho đến các ứng dụng tạo thành một cơ sở tham chiếu
tổng thể cho lĩnh vực nghiên cứu.

4
1.1 Khái niệm và sự cần thiết của lý thuyết KT

 Sự cần thiết của lý thuyết KT:


 Đo lường tài sản và công nợ thế nào: Theo giá gốc, giá bán,
giá phí hiện hành, giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai?

 Có nên ghi nhận TSCĐ vô hình do DN tạo ra không hay chỉ


ghi khi có người mua?

 Các phương pháp đo lường khác nhau sẽ ảnh hưởng thế nào
đến người sử dụng thông tin?

1.1 Khái niệm và sự cần thiết


của lý thuyết KT

 Lý thuyết kế toán:
 Khuôn khổ về lý thuyết kế toán

 Ra đời với mục tiêu thiết lập các nguyên tắc


cơ bản cho việc xử lý các vấn đề kế toán một
cách nhất quán và thống nhất.

10

10

5
1.1 Khái niệm và sự cần thiết
của lý thuyết KT

 Lý thuyết kế toán Henderson và cộng sự


(2004):
 Lý luận logic dưới dạng tập hợp các nguyên tắc
rộng lớn: (1) cung cấp một khung tham chiếu
chung mà thực hành kế toán có thể được đánh
giá và (2) hướng dẫn phát triển thực hành và
quy trình kế toán mới.

11

11

1.1 Khái niệm và sự cần thiết


của lý thuyết KT

 Liệu một lý thuyết được chấp nhận hay


không phụ thuộc vào mức độ:
 Tốt/xấu lý thuyết đó giải thích và dự đoán
về thực tế
 Tốt/xấu nó được xây dựng theo cả hai góc
độ thực tế và lý thuyết.
 Nó được chấp nhận áp dụng thực tiễn

12

12

6
1.1 Khái niệm và và sự cần thiết
của lý thuyết KT

 Lý thuyết kế toán là một khái niệm còn non trẻ


so với lý thuyết toán học hoặc vật lý.
 Thậm chí luận thuyết của Pacioli về kế toán kép
tập trung vào thực hành ghi chép kế toán và
không giải thích cơ sở lý thuyết cho việc làm đó.
 Tại sao TK bên trái là bên Nợ, bên phải bên Có
 Tại sao TK Tài sản tăng bên Nợ, giảm bên Có
 Tại sao số dư lại bên tăng,…

13

13

1.2 Lịch sử phát triển của lý thuyết KT

1.2.1 Thời kỳ tiền lý thuyết (1400s – 1800):


 Bắt đầu từ khi có những hình thức sơ khai của kế toán cho
đến hết thế kỳ 18
 Trước khi KT kép ra đời vào thế kỷ 15, kế toán với hình thức
là các ghi chép phục vụ cho hoạt động kinh doanh, hoạt
động tài chính đã tồn tại từ lâu.
 Năm 1494, Pacioli đã giới thiệu kế toán kép
 Đây là đóng góp quan trọng cho sự phát triển của kế toán hiện đại.
 Theo học giả Goldberg:
 Không có lý thuyết kế toán nào được phát minh ra kể từ thời của
Pacioli tới những năm đầu của thể kỷ 19.

14

14

7
1.2.1 Thời kỳ tiền lý thuyết

 Trong 300 năm sau 1494, các nhà nghiên cứu chỉ tập
trung vào việc phát triển các thông lệ kế toán hơn là đưa
ra các lý thuyết đầy đủ.
 Các đóng góp chính:
 Hệ thống kế toán kép lan rộng ra toàn châu Âu
 Hình thành các nhật ký chuyên dùng để ghi nhận các nghiệp vụ
 Lập báo cáo tài chính định kỳ
 Mở rộng áp dụng kế toán kép vào các đơn vị khác nhau ngoài DN
 Sử dụng tài khoản khác nhau để theo dõi hàng tồn kho
 Hình thành nên một số giả định của kế toán: Hoạt động liên tục,
kỳ kế toán, dồn tích.
 Một số phương pháp kế toán TSCĐ

15

15

Lịch sử phát triển của lý thuyết KT

1.2.2 Thời kỳ khoa học cơ bản (kế toán thực


dụng):
 Thời gian 1800 đến 1950s
 Thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các kỹ thuật và
thông lệ kế toán, kết quả từ nền công nghiệp hóa
 Quyền sở hữu và chức năng quản lý được tách biệt
trong các DN lớn làm nảy sinh nhu cầu thông tin
về quản trị tài chính.

