You are on page 1of 4

Ôn tập môn Kiểm thử phần mềm

Yêu cầu các nhóm: hoàn thiện tiếp bài tập lớn được giao
Thi: - Báo cáo bài tập lớn này (8 điểm)
+ Cơ sở lý thuyết của kiểm thử phần mềm
+ Tìm hiểu về tool kiểm thử (được giao)
+ Thực nghiệm tool với 2 đến 3 ví dụ
- Vấn đáp ( 2 điểm)
Các kiến thức nền cần nắm của môn học:

Kiểm thử phần mềm là gì?


- Kiểm thử phần mềm là quá trình thực thi 1 chương trình với mục đích
tìm ra lỗi.
-
- Kiểm thử phần mềm đảm bảo sản phẩm phần mềm đáp ứng chính xác,
đầy đủ và đúng theo yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của sản phẩm đề
đã đặt ra.
-
- Kiểm thử phần mềm cũng cung cấp mục tiêu, cái nhìn độc lập về phần
mềm, điều này cho phép việc đánh giá và hiểu rõ các rủi ro khi thực thi
phần mềm

Quy trình xây dựng phần mềm (7 pha)


Phân loại kiểm thử:
+ Kiểm thử hộp đen
(Kiểm thử chức năng): Kiểm thử hộp đen là 1 phương pháp kiểm thử
mà tester sẽ chỉ xem xét đến đầu vào và đầu ra của chương trình mà
không quan tâm code bên trong được viết ra sao. Tester thực hiện kiểm
thử dựa hoàn toàn vào đặc tả yêu cầu . Mục đích của kiểm thử hộp đen
là tìm ra các lỗi ở giao diện , chức năng của phần mềm. Các trường
hợp kiểm thử sẽ được xây dựng xung quanh đó.
Đặc điểm

 Đây là kiểu kiểm thử thành phần phần mềm và chỉ dựa vào các thông tin đặc
tả về yêu cầu, chức năng của các thành phần phần mềm tương ứng.
 Việc kiểm thử được thực hiện bên ngoài, không liên quan đến lập trình viên
hay các nhà phát triển phần mềm. Vì thế người kiểm thử cũng không cần thiết
phải biết về cấu trúc bên trong của phần mềm cũng như các kiến thức về lập
trình.
 Mức test này thường yêu cầu các tester phải viết test case đầy đủ trước khi
test; Các bước tiến hành test khá đơn giản, chỉ cần thực hiện theo các mô tả
trong test case, thực hiện nhập dữ liệu vào, đợi kết quả trả về và so sánh với
kết quả dự kiến trong test case.

+ Kiểm thử hộp trắng: Kiểm thử hộp trắng là phương pháp kiểm thử
mà cấu trúc thuật toán của chương trình được đưa vào xem xét. Các
trường hợp kiểm thử được thiết kế dựa vào cấu trúc mã hoặc cách làm
việc của chương trình. Người kiểm thử truy cập vào mã nguồn của
chương trình để kiểm tra nó.
- Nền tảng toán học của kiểm thử phần mềm
+ Tập hợp: Tập hợp là một nhóm các sự vật, sự việc có chung một
tính chất, cách biểu diễn, ... Các thành viên trong tập hợp ta gọi là
phần tử.
+ Tổ hợp: tổ hợp là cách chọn những phần tử từ một nhóm lớn hơn mà không
phân biệt thứ tự. Trong những trường hợp nhỏ hơn có thể đếm được số tổ hợp. Ví
dụ cho ba loại quả, một quả táo, một quả cam và một quả lê, có ba cách kết hợp hai
loại quả từ tập hợp này: một quả táo và một quả lê; một quả táo và một quả cam; một
quả lê và một quả cam.
+ Lý thuyết đồ thị: Đồ thị là một cấu trúc rời rạc bao gồm các đỉnh và
các cạnh nối các đỉnh này.
 Đơn đồ thị vô hướng G = (V,E) bao gồm V là tập các đỉnh khác
rỗng, và E là tập các cặp không có thứ tự gồm hai phần tử khác
nhau của V gọi là các cạnh.
 Đa đồ thị vô hướng G= (V, E) bao gồm V là tập các đỉnh khác
rỗng, và
E là tập các cặp không có thứ tự gồm hai phần tử khác nhau của V gọi
là các cạnh. Hai cạnh e1 và e2 được gọi là cạnh lặp (bội hay song
song) nếu chúng cùng tương ứng với một cặp đỉnh.
 Đơn đồ thị có hướng G = (V, E) bao gồm V là tập các đỉnh
khác rỗng và E là tập các cặp có thứ tự gồm hai phần tử
khác nhau của V gọi là các cung.
 Đa đồ thị có hướng G = (V, E) bao gồm V là tập các đỉnh
khác rỗng và E là tập các cặp có thứ tự gồm hai phần tử
khác nhau của V gọi là các cung. Hai cung e1, e2 tương ứng
với cùng một cặp đỉnh được gọi là cung lặp.
+ Xác suất
+ Logic mệnh đề: Mỗi câu phát biểu là đúng hay là sai được gọi là
một mệnh đề
Các phép toán mệnh đề
Bao gồm :
„ Phép phủ định (¬)
„ Phép hội(∧)
„ Phép tuyển (∨)
„ Phép XOR (⊕)
„ Phép kéo theo(→)
„ Phép tương đương(↔)

