You are on page 1of 3

Tình trạng nền kinh tế nước pháp trong năm 2020

 Trong thời gian phong tỏa


-Dịch COVID-19 "thổi bay" 270 tỷ euro (317 tỷ USD) trong GDP của Pháp, thêm 1 triệu
người bị mất việc làm, khả năng gia nhập thị trường lao động của 700.000 sinh viên sắp
tốt nghiệp bị đe dọa, trong lúc ngân sách nhà nước đang cạn dần và virus SARS-CoV-2
vẫn rình rập tái bùng phát.

-Do tác động của dịch Covid-19 và lệnh phong tỏa kéo dài từ ngày 17-3 đến 11-5, tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) của Pháp giảm tới 13,8% trong quý II. Nhiều tập đoàn lớn của
Pháp như Renault, Airbus, Total, Air France hay SNCF cũng thông báo các khoản lỗ
ròng ở mức kỷ lục. 

Theo báo cáo do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Thống kê Quốc gia Pháp (INSEE) công bố ngày
31-7, lệnh phong tỏa đã buộc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và công trường xây dựng phải
đóng cửa trừ sản xuất và cung cấp hàng thiết yếu, dẫn tới sự sụt giảm mạnh của hoạt động kinh
tế trong một thời gian dài. Tiêu dùng hộ gia đình thấp hơn 35% so với mức bình thường, giảm
11% và tăng trở lại ở mức 36,6% sau khi các cửa hàng mở cửa trở lại từ đầu tháng 5. 

Về xuất khẩu, mức suy giảm là 25,5% so với - 6,1% trong quý đầu tiên, cao hơn nhập khẩu (-
17,3%). Như vậy, hoạt động ngoại thương của Pháp ghi nhận mức suy giảm 12,3%. Trong tháng
5, thâm hụt thương mại ở mức 7,1 tỷ euro, nhiều hơn 2 tỷ euro so với tháng 4 và gần bằng mức
kỷ lục 7,4 tỷ euro vào tháng 1-2017. Sự phục hồi dần trong tiêu dùng dẫn tới mức nhập khẩu cao
hơn, trong khi các lĩnh vực tham gia hoạt động xuất khẩu như hàng không còn gặp rất nhiều khó
khăn. Tờ Le Monde dẫn lời chuyên gia kinh tế Ludovic Subran của Tập đoàn Allianz cho rằng,
trong những tháng tới, thâm hụt thương mại của Pháp sẽ lớn hơn nữa.

- 8 tuần hoạt động cầm chừng và tác động kéo dài của đại dịch khiến nguy cơ các doanh
nghiệp trên toàn quốc bị phá sản tăng lên 80% so với thời kỳ trước COVID-19 kéo theo tỉ
lệ thất nghiệp gia tăng

Trung bình ở Pháp, rủi ro một công ty bị phá sản là 1,8%. Do tác động của virus SARS-CoV-2,
tỷ lệ này vọt lên 3,2%. Như vậy, từ 55.000 đến 95.000 công ty vừa và nhỏ có nguy cơ phải đóng
cửa và cứ 1 trong số 10 công ty rơi vào cảnh thiếu thanh khoản. Hệ lụy từ các vụ phá sản này là
ít nhất 250.000 người phải rời khỏi thị trường.   Trong một tuần lễ, 40 doanh nghiệp hàng đầu
trên thị trường chứng khoán Pháp trong danh sách CAC 40 thông báo thua lỗ 30 tỷ euro trong
sáu tháng đầu năm 2020.

-Các nhà hàng, quán bar, những hoạt động liên quan đến lĩnh vực giải trí, du lịch bị thiệt
hại nặng đe dọa khoảng 30.000 có nguy cơ thất nghiệp, ước tính thất thu khoảng 1 tỷ
euro.  Ngân hàng Trung ương Pháp dự đoán tỷ lệ thất nghiệp trong năm nay bị đẩy lên tới
12%.
=> chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế
 Trong thời gian 2 tuần dỡ bỏ lệnh phong tỏa

-  Nền kinh tế Pháp đang phục hồi nhanh nhưng còn rất mong manh. Nhiều doanh nghiệp
đang đối mặt một số nguy cơ, trong đó có làn sóng phá sản do kinh doanh không hiệu quả
trong một vài tuần hoặc tháng tới khi Nhà nước cắt giảm hỗ trợ.

-  Ngành công nghiệp cũng đã phục hồi nhanh chóng, hiện ở mức 62% so 25% trong thời
gian có lệnh phong tỏa.

-  nhiều lĩnh vực kinh tế ở Pháp còn ngưng trệ như du lịch, dịch vụ ăn uống hoặc văn hóa
và giải trí. 

=>chính phủ giảm mức hỗ trợ đối với các doanh nghiệp

 Các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ đã đem lại kết quả:
-450.000 thanh niên dưới 26 tuổi tìm được việc làm, 230.000 người tiếp tục được đào tạo
trực tiếp ngay tại các hãng và ký được 100.000 hợp đồng dưới dạng vừa học vừa làm.

-Các lĩnh vực công nghệ cũng được phát triển, đặc biệt là công nghệ sạch ‘Pháp triển khai
tái chế điện thoại cũ để bảo vệ môi trường’

-kết quả chưa đạt được là trong lĩnh vực du lịch vẫn trong tình trạng khủng hoảng

 Các chính sách ktvm có ưu và nhược điểm:


-Trong thời kỳ phong tỏa:

+ Ưu điểm: -giúp người lao động có trợ cấp thất nghiệp bán phần,có chi tiêu

-tỷ lệ các công ty bị phá sản giảm

-các cơ sở,thiết bị y tế được tăng cao

-tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển,giảm sự phụ thuộc của
pháp vào nước ngoài

-tạo cơ hội vừa học vừa làm cho lao động trẻ

+ Nhược điểm: -Ngân sách nhà nước bị cạn kiệt

-Các dịch vụ vui chơi giải trí được nhà nước hỗ trợ nhưng vẫn thiệt hại
nặng nề
-Trong thời kì dỡ phong tỏa:

+Ưu điểm: -Nền kinh tế phục hồi nhanh, tỷ trọng nghành công nghiệp tăng

-Ngân sách nhà nước được tăng lên

+Nhược điểm:- các công ty nhỏ và vừa dễ rơi vào tình trạng phá sản do không được hổ
trợ từ nhà nước, công ty phải đóng các loại thuế

You might also like