You are on page 1of 75

Đề 1:

Câu 1: Trình bày mối quan hệ giữa phương tiện truyền thông, khán giả và người
làm MKT?

Phương tiện truyền thông là : đề cập đến các phương thức cụ thể để các doanh
nghiệp sử dụng nhằm mục đích truyền tải những thông điệp, nội dung một chiến
lược Marketing. Những phương tiện truyền thông nhắm đến những đối tượng khách
hàng mục tiêu để thúc đẩy bán hàng tăng doanh số, tăng tỉ lệ chuyển đổi

Khán giả: là người mà phương tiện truyền thông hướng tới, là khách hàng mục
tiêu, cũng có thể là công chúng mục tiêu

Người làm MKT: là những người làm việc trong lĩnh vực marketing, là ng chịu trách
nhiệm việc phân tích thị trường cũng như lên chiến lược marketing, digital
marketing nhằm cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có giá trị đến với khách hàng tiềm
năng. Người làm marketing là những người đưa ra thông điệp để các phương tiện
truyền thông truyền tải thông điệp đó đến cho công chúng của họ. Họ đưa ra các
thông điệp, lựa chọn các phương tiện truyền thông phù hợp để tiếp cận với công
chúng và khách hàng mục tiêu của họ.

Ba thứ này có mối quan hệ rất chặt chẽ, vì


- NGƯỜI LÀM MARKETING truyền tải THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG dưới
dạng biểu tượng, hình ảnh đến với KHÁN GIẢ thông qua các PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN
THÔNG. Ng làm marketing là người gửi thông điệp vs 1 mục đích cụ thể
- Phương tiện truyền thông là trung gian mang thông điệp đến với công chúng
mục tiêu của ng làm mar
- Khán giả là đối tượng nhận tin, tiếp nhận và xử lý thông tin sau đó so sánh với
các kì vọng của họ để hình thành những đánh giá về sản phẩm của người làm
marketing và quyết định có hành động hay ko và phản hồi lại cho người làm mkt.
Hay nói cách khác, phương tiện truyền thông chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và
khách hàng. Giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp, giúp khách hàng phản hồi những
nhu cầu của mình

- thông qua PPTT, Doanh nghiệp có thể thông qua đó tạo điểm tiếp xúc đối với
KH

- thông qua PPTT người làm MKT nói riêng và DN nói chung có thể tạo ra những
hoạt động tương tác cùng KH

- một quy trình từ người làm mkt bao gồm các quyết định liên quan tới việc lựa
chọn các phương tiện truyền tải thông điệp truyền thông tới những người mua tiềm
năng và/ hoặc những người dùng về một sản phẩm hoặc dịch vụ

- một quá trình bao gồm nhiều quyết định, mỗi quyết định có thể được thay thế
hoặc loại bỏ cùng với sự phát triển của kế hoạch. Các quyết định này nhằm giúp người
làm MKT trả lời cho câu hỏi “cách thức nào tốt nhất để truyền tải thông điệp truyền
thông tới người mua tiềm năng của thương hiệu/ sản phẩm)

Câu 2: Nêu các mô hình tâm lý học trong truyền thông Marketing và ý nghĩa của
nó trong truyền thông Marketing: mô hình truyền thông AIDA, mô hình phân cấp
đáp ứng theo Michael ray, mô hình FCB, mô hình AISAS…

+) Mô hình truyền thông AIDA (Lewis) | CHÚ Ý - QUAN TÂM - MONG MUỐN -
HÀNH ĐỘNG
Mô hình AIDA miêu tả quá trình biến đổi tâm lý, cụ thể là các giai đoạn chuyển biến về
trạng thái tâm lý công chúng nhận tin từ chú ý, quan tâm, ham muốn, yêu thích, đam
mê đến hành động
Người làm truyền thông có thể dựa vào mô hình này để hiểu biết nắm vững quá trình
diễn biến đặc điểm về tâm lý của công chúng ở từng giai đoạn, qua đó ứng dụng với
mỗi giai đoạn có thể đề xuất các quyết định truyền thông phù hợp cụ thể
● Giai đoạn nhận thức: ở ở giai đoạn này công chúng chưa nhận thức về thông
điệp vì vậy nhiệm vụ của người làm truyền thông là thông qua va chạm sinh lý để tạo
sự nhận biết của công chúng. các nhà truyền thông thường hướng xây dựng thông
điệp có các yếu tố có thể giúp tạo ra sự chú ý như tiêu đề với những dòng chữ khác lạ
sử dụng âm thanh
● Giai đoạn cảm xúc: ở giai đoạn này công chúng đã nhận biết tối thiểu về thông
điệp truyền thông nhưng họ còn chưa thực sự hiểu về nội dung và ý nghĩa của thông
điệp cũng như là giá trị lợi ích dành cho họ mà thông điệp truyền tải.
- ở giai đoạn này nhà truyền thông phải làm thế nào để thông điệp truyền thông có
thể khiến công chúng thật sự quan tâm và ham muốn
- các nhà truyền thông có thể tập trung khai thác giá trị của những lợi ích khác biệt
của sản phẩm thương hiệu
● Giai đoạn hành vi: ở giai đoạn này thì công chúng đã trải qua các trạng thái tâm
lý như nhận biết, hiểu, ưa chuộng… Nhưng vẫn còn nhiều lý do như sự kìm hãm, Điều
kiện cá nhân,... họ chưa đưa ra hành động cụ thể.
- Vì vậy nhiệm vụ chính của người truyền thông trong giai đoạn này là làm thế nào
để công chúng chấp nhận thông điệp để đưa ra hành động
- đưa ra các yếu tố trong thông điệp điều kiện có tác động mạnh đến hành vi công
chúng như sự hiếm có giá trị thời điểm như “Đừng bỏ lỡ cơ hội ... chỉ với …”
=> Mô hình này cho thấy rằng người tiêu dùng dành nhiều thời gian hơn để thu thập
thông tin và đánh giá các nhân tố liên quan một cách cẩn thận trước khi ra quyết định
mua. vì thế doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ hành vi của khách hàng tiềm năng
để từ đó cung cấp các thông tin một cách đầy đủ và kịp thời

+)Mô hình phân cấp đáp ứng theo Michael ray | CHÚ Ý - QUAN TÂM - MONG
MUỐN - HÀNH ĐỘNG

● Mô hình có hai biến số: Mức độ gắn kết, Sự khác biệt cảm nhận

● Mức độ gắn kết là một biến số quan trọng giải thích quá trình xử lý thông điệp
truyền thông và mức độ tác động đến người nhận. Các gắn kết quan trọng: với sản
phẩm, thương hiệu, quyết định mua hàng

● M.Ray phát triển mô hình xử lý thông tin thành 3 mô hình

● định dạng theo thứ tự 3 giai đoạn: Mô hình học tập tiêu chuẩn, mô hình xáo
trộn, mô hình gắn kết thấp
+) Mô hình Lưới FCB (the Foote, Cone & Belding Grid)

Richard Vaughn et al. của cty quảng cáo FCB phát triển cách tiếp cận mới cho việc
phân tích tình huống truyền thông dựa trên các mô hình phân cấp phản ứng truyền
thông, kết hợp với phân tích trạng thái gắn kết với đối tượng (mức thấp-cao)

• Ma trận gồm 2 trục: mức độ gắn kết, trục Tư duy (bán cầu não trái), Cảm giác (bán
cầu não phải)

• Ô 1: Chiến lược thông tin: người mua gắn kết nhiều đến sản phẩm và các vấn đề kinh
tế và Hành vi: học – cảm – hành động

• Ô 2: Chiến lược tác động: mức độ gắn kết cao, quyết định mua có thiên hướng cảm
xúc và Cảm giác – học tập – làm

• Ô 3: Chiến lược tạo dựng thói quen: Làm-học tập- cảm giác

• Ô 4: Chiến lược tự thỏa mãn : Làm – cảm giác – học tập


+)Mô hình AISAS | CHÚ Ý - QUAN TÂM- TÌM KIẾM - HÀNH ĐỘNG - CHIA SẺ

Attention :Đầu tiên, người dùng phải chú ý đến đối tượng. Nếu họ không chú ý, thì
chúng ta sẽ không có cơ may nào khiến họ quan tâm đến những gì chúng ta truyền đạt.

Interest : Khi người dùng đã chú ý, hãy khiến họ cảm thấy thích thú hoặc quan tâm.
Thong thường, nếu không có sự kích thích mang tính tích cực từ phía người làm truyền
thông thì NTD vẫn bộc lộ sự quan tâm ( có thế thích thú hoặc k thích thú nhưng vẫn
quan tâm)

Search: Sau khi người dùng quan tâm đến đối tượng, họ sẽ có nhu cầu đi tìm kiếm
thêm thông tin về đối tượng đó (bản thân con người ta vốn tò mò mà!). Thông thường
người dùng sẽ sử dụng công cụ tìm kiếm như Google (một vài người dùng Bing hoặc
cái gì đó khác), hoặc một số cách khác như hỏi bạn bè, đồng nghiệp, sử dụng
Facebook,…Kết quả của phần search này, họ sẽ tìm thấy được thông tin cần thiết,
hoặc là một cái tên, một từ khóa, hoặc là một trang web (của chúng ta, hoặc là của…
đối thủ!)

Action: Sau khi người dùng tìm thấy thông tin trong 1 trang web, họ sẽ có xu hướng
hành động như: mua hàng, xem hàng, đi đến 1 liên kết trên trang, download phần mềm
hoặc… rời bỏ trang.

Share: Đây là 1 bước rất mới, chỉ xuất hiện với sự ra đời của Social Media & Social
Network. Sau khi người dùng đã Action, người ta lại tiếp tục có xu hướng chia sẻ thông
tin cho mọi người (con người ta cũng rất thích “tám”).
Câu 3: Nhiệm vụ chính của nghiên cứu công chúng mục tiêu trong MKT
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CÔNG CHÚNG
- Điểm khởi đầu của quá trình truyền thông
- Cơ sở (thông tin) xây dựng kế hoạch chiến lược (IMC), thông điệp và
kênh/phương tiện truyền thông
- Đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm chi phí trong việc tiếp cận công chúng nhận tin mục
tiêu
Nhiệm vụ của hoạt động nghiên cứu công chúng mục tiêu trong hoạt động truyền
thông MKT
- Quan sát đa chiều về hành vi tâm lý của CCMT
- Thu thập thông tin chính xác về đặc điểm tâm lý và hành vi của CCMT
- Làm rõ bản chất của các hiện tượng tâm lý, xã hội học và nhân chủng học
- Phân tích quá trình diễn biến, xu hướng tâm lý
- Làm rõ mối quan hệ giữa đặc điểm tâm lý và hành vi của công chúng nhận tin
với hoạt động truyền thông marketing
Tầm quan trong của nghiên cứu công chúng mục tiêu
- Phải tiếp câ ̣n KH và hiểu kỹ họ để nhận biết đầy đủ những động cơ thúc đẩy
KH mua sp. điều này giúp DN có thể cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ cạnh tranh
của mình.
- Để triển khai được các sp mới và để xây dưng các chiến lược MAR kích
thích viê ̣c mua hàng, các DN phải nghiên cứu cc nhận tin.
VD như thiết kế các sp có kiêu dáng, kích thước, bao bì, màu sắc phù hợp với thị
hiếu và sở thích của KH mục tiêu và thu hút sự chú ý của KH
- Hiểu biết về KH giúp DN xây dựng các chiến lược Mar ảnh hưởng, tác động
trở lại KH.
VD khi tung ra sp gắn với những đăc̣ điểm có tính cá nhân và tính chất xã hội để
thúc đẩy KH mua sp

Câu 4: Nếu một SP như thuốc chữa trị dị ứng chỉ được quảng cáo trong những
tháng mùa thu và mùa xuân thì đó sẽ là loại lịch trình truyền thông (media
schedule) nào? Trình bày cụ thể về loại lịch trình truyền thông này?
(câu 3- đề 8)
Câu 5: Truyền thông mkt tích hợp được bắt đầu bằng khách hàng hoặc khách
hàng tiềm năng”, theo SV là ĐÚNG/SAI? Giải thích quan điểm?

Truyền thông mkt tích hợp được bắt đầu bằng khách hàng hoặc khách hàng tiềm
năng”, theo em là đúng, vì:
- IMC là quá trình hoạch định và triển khai các hình thức khác nhau của chương trình
truyền thông theo thời gian với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.
- Mục đích là gây ảnh hưởng trực tiếp lên hành vi của khách hàng
- IMC xem tất cả các nguồn quan hệ với khách hàng của thương hiệu như là kênh tiềm
năng để truyền tải các thông điệp tương lai.
- Tóm lại, quá trình IMC có thể bắt nguồn từ khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm
năng, sau đó xác định các cách thức và phương pháp để phát triển các chương trình truyền
thông hiệu quả.
- IMC bắt đầu từ mục tiêu truyền thông. Vì mục tiêu sẽ là nền tảng cho sự thành công của
các chiến lược mkt. Vì vậy cần xđ đc mục tiêu rõ ràng trước khi thực hiện bất kì điều gì, đồng
thời cx giúp DN ko lãng phí thời gian và CP

Đề 2

Câu 1. Nêu ưu và nhược điểm của marketing trực tiếp. Lấy VD 1 sp được sử
dụng hiệu quả kỹ thuật mkt trực tiếp

ưu và nhược điểm của marketing trực tiếp


- Ưu điểm:
+ Có khả năng nhắm chọn
+ Có khả năng phân đoạn đối tượng nhận tin mục tiêu
+ Khả năng xây dựng mức tần suất tiếp cận hợp lý
+ Khả năng thử nghiệm
+ Linh hoạt về thời gian
+ Khả năng cá nhân hóa thông điệp
+ Có tính hiệu quả chi phí
+ Có khả năng đo lường
- Nhược điểm
+ Từ chối không nhận thư và không đọc thông tin từ thư quảng cáo
+ Vấn đề chất lượng của danh sách khách hàng
+ Hạn chế khả năng hỗ trợ nội dung và các yếu tố minh họa
+ Vấn đề gia tăng chi phí gửi thư
+ Vấn đề vi phạm và hạn chế đối với danh sách khách hàng chặn cuộc gọi
Trong các nhóm sản phẩm thì marketing trực tiếp có hiệu quả tác động mạnh mẽ
vào thị trường mục tiêu nhằm tăng doanh thu và đem lại lợi nhuận lâu dài:
- MKT trực tiếp mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Những người đặt qua kênh
thư điện tử cho rằng mua hàng qua thư điện tử thì vui, tiện lợi và không bị quấy rối.
Cách thức này tiết kiệm thời gian.
- Khách hàng có thể nhận quà mà không cần rời khỏi nhà
- Khách hàng có thể tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ mà không cần tốn thời gian
gặp.
VD: nhãn hàng Omo, sự kiện ngoài trời “Không ngại vết bẩn” chính là cách tiếp xúc với
khách hàng tốt nhất và thu lại hiệu quả về danh tiếng. tạo mối quan hệ bền vững với
khách hàng đồng thời cũng tăng doanh thu.