Các phương pháp kiểm thử chức năng


+ Miền tương đương: Phân vùng tương đương là phương pháp chia các
điều kiện đầu vào thành những vùng tương đương nhau. Tất cả các giá
trị trong một vùng tương đương sẽ cho một kết quả đầu ra giống nhau.
Vì vậy chúng ta có thể test một giá trị đại diện trong vùng tương
đương. Các lớp tương đương được xác định bằng bằng cách lấy mỗi
trạng thái đầu vào (thường là 1 câu hay 1 cụm từ trong đặc tả) và phân
chia nó thành 2 hay nhiều nhóm.
+ Giá trị biên; Đây là phương pháp test mà chúng ta sẽ test tất cả
các giá trị ở vùng biên của dữ liệu vào và dữ liệu ra. Nếu dữ liệu đầu
vào được sử dụng là trong giới hạn giá trị biên, nó được cho là
Positive testing. Nếu dữ liệu đầu vào được sử dụng là ngoài giới hạn
giá trị biên, nó được cho là Negative testing.

Phân tích giá trị biên sẽ chọn các giá trị:

 Giá trị nhỏ nhất


 Giá trị ngay trên giá trị nhỏ nhất
 Giá trị bình thường
 Giá trị ngay dưới giá trị lớn nhất
 Giá trị lớn nhất
 Ưu điểm: Thay vì phải test hết toàn bộ các giá trị trong từng vùng tương
đương, kỹ thuật phân tích giá trị biên tập trung vào việc kiểm thử các giá trị biên của
miền giá trị đầu vào để thiết kế test case do “lỗi thường tiềm ẩn tại các ngõ ngách và
tập hợp tại biên”. Tiết kiệm thời gian thiết kế test case và thực hiện test.
 Nhược điểm: Phương pháp này chỉ hiệu quả trong trường hợp số đầu vào
(input variables) độc lập với nhau và mỗi đối số đều có một miền giá trị hữu
hạn.

+ Bảng quyết định: Bảng quyết định sử dụng mô hình các quan hệ logic giữa
nguyên nhân và kết quả cho các thành phần. Mỗi nguyên nhân được biểu diễn
như một điều kiện (đúng hoặc sai) của một đầu vào, hoặc kết hợp các đầu vào.
Mỗi kết quả được biểu diễn như là một biểu thức Bool biểu diễn một kết quả
tương ứng cho những thành phần vừa thực hiện.
- Các phương pháp kiểm thử hộp trắng – Kiểm thử cấu trúc – dòng lệnh

+ Độ đo kiểm thử
Mức độ bao phủ một bộ kiểm thử (tập các ca kiểm thử) được đo bằng tỷ lệ các
thành phần thực sự được kiểm thử so với tổng thể sau khi đã thực hiện các ca
kiểm thử. Thành phần liên quan có thể là câu lệnh, điểm quyết định, điều kiện
con, đường thi hành hay là sự kết hợp của chúng. Độ bao phủ càng lớn thì độ tin
cậy của bộ kiểm thử càng cao. Độ đo này giúp chúng ta kiểm soát và quản lý
quá trình kiểm thử tốt hơn. Mục tiêu của chúng ta là kiểm thử với số ca kiểm thử
tối thiểu nhưng đạt được độ bao phủ tối đa. Có rất nhiều độ đo kiểm thử đang
được sử dụng hiện nay, dưới đây là ba độ đo kiểm thử đang được sử dụng phổ
biến nhất trong thực tế.
Độ đo kiểm thử cấp 1 (C1): mỗi câu lệnh được thực hiện ít nhất một lần sau khi
chạy các ca kiểm thử (test cases).
Độ đo kiểm thử cấp 2 (C2): các điểm quyết định trong đồ thị dạng điều khiển
của đơn vị kiểm thử đều được thực hiện ít nhất một lần cả hai nhánh đúng và sai.
Độ đo kiểm thử cấp 3 (C3): Với các điều kiện phức tạp (chứa nhiều điều kiện
con cơ bản), việc chỉ quan tâm đến giá trị đúng sai là không đủ để kiểm tra tính
đúng đắn của chương trình ứng với điều kiện phức tạp này. Ví dụ, nếu một điều
kiện phức tạp gồm hai điều kiện con cơ bản, chúng ta có bốn trường hợp cần
kiểm thử chứ không phải hai trường hợp đúng sai như độ đo C2. Với các đơn vị
chương trình có yêu cầu cao về tính đúng đắn, việc tuân thủ độ đo C3 là hết sức
cần thiết. Điều kiện để đảm bảo độ đo này là các điều kiện con thuộc các điều
kiện phức tạp tương ứng với các điểm quyết định trong đồ thị dạng điều khiển
của đơn vị cần kiểm thử đều được thực hiện ít nhất một lần cả hai nhánh đúng
và sai.

+ Độ đo C1
+ Độ đo C2
+ Độ đo C3

You might also like