You are on page 1of 4

SINH VIÊN: LÝ KHẢ DI

MÃ SỐ SINH VIÊN: 31201020161


MÃ LỚP: 21D1POL51002445 – PHÒNG HỌC: B2-308
NỘI DUNG
Câu hỏi 1 : Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hàng hóa sức lao động và
hàng hóa thông thường. Vì sao giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị
những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống con cái người lao động?
Với những giá trị mà học thuyết Mác – Lênin mang lại, có thể thấy nội dung
nào cũng cần được làm rõ vì sự phát triển của nhân loại. Để tìm hiểu về điểm giống và
khác nhau giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường trước hết chúng ta
cần hiểu thế nào là hàng hóa sức lao động.
Hàng hoá sức lao động được coi là một hàng hoá đặc biệt, mà giá trị sử dụng
của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Nó cũng có 2 thuộc tính giống hàng hóa
khác là giá trị và giá trị sử dụng. Trên thực tế, hàng hoá sức lao động đã xuất hiện từ
trước thời chủ nghĩa tư bản. Nhưng chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản hình thành, mối quan
hệ làm thuê mới trở nên phổ biến và hoàn thiện bộ máy sản xuất cho nền kinh tế. Bên
cạnh đó, hàng hoá sức lao động được coi là một hàng hoá đặc biệt, xuất hiện khi sức
lao động trở thành hàng hóa thông qua sự tồn tại song song của hai điều kiện.
Một là, người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao
động của mình và chỉ bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất định.
Hai là, người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình đứng ra tổ
chức sản xuất nên muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho người khác sử dụng.
Về điểm giống, hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường đều được coi
là hàng hóa, đều có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng.
Về điểm khác, có nhiều tiêu chí để so sánh giữa hàng hóa sức lao động và hàng
hóa thông thường sau:
Tiêu chí so sánh Hàng hóa sức lao động Hàng hóa bình thường
Gắn liền với con Không gắn liền với
Phương thức tồn tại
người con người
Giá trị: Bao hàm
cả yếu tố lịch sử
và yếu tố tinh thần.
Giá trị: Chỉ thuần tuý là
Được đo gián tiếp
yếu tố vật chất. Được đo
Giá trị bằng giá trị của
trực tiếp bằng thời gian
những tư liệu sản
lao động xã hội cần thiết
xuất cần thiết để
tái sản xuất sức lao
động
Giá cả có thể
Giá cả nhỏ hơn giá
Giá cả tương đương với
trị
giá trị
Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng đặc Giá trị sử dụng:
biệt : là nguồn gốc hàng hóa thông
1
sinh ra giá trị, quá
trình sử dụng hay
thường có thể đem
tiêu dung tạo ra
ra trao đổi
giá trị mới lớn hơn
giá trị của bản thân
nó.
Người mua và
Người mua có
người bán hoàn
quyền sử dụng,
toàn độc lập với
Quan hệ giữa người mua không có quyền sở
nhau. Người mua
và người bán hữu, người bán
sẽ có được cả
phải phục tùng
quyền sử dụng và
người mua
quyền sở hữu
Quan hệ mua bán Mua bán có thời hạn Mua đứt, bán đứt
Là nguồn gốc của giá trị
Ý nghĩa Biểu hiện của của cải
thặng dư.

Vì sao giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu
sinh hoạt cần thiết để nuôi sống con cái người lao động?
Lý giải điều này bằng một quy luật tự nhiên xảy ra rằng con người sẽ bán sức
lao động để duy trì sự sống. Và sức lao động sẽ cần được tái tạo vì nó còn bị lệ thuộc
vào tình trạng cơ thể con người. Sức lao động của người lao động sẽ được tái tạo nhằm
duy trì sự sống, sự hoạt động bình thường bằng cách đổi lấy những tư liệu sinh hoạt
cần thiết để nuôi sống người lao động và con cái của họ. Đó là lý do vì sao hàng hóa
sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống con
cái người lao động.

