You are on page 1of 30

TÀI LIỆU FULL CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 6.7.8.9.10.11.

12
CẤP 2 FULL CHƯƠNG TRÌNH SINH 6789, ĐỀ HSG, ĐỀ VÀO 10
CHUYÊN ,ĐỀ KIỂM TRA, GIÁO ÁN 3280,.....
CẤP 3: TẤTCẢ CÁC MẢNG NHƯ TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QG ,
LUYỆN HSG, SKKN, ĐỀ , GIÁO ÁN THÌ LIÊN HỆ QUA ZALO :
0979556922 HOẶC TIN NHẮN MESSINGGER FB: Hồ Văn Trung

PHẦN SINH HỌC 7


BÀI 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG, PHONG PHÚ
Mục tiêu
 Kiến thức
+ Trình bày được khái quát về giới động vật.
+ Chứng minh được sự đa dạng và phong phú của động vật.
 Kĩ năng
+ Quan sát, phân tích tranh hình về sự phong phú đa dạng của động vật.
+ Đọc tài liệu về sự phong phú về số lượng cá thể, sự đa dạng về môi trường sống
để phân tích nguyên nhân tạo nên sự đa dạng, phong phú của sinh vật.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể
Thế giới động vật xung quanh chúng ta vô cùng  Người ta đã gặp những đàn châu
đa dạng, phong phú. chất bay di cư như những đám mây.
 Số lượng loài hiện nay 1,5 triệu loài.  Ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, mùa
 Trong mỗi loài có số lượng cá thể rất lớn. hạ thường thấy những đàn bướm
 Kích thước của các loài khác nhau. trắng hàng nghìn con bay dọc
đường rừng dài hàng trăm mét.
 Bên cạnh những động vật đơn bào
có kích thước hiển vi, còn có các
động vật rất lớn như trai tượng (vỏ
dài 1,4 m, nặng 250 kg), voi châu
Phi (nặng 4 tấn, cao 3 m), cá voi
Trang 1
xanh (nặng 150 tấn, dài 33 m).

2. Đa dạng về môi trường sống


Nhờ sự thích nghi cao với điều kiện sống, động
vật phân bố ở khắp các môi trường như: nước
mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên không
và ở ngay cả vùng cực băng giá quanh năm.

Nam cực chỉ toàn băng tuyết nhưng


chim cánh cụt vẫn sống và có tới 17
loài khác nhau.

Trang 2
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP


Ví dụ mẫu
Ví dụ 1 (Câu 1 – SGK trang 8): Hãy kể tên những động vật thường gặp ở địa phương
em? Chúng có đa dạng, phong phú không?
Hướng dẫn giải
Tùy theo địa phương, học sinh có thể kể tên các loài động vật thường gặp hằng ngày như:
 Động vật sống dưới nước: cá, tôm, cua, ốc,…
 Động vật sống trên cạn: gà, vịt, chó, mèo, dê, lợn, trâu, bò, voi, hổ, báo,…
 Động vật sống trên cây: sâu bọ, tắc kè,…
 Động vật sống bay lượn: các loài chim, bướm, chuồn chuồn,…
 Động vật sống trong đất: giun, dế,…
 Động vật sống trong bùn: lươn, chạch,…
Ví dụ 2 (Câu 2 - SGK trang 8): Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi đa dạng,
phong phú?
Hướng dẫn giải
Để giữ gìn thế giới động vật luôn đa dạng, phong phú chúng ta cần:

Trang 3
 Hiểu biết về đặc điểm sống, điều kiện sinh sản � tạo điều kiện sống thích hợp cho
động vật.
 Có kế hoạch đánh bắt, khai thác hợp lí, đảm bảo kết hợp khai thác với phục hồi.
 Bảo vệ, chăm sóc các loài động vật quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Ví dụ 3: Các loài động vật sống ở
A. dưới nước và trên cạn. B. dưới nước và trên không.
C. trên cạn và trên không. D. dưới nước, trên cạn và trên không.
Hướng dẫn giải
Động vật có 3 môi trường sống cơ bản là dưới nước, trên cạn và trên không.
Chọn D.
Ví dụ 4: Loài động vật nào sau đây sống ở trên cạn?
A. Hươu, vượn, báo gấm, sư tử, thỏ.
B. Mực, cá chình, bạch tuộc, cá nhà táng, ốc cánh.
C. Ngỗng trời, quạ, kền kền, bướm, ong.
D. Mực, cá chình, ngỗng trời, quạ, kền kền.
Hướng dẫn giải
Đáp án B, C và D sai vì mực, cá chình, bạch tuộc, cá nhà táng, ốc cánh sống dưới nước;
ngỗng trời, quạ, kền kền, bướm, ong sống trên không.
Chọn A.
Ví dụ 5: Những điểm nào cho thấy động vật rất đa dạng và phong phú? Động vật nước ta
có đa dạng, phong phú không? Tại sao?
Hướng dẫn giải
Động vật rất đa dạng và phong phú vì:
 Động vật có số lượng loài nhiều (khoảng 1,5 triệu loài).
 Mỗi loài có nhiều cá thể (bướm trắng ở rừng Quốc gia Cúc Phương có hàng nghìn
con).
 Động vật có môi trường sống đa dạng, phân bố khắp Trái đất.
 Động vật có lối sống và tập tính phong phú.
� Động vật nước ta vô cùng đa dạng và phong phú vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.