VD 1 sp được sử dụng hiệu quả kỹ thuật mkt trực tiếp

Marketing trực tiếp được chia thành hai nhóm công cụ chính:

● Nhóm truyền thống gồm các công cụ như: Thư trực tiếp (Direct mail) – postcard,
Brochure/ catalogue (Mail order), Tiếp thị từ xa (Telemarketing), Bản tin (Newsletter),
Phiếu giảm giá (Coupon), Quảng cáo phúc đáp (Direct Response Advertising), Tiếp thị
tận nhà (Door to door marketing)
● Nhóm công cụ hiện đại được phát triển trong những năm gần đây như: Gửi
email (Email Marketing), Gửi tin nhắn (SMS Marketing), Mạng xã hội (Social Media)
Câu 2. So sánh quảng cáo và PR
Quảng cáo: Quảng cáo là một hình thức truyền thông phi cá nhân, không trực tiếp
của sản phẩm, dịch vụ mà người quảng cáo phải trả tiền để truyền tải thông điệp
nhằm tạo ra sự thay đổi về nhận thức, cảm xúc hay hành vi của công chúng nhận
tin mục tiêu.
Quan hệ công chúng (PR) là tập hợp các biện pháp truyền đi những thông tin có
lợi nhằm làm tăng uy tín của sản phẩm,doanh nghiệp và gián tiếp làm tăng nhu cầu
về sản phẩm.
PR là xây dựng mối quan hê ̣ tốt với các nhóm công chúng khác nhau của DN, bằng
cách dành lấy thiê ̣n cảm từ họ, xây dựng hình ảnh doanh nghiê ̣p tích cực, xử lý tin
đồn, câu chuyện và sự kiện bất lợi cho DN

Quan hê ̣ công chúng Quảng cáo

1. Mục tiêu Hướng đến mục tiêu tạo sự đối thoại, hiểu Hướng đến mục tiêu
biết và xây dựng mối quan hê ̣ thương mại, liên quan
đến sp nhất định

2. Đối Nhóm công chúng ( KH, nhà đầu tư, đối tác, Khách hàng mục tiêu
tượng chính phủ)

3. Hình Trực tiếp + phi trực tiếp Phi trực tiếp


thức

4. Chiều Thông tin 2 chiều, hướng đến nhiều đối Thông tin 1 chiều
thông tin tượng

5. Chi trả Chi phí thấp, các hoạt động PR tự thu hút Trả tiền trực tiếp cho các
cho PP thông các thông tin đại chúng đưa tin về họ phương tiên truyền thông
tin đại chúng

6. Chủ thể Tiếng nói từ bên thứ 3 Tiếng nói trực tiếp từ chủ
truyền tin thể

7. Độ tin Thông điệp mang tính tin cậy cao, dễ được Độ tin cậy thấp hơn
câ ̣y các nhóm công chúng tiếp cận

8. Công cụ Các phương tiện truyền thông, kèm theo các Sử dụng các pp truyền
loại hình sự kiện thông như TV hay online

9. Chức Công cụ hữu hiệu giúp DN xử lý khủng Không được sử dụng
năng xử lý hoảng. Vì PR chính là công cụ nói lên tiếng
khủng hoảng nói của DN và tiếng nói của KH tin tưởng
vào DN đó
10. Mục đích Cung cấp nhiều thông tin hơn, giúp KH có Tăng sự nhận biết
cơ hội hiểu sp hơn

So sánh quảng bá và PR
Các nhóm công cụ phổ biến của quan hệ công chúng (P.Kotler) pencils
- P - nhóm công cụ ấn phẩm: thư trực tiếp, tờ rơi, bản tin tạp chí nôi bộ
- E – các công cụ sự kiện: tổ chức các loại hình sự kiện khiến cho công chúng quan
tâm đên DN nhiều hơn (các sk thể thao, triễn lãm thương mại)
- N- Công cụ tin tức: đăng tải trên các phương tiện truyền thông các câu chuyện mang
tính tích cực về DN về sp, dvu của DN
- C- công cụ hoạt động cộng đồng: thu hút, ủng hộ từ cộng đồng địa phương ( tài trợ
cho các sk,các hoạt động của địa phương, xây dựng địa phương)
- I- công cụ xây dựng nhận diện thương hiệu: Văn phòng phẩm,đồng phục, các quy
tắc ứng xử, business card)
- L- công cụ vận động hành lang : Hoạt động vận hành hành lang, xây dựng các mối
quan hê ̣ với chính quyền, các nhà lập pháp. Nỗ lực đem lại cho DN những lợi thế,
thuận lợi hoặc ngăn cản, hạn chế những tác động bất lợi từ phía chính quyền
- S- công cụ đầu tư xã hội: các hoạt động đầu tư xây dựng danh tiếng tốt, tránh nhiệm
XH cho DN

Câu 3: Billboards, poster là các kênh truyền thông thuộc nhóm media nào? Nêu
ưu và nhược điểm của nhóm kênh truyền thông này

Billboards là loại hình quảng cáo ngoài trời


Câu 4. Trình bày tóm tắt các bước lập kế hoạch truyền thông marketing tích hợp?
Bước 1 : Xem xét kế hoạch marketing
- Xây dựng kế hoạch marketing chung và thiết lập mục tiêu marketing
- Vai trò của truyền thông marketing
- Phân tích lợi thế cạnh tranh
- Đánh giá những ảnh hưởng của môi trường
B2: Phân tích môi trường truyền thông
• Phân tích nội bộ:
- Tổ chức hoạt động truyền thông của công ty
- Khả năng và nguồn lực của công ty
- Các tổ chức truyền thông bên ngoài, đánh giá và lựa chọn
- Xem lại kết quả của các chiến dịch trước đây
• Phân tích bên ngoài:
- Phân tích hành vi người tiêu dùng
- Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
- Định vị
B3: Phân tích quá trình truyền thông
• Phân tích phản hồi của người tiêu dùng
• Phân tích nguồn truyền thông, thông điệp,kênh truyền thông
• Thiết lập mục tiêu truyền thông
B4: Thiết lập ngân sách truyền thông
– Phương pháp nằm trong khả năng
• Ngân sách được thiết lập đến mức mà công ty có thể chịu đựng được
– Phương pháp phần trăm doanh số
• Sử dụng chỉ tiêu doanh số bán trong quá khứ hay dự đoán
– Phương pháp cạnh tranh
• Ngân sách tương thích với đối thủ
– Phương pháp mục tiêu và công việc
• Mục tiêu công việc chi phí ngân sách
B5: Hoạch định chương trình IMC
• Lựa chọn các phương thức truyền thông và phối hợp chúng để đảm bảo tính hữu hiệu
và hiệu quả
• Mỗi phương thức truyền thông đều có mục tiêu và chiến lược riêng
B6: Tích hợp và thực hiện các chiến lược truyền thông MKT
• Rà soát tất cả các chiến lược truyền thông của từng công cụ để đảm bảo nhất quán
về thông điệp
• Triển khai các bước và nội dung thực hiện các chiến lược
B7: Giám sát, đánh giá và kiểm soát chương trình IMC
• Đo lường tác động của chương trình truyền thông tới công chúng mục tiêu (theo từng
giai đoạn, đánh giá kết quả cuối cùng)
• Giảm sát và điều chỉnh các hoạt động kịp thời
• Thực hiện đo lường cả về định tính(mức độ nhận biết, ghi nhớ, trung thành,...) và định
lượng (doanh số, thị phần, khách hàng mới,...)

Câu 5. Trong những công cụ dưới đây, công cụ nào là công cụ trong IMC: Direct
mail, phí bảo hiểm, quảng cáo in, trình bày cụ thể

Direct mail: là thư gửi đến trực tiếp cho các cá nhân khách hàng hoặc hộ gia đình.

Một số hình thức phổ biến nhất của thư trực tiếp bao gồm: Tài liệu quảng cáo,
Phong thư, Tờ rơi, Bản tin, Danh mục, Bưu thiếp…

Nội dung, ý nghĩa


- Chìa khóa để thành công trong hoạt động thư trực tiếp đó chính là người nhận thư
được lấy từ cơ sở dữ liệu thậm chí có thể dùng để phân đoạn thị trường và có thể gửi
chào hàng.

- Danh sách khách hàng được cập nhật hơn, thu thập nhiều hơn đồng thời loại bỏ
những thứ không cần thiết. Việc phân đoạn thường dựa trên tiêu thức địa lí (thường sử
dụng mã vùng), nhân khẩu học, lối sống để tăng hiệu quả.

- Thông thường người ta hay sử dụng danh sách những cá nhân thực sự sẵn sàng
mua sản phẩm qua thư trực tiếp

Quảng cáo in: là quảng cáo được thiết kế đồ họa trên mặt phẳng dưới dạng hình vẽ và
một chiều sau đó được in lên bề mặt nhất định như giấy, nhựa, hoặc các tấm bìa có tác
dụng quảng cáo giúp người xem có được thông tin về sản phẩm.
- Thường được đặt trên đường, trên bảng hiệu hoặc tờ rơi
- Hiệu quả tiếp thị nhanh, quảng cáo dễ gây sự chú ý nếu thiết kế bắt mắt và đặt
ở vị trí thuận tiện

Quảng cáo truyền thông in ấn là một hình thức quảng cáo sử dụng phương pháp in
ấn: như tạp chí và báo chí, để tiếp cận người tiêu dùng, khách hàng là doanh nghiệp và
khách hàng tiềm năng.
- Các nhà quảng cáo cũng sử dụng các phương tiện kỹ thuật số: chẳng hạn như
Banner quảng cáo, quảng cáo trên thiết bị di động và quảng cáo trên phương tiện
truyền thông xã hội, để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Sự phát triển của phương tiện truyền thông kỹ thuật số đã dẫn đến sự suy giảm
chi phí quảng cáo cho truyền thông in ấn truyền thống, tuy nhiên in ấn không mất đi.
Quảng cáo truyền thông in ấn là phương tiện truyền thông in ấn vật lý bao gồm báo, tạp
chí, áp phích và bảng quảng cáo và thư trực tiếp…

Đề 3:

Câu 1: Nêu các cách thức để xác định ngân sách cho chiến dịch truyền thông?
Xác định ngân sách truyền thông theo lý thuyết
Nguyên lý: Mức tối ưu của các khoản đầu tư là tại mức tối đa hóa lợi nhuận, và tại đó
MR=MC ( Doanh thu cận biên = Chi phí cận biên)
Nhà làm Mar tiếp tục đầu tư vào truyền thông Mar cho đến khi nào doanh thu cận biên
từ khoản đầu tư đó vượt quá chi phí cận biên
Xác định ngân sách truyền thông theo thực tế

a. Xác lập ngân sách theo % doanh số


- DN xác lập ngân sách truyền thông theo 1 tỉ lệ cố định trên doanh số bán hàng
(doanh số năm trước hay doanh số dự kiến).
- Các thông tin khảo sát: 50% cty dựa trên doanh số dự kiến và 20% trên doanh số năm
trước. Tỉ lệ % trung bình khoảng 3%, một số hãng kinh doanh sp tiêu dùng đầu tư mức
cao trên 10% (nội thất, thực phầm, giày dép,…)
- Nhược điểm: thiếu logic khi đặt ngân sách truyền thông theo tỉ lệ nhất định và không
có yếu tố mục tiêu và thị trường.
+ Cơ sở xđ ngân sách chưa vững chắc, coi doanh thu là nguyên nhân của mức
độ hoạt động truyền thông
+ Việc xđ ngân sách cho hoạt động truyền thông này tùy thuộc vào khả năng
ngân sách hơn và viê ̣c tranh thủ các cơ hội truyền thông
+ Sự phụ thuộc ngân sách truyền thông vào doanh số gây khó khăn cho viê ̣c lâ ̣p
kế hoạch dài hạn
- Ưu điểm: Ngân sách truyền thông có thể thay đổi nhưng vẫn có chừng mực nhất
định và nó phụ thuộc vào doanh số bán. Nhà quản lý luôn kiểm soát đc chi phí truyền
thông
+ PP này khuyến khích công ty ra quyết định trong mqh giữa chi phí, truyền
thông, giá bán và thị trường của mỗi đơn vị sp
+ PP này ổn định trong cạnh tranh khi các công ty trong ngành đều sử dụng pp
này sẽ hình thành 1 tỷ lê ̣ chung
VD: Một công ty mỹ phẩm, nếu doanh số bán hàng kỳ vọng là 100 tỷ, thì tỉ lê ngân sách
quảng cáo là 5%, tương ứng với 5 tỉ

b. Xác lập ngân sách theo mục tiêu và nhiệm vụ


Công ty xđ ngân sách cho truyền thông của mình trên cơ sở những mục tiêu và
nhiê ̣m vụ cần giải quyết, sau đó mới xđ các chi phí dành cho kế hoạch truyền thông.
Các bước làm
1. Thiết lập mục tiêu MKT cụ thể (doanh số, thị phần, lợi nhuận,…)
2. Đánh giá chức năng truyền thông trong thực hiện mục tiêu MKT tổng thể
3. Xác định vai trò của từng công cụ truyền thông trong tổng thể các công cụ sử dụng
4. Xác định mục tiêu của từng công cụ truyền thông cụ thể (có thể đo lường được)
5. Xác lập ngân sách dựa trên mức chi tiêu cần thiết để thực hiện mục đích truyền
thông
Ưu điểm: PP này có ưu điểm là cơ sở khoa học, nó đòi hỏi nhà quản lý phải trình
bày rõ những yêu cầu và nhiê ̣m vụ mà hđ truyền thông cần phải thực hiện, các hđ
truyền thông được đề cấp và mức chi phí dành cho nó
Cần chú ý: Phải giữ mức độ hợp lý giữa ngân sách Mar chung và ngân sách hđ truyền
thông
+ Khi quyết định mức ngân sách tt cần chú ý đến tính chất của các loại sp và vị
trí của nó trong chu kỳ sống của sp trên thị trường
VD: Mục tiêu của một thương hiệu quần áo là tăng nhận thức thương hiệu lên 20%,
đồng thời tăng 15% thị phần nên ho quyết định đầu tư vào truyền thông Mar 100 tr
c. Xác lập ngân sách theo phương pháp cân bằng cạnh tranh
- Dựa vào mức đầu tư cho IMC của đối thủ để xác định ngân sách truyền thông
cho công ty.
- Nguồn thông tin về chi phí truyền thông của đối thủ: các báo cáo cạnh tranh, các
hiệp hội thương mại, bài báo ngành quảng cáo định kỳ, các dịch vụ báo cáo phương
tiện truyền thông cạnh tranh,…
- Xác định mối tương quan SOM và SOV - TRANG 69
SOM là tỷ lệ doanh thu của một thương hiệu so với tổng doanh thu toàn ngành
SOV là tỷ lệ chi tiêu truyền thông MAR của thương hiệu trong tổng chi tiêu truyền
thông MAR của ngành

Ưu điểm: Thiết lập mức độ ngân sách tt phù hơp với mức độ chi tiêu hợp lý trong
ngành
+ Loại trừ cạnh tranh truyền thông
Hạn chế: Khó biết ngân sách truyền thông cụ thể ở các công ty, đặc biết là các đối
thủ cạnh tranh
+ Mục tiêu truyền thông của các công ty khác nhau, do đó không thể căn cứ
vào công ty khác để xđ ngân sách cho mình
d. Thiết lập ngân sách theo khả năng
Ngân sách truyền thông là tất cả khả năng tài chính của công ty sau khi đảm bảo
được một số lợi nhuâ ̣n cơ bản nào đó. Chi tiêu vào truyền thông bằng khoản ngân
sách còn sau khi phân bổ vào các công việc MKT khác.
- Cần chứng minh rõ tác động của truyền thông đối với kết quả kinh doanh
Hạn chế: Không đòi hỏi tìm hiểu kỹ về ảnh hưởng của các hoạt động tt đến kết quả
kinh doanh. Ngân sách được xây dựng độc lâ ̣p với những gì tt có thể tạo ra, dẫn
đến khả năng chi nhiều quá mức, hoặc chi không đủ để tận dụng cơ hội

Câu 2: HÃy cho biết mô hình trên lý giải điều gì? Giải thích các yếu tố trong mô hình?

