You are on page 1of 10

PHẦN 2 SEMINAR

NHỮNG NGƯỜI CHƠI MỚI VÀ KẾT HOẠCH CỦA HỌ


60 năm trước, Liên Xô đã phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên lên quỹ đạo. Sự kiện này đóng vai trò
là phát súng khởi đầu cho cuộc chạy đua vũ trụ, một cuộc cạnh tranh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ để
giành lấy vị trí tối cao trên vũ trụ. Trong những thập kỷ sau đó, vệ tinh nhân tạo đầu tiên được
phóng lên, con người đầu tiên đến không gian, một người đi bộ trên Mặt trăng, và để kết
thúc chiến tranh lạnh thì Liên Xô và Hoa Kỳ đã hợp tác với nhau cùng với sự tham gia của 3 cơ quan
vũ trụ khác đến từ Canada, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu, họ cùng nhau xây dựng nên công trình
vĩ đại nhất của loài người trong thời hiện đại - Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Cho đến thời điểm Liên
bang Xô viết bị giải thể vào năm 1991, Cuộc đua Không gian gây tranh cãi giờ chỉ còn là một ký ức
xa vời. Trong những năm gần đây, một Cuộc đua Không gian mới đã hình thành — Cuộc đua Không
gian 2.0.

Sputnik 1

Yuri Gagarin
Con người lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng

Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS (International Space Station)

Trung Quốc

Cuộc đua mới, đối thủ cũng mới. Trung Quốc giờ đây là một chú ngựa ô trong cuộc đua này với việc
là nước thứ 3 trên thế giới đưa thành công con người lên vũ trụ chỉ sau Liên Xô và Mỹ. Nước này sau
hai lần phóng thành công các trạm không gian Thiên Cung 1 và 2, giờ đây đang có kế hoạch hoàn
thành một trạm không gian lớn hơn với mục tiêu thay thế trạm Vũ trụ Quốc tế ISS - được biết sẽ
dừng hoạt động vào năm 2024. 

So với các cường quốc vũ trụ như Nga, Mỹ hay Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc xuất phát khá
muộn trong cuộc đua chinh phục vũ trụ.

- Năm 1970, Trung Quốc mới phóng vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo. Tuy nhiên, chương trình vũ trụ
Trung Quốc lại bứt phá ngoạn mục.
- Năm 2003, Trung Quốc lần đầu tiên thành công đưa con người lên vũ trụ, trở thành nước thứ 3 chỉ
sau Nga và Mỹ làm được điều này. Kể từ đó đến nay, TQ cũng đã đưa tổng cộng 12 phi hành đoàn
lên vũ trụ thông qua 7 sứ mệnh Thần Châu

- Năm 2013, Bắc Kinh hạ cánh thành công xe tự hành Ngọc Thố 1 trên Mặt trăng, trở thành quốc gia
thứ 3 sau Mỹ và Nga hạ cánh trên Mặt Trăng.

- Năm 2019, Trung Quốc lại thiết lập một kỷ lục mới khi tàu thăm dò Hằng Nga 4 lần đầu hạ cánh
trên vùng tối của Mặt Trăng, nơi con người chưa từng khám phá.

- Vào năm 2020, sứ mệnh Mặt Trăng tiếp theo thuộc về tàu Hằng Nga 5. Nó hạ cánh trên Mặt Trăng,
thu thập mẫu vật và trở về Trái Đất.

- Ngày 15/5 năm nay (2021), CNSA (Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc) thông báo con tàu thăm
dò đầu tiên mang tên Chúc Dung đã hạ cánh thành công lên sao Hỏa. Sự kiện này đánh dấu Trung
Quốc chính thức trở thành quốc gia thứ 2 trên thế giới làm được điều này - sau Mỹ.

- Kế hoạch sơ bộ sẽ tiến hành sứ mệnh Mặt Trăng có người lái vào năm 2030. Nếu thành công, Trung
Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ 2 sau Mỹ đưa người lên Mặt Trăng.
 
Thường Nga 5 và kế hoạch thu thập mẫu vật từ Mặt Trăng
Thường Nga 5 thuộc Chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc.
Nó được phóng ngày 23/11/2020 và
Hạ cánh xuống Mặt Trăng ngày 1/12/2020
Trở về Trái Đất với mẫu vật từ mặt trăng ngày 16/12/2020.

