You are on page 1of 7

”Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt.

Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh
mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống”.
“ Xuân Diê ̣u là mô ̣t người của đời, mô ̣t người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xâ ̣y dựng trên đất của mô ̣t tấm lòng trần gian”
Xuân Diê ̣u đã mang đến cho thơ ca dân tô ̣c mô ̣t cách nhìn mới,mô ̣t bút pháp mới,mô ̣t cảm xúc mới
Ông là nhà thơ của trần gian, ông tận hưởng say mê thanh sắc của cuộc đời, sống tận tâm, tận lực, cuộc đời đối với Xuân Diệu có một
sức hút mãnh liệt: 
                                          Tôi chỉ là cây kim bé nhỏ,
Mà vạn vật là muôn đá nam châm.
       Nếu hương đêm say dậy ánh trăng rằm,
                                         Thì chớ trách người thơ tình lơi lả
Xuân Diệu là nhà thơ của tuổi trẻ, của mùa xuân, của tình yêu nhưng ông luôn lo sợ dòng trôi của thời gian. Vì vậy thi sĩ có một nhịp độ
sống hối hả, cuống quýt
                            Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ 
                            Em, em ơi, tình non sắp già rồi                   
                            Con chim hồng trái tim nhỏ của tôi  
                           Mau lên chứ, thời gian không đứng đợi    
                                                                (Giục Giã)
Thế Lữ trong lời tựa tâ ̣p “Thơ Thơ” đã viết: “Xuân Diê ̣u là mô ̣t người của đời, mô ̣t người ở giữa loài
người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của mô ̣t tấm lòng trần gian, ông đã không trốn tránh mà còn quyến luyến cõi đời”. Thâ ̣t vâ ̣y,
Xuân Diê ̣u tha thiết yêu đời, khao khát được sống, được yêu, được giao cảm với đời, với thiên nhiên tạo vâ ̣t. Có lẽ đối với Xuân Diê ̣u
chưa phải là bức tranh toàn cảnh của bao nhiêu cảnh ngô ̣ thăng trầm, bao số phâ ̣n khổ đau hay hạnh phúc … Đời của Xuân Diê ̣u là hạnh
phúc tình yêu tuổi trẻ, là sức sống tràn đầy của thiên nhiên tạo vâ ̣t. “Vô ̣i vàng” trích trong “Thơ Thơ” (1938) là bài thơ tiêu biểu của
Xuân Diê ̣u viết về niềm khao khát được tâ ̣n hưởng tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu.
Xuân Diê ̣u là 
             “Kẻ đựng trái tim trìu máu đất
Hai tay chín móng bám vào đời”
            “Bám vào đời” là lẽ sống của nhà thơ và càng gắn bó với cuô ̣c sống bao nhiêu, nhà thơ càng nhâ ̣n thức sự mong manh, không
bền vững của thời gian. “Thời gian không đứng đợi” mô ̣t ai nên Xuân Diê ̣u sống vô ̣i vàng, hối hả, cuống quýt. Nhà thơ cảm nhâ ̣n dòng
chảy của thời gian trên cuô ̣c sống, trong tình yêu đôi lứa và thiên nhiên, tạo vâ ̣t.
Cảm xúc của thi sĩ trước mùa xuân – tình xuân:
Tôi muốn tắt nắng đi
       Cho màu đừng nhạt mất
       Tôi muốn buô ̣c gió lại
       Cho hương đừng bay đi
            Nhà thơ mơ ước “tắt nắng” cho “màu đừng nhạt”, “buô ̣c gió” cho “hương đừng bay”. Điê ̣p ngữ “tôi muốn” bày tỏ tha thiết niềm