Quy trình truyền thông là sự truyền đạt thông tin, trao đổi ý tưởng, hoặc quá trình thiết
lập tính phổ biến hay sự nhất quán trong suy nghĩ giữa người gửi và người nhận.
Khái niệm: Quá trình truyền thông là 1 quá trình diễn ra giữa ng với người, giúp
chia sẻ thông tin và nó có sự phản hồi, mang tính chất 2 chiều, thể hiện ở chỗ:
trong quá trình truyền thông thì ng này chuyển thông tin với ng kia và phản hồi lại và từ
việc phản hồi đó ng ta có thể tiếp tục quá trình truyền thông bằng cách là chuyển thông
tin phản hồi vs nhau, qua lại với nhau thì điều đó thể hiện tính 2 chiều trong truyền
thông

Lý giải: Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian với các yếu tố
tham dự chính:
Người gửi, người nhận, mã hóa, giải mã, thông điệp truyền thông, phương tiện truyền
thông, nhiễu, phản ứng đáp lại, thông tin phản hồi
Diễn giải quá trình:

1: Người gửi phát hiện nhu cầu truyền tin nên bắt đầu tiến hành truyền tin,

2: thông tin được mã hóa thành các hình thức mang tính biểu tượng để người nhận dễ
dàng hiểu được thông tin đó

3: Thông tin sau khi được mã hóa dưới dạng thông điệp mà người truyền tin gửi đi bao
gồm hệ thống các biểu tượng (văn bản, âm thanh, màu sắc,..)

4: Người gửi lựa chọn sử dụng phương tiện truyền thông để truyền thông điệp của
mình tới người nghe qua những kênh giao tiếp

5: Người nhận nhận được thông tin và tiến hành giải mã thông tin, họ xử lý để hiểu
được ý tưởng mà người gửi muốn truyền đạt

6: (Người nhận tin có thể là những công chúng mục tiêu trong mkt mà DN muốn thuyết
phục)

7: Người nhận sau khi lĩnh hội được thông điệp (có thể đúng hoặc sai so với ý của
người gửi) sẽ có những phản ứng với những thông điệp/thông tin đó những phản ứng
này sẽ có thể nhìn thấy hoặc không

8: Sau đó người nhận có thể phản hồi lại thông tin cho người truyền tin hoặc không.
Trong trường hợp người nhận phản hồi thông tin lại cho người gửi có thể đánh giá
được hiệu quả của chương trình truyền thông

9: Trong quá trình truyền thông có một số những yếu tố có thể là sai lệch thông điệp
truyền thông so với trạng thái ban đầu. đó gọi là nhiễu, nó có thể là do môi trường vật lý
gây ra, do người gửi tin ko hiểu được quan điểm, văn hóa người nhận,...

Giải thích các yếu tố

- Người gửi: Là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi thông tin cho công chúng
của mình.

- Mã hóa: Là việc dùng các ngôn ngữ truyền thông để chuyển các ý tưởng truyền
thông thành các hình thức có tính biểu tượng cho người nhận tin lĩnh hội được ý tưởng
đó.

- Thông điệp: Hệ thống các biểu tượng (nội dung tin) mà người gửi truyền đi.

- Phương tiện truyền thông: Các kênh giao tiếp mà thông qua đó thông điệp
truyền đi giữa người gửi và người nhận.
- Giải mã: Là quá trình người nhận tin xử lý thông điệp để hiểu ý tưởng của chủ
thể muốn truyền đạt.

- Người nhận: Là đối tượng nhận tin, nhận thông điệp do người gửi gửi tới. Trong
marketing đó là những công chúng mục tiêu mà công ty đang muốn thuyết phục.

- Phản ứng đáp lại: Là những phản ứng của người nhận tin sau khi lĩnh hội thông
điệp.

- Thông tin phản hồi: Thông điệp từ người nhận tác động trở lại người gửi tin. Qua
thông tin phản hồi, người gửi tin biết được hiệu quả của chương trình truyền thông.

- Nhiễu: Là các tác động đến thông điệp làm cho nó sai lệch so với trạng thái ban
đầu. Nhiễu có thể là do môi trường vật lý gây ra (tiếng ồn), có thể là do người gửi tin
không hiểu được quan điểm, nền tảng văn hóa của người nhận tin.

Câu 3: Trình bày các công cụ sử dụng trong truyền thông MKT tích hợp
1. Quảng cáo
- KN: Quảng cáo là một hình thức truyền thông phi cá nhân, không trực tiếp của
sản phẩm,dịch vụ mà người quảng cáo phải trả tiền để truyền tải thông điệp nhằm tạo
ra sự thay đổi về nhận thức, cảm xúc hay hành vi của công chúng nhận tin mục tiêu.
- Chức năng:
• Chức năng thông tin
• Chức năng gây ảnh hưởng
• Chức năng nhắc nhở và tạo ra sự nổi bật
• Chức năng gia tăng giá trị
• Chức năng hỗ trợ cho những nỗ lực khác của doanh nghiệp
2. Xúc tiến bán
- Khái niệm: Xúc tiến bán là một sự kích thích trực tiếp thông qua việc cung cấp
những giá trị gia tăng hoặc động cơ kèm theo sản phẩm cho lực lượng bán hàng, nhà
phân phối hoặc người tiêu dùng cuối cùng với mục đích chính là làm tăng lượng bán
ngay lập tức.
- Vai trò
•Kích thích sự nhiệt tình của lực lượng bán đối với các sản phẩm mới, cải tiến, nổi tiếng
• Tiếp thêm sinh lực bán hàng của một thương hiệu hiện có
• Tạo điều kiện giới thiệu sản phẩm mới tới trung gian MKT
• Tăng không gian trưng bày trên và ngoài kệ hàng
• Tạo ra việc mua hàng và dùng thử từ người TD
• Giữ chân người TD hiện tại bằng cách khuyến khích mua lặp lại
• Tăng cường sử dụng sp thông qua việc lưu trữ hàng của người TD
• Củng cố quảng cáo
• Giảm sự cạnh tranh do người TD đã mua số lượng lớn sp của DN
3. Marketing trực tiếp
- KN: là chiến thuật thương mại được đặc trưng bởi sự tiếp cận khách hàng không
thông qua trung gian, được cá nhân hóa và không phụ thuộc vào khoảng cách.
- Vai trò:
+ Kết hợp với quảng cáo
+ Kết hợp với hoạt động quan hệ công chúng
+ Kết hợp với bán hàng cá nhân
+ Kết hợp với xúc tiến bán
4. Bán hàng cá nhân
- Khái niệm: Bán hàng cá nhân là quá trình truyền thông trực tiếp giữa người bán
với khách hàng tiềm năng nhằm thực hiện mục tiêu thông tin về sản phẩm và bán hàng.
- Vai trò;
Cho phép người bán đưa thông điệp có tính thuyết phục đến nhu cầu cụ thể cả người
mua nhằm làm thay đổi nhận thức, hành vi mua của khách hàng
• Có tác động thúc đẩy sự tương tác giữa hai phía thông qua điều kiện và môi trường
truyền thông của 2 bên.
• Nuôi dưỡng, khuyến khích, thúc đẩy quá trình ra quyết định mua
• Lực lượng bán hàng cá nhân là công cụ quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh trong thị trường công nghiệp
5. Quan hệ công chúng.
- Quan hệ công chúng (PR) là tập hợp các biện pháp truyền đi những thông tin có
lợi nhằm làm tăng uy tín của sản phẩm,doanh nghiệp và gián tiếp làm tăng nhu cầu về
sản phẩm.
- Vai trò:
+ Hỗ trợ hoạt động marketing, tập trung chuyên sâu vào sản phẩm và khách hàng
nhằm đạt được sự xác nhận của bên thứ ba và xây dựng thương hiệu sản phẩm
+ Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp
+ Marketing cho cổ phiếu công ty, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư vào DN
+ Tạo dựng văn hóa DN, thúc đẩy quan hệ bên trong và thu hút nhân tài bên ngoài

Câu 4: Trình bày mối quan hệ giữa phương tiện truyền thông, khán giả và người
làm MKT?

(Câu 1- đề 1)

Câu 5: Trong những hình thức dưới đây, hình thức nào là công cụ trong IMC: Vinamilk
ủng hộ 10 tỷ cho quỹ vaccine phòng chống covid-19, gói hỗ trợ covid-19 cho người lao
động theo nghị quyết số 68. Trình bày cụ thể
Vinamilk ủng hộ 10 tỷ cho quỹ vaccine phòng chống covid-19, là công cụ IMC cụ
thể là PR:

1. Quan hệ công chúng.


Khái niệm: Quan hệ công chúng (PR) là tập hợp các biện pháp truyền đi những
thông tin có lợi nhằm làm tăng uy tín của sản phẩm,doanh nghiệp và gián tiếp làm
tăng nhu cầu về sản phẩm.
PR là xây dựng mối quan hê ̣ tốt với các nhóm công chúng khác nhau của DN, bằng
cách dành lấy thiê ̣n cảm từ họ, xây dựng hình ảnh doanh nghiê ̣p tích cực, xử lý tin
đồn, câu chuyện và sự kiện bất lợi cho DN
Vai trò
- Hỗ trợ hoạt động marketing, tập trung chuyên sâu vào sản phẩm và khách
hàng nhằm đạt được sự xác nhận của bên thứ ba và xây dựng thương hiệu sản phẩm
- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp
- Marketing cho cổ phiếu công ty, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư vào DN
- Tạo dựng văn hóa DN, thúc đẩy quan hệ bên trong và thu hút nhân tài bên
ngoài
Chức năng
Định hướng dư luận: hướng suy nghĩ và hành động của các nhóm công chúng nhằm
thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của tổ chức
Đáp ứng dư luận: đưa ra các phản ứng đối với các diễn biến và các vấn đề hoặc
những đề xướng của công chúng.
Xây dựng và phát triển các mối quan hệ cùng có lợi giữa tổ chức và các nhóm công
chúng của họ.
Các hoạt động chính của quan hệ công chúng
- Thực hiện chương trình được lập kế hoạch, duy trì như là một bộ phận của quản
trị tổ chức
- Giải quyết các mối quan hệ giữa tổ chức và các nhóm công chúng
- Kiểm soát nhận thức, các quan điểm, thái độ , hành vi bên trong và bên ngoài tổ
chức
- Phân tích tác động của các chính sách, thủ tục, và hoạt động tới công chúng
- Điều chỉnh các chính sách, thủ tục và các hoạt động có sự xung đột với lợi ích của
công chúng và sự tồn tại của tổ chức
- Tư vấn cho nhà quản trị trong việc xây dựng các chính sách, thủ tục và hoạt động
mới
- Thiết lập và duy trì giao tiếp hai chiều giữa tổ chức và các nhóm công chúng
- Tạo ra những thay đổi có thể đo lường được về nhận thức, quan điểm, thái độ,
hành vi bên trong và bên ngoài tổ chức

VD: Mới nhất đây, Vinfast đã lan truyền thông tin về trợ lý ảo ViVi cho các dòng xe của
Vinfast, từ đó tăng uy tín về sản phẩm, khẳng định sản phẩm ô tô Việt Nam không hề
kém cạnh so với các dòng xe khác trên thị trường

Đề 4

Câu 1: Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sáng tạo trong truyền thông. Chọn 1 case
study để phân tích dựa vào các quy chuẩn đó?
1) Bản hướng dẫn (mô tả) cụ thể các cách thực hiện sáng tạo
2) Sự đồng nhất với mục tiêu MKT và mục tiêu truyền thông
3) Truyền tải được nội dung mong muốn theo mục tiêu truyền thông
4) Phù hợp với công chúng mục tiêu nhận tin
5) Truyền tải thông điệp rõ ràng, thuyết phục tới khách hàng
6) Cách thực hiện sáng tạo có thể loại trừ được sự quá tải thông điệp
7) Phương pháp sáng tạo có phù hợp với môi trường phương tiện truyền thông
8) Mẫu thông điệp thú vị và phản ánh đúng sự thật
Chiến dịch tích hợp Zalopay vào Zalochat dịp tết 2020
Thấu hiểu người dùng, gắn kết phong tục truyền thống vào đời sống hiện tại
Những năm qua, chiến dịch tung lì xì vào dịp Tết của các ví điện tử đã trở thành
cuộc chiến thu hút người dùng. Tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian xếp hàng
để rút tiền ở các ATM vào cuối năm, là ba trong nhiều yếu tố khiến hình thức lì xì qua ví
điện tử được đông đảo người dùng đón nhận. Song song đó, từ lâu Zalo đã trở thành
ứng dụng chat yêu thích của người Việt. Đặc biệt trong dịp xuân về, người dùng Zalo
có thể gửi cho nhau những lời chúc ý nghĩa và hình ảnh vui nhộn dù ở bất cứ đâu, chỉ
cần được... kết nối mạng.
Với tính năng tích hợp vào khung chat Zalo, chiến dịch Tết 2020 của ZaloPay nâng tầm
trải nghiệm lì xì trực tuyến của người Việt, gắn kết phong tục truyền thống vào đời sống
hiện đại một cách tiện dụng và sáng tạo hơn. Những lời chúc mừng năm mới qua Zalo
được kèm theo tính năng lì xì nhóm độc đáo, để mọi người vừa trao nhau lời hay ý đẹp,
vừa có thể chia sẻ lộc may mắn đầu năm. Tất cả nằm gọn trong một khung chat Zalo
và dễ dàng như cách người dùng chat trên ứng dụng.
Mục tiêu Marketing: Thúc đẩy doanh số, tỷ lệ chuyển đổi, dùng thử và thu hút khách
hàng tương tác
Mục tiêu truyền thông: Thu hút người dùng trải nghiệm ứng dụng và thanh toán điện
tử
Chiến lược:
Để chiến dịch Tết lan tỏa mạnh mẽ, ZaloPay sáng tạo ra điệp khúc bắt tai ‘Chat là
chuyển’ làm thông điệp chủ đạo, nhấn mạnh việc chuyển tiền dễ dàng và nhanh
chóng trong lúc mọi người trò chuyện qua Zalo. Kết hợp cùng hai nghệ sĩ Ninh
Dương Lan Ngọc và rapper tài năng Rhymastic, ZaloPay ra mắt điệp khúc dễ
nghe này thông qua video âm nhạc ‘Gái già mê chat’, tái hiện những tình huống
liên quan đến tiền bạc vào dịp Tết như mua quà cho người thân, mua sắm trực
tuyến... MV cán mốc hơn 5 triệu lượt xem chỉ sau 10 ngày ra mắt.
Nhằm đẩy mạnh sự lan toả của tính năng lì xì, chiến dịch kết hợp với những người nổi
tiếng, người có sức ảnh hưởng và các cộng đồng để dẫn dắt xu hướng lì xì nhóm trên
Zalo và kêu gọi người dùng tải về ứng dụng ZaloPay. Cùng với đó, ZaloPay kích hoạt
chuỗi quảng cáo trên điện thoại, nhấn mạnh những lợi ích của thanh toán qua ví
điện tử, giúp in sâu thông điệp vào tâm trí khách hàng.
Có thể thấy Zalo đã đã truyền tải được ý tưởng, nội dung và thông điệp “Chat là
chuyển” theo mục tiêu truyền thông là thu hút người dùng.
Nội dung truyền thông cũng được truyền tải một cách nhất quán và phù hợp đến với
công chúng mục tiêu, là những người có độ tuổi từ 18 - 35, ở cả nông thôn và
thành thị. Người đã cài đặt, sử dụng hoặc người dùng tiềm năng.
Phương pháp sáng tạo phù hợp với môi trường, bản chất của các phương tiện truyền
thông. Ví dụ: Nền tảng youtube zalo sẽ sử dụng quảng cáo video, tung MV. Nền tảng
social zalo sẽ xây dựng các bài đăng với nội dung, hình ảnh, video phù hợp. Nền tảng
App sẽ tung các ấn phẩm truyền thông sáng tạo phù hợp và kết hợp yếu tố kĩ thuật như
thông báo đẩy hoặc hiển thị trong app zalo… Mỗi nền tảng sẽ có những sản phẩm
truyền thông phù hợp nhưng luôn đảm bảo tính thống nhất của thông điệp.
Nếu cô hỏi thêm đối tượng mục tiêu của Zalo thì trả lời (từ chị hội thảo trực tuyến
của 1 chị tại Zalo): Hiện tại zalo nhắm đến tất cả các nhóm đối tượng tại Việt Nam.
Tuy nhiên để tạo ra hiệu quả cao cho các chương trình marketing thì mỗi chương trình
sẽ nhắm đến đối tượng phù hợp.
Với chiếc lược tiếp thị đồng bộ, chiến dịch Tết 2020 của ZaloPay đã trở thành cú hích
trong cộng đồng Zalo. Tỷ lệ người nhận lì xì trở thành người chuyển tiền tiếp theo là
61,5%, người dùng đã chuyển đi 2 triệu bao lì xì chỉ trong vòng 28 giờ.
Nhờ tích hợp công nghệ, chiến dịch ZaloPay Tết 2020 đã gặt hái những thành quả
ấn tượng với 1,34 triệu người dùng mới, vượt KPI 34%, và ghi nhận 10,3 triệu
giao dịch, gấp 3 lần mục tiêu đề ra.
Có thể thấy với Mẫu thông điệp thú vị là “chat là chuyển” và phản ánh đúng sự thật Zalo
đã đạt được những kết quả nổi bật.
Có thể nói, bước đi đột phá về mặt công nghệ của ZaloPay đã trở thành đòn bẩy cho
chiến dịch Tết 2020 giành chiến thắng đầy tự hào tại MMA toàn cầu, và đặc biệt khẳng
định sự tiên phong của ZaloPay trong việc mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho
người dùng
Tại MMA Smarties 2020, chiến dịch Tết 2020 của ZaloPay đã ghi danh mình trên bảng
vàng với các giải sau:
■ Giải Vàng toàn cầu cho Hạng mục Lead Generation
■ Giải Vàng và Bạc khu vực APAC, lần lượt ở hai Hạng mục Mobile Social và
Lead Generation
■ Giải Vàng Việt Nam cho Hạng mục Lead Generation
Câu 2: Nhiệm vụ chính của nghiên cứu công chúng mục tiêu trong truyền thông
mkt là gì (câu 3- đề 1)