Chuyến đi vòng quanh Mặt Trăng của nó mất khoảng ba tuần. Sở dĩ sứ mệnh này phải diễn ra gấp
gáp như vậy vì không giống như tàu Thường Nga 4 được trang bị một bộ gia nhiệt để hoạt động trong
cái lạnh của đêm ở Mặt Trăng, Thường Nga 5 phải hoàn thành tất cả nhiệm vụ của mình trong một
ngày Mặt Trăng (tức khoảng 14 ngày Trái Đất)…

Thường Nga 5 đã thành công mang 1.731 g  mẫu vật đất và đá mặt trăng trở về Trái Đất, trong đó
có những mẫu được lấy sâu 2m. Đây là nhiệm vụ mang về mẫu vật đầu tiên của Trung Quốc,
cũng là nhiệm vụ đầu tiên kể từ năm 1976. Kể từ khi tàu Luna 24 của Nga kết thúc vào năm 1976,
không có bất kỳ tàu vũ trụ nào đáp xuống Mặt Trăng cho đến năm 2013 với sứ mệnh Hằng Nga 3 của
Trung Quốc. Hoàn thành nhiệm vụ này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba mang mẫu vật từ
Mặt Trăng về thành công, sau Hoa Kỳ và Liên Xô.  
Địa điểm hạ cánh được đề xuất là một khu vực phía tây bắc của Mặt trăng. Khu vực này được các
nhà khoa học đặc biệt quan tâm vì theo như những quan sát từ xa về bề mặt Mặt Trăng cho thấy khu
vực trẻ hơn khoảng hai tỷ năm so với các mẫu dung nham mà các nhiệm vụ Mặt Trăng của Hoa Kỳ
và Liên Xô thu thập trong những năm 1960 và 1970. Nghiên cứu mẫu đất đá này có thể cho ta thêm
nhiều dữ liệu về lịch sử của mặt trăng cũng như các thiên thể.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ủng hộ nhiệm vụ Thường Nga 5 bằng việc theo dõi quá trình phóng
và đáp trong suốt thời gian diễn ra nhiệm vụ. Dữ liệu từ ESA đã giúp nhóm điều khiển ở Bắc Kinh
xác định tình trạng và quỹ đạo của con tàu. 

Các trạm không gian của Trung Quốc

Bên cạnh việc phát triển các chương trình thám hiểm mặt trăng thì nước này còn đầu tư rất nhiều
trong việc xây dựng trạm không gian. Mà, nhắc tới trạm không gian thì trong 23 năm qua, kể từ khi
được xây dựng từ năm 1998 đến nay, trạm Vũ trụ Quốc tế ISS đã chào đón gần 250 phi hành gia, con
số chính xác là 242 phi hành gia đến từ 19 quốc gia khác nhau, ngoại trừ Trung Quốc.
Điều này xảy ra bởi vì Quốc hội Mỹ đã thông qua Tu chính án Wolf, theo đó Nasa bị cấm hợp tác với
các đối tác Trung Quốc trừ khi được quốc hội cho phép. Có lẽ đây cũng là một trong những động lực
thúc đẩy Trung Quốc tự xây dựng cho mình một trạm không gian.

Cụ thể, cuối năm 2011, Trung Quốc phóng trạm không gian Thiên cung 1 lên quỹ đạo thấp của Trái
Đất. Trạm Thiên Cung 2 được phóng tiếp sau đó vào năm 2016
Sau 2 dự án trên, Trung Quốc cũng đang gấp rút hoàn thành một trạm không gian thứ 3 dự kiến hoàn
thành vào cuối năm sau để thay thế cho trạm Vũ trụ Quốc tế ISS
Trong cuộc đua không gian mới, Trung Quốc rõ ràng là một đối thủ thực sự.              

Các công ty tư nhân cũng tham gia vào cuộc đua

Nếu như trước kia, cuộc đua không gian diễn ra giữa các cường quốc, được định hướng bởi các tổng
thống, thủ tướng thì ở cuộc đua 2.0, các công ty tư nhân lại tỏ ra nổi trội hơn hẳn, đặc biệt là các công
ty công nghệ và doanh nghiệp tư nhân do các tỷ phú dẫn đầu. Và mặc dù không khí hiện tại có vẻ
“lành mạnh” hơn, cuộc cạnh tranh cũng khốc liệt không kém.