16

16

8
1.2.2 Thời kỳ khoa học cơ bản

 Những đóng góp lớn cho kế toán:


 Sự phát triển phương pháp khấu hao TSCĐ
 Kế toán dồn tích
 Kế toán chi phí
 Một trong những luận điểm khoa học sớm
nhất và chung nhất là lý thuyết về kế toán
chủ sở hữu:
 Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả

17

17

1.2.2 Thời kỳ khoa học cơ bản

 Những đóng góp lớn cho kế toán:


 Một lý thuyết khoa học chung khác của kế toán đã được phát
triển trong nửa sau thế kỷ 19 đó là lý thuyết thực thể kinh
doanh của kế toán.
 Theo lý thuyết thực thể kinh doanh, trọng tâm của kế toán là
doanh nghiệp chứ không phải chủ sở hữu doanh nghiệp
 Theo đó, tất cả các nghiệp vụ được nhìn nhận dưới góc độ doanh
nghiệp.
 Phương trình kế toán:
 Tài sản = Nguồn hình thành tài sản
 Nguồn vốn = Công nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.

18

18

9
1.2.2 Thời kỳ khoa học cơ bản

 Một số tổ chức nghề nghiệp ra đời:


 1936: Hội kế toán Hoa kỳ (AAA)

 1938: Hội kế toán viên hành nghề Hoa kỳ (AICPA)

 Các lý thuyết kế toán trong giai đoạn này tập trung vào việc giải
thích thực tiễn thông qua phân tích thực nghiệm cách thức các DN
thực hành kế toán

 Các lý thuyết được kiểm định bằng việc quan sát liệu kế
toán viên có thực hiện giống như lý thuyết đề xuất.

 Phương thức quy nạp (khái quát tri thức chung từ những tri
thức riêng biệt và cụ thể).

19

19

Lịch sử phát triển của lý thuyết KT

1.2.3 Kế toán chuẩn tắc (tiêu chuẩn):


 Bắt đầu vào những năm cuối 1950s
 Ứng dụng của kinh tế học vào kế toán
 Lý thuyết trong giai đoạn này tập trung vào
giải quyết vấn đề “kế toán cần phải làm thế
nào?” thay vì “kế toán đang được làm thế
nào?”

20

20

10
Lịch sử phát triển của lý thuyết KT

1.2.3 Thời kỳ kế toán chuẩn tắc:


 Các đề xuất về chính sách (policy recommendations)
 Nên là gì (what should be)
 Tập trung vào:
 Lợi nhuận thực (true income/profit)
 Các vấn đề thực hành tăng cường tính hữu ích của việc
ra quyết định
 Dựa trên đề xuất lý thuyết và thực nghiệm

Financial statements should mean what


they say 21

21

1.2.3 Kế toán chuẩn tắc

 Các nội dung cơ bản của kế toán chuẩn tắc:


 Phê phán giá gốc và đi tìm lý thuyết định giá mới,
đặc biệt trong điều kiện lạm phát. Mô hình định giá
theo giá phí hiện hành ra đời trong giai đoạn này.
 Đề xuất khuôn mẫu lý thuyết kế toán như là một lý
thuyết cấu trúc về kế toán:
 Các giả định kế toán

22

22

11
1.2.3 Kế toán chuẩn tắc:

 Sang những năm 1970s, kế toán chuẩn

tắc bị phê phán:


