You are on page 1of 10

Bài 24: Ứng động

Câu 1. Ứng động là


A. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
B. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng lúc vô hướng.
D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.
Câu 2. Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước?
A. Nhiều tác nhân kích thích. B. Tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng
C. Tác nhân kích thích không định hướng. D. Tác nhân kích thích không ổn định
Câu 3. Hiện tượng ứng động có vai trò
A. Giúp cây thích nghi một cách đa dạng với những biến đổi của môi trường.
B. Giúp cây tồn tại và phát triển với tốc độ nhanh. C. Giúp cây phát triển theo nhịp sinh học.
D. Tất cả đều đúng
Câu 4. Vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật là
A. Giúp cây biến đổi quá trình sinh lí - sinh hoá theo nhịp đồng hồ sinh học.
B. Giúp cây biến đổi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.
C. Giúp cây phản ứng kịp thời trước những thay đổi của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.
D. Giúp cây thích nghi đa dạng với những tác động của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.
Câu 5. Điểm khác biệt cơ bản giữa ứng động với hướng động là?
A. Tác nhân kích thích không định hướng. B. Có sự vận động vô hướng.
C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào. D. Có nhiều tác nhân kích thích.
Câu 6. Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
A. Tác nhân kích thích không định hướng. B. Có sự vận động vô hướng.
C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào. D. Có nhiều tác nhân kích thích.
Câu 7. Cây thích ứng với môi trường của nó bằng
A. Hướng động và ứng động. B. Đóng khí khổng, lá cụp xuống.
C. Sự tổng hợp sắc tố. D. Thay đổi cấu trúc tế bào.
Câu 8. Vai trò của hướng động và ứng động giúp cho cây
A. Tổng hợp sắc tố quang hợp. B. Thích ứng với môi trường của nó.
C. Hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. D. Thay đổi cấu trúc tế bào.
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không thuộc ứng động sinh trưởng
A. Vận động liên quan đến đồng hồ sinh học. B. Vận động liên quan đến hoocmon thực vật.
C. Các tế bào ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng khác nhau.
D. Các tế bào ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng giống nhau.
Câu 10. Ứng động sinh trưởng là gì?
A. Là hình thức phản ứng của cây trước các tác nhân kích thích không định hướng.
B. Là sự vận động khi có tác nhân kích thích.
C. Là sự vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía
đối diện nhau của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây nên.
D. Là sự thay đổi trạng thái sinh lí - sinh hoá của cây khi có kích thích.
Câu 11. Vận động nở hoa ở thực vật chịu sự chi phối chủ yếu bởi nhân tố nào của môi trường ngoài ?
A. Nồng độ CO2 và O2. B. Ánh sáng. C. Độ ẩm không khí. D. Ánh sáng và nhiệt độ.
Câu 12. Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu là kiểu
ứng động dưới:
A. Tác động của ánh sáng. B. Tác động của nhiệt độ.
C. Tác động của hoá chất. D. Tác động của điện năng.
Câu 13. Hoa nghệ tây, hoa tulíp nở và cụp lại do sự biến đổi của nhiệt độ là ứng động dưới?
A. Tác động của ánh sáng. B. Tác động của nhiệt độ.
C. Tác động của hoá chất. D. Tác động của điện năng.
Câu 14. Ứng động nở hoa của cây nghệ tây và cây tulip là kiểu ứng động.
A. Ứng động không sinh trưởng - quang ứng động. B. Ứng động không sinh trưởng - nhiệt ứng động.
C. Ứng động sinh trưởng - quang ứng động. D. Ứng động sinh trưởng - nhiệt ứng động.
Câu 15. Trong các hình thức vận động sinh trưởng sau đây, hình thức vận động nào không liên quan đến sinh
trưởng của tế bào?

1
A. Vận động theo ánh sáng. B. Vận động theo trọng lực.
C. Vận động theo nguồn dinh dưỡng. D. Vận động theo sức trương nước.
Câu 16. Ứng động không sinh trưởng là?
A. Kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức
trưởng nước)
B. Kiểu ứng động có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng
nước)
C. Kiểu ứng động không có sự chết đi của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)
D. Kiểu ứng động có sự chết đi nhanh chóng của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng
nước)
Câu 17. Ứng động không sinh trưởng là
A. Ứng động không có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào thực vật.
B. Ứng động không có sự sinh trưởng dãn dài của các mô thực vật.
C. Ứng động không có sự sinh trưởng dãn dài của thân thực vật.
D. Ứng động không có sự sinh trưởng dãn dài của các cơ quan ở thực vật.
Câu 18. Mô tả nào sau đây về hiện tượng ứng động không sinh trưởng là không đúng:
A. Sự vận động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào
B. Liên quan đến sự trưởng nước, sự lan truyền kích thích, phản ứng nhanh ở các miền chuyên hóa.
C. Vận động theo đồng hồ sinh học.
D. Vận động cảm ứng mạnh mẽ do các chấn động và va chạm cơ học.
Câu 19. Nhận xét về ứng động không sinh trưởng, điều không đúng là?
A. Có cơ chế chủ yếu là do sự biến đổi hàm lượng nước trong tế bào chuyên hoá.
B. Biểu hiện nhanh hơn so với ứng động sinh trưởng. C. Chỉ xảy ra ở các cơ quan có cấu tạo dẹt.
D. Có vai trò thích nghi đa dạng dối với sự biến đổi của môi truờng sống
C. ứng động không sinh trưởng có ở khí khổng, cuống lá,…
Câu 20. Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là?
A. Ứng động sinh trưởng. B. Quang ứng động. C. Ứng động không sinh trưởng. D. Điện ứng động.
Câu 21. Khi bị va chạm cơ học, lá cây trinh nữ xếp lại. Cơ chế của sự vận động cảm ứng này, dựa vào sự thay
đổi của
A. Các thần kinh cảm giác liên bào ở thực vật. B. Xung động thần kinh thực vật
C. Sức trương nước của tế bào. D. Cả A,B,C.
Câu 22. Các hiện tượng nào sau đây thuộc dạng ứng động không sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
B. Lá cây họ Đậu xoè ra và khép lại theo chu kỳ ngày đêm, khí khổng đóng mở.
C. Lá cây trinh nữ khép lại khi có va chạm cơ học, khí khổng đóng mở.
D. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng và thức ngủ của cây trinh nữ.
Câu 23. Sự đóng mở khí khổng thuộc dạng cảm ứng nào?
A. Ứng động sinh trưởng. B. Ứng động không sinh trưởng.
C. Hướng hóa. D. Ứng động tiếp xúc.
Câu 24. Sự đóng mở khí khổng là vận động cảm ứng dựa vào
A. Sức trương nước của tế bào. B. Sự thay đổi nhiệt độ. C. Cường độ ánh sáng. D. Các xung thần kinh.
Câu 25. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của?
A. Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động. B. Quang ứng động và điện ứng động.
C. Nhiệt ứng động và thủy ứng động. D. Ứng động tổn thương.
Câu 26. Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?
A. Tua cuốn quấn vòng. B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng.
C. Hoa bồ công anh nở vào lúc sáng và cụp lại khi chạng vạng tối. D. Cây nắp ấm bắt côn trùng.
Hiện tượng cây nắp ấm bắt côn trùng là ứng động không sinh trưởng vận động này là do sự giảm sức trương
nước. Khi con mồi chạm vào lá, sức trương giảm sút làm các gai, nắp đậy lại giữ chặt con mồi và tiết dịch
tiêu hóa.
Câu 27. Vận động bắt mồi của cây nắp ấm là hiện tượng
A. Hướng động. B. Ứng động sinh trưởng
C. Ứng động không sinh trưởng. D. Vận động quấn vòng
Câu 28. Cử động bắt mồi của thực vật có cơ chế tương tự với vận động nào sau đây của cây ?

2
A. Xòe lá của cây trinh nữ, cây họ đậu vào sáng sớm, khi mặt trời vừa lên.
B. Xếp lá cây của cây họ đậu vào chiều tối. C. Xếp lá cây của cây trinh nữ khi có va chạm.
D. Cả B và C.
Câu 29. Sự thay đổi áp suất trương nước làm lá cây trinh nữ thay đổi trạng thái vận động là do:
A. Sự thay đổi hoạt động của các khí khổng. B. Thay đổi nồng độ ion K+ của không bào.
C. Sự tăng cường quá trình tổng hợp các chất hữu cơ của diệp lục.
D. Thay đổi vị trí của các bào quan trong tế bào.
Khi nồng độ K+ thấp, tế bào bị mất nước làm cho lá cụp và ngược lại.
Câu 30. Cho các nội dung sau
(1) Ứng động liên quan đến sinh trưởng tế bào.