Những cái tên nổi trội có thể kể đến như là SpaceX, Blue Origin, Virgin Galactic, Relativity, Bigelow
Aerospace, Boeing, Rocket Lab, … Không chỉ có số lượng các công ty tư nhân tham gia vào lĩnh vực
khám phá không gian tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, các công ty này còn nhanh chóng
vượt qua các đối thủ được chính phủ tài trợ. Nếu như trước kia Nasa chưa từng thành công trong việc
chế tạo tên lửa tái sử dụng thì giờ đây, cả SpaceX của Elon Musk và Blue Origin của Jeff Bezos đều
đã thành công trong lĩnh vực này với Falcon 9 của SpaceX và New Shepard của Blue Origin.

Dưới đây là một số công ty tư nhân nổi trội trong cuộc chạy đua vũ trụ 2.0

SpaceX

SpaceX là một công ty tư nhân về kỹ thuật hàng không vũ trụ, chuyên cung cấp dịch vụ về tên lửa
quỹ đạo và tên lửa đẩy. Công ty này được thành lập vào năm 2002 bởi Elon Musk và đặt trụ sở chính
tại California.

Tàu Dragon

Tàu vũ trụ Dragon có khả năng chở 7 hành khách đến và đi từ quỹ đạo Trái đất, và hơn thế nữa. Đây
là tàu vũ trụ duy nhất hiện đang bay có khả năng trả một lượng hàng hóa đáng kể cho Trái đất, và là
tàu vũ trụ tư nhân đầu tiên đưa con người lên trạm vũ trụ. Một điểm nổi trội vượt bậc của các tàu
Dragon là nó có thể kết nối tự động với ISS thông qua một loạt các cảm biến và laze phức tạp chứ
không cần dùng cánh ta robot của ISS nữa. Hiện tại SpaceX đã phóng 27 lần tàu Dragon với 24 trong
số đó đến ISS thành công.

Ngày 31/5/2020 Chuyến bay mang tên Demo-2 đánh dấu công ty SpaceX trở thành doanh nghiệp tư
nhân đầu tiên chở phi hành gia vào vũ trụ - cụ thể là lên ISS. Thay đổi hoàn toàn sự phụ thuộc của
Mỹ vào Nga khi đưa phi hành gia lên ISS.

[Trên thực tế, SpaceX đã đề nghị NASA đưa các phi hành gia của mình đến và đi từ ISS với mức giá
44,4 triệu USD / ghế. Trước đó NASA hoàn toàn phụ thuộc vào tàu vũ trụ Soyuz của Nga sau khi tàu
con thoi ngừng hoạt động vào năm 2011 và trả cho cơ quan ROSCOSMOS của Nga hơn 80 triệu
USD cho mỗi chỗ ngồi. Con số này gấp đôi so với những gì SpaceX cung cấp]

Starship

Nguyên mẫu tàu vũ trụ Starship cao khoảng 48m và được chế tạo bằng thép không gỉ. Nguyên mẫu
được phóng trên một tên lửa đẩy Super Heavy cao khoảng 69m. Tổng cộng, chiều cao của cả Starship
và Super Heavy khi xếp chồng lên nhau để phóng là gần 120m.
 
Ngày 5/5 vừa rồi SpaceX đã hạ cánh thành công và thu hồi nguyên mẫu SN15 của Starship. Đây là
lần thử nghiệm đầu tiên nguyên mẫu không bị nổ. Mục đích của SpaceX khi phát triển Starship là để
phóng hàng hóa và con người trong các sứ mệnh lên mặt trăng và sao Hỏa.

Blue Origin
Blue Origin là công ty được thành lập bởi Jeff Bezos - CEO của Amazon. Công ty này đang phát
triển một hệ thống tên lửa tên là New Shepard lấy theo tên phi hành gia người Mỹ đầu tiên lên vũ trụ.
Hệ thống tên lửa này cũng có thể hạ cánh tự động và có thể tái sử dụng mặc dù có phần nhỏ hơn so
với Falcon 9 và Falcon Heavy của SpaceX.