khát khao muốn xoay chuyển, đoạt quyền của tạo hóa, muốn giữ tất cả những gì tươi xanh của cuô ̣c sống, của mùa xuân và tình xuân và
rất sợ sự tàn phai của thi sĩ. Mơ ước vời xa, nồng nhiê ̣t và vẫn là mô ̣t khát khao chân thực.
Của ong bướm này đây tuần tháng mâ ̣t
                           Này đây hoa của đồng nô ̣i xanh rì
                           Này đây lá của cành tơ phơ phất
                           Của yến anh này đây khúc tình si
            Thi sĩ phát hiê ̣n có mô ̣t thiên đường ngay trên mă ̣t đất, ngay trong tầm tay với của mỗi chúng ta. Với những hình ảnh thơ cụ thể,
gợi cảm và điê ̣p ngữ “này đây” đă ̣t ở nhiều vị trí khác nhau, nhà thơ vẽ mô ̣t bức tranh tạo hóa với muôn ngàn thanh sắc. Thiên nhiên
dưới mắt thi sĩ phong phú, bất tâ ̣n. Nhà thơ đón nhâ ̣n cảnh sắc thiên nhiên bằng mô ̣t tình yêu say đắm, bằng tâm hồn rô ̣ng mở. Tất cả sự
vâ ̣t trong đoạn thơ hiê ̣n lên với vẻ ngọt ngào của “ong bướm tuần tháng mâ ̣t”, xanh non với “lá của cành tơ”, với “hoa của đồng nô ̣i xanh
rì” và say mê cùng “khúc tình si” của yến anh. Ta nghe như tiếng reo vui của mô ̣t người đang yêu lạc vào mô ̣t khu vườn xuân với bao
cảnh sắc tuyê ̣t mỹ, rực rỡ. Ta bắt gă ̣p mô ̣t tấm lòng yêu cuô ̣c sống tha thiết, dào dạt đang mở rô ̣ng với nhiều cảm giác: nhìn cảnh sắc,
nghe âm thanh, ngửi mùi hương chan hòa trong ánh sáng.
                        Mỗi sáng thần vui hằng gõ cửa
                        Tháng giêng ngon như mô ̣t că ̣p môi gần
            Trong thơ mới chỉ có “thần sầu”, có nỗi “buồn cô quạnh”, “sầu vạn kỷ” nhưng không hề có “thần vui”. “Mỗi sáng thần vui hằng
gõ cửa” là mô ̣t ý thơ mới mẻ trong thơ mới và đó chính là tình yêu cuô ̣c sống trong thơ Xuân Diê ̣u. Nhà thơ rạo rực trước khu vườn xuân
của tạo hóa và cảm thấy mỗi ngày xuân là mô ̣t ngày của niềm vui. Thi sĩ say sưa tâ ̣n hưởng mùa xuân, tình xuân mô ̣t cách đắm đuối
“Tháng giêng ngon như mô ̣t că ̣p môi gần”. Rất mới mẻ, rất đô ̣c đáo khi Xuân Diê ̣u so sánh “tháng giêng” như “că ̣p môi gần”.
        Bức tranh tạo hóa kỳ diê ̣u, tràn ngâ ̣p thanh sắc. Thiên đường trên mă ̣t đất không có gì mới lạ nhưng qua cái nhìn “xanh non” nhà
thơ như ngơ ngác, vui sướng khi lần đầu trông thấy. Thơ xưa lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp của con người “phù dung như
diê ̣n, liễu như mi”. Xuân Diê ̣u đưa ra mô ̣t tiêu chuẩn khác, con người là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp trên thế gian. Con người là thước đo
thẩm mỹ của vũ trụ, vẻ đẹp con người trần thế là tác phẩm kỳ diê ̣u nhất của tạo hóa. Quan niê ̣m về cái đẹp của Xuân Diê ̣u mang ý nghĩa
nhân bản sâu sắc. Xuất phát từ tư tưởng ấy, nhà thơ đã sáng tạo nên những hình ảnh mới mẻ “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi” nhưng
đô ̣c đáo, táo bạo, rất “Xuân Diê ̣u” là hình ảnh “Tháng giêng ngon như mô ̣t că ̣p môi gần”. Hình ảnh thơ gợi lên vẻ đẹp rất con người, rất
trần gian, nhưng cũng thâ ̣t tuyê ̣t mỹ, tuyê ̣t vời.
Tôi sung sướng. Nhưng vô ̣i vàng mô ̣t nửa