Ví dụ 6: Đặc điểm gì giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?

Trang 4
Hướng dẫn giải
Chim cánh cụt có bộ lông dày, xốp; lớp mỡ dưới da dày để giữ nhiệt nên chúng có thể
thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực.
III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài tập cơ bản
Câu 1: Tính đến nay, số lượng loài động vật đã được phát hiện là
A. khoảng 10 triệu loài. B. khoảng 1,5 triệu loài. C. khoảng
1,5 ngàn loài. D. khoảng 1,5 tỉ loài.
Câu 2: Chim cánh cụt thích nghi được với môi trường giá lạnh là nhờ
1. Cơ thể có lông rậm.
2. Cơ thể có lớp mỡ dày.
3. Hệ thần kinh phát triển.
4. Tụ tập thành đàn rúc vào nhau.
5. Đẻ nhiều trứng/lứa.
Phương án đúng là
A. 1,2, 3. B. 2, 3, 4. C. 2, 4, 5. D. 1,2, 4.
Câu 3: Thời gian ấp trứng của chim cánh cụt là
A. 65 ngày. B. 75 ngày. C. 85 ngày. D. 95 ngày.
Câu 4: Động vật có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất là vì
A. trong tự nhiên sinh ra đã có.
B. chúng có khả năng thích nghi cao với các môi trường sống khác nhau.
C. do con người tác động.
D. chúng có khả năng sống tự dưỡng.
Câu 5: Nơi nào trên Trái Đất động vật đa dạng, phong phú nhất?
A. Vùng nhiệt đới. B. Vùng ôn đới. C. Bắc Cực. D. Nam Cực.
Câu 6: Đặc điểm cơ bản nhất làm cho các loài động vật ở nước ta đa dạng và phong phú là
A. nước ta có địa hình phức tạp. B. nước ta có nhiều sông hồ.
C. nước ta có diện tích rộng. D. nước ta nằm ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm,
mưa nhiều.
Câu 7: Dưới đây là hình ảnh đàn bướm trắng hàng nghìn con bay dọc đường rừng dài
hàng trăm mét ở vườn Quốc gia Cúc Phương về mùa hạ.