 Các giả thuyết không được kiểm định bằng

thực nghiệm

 Các lập luận mang tính diễn dịch phụ thuộc

vào sự xét đoán chủ quan

23

23

Lịch sử phát triển của lý thuyết KT

1.2.4 Thời kỳ nghiên cứu thực chứng:


 Phát triển từ thập niên 1970
 Xuất phát từ sự phê phán lý thuyết chuẩn tắc
cùng với khả năng tiếp cập với nguồn dữ liệu
thực nghiệm phong phú
 Dựa chủ yếu trên nghiên cứu thực nghiệm nhằm
giải thích và dự đoán thực tiễn kế toán
 Đưa ra giả thiết từ thực tế, thu thập dữ liệu,
kiểm định giả thiết, kết luận

24

24

12
1.2.4 Thời kỳ nghiên cứu thực chứng

 Lý thuyết kế toán thực chứng dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm
với dữ liệu và các sự kiện xảy ra trong thực tế để kiểm chứng các giả
thuyết mà nhà nghiên cứu quan sát và đặt ra.
 Kế toán thực chứng thường áp dụng các phương pháp thống kê hay
kinh tế lượng cao cấp để phục vụ cho việc kiểm chứng giả thuyết.
 Các bước nghiên cứu theo kế toán thực chứng:
 Bước 1: Nhận biết vấn đề nảy sinh
 Bước 2: Tổng quan các nghiên cứu trước kia
 Bước 3: Thiết lập các giả thuyết nghiên cứu
 Bước 4: Thu thập dữ liệu
 Bước 5: Thực hiện kiểm nghiệm giả thuyết

25

25

1.2.4 Thời kỳ nghiên cứu thực chứng

 Các nghiên cứu chính:


 Quan hệ giữa thông tin kế toán và thị trường vốn,
trong đó xem xét các ảnh hưởng của thông tin kế
toán đến thị trường chứng khoán.
 Sự lựa chọn chính sách kế toán của nhà quản lý, đặc
biệt xem xét cách thức nhà quản lý lựa chọn chính
sách kế toán để trình bày báo cáo tài chính.
 Ảnh hưởng của chính trị đến sự lựa chọn chính sách
kế toán

26

26

13
1.2.4 Thời kỳ nghiên cứu thực chứng
 Các phê phán nghiên cứu thực chứng:
 Cách tiếp cận dựa quá nhiều vào quan hệ bên ngoài mà
bỏ qua các góc nhìn khác
 Ví dụ: Quan tâm đến cách lựa chọn chính sách kế toán của
người làm kế toán hơn bản thân phương pháp kế toán.

 Sang 1980s một hướng tiếp cận mới được phát triển trong
nghiên cứu thực nghiệm là nghiên cứu hành vi trong kế
toán:
 Nghiên cứu ảnh hưởng của con số kế toán trong một phạm vi
xã hội rộng hơn và phản ứng của các bên đối với thông tin kế
toán bao gồm nhà đầu tư, chủ nợ, nhà quản lý, chính phủ

27

27

Lịch sử phát triển của lý thuyết KT

1.2.5 Thời kỳ hiện đại:


 Mặc dầu có những phê phán, các lý thuyết
thực chứng và nghiên cứu hành vi vẫn giữ
vai trò chủ đạo trong nghiên cứu và xây
dựng kế toán hiện nay, đặc biệt sau sự sụp
đổ của các tập đoàn lớn như Enron,
WorldCom,… và khủng hoảng tài chính toàn
cầu.

28

28

14
1.3 Các quan điểm về bản chất KT

1.3.1 Bản chất thông tin của kế toán

1.3.2 Bản chất kinh tế của kế toán

1.3.3 Bản chất chính trị của kế toán

1.3.4 Bản chất xã hội của kế toán

29

29

1.3.1 Bản chất thông tin của kế toán

 Kế toán ghi chép quá khứ


 Kế toán ghi chép lại trung thực các giao dịch trong quá khứ
của DN dựa trên các nguyên tắc khách quan, nhất quán và
thận trọng.
 Người sử dụng thông tin ra quyết định nhằm thu được hiệu quả
sử dụng nguồn lực cao nhất

 Từ đó yêu cầu các nguyên tắc kế toán được sử dụng để lập


báo cáo tài chính trung thực.
 Thông tin kế toán cũng được sử dụng để đánh giá năng lực
quản lý.