Câu 3: So sánh điểm giống và khác nhau của các mô hình hồi đáp cơ bản

Giống nhau: Mô hình các giai đoạn phản ứng đáp lại của người tiêu dùng đều
giả thuyết rằng người nhận tin trải qua 3 giai đoạn chính: nhận thức, thái độ và
hành vi và được biểu diễn ở dạng kiến thức, cảm xúc và hành động.

- Đặc điểm chung

+ Các mô hình này là đều trải qua 3 giai đoạn: Nhận thức - Cảm thụ - Hành
vi (Learn-Feel-Do)

+ Các giai đoạn này là hướng đi 1 chiều. (Tức là không trải qua cái này thì
không đến được cái kia)

- Nhược điểm của các mô hình hồi đáp cơ bản

+ Nhược điểm của nó là không phân định ngành, giá trị sản phẩm
+ Không trải qua cái này sẽ không thể đến được cái kia (không phải ngành
hàng nào cũng giống nhau

Khác nhau: Mỗi mô hình sẽ tập trung vào 1 giai đoạn khác nhau nhằm đạt được
mục tiêu khác nhau của từng chiến dịch

khác nhau: 3 cái đầu đều được gây sự kích thích -> mua luôn

còn mô hình cuối giữ lại nó trong đầu rồi về sau mới mua ( để khi nào có nhu
cầu lục lại ghi nhớ - mua sắm) gồm 3 giai đoạn đáp ứng lý trí, cảm xúc, đáp ứng
hành động

AIDA Mô hình mức độ Mô hình chấp Mô hình truyền thông


của hiệu quả nhận đổi mới

Đo lường, Đo lường mục Đo lường mức Tập trung vào giai đoạn
xđ Phản hồi tiêu, KPI truyền độ thừa nhận đầu để thuyết phục KH
người tiêu thông dịch vụ mới
dùng Tập trung vào giai đoạn
Tập trung vào giai Tập trung vào nhận thức
đoạn cảm thụ giai đoạn hành vi

Câu 4: Bán hàng trực tiếp là gì? Ưu và nhược điểm


Khái niệm: Bán hàng cá nhân là quá trình truyền thông trực tiếp giữa người bán
với khách hàng tiềm năng nhằm thực hiện mục tiêu thông tin về sản phẩm và bán
hàng.
Là tiến trình thực hiê ̣n các mối quan hê ̣ giữa người mua và người bán, trong đó
người bán nỗ lực khám phá nhu cầu, mong muốn của người mua, nhằm thỏa mãn
tối đa các lợi ích lâu dài cho hai bên mua và bán
Người bán không chỉ truyền thông tin cho KH biết về sản phẩm do mình bán mà còn
chủ động nhâ ̣n thông tin từ phía Kh để hiểu rõ KH hơn. Một quá trình giao tiếp cởi
mở, nhiều thông tin từ cả hai phía sẽ là cơ sở để bán hàng thành công
Vai trò:
• Cho phép người bán đưa thông điệp có tính thuyết phục đến nhu cầu cụ thể của
người mua nhằm làm thay đổi nhận thức, hành vi mua của khách hàng
• Có tác động thúc đẩy sự tương tác giữa hai phía thông qua điều kiện và môi
trường truyền thông của 2 bên.
• Nuôi dưỡng, khuyến khích, thúc đẩy quá trình ra quyết định mua
• Lực lượng bán hàng cá nhân là công cụ quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh trong thị trường công nghiệp
Chức năng
Bán hàng: Với chức năng này thì trách nhiệm chủ yếu của nhân viên bán hàng là bán
các sản phẩm của công ty mình, qua công việc này nhân viên bán hàng sẽ thể hiện
được khả năng của mình.
Quản lý điều hành:
● Lâ ̣p kế hoạch: nhân viên phải biết lập kề hoạch về thời gian và địa điểm để tiếp
xúc với khách hàng.
● Lâ ̣p dự báo: dự báo số lượng sản phẩm có thể bán trong vùng được phân công.
● Hướng dẫn, đào tạo nhân viên bán hàng mới.
● Giải quyết những vấn đề của khách hàng: nhân viên bán hàng hướng dẫn
giúp đỡ những vấn đề của khách hàng cho dù có bán được hay không nhằm duy trì và
tăng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Trách nhiê ̣m về tài chính: nghiệp vụ đơn giản nhất là quản lý các khoản phải thu,
quản lý tồn kho trong khu vực được phân.
Nhiê ̣m vụ marketing:
● Thi hành các chương trình tiếp thị: nhân viên bán hàng giúp người mua sử dụng
trọn vẹn các tính năng sản phẩm nhằm tạo sự thỏa mãn tối đa và tích cực thi hành các
chương trình tiếp thị của công ty đưa ra.
● Thu thập thông tin: nhân viên bán hàng là người tiếp xúc trực tiếp với khách
hàng, do đó ngoài nhiệm vụ truyền đạt các thông tin về sản phẩm thì còn phải thu nhận
những thông tin phản hồi từ khách hàng về cho công ty.
Ưu nhược điểm của bán hàng cá nhân
Ví dụ: Như công ty Amway, nhân viên bán hàng ghé thăm nhà, trang web.. của người
mua để tư vấn và bán các sản phẩm của họ.

Câu 5: Strongbow có thể sử dụng quảng cáo trên kênh truyền thông nào: Báo dân trí,
phim hương vị tình thân, billboards, FM zone 91. Nêu ưu nhược điểm của từng kênh

- Strongbow có thể sử dụng quảng cáo trên kênh truyền thông: trên phim hương vị
tình thân (chiếu quảng cáo vào khung giờ vàng: từ 21h-21h30’ mỗi tối từ t2-t6) và trên
billboard

1. Truyền hình (Ưu và nhược điểm của nó)


2. Billboard (Ưu và nhược điểm của nó)
Đề 5:


u 1: Trình bày các vấn đề có thể gặp phải trong khi lập kế hoạch truyền thông
Marketing?
1. Thông tin không đầy đủ
- Một số dữ liệu không thể đo lường được, một mặt do thực tế là không thể đong
đếm, mặt khác do chi phí đo lường quá tốn kém
- Thiếu thông tin là vấn đề lớn đối với những chủ thể quảng cáo, có ngân sách
hạn chế bởi họ không đủ khả năng chi trả cho những thông tin về kết quả hoạt động
truyền thông mà họ muốn -> thông tin của họ dựa vào 1 số thông tin lỗi thời.
2. Thuật ngữ không đồng nhất
- Do việc không sử dụng cùng 1 tiêu chí, 1 thuật ngữ giống nhau để tính phí hay
để xác định hiệu quả hoạt động truyền thông.
- Mâu thuẫn xảy ra khi hoạt động sử dụng phương tiện truyền thông khác nhau có
những tiêu chí đo lường khác nhau trong việc tính phí
3. Áp lực về thời gian
- Do tính chất công việc cũng có khi do chính bản thân họ cần phải vội vã
4. Khó đo lường hiệu của
- Trong việc đo lường hiệu quả hđ quảng cáo cũng như các chương trình truyền
thông mkt
- Việc xđ hiệu quả tương đối của phương tiện truyền thông hoặc các chương trình
truyền thông cũng gặp khó khăn
Câu 2: Chức năng của các phương tiện truyền thông công chúng mục tiêu là gì?

Câu 3: So sánh các nhóm phương tiện truyền thông phát sóng và nhóm phương
tiện truyền thông in ấn ( Broadcast vs Press/print media) được sử dụng trong
truyền thông MKT?

Cơ sở để Phương tiện truyền thông in Phương tiện điện tử


so sánh

Ý nghĩa Print Media, là một hình thức Electronic Media, đề cập đến hình thức
truyền thông đại chúng, cung truyền thông đại chúng, tạo ra, cung cấp
cấp tin tức và thông tin thông và truy cập, tin tức và thông tin thông
qua các ấn phẩm in. qua năng lượng điện tử.

Trình độ Một người nên biết chữ để đọc Biết chữ, không phải là yêu cầu chính,
học vấn thông tin được cung cấp. vì bất cứ ai cũng có thể xem và nghe
thông tin được cung cấp.

Hạn chót Thời hạn tồn tại liên quan đến Không có thời hạn như vậy, vì tin tức có
việc thu thập tin tức. thể được cập nhật bất cứ lúc nào.

Thảo luận Không thể Khả thi


trực tiếp

Phủ sóng Tương đối ít Hơn

Ngôn ngữ Thân thiện với người đọc Thân thiện với người xem

Cập nhật Định kỳ Thường xuyên


Câu 4: Nêu điểm chung của hai hình ảnh và tác dụng tới người xem
Điểm chung 2 hình ảnh: là banner quảng cáo về sp điện thoại và oto
Tác dụng tới người xem:
- Giúp người xem hình dung ra sản phẩm trước để hiểu về sản phẩm từ đó có
những quyết định phù hợp
- Kích thích thị giác người xem để họ chú ý vào quảng cáo
- Tăng độ nhận diện cho thương hiệu
- Trước hết 2 hình ảnh giúp người xem nhận biết được sản phẩm, sau đó là kích
thích thị giác bằng những màu sắc nổi bật , tạo điểm nhấn, gây ấn tượng với người
xem. Khiến người xem tò mò và thích thú về tính năng của sp. Kích thích sự tò mò của
người xem tìm hiểu thông tin về sản phẩm và thúc đẩy hành vi của người xem.

Câu 5: Điều nào sau đây không phải là 1 bước người tiêu dùng ra quyết định
mua? Thích 1 thỏi son/ TRanh luận với bạn bè về vacxin covid/tìm kiếm thông tin
thỏi son trên gg/mua thỏi son trên tiki. Trình bày các giai đoạn trong quá trình ra
quyết định mua của người tiêu dùng
- Tranh luận với bạn bè về vacxin covid không phải là 1 bước người tiêu
dùng ra quyết định mua
- Trình bày các giai đoạn trong quá trình ra quyết định mua của người tiêu
dùng

GIAI ĐOẠN 1: Nhâ ̣n thức vấn đề


Sản phẩm cũ, ko còn hài lòng, hiê ̣u ứng tâm lý ( mua các sp kèm theo), sp
mới

GIAI ĐOẠN 2: TÌM KIẾM THÔNG TIN


1. Tìm kiếm nội bộ

2. Tìm kiếm nguồn bên ngoài

Hoạt động IMC: truyền miê ̣ng, TV, online, offline => tăng độ ghi nhớ

GIAI ĐOẠN 3: TÌM KIẾM SẢN PHẨM THAY THẾ


Mục tiêu của IMC: Tăng khả năng thương hiệu sẽ được đưa vào tập hợp
gợi ý của người tiêu dùng và lựa chọn thay thế được xem xét trong quá
trình đánh giá

Các nhãn hàng khác nhau, sẽ được xem xét trong quá trình đánh giá thay
thế

GIAI ĐOẠN 4: QUYẾT ĐỊNH MUA


Mô hình hành vi hợp lý: thái độ, chuẩn chủ quan => ý định hành vi => hành
vi

Trung thành thương hiê ̣u: Họ sử dụng quảng cáo nhắc nhở để giữ tên
thương hiệu của mình trước mắt người tiêu dùng, duy trì vị trí kệ và trưng
bày nổi bật trong cửa hàng, thực hiện các chương trình khuyến mãi định
kỳ để ngăn người tiêu dùng chuyển đổi thương hiệu và cung cấp thẻ khách
hàng thân thiết để tích điểm thưởng hoặc bảo trợ.

GIAI ĐOẠN 5: ĐÁNH GIÁ SAU MUA


Cách sử dụng: Hướng dẫn cách sử dụng dịch vụ.

Giáo dục: Đào tạo người dùng, các khóa học, v.v.

Đảm bảo: Đảm bảo, Bảo hành, Nâng cấp, Trả hàng, Thay thế, v.v.

Hỗ trợ: Cấu hình sản phẩm, cài đặt, cài đặt lại, di dời, v.v.