Trang 5
Hình ảnh đàn bướm trắng ở trên thể hiện
A. sự đa dạng về môi trường sống. B. sự phong phú về số lượng cá thể.
C. sự phong phú về số lượng loài. D. sự đa dạng về số lượng quần thể.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về đa dạng và phong phú ở động vật?
A. Động vật có số lượng cá thể phong phú nhưng số loài ít.
B. Động vật đa dạng về loài.
C. Động vật đa dạng về loài và phong phú về số lượng.
D. Động vật phong phú về số lượng.
Câu 9: Sự đa dạng và phong phú của động vật được thể hiện ở:
1. đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể.
2. đa dạng và phong phú về nguồn gốc.
3. đa dạng về môi trường sống.
4. đa dạng về kích thước cơ thể.
5. Tác động to lớn tới thiên nhiên và đời sống con người.
Phương án đúng là
A. 1, 3, 5. B. 2, 3, 5. C. 3, 4, 5. D. 1, 3, 4.
Câu 10: Bảng sau gồm 2 cột: cột A nêu tên các loài, cột B nêu khối lượng trung bình của các loài đó.
Hãy nối cột A với cột B sao cho phù hợp?
Loài Trọng lượng cơ thể
1. Trai tượng a. nặng khoảng 4 tấn
2. Voi Châu Phi b. nặng khoảng 150 tấn
3. Cá voi xanh c. nặng 30 – 40 kg
4. Chim cánh cụt d. nặng khoảng 250 kg
Bài tập nâng cao
Câu 11: Theo thống kê của các nhà khoa học, động vật ở vùng nhiệt đới thường đa dạng
và phong phú hơn động vật ở vùng ôn đới và Nam Cực. Bằng hiểu biết của mình em hãy
giải thích hiện tượng trên?
Trang 6
Câu 12: Em hãy kể những công việc đã làm để tham gia bảo vệ sự đa dạng và phong phú
của động vật?
ĐÁP ÁN
Bài tập cơ bản
1-B 2-D 3-A 4-B 5-A 6-D 7-B 8-C 9-D
Câu 10: 1 – d, 2 – a, 3 – d, 4 – c.
Bài tập nâng cao
Câu 11: Động vật ở vùng nhiệt đới thường đa dạng và phong phú hơn động vật ở vùng ôn
đới và Nam Cực vì:
 Vùng nhiệt đới có nhiệt độ, khí hậu và đất đai rất thích hợp cho hệ thực vật phát triển
mạnh quanh năm.
 Hệ thực vật là nguồn thức ăn dồi dào, môi trường sống thuận lợi cho động vật cư trú, tồn
tại, sinh sản, phát triển đa dạng và phong phú hơn vùng ôn đới và Nam Cực.
Câu 12: Để tham gia bảo vệ sự đa dạng và phong phú của động vật, học sinh cần:
 Học tập nâng cao nhận thức, hiểu biết về các loài động vật như: đặc điểm sống, sinh
trưởng, phát triển, điều kiện sinh sản,… để góp phần vào bảo vệ, khai thác, nuôi dưỡng,
chăm sóc các loài động vật, đặc biệt đối với các loài động vật quý hiếm, có nguy cơ bị
tuyệt chủng.
 Tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên tạo môi trường tốt cho động vật tồn tại
và phát triển.

BÀI 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT


ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT
Mục tiêu

Trang 7
 Kiến thức
+ Nêu được đặc điểm chung của động vật.
+ Phân tích được điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể động vật và cơ thể thực
vật.
 Kĩ năng
+ Quan sát, phân tích tranh hình về các biểu hiện đặc trưng của giới động vật và
thực vật.
+ Đọc tài liệu về các biểu hiện đặc trưng của giới động vật và thực vật để hoàn
thành bảng so sánh động vật với thực vật.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Đặc điểm chung của động vật. Phân biệt động vật với thực vật
Động vật phân biệt với thực vật ở các đặc điểm chủ
yếu sau:
 Dị dưỡng.
 Có khả năng di chuyển.
 Có hệ thần kinh và các giác quan.
Hình 1. Các biểu hiện đặc trưng của
 Tế bào không có thành xenlulôzơ.
giới Động vật và Thực vật
A. Củ khoai tây.
B. Chuột ăn củ khoai tây.
C. Mèo ăn chuột.
Bảng 1. So sánh động vật với thực vật
Thành Chất hữu Hệ thần
Đặc Cấu tạo từ Lớn lên và Khả năng
xenlulôzơ cơ nuôi cơ kinh và
điểm tế bào sinh sản di chuyển
của tế bào thể giác quan

Trang 8
Không

Không

Không

Sử dụng chất hữu cơ có sẵn

Không

Không

Tự tổng hợp được


Đối
tượng

Động
� � � � � �
vật
Thực
� � � � � �
vật
2. Sơ lược phân chia giới Động vật
Có 8 ngành động vật được phân chia thành:
 Động vật không xương sống: 7 ngành (Động vật nguyên sinh; Ruột khoang; các ngành
giun: Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt; Thân mềm; Chân khớp).
 Động vật có xương sống: 1 ngành có 5 lớp: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú).
3. Vai trò của động vật
 Lợi ích:
+ Cung cấp nguyên liệu cho con người: thực phẩm, lông,
da,…
+ Dùng làm thí nghiệm: học tập, nghiên cứu khoa học,
thử nghiệm thuốc.
+ Hỗ trợ cho con người: lao động, giải trí, thể thao, bảo
vệ an ninh,…
 Tác hại:  Vật chủ trung gian truyền