(2) Thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học. Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ
sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, canh hoa).
(3) Sự đóng mở khí khổng. (4) Sự nở ở hoa mười giờ, tulip, bồ công anh.
(5) Các vận động cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa.
(6) Cây nắp ấm bắt mồi. (7) Là ứng động không liên quan đến sinh trưởng của tế bào.
Hãy sắp xếp các nội dung trên với các kiểu ứng động cho phù hợp
A. Sinh trưởng. (1), (2) và (4) ; Không sinh trưởng. (3), (5), (6) và (7).
B. Sinh trưởng. (2), (4) và (7) ; Không sinh trưởng. (1), (3), (5) và (6).
C. Sinh trưởng. (1), (4) và (5) ; Không sinh trưởng. (2), (3), (6) và (7).
D. Sinh trưởng. (1), (2) và (5) ; Không sinh trưởng. (3), (4), (6) và (7).
Câu 31. Ứng động không theo chu kỳ đồng hồ sinh học là ứng động nào dưới đây?
A. Đóng mở khí khổng. B. Quấn vòng. C. Nở hoa. D. Thức ngủ của lá.
Câu 32. Trong các hiện tượng sau:
(1) khí khổng đóng mở. (2) hoa mười giờ nở vào buổi sáng. (3) lá cây họ Đậu xòe ra và khép lại.
(4) sự đóng mở của lá cây trinh nữ. (5) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
Có bao nhiêu hiện tượng trên là ứng động sinh trưởng?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
trên mạng đáp án A (2,5)
theo SNC => (3) đúng - tùy theo cô con nha!
Câu 33. Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
C. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
Câu 34. Trong các ứng động sau:
(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng. (2) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
(3) sự đóng mở của lá cây trinh nữ. (4) lá cây phượng vĩ xòe ra và khép lại. (5) khí khổng đóng mở.
Những trường hợp trên liên quan đến sức trương nước là
A. (1) và (2). B. (2), (3) và (4). C. (3), (4) và (5). D. (3) và (5).
Câu 35. Những ứng động nào dưới đây là ứng động sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng; Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
B. Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại; Khí khổng đóng và mở
C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ. D. Khí khổng đóng và mở.
Câu 36. Hiện tượng nào sau đây là ứng động sinh trưởng?
A. Khí khổng đóng mở. B. Cây bàng rụng lá vào mùa đông.
C. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. D. Lá cây trinh nữ cụp lại khi va chạm.
Câu 37. Những ứng động nào dưới đây là ứng động sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng; Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
B. Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại; Khí khổng đóng và mở
C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ. D. Khí khổng đóng và mở.
Câu 38. Trong các hiện tượng sau:
(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng. (2) khí khổng đóng mở.
(3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. (4) sự khép và xòe của lá cây trinh nữ.
(5) lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm

3
Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng?
A. (1), (2) và (3). B. (2) và (4). C. (3) và (5). D. (2), (3) và (5).
Do đáp án đưa ra các ý => chọn B.
(4) không rõ theo ngày đêm hay do va chạm. Đa phần chọn 2,4.
Câu 39. Trong các hiện tượng sau:
(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng. (4) lá cây trinh nữ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm.
(3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. (6) khi bị va chạm cơ học, lá cây trinh nữ xếp lại.
(2) khí khổng đóng mở. (5) lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm.
Số hiện tượng ứng động không sinh trưởng: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 40. Ứng động nào không theo chu kì đồng hồ sinh học?
A. Ứng động đóng mở khí khổng. B. Ứng động quấn vòng.
C. Ứng động nở hoa. D. Ứng động thức ngủ của lá.
Bài 25. Thực hành: Hướng động
Tiến trình
- Cho nước vào đĩa đáy sâu.
- Chọn 2 hạt đã có rễ mầm mọc thẳng, dùng ghim cắm xuyên hạt vào nút cao su.
- Cắt bỏ tận cùng (đỉnh rễ) của 1 rễ mầm.
- Đặt nút cao su vào đĩa, phủ giấy lọc lên hạt mầm (2 đầu giấy lọc nhúng xuống nước).
- Úp chuông thủy tinh lên đĩa, đặt vào buồng tối 1-2 ngày.
- Quan sát sự vận động của rễ mầm ở cả hai hạt mầm.
Kết quả
- Rễ cây còn đỉnh rễ uốn cong xuống phía dưới.
