You are on page 1of 12

CHUYÊN ĐỀ 3:

CÁC QUAN ĐIỂM KẾ TOÁN CỔ ĐIỂN

PGS. TS. PHẠM ĐỨC CƯỜNG

Viện Kế toán – Kiểm toán

Đại học KTQD


1

CÁC LÝ THUYẾT KẾ TOÁN CỔ ĐiỂN

 LÝ THUYẾT SỞ HỮU

 LÝ THUYẾT THỰC THỂ PHÁP LÝ

 LÝ THUYẾT NGƯỜI CHỈ HUY

 LÝ THUYẾT NHÀ ĐẦU TƯ

 LÝ THUYẾT DOANH NGHIỆP

1
Lý thuyết chủ sở hữu

 Xem chủ sở hữu là trung tâm của kế toán


 Các nguyên tắc và phương pháp kế toán được xây dựng trên
quan điểm của người chủ sở hữu, phục vụ mong muốn của họ là
tối đa hóa tài sản của họ trong công ty.
 Phương trình kế toán:
 TS = NPT + VCSH nên VCSH = TS – NPT
 Tài sản thuộc về chủ sở hữu, NPT là nghĩa vụ của chủ sở hữu??????
 Kế toán nhằm xác định giá trị tài sản thuần của chủ sở hữu
 Doanh thu là khoản làm tăng vốn chủ sở hữu và CP làm giảm VCSH.
 LN là sự tăng lên của tài sản thuần (vốn chủ sở hữu)

Lý thuyết chủ sở hữu

 LT này có rất sớm và ảnh hưởng tới các thông lệ kế toán:


 Chi phí lãi vay được ghi nhận như là một loại chi phí nhưng
cổ tức được xem như là sự phân phối lợi nhuận
 Phương pháp VCSH áp dụng trong kế toán các khoản đầu tư
vào công ty con.
 Vốn đầu tư vào DN khác cuối kỳ = Vốn đầu tư vào DN khác đầu
kỳ + Lợi nhuận được chia trong kỳ - Cổ tức đã nhận.
 Lợi ích của cổ đông không kiểm soát trên báo cáo tài chính
hợp nhất được trình bày như một khoản phải trả trong khi
vốn chủ sở hữu trình bày lợi ích thuộc về công ty mẹ.
 Quy định này ít được áp dụng hiện nay!

2
Lý thuyết chủ sở hữu

 LT chủ sở hữu hình thành trong giai đoạn các DN


còn có quy mô nhỏ và dưới các hình thức công ty
một thành viên và công ty hợp danh.
 Loại hình công ty này có còn hiện nay không?

 Lý thuyết chủ sở hữu có còn giá trị tới nay không?

 Khi công ty cổ phần được hình thành, lý thuyết


này không còn phù hợp với loại hình DN này.

Lý thuyết chủ sở hữu


 Các khái niệm vốn tài chính
 Quan điểm sở hữu cho rằng không có sự khác biệt giữa
các tài sản của chủ sở hữu và tài sản của doanh nghiệp.
 Vì vậy, tất cả lãi của DN có thể phân chia được cho các chủ
sở hữu của DN.
 Nếu DN yêu cầu bổ sung vốn KD, thì luôn có các nguồn lực sẵn
có của các chủ sở hữu.

 Quan điểm sở hữu có liên quan tới việc duy trì vốn của
thực thể pháp lý:
 Nền tảng của lý thuyết điều chỉnh vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ
lạm phát.

 Duy trì sức mua của đồng tiền


6

3
Lý thuyết thực thể

 Xuất phát từ những hạn chế của lý thuyết chủ sở hữu khi xuất
hiện công ty cổ phần- chủ sở hữu tách khỏi DN.
 Các quan điểm:
 Đơn vị nhận nguồn lực từ các nhà tài trợ bao gồm cả cổ đông và chủ
nợ. Do vậy, đơn vị phải báo cáo các hoạt động của mình cho tất cả
các nhà tài trợ vốn này.
 Công ty hình thành như một thực thể độc lập với cả người chủ sở hữu
và chủ nợ, nó chỉ quan tâm tới sự tồn tại và phát triển của chính nó.
 Việc báo cáo cho các cổ đông hay chủ nợ (bằng các BCTC) thực chất
là việc tuân thủ các trách nhiệm pháp lý và tạo mối quan hệ tốt đẹp
để có thể huy động được vốn tương lai.

