You are on page 1of 35

PGS Nguyễn thị Đòan Hương

MỤC TIÊU
1- Biết được các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm
khớp dạng thấp.
2- Trình bày triệu chứng lâm sàng điển hình
của bệnh viêm khớp dạng thấp
3- Hiểu được ý nghĩa các xét nghiệm cận lâm
sàng cần thiết giúp chẩn đóan, theo dõi và
điều trị bệnh
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
1- Là bệnh lý viêm mô họat dịch ở khớp kéo
dài gây ăn mòn xương, phá hủy sụn và mất
tòan bộ cấu trúc khớp.
2- Thường gặp ở người lớn (0,8% dân số),
tuổi khởi phát bệnh 30 - 50, phụ nữ bệnh
nhiều gấp đôi nam giới
3- Được biết là bệnh tự miễn
LỊCH SỬ
 1858 – Dr Alfred Baring Garrod, đặt tên viêm
khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis).
 1895 – Khám phá với X-quang .
 1912 – Dr. Frank Billings giới thiệu về khái
niệm nhiễm khuẩn tại chỗ.
 1920, Nghi ngờ VKDT là do nhiễm khuẩn .
LỊCH SỬ
 1940, khám phá VKDT thường đi cùng với
rối lọan chức năng hệ miễn dịch .
 Tìm ra yếu tố thấp (RF: Rheumatoid Factor)
ở Norway và Columbia Presbyterian
Medical Center ở New York.
 1949 – Dr. Phillip Hench điều trị thành công
thấp khớp với Cortisone
NGUYÊN NHÂN VÀ SINH LÝ BỆNH HỌC
 Tự miễn + yếu tố di truyền (da trắng có biểu hiện
của phân nhóm HLA-DR1 và HLA-DR4) + yếu tố
môi trường
 Các ĐTB và nguyên bào sợi xâm nhập vào mô họat
dịch của khớp sau một bệnh lý nào đó gây phát
khởi bệnh
 Tăng sinh mạch máu tại khớp, các mạch máu bị
tắc do cục máu đông và các tế bào viêm
 Mô họat dịch bị viêm tại khớp xuất tiết trong bao
khớp gây phá hủy xương và sụn khớp
YẾU TỐ NGUY CƠ
 Nữ giới
 Tiền sử gia đình
 Lớn tuổi
 Tiếp xúc với silic
 Hút thuốc lá, uống cà phê (> 3ly/ngày)
LÂM SÀNG
 Bệnh cảnh điển hình :
- Thời gian bệnh khởi phát : vài tuần----vài tháng
rất nhanh (15%)
- Đau và cứng khớp ở nhiều khớp (khớp cổ tay, liên
đốt gần, bàn-ngón), khớp có thể nóng nhưng
không bị đỏ da vùng khớp bệnh
- Sưng khớp: tụ dịch nhiều hoặc chỉ sưng phù
- Teo cơ, yếu cơ nơi khớp bị bệnh
- Cứng khớp vào buổi sáng, kéo dài ít nhất 45’ sau
khi bắt đầu cử động khớp
LÂM SÀNG
 Tòan thân:
- Sốt nhẹ, mệt mõi, đau nhức mõi cơ tòan thân
 Nốt thấp có thể sờ thấy dưới da
 Hội chứng Sjogren : suy tuyến ngọai tiết (khô mắt,
khô miệng, sưng tuyến mang tai, sâu răng, viêm
phế quản)
 Hội chứng Felty : viêm khớp dạng thấp, lách to,
giảm BC hạt
 Trầm cảm – rối lọan giấc ngủ
Viêm khớp dạng thấp giai đọan sớm
Viêm khớp dạng thấp giai đọan muộn
CẬN LÂM SÀNG

Theo phân hội thấp học của các trường Đại học Mỹ về
VKDT (ACRSRA)
Các xét nghiệm cần thiết gồm:
- Công thức máu: thiếu máu nhẹ - BC tăng –TC tăng
- Yếu tố thấp (RF) có thể (-) trong 30% các trường
hợp
- Tốc độ lắng máu : tăng, giúp theo dõi diễn tiến bệnh
CẬN LÂM SÀNG
- CRP: tăng (theo dõi tiến triển của bệnh)
- Anti-CCP (anti-cyclic citrullinated peptide) hay
ACPA (anti-citrullinated protein antibody): tăng
- Xét nghiệm dịch khớp: màu vàng rơm, có thể đông
ở nhiệt độ phòng , có từ 5.000 đến 25.000 BC/mm3
(85% BC đa nhân), glucose ít, không có vi khuẫn
- X quang khớp bệnh: bình thường, giảm xương,
mòn mặt khớp
- Chức năng thận
- Chức năng gan
lKhe khớp bị hẹp
lGiảm xương quanh khớp

lKhớp bị xói mòn


CHẨN ĐÓAN
Tiêu chuẩn: tổn thương khớp Điểm
1 khớp lớn 0
2-10 khớp lớn 1
1-3 khớp nhỏ (có hay không có tổn 2
thương khớp lớn)
4-10 khớp nhỏ(có hay không có tổn 3
thương khớp lớn)
>10 khớp (có ít nhất 1 khớp nhỏ) 5
CHẨN ĐÓAN