Hỗ trợ: Hỗ trợ trực tuyến và ngoại tuyến,

Phần thưởng: Phần thưởng trung thành, ưu đãi, phần thưởng giới thiệu,
v.v.
Đề 6:

Câu 1: Nêu vai trò và chức năng của truyền thông marketing trong chương trình
marketing tổng thể?
❖ Khái niệm
- TT MKT thực chất là toàn bộ các hoạt động nhằm cung cấp thông tin về
SP/DV/ thương hiệu và bản thân DN cho KH, tạo sự nhận biết, xây dựng lòng tin
và thúc đẩy hành động mua hàng của họ.
- Các hoạt động truyền thông MKT thường bao gồm: các chương trình quảng
cáo, xúc tiến bán, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân và mkt trực tiếp
- TT đóng vai trò quan trọng trong các chương trình mkt của công ty bởi chức
năng cung cấp thông tin và thúc đẩy hành động mua của khách hàng
➔ TT MKT luôn giữ vai trò quan trọng trong trình MKT xây dựng các thương hiệu
mạnh trên thị trường
Vai trò và chức năng của của truyền thông MAR trong chương trình Marketing
tổng thể
Vai trò
- Hoạt động tt MAR là một thành tố quan trọng của hỗn hợp Mar. Chương trình
tt chỉ là 1 phần trong chiến lược Mar và cần phải kết hợp với các hoạt động Mar
khác để đạt được mục tiêu MAR
- Đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi và duy trì mối quan hê ̣ bằng
cách thông tin về sản phẩm và dịch vụ của DN tới KH và thuyết phục KH rằng nó
sẽ đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của họ
Truyền thông MAR cũng là một phần quan trọng trong quản lý quan hê ̣ KH, DN cố
gắng tạo ra cách thức truyền thông tới từng KH có ý nghĩa hơn và cá nhân hóa
nhiều hơn nhằm quản lý thông tin liên lạc và tương tác với họ nhiều hơn.
Chức năng
- Là công cụ thực hiê ̣n chức năng truyền thông Cung cấp thông tin cho KH,
tạo nên sự hiểu biết là ghi nhớ thương hiê ̣u trong tâm trí KH
- Là công cụ cạnh tranh trong kinh doanh, gia tăng giá trị thương hiê ̣u, xây
dựng nhâ ̣n thức và nâng cao uy tín thương hiê ̣u, duy trì niềm tin, thái độ và theo
đó là mỗi quan hê ̣ tốt đẹp bền chăṭ giữa DN với KH
Các hoạt động truyền thông Mar là một phần không thể thiếu của hê ̣ thống Xã hội
và nền kinh tế thị trường. Trong XH hiê ̣n đại, quảng cáo đã và đang phát triển và
dần trở thành 1 lĩnh vực kinh doanh lớn đối với cả người tiêu dùng và hê ̣ thống
doanh nghiê ̣p. Trong nền kinh tế thị trường, Ng tiêu dùng đã dần quen viêc dựa
vào quảng cáo và các hình thức truyền thông MAR khác nhau để thu thâ ̣p thông
tin và đưa ra quyết định mua của mình

Câu 2: Thế nào là quan hệ công chúng? khi nào thì doanh nghiệp nên sử dụng
quan hệ công chúng trong các chiến dịch IMC
Khái niệm: Quan hệ công chúng (PR) là tập hợp các biện pháp truyền đi những
thông tin có lợi nhằm làm tăng uy tín của sản phẩm,doanh nghiệp và gián tiếp làm
tăng nhu cầu về sản phẩm.

PR là xây dựng mối quan hê ̣ tốt với các nhóm công chúng khác nhau của DN, bằng
cách dành lấy thiê ̣n cảm từ họ, xây dựng hình ảnh doanh nghiê ̣p tích cực, xử lý tin
đồn, câu chuyện và sự kiện bất lợi cho DN

khi nào thì doanh nghiệp nên sử dụng quan hệ công chúng trong các chiến dịch
IMC
+ khi muốn cải thiện hình ảnh hay thương hiệu của công ty
+ tạo lập hồ sơ với báo chí ở một vị thế cao hơn, chuyên nghiệp
+ thay đổi thái độ công chúng mục tiêu
+ cải thiện mqh với cộng đồng
+ tăng thị phần
+ cải thiện mối quan hệ với các nhà đầu tư, cố vấn DN
+ nâng cấp quan hệ trong ngành
Câu 3: Nhiệm vụ chính của nghiên cứu công chúng mục tiêu trong truyền thông
marketing là gì (câu 3- đề 1)

Câu 4: Trong những hình thức dưới đây, hình thức nào là công cụ trong IMC
(hình ảnh bên). Trình bày cụ thể
- Đây là hình thức Quảng cáo
Trình bày:

Khái niệm: Quảng cáo là một hình thức truyền thông phi cá nhân, không trực
tiếp của sản phẩm, dịch vụ mà người quảng cáo phải trả tiền để truyền tải
thông điệp nhằm tạo ra sự thay đổi về nhận thức, cảm xúc hay hành vi của
công chúng nhận tin mục tiêu.

Vai trò

Đối với thương nhân: Là một công cụ hữu hiệu để xúc tiến thương mại. Đối
với sản phẩm mới xuất hiện hoặc sắp tung ra thị trường thì giúp giới thiệu
thông tin đến người tiêu dùng gây chú ý của họ, tìm kiếm cơ hội thu lợi nhuận.
Đối với các sản phẩm đã có mặt và quen thuộc thì duy trì sự tín nhiệm, lòng
trung thành của người tiêu dùng với sản phẩm, thúc đẩy việc bán sản phẩm để
chiếm lĩnh thị trường.

Đối với người tiêu dùng: Có thông tin về hàng hóa, sản phẩm dịch vụ đồng
thời mang tới cho họ sự lựa chọn và quyết định mua hay sử dụng sản phẩm
hàng hóa hay dịch vụ đó. Tùy từng lứa tuổi, sở thích, nhu cầu khách hàng có thể
dễ dàng tìm thấy cho mình loại mặt hàng phù hợp nhất.

Đối với nền kinh tế: Góp phần thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ hàng hóa dịch vụ
trên thị trường, gián tiếp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao
tính cạnh tranh và tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế, góp phần
không nhỏ cho sự phát triển nền kinh tế thị trường với quốc gia đang phát triển
như Việt Nam.

Chức năng

Chức năng thông tin: Thông tin cho người tiêu dùng là một quá trình thiết yếu
giúp khách hàng kết nối với công ty và cân nhắc mua một sản phẩm hay dịch vụ.
Việc thông báo là rất quan trọng khi quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ mới vì
người tiêu dùng có thể không có kiến thức về sản phẩm so với sp nổi tiếng.
Chức năng gây ảnh hưởng: Quảng cáo tác động tới khách hàng tiềm năng,
làm cho họ dùng thử những sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo. Tác động tới
nhu cầu chính, tạo ra nhu cầu cho một dòng sản phẩm.

Chức năng nhắc nhở và tạo sự nổi bật: Quảng cáo giúp lưu trữ thương hiệu
của công ty luôn tươi mới trong trí nhớ người tiêu dùng. Khi một nhu cầu
phát sinh liên quan đến những sản phẩm đã được quảng cáo, ảnh hưởng của
quảng cáo trong quá khứ làm cho thương hiệu của nhà quảng cáo xuất hiện
trong tâm trí của người tiêu dùng với tư cách như là một sự lựa chọn mua sắm.

Chức năng gia tăng giá trị: Chức năng này tồn tại 3 cách thức cơ bản mà công
ty có thể tạo nên giá trị tăng thêm với những gì họ cung cấp cho khách hàng: đổi
mới, nâng cao giá trị chất lượng và làm thay đổi nhận thức người tiêu
dùng.

Chức năng hỗ trợ cho những nỗ lực khác của doanh nghiệp: Quảng bá cho
việc cung cấp phiếu giảm giá, rút thăm trúng thưởng và thu hút sự chú ý, nâng
cao hiệu quả của những công cụ truyền thông khác. Vai trò quan trọng khác là
hỗ trợ lực lượng bán hàng, tăng hiệu quả các giao dịch về giá bán.

Câu 5: Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình truyền thông. Lấy ví dụ

Quy trình truyền thông là sự truyền đạt thông tin, trao đổi ý tưởng, hoặc quá trình thiết
lập tính phổ biến hay sự nhất quán trong suy nghĩ giữa người gửi và người nhận.

- Nguồn phát thông điệp: Là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi thông tin cho
công chúng của mình. Dưới góc độ người nhận, nguồn phát có thể là một cá nhân
như nhân viên bán hàng, KOLs, hay phương tiện truyền thông như đài truyền hình.

Mức độ tin câ ̣y của nguồn phát thông điê ̣p có liên quan đến 2 vấn đề đó là mục
đích truyền thông và sự am hiểu của người nhâ ̣n.

Khả năng tin câ ̣y của nguồn phát phụ thuộc vào 2 yếu tố là tính đáng tin câ ̣y của
nguồn phát và tính chuyên môn của nguồn phát. Người nhận sẽ trở nên tin tưởng hơn
nếu nguồn phát thể hiện đươc sự quan tâm đến lợi ích của người nhận, đồng thời cũng
thể hiện kiến thức và trình độ để trình bày thông tin một cách thuyết phục

- Mã hóa: là việc dùng các ngôn ngữ truyền thông để chuyển các ý tưởng truyền
thông thành các hình thức có tính biểu tưởng cho người nhâ ̣n lĩnh hội được ý
tưởng đó
- Thông điệp: Hệ thống các biểu tượng, nội dung tin mà người gửi truyền đi. Quá
trình xây dựng thông điệp gồm 2 giai đoạn khác nhau nhưng bổ sung cho nhau, Ở GĐ
1, cần xác định nội dung gì muốn truyền đạt để tạo ra đáp ứng thích hợp từ người
nhận, đây gọi là thông điê ̣p chủ định. Trong GĐ 2 cần xác định hình thức hiểu quả
nhất để trình bày thông điệp chủ định, đây gọi là thông điê ̣p mã hóa

- Kênh, phương tiện truyền tải thông điệp: các kênh giao tiếp mà thông qua đó
thông điê ̣p được truyền đi giữa người gửi và người nhâ ̣n

- Giải mã thông điệp: là quá trình người nhâ ̣n xử lý thông điê ̣p để hiểu ý tưởng của
chủ thể muốn truyền đạt

- Người nhận tin: là đối tượng nhận tin, nhận thông điệp do người gửi gửi tới. Trong
MAR đó là những công chúng mục tiêu mà công ty đang muốn thuyết phục

- Nhiễu: Là các tác động đến thông điê ̣p làm cho nó sai lê ̣ch so với trạng thái ban
đầu. Nhiễu có thể là do môi trường vâ ̣t lý gây ra (tiếng ồn), có thể do người gửi tin
không hiểu được quan điểm, nền tảng văn hóa của người nhận tin

- Phản ứng đáp lại: thông điệp từ người nhận tác động trở lại người gửi tin. Thông
qua phản hồi, người gửi tin biết được hiê ̣u quả của chương trình truyền thông

Qua mô hình này cho thấy, trong quá trình truyền thông, cần xác định rõ đối tượng
nhận tin, xác định các phản ứng đáp lại của người nhận tin, xác định thông điệp gửi đi,
lựa chọn kênh truyền tin, thu nhận thông tin phản hồi.
Đề 7:

Câu 1: Nêu bản chất và đặc trưng của quá trình truyền thông

Bản chất:

Là quá trình truyền đạt thông tin, trao đổi ý tưởng, nhằm hình thành tính cộng đồng
hay tính cá nhân giữa các bên tham gia; là quá trình thông tin nhằm tạo ra tác động qua
lại giữa các bên tham gia.

Trong kinh doanh, quá trình truyền thông được coi là nền tảng chủ yếu của chiến
lược truyền thông.

Đă ̣c điểm của quá trình truyền thông là các thông tin truyền tải qua hệ thống truyền
thông một cách gián tiếp hay trực tiếp đến công chúng nhâ ̣n tin mục tiêu. Quá
trình truyền thông luôn chịu tác động của nhiều yếu tố và lực lượng, đặc biệt là thiết chế
xã hội, công chúng trực tiếp và các nhóm liên quan

Dưới góc độ quản trị, truyền thông là một quá trình khá phức tạp, bởi nó liên quan
đến nhiều nội dung như sử dụng nguồn lực thiết lập, quản lý các mối quan hệ bên trong
và bên ngoài doanh nghiệp

Đặc trưng:
Quá trình xây dựng kế hoạch và quá trình truyền thông MKT phải dựa vào nền
tảng là mục tiêu chiến lược MKT. Liên quan đến các công việc như xác định mô hình
hệ thống truyền thông, xác định các thành phần cốt lõi của quá trình truyền thông, xác
định những nhân tố ảnh hưởng trong quá trình truyền thông

QT truyền thông MKT luôn được xem xét trong mối quan hệ với các thành phần
khác trong MKT mix, cũng như các yếu tố khác của DN. Do đó khi thiết lập quá trình
truyền thông, nhà quản trị cần đánh giá nguồn lực của doanh nghiệp với các hoạt động
liên quan, nhằm sử dụng nguồn lực của DN, phối hợp chặt chẽ với các công cụ MAR
một cách hiêu quả nhất

QT truyền thông MAR thường có nhiều thành phần tham gia (tổ chức cung cấp
dịch vụ truyền thông, tổ chức phương tiê ̣n, DN, công chúng, cơ quan quản lý).
DN và công chúng nhận tin mục tiêu được coi là hai thành phần chủ chốt

Luôn được thực hiện trong một môi trường chịu sự tác động của nhiều yếu tố
ảnh hưởng. Sự tác động của các yếu tố môi trường có thể hỗ trợ hay giới hạn việc
thực hiện quá trình truyền thông, một trương chình truyền thông không thể hiệu quả
nếu không tính đến tác động của các yếu tố này

Câu 2: Nêu các cách thức để xác định ngân sách cho chiến dịch truyền thông?
(câu 1- đề 3)

Câu 3: Trình bày mối quan hệ giữa phương tiện truyền thông, khán giả và ng làm
MKT?(Câu 1- đề 1)

Câu 4: Nêu điểm chung của hai hình ảnh và tác dụng tới người xem (câu 4- đề 5))
- Đều là poster, banner quảng cáo cho thương hiệu nước cam
- Tác dụng chính với ng xem là
Tác dụng tới người xem:
- Giups người xem hình dung ra sản phẩm trước để hiểu về sản phẩm
từ đó có những quyết định phù hợp
- Kích thích thị giác người xem để họ chú ý vào quảng cáo
- Tăng độ nhận diện cho thương hiệu

