You are on page 1of 9

ARTICLES BLOG CONTACT

BỆNH NHẠT, BỆNH THÔ VÀ BỆNH SĨ

Là đàn ông, khi nói chuyện với phụ nữ ai cũng muốn được đánh giá là người hài hước,
khéo ai ăn nói, và cũng có lẽ qua việc học từ Wingman, bạn bè, hoặc trải nghiệm trong
cuộc sống cũng dạy những chàng trai mới lớn rằng, tán tỉnh phụ thuộc rất nhiều vào việc
trêu đùa một người con gái. Cá nhân tôi đồng ý như vậy, và cách nói chuyện của bản thân
khi giao tiếp với một người con gái mình thích phần lớn sẽ bao gồm những câu đùa vui,
thử thách, cân não nhau trong từng lời nói, cử chỉ.

TUY NHIÊN

Khi giao tiếp nhiều với các bạn nam, nhất là những người ít kinh nghiệm trong lĩnh vực
giao tiếp, một điều tôi nhận ra rằng cách đa số con trai Việt Nam đùa rất vô duyên. Sự
thành công với người khác giới không chỉ đến từ biết rằng mình phải biết làm gì, nhưng
thử thách lớn nhất bao giờ cũng là phải làm điều đó sao cho đúng. Bài viết này sẽ đề cập
đến 3 bệnh muôn đời của đàn ông trong giao tiếp với phụ nữ: Bệnh nhạt, bệnh cợt nhả và
bệnh sĩ diện

I. BỆNH NHẠT

Con người tán gẫu để đem những cảm xúc tích cực cho bản thân mình và người đối diện.
Nhạt là hạn chế trong việc giao tiếp khi những lời nói của bạn không đem lại bất cứ cảm
xúc nào ngoài sự ngán ngấm cho những người xung quanh. Để nói về nhạt, hãy nhìn vào
ví dụ dưới đây.

Có 2 vấn đề ở đây:

1. Thứ nhất, lời nhận xét này không thiếu sự độc đáo. Giá trị của lời nói đùa cũng như câu
chuyện cười giảm dần sau mỗi lần nghe. Con người đánh giá cao những trải nghiệm mới
mẻ, đặc biệt ở một người đàn ông vì nó biểu hiện một đầu óc độc lập, thông minh.

2. Thứ hai, bằng cách đùa kiểu này, một trong những đánh giá nam chính của chúng ta
ngầm đưa ra là gia đình cô nàng, này bằng cách đặt tên muốn áp đặt cho người con gái
trách nhiệm sống như một người con trai của bố mẹ.

Những người nhạy cảm như tôi, khi nghe một nhận xét như vậy sẽ rất cảm thấy đặc biệt
phản cảm. Sự phản cảm này bình thường có thể không lớn, nhưng khi đi cùng với sự
thiếu sáng tạo trong câu nói thường đem lại cảm xúc không tốt cho người đối thoại cùng.

Nếu là tôi, câu trả lời cho đoạn chat đó có thể là:

"Hmmm.. em liệu có chắc mình là con gái không đấy?"

Đây là một câu trả lời hoàn toàn trái ngược lại với cái gọi là nhà "nhat" vì tôi không tin rằng
trên đời sẽ có người thứ hai đưa ra cho cô gái này một câu hồi âm như vậy. Một điểm cần
lưu ý rằng những câu đùa như trên luôn đem lại một phản ứng rất mạnh, dù là theo hướng
tiêu cực hay ngược lại và chỉ nên dùng khi bạn khiến cho đối tượng có cảm giác rằng
mình là người chất hơn cô ấy. Đồng thời, câu chữ trong cách diễn đạt cũng đòi hỏi sự tỉ
mỉ nhất định để tránh đem lại sự phản cảm. Hãy so sánh 2 ví dụ sau đây và để ý sự khác
biệt:

"Hmmm.. em liệu có chắc mình là con gái không đấy?"

"Thế em có phải con gái thật không :))"

Cách nói chuyện này rất hợp với phong cách của bản thân tôi, nhưng nếu bạn với tư cách
người đọc muốn kiếm cho mình một câu đáp nhẹ nhàng hơn:

"Thế bản thân em có bao giờ tự đặt ra câu hỏi đấy không?" => Tiếp tục được câu chuyện
bằng cách tìm hiểu về cô ta.