Huyết thanh chẩn đóan Điểm


Yếu tố thấp (RF) âm tính hay ACPA 0
âm tính
Yếu tố thấp dương tính yếu hay 2
ACPA dương tính yếu
Yếu tố thấp dương tính mạnh hay 3
ACPA dương tính mạnh
CHẨN ĐÓAN
Giai đọan cấp của bệnh (cần ít Điểm
nhất 1 xét nghiệm)
CRP và tốc độ lắng máu bình 0
thường
CRP tăng hay tốc độ lắng máu tăng 1

Thời gian bệnh Điểm


< 6 tuần 0
> hoặc = 6 tuần 1
Chẩn đóan xác định : khi điểm > hoặc = 6/10
BIẾN CHỨNG
- Thiếu máu (75% trường hợp có thiếu máu
mạn, 25% đáp ứng với bù sắt)
- Tim: viêm màng ngòai tim, viêm cơ tim
- Tạo thành lỗ dò từ khớp ra da
- Nhiễm trùng
- Biến dạng khớp
- Viêm mạch máu
- Ung thư
ĐIỀU TRỊ

Mục tiêu điều trị :


-Ức chế quá trình viêm tại khớp
- Duy trì chức năng khớp và phòng ngừa biến
dạng khớp
- Điều trị các tổn thương ở khớp để giảm để
giảm đau và phục hồi chức năng khớp
ĐIỀU TRỊ
Giai đoạn cấp : giảm đau và bảo vệ chức năng khớp,
đặt khớp ở vị trí thích hợp và nẹp lại để bảo vệ
khớp
Giai đoạn bán cấp: tăng dần vận động chủ động và
thụ động của khớp bệnh
Giai đoạn mạn tính : bảo vệ khớp, làm việc đơn
giản, phục vụ bản thân.Tập vật lý trị liệu, phục hồi
hoạt động khớp
Điều trị khô môi và khô mắt.
ĐIỀU TRỊ
Nội khoa:
- Thuốc kháng viêm không corticoid và thuốc ức chế
men cyclooxygenase-2: Aspirin - Diclofenac-
Celecoxib - Meloxicam
- Corticoid: Prednisone (uống hoặc tiêm vào khớp)
- Calci hoặc vitamin D
- Thuốc ức chế điều hòa miễn dịch :Methotrexate-
Hydroxychloroquine hay sulfasalazine- Rituximab
- Điều trị triệu chứng
Ngọai khoa :
- Cắt bao khớp
- Thay khớp
ĐIỀU TRỊ
Corticoid : không làm thay đổi diễn tiến bệnh
Chỉ định :
- Làm giảm triệu chứng
- Tác dụng của thuốc ức chế miễn dịch
- Viêm bao khớp kéo dài không đáp ứng với điều trị
- Xuất hiện các triệu chứng đi kèm trầm trọng như sốt
, sụt cân, viêm mạch máu, viêm kết mạc mắt, viêm
màng phổi
- Prednisone uống 2-20mg/ngày, tiêm vào khớp
- Tác dụng phụ : loãng xương, đục thủy tinh thể, tăng
đường máu…
- Cần cho kèm Ca 1,5g/ngày và vit D 400-800UI/ngày
ĐIỀU TRỊ
Thuốc ức chế điều hòa miễn dịch :
Làm thay đổi diễn tiến của bệnh, làm chậm quá trình tổn
thương ở xương và sụn
- Viêm bao khớp không đáp ứng với điều trị ban đầu
- Viêm khớp và tổn thương ăn mòn khớp nhanh
- BN lệ thuộc corticoid
- Methotrexate, Hydroxychloroquine sulfasalazine,
cyclosporine-A, azathioprine
- Rituximab; kháng thể đơn dòng chống lại phân tử
CD20 trên bề mặt TB lympho B có hiệu quả trong điều
trị
Điều trị triệu chứng như trầm cảm , rối loạn giấc ngủ
Thời gian điều trị : suốt đời
Thay khớp gối
Thay khớp háng
Ngọai khoa :
Lấy mô bị viêm
Thay khớp

Vật lý trị liệu


KẾT LUẬN

 BN thấp khớp dạng thấp có thể sống khỏe


nhờ các thuốc giảm đau , giảm sưng , ngăn
ngừa tổn thương xương và biến dạng khớp
 Nguyên nhân là do hệ miễn dịch tấn công
lớp lót họat dịch của khớp .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Bệnh học nội khoa- Đại học y dược TP HCM –bộ môn
nội - Nhà xuất bản y học 2012
2- Http://benhgout.net/news/-trieu-chung-va-chan-doan-
viem-khop-dang-thap-368.html#ixzz2tBINVIDC
3- Fauci, Braunwald, Kasper.Harrison’s principles of
internal medicine, Mc GrawHill, 17th ed. 2008
4- NICE Clinical Guidelines.Rheumatoid arthritis: the
management of Rheumatoid arthritis in adults, 2009
5- Rheumatoid arthritis classification criteria.An American
College of rheumatology/European League Against
rheumatism collaborative intiative.Arthritis& Rheumatism
2010,Vol 62, No 9, p.2569-2581
Viêm khớp dạng thấp

You might also like