- Trước hết 2 hình ảnh giúp người xem nhận biết được sản phẩm, sau
đó là kích thích thị giác bằng những màu sắc nổi bật , tạo điểm nhấn, gây
ấn tượng với người xem. Khiến người xem tò mò và thích thú về tính năng
của sp. Kích thích sự tò mò của người xem tìm hiểu thông tin về sản phẩm
và thúc đẩy hành vi của người xem.
+ thông qua những nội dung hiển thị, truyền tải trọn vẹn thông điệp ý
nghĩa liên quan đến đối tượng được quảng cáo bằng tranh ảnh hoặc từ ngữ.
+ Poster là một công cụ giao tiếp hiệu quả ít tốn kém hướng đến những đối tượng
người xem, khách hàng cụ thể. Khi được đặt đúng nơi, những tấm Poster bắt mắt có
thể hấp dẫn người xem tham gia vào các sự kiện, tìm mua hoặc sử dụng các sản phẩm
sắp ra mắt.
➔ Chính vì vậy, Poster thường được coi là một công cụ tuyệt vời để các doanh
nghiệp vừa và nhỏ quảng bá thương hiệu vào cộng đồng.
➔ Không chỉ vậy, Poster còn là một hình thức quảng cáo với chi phí rất nhỏ so với
những hình thức quảng các khác như thông qua radio, tivi,…
➔ Chính vì những lợi ích đó, Poster được sử dụng phổ biến và đa dạng trên nhiều
lĩnh vực khác nhau.
- Tác dụng đối với DN:
+ Tăng nhận thức thương hiệu: Khi những banner này được khách
hàng nhìn thấy nhiều lần, họ sẽ nhớ đến các sản phẩm, dịch vụ của bạn. Từ
đó nhận thức về thương hiệu sẽ ngày một được gia tăng.
+ Tạo dữ liệu khách hàng tiềm năng: Từ những quảng cáo banner này
sẽ giúp cho bạn biết được khách hàng nào quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ
của bạn cũng như khách hàng nào không hứng thú đến. Qua đó, doanh
nghiệp có được những thông tin cần thiết của khách hàng tiềm năng.
+ Thu hút khách hàng quay lại: Những khách hàng khi truy cập vào
website của bạn không đăng ký hay trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ bên bạn
thì banner có thể giúp cho họ thu hút khách hàng
Sự khác biệt giữa Poster và Banner là gì?
Chất liệu:
+ Poster: Poster được làm bằng giấy in.
+ Banner:Banner được làm từ vinyl hoặc vải.
Kích thước:
+ Poster:Poster có thể cos kích thước khác nhau, nhưng nhìn chung chúng nhỏ hơn các biểu
ngữ.
+ Banner:Banner thường lớn hơn áp phích và có hình chữ nhật.
Nội dung:
+ Poster:Poster có thể chứa cả thông tin đồ hoạ và văn bản; Có thể có rất nhiều từ.
+ Banner:Biểu ngữ thường chỉ có một vài từ.
Cỡ chữ:
+ Poster:Các từ trong poster có thể được viết bằng chữ cái rất nhỏ; Điều này phụ thuộc vào số
lượng từ.
+ Banner:Các từ trong các biểu ngữ được viết bằng chữ cái lớn để chúng có thể được đọc từ
xa.
Đọc hiểu:
+ Poster:Poster không phải là để đọc từ xa.
+ Banner:Biểu ngữ phải được đọc từ xa.
Vị trí:
+ Poster:Poster được trưng bày ở bảng thông báo, dán trên tường, và các bề mặt thẳng đứng
khác.
+Banner:Banner treo trên cao hoặc được giữ trong tay

Câu 5: Báo nhân dân, tạp chí ELLE là các phương tiện truyền thông thuộc nhóm
nào? phân tích ưu nhược điểm của PPTT đó

Tạp chí Báo chí (Các loại quảng cáo


hiển thị, quảng cáo rao vặt,
quảng cáo và báo cáo đặc
biệt)

Ưu điểm - Tính chọn lọc - Khả năng thâm nhập thị


trường rộng
- Chất lượng hình ảnh
- Linh hoạt sử dụng các loại
- Tính linh hoạt trong sáng tạo báo ở nhiều lĩnh vực, nhiều
thông điệp mốc thời gian

- Sự tồn tại lâu dài của thông điệp - Dễ lưu lại

- Danh tiếng, uy tín

- Tính mở và khả năng tham gia


của NTD

Nhược - Chi phí - Khả năng thể hiện thông điệp


điểm còn hạn chế
- Mức độ thường xuyên và khả
năng tiếp cận hạn chế - Chu kỳ sống ngắn

- Quy trình đặt mua phức tạp, tốn - Thiếu chọn lọc
thời gian
- Cạnh tranh thông điệp - Cạnh tranh thông điệp trên
báo

Chỉ số đo - Kỹ thuật dựa vào: số lượng đọc - Dựa trên tổng số phát hành
lường gần đây, tần suất đọc, đọc hôm qua
- Mức độ bao phủ
- Số công chúng tích lũy trong tạp
chí

- Độ phủ của tạp chí

Ví dụ Tạp chí thời trang Elle Báo Tuổi trẻ

Đề chiều: 8
Câu 1: Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sáng tạo trong truyền thông. Chọn 1 case study để
phân tích dựa vào các quy chuẩn đó.(câu 1- đề 4)

Câu 2: Trình bày mối quan hệ giữa phương tiện truyền thông, khán giả và người
làm marketing?(câu 1- đề 1)

Câu 3: Nếu một sản phẩm như thuốc chữa dị ứng chỉ được quảng cáo trong
những tháng dị ứng mùa thu và mùa xuân, thì đó sẽ là loại lịch trình truyền thông
( media schedule) nào? Trình bày cụ thể về loại lịch trình truyền thông này. Báo
Nhân dân và tạp trí EllE là các phương tiện truyền thông thuộc nhóm nào? phân
tích ưu nhược điểm của nhóm PTTT
- Nếu một sản phẩm như thuốc chữa dị ứng chỉ được quảng cáo trong những
tháng dị ứng mùa thu và mùa xuân, thì đó sẽ là loại lịch trình truyền thông ( media
schedule)
- Lập lịch truyền thông chỉ đơn giản là một bảng thời gian hiển thị:
(1) Quyết định về thời gian - khi nào nên quảng cáo,

(2) Quyết định về thời lượng / không gian - số lượng quảng cáo mỗi lần và

(3) Tần suất quảng cáo thông điệp qua các phương tiện khác nhau - bao nhiêu lần
trong một năm (hoặc khoảng thời gian cụ thể) thông điệp nên được quảng cáo trên mỗi
phương tiện.
Quảng cáo tập trung Là các chương trình truyền thông ko liên tục, có tính mùa
vụ. Có khoảng trống thời gian ngắt quãng. Tức là có khoảng thời gian quảng cáo và
có khoảng thời gian gián đoạn, đứt quãng ko quảng cáo, đòi hỏi phải chi toàn bộ kinh
phí quảng cáo trong một thời kỳ, và chỉ phù hợp với những sản phẩm mua theo thời vụ

Vd: các sp mùa vụ như: sp du lịch chỉ chạy vào mùa cao điểm du lịch; quần áo hè thì
quảng cáo rầm rộ vào mùa hè và ngắt quãng vào các mùa khác.

Ưu điểm: tiết kiệm chi phí do chỉ quảng cáo trong thời điểm mua hàng. Ngân sách hạn
chế cũng có thể chạy trên nhiều phương tiện truyền thông. Do chỉ quảng cáo trong thời
điểm mua hàng nên có thể tăng lượt tiếp cận vs khách hàng và có lợi thế hơn so vs đth
ctr

Nhược điểm: trong khoảng thời gian ngắt quãng, khách hàng thiếu đi sự quan tâm, lưu
giữ thông điệp quảng cáo. Điều này có thể dẫn đến việc đối thủ cạnh tranh nỗ lực giành
khách hàng trong thời gian ngắt quãng quảng cáo.
Thời gian biểu gián đoạn

Ưu - Chi phí truyền thông chỉ ở trong chu kỳ mua hàng


- Cho phép sử dụng hơn một loại phương tiện truyền thông
hoặc chương trình truyền thông với ngân sách giới hạn

Nhược -Tạo ra nhiều lượt tiếp xúc hơn và lợi thế hơn so với đối thủ, điều
này làm gia tăng khả năng lạm dụng hoạt động truyền thông, khiến
việc truyền thông thiếu tác dụng.
-Thiếu sự hiểu biết, ưa thích và ghi nhớ thông điệp xúc tiến trong các
thời điểm không thực hiện hoạt động truyền thông.
-Dễ tạo ra lỗ hổng đối với nỗ lực cạnh tranh trong suốt quá trình
không được lên lịch.

Báo Nhân dân và tạp trí EllE là các phương tiện truyền thông thuộc nhóm In ấn
Print media
In ấn gồm: báo chí và tạp chí, danh thiếp, bưu thiếp, áp phích, băng rôn,...
Ưu nhược điểm chung của in ấn
Ưu điểm:
Quảng cáo đến một thị trường mục tiêu rộng lớn:
Tiếp cận một nhóm người rộng hơn, vì hầu như tất cả mọi người đều có thể đọc tạp chí
hoặc các biển quảng cáo.
• Tiếp cận đến đúng khách hàng mục tiêu: Mỗi loại print phù hợp với từng
nhóm đối tượng sẽ được phân phối đến gần như đúng với nhóm đối tượng ấy.
• Đưa ra nhiều quảng cáo sáng tạo:
Thỏa sức sáng tạo với nhiều mẫu thiết kế khác nhau, giúp người dùng ghi nhớ lâu hơn
trong nhiều năm vì nó không mất đi đâu cả.
• Dễ đọc hơn:
Đưa đến cho người đọc nhiều nội dung, thông tin cũng như nhiều loại sản phẩm quảng
cáo cùng một lúc.
Nhược điểm:
• Không tiếp cận được nhiều khách hàng như trước do sự phát triển của Internet
• Tin tức không được cập nhật một cách nhanh chóng và tức thời.
• Dễ gây các vấn đề về ô nhiễm môi trường, tạo một sự ác cảm với khách
Tạp chí Báo chí (Các loại quảng cáo
hiển thị, quảng cáo rao vặt,
quảng cáo và báo cáo đặc
biệt)

Ưu điểm - Tính chọn lọc - Khả năng thâm nhập thị


trường rộng
- Chất lượng hình ảnh
- Linh hoạt sử dụng các loại
- Tính linh hoạt trong sáng tạo báo ở nhiều lĩnh vực, nhiều
thông điệp mốc thời gian

- Sự tồn tại lâu dài của thông điệp - Dễ lưu lại

- Danh tiếng, uy tín

- Tính mở và khả năng tham gia


của NTD

Nhược - Chi phí - Khả năng thể hiện thông điệp


điểm còn hạn chế
- Mức độ thường xuyên và khả
năng tiếp cận hạn chế - Chu kỳ sống ngắn

- Quy trình đặt mua phức tạp, tốn - Thiếu chọn lọc
thời gian
- Cạnh tranh thông điệp trên
- Cạnh tranh thông điệp báo

Chỉ số đo - Kỹ thuật dựa vào: số lượng đọc - Dựa trên tổng số phát hành
lường gần đây, tần suất đọc, đọc hôm qua
- Mức độ bao phủ
- Số công chúng tích lũy trong tạp
chí

- Độ phủ của tạp chí


Ví dụ Tạp chí thời trang Elle Báo Tuổi trẻ

Câu 4: 20/04/2021 apple đã tổ chức sự kiện “spring loaded” tại trụ sở chính tại
California để công bố sản phẩm mới cùng các bản cập nhật mới cho các dòng ipad pro,
ipad mini và airpods. Đây là công cụ truyền thông nào? nêu cụ thể pttt đó.

Công cụ truyền thông PR, hình thức tổ chức sự kiện- loại sự kiện đặc biệt

Khái niệm: Quan hệ công chúng (PR) là tập hợp các biện pháp truyền đi những
thông tin có lợi nhằm làm tăng uy tín của sản phẩm,doanh nghiệp và gián tiếp làm
tăng nhu cầu về sản phẩm.

PR là xây dựng mối quan hê ̣ tốt với các nhóm công chúng khác nhau của DN, bằng
cách dành lấy thiê ̣n cảm từ họ, xây dựng hình ảnh doanh nghiê ̣p tích cực, xử lý tin
đồn, câu chuyện và sự kiện bất lợi cho DN

Vai trò
- Hỗ trợ hoạt động marketing, tập trung chuyên sâu vào sản phẩm và khách
hàng nhằm đạt được sự xác nhận của bên thứ ba và xây dựng thương hiệu sản phẩm
- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp
- Marketing cho cổ phiếu công ty, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư vào DN
- Tạo dựng văn hóa DN, thúc đẩy quan hệ bên trong và thu hút nhân tài bên
ngoài

Chức năng

Định hướng dư luận: hướng suy nghĩ và hành động của các nhóm công chúng nhằm
thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của tổ chức

Đáp ứng dư luận: đưa ra các phản ứng đối với các diễn biến và các vấn đề hoặc
những đề xướng của công chúng.

Xây dựng và phát triển các mối quan hệ cùng có lợi giữa tổ chức và các nhóm công
chúng của họ.

Các hoạt động chính của quan hệ công chúng

- Thực hiện chương trình được lập kế hoạch, duy trì như là một bộ phận của quản
trị tổ chức
- Giải quyết các mối quan hệ giữa tổ chức và các nhóm công chúng

- Kiểm soát nhận thức, các quan điểm, thái độ , hành vi bên trong và bên ngoài tổ
chức

- Phân tích tác động của các chính sách, thủ tục, và hoạt động tới công chúng

- Điều chỉnh các chính sách, thủ tục và các hoạt động có sự xung đột với lợi ích của
công chúng và sự tồn tại của tổ chức

- Tư vấn cho nhà quản trị trong việc xây dựng các chính sách, thủ tục và hoạt động
mới

- Thiết lập và duy trì giao tiếp hai chiều giữa tổ chức và các nhóm công chúng

- Tạo ra những thay đổi có thể đo lường được về nhận thức, quan điểm, thái độ,
hành vi bên trong và bên ngoài tổ chức

Các nhóm công cụ phổ biến của quan hệ công chúng (P.Kotler) pencils

- P - nhóm công cụ ấn phẩm: thư trực tiếp, tờ rơi, bản tin tạp chí nôi bộ

- E – các công cụ sự kiện: tổ chức các loại hình sự kiện khiến cho công chúng quan
tâm đên DN nhiều hơn (các sk thể thao, triễn lãm thương mại)

- N- Công cụ tin tức: đăng tải trên các phương tiện truyền thông các câu chuyện mang
tính tích cực về DN về sp, dvu của DN

- C- công cụ hoạt động cộng đồng: thu hút, ủng hộ từ cộng đồng địa phương ( tài trợ
cho các sk,các hoạt động của địa phương, xây dựng địa phương)

- I- công cụ xây dựng nhận diện thương hiệu: Văn phòng phẩm,đồng phục, các quy
tắc ứng xử, business card)

- L- công cụ vận động hành lang : Hoạt động vận hành hành lang, xây dựng các mối
quan hê ̣ với chính quyền, các nhà lập pháp. Nỗ lực đem lại cho DN những lợi thế,
thuận lợi hoặc ngăn cản, hạn chế những tác động bất lợi từ phía chính quyền

- S- công cụ đầu tư xã hội: các hoạt động đầu tư xây dựng danh tiếng tốt, tránh nhiệm
XH cho DN
Câu 5: Vai trò của bán hàng cá nhân trong các chiến dịch marketing là gì? Nêu ví
dụ (Câu 4, đề 4)

Đề 9:

Câu 1: Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình truyền thông (câu 5- đề 6)

Câu 2: Thông điệp trong truyền thông MKT là gì? Tại sao trong truyền thông,
sáng tạo thông điệp được coi là hoạt động quan trọng

Khái niệm thông điê ̣p

Thông điệp truyền thông Cụm từ, câu hoàn chỉnh, dấu hiệu, biểu tượng hay
phương tiện truyền tải ý nghĩa nội dung, là biểu hiện của những yếu tố mà nhà
quản trị truyền thông muốn lưu lại trong tâm trí của đối tượng nhận tin, là yếu tố
cần thiết để ảnh hưởng, duy trì hay làm thay đổi nhận thức, cảm xúc và hành vi
đối tượng nhận tin.

Bản chất: Hình thức truyền thông Là cách thông điệp được thiết kế (mã hóa)
thông qua các yếu tố minh họa như âm thanh, màu sắc, hình ảnh,... nhằm thu hút đối
tượng nhận tin qua nhiều kênh/phương tiện khác nhau.
Sáng tạo thông điệp được coi là hoạt động quan trọng vì:

- Thông điệp có vai trò rất quan trọng quyết định sự thành công của những hoạt
động truyền thông được triển khai sau đó. Khi có một thông điệp tốt cùng kết hợp với
các hoạt động xúc tiến hiệu quả doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng ấn tượng và ghi
nhớ về sản phẩm, dv của doanh nghiệp.