+ Truyền bệnh, gây bệnh, gây độc, kí sinh hút chất dinh bệnh: ruồi, nhặng, muỗi

dưỡng, phá hoại mùa màng,… vằn, muỗi Anôphen, ốc,…

Bảng 2. Động vật với đời sống con người  Gây độc: bọ cạp, côn trùng,
TT Tên động vật đại diện nhện, rắn độc,…
Các mặt lợi, hại  Kí sinh hút chất dinh
1 Cung cấp nguyên liệu
dưỡng: giun, sán, muỗi, vắt,
Trang 9
+ Thực phẩm Trâu, bò, lợn, gà, chim, …
cá, thú,…  Phá hoại mùa màng: côn
+ Lông Vịt, cừu,…
trùng, sâu hại, châu chấu,
+ Da Trâu, bò, cá sấu, cừu,
chuột,…
rắn,…
Dùng làm thí nghiệm
cho:
2 + Học tập, nghiên cứu Chó, thỏ, ếch, chuột, cá,
khoa học giun,…
+ Thử nghiệm thuốc Chuột bạch, chó, khỉ,…
Hỗ trợ con người
trong:
+ Lao động Trâu, bò, voi,…
+ Giải trí Cá heo, khỉ, vẹt, voi, sáo,
3

+ Thể thao Ngựa, trâu chọi, gà chọi,

+ Bảo vệ an ninh Chó, chim bồ câu,…
Truyền bệnh sang Ruồi, muỗi, rận, rệp, ốc,
4
người: …

Trang 10
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP


Ví dụ mẫu
Ví dụ 1 (Câu 1 - SGK trang 12): Nêu các đặc điểm chung của động vật?
Hướng dẫn giải
Đa số động vật đều có khả năng di chuyển, sống dị dưỡng, có hệ thần kinh và giác quan.
Ví dụ 2 (Câu 2 - SGK trang 12): Kể tên động vật gặp ở xung quanh nơi em ở và chỉ rõ
nơi cư trú của chúng?
Hướng dẫn giải
Những động vật gặp ở xung quanh nơi em ở và nơi cư trú của chúng là
 Trong nhà có: ruồi, muỗi, thạch sùng, nhện, gián, chó, mèo,...
 Ngoài vườn có: sâu bọ, ong, bướm, chim,...
 Trong ao hồ có: cá, cua, tôm, tép, ốc,...
 Trong chuồng trại có: trâu, bò, lợn, gà, vịt,...
Ví dụ 3 (Câu 3 - SGK trang 12): Ý nghĩa của động vật với đời sống con người?
Hướng dẫn giải
Động vật có ý nghĩa đối với đời sống con người:
 Lợi ích:
+ Cung cấp nguyên liệu cho con người: thực phẩm, lông, da,...
+ Dùng làm thí nghiệm: học tập, nghiên cứu khoa học, thử nghiệm thuốc.

Trang 11
+ Hỗ trợ cho con người: lao động, giải trí, thể thao, bảo vệ an ninh,...
 Tác hại:
+ Truyền bệnh, gây bệnh, gây độc, kí sinh hút chất dinh dưỡng, phá hoại mùa màng,...
Ví dụ 4: Điểm giống nhau giữa động vật và thực vật là
A. có khả năng tự dưỡng. B. cơ thể có cấu tạo từ tế bào.
C. tế bào có màng xenlulôzơ. D. có khả năng di chuyển.
Hướng dẫn giải
 Đáp án A và C sai vì ở động vật tế bào không có màng xenlulôzơ và không có khả năng
tự dưỡng.
 Đáp án D sai vì thực vật không có khả năng di chuyển.
Chọn B.
Ví dụ 5: Đặc điểm nào sau đây không có ở động vật?
A. Có khả năng tự sản xuất chất hữu cơ.
B. Có giác quan.
C. Có cơ quan vận động.
D. Có hệ thần kinh.
Hướng dẫn giải
Đáp án B, C và D sai vì động vật có giác quan, cơ quan vận động và hệ thần kinh.
Chọn A.
Ví dụ 6: Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt được ngành Động vật không xương sống và
Động vật có xương sống?
Hướng dẫn giải
 Động vật không xương sống có tổ chức cơ thể còn đơn giản và chưa có xương đốt sống.
 Động vật có xương sống có tổ chức cơ thể phân hóa thành xương đốt sống.
III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài tập cơ bản
Câu 1: Động vật khác thực vật ở những đặc điểm nào sau đây?
1. Sống cả dưới nước và trên cạn.
2. Tế bào không có thành xenlulôzơ.
3. Dinh dưỡng dị dưỡng.