Một cách tốt để tập cách giao tiếp cho đỡ nhạt khi giao tiếp với phụ nữ là từ việc nhắn tin
vì bạn có nhiều thời gian hơn cho việc suy nghĩ một câu trả lời. Hãy tự hỏi mình, liệu anh
hàng xóm nhà bên cạnh có thể nghĩ ra được câu đối thoại như bạn không trước khi nhấn
phím gửi và suy nghĩ kỹ hơn nếu câu trả lời là "có". Tất nhiên, trừ khi bạn là hàng xóm của
tôi ;]

II. BỆNH CỢT NHẢ

Nếu nhạt là thiếu đi khả năng đem lại cảm xúc cho mọi người qua những câu đối thoại của
bản thân, thì ngược lại, bệnh cợt nhả thường đem lại ác cảm rất mạnh cho những người
rủi ro phải dành thời gian bên cạnh một người như thế. Yếu tố căn bản định nghĩa thái độ
cợt nhả là sự thoải mái quá mức trong ngôn ngữ từ người nói khi giao tiếp với người nghe
chưa thực sự thân quen và đem lại cảm giác bị xúc phạm.
Ví dụ, đây là một tin nhắn của của một chàng trai gửi đến cô gái như một cách mở chuyện
làm quen.

Nếu như câu đầu tiên thể hiện một sự cợt nhả, thiếu văn minh trong ăn nói, thường đến từ
những người bị gán cái mác "nice guy" một hôm nổi hứng muốn chứng tỏ độ nguy hiểm
bản thân, thì dòng reply thứ 2 là biểu hiện của bệnh nhạt khi không biết phản ứng ra sao
với thái độ không hài lòng của người con gái.

Thái độ trịch thượng như thể cả thế giới mắc nợ anh ta một đặc cách và sự suồng sã
trong ngôn ngữ của người đàn ông thường được phụ nữ đánh giá là biểu hiện của sự tự
tin. Tuy nhiên khi được dùng với ngôn từ thiếu văn hóa, nó trở thành biểu hiện của thiếu
học vấn, kinh nghiệm sống và nền tảng gia đình thấp kém.

Dù tôi không khuyến khích bắt chuyện theo cách này, vì một người lạ chưa gặp bao giờ sẽ
không hề có trách nhiệm phải hồi âm một tin nhắn vô nghĩa, một câu nói mang ý nghĩa
tương tự, nhưng được sắp xếp khéo léo hơn có thể được viết là:

"Người lịch sự đọc tin nhắn xong kiểu gì cũng sẽ trả lời, em đồng ý không?"
Rồi sau câu trả lời của người con gái, dù có thể là bất cứ nội dung gì, chàng trai cũng có
thể tiếp tục bằng:

"Anh biết mình nhìn người không sao mà. Chào em, anh là X"

Cùng một ý nghĩa, nhưng sắc thái của tin nhắn ví dụ kia là sự tiêu cực, hằn học. Ngược
lại, tin nhắn mẫu Wingman đưa ra tích cực hơn khi động viên người con gái trả lời bằng
hàm ý rằng cô ta sẽ trở thành người lịch sự trong con mắt của mình nếu như trả lời tin
nhắn, đồng thời tin nhắn follow-up được dùng như một phần thưởng nhỏ cho nỗ lực của
cô ta.

Sự nhạt nhẽo bắt nguồn từ sự thiếu thú vị của con người, hoặc ngại ngùng bị đánh giá
nên không thoải mái trong việc bày tỏ suy nghĩ của bản thân. Sự cợt nhả thường đến từ
những cá nhân có đánh giá về chính cá nhân mình không cao nên mượn những lời nói
mạnh mẽ đến quá lố để che đậy mặc cảm này. Cả hai tính cách kể trên nằm tại hai thái
cực trái ngược nhưng có điểm chung rằng nó thể hiện sự thiếu quyến rũ ở người đàn ông.

Viết đến đây, tôi mới chợt nhớ ra một căn bệnh nữa:

III. BỆNH SĨ DIỆN.

Nếu nhạt là bệnh của người hiền lành quá mức, cợt nhạt là tính của những kẻ cay đắng về
cuộc sống bản thân, thì sĩ diện thường là biểu hiện của sự tự phụ.

Hãy tưởng tượng rằng bạn là một nhân viên ưu tú, sếp nhỏ tại một công ty đa quốc gia,
27 tuổi với số tiền không ít trong tay. Buổi hẹn đầu ăn tối tại nhà hàng sang trọng với một
cô gái xinh đẹp, thông minh nhưng có phần cá tính, bạn cầm menu trong tay, chọn món
trước mặt người quản lý quen thuộc. Bỗng nhiên từ phía đội diện bên kia bàn, cô nàng
xinh đẹp kia mỉm cười nhắc khéo:

"Gọi vừa món thôi anh, nhớ dành tiền mà còn bắt taxi về đấy"

Bạn sẽ phản ứng thế nào? Kẻ tự phụ sẽ cảm thấy sĩ diện của mình bị tổn thương, cho
rằng cô gái kia thật khiếm nhã khi không biết rằng chiếc thẻ tín dụng bạn cầm trong tay đủ
tiền để bao cả nhà hàng ! Hơn nữa, tại sao phải bắt taxi trong khi bạn đến đây trên chiếc
Audi A8 với ý định sẽ đưa cô nàng dạo phố sau bữa ăn? Lại còn trước mặt người quản lý
của nhà hàng bạn là khách quen nữa chứ!