Tàu vũ trụ New Shepard được thiết kế có thể đưa 6 hành khách lên vùng không gian quỹ đạo thấp ở
độ cao hơn 100km so với Trái Đất, đủ cao để du khách trải nghiệm trạng thái không trọng lượng
trong vài phút. Với 6 cửa sổ cao, hành khách có thể ngắm toàn cảnh không gian ngoài Trái Đất. Dự
kiến chuyến bay này sẽ được thực hiện vào ngày 20/7 tới đây.

Cũng theo Blue Origin, hãng này đã thử nghiệm chuyến bay New Shepard và các hệ thống an toàn dự
phòng của nó từ năm 2012. Chương trình đã có 15 nhiệm vụ liên tiếp thành công trong đó có ba lần
thử nghiệm thoát hiểm thành công, cho thấy hệ thống thoát hiểm của phi hành đoàn có thể kích hoạt
an toàn trong bất kỳ giai đoạn nào của chuyến bay.
Virgin Galactic

Virgin Galactic là một công ty du hành vũ trụ hoạt động tại Hoa Kỳ được thành lập bởi tỷ phú
Richard Branson. Công ty này phát triển các tàu vũ trụ thương mại nhằm cung cấp các chuyến bay
dưới quỹ đạo cho khách du lịch vũ trụ. Dưới quỹ đạo ở đây tức là dưới đường Karman, nơi được các
nhà khoa học công nhận là ranh giới giữa bầu khí quyển của Trái Đất và vũ trụ

Tàu vũ trụ dưới quỹ đạo của Virgin Galactic được phóng từ một chiếc máy bay mang tên White
Knight Two. Vụ phóng bắt đầu bằng một đường băng cất cánh êm ái lên độ cao khoảng 15.000m.
Sau khi vượt qua các lớp khí quyển dày nhất, phi công sẽ thả tàu SpaceShipTwo từ tàu mẹ. Tên lửa
của tàu vũ trụ sẽ khởi động và đưa tàu lên vũ trụ với tốc độ Mach 3.

Màu sắc bên ngoài cửa sổ thay đổi từ xanh lam sang chàm sang đen nửa đêm khi hành khách đến
không gian và động cơ tên lửa lúc này sẽ tắt.

Ở độ cao gần 91500m so với Trái đất, các hành khách sẽ được tự do vận động trong cabin tàu trong
môi trường không trọng lực diễn ra trong khoảng 6 phút.

Sau 6 phút, tàu sẽ tái nhập cảnh và đi xuống bầu khí quyển dày, cánh được hạ xuống và phi công sẽ
lướt con tàu vũ trụ để hạ cánh êm ái trở lại nơi cất cánh.
Được biết chuyến bay đầu tiên của Virgin Galactic đã thành công vào ngày 13/12/2018 và công ty
này cũng đã công bố giá vé cho mỗi chỗ trên tàu của mình là 250.000 USD.
Relativity

Relativity Space là một công ty sản xuất hàng không vũ trụ của Mỹ được thành lập vào năm 2015.
Công ty này hiện đang chế tạo phiên bản đầu tiên của tên lửa Terran 1 với mục tiêu phóng thành công
vào cuối năm nay. Nhưng không giống như các tên lửa khác, Relativity sử dụng nhiều máy in 3D để
chế tạo tên lửa này.

Tên lửa Terran 1 được thiết kế với khoảng 95% các bộ phận của nó được in 3D, cho phép cấu tạo của
dòng tên lửa này ít phức tạp hơn so với tên lửa truyền thống. Bộ phận duy nhất của tên lửa Terran 1
sẽ không được in 3D là hệ thống điện của nó. Về cấu tạo, Terran 1 chỉ có 730 bộ phận riêng lẻ - ít
hơn khoảng 100 lần so với tên lửa thông thường.

Nhận xét chung

Cách mà SpaceX, Blue Origin hoặc Virgin Galactic tiếp cận khám phá không gian sẽ rất khác với
NASA hoặc Không quân. Các công ty tư nhân không để ý đến những quy trình chậm chạp thường
làm đình trệ các dự án của chính phủ và họ có thể đảm bảo hoặc phân bổ lại nguồn vốn nhanh hơn
hoặc nhiều hơn nếu cần thiết.

You might also like