- Rễ cây không còn đỉnh rễ không uốn cong xuống dưới như rễ cây còn nguyên đỉnh rễ.
Nhận xét – kết luận
- Rễ cây chịu tác động của trọng lực.
- Đỉnh rễ là vị trí tiếp nhận kích thích trọng lực.
Bài 30: Truyền tin qua xináp
Câu 1. Xináp là diện tiếp xúc giữa?
A. Các tế bào ở cạnh nhau. B. Tế bào thần kinh với tế bào tuyến. C. Tế bào thần kinh với tế bào cơ.
D. Các tế bào thần kinh với nhau hay giữa tế bào thần kinh với tế bào khác loại (tế bào cơ, tế bào tuyến,…)
Câu 2. Ý nào sau đây đúng?
A. Tốc độ lan truyền qua xi náp hóa học chậm hơn so với tốc độ lan truyền qua xinap điện.
B. Tất cả các xináp đều chứa chất trung gian hóa học axêtincôlin.
C. Truyền tin qua xináp hóa học có thể không cần chất trung gian hóa học.
D. Xináp là diện tiếp xúc các tế bào cạnh nhau.
Câu 3. Nguyên nhân làm cho tốc độ truyền tin qua xináp hóa học bị chậm hơn so với xináp điện là:
A. Diện tiếp xúc giữa các nơron khá lớn nên dòng điện bị phân tán.
B. Cần có thời gian để phá vỡ túi chứa và để chất môi giới khuếch tán qua khe xináp.
C. Cần đủ thời gian cho sự tổng hợp chất môi giới hoá học.
D. Phải có đủ thời gian để phân huỷ chất môi giới hoá học.
Câu 4. Chú thích nào cho hình bên là đúng?

A. 1 - chùy xináp, 2 - khe xináp, 3 - màng trước xináp , 4 - màng sau, 5 - ti thể, 6 - túi chứa chất trung gian hóa
học
B. 1 - chùy xináp, 2 - màng trước xináp, 3 - màng sau , 4 - khe xináp, 5 - ti thể, 6 - túi chứa chất trung gian hóa
học
C. 1 - chùy xináp, 2 - màng trước xináp, 3 - khe xináp, 4 - màng sau, 5 - ti thể, 6 - túi chứa chất trung gian hóa
học
4
D. 1 - màng trước xináp, 2 - chùy xináp, 3 - khe xináp , 4 - màng sau, 5 - ti thể, 6 - túi chứa chất trung gian hóa
học
Câu 5. Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự?
A. Khe xináp → màng trước xináp → chùy xináp → màng sau xináp.
B. Chùy xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.
C. Màng sau xináp → khe xináp → chùy xináp → màng trước xináp.
D. Màng trước xináp → chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp.
Câu 6. Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn theo thứ tự:
A. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp →
Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất
hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.
B. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp →
axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp → Xung
thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp.
C. axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp → Xung
thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp → Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra
giải phóng axêtincôlin vào khe xináp.
D. Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp → Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng
trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm
xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.
Câu 7. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là?
A. Axêtincôlin và đôpamin. B. Axêtincôlin và serôtônin.
C. Serôtônin và norađrênalin. D. Axêtincôlin và norađrênalin.
Câu 8. Trong xináp, chất trung gian hóa học nằm ở?
A. Màng trước xináp. B. Chùy xináp. C. Màng sau xináp. D. Khe xináp.
Câu 9. Do đâu các bóng chứa chất trung gian hóa học bị vỡ?
A. K+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp.
B. Na+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp.
C. Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp.
D. SO42- từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp.
Câu 10. Yếu tố không thuộc thành phần xináp là?
A. Khe xináp. B. Cúc xináp. C. Các ion Ca2+. D. Màng sau xináp.
Câu 11. Vai trò của ion Ca2+ trong sự chuyển xung điện qua xináp:
A. Tạo môi trường thích hợp để các chất trung gian hoá học hoạt động.
B. Xúc tác sự tổng hợp chất trung gian hoá học. C. Tăng cường tái phân cực ở màng trước xináp.
D. Kích thích gắn túi chứa chất trung gian hoá học vào màng trước xináp và vỡ ra.
Câu 12. Khi các bóng xináp bị vỡ, các chất trung gian hóa học sẽ được giải phóng vào
A. dịch mô. B. dịch bào. C. màng trước xi náp. D. khe xináp.
Câu 13. Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở?