Trên không chờ nắng hạ mới hoài xuân.


  Vũ trụ có thể vĩnh viễn, mùa xuân của đất trời có thể tuần hoàn nhưng tuổi xuân sẽ không còn và con người không thể níu kéo thời gian
dừng lại. Như vâ ̣y, hãy sống, sống say mê, tâ ̣n tâm trong từng giây, từng phút giữa mùa xuân của cuô ̣c đời và vũ trụ. Rất nhiều bài thơ
của Xuân Diê ̣u bày tỏ sự vô ̣i vàng, hối hả trong cuô ̣c sống:
…Mau lên chứ, vô ̣i vàng lên với chứ
Em, em ơi tình non đã già rồi
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi
Mau lên chứ! Thời gian không đứng đợi
 
Trong gă ̣p gỡ đã có mầm ly biê ̣t
Những vườn xưa nay đoạn tuyê ̣t dấu hài
Gấp đi em anh rất sợ ngày mai
Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn

Thà mô ̣t phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Trong “Vô ̣i vàng” vẫn thái đô ̣ sống vô ̣i vã, cuống quýt nhưng thể hiê ̣n đâ ̣m đă ̣c hồn thơ, tình thơ và 
phong cách sáng tác của Xuân Diê ̣u. Điê ̣p khúc “ta muốn”, nhịp điê ̣u “ta muốn” cùng những hình ảnh táo bạo, nồng nàn, nhất là viê ̣c sử
dụng mô ̣t loạt những đô ̣ng từ: ôm, riết, say, thâu, cắn … đã thể hiê ̣n chân thực niềm yêu mãnh liê ̣t cuô ̣c sống, mô ̣t tình yêu đắm đuối,
nồng nàn, sôi nổi. Đối tượng mà nhà thơ muốn “ôm, riết, cắn, say” là mây gió, non nước, cỏ cây, hoa bướm và mùa xuân. Đó là những
biểu hiê ̣n của sự sống và sức sống trong thiên nhiên, tạo vâ ̣t không hề nhuốm bản năng tầm thường.Đoạn thơ thể hiê ̣n nhân sinh quan của
Xuân Diê ̣u – phải sống, phải yêu, phải vô ̣i vàng tâ ̣n hưởng tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ 
                                                             “Mau lên chứ, vô ̣i vàng lên với chứ
                                                              Em, em ơi! Tình non đã già rồi”
Quan niê ̣m sống của nhà thơ mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc, thi nhân đã thả hơi thở nồng nàn, say đắm vào tình yêu và cuô ̣c sống.

“Vô ̣i vàng” là mô ̣t bài thơ rất “Xuân Diê ̣u”, là tiếng nói của mô ̣t trái tim sôi sục, khao khát sống và yêu,
là cái nhìn của mô ̣t tâm hồn trẻ trung, là sự khẳng định cái tôi của thi sĩ trong quan hê ̣ gắn bó với đời. Bài thơ là mô ̣t minh chứng “Xuân
Diê ̣u là nhà thơ của tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu và là nhà thơ của cảm xúc, cảm giác tinh tế”. Về hình thức nghê ̣ thuâ ̣t “Vô ̣i vàng” cũng
mang nét riêng của Xuân Diê ̣u thể hiê ̣n ở nhịp thở hăm hở, cuống quýt; ở hình ảnh táo bạo; ở cú pháp rất Tây và lối vắt câu tự do, thoải
mái. Cùng với những bài thơ “Phải nói”, “Giục giã”, “Vô ̣i vàng” thể hiê ̣n sức sống và tình yêu cuô ̣c sống tha thiết đắm say nhưng cũng
chứa đầy bi kịch trong hồn thơ Xuân Diê ̣u.
Tâm trạng buồn chán, băn khoăn
- Buồn chán trước thời gian trôi chảy (Xuân đến - qua, non - già, hết - mất), thời gian ăn cắp cuộc đời. Con người rất sợ thời gian ấy lại
có giác quan rất nhạy với thời gian. Xuân Diệu lắng nghe bước đi của thời gian trong lòng sự vật. Một loại hình ảnh thiên nhiên hiện lên
qua cảm thức thời gian:
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Bài thơ “Vội vàng” được rút ra từ tập thơ thơ viết năm 1938 và là bài thơ tiêu biểu trong tác phẩm mà Xuân Diệu viết trước cách mạng
tháng 8.
“ Nếu bây giờ chỉ cần gọi tên một nhà thơ trong thơ mới thôi, thì gần như tất cả sẽ gọi Xuân Diệu”. Có lẽ là vì sự táo bạo của ông được
thể hiện trong thơ.
Xuân Diệu luôn nhìn cuộc đời bằng cái nhìn “xanh non, biếc rờn”, phải là một người rất yêu đời yêu thiên nhiên thì nhà thơ mới có thể
cảm nhận được từng chuyển biến của sự vật như thế. Xuân Diệu đã phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật đang vào độ thanh tân
nhất, diễm lệ nhất. Một bức tranh hội tụ đầy đủ những hương thơm, ánh sáng và màu sắc âm thanh. Đặc biệt cảnh vật hiện lên đều có đôi
có cặp: “ Ong Bướm, tuần tháng mật”, “ hoa, đồng nội xanh rì”. Thi sỹ như đang đứng trước bức tranh thiên nhiên mà chỉ trỏ: “Này đây
hoa”, “ này đây lá”, “ này đây ánh sáng”. Nhà thơ đã mở lòng mình để cảm nhận và thưởng thức từ mọi giác quan như đang muốn ôm
trọn sự sống ngồn ngộn vào lòng mình. Thiên nhiên như một bữa tiệc trần gian đầy những thực đơn quyến rũ còn có cả Ong Bướm lượn
tình tứ, ngọt ngào, hoa đua nhau khoe sắc tạo nên “đồng nội xanh gì”, cây cối đâm chồi nảy lộc lên những “cành tơ phơ phất”. Điểm vào
bức tranh ấy là một ánh sáng lấp lánh, và tiếng hót của loài chim Yến anh đang ca “ khúc tình si”. Cuộc đời đang tràn đầy nhựa sống và
thi nhân đang tận hưởng một cách say đắm. Khi các nhà thơ khác muốn thoát lên trên thoát lên chốn bồng lai thì Xuân Diệu đã bày tỏ
rằng:
“ Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa dễ để hút mùa dưới đất”
Một khát khao sống đến mãnh liệt, không muốn rời xa cuộc đời không muốn sống sống mờ nhạt, sống vô nghĩa.
“ Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời
Kẻ đựng trái tim trên máu đất
Hai tay chín móng bám vào đời”