Câu hỏi 2: Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ráng, tin cậy)
hãy nêu thực trạng về quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao
động ở Việt Nam hiện nay? Cần phải làm gì để giải quyết thực trạng mâu thuẫn lợi ích
kinh tế đã nêu trong dẫn chứng? (Đề xuất cá nhân về cách giải quyết)
Chúng ta vẫn thường nói, Pháp luật là cán cân công lý mang sự công bằng đến
cho xã hội. Nhưng chắc chắc rằng chưa có một đất nước nào hoàn thiện đến giai đoạn
không còn sự bất công trong mọi mặt của đời sống xã hội. Chỉ có hình thái phát triển
kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa theo học thuyết Mác-Lênin mới tạo dựng một xã hội
có sự công bằng.
Tuy nhiên hiện nay, trong quan hệ lợi ích kinh tế giữa người sử dụng lao động
với người lao động vẫn đang tồn tại mâu thuẫn và trở thành vấn đề cần thiết phải được
giải quyết.
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có tới 90% cuộc đình
công là xuất phát từ tranh chấp về quyền của người lao động, người sử dụng lao động
vi phạm pháp luật hoặc thỏa ước lao động như không ký hợp đồng, nợ lương, không
đóng bảo hiểm xã hội, không giải quyết chế độ ngày nghỉ. Ngày 27 tháng 3 năm 2008,
công nhân Nhà máy xử lý rác thải và phân vi sinh (huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa
2
Thiên - Huế) đình công vì lương quá thấp (bình quân 760 nghìn đồng/tháng/người),
chế độ cấp dưỡng độc hại cho công nhân chỉ có 1 lon sữa cô gái Hà Lan/tháng, tiền
thưởng Tết chỉ 20 nghìn đồng/người.
Những người lao động trong xã hội Việt Nam lựa chọn làm công nhân tại các
xưởng và nhà máy vì thực chất họ chưa đủ khả năng để tạo cho mình một tấm bằng
học vấn. Chính vì vậy nhiều doanh nghiệp coi đó là nguồn nhân công rẻ mạt, tiến hành
bóc lột sức lao động, lừa gạt trên công sức mà họ bỏ ra. Điều này đã đi trái lại với
chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh cũng như không thể hiện được tinh thần tương
thân tương ái mà đáng lẽ con người phải có.
Sự xâm phạm lợi ích của người lao động từ phía những người sử dụng lao động
dẫn tới các cuộc đình công. Đây không còn là vấn đề chỉ về lợi ích mà trở nên nghiêm
trọng hơn bởi lẽ con người chúng ta cần được sống và phát triển trong môi trường tốt
theo những bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nhân loại.
Tuy nhiên, vấn đề sinh ra là để con người học cách đối mặt và giải quyết. Vấn
đề ảnh hưởng tới toàn xã hội vì vậy thực trạng này trở thành vấn đề không chỉ buộc
Đảng và Nhà nước phải giải quyết mà còn là trách nhiệm của người lao động. Với vị
trí là công dân Việt Nam đang nỗ lực học tập để phát triển, em có những đề xuất cá
nhân giải quyết vấn đề trên như sau:
Thứ nhất, thực hiện quyền công dân bằng cách trực tiếp bầu cử hội đồng nhân
dân các cấp theo chỉ thị của Đảng và nhà nước, xây dựng bộ máy chính quyền trong
sạch và vững mạnh. Từ đó tạo cơ sở vững chắc để bảo vệ quyền lợi của bản thân –
người lao động tương lai. Một hệ thống cấp cao chính trực nghiêm minh sẽ không tạo
cơ hội cho các doanh nghiệp đi ngược lại với lợi ích của người lao động làm tổn hại
đến lợi ích xã hội. Các cơ quan nói trên và các cơ quan có thẩm quyền chính là nơi có
quyền lực tối cao đủ để bảo vệ được quyền lợi cho người lao động.
Thứ hai, bảo vệ quyền của người lao động khi tham gia lao động dựa trên hợp
đồng được kí kết. Bất kì một người công dân nào làm việc cũng dựa trên yếu tố đôi
bên cùng có lợi, chúng ta bán sức lao động và chúng ta cần phải được nhận lại những
gì xứng đáng với công sức đã bỏ ra. Phải đề nghị có những quyền mang lại lợi ích cá
nhân tạo động lực thúc đẩy sự cống hiến của người lao động cho hoạt động của doanh
nghiệp vì sự phát triển chung của xã hội.
Thứ ba, trở thành những nhà lãnh đạo của doanh nghiệp hoạt động dựa trên
nguyên tắc nhân quyền. Con người là yếu tố được đặt lên hàng đầu, tạo dựng môi
trường tốt cho người lao động được hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Cần đảm
bảo đem lại chế độ lương thưởng, quyền lợi phù hợp với sức lao động của nhân viên
các cấp. Một doanh nghiệp có được những điều kiện trên sẽ tạo ra được một tổ chức
vững mạnh và sẽ phát triển trong tương lai.Từ đó chính chúng ta sẽ là những người
tiên phong tạo dựng xã hội tiến bộ, văn minh, giàu mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1) Giáo trình kinh tế kính trị Mác-Lênin
2) Trang web: http://tapchikhxh.vass.gov.vn/mau-thuan-loi-ich-giua-chu-doanh-
nghiep-va-nguoi-lao-dong-o-viet-nam-hien-nay-n50196.html
3) Trang web: https://vi.wikipedia.org/wiki/Chủ_nghĩa_cộng_sản

3
4) Trang web: https://123docz.net/document/13780-phan-biet-hang-hoa-suc-lao-
dong-va-hang-hoa-thong-thuong-doc.htm?
fbclid=IwAR25kOXAlxdF8S13IM4gWINlgMix6qW2YCMaTI5sgpeXm5VzA
0yR0jxC2J4
5) Trang web: https://khotrithucso.com/doc/p/phan-biet-hang-hoa-suc-lao-dong-
va-hang-hoa-thong-thuong-267360

You might also like