Trang 12
4. Có khả tự tổng hợp chất hữu cơ.
5. Có cơ quan di chuyển, hệ thần kinh và giác quan.
Phương án trả lời đúng là
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 3, 4, 5. D. 2, 3, 5.
Câu 2: Động vật không xương sống có các ngành Giun là
A. Giun tròn và Giun đốt. B. Giun dẹp và Giun tròn.
C. Giun tròn, Giun dẹp và Giun đốt. D. Giun dẹp và Giun đốt.
Câu 3: Vai trò của động vật đối với con người là
1. có khả năng tự sản xuất chất hữu cơ cho con người.
2. cung cấp nguyên liệu.
3. hỗ trợ cho người trong lao động.
4. hỗ trợ cho người trong giải trí, thể thao, bảo vệ an ninh.
5. dùng làm thí nghiệm.
Phương án trả lời đúng là
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 3, 5. C. 1, 3, 4, 5. D. 2, 3, 4, 5.
Câu 4: Ngành Động vật có xương sống có bao nhiêu lớp?
A. 4 lớp. B. 5 lớp. C. 6 lớp. D. 7 lớp.
Câu 5: Động vật được chia thành
A. 4 ngành. B. 6 ngành. C. 8 ngành. D. 10 ngành.
Câu 6: Loài động vật nào sau đây sống dưới nước?
A. Hà mã. B. Cừu C. Sư tử. D. Voi.
Câu 7: Loài động vật được các nhà khoa học dùng làm thử nghiệm thuốc là
A. gián. B. chuột bạch. C. chim bồ câu. D. cá heo.
Câu 8: Vật chủ trung gian truyền bệnh gồm các loài
A. ruồi, nhặng, muỗi vằn, muỗi Anôphen, ốc. C. bọ cạp, côn trùng, nhện, rắn độc.
B. vi rút, vi khuẩn. D. côn trùng, sâu hại, châu chấu.
Câu 9: Ngành nào sau đây có số lượng loài lớn nhất trong giới động vật?
A. Ngành Ruột khoang. B. Ngành Giun tròn. C. Ngành Thân mềm.
D. Ngành Chân khớp.
Câu 10: Em hãy đánh dấu “ �” vào các ô đúng ở bảng dưới đây?
Đặc điểm Động Thực

Trang 13
vật vật
Có khả năng di chuyển
Có khả năng tự dưỡng
Dị dưỡng
Có khả năng tự vệ và tấn
công
Thành tế bào có xenlulôzơ
Cần ánh sáng mặt trời để
sống
Câu 11: Động vật có khả năng gây hại cho người như thế nào?
Câu 12: Em hãy kể tên các động vật thường gặp hằng ngày?
Bài tập nâng cao
Câu 13: Làm thế nào để có thể bảo vệ được sự đa dạng của động vật?
Câu 14: Theo em nếu không có động vật thì điều gì sẽ xảy ra?
Câu 15: Động vật có gây hại cho người không? Em hãy kể tên một số loài động vật gây
hại mà em đã gặp?

Trang 14
ĐÁP ÁN
Bài tập cơ bản
1-D 2-C 3-D 4-B 5-C 6-A 7-B 8-A 9-D
Câu 10:
Đặc điểm Động Thực
vật vật
Có khả năng di chuyển �
Có khả năng tự dưỡng �
Dị dưỡng �
Có khả năng tự vệ và tấn �

công
Thành tế bào có xenlulôzơ �
Cần ánh sáng mặt trời để �

sống
Câu 11: Bên cạnh những lợi ích to lớn động vật mang lại thì một số động vạt cũng gây hại
cho con người:
 Là vật chủ trung gian truyền bệnh: ruồi, nhặng, muỗi vằn, muỗi Anôphen, ốc,…
 Là vật gây bệnh: virut, vi khuẩn,…
 Là sinh vật gây độc: bọ cạp, côn trùng, nhện, rắn độc,…
 Là sinh vật kí sinh hút chất dinh dưỡng: giun, sán, muỗi, vắt,…
 Là sinh vật phá hoại mùa màng: côn trùng, sâu hại, châu chấu, chuột,…
Câu 12: Các động vật thường gặp hàng ngày:
 Sống dưới nước: cá, tôm, cua, mực, ốc,…
 Sống trên cạn: gà, vịt, chó, mèo, dê, lợn, trâu, bò, voi, hổ, báo,…
 Sống trên cây: sâu bọ, tắc kè,…
 Sống bay lượn: các loài chim, bướm, chuồn chuồn,…
 Sống trong đất: giun, dế,…
 Sống trong bùn: lươn, chạch,…
Bài tập nâng cao
Câu 13: Để có thể bảo vệ được sự đa dạng của động vật, chúng ta cần phải:
 Bảo vệ nơi sống, nơi sinh sản và nguồn thức ăn cho động vật.
 Không khai thác rừng một cách bừa bãi.