Nghệ thuật cũng là yếu tố tạo nên sự thành công cho tác phẩm, bên cạnh phong cách và tài năng của thi sĩ. Bài thơ mang đậm chất trữ
tình lãng mạn, nhưng không quá bay bổng mà lại gần gũi thân quen, ngôn ngữ trong thơ giao hình ảnh kết hợp giữa chất cổ điển lẫn hiện
đại thể thơ 8 chữ nhưng xen lẫn vài dòng thơ ngũ ngôn dòng thơ 3 chữ, 10 chữ tạo điểm nhấn cho tác phẩm. Nhờ những nét nghệ thuật
đặc sắc đó mà vội vàng trở thành bài thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới, được nhiều độc giả yêu quý.
Đối với tác giả tập Thơ thơ, điều kì diệu nhất là cuộc sống, điều đẹp đẽ đầy ý nghĩa nhất là con người, tuổi trẻ và tình yêu. Nhà thơ ham
sống, tha thiết với đời và khao khát tình yêu đến độ mê say. Thật vậy, Xuân Diệu yêu cuộc sông trần thế này với tất cả về bình dị, trong
trẻo và nồng nhiệt nhất bàng một trái tim đắm đuối đến phút cuối cùng.
Hãy để cho tôi được giã từ
 Vẫy chào cõi thực đổ vào hư

Trong hơi thở chót dâng trời đất


 Cũng vẫn si tinh đến ngất ngư
(Không đề)
   Chính vì vậy, nhà thơ đã quan sát, ghi nhận, và phát hiện ra được những lạc thú của cuộc sống. Hãy nghe chính Xuân Diệu đã tâm sự:
“Với lòng tôi, trời đất chỉ có hai mùa: Xuân với Thu, hai mùa đặc biệt ý nhị, hai mùa có bình minh... Chứ còn từ Đông sang Xuân, sao
mà sung sướng thế! Lạnh chuyến ngược lên ấm, từ một điều rất khó chịu chuyển ngược sang một điều rất dễ chịu. Theo lệ ấy, Hè sang
Thu là bao nhiêu khoái trá cho giác quan, được rời bó lửa chói chang mà vào trong nước hiền hòa mát mẻ... Đầu xuân là bình minh ấm
của lòng tôi. Và ấm hay mát. Thu hay Xuân, lòng cũng rạo rực những tiếng mùa ái tình ghé môi gọi mời trong gió.