- KH luôn hướng đến những sp mới, và tính sáng tạo sẽ thu hút được nhiều KH từ
đó gia tăng độ nhận biết thương hiệu của DN

LiỆT KÊ NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SÁNG TẠO TĐTT:

YẾU TỐ BÊN TRONG:

+ Mục tiêu IMC: là yếu tố quan trọng của một chương trình truyền thông
marketing, bởi các mục tiêu hướng dẫn phương hướng cho các nỗ lực. Các mục
tiêu cũng là tiêu chuẩn để xác định sự thành công hay thất bại của chương trình
truyền thông marketing. Một thông điệp truyền thông có hiệu quả hay không trước
tiên phải đáp ứng được mục tiêu truyền thông.

+ Chiến lược định vị: Một trong những yêu cầu cơ bản của định vị đối với sáng
tạo thông điệp truyền thông, là đảm bảo tính thống nhất, sự khác biệt và hấp dẫn
cũng như sự tương đồng của thông điệp với đối tượng nhận tin mục tiêu. Chiến lược
định vị sẽ chỉ ra nguyên tắc chung cho các nhóm công việc, đồng thời khắc phục
khuynh hướng chủ quan trong lĩnh vực đặc thù.

+ Nguồn lực DN: Cũng như những hoạt động khác, hoạt động sáng tạo thông
điệp đòi hỏi sự đầu tư về nguồn lực (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và kỹ thuật…) ở
mức độ nhất định. Trong đó, nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng, được cụ thể hóa
bằng những cấp độ tham gia sáng tạo thông điệp truyền thông từ giám đốc sáng
tạo, đến bộ phận quản lý và nhân viên sáng tạo, ở mỗi một vị trí đòi hỏi những
chuyên môn khác nhau.

+ Khả năng quản trị

YẾU TỐ BÊN NGOÀI - Câu 53 - trang 72

+ Đặc điểm CCNT (mối liên hệ/đồng cảm)

+ Thông điệp cạnh tranh

+ Điều kiện phương tiện

+ Mô trường IMC
Câu 3: Bitis hunter sử dụng công cụ truyền thông nào trong bài viết trên? Nêu cụ
thể về hình thức truyền thông đó
Hình thức quan hệ công chúng - Nhóm công cụ tin tức

Khái niệm: Quan hệ công chúng (PR) là tập hợp các biện pháp truyền đi những
thông tin có lợi nhằm làm tăng uy tín của sản phẩm,doanh nghiệp và gián tiếp
làm tăng nhu cầu về sản phẩm.

PR là xây dựng mối quan hê ̣ tốt với các nhóm công chúng khác nhau của DN,
bằng cách dành lấy thiê ̣n cảm từ họ, xây dựng hình ảnh doanh nghiê ̣p tích cực,
xử lý tin đồn, câu chuyê ̣n và sự kiê ̣n bất lợi cho DN

Vai trò
- Hỗ trợ hoạt động marketing, tập trung chuyên sâu vào sản phẩm và khách
hàng nhằm đạt được sự xác nhận của bên thứ ba và xây dựng thương hiệu sản
phẩm
- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp
- Marketing cho cổ phiếu công ty, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư vào DN
- Tạo dựng văn hóa DN, thúc đẩy quan hệ bên trong và thu hút nhân tài bên
ngoài

Chức năng

Định hướng dư luận: hướng suy nghĩ và hành động của các nhóm công chúng
nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của tổ chức

Đáp ứng dư luận: đưa ra các phản ứng đối với các diễn biến và các vấn đề hoặc
những đề xướng của công chúng.

Xây dựng và phát triển các mối quan hệ cùng có lợi giữa tổ chức và các nhóm
công chúng của họ.

Các hoạt động chính của quan hệ công chúng

- Thực hiện chương trình được lập kế hoạch, duy trì như là một bộ phận của
quản trị tổ chức

- Giải quyết các mối quan hệ giữa tổ chức và các nhóm công chúng

- Kiểm soát nhận thức, các quan điểm, thái độ , hành vi bên trong và bên ngoài tổ
chức
- Phân tích tác động của các chính sách, thủ tục, và hoạt động tới công chúng

- Điều chỉnh các chính sách, thủ tục và các hoạt động có sự xung đột với lợi ích
của công chúng và sự tồn tại của tổ chức

- Tư vấn cho nhà quản trị trong việc xây dựng các chính sách, thủ tục và hoạt
động mới

- Thiết lập và duy trì giao tiếp hai chiều giữa tổ chức và các nhóm công chúng

- Tạo ra những thay đổi có thể đo lường được về nhận thức, quan điểm, thái độ,
hành vi bên trong và bên ngoài tổ chức

Các nhóm công cụ phổ biến của quan hệ công chúng (P.Kotler) pencils

- P - nhóm công cụ ấn phẩm: thư trực tiếp, tờ rơi, bản tin tạp chí nôi bộ

- E – các công cụ sự kiện: tổ chức các loại hình sự kiê ̣n khiến cho công chúng
quan tâm đên DN nhiều hơn (các sk thể thao, triễn lãm thương mại)

- N- Công cụ tin tức: đăng tải trên các phương tiê ̣n truyền thông các câu chuyê ̣n
mang tính tích cực về DN về sp, dvu của DN

- C- công cụ hoạt động cộng đồng: thu hút, ủng hộ từ cộng đồng địa phương ( tài
trợ cho các sk,các hoạt động của địa phương, xây dựng địa phương)

- I- công cụ xây dựng nhận diện thương hiệu: Văn phòng phẩm,đồng phục, các
quy tắc ứng xử, business card)

- L- công cụ vận động hành lang : Hoạt động vâ ̣n hành hành lang, xây dựng các
mối quan hê ̣ với chính quyền, các nhà lâ ̣p pháp. Nỗ lực đem lại cho DN những lợi
thế, thuâ ̣n lợi hoăc̣ ngăn cản, hạn chế những tác động bất lợi từ phía chính quyền

- S- công cụ đầu tư xã hội: các hoạt động đầu tư xây dựng danh tiếng tốt, tránh
nhiê ̣m XH cho DN

Câu 4: Trình bày mối quan hệ giữa phương tiện truyền thông, khán giả và người
làm marketing?(câu 1- đề 1)

Câu 5: Thế nào là xúc tiến bán? Nêu ví dụ

Khái niệm: Xúc tiến bán là một sự kích thích trực tiếp thông qua việc cung cấp
những giá trị gia tăng hoặc động cơ kèm theo sản phẩm cho lực lượng bán hàng,
nhà phân phối hoặc người tiêu dùng cuối cùng với mục đích chính là làm tăng lượng
bán ngay lập tức.

Các biện pháp ngắn hạn, hỗ trợ cho quảng cáo và bán hàng nhằm khuyến khích
khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời cũng kích thích các
nhân viên trong công ty và thành viên khác trong kênh phân phối tích cực bán hàng.

Xúc tiến bán nhằm vào hai đối tượng:

+ Người tiêu dùng cuối cùng nhằm khuyến khích họ mua nhiều hàng hóa. tương
ứng với chiến lược Mar đẩy

+ Trung gian phân phối, người bán hàng nhằm khuyến khích họ bán được nhiều
hàng hóa cho DN tương ứng với chiến lược Mar kéo

VD: Nhân dịp Black Friday, đồng loạt các cửa hàng The body shop giảm giá lên
tới 80% cho tất cả các sản phẩm.

Vai trò

• Kích thích sự nhiệt tình của lực lượng bán đối với các sản phẩm mới, cải tiến, nổi
tiếng

• Tiếp thêm sinh lực bán hàng của một thương hiệu hiện có

• Tạo điều kiện giới thiệu sản phẩm mới tới trung gian MKT

• Tăng không gian trưng bày trên và ngoài kệ hàng

• Tạo ra việc mua hàng và dùng thử từ người TD

• Giữ chân người TD hiện tại bằng cách khuyến khích mua lặp lại

• Tăng cường sử dụng sp thông qua việc lưu trữ hàng của người TD

• Củng cố quảng cáo

• Giảm sự cạnh tranh do người TD đã mua số lượng lớn sp của DN

Những nhân tố thúc đẩy hoạt động xúc tiến bán hàng ngày càng phát triển Câu
50 tr 64

- Sự thay đổi trong cán cân quyền lực giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ
- Các thương hiệu trở nên cân bằng hơn trong cạnh tranh và người TD nhạy cảm hơn
về giá

- Mức độ trung thành với thương hiệu giảm

- Thị trường đại chúng bị chia nhỏ và hiệu quả của phương tiện truyền thông sụt giảm

- Chú trọng đến kết quả ngắn hạn trong cơ cấu khen thưởng của công ty

- Người TD phản ứng nhanh hơn các hoạt động xúc tiến bán
VD: Nhân dịp Black Friday, đồng loạt các cửa hàng The body shop giảm giá lên tới
80% cho tất cả các sản phẩm.

Đề 10

Câu 1: Nêu vai trò và chức năng của truyền thông MKT trong chương trình MKT
tổng thể (câu 1- đề 6)

Câu 2: Thế nào là quan hệ công chúng? Khi nào thì doanh nghiệp nên sử dụng
quan hệ công chúng trong các chiến dịch IMC (Câu 2- đề 6)

Câu 3: NHiệm vụ chính của nghiên cứu công chúng mục tiêu trong truyền thông
MKT là gì? (Câu 3 đề 1)

Câu 4: Trong những hình thức dưới đây, hình thức nào là công cụ trong IMC.
Trình bày cụ thể (Hình ảnh bên) Strongbow kết hợp cùng GS25, ví Momo,
Karaoke ICOOL và Tiki tổ chức chương trình săn code khuyến mãi
Sử dụng công cụ XÚC TIẾN BÁN.

Khái niệm: Xúc tiến bán là một sự kích thích trực tiếp thông qua việc cung
cấp những giá trị gia tăng hoặc động cơ kèm theo sản phẩm cho lực lượng
bán hàng, nhà phân phối hoặc người tiêu dùng cuối cùng với mục đích chính là
làm tăng lượng bán ngay lập tức.

Các biện pháp ngắn hạn, hỗ trợ cho quảng cáo và bán hàng nhằm khuyến
khích khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời cũng
kích thích các nhân viên trong công ty và thành viên khác trong kênh phân phối
tích cực bán hàng.

Xúc tiến bán nhằm vào hai đối tượng:

+ Người tiêu dùng cuối cùng nhằm khuyến khích họ mua nhiều hàng hóa.
tương ứng với chiến lược Mar đẩy

+ Trung gian phân phối, người bán hàng nhằm khuyến khích họ bán được
nhiều hàng hóa cho DN tương ứng với chiến lược Mar kéo

VD: Nhân dịp Black Friday, đồng loạt các cửa hàng The body shop giảm
giá lên tới 80% cho tất cả các sản phẩm.

Vai trò

• Kích thích sự nhiệt tình của lực lượng bán đối với các sản phẩm mới, cải
tiến, nổi tiếng

• Tiếp thêm sinh lực bán hàng của một thương hiệu hiện có

• Tạo điều kiện giới thiệu sản phẩm mới tới trung gian MKT

• Tăng không gian trưng bày trên và ngoài kệ hàng

• Tạo ra việc mua hàng và dùng thử từ người TD

• Giữ chân người TD hiện tại bằng cách khuyến khích mua lặp lại

• Tăng cường sử dụng sp thông qua việc lưu trữ hàng của người TD

• Củng cố quảng cáo

• Giảm sự cạnh tranh do người TD đã mua số lượng lớn sp của DN


Những nhân tố thúc đẩy hoạt động xúc tiến bán hàng ngày càng phát triển
Câu 50 tr 64

- Sự thay đổi trong cán cân quyền lực giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ

- Các thương hiệu trở nên cân bằng hơn trong cạnh tranh và người TD nhạy
cảm hơn về giá

- Mức độ trung thành với thương hiệu giảm

- Thị trường đại chúng bị chia nhỏ và hiệu quả của phương tiện truyền thông sụt
giảm

- Chú trọng đến kết quả ngắn hạn trong cơ cấu khen thưởng của công ty

- Người TD phản ứng nhanh hơn các hoạt động xúc tiến bán

Câu 5: Trình bày mối quan hệ giữa phương tiện truyền thông, khán giả và ng làm
MKT (câu 1- đề 1)

Đề 11:
Câu 1: Nêu các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình truyền thông?(câu 5- đề 6)

Câu 2: Thông điệp trong truyền thông MKT là gì? Tại sao trong truyền thông,
sáng tạo thông điệp được coi là hoạt động quan trọng?(câu 2- đề 9)

Câu 3: Chiến dịch “Dám sống trội với nhiếp ảnh chân thực” của REALME8 sử
dụng TIK TOK như một kênh truyền thông để tiếp cận công chúng mục tiêu là
genZ với thử thách “Điệu nhảy vô cực” với sự mở màn của hai đại sứ thương
hiệu: Isac và Amee. Lý giải tại sao Realme8 sử dụng tiktok để tiếp cận khách
hàng mục tiêu
Realme8 sử dụng TIK TOK để tiếp cận khách hàng mục tiêu bởi vì đối tượng công
chúng mục tiêu là GEN Z, mà hiện nay sự bùng nổ tiktok thu hút đối tượng sử dụng và
tương tác nhiều nhất là GEN Z, GEN Z có xu hướng làm theo các trend để đăng tải và
thu hút người xem thì sẽ gây nên hiệu ứng lan rộng và tiếp cận được nhiều hơn với
công chúng mục tiêu. nên TIKtok là kênh truyền thông phù hợp để thực hiện chiến dịch,
ngoài ra sử dụng 2 KOLs trẻ và đang nổi hiện nay với lượng fan đông đảo là GEN Z sẽ
thu hút được lượng lớn công chúng mục tiêu GEN Z là fan của họ.
Câu 4: Trình bày mối quan hệ giữa phương tiện truyền thông, khán giả và ng làm
MKT (câu 1- đề 1)

Câu 5: Thế nào là bán hàng cá nhân. Nêu ví dụ(câu 4- đề 4)

Đề 12:

Câu 1: Nêu các cách thức để xác định ngân sách cho chiến dịch truyền thông
(câu 1- đề 3)

Câu 2: Hãy cho biết mô hình trên lý giải điều gì? Giải thích các yếu tố trong mô
hình
Đây là Mô hình quá trình truyền thông cơ bản (câu 2- đề 3).

Câu 3: Trình bày các công cụ sử dụng trong TT MKT tích hợp. Nêu ví dụ

Quảng cáo: Quảng cáo là một hình thức truyền thông phi cá nhân, không
trực tiếp của sản phẩm, dịch vụ mà người quảng cáo phải trả tiền để truyền
tải thông điệp nhằm tạo ra sự thay đổi về nhận thức, cảm xúc hay hành vi
của công chúng nhận tin mục tiêu.

VD: TH true milk quảng cáo sản phẩm sữa hạt của mình trên TV, sử dụng hình
thức quảng cáo OOH bằng ở các trường học
Xúc tiến bán hàng: Xúc tiến bán là một sự kích thích trực tiếp thông qua việc
cung cấp những giá trị gia tăng hoặc động cơ kèm theo sản phẩm cho lực
lượng bán hàng, nhà phân phối hoặc người tiêu dùng cuối cùng với mục đích
chính là làm tăng lượng bán ngay lập tức.

Các biện pháp ngắn hạn, hỗ trợ cho quảng cáo và bán hàng nhằm khuyến
khích khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời cũng
kích thích các nhân viên trong công ty và thành viên khác trong kênh phân phối
tích cực bán hàng.