Trang 15
 Không gây ô nhiễm môi trường.
 Cấm săn bắt, tàng trữ, buôn bán động vật hoang dã.
 Có chính sách bảo vệ những loài động vật quý hiếm đặc biệt những loài đang có nguy cơ
tuyệt chủng.
 Bảo vệ đa dạng sinh học, quy hoạch các vườn quốc gia,…
Câu 14: Nếu không có động vật thì cân bằng sự sống trên Trái Đất sẽ bị phá vỡ:
 Thế giới thực vật dần dần sẽ bị hủy diệt:
+ Thực vật thụ phấn nhờ sâu bọ sẽ không sinh sản và phát triển được vì chúng thụ phấn
nhờ vào động vật.
+ Thực vật không phát tán được tạo nên mật độ cá thể dày đặc cạnh tranh nhau � thiếu
ánh sáng, chất dinh dưỡng � bị thoái hóa và chết.
+ Các chất hữu cơ không được phân giải để làm thức ăn cho thực vật � thực vật thiếu
dinh dưỡng � thực vật chết dần.
 Con người cũng không tồn tại được nếu không có động vật bởi vì con người lấy thức ăn
từ thực vật và động vật.
Câu 15:
 Mặc dù động vật có vai trò to lớn đối với thiên nhiên và đời sống con người, tuy nhiên
động vật cũng có nhiều loài gây hại cho con người:
+ Là vật trung gian truyền bệnh: ốc, muỗi Anôphen, ruồi, nhặng, gián,…
+ Kí sinh, hút chất dinh dưỡng: giun, sán, muỗi, vắt,…
+ Gây bệnh: vi rút, vi khuẩn gây bệnh,…
+ Gây độc: rắn, côn trùng, nhện, bò cạp,…
+ Phá hoại mùa màng: cào cào, châu chấu, sâu bọ, chuột,…
 Một số loài động vật gây hại thường gặp: ruồi, muỗi, ốc, giun, chuột, rắn, côn trùng có
hại, sâu bọ, châu chấu.

BÀI 3: TRÙNG ROI


Mục tiêu
 Kiến thức

Trang 16
+ Trình bày được cách dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi.
+ Mô tả được đặc điểm cấu tạo của tập đoàn trùng roi.
+ Phân tích được mối liên hệ giữa động vật đơn bào với động vật đa bào qua đại
diện là tập đoàn trùng roi.
 Kĩ năng
+ Quan sát, phân tích tranh hình về cấu tạo cơ thể trùng roi; các bước sinh sản phân
đôi của trùng roi, tập đoàn trùng roi.
+ Đọc tài liệu về đặc điểm của trùng roi để lập bảng so sánh trùng roi và thực vật.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Trùng roi xanh
 Dinh dưỡng:
+ Tự dưỡng và dị dưỡng. Tự dưỡng là chủ yếu (trùng roi luôn hướng về phía có ánh
sáng).
+ Hô hấp nhờ trao đổi khí qua màng tế bào.
+ Bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp.
 Tự dưỡng: ở nơi có ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật (do có chất diệp
lục).
 Dị dưỡng: ở chỗ tối lâu ngày, trùng roi mất dần màu xanh.
 Chúng vẫn sống được dựa vào đồng hóa các chất hòa tan do các sinh vật khác chết phân
hủy ra.
 Sinh sản: hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi (theo chiều dọc).

Hình 1. Cấu tạo cơ thể trùng roi


1. Roi; 2. Điểm mắt; 3. Không bào co bóp;
4. Màng cơ thể; 5. Hạt diệp lục;
Trang 17
6. Hạt dự trữ; 7. Nhân.

Hình 2. Các bước sinh sản phân đôi ở trùng roi


2. Tập đoàn trùng roi (tập đoàn Vôn vốc)
Ở ao và giếng nước đôi khi gặp các tập đoàn trùng roi hình cầu, màu xanh lá cây, đường
kính khoảng 1 mm, bơi lơ lửng, xoay tròn.
 Gồm nhiều tế bào có roi, liên kết với nhau tạo thành.
 Phản ánh mối quan hệ giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.