Cũng với tâm hồn đắm say và lãng mạn, trong bài Vội làng nhà thơ đi viết:
           Của ong bướm này đây tuần tháng mật
  Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
      Và này đây ánh sáng chớp hàng mi...
(Vội vàng-Xuân Diệu)
   Trước mắt Xuân Diệu, cuộc sống điển ra vô cùng sôi động, một nguồn nhựa sống bất tuyệt như đang tuôn trào dào dạt. Hai tiếng “này
đây” lặp đi lặp lại nhiều lần như cho thấy những hương màu của mùa xuân mà nhà thơ đang trưng bày ra đây là nhiều, là dọn sẩn món
ngon của bữa tiệc trần gian không sao kể cho xiết được. Này đây, này đây... là những hình ảnh đẹp đẽ và hấp dẫn của thiên nhiên cây cỏ,
lá của cành tơ, khúc tình si của yến anh và cả hàng mi với đôi làn mắt chớp. Tất cả đều hiện ra trong một sắc màu sáng sủa và sinh động
thể hiện “một nguồn sống dào dạt đắm say chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”.

Tâm hồn của nhà thơ luôn khát khao được giao cảm với đời, say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời. Với tất cả tâm hồn mình, người đã bao
lần lắng nghe những tiếng nói “huyền diệu” của đất trời:
     Hãy lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn
     Như hương thấm tận qua xương tủy
Âm điệu thần tiên thấm tận hồn
(Huyền diệu-Xuân Diệu)

Phải nồng nàn, tha thiết lắm mới “còn cứ rung hoài như chiếc lá “khi khúc nhạc” ấy đã ngừng im”.
   Phải nồng nàn và tha thiết lắm nhà thơ mới nghe được ca tiếng lòng của đôi kẻ yêu nhau:

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn


         Lần đầu rung dộng nỗi thương yêu
(Thơ duyên -Xuân Diệu)
   Với tất cả tâm hồn nhạy cảm đầy nồng nàn và tha thiết của mình, Xuân Diệu cũng nghe được cả sự rung động trong lòng ta và trong ý
bạn.
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em
(Thơ duyên-Xuân Diệu)
   Đó là trong niềm vui. Nhưng ngay trong nỗi buồn, Xuân Diệu cũng không hề lặng lẽ mà vẫn rất nồng nàn và tha thiết. Chính điều này
đã khiến nhà thơ nhìn mọi vật trong đời giữa cái thế luôn vận động. Thật vậy, chỉ có đôi mắt xanh non của Xuân Diệu mới nhìn thấy sự
“rung mình” của ánh trăng khi nghe tiếng đàn lạnh lẽo giữa đêm thu:
     Linh lung ánh sáng bỗng rung mình
Vì nghe nương tử trong câu hát
     Đã chết đêm rằm theo nước xanh!
(Nguyệt cầm-Xuân Diệu)

Cũng chính đôi mắt ấy đã phát hiện ra hình hài của cái lạnh đang luồn trong gió đến, khi mùa thu mới chớm về:

Đã nghe rét mướt, luồn trong gió


(Đây mùa thu tới-Xuân Diệu)
Trong thơ mình và ngay cả trong đời mình, Xuân Diệu lúc nào cũng thể hiện một sự tha thiết nồng nàn hay nói khác, một chất sống
mãnh liệt dào dạt. Không thể tìm thấy ở nhà thơ tài danh này sự nguội lạnh hay sự nhàn nhạt một cách đơn điệu trung bình, đều đều,
phẳng lặng. Với nhà thơ thì:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
(Giục giã-Xuân Diệu)

Phải hiểu là hai câu thơ này không thể hiện sự hưởng lạc hay sống gấp mà chính là thể hiện một tấm lòng ham sống, say mê sống đến độ
tha thiết, nồng nàn, dạt dào và mãnh liệt của chính bản thân nhà thơ.
   Tóm lại, đúng như nhận định của Hoài Thanh: “Thơ Xuân Diệu còn lù một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng
lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Khi vui củng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”. Suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình, tình yêu đối với cuộc sống, với
con người, với tuổi trẻ và tình yêu trong lòng của nhà thơ vẫn luôn luôn dạt dào và mãnh liệt. Chính vì vậy mà “ông Hoàng của thơ tình”
đã khám phá được nhiều biến thái tinh vi của thiên nhiên cũng như nội tâm con người và thể hiện được trong những vần thơ ít lời, nhiều
ý, súc tích như đong lại bao nhiêu là tinh hoa. (Thế Lữ).

You might also like