Lý thuyết thực thể

 Hai quan điểm trên đều dẫn đến một hệ quả cơ bản của lý thuyết

này là trách nhiệm của kế toán?


 Trách nhiệm giải trình là vấn đề quan trọng hàng đầu của kế toán.

 Trong lý thuyết thực thể, tài sản thuần không còn ý nghĩa. Vấn đề

trọng tâm là tình trạng của toàn đơn vị, trong đó cổ đông hay chủ

nợ đều là những nhà tài trợ.

 Phương trình kế toán: Tài sản = Nguồn vốn


 Tài sản phản ánh nguồn lực, nguồn vốn phản ánh nghĩa vụ của DN với đối tượng

khác

4
Lý thuyết thực thể

 Phương trình kế toán: Tài sản = Nguồn vốn

 Trong PT trên, không có sự khác biệt giữa cổ đông và chủ nợ. Mặc
dầu 2 bên có quyền lợi khác nhau đối với tài sản của đơn vị nhưng
về bản chất quan hệ đã thay đổi.

 Cổ đông không có quyền cụ thể đối với tài sản của đơn vị ngoại
trừ việc nhận cổ tức theo quyết định của HĐQT

 Cổ đông không thực sự là một người chủ sở hữu mà quan hệ


của họ với đơn vị là quan hệ có tính hợp đồng-nhường quyền sử
dụng TS.

Lý thuyết thực thể


 Lợi nhuận của DN được xem như sự tăng/giảm xuống
của tài sản thuần của đơn vị
 Doanh thu là dòng vào của tài sản và chi phí là cái bỏ ra để
mang lại doanh thu.

 Báo cáo kết quả kinh doanh trở thành báo cáo quan trọng
vì các nhà tài trợ quan tâm đến kết quả của đơn vị.

 Sự sống còn của DN liên quan đến lợi nhuận mà nó tạo ra.

 Lý thuyết chủ sở hữu tập trung vào bảng cân đối kế toán,
lý thuyết thực thể tập trung vào báo cáo kết quả KD.

10

10

5
Lý thuyết thực thể

 Chi phí lãi vay hay cổ tức đều được xem như là một chi phí vì đều
là khoản đơn vị phải trả cho nhà tài trợ vốn
 Có được áp dụng hiện nay không?

 Lý thuyết thực thể có những ảnh hưởng nhất định đến thông lệ
kinh doanh và thông lệ kế toán hiện nay:
 Khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, một hướng vận dụng lý thuyết này là
trình bày lợi ích của bên thiểu số không tách biệt mà sẽ thể hiện như một
phần VCSH bên cạnh nợ phải trả.
 Chuẩn mực/chế độ kế toán VN hiện nay thế nào?

 Khi công ty cổ phần mua và bán đi cổ phiếu của chính mình, đây là biểu hiện
sự độc lập của công ty đối với chủ sở hữu

11

11

Lý thuyết thực thể


 Khái niệm duy trì vốn vật chất
 Tài sản của DN và nguồn vốn là những khoản đến từ bên ngoài.

 Trách nhiệm của đơn vị trong việc duy trì công suất hoạt động
vật lý của công ty.

 Duy trì vốn vật chất: khả năng để đạt được mức công suất vật
lý tương đương vào cuối thời kỳ kể như khi nó bắt đầu hoạt
động. Thu nhập thu được chỉ sau khi công ty duy trì những tài
sản theo mức SX ban đầu.