A. Màng trước xináp. B. Khe xináp. C. Chùy xináp. D. Màng sau xináp.
Câu 14. Khi nào xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau xináp?
A. Chất trung gian gian hóa học đi vào khe xináp.
B. Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp.
C. Chất trung gian hóa học tiếp xúc màng trước xináp.
D. Xung thần kinh ở màng trước lan truyền đến màng sau xináp
Câu 15. Trong cơ chế truyền tin qua xináp, chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau làm cho màng
sau
A. đảo cực. B. tái phân cực. C. mất phân cực. D. đảo cực và tái phân cực.
Câu 16. Đặc điểm không có trong quá trình tuyền tin qua xináp là?
A. Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp
B. Các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xináp đến màng sau
C. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước.
D. Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp.
Câu 17. Sau khi điện thế hoạt động lan truyền tiếp ở màng sau, axêtincôlin phân hủy thành

5
A. axêtat và côlin. B. axit axetic và côlin. C. axêtin và côlin. D. estera và côlin.
Câu 18. Điều không đúng với axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh là?
A. Axêtincôlin được tái chế phân bố tự do trong chùy xináp.
B. Axêtincôlin bị axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin.
C. Axêtat và côlin trở lại màng trước, đi vào chùy xináp và được tái tổng hợp thành axêtincôlin.
D. Axêtincôlin tái chế được chứa trong các bóng xináp.
Câu 19. Trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan
đáp ứng vì?
A. sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hóa học chỉ theo một chiều.
B. các thụ thể ở màng sau xináp chỉ tiếp nhận các chất trung gian hóa học theo một chiều.
C. khe xináp ngăn cản sự truyền tin ngược chiều.
D. chất trung gian hóa học bị phân giải sau khi đến màng sau xináp.
Câu 20. Đặc điểm không có trong quá trình tuyền tin qua xináp là
A. các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp.
B. các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xináp đến màng sau.
C. xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước.
D. xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp.
Bài 31 - 32. Tập tính động vật
Câu 1. Tập tính động vật là?
A. Một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động
vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
B. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích
nghi với môi trường sống và tồn tại
C. Những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động
vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
D. Chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động
vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
Câu 2. Tập tính động vật là:
A. Chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường, nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển.
B. Các phản xạ có điều kiện của động vật học được trong quá trình sống.
C. Các phản xạ không điều kiện, mang tính bẩm sinh của động vật, giúp chúng được bảo vệ.
D. Các phản xạ không điều kiện, nhưng được sự can thiệp của não hộ.
Câu 3. Tập tính bẩm sinh là?
A. Những tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể.
B. Những tập tính được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài.
C. Những tập tính học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể.
D. Những tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
Câu 4. Ý nào không phải là đặc điểm của tập tính bẩm sinh?
A. Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể. B. Rất bền vững và không thay đổi.
C. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định. D. Do kiểu gen quy định.
Câu 5. Xét các đặc điểm sau:
(1) Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể. (2) Rất bền vững và không thay đổiv
(3) Là tập hợp các phản xạ không điều kiện. (4) Do kiểu gen quy định.
Trong các đặc điểm trên, những đặc điểm của tập tính bẩm sinh gồm?
A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (4).
Câu 6. Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính?
A. Học được. B. Bẩm sinh. C. Hỗn hợp. D.Vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp.
Câu 7. Xét các tập tính sau :
(1) người thấy đèn đỏ thì dừng lại. (2) Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu. (3) Ve kêu vào mùa hè.
(4) Học sinh nghe kể chuyển cảm động thì khóc. (5) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
Trong các trường hợp trên, những tập tính bẩm sinh là
A. (2) và (5). B. (3) và (5). C. (3) và (4). D. (4) và (5).
Câu 8. Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong?
A. Quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

6
B. Quá trình phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
C. Quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền.
D. Quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài.
Câu 9. Tập tính học được ở động vật có chung các đặc điểm:
A. Suốt đời không đổi. B. Sinh ra đã có.
C. Được truyền từ đời trước sang đời sau. D. Phải học trong đời sống mới có được.
Câu 10. Ý nào không phải một phân loại của tập tính?
A. Tập tính bẩm sinh. B. Tập tính học được.
C. Tập tính hỗn hợp (Bao gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được). D. Tập tính nhất thời.
Câu 11. Đâu là tập tính học được ở động vật?