"Em nghĩ anh không có tiền hay sao mà nói thế?"

Bỗng nhiên, khuôn mặt người con gái kia căng lại và nụ cười trên môi tắt ngóm đi. Giữa
hai người giờ đây có một bức rào cản và không khí buổi hẹn trở nên nặng nề đi.

Cách xử lý đúng trong trường hợp này là bỏ qua sĩ diện của mình đi, và đáp lại một cách
khiến người kia biết rằng mình là kẻ cao tay hơn.

"Không sao, cùng lắm hết tiền anh đặt cọc em ở lại rồi về trước cũng được mà"

Phụ nữ thông minh, một cách vô thức, rất hay thử đàn ông để biết rõ hơn con người họ.
Một câu đùa thông minh, cho thấy bản lĩnh tự tin và bộ não nhậy bén sẽ khiến người con
gái khâm phục. Ngược lại, phản ứng tự vệ khi cảm thấy tự ái của mình bị động chạm sẽ
đem lại sự căng thẳng trong mối quan hệ và cái nhìn không thiện cảm cho lắm.

Tất nhiên trong cuộc sống, sẽ có những lúc bạn cảm thấy bị động chạm thực sự khi đối
phương có đánh giá sai về mình. Phân biệt giữa một lời thử thách mang tính nắn gân và
sự đụng chạm với ý đồ không hay đòi hỏi kinh nghiệm nhìn người để đưa ra phản ứng
đúng cách, nhưng trong quan hệ với phụ nữ, lời khuyên của tôi là hãy đừng để lòng sĩ
diện lấn áp sự sáng suốt của bản thân.

 January 06, 2015  /  Wingman

 80 Likes    Share
 Newer Older 

COMMENTS (9) Newest First Subscribe via e-mail

Preview Post Comment…

2 weeks ago

Taxi?
A nghĩ mình có 1 cô gái đẹp để nắm tay trên đường về mà :)

2 weeks ago

Và tôi nghĩ......những chàng trai trên còn may mắng hơn nữa tôi rất nhiều.
Các cô gái tạo được sự thú vị ngay câu đầu tiên, điều mà rất ít cô gái tôi
tiếp xúc làm đc. Ngoại trừ, lần đầu Pick-up

Toby Đỗ 5 months ago

Còn bênh nữa cho đa số đàn ông VN bh là bệnh khoe mẽ, bốc phét trước mặt ng
mới quen!
p/s: đã từng hẹn hò vs 1 cô nàng có cách nói năng giống vs cô gái trong hội thoại
của Wingman "gọi ít thôi a, ko khéo k đủ tiền bắt taxi về đó" khi đấy mình cũng chỉ
đùa lại:
- Chính vì thế a đang muốn e ăn thật nhiều để có sức đi bộ về với anh mà ))

Joe 6 months ago

Cám ơn WM nhưng ví dụ trong bài viết còn hẹp quá, chưa thể làm thỏa mãn người
đọc về các bệnh nhạt, thô và sĩ như trong phần đặt vấn đề nêu ra. Mong WM xem
xét việc đưa thêm nhiều dẫn chứng, ví dụ nhiều hơn nữa. Một lần nữa cảm ơn anh.
Mong chờ bài viết mới !

Game 5 months ago · 1 like

Khi anh ta cho bạn một quả táo nó chỉ là một quả táo và anh ta lại cho
bạn nhiều loại quả khác nó thành một mâm ngũ quả. Nhưng anh ta
đưa thêm cho bạn một con dao rất có thể bạn sẽ cắt đứt tay mình.

Tuan Anh 6 months ago

cảm ơn vì những bài viết giá trị :)

Ngoa Long 6 months ago

good job WM. very interesting valueable post


Girl 6 months ago

how much did u experience to have this kind of skill? Im impressed :)))
from a girl's perspective Im pretty sure that girls definitely fall in love with guys have
this way of talking :))

nguyễn mạnh duy 6 months ago

đây là bệnh kinh niên của đàn ông Việt Nam

  

You might also like