 Quan điểm trên thống nhất rằng các giá phí để phục hồi tài sản
là giá phí hiện hành của tài sản có công suất tương tự như các
tài sản hiện có.

12

12

6
Thảo luận

 Anh/chị hãy phân biệt:


 Duy trì vốn vật chất
 Duy trì vốn tài chính????

13

13

Lý thuyết quỹ

 Do William Vatter đề xuất năm 1947

 Không nên chọn một góc nhìn mang tính


chất nhân cách hóa như lý thuyết chủ sở
hữu (dựa trên góc nhìn của chủ sở hữu) hay
lý thuyết thực thể (DN là một con người)

 Việc nhân cách hóa sẽ làm mất đi tính khách


quan của kế toán.

14

14

7
Lý thuyết quỹ
 Quỹ là một đơn vị hoạt động theo một mục đích cụ thể,
bao gồm tài sản và nguồn vốn.

 Phương trình kế toán:


 Tài sản = Tổng các giới hạn của tài sản
 Các giới hạn của tài sản chỉ ra các mục đích được xác định cho việc
sử dụng tài sản.

 NPT hay VCSH được xem như là một loạt các nghĩa vụ kinh tế và
pháp lý áp đặt lên việc sử dụng tài sản.

 VCSH là phần giới hạn cuối cùng nhằm cân đối giữa hai bên phương
trình kế toán.

 Theo lý thuyết này phương trình kế toán có thể được trình bày
khác nhau khi báo cáo cho các đối tượng khác nhau.

15

15

Lý thuyết quỹ

 Thu nhập được xem là phần tài sản tăng lên của quỹ mà
không có một giới hạn nào phát sinh ngoài giới hạn cuối
cùng của VCSH

 Chi phí là thứ phát sinh theo mục đích của quỹ.

 Không có con số lợi nhuận nào được phản ánh đầy đủ tất cả
mục đích của các bên quan tâm.

 Do vậy báo cáo kết quả kinh doanh không cần thiết mà
thay vào đó là một báo cáo về dòng vào, dòng ra của quỹ
để người đọc có thể tính được con số mà mình cần biết.

16

16

8
Lý thuyết quỹ

 Được sử dụng chủ yếu tại các đơn vị công, như


trường ĐH, các cơ quan NN
 Các đơn vị nhận nguồn, chi tiêu, báo cáo liên quan
đến từng quỹ

 Lý thuyết quỹ đề xuất báo cáo về nguồn và sử


dụng ngân quỹ.
 Báo cáo nào dựa trên lý thuyết này
 Đây là cơ sở cho việc ban hành và sử dụng báo cáo lưu
chuyển tiền tệ hiện nay.

17

17

Lý thuyết người chỉ huy

 Do Louis Goldberg đề xuất, cho rằng:


 Kế toán là quá trình báo cáo của những người chỉ huy với nhau, đó là
những cá nhân hay nhóm người có thể kiểm soát việc sử dụng nguồn lực
của DN.

 Chủ sở hữu, chủ nợ và nhà quản lý trong DN đều là những người chỉ huy.

 Các báo cáo TC theo lý thuyết này là báo cáo về quản lý hơn là báo cáo
cho CSH

 Lý thuyết người chỉ huy đã không có những ảnh hưởng trực tiếp
tới thực hành kế toán cho tới thời gian gần đây.

 Gần đây, khái niệm "kiểm soát" trở nên quan trọng. Lý thuyết
này bắt đầu có vai trò.

18

18

9
Lý thuyết kế toán nhà đầu tư
 Do G. Staubus đề xuất năm 1961

 Dựa trên mục đích của kế toán là cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư.

 Phương trình kế toán


TS = N.vốn đặc thù (NPT và CP ưu đãi) + Nguồn vốn còn lại

 Nhà đầu tư hiểu theo nghĩa rộng bao gồm chủ sở hữu và chủ nợ

 Thuyết này nhấn mạnh đến việc cung cấp thông tin giúp nhà đầu tư dự
đoán được các dòng tiền tương lai.