A. Nhện chăng tơ. B. Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
C. Thú con bú sữa mẹ. D. Hổ săn mồi.
Câu 12. Cho các tập tính sau ở động vật:
(1) Sự di cư của cá hồi. (2) Báo săn mồi. (3) Nhện giăng tơ.
(4) Vẹt nói được tiếng người. (5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn.
(6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản. (7) Xiếc chó làm toán. (8) Ve kêu vào mùa hè.
Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?
A. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (7).
B. Tập tính bẩm sinh: (1), (2), (6), (8) ; Tập tính học được: (3), (4), (5), (7).
C. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (5), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (6), (7).
D. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (7) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (8).
Câu 13. Người ta làm thí nghiệm nuôi các chim non trong một vùng rộng lớn mà không có chim bố mẹ. Đến
khi trưởng thành, các chim con cũng tha rác và có về một chỗ nhưng chúng không làm được to. Điều này
chứng tỏ
A. sự chăm sóc của con người đã làm mất bản năng làm tổ ở chim.
B. tập tính làm tổ được hình thành qua quá trình học tập.
C. tập tính làm tổ vừa mang tính bẩm sinh, vừa phải học tập.
D. chỉ những cá thể đã qua sinh sản mới biết làm tổ.
Câu 14. Tập tính nào sau đây là tập tính hỗn hợp ở động vật?
A. Hổ săn mồi. B. Mèo bắt chuột. C. Tập tính xây tổ của chim . D. Cả A, B và C.
Câu 15. Cho các loại tập tính sau đây của động vật:
1. Tập tính săn đuổi mồi của hổ. 2. Tập tính làm tổ của ong.
3. Tập tính sinh sản của chim. 4. Tập tính lẩn trốn, tự vệ của hươu nai.
Loại tập tính nào mang tính bẩm sinh
A. 2,3. B. 1,2,3. C. 1,2. D. 2,3,4.
Câu 16. Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của tập tính là?
A. Kích thích → hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành động.
B. Kích thích → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động.
C. Kích thích → cơ quan thực hiện→ hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → hành động.
D. Kích thích → cơ quản thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động.
Câu 17. Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi?
A. Số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên. B. Kích thích của môi trường kéo dài.
C. Kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần. D. Kích thích của môi trường mạnh mẽ.
Câu 18. Cơ sở của tập tính là
A. phản xạ. B. hệ thần kinh. C. cung phản xạ. D. trung ương thần kinh.
Câu 19. Cho các trường hợp sau :
(1) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền
vững.
(2) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên
có thể thay đổi.
(3) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới
giữa nơron nên có thể thay đổi.
(4) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và
được di truyền.

7
Điều không đúng với sự hình thành tập tính học được là
A. (1), (3) và (4). B. (2), (3) và (4). C. (1), (2) và (3). D. (1), (2) và (4).
Câu 20. Xét các phát biểu sau đây :
(1) Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên.
(2) Tập tính bẩm sinh thường rất bền vững. (3) hầu hết tập tính học được đều bền vững.
(4) Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh.
(5) Một số tập tính của động vật như tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần
kinh và hệ nội tiết.
(6) Một số tập tính bẩm sinh do kiểu gen quy định.
Có bao nhiêu phát biểu trên đúng về tập tính? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 21. Tập tính quen nhờn là tập tính động vật không trả lời khi kích thích?
A. Không liên tục và không gây nguy hiểm gì. B. Ngắn gọn và không gây nguy hiểm gì.
C. Lặp đi lặp lại nhiều lần và không gây nguy hiểm gì. D. Giảm dần cường độ và không gây nguy hiểm gì.
Câu 22. Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về
hình thức học tập:
A. Học khôn. B. Học ngầm. C. Điều kiện hoá hành động. D. Quen nhờn
Câu . In vết là hình thức học tập mà?
A. Con vật mới sinh ra bám theo vật thể tĩnh mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết giảm dần trong những
ngày sau.
B. Con vật mới sinh ra bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết giảm dần trong
những ngày sau.
C. Con vật mới sinh ra bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy, hiệu quả in vết tăng dần trong những
ngày sau.
D. Con vật mới sinh ra bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết tăng dần trong
những ngày sau.
Câu 23. Điều kiện hóa đáp ứng là hình thành mối quan hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của
các kích thích?
A. Đồng thời. B. Liên tiếp nhau. C. Trước và sau. D. Rời rạc.
Câu 24. Điều kiện hoá đáp ứng là:
A. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời.
B. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích liên tiếp nhau.
C. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích trước và sau.
D. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích rời rạc.
Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là một ví dụ về hình thức học tập
A. Điều kiện hóa hành độngB. Điều kiện hóa đáp ứng. C. Học khôn. D. Học ngầm.
Câu 25. Vừa cho chó ăn vừa đánh chuông, sau khi thực hiện nhiều lần như thế, chỉ nghe tiếng chuông thì chó
đã tiết nước bọt. Hiện tượng trên là hiện tượng:
A. Quen nhờn. B. Học ngầm. C. Học khôn. D. Điều kiện hóa đáp ứng.
Câu 26. Điều kiện hóa hành động là kiểu liên kết giữa?
A. Các hành vi của động vật và các kích thích, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
B. Một hành vi của động vật với một phần thưởng, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
C. Một hành vi của động vật và một kích thích, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
D. Hai hành vi của động vật với nhau, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
Câu 27. Học ngầm là kiểu học không có ý thức, sau đó những điều đã học?
A. Không được dùng đến nên động vật sẽ quên đi. B. Lại được củng cố bằng các hoạt động có ý thức
C. Được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự.
D. Được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống khác lạ.
Câu 28. Những nhận biết về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìm được thức ăn và
tránh thú săn mồi là kiểu học tập?
A. In vết. B. Quen nhờn. C. Học ngầm. D. Điều kiện hóa.
Câu 29. Học khôn là?
A. Kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống tương tự.
B. Phối hợp các kinh nghiệm cũ và những hiểu biết mới để tìm cách giải quyết những tình huống mới.
C. Từ các kinh nghiệm cũ sẽ tìm cách giải quyết những tình huống tương tự.

8
D. Kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tim cách giải quyết những tình huống mới.
Câu 30. Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới, dựa vào kiến thức đã có bạn đã giải được bài
tập đó. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:
A. Học ngầm. B. Học khôn. C. Quen nhờn. D. Điều kiện hóa hành động.
Câu 31. Hành động nào sau đây là kết quả của học khôn?
A. Cóc đớp phải ong lập tức nhả ra. B. Chim sâu không ăn các con sâu có màu sắc sặc sỡ.
C. Thỏ ăn trúng lá cây bị say, về sau chúng không bao giờ ăn loại lá đó nữa.
D. Tinh tinh tuốt lá ở một cành cây tạo que chọc vào tổ mối để bắt mối
Câu 32. Hình thức học khôn được thấy phổ biến ở
A. Người và các động vật thuộc bộ Linh trưởng. B. Lớp Thú.
C. Chim và các động vật thuộc bộ Linh trưởng. D. Động vật có hệ thần kinh phát triển.
Câu 33. Tinh tinh xếp các hòm gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao là kiều học tập?
A. In vết. B. Học khôn. C. Học ngầm. D. Điều kiện hóa.
Câu 34. Về tập tính con người khác hẳn với động vật ở điểm nào?
A. Tập tính xã hội cao. B. Điều chỉnh được tập tính bẩm sinh.
C. Có nhiều tập tính hỗn hợp. D. Phát triển tập tính học tập.
Câu 35. Tập tính ở loài người, khác hẳn tập tính của động vật biểu hiện ở:
1. Con vật hành động chủ yếu theo bản năng còn con người hành động theo trí tuệ.
2. Sự biến hóa về tập tính ở loài người nhanh hơn nhiều so với động vật.
3. Tập tính của loài người thay đổi theo sự phát triển của xã hội.
4. Tập tính bẩm sinh của loài người có thể bị thay đổi do sự phát triển của nền văn minh và khoa học.
A. 1,2,3,4. B. 1,2. C. 2,3,4. D. 1,3.4.
Câu 36. Ở động vật có hệ thần kinh chưa phát triển, tập tính kiếm ăn?
A. Một số ít là tập tính bẩm sinh. B. Phần lớn là tập tính học được.
C. Phần lớn là tập tính bẩm sinh. D. Là tập tính học được.
Câu 37. Ở động vật có hệ thần kinh phát triển, tập tính kiếm ăn?
A. Phần lớn là tập tính bẩm sinh. B. Phần lớn là tập tính học được
C. Một số ít là tập tính bẩm sinh. D. Là tập tính học được
Câu 38. Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra giữa?
A. Những cá thể cùng loài. B. Những cá thể khác loài.
C. Những cá thể cùng lứa trong loàiD. Con với bố mẹ.
Câu 39. Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho
các con đực khác là tập tính?