Xúc tiến bán nhằm vào hai đối tượng:

+ Người tiêu dùng cuối cùng nhằm khuyến khích họ mua nhiều hàng hóa.
tương ứng với chiến lược Mar đẩy

+ Trung gian phân phối, người bán hàng nhằm khuyến khích họ bán được
nhiều hàng hóa cho DN tương ứng với chiến lược Mar kéo

VD: Nhân dịp Black Friday, đồng loạt các cửa hàng The body shop giảm giá lên
tới 80%.

Bán hàng cá nhân: Bán hàng cá nhân là quá trình truyền thông trực tiếp giữa
người bán với khách hàng tiềm năng nhằm thực hiện mục tiêu thông tin về
sản phẩm và bán hàng.

Là tiến trình thực hiê ̣n các mối quan hê ̣ giữa người mua và người bán, trong
đó người bán nỗ lực khám phá nhu cầu, mong muốn của người mua, nhằm
thỏa mãn tối đa các lợi ích lâu dài cho hai bên mua và bán

Người bán không chỉ truyền thông tin cho KH biết về sản phẩm do mình bán
mà còn chủ động nhâ ̣n thông tin từ phía Kh để hiểu rõ KH hơn. Một quá trình
giao tiếp cởi mở, nhiều thông tin từ cả hai phía sẽ là cơ sở để bán hàng thành
công

VD: Như công ty Amway, nhân viên bán hàng ghé thăm nhà, trang web.. của người
mua để tư vấn và bán các sản phẩm của họ.
Quan hệ công chúng: Quan hệ công chúng (PR) là tập hợp các biện pháp
truyền đi những thông tin có lợi nhằm làm tăng uy tín của sản phẩm,doanh
nghiệp và gián tiếp làm tăng nhu cầu về sản phẩm.

PR là xây dựng mối quan hê ̣ tốt với các nhóm công chúng khác nhau của
DN, bằng cách dành lấy thiê ̣n cảm từ họ, xây dựng hình ảnh doanh nghiê ̣p
tích cực, xử lý tin đồn, câu chuyện và sự kiện bất lợi cho DN

VD: Mới nhất đây, Vinfast đã lan truyền thông tin về trợ lý ảo ViVi cho các dòng
xe của Vinfast, từ đó tăng uy tín về sản phẩm, khẳng định sản phẩm ô tô Việt
Nam không hề kém cạnh so với các dòng xe khác trên thị trường

VD: Honda với dòng xe Lead bị lỗi kỹ thuật, họ đã nhanh chống tiến hàng thu
hồi để trách những thông tin bất lợi cho DN

Marketing trực tiếp: Là chiến thuật thương mại được đặc trưng bởi sự tiếp
cận khách hàng không thông qua trung gian, được cá nhân hóa và không
phụ thuộc vào khoảng cách.

Là những mối liên hê ̣ trực tiếp với KH mục tiêu đã được lựa chọn cẩn thận để
có thể thu được phản ứng tức thời vừa nuôi dưỡng mqh lâu dài với họ

Mar trực tiếp là sự cố gắng để kết hợp 3 yếu tố là quảng cáo, xúc tiến và bán
hàng cá nhân không qua trung gian. VD: Một người khi tiếp xúc với quảng cáo
có thể gọi đến số máy miễn phí để đặt hàng của DN

Trước đây mar trực tiếp xuất hiện với hình thức gửi thư trực tiếp và catolog đặt
hàng qua bưu điện, giờ chuyển qua hình thức qua điện thoại, trả lời trực tiếp trên
truyền hình.

VD: Điển hình là Apple, họ không sử dụng bất kỳ kênh phân phối nào khác, mà
hoàn toàn dựa vào các cửa hàng độc lập để bán sản phẩm trực tiếp đến tay
NTD.

TRUYỀN THÔNG TRỰC TUYẾN TRÊN INTERNET -


Marketing tương tác:
Marketing tương tác: Là xây dựng kênh thông tin giao tiếp đa chiều giữa
thương hiệu công ty với công chúng mà không bị hạn chế về không gian,
thời gian và được thực hiện thông qua các phương thức giao tiếp điện tử, trực
tuyến.

Mục tiêu:

Mục tiêu tạo sự nhận biết - Mục tiêu thu hút sự quan tâm - Mục tiêu truyền bá
thông tin - Mục tiêu tạo dựng hình ảnh - Mục tiêu tạo ra thương hiệu mạnh
-Mục tiêu kích thích dùng thử - Mục tiêu tạo sự lan tỏa - Mục tiêu đạt được sự
quan tâm - Mục tiêu thương mại điện tử

VD: Doanh nghiệp tương tác trực tuyến với khách hàng của mình trên các trang
mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,...

Ưu điểm - Marketing mục tiêu - Message tailoring (Thông điệp riêng) - Khả năng
tích hợp - Truy cập thông tin - Bán hàng tiềm năng - Sáng tạo - Tiếp xúc - Tốc độ
- Bổ sung cho IMC

Nhược điểm - Vấn đề về đo lường - Lộn xộn, không có thứ tự - Tiềm ẩn nhiều
gian trá - Sự riêng tư - Sự kích thích

Đo lường hiệu quả hoạt động marketing và truyền thông trực tuyến trên
internet

Phương pháp đo lường đặc thù trên internet: cuộc gọi nhớ lại quảng cáo,
nhận biết thương hiệu và mong muốn mua hàng

Các phương pháp đo lường truyền thống: - Gợi nhớ và sự ghi nhớ - Khảo sát
- Bán hàng - Theo dấu vết - ROI - Phương pháp mới: ma trận media, comscore,

Câu 4: Trong những hình thức dưới đây, hình thức nào là công cụ trong IMC:
Vinamilk ủng hộ 10 tỉ đồng cho quỹ vắc xin phòng chống covi-19, gói hỗ trợ
covid-19 cho ng lao động theo nghị quyết 68. Trình bày cụ thể (câu 5- đề3)

Câu 5: Nêu quy trình quan hệ công chúng

1. Đánh giá tình hình hiện tại của cty

- Nắm bắt tình hình hiện tại của công ty ( công ty đang ở đâu? công chúng không
hiểu chính xác những vấn đề nào)

- từ đó xác định chuyển đổi những tình huống, có 4 tình huống cơ bản

Tình huống tiêu cực tình huống tích cực

đối nghịch thông cảm

thành kiến Chấp nhận

thờ ơ quan tâm

thiếu hiểu biết kiến thức

Việc đánh giá này bằng nghiên cứu, thông tin sẵn có hoặc thăm dò dư luận.

2. Xác định mục tiêu PR

mục tiêu PR đều nhằm đến công chúng, tùy vào mức tác động. Có thể là:

- Thay đổi nhận thức

- thay đổi thái độ

- thay đổi hành vi

- tạo ra sự biết đến

- tạo dựng uy tín

- kích thích lực lượng bán hàng và những người phân phối
- giảm bớt chi tiêu truyền thông

3. Xác định nhóm công chúng mục tiêu

4. Lựa chọn phương tiện truyền thông và công cụ PR cụ thể

DN thường sử dụng 4 kênh phổ biến sau:

- phương tiện truyền thông đại chúng

- tài liệu công chúng

- giao tiếp cá nhân

- sự kiện

5. Hoạch định ngân sách

4 yếu tố cơ bản cần hoạch định trong hoạt động PR

- Lao động

- Chi phí văn phòng

- Nguyên vật liệu

- Công tác phí: phương tiện đi lại, tv, bàn ghế,..

6. Đánh giá kết quả

Các tiêu chí đánh giá định lượng

- số lượng người tham gia event

- số ng biết đến hoạt động( qua đâu: tờ rơi, tivi, quảng cáo)

- số bài báo, kênh truyền hình đưa tin,...

Các tiêu chí đánh giá định tính

- mức độ hưởng ứng của ng tham dự( vỗ tay, thái độ ntn)

- Thái độ công chúng( thờ ơ, quan tâm, ủng hộ)

- Mức quan trọng của bài báo( nội dung,..)

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả và chi phí


- So sánh với chi phí quảng cáo: chương trình PR sẽ hiệu quả nếu chi phí có
được những bài báo hoặc phóng sự truyền hình thấp hơn chi phí quảng cáo cùng diện
tích và thời lượng phát sóng.

Đề 13:

Câu 1: Hình vẽ dưới đây mô tả điều gì? Vai trò của từng yếu tố trong hình vẽ là
gì? (câu 2- đề 3)

Câu 2: Hình ảnh bên dưới là công cụ truyền thông nào của Kinder? Nêu sự hiểu
biết
- Công cụ xúc tiến bán
- Cụ thể: sản phẩm được trưng bày theo nhãn hiệu, sắp xếp gọn gàng, đây là cách để
sản phẩm của DN nổi bật trong mắt khách hàng, đồng thời sẽ thuận lợi cho KH trong việc tìm
kiếm sản phẩm khi nó có 1 không gian riêng trong siêu thị. Trong trường hợp có ưu đãi, giảm
giá, khách hàng dễ dàng nắm bắt.

Khái niệm: Xúc tiến bán là một sự kích thích trực tiếp thông qua việc cung
cấp những giá trị gia tăng hoặc động cơ kèm theo sản phẩm cho lực lượng
bán hàng, nhà phân phối hoặc người tiêu dùng cuối cùng với mục đích chính là
làm tăng lượng bán ngay lập tức.
Các biện pháp ngắn hạn, hỗ trợ cho quảng cáo và bán hàng nhằm khuyến
khích khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời cũng
kích thích các nhân viên trong công ty và thành viên khác trong kênh phân phối
tích cực bán hàng.

Xúc tiến bán nhằm vào hai đối tượng:

+ Người tiêu dùng cuối cùng nhằm khuyến khích họ mua nhiều hàng hóa.
tương ứng với chiến lược Mar đẩy

+ Trung gian phân phối, người bán hàng nhằm khuyến khích họ bán được
nhiều hàng hóa cho DN tương ứng với chiến lược Mar kéo

VD: Nhân dịp Black Friday, đồng loạt các cửa hàng The body shop giảm
giá lên tới 80% cho tất cả các sản phẩm.

Vai trò

• Kích thích sự nhiệt tình của lực lượng bán đối với các sản phẩm mới, cải
tiến, nổi tiếng

• Tiếp thêm sinh lực bán hàng của một thương hiệu hiện có

• Tạo điều kiện giới thiệu sản phẩm mới tới trung gian MKT

• Tăng không gian trưng bày trên và ngoài kệ hàng

• Tạo ra việc mua hàng và dùng thử từ người TD

• Giữ chân người TD hiện tại bằng cách khuyến khích mua lặp lại

• Tăng cường sử dụng sp thông qua việc lưu trữ hàng của người TD

• Củng cố quảng cáo

• Giảm sự cạnh tranh do người TD đã mua số lượng lớn sp của DN

Những nhân tố thúc đẩy hoạt động xúc tiến bán hàng ngày càng phát triển
Câu 50 tr 64

- Sự thay đổi trong cán cân quyền lực giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ
- Các thương hiệu trở nên cân bằng hơn trong cạnh tranh và người TD nhạy
cảm hơn về giá

- Mức độ trung thành với thương hiệu giảm

- Thị trường đại chúng bị chia nhỏ và hiệu quả của phương tiện truyền thông sụt
giảm

- Chú trọng đến kết quả ngắn hạn trong cơ cấu khen thưởng của công ty

- Người TD phản ứng nhanh hơn các hoạt động xúc tiến bán

Câu 3: Nêu các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình truyền thông. Lấy VD(câu 5- đề 6)

Câu 4: Trình bày các công cụ sử dụng trong truyền thông MKT tích hợp. Nêu VD
(câu 3- đề 12)

Câu 5: Tại sao cần ứng dụng tâm lý học trong truyền thông MKT là gì?
Tâm lý học Là khoa học về nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng con
người (cảm xúc, ý chí và hành động). Tâm lý học cũng chú ý đến sự ảnh
hưởng của thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng
đến hành vi, tinh thần của con người
Ví dụ; KHi viết một vài content để đăng lên FB thì có thể thêm vài icon vui nhộn
vào bài viết để thêm tính hài hước và thu hút sự chú ý của KH. Tích cực nhận
phản hồi về bài viết và cải thiện dần.
Ứng dụng tâm lý học trong truyền thông marketing
- Ứng dụng các mô hình như tháp nhu cầu Maslow nhằm thiết kế được
chiến dịch truyền thông đúng vào đối tượng cũng như các nhu cầu.Tháp
phân cấp nhu cầu giả định năm cấp độ cơ bản của nhu cầu của con người,
được sắp xếp theo thứ bậc dựa trên tầm quan trọng của các nhóm nhu cầu
- Ứng dụng vào từng phân khúc khách hàng. Các phân khúc thị trường
khác nhau nhấn mạnh cần các mức độ khác nhau. Đưa ra các kích thích
marketing với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào tâm lý của người tiêu
dùng
-
- Các mô hình tâm lý học trong truyền thông marketing: Các mô hình giai
đoạn đáp ứng của người tiêu dùng (Mô hình truyền thông AIDA, Mô hình của
William McGuire, Mô hình phân cấp đáp ứng theo Michael Ray, Mô hình lưới
FCB, Mô hình AISAS
- Nghiên cứu các nhân tố thuộc về tâm lý người tiêu dùng: Động cơ, Nhận
thức, Thái độ
Đề 14:

Câu 1. Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sáng tạo trong truyền thông. Chọn 1 case
study để phân tích dựa trên các tiêu chuẩn đó (câu 1 đề 8)

Câu 2: NHiệm vụ chính của nghiên cứu công chúng mục tiêu trong TT MKT là gì?
(câu 3 đề 1)

Câu 3: So sánh điểm giống và điểm khác nhau của các mô hình hồi đáp cơ bản
(câu 3 đề 3)

Câu 4: Bán hàng cá nhân là gì? Ưu điểm và nhược điểm. VD(câu 4- đề 4)

Câu 5: McDonald’s cộng tác cùng ứng dụng nghe nhạc trực tuyến Spotify trong
việc tạo mã code và xây dựng danh sách nhạc Friendlist. McDonald’s đã sử dụng
kênh truyền thông nào? Nêu ưu và nhược điểm của kênh truyền thông này?
McDonald’s đã sử dụng kênh truyền thông: Social Media– Tiếp thị truyền thông
xã hội (SMM)

- đây là một hình thức tiếp thị sử dụng các trang kênh social trên internet có
sự liên quan đến việc tạo và chia sẻ thông tin trên các mạng marketing xã hội để
đạt được các mục tiêu tiếp thị doanh nghiệp.
- bao gồm các công việc như đăng cập nhật văn bản, hình ảnh, video và
các nội dung khác kích thích lưu lượng truy cập tương tác của khán giả.

Ưu điểm đem lại rất nhiều, một trong số đó là


- lượng người sử dụng vô cùng lớn và tiềm năng.
- quảng cáo các sản phẩm/ dịch vụ đến mọi đối tượng khách hàng.
- chi phí bỏ ra cũng vô cùng rẻ sẽ giúp các doanh nghiệp có thể tiết
kiệm trong chi phí Marketing bỏ ra.
Nhược điểm:
- Mạng xã hội có quá nhiều tài khoản ảo và đôi khi những quảng cáo
sẽ không tiếp cận được đối tượng mình mong muốn.
- Thông tin không chính thống khiến khách hàng sẽ không tin tưởng và
dè chừng hơn một số công cụ truyền thông khác
- tốn thời gian để làm mới các trang cũng như có đc nd phù hợp
- mất kiểm soát với những bài viết, thông tin sai lệch

You might also like