 Staubus nhận định rằng lượng tiền nhận được trong tương lai của các
nhà đầu tư phụ thuộc vào:
 Năng lực tiền tệ của công ty để thanh toán các khoản nợ bằng tiền

 Các mong muốn của nhà quản lý

 Thứ tự ưu tiên theo luật pháp với quyền hạn của các nhà đầu tư

19

19

Lý thuyết doanh nghiệp

 Được đề xuất bởi Peter Drucker và Suojanen năm 1954


 DN được xem như là một tổ chức xã hội, nơi mà các quyết
định có ảnh hưởng tới nhiều bên liên quan như cổ đông,
nhân viên, chủ nợ, khách hàng,...
 Lý thuyết này xem DN theo một vai trò lớn hơn lý thuyết
thực thể:
 DN không chỉ là nơi tạo ra lợi nhuận
 Nhấn mạnh hơn đến trách nhiệm của DN đối với các bên liên quan
thay vì tập trung vào cổ đông

20

20

10
Lý thuyết doanh nghiệp

 Đề xuất doanh nghiệp cung cấp báo


cáo về giá trị tăng thêm:
 là báo cáo thuyết minh về giá trị mà DN
tạo ra trong kỳ, sự phân phối cho các
bên liên quan, và phần còn lại sau khi
phân phối.

21

21

Lý thuyết doanh nghiệp


Báo cáo kết quả kinh doanh lãi, lỗ Báo cáo thu nhập tăng thêm
(Theo truyền thống) Doanh thu $500
Doanh thu $500 Trừ đi:
Trừ đi: Nguyên vật liệu và yếu tố mua 170
ngoài và dịch vụ sử dụng ($100 +
Nguyên vật liệu và yếu tố mua $100
$40 + $30)
ngoài sử dụng
Thu nhập tăng thêm $330
Sưởi ấm, ánh sáng, năng lượng 40
Phân phối thu nhập tăng thêm cho:
Tiền lương 100
Chi phí tiền lãi 20 Công nhân viên 100
Chi phí khấu hao 30 290 Cho người cung cấp vốn
Thu nhập trước thuế $210 Chia cổ tức $50
Thuế thu nhập 100 Lãi tiền vay 20 70
Thu nhập thuần $110 Cho chính phủ 100
Trừ lãi phân phối 50 Cho công ty để mở rộng SX
Lợi nhuận để lại $60 Lợi nhuận để lại 60

22

22

11
Các lý thuyết khác

 Lý thuyết giá trị giảm dần


 Lý thuyết thực thể báo cáo
…

23

23

Câu hỏi thảo luận và ôn tập

1. Hãy trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết sở hữu và lý thuyết thực thể. Bình luận và
so sánh các khái niệm về doanh thu, chi phí, và thu nhập theo quan điểm của hai lý
thuyết này. Thảo luận tác động của hai lý thuyết này đến thực hành kế toán. Liên hệ
với kế toán hiện hành của Việt Nam.

2. Hãy trình bày mục đích của doanh nghiệp; mối quan hệ giữa tài sản, công nợ, và chủ sở
hữu theo quan điểm của lý thuyết sở hữu. Nêu những hạn chế của lý thuyết này.

3. Theo quan điểm của lý thuyết thực thể: Mục tiêu của kế toán là gì? Khái niệm “giá trị
ròng” quan trọng như thế nào? Lý do cho sự thay đổi phương trình kế toán thành Tài
Sản = Nguồn vốn?

4. Theo quan điểm của lý thuyết người chỉ huy: Ai là người chỉ huy? Vai trò của chủ sở hữu
là gì? Bảng cân đối kế toán và tài khoản lợi nhuận chưa phân phối được xem xét như
thế nào?

5. Loại thông tin nào mà nhà đầu tư muốn có theo quan điểm của lý thuyết chủ đầu tư?

24

24

12

You might also like