Hình 3. Tập đoàn trùng roi


SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP


Ví dụ mẫu
Ví dụ 1 (Câu 1 - SGK trang 19): Có thể gặp trùng roi ở đâu?

Trang 18
Hướng dẫn giải
Có thể gặp trùng roi ở các môi trường sau:
+ Ao, hồ, đầm, ruộng,... có váng nổi màu xanh.
+ Bình nuôi cấy động vật nguyên sinh ở phòng thí nghiệm.
Ví dụ 2 (Câu 2 - SGK trang 19): Trùng roi giống và khác với thực vật ở những điểm
nào?
Hướng dẫn giải
 Giống nhau:
+ Có cấu tạo từ tế bào.
+ Tế bào có chứa hạt diệp lục.
+ Có khả năng sống tự dưỡng.
 Khác nhau:
Đặc điểm Trùng roi Thực vật
Cấu tạo Đơn bào Đa bào
Dinh dưỡng Có khả năng sống tự dưỡng và dị Sống tự dưỡng
dưỡng
Di chuyển Di chuyển được Không di chuyển được
Môi trường sống Sống ở nước Có loài ở nước, có loài ở cạn
Ví dụ 3 (Câu 3 - SGK trang 19): Khi di chuyển, roi hoạt động như thế nào khiến cho cơ
thể trùng roi vừa tiến vừa xoay mình?
Hướng dẫn giải
Khi di chuyển, đầu tự do của roi vẽ thành vòng tròn và xoáy vào trong nước như một mũi
khoan, kéo theo cơ thể phía sau của trùng roi vừa tiến vừa xoay.
Ví dụ 4: Trùng roi xanh hô hấp bằng cách trao đổi khí qua
A. màng tế bào. B. không bào co bóp.
C. roi. D. diệp lục.
Hướng dẫn giải
 Đáp án B sai vì ở trùng roi xanh không bào co bóp làm nhiệm vụ bài tiết.
 Đáp án C sai vì roi của trùng roi xanh làm nhiệm vụ di chuyển.
 Đáp án D sai vì diệp lục là cơ quan tổng hợp chất hữu cơ của trùng roi xanh.
Chọn A.
Ví dụ 5: Bộ phận giúp trùng roi xanh bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu là
Trang 19
A. không bào tiêu hóa. B. không bào co bóp.
C. diệp lục. D. nhân tế bào.
Hướng dẫn giải
Ở trùng roi xanh, không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm bài tiết rồi thải ra
ngoài, góp phần điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể.
Chọn B.
Ví dụ 6: Tập đoàn trùng roi thường có dạng
A. hình trụ. B. hình cầu.
C. xoắn. D. sợi.
Hướng dẫn giải
Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi, liên kết với nhau tạo thành dạng hình cầu.
Chọn B.
Ví dụ 7: Trùng roi có thể có những tác hại nào đối với động vật và con người? Chúng ta
cần phải làm gì để phòng chống các tác hại đó?
Hướng dẫn giải
 Trùng roi có thể gây bệnh cho người và động vật.
 Chúng ta cần giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt để phòng chống các bệnh do trùng roi.
Ví dụ 8: Trong buổi thực hành quan sát động vật nguyên sinh, cô giáo cho An và Minh
xem video quan sát tập đoàn trùng roi. An cho rằng tập đoàn trùng roi là một cơ thể đa bào
vì nó có dạng hình cầu chứa rất nhiều tế bào. Minh không đồng ý với An và cho rằng đây
không phải là cơ thể đa bào? Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Hãy giải thích?
Hướng dẫn giải
Bạn Minh đúng vì tập đoàn trùng roi không được xem là cơ thể đa bào do đây là một
nhóm các tế bào tập hợp cùng nhau. Trong đó mỗi cơ thể trùng roi là một cơ thể độc lập.
III. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Bài tập cơ bản
Câu 1: Trùng roi có màu xanh là nhờ
A. màu sắc của điểm mắt. B. màu của môi trường phản ánh qua bề mặt
cơ thể.
C. màu sắc của diệp lục. D. các sắc tố trên màng cơ thể.
Câu 2: Trùng roi giống với thực vật ở đặc điểm nào sau đây?
Trang 20
A. Kí sinh. B. Tự dưỡng. C. Dị dưỡng. D. Hoại sinh.
Câu 3: Trùng roi khác với thực vật ở đặc điểm nào sau đây?
A. Có khả năng di chuyển. B. Có cấu tạo tế bào.
C. Có khả năng tự dưỡng. D. Sống ở nước.
Câu 4: Trùng roi di chuyển theo kiểu nào sau đây?
A. Thẳng tiến về phía trước. B. Vừa xoay vừa di chuyển theo chiều
ngang.
C. Vừa xoay vừa tiến về phía trước. D. Xoay tròn.
Câu 5: Hình thức sinh sản của trùng roi là
A. nảy chồi. B. phân đôi. C. tiếp hợp. D. bào tử.
Câu 6: Hình thức dinh dưỡng của trùng roi là
A. dị dưỡng. B. tự dưỡng. C. kí sinh. D. dị dưỡng và tự
dưỡng.
Câu 7: Quan sát hình và sắp xếp các bước quá trình phân đôi của trùng roi xanh theo đúng
trình tự?

