You are on page 1of 2

I.

Đọc hiểu

1. Thể thơ: tự do
Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

2. Nội dung chính của đoạn thơ: Thông qua đoạn thơ, tác giả gửi gắm một thông điệp rất thân quen, gần gũi nhưng đầy ý nghĩa: đời
người dù có đi tới bao xa, chạm tới bao điều mới mẻ, chiêm ngưỡng bao cảnh đẹp thì quê hương, cội nguồn vẫn là điều thân
thuộc, bình yên, tuyệt vời nhất. Và hơn hết, dù con người có trải qua nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống thì lòng
nhân ái và lẽ sống biết cho đi vẫn là bài học vỡ lòng, là đức tính thiêng liêng mà chúng ta cần phải nhớ.

3. Các từ láy có trong đoạn thơ: “liêu xiêu”, “lầm lũi”, “thơm thảo”
Tác dụng của các từ láy trên: tăng sức diễn đạt cho đoạn thơ, nhấn mạnh các hình ảnh quen thuộc nơi quê nhà, bóng dáng gia đình,
hình ảnh cha mẹ luôn tảo tần vì đàn con thơ ngây, nụ cười bà bên mâm cơm gia đình nghi ngút khói luôn là chỗ dựa tinh thần
vững chãi, là động lực, sức mạnh của những người con xa quê hương của mình. Dù có đi tới chân trời góc bể, dù có bay xa bay
cao tới những vùng đất mới, gia đình và quê hương luôn nằm trong tim chúng ta, cha mẹ vẫn luôn mong ngóng con trở về.

4. Đoạn thơ đã gợi trong mỗi người nhiều cảm xúc về quê hương và tình cảm gia đình. Bóng dáng mẹ cha tảo tần, dãi nắng dầm
sương để lo bữa cơm no chiếc áo mặc cho những đứa con luôn để lại trong tôi sự ấm áp, hạnh phúc khó tả. Cha mẹ chọn gánh lấy
những gian nan, vất vả, những nỗi lo toan nặng nề để đổi lấy cho gia đình sự bình yên, nhẹ nhàng, quả là sự đánh đổi tuyệt vời
nhất thế gian. Bậc sinh thành lắng lo, hi sinh cả cuộc đời để chăm lo, nuôi dạy những con đứa trưởng thành, lớn khôn, đi đến
những vùng đất mới, gặp những con người mới, rồi cha mẹ dành quãng thời gian còn lại để ngóng trông con trở về. Không thể phủ
nhận rằng, việc đến đất nước mới tạo nhiều cơ hội và điều kiện tốt để con người phát triển tốt hơn, có một cuộc sống sung túc hơn,
khá giả hơn, nhưng để có một cuộc sống yên bình, ấm êm thì chỉ quê hương với vòng tay cha mẹ mới làm được. Quê hương, gia
đình là một phần cuộc sống, là nơi che chở và bao dung bạn dẫu có thất bại hay thành công, vì vậy, hãy luôn ghi nhớ vẫn luôn có
một tình yêu thương vô bờ luôn chờ đón bạn trở về, đó là quê hương và gia đình, dành thời gian cho cha mẹ nhiều hơn, yêu
thương và kiên nhẫn với cha mẹ nhiều hơn, vì gia đình luôn là điều tuyệt vời nhất.

II. Làm văn

Nếu có một gia vị làm tăng thêm hơi ấm và ý nghĩa của cuộc sống thì đó chính là tình yêu thương. Nếu có một sức mạnh giúp ta vượt
qua khó khăn, thử thách thì đó chính là tình yêu thương. Tình yêu thương hiện hữu trong nhiều mặt của cuộc sống, nhưng rõ hơn hết vẫn
ở trong mối quan hệ “cho đi” và “nhận lại”. Một câu danh ngôn đã khẳng định điều đó “Biết sống cho đi để nhận lại nụ cười”. Sống “cho
đi” là lối sống cao đẹp, lối sống san sẻ tình yêu thương, thấu hiểu, lối sống của sự hi sinh, đùm bọc giữa người với người, và thật đặc
biệt, thứ “nhận lại” sau mỗi chuyến tàu “cho đi” vẫn là “nụ cười”, là tình yêu thương, niềm hạnh phúc và sự ấm áp trong tâm hồn mỗi
người. Cụm từ “cho đi để nhận lại” luôn là kim chỉ nam cho suy nghĩ và hành động của con người thời hiện đại. Sự che chở, yêu thương
lẫn nhau luôn sưởi ấm trái tim, làm sống dậy rất nhiều người trong chuỗi ngày tối tăm, băng giá. Đại dịch Covid-19 cướp đi rất nhiều
điều quý giá mà con người ta bằng mọi cách để giữ gìn và bảo vệ, của cải vật chất mất đi có thể tìm lại được, nhưng đại dịch quái ác đã
mang nhiều người rời xa cuộc sống, xa gia đình và người thân mãi mãi. Sống trong sự lo sợ, thấp thỏm, hoang mang, ai ai cũng bảo vệ
bản thân và gia đình trên hết, nhưng vẫn có những chiến binh áo trắng, đứng trước tử thần, giành lại mạng sống của biết bao bệnh nhân
không may mắc phải căn bệnh từ tay thần chết, trả lại cho biết bao gia đình người cha, người mẹ, đứa con người thân yêu nhất của mình.
Họ vẫn là những người bình thường, lại dũng cảm và kiên cường, chiến đấu ngày đêm không ngừng nghỉ để làm tròn trách nhiệm và vai
trò của mình. Nỗi sợ hãi, những nỗi niềm riêng tư đều được cất gọn để cùng nhau sát cánh vì đất nước thân yêu. Những y bác sĩ, những
tình nguyện viên tuyến đầu chống dịch hay ở địa phương đang tham gia chống dịch đều chính là một vị anh hùng. Và có một con người,
rất bình thường như bao người khác, là chủ một quán ăn chay ở TPHCM, được mọi người yêu quý gọi tên anh Cường “béo”, sau 2 tháng
miệt mài nấu các phần ăn miễn phí gửi đến các y bác sĩ và tình nguyện viên chống dịch ở TPHCM, không may đã qua đời vì chính căn
bệnh này. Tất cả những người này, đều đang lan toả tình yêu thương, sự sẻ chia, tiền bạc, thời gian, sức khoẻ của bản thân để cứu lấy
những bệnh nhân Covid, có phải sau tất cả, cái họ nhận lại là cái gật đầu cảm ơn và “nụ cười” biết ơn chân thành từ những người đã bình
phục hay sao? “Biết sống cho đi để nhận lại nụ cười” luôn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta. Tình yêu thương là động lực, là sức
mạnh để tiếp thêm sức mạnh, động lực sống cho con người. Hãy sẻ chia, yêu thương và “cho đi” ngay khi còn có thể, vì “yêu thương cho
đi là yêu thương còn mãi”.

You might also like