30

30

15
1.3.1 Bản chất thông tin của kế toán

 Kế toán phản ánh hiện thực kinh tế:


 Kế toán là một công cụ phản ánh hiện thực kinh tế tại thời
điểm hiện tại hơn là sử dụng giá gốc để ghi chép và phản ánh
quá khứ
 Bảng cân đối kế toán phải trình bày được giá trị kinh tế hiện
tại của các tài sản, công nợ.
 Báo cáo kết quả kinh doanh phải phản ánh được lợi nhuận
thực của DN
 Quan điểm này phủ nhận giá gốc và tìm kiếm giá thay thế
như giá hiện hành, giá thay thế, giá hợp lý.

31

31

1.3.1 Bản chất thông tin của kế toán

 Kế toán là hệ thống thông tin:


 Kế toán bao gồm đầu vào-xử lý-đầu ra
 Kế toán được hiểu như công việc mã hóa các quan sát
theo ngôn ngữ của hệ thống, biến thành các tín hiệu và
báo cáo của hệ thống, sau đó giải mã thành các kết quả.
 Kế toán không còn bị ràng buộc bởi mục đích tạo ra một
một kết quả đúng. Thay vào đó, kế toán được thiết lập để
cung cấp thông tin phù hợp cho người sử dụng.

32

32

16
1.3.1 Bản chất thông tin của kế toán

 Kế toán là ngôn ngữ kinh doanh:


 Điểm tương đồng giữa kế toán và ngôn ngữ

 Cả hai cùng nhắm đến cung cấp thông tin cho một đối tượng nhất định

 Về cấu trúc, tương tự như ngôn ngữ bao gồm hai thành phần là từ ngữ
và văn phạm, kế toán cũng bao gồm các số liệu và nguyên tắc xác định
để hình thành báo cáo tài chính

 Với tư cách ngôn ngữ, KT chuyển các nghiệp vụ kinh tế thành các con
số theo một quy luật nhất định giúp người đọc có thể hiểu được thực
trạng tài chính và kết quả kinh doanh của DN.

 Quan điểm này là nền tảng cho việc nghiên cứu cấu trúc của lý thuyết
kế toán

33

33

1.3.2 Bản chất kinh tế của kế toán

 Kế toán dưới góc độ KT có thể xem như một loại hàng hóa.
 Theo đó việc tạo ra KT cần phải có chi phí và KT sẽ mang lại các lợi
ích tương ứng.

 Đây là cách tiếp cận của nhiều lý thuyết kế toán:


 Lý thuyết về ban hành các quy định kế toán thay vì để cho nhà quản lý tự
do trong việc lựa chọn chính sách kế toán và trình bày báo cáo tài chính

 Lý thuyết về quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán

 Các lý thuyết về lựa chọn chính sách kế toán. Các nhà quản lý có thể lựa
chọn các chính sách kế toán để tối ưu hóa lợi ích của mình trong quan hệ
với cổ đông.

34

34

17
1.3.3 Bản chất chính trị của kế toán

 Kế toán phản ánh mqh giữa các nhóm lợi ích trong XH:
 Các nhà quản lý có thể vận động để các tổ chức lập quy ban hành các
quy định có lợi cho ngành nghề của mình

 Các tổ chức nghề nghiệp cũng có thể tác động đến quá trình lập quy
để bảo vệ lợi ích của nghề nghiệp

 Nhà nước cần can thiệp vào quá trình kế toán thông qua việc ban
hành các quy định nhằm bảo đảm sự cân bằng giữa các nhóm lợi ích.