(1) Màng tế bào bắt đầu tách đôi.


(2) Nhân và roi bắt đầu phân đôi.
(3) Chất nguyên sinh và các bào quan phân đôi.
(4) Tế bào tích lũy các chất và bắt đầu phân đôi.
(5) Hình thành hai tế bào con.
(6) Tế bào tiếp tục tách đôi.
Phương án đúng là
A. (2) � (4) � (3) � (1) � (5) � (6). B. (4) � (2) � (3) � (1) � (6) � (5).
C. (2) � (3) � (4) � (1) � (5) � (6). D. (4) � (1) � (3) � (2) � (6) � (5).
Câu 8: Bằng kiến thức đã học về cấu tạo cơ thể trùng roi em hãy điền chú thích cho hình
vẽ sau:

Trang 21
Câu 9: Tại sao trùng roi là cơ thể động vật nhưng có khả năng tự dưỡng giống với thực
vật?
Câu 10: Trùng roi có vai trò thực tiễn như thế nào đối với thiên nhiên và con người?
Bài tập nâng cao
Câu 11: Trùng roi xanh dinh dưỡng theo những hình thức nào? Giải thích vì sao trùng roi
xanh lại có thể dinh dưỡng theo những hình thức đó?
Câu 12: “Kết bào xác” là gì? Vì sao trùng roi và một số động vật đơn bào lại có hiện
tượng “kết bào xác"?

Trang 22
ĐÁP ÁN
Bài tập cơ bản
1-C 2-B 3-A 4-C 5-B 6-D 7-B
Câu 8: 1. Roi; 2. Điểm mắt; 3. Không bào co bóp; 4. Màng cơ thể; 5. Hạt diệp lục; 6. Hạt
dự trữ; 7. Nhân.
Câu 9: Trùng roi là cơ thể động vật nhưng có khả năng tự dưỡng giống với thực vật vì
trùng roi xanh có diệp lục nên có thể tự tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể (tự dưỡng).
Câu 10: Vai trò thực tiễn của trùng roi:
 Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.
 Là thức ăn của một số động vật nguyên sinh.
Bài tập nâng cao
Câu 11:
 Trùng roi xanh có 2 hình thức dinh dưỡng là: tự dưỡng và dị dưỡng.
 Trùng roi xanh có thể dinh dưỡng theo những hình thức đó vì:
+ Tự dưỡng: ở nơi có ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật. Cơ thể chúng có
các hạt diệp lục có khả năng hấp thu ánh sáng, nước, CO2 nên tự tổng hợp được chất hữu
cơ.
+ Dị dưỡng: nếu ở chỗ tối lâu ngày, trùng roi mất dần màu xanh. Chúng vẫn sống được
nhờ đồng hóa các chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy ra.
Câu 12:
 Kết bào xác là hiện tượng tế bào thoát bớt nước thừa, cơ thể thu nhỏ lại và hình thành vỏ
bọc cứng bao quanh cơ thể.
 Trùng roi và một số động vật đơn bào lại có hiện tượng “kết bảo xác” nhằm giúp chúng
chịu đựng được điều kiện môi trường khắc nghiệt như: nước bị cạn, đất khô hạn, nhiệt độ
thay đổi,…

BÀI 4: TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY


Mục tiêu
 Kiến thức
+ Phân biệt được đặc điểm cấu tạo và lối sống của trùng biến hình và trùng giày.
+ Trình bày được cách dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.
Trang 23