A. Kiếm ăn. B. Sinh sản. C. Di cư. D. Bảo vệ lãnh thổ.
Câu 40. Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính
A. bảo vệ lãnh thổ. B. sinh sản. C. di cư. D. xã hội.
Câu 41. Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là tập tính?
A. Sinh sản. B. Di cư. C. Xã hội. D. Bảo vệ lãnh thổ.
Câu 42. Tu hú không có tập tính ấp trứng, vậy chúng duy trì nòi giống bằng cách nào
A. Tiện đâu đẻ đấy. B. Chúng đẻ số lượng trứng lớn để trừ hao.
C. Chúng “đẻ nhờ” vào tổ chim khác. D. Chúng đẻ con.
Câu 43. Xác định câu đúng (Đ)/sai (S) sau đây
(1) kiến lính sẵn sang chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính vị tha.
(2) hải li đắp đập ngăn song, suối để bắt cá là tập tính bảo vệ lãnh thổ.
(3) tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó là tập tính bảo vệ lãnh thổ
(4) cò quăm thay đổi nơi sống theo mùa là tập tính kiếm ăn.
(5) chim én tránh rét vào mùa đông là tập tính di cư. (6) chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính xã hội.
(7) vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái là tập tính thứ bậc
Phương án trả lời đúng là
A. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6Đ, 7S. B. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6Đ, 7Đ
C. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5Đ, 6S, 7S. D. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5Đ, 6Đ, 7S
Câu 44. Cá mập con khi nở ra thường ăn luôn những quả trứng bên cạnh nó. Nguyên nhân của hành động này
là:
A. Bố mẹ chúng dạy. B. Do trứng của những con cá khác làm chật chỗ trú của chúng.

9
C. Chỉ có 1 số con cá mập con như vậy, những con cá mập con khác không ăn trứng đồng loại.
D. Do bản năng sinh tồn của chúng.
Câu 45. Chim én (Delichon dasypus) thường bay về Phương Nam về mùa đông và bay trở lại miền Bắc vào
mùa xuân khi thời tiết ấm áp. Đó là ví dụ về loại tập tính
A. xã hội. B. sinh sản. C. lãnh thổ. D. di cư.
Câu 46. Sự định hướng của động vật di cư?
A. Động vật trên cạn định hướng nhờ vị trí của mặt trời, trăng, sao.
B. Chim bồ câu định hướng nhờ từ trường của trái đất.
C. Động vật ở nước (cá) định hướng dựa vào thành phần hóa học của nước và hướng dòng.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 47. Trong 1 đàn gà có 1 con có thể mổ bất kì con nào trong đàn là tập tính
A. thứ bậc. B. bảo vệ lãnh thổ. C. vị tha. D. di cư.
Câu 48. Khi một con gấu mon men đến tổ ong lấy mật, rất nhiều ong lính xông ra đốt nó, sau đó ong chết la
liệt. Giải thích đúng về sự hi sinh của các con ong lính trong trường hợp này là
A. Ong có tính hung hăng. B. Chúng không biết hậu quả của việc mình làm.
C. Hành động này được khởi xướng từ con đầu đàn, còn những con khác bắt chước. D. Do tập tính vị tha.
Câu 49. Cảm nhận thấy nguy hiểm, con khỉ canh gác kêu lên báo hiệu cho các con khác trong bầy. Những con
chim đậu quanh đó cũng vội vàng bay đi. Kích thích dấu hiệu làm xuất hiện tập tính tự vệ ở chim là
A. Chim cũng nhìn thấy nguy hiểm như con khỉ. B. Tiếng hú của khỉ.
C. Hình ảnh bỏ chạy của đàn khỉ. D. Mùi đặc trưng của khỉ.
Câu 50. Tập tính phản ánh mối quan hệ khác loài là
A. Tập tính sinh sản. B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ. C. Tập tính di cư. D. Tập tính kiếm ăn.
Câu 51. Sử dụng thiên địch trong nông nghiệp, là ứng dụng của loại tập tính:
A. Hỗn hợp. B. Thứ sinh. C. Bắt mồi. D. Bẩm sinh.
Câu 52. Sử dụng thiên địch trong nông nghiệp, là ứng dụng của loại tập tính:
A. Bảo vệ lãnh thổ. B. Kiếm ăn. C. Sinh sản. D. Cả B và C.

10

You might also like