 Quan điểm này làm nền tảng cho các nghiên cứu về quy trình lập quy
về kế toán như có cần thiết các tổ chức lập quy hay không, vai trò
của NN, chi phí chính trị của kế toán.

35

35

1.3.4 Bản chất xã hội của kế toán

 Kế toán phải góp phần mang lại phúc lợi xã hội


thông qua đó duy trì sự phát triển bền vững.
 Các lý thuyết phát triển trên nền móng quan
điểm này bao gồm:
 Việc cung cấp thông tin minh bạch làm cơ sở cho việc
phân bổ nguồn lực xã hội
 Xem xét các chi phí xã hội và lợi ích xã hội của các
hoạt động.

36

36

18
1.4 Cấu trúc Lý thuyết

 Cấu trúc lý thuyết:


 Quan hệ logic

 Quan hệ ngữ nghĩa

 Quan hệ ứng dụng

37

37

1.4 Cấu trúc lý thuyết

 Quan hệ logic:
 Đề cập đến mối quan hệ giữa các khái niệm cơ
bản. Trong lý thuyết, quan hệ logic được sử
dụng để đưa ra các kết luận từ các tiên đề.
 Ví dụ:
 Tiên đề 1: Tài khoản TS có số dư Nợ
 Tiên đề 2: Hàng tồn kho là một tài sản
 Tiên đề 3: TK hàng tồn kho có số dư Nợ

38

38

19
1.4 Cấu trúc lý thuyết

 Quan hệ ngữ nghĩa:


 Là mối quan hệ giữa các khái niệm lý thuyết
và các đối tượng trong thế giới thực.
 Các kết luận rút ra từ các tiên đề có thể
đảm bảo mqh logic nhưng chưa chắc đã là
một điều đúng trong thực tế, nếu tiên đề sai
 Khi phát triển lý thuyết, mqh giữa quan hệ
logic và quan hệ ngữ nghĩa cần đảm bảo

39

39

Quan hệ ngữ nghĩa

 Ví dụ 2:
 TĐ 1: TK tài sản có số dư Nợ
 TĐ 2: Hao mòn TSCĐ liên quan đến TS
 KL: TK “Hao mòn TSCĐ có số dư Nợ?????

40

40

20
1.4 Cấu trúc lý thuyết

 Quan hệ ứng dụng:


 Thể hiện ảnh hưởng của các khái niệm hoặc
đối tượng đến con người.
 Ví dụ: Thông tin kế toán được xem là nhu
cầu cần thiết của con người trong việc ra
quyết định hoặc có thể tạo ra các ảnh hưởng
khác nhau đến các nhóm khác nhau trong
xã hội.

41

41

Lý thuyết kế toán

 Lý thuyết kế toán được định nghĩa là


các lập luận logic dưới dạng các
nguyên tắc chung.
 Các nguyên tắc này:
 Cung cấp một khuôn mẫu tham chiếu
tổng quát có thể đánh giá thông lệ kế
toán
 Hướng dẫn việc phát triển các thông lệ
hoặc thủ tục kế toán mới

42

42

21
Câu hỏi thảo luận

 Nêu các đặc trưng cơ bản của kế


toán:
 Giai đoạn từ 1495 đến 1800

 Giai đoạn từ 1800 đến 1955

 Giai đoạn từ 1956 đến 1970

 Giai đoạn sau 1970

43

Câu hỏi thảo luận

 Hãy giải thích ngắn gọn khái niệm lí thuyết. Trình bày
cấu trúc của một lí thuyết nói chung?
 Hãy giải thích khái niệm lí thuyết kế toán. Trình bày các
bộ phận cấu thành một lí thuyết kế toán?
 Hãy nêu bản chất của lý thuyết kế toán?
 Nêu ngắn gọn nội dung lý thuyết chuẩn tắc
 Nêu ngắn gọn nội dung lý thuyết khoa học
 Sự khác biệt giữa kế toán chuẩn tắc và kế toán thực
chứng?

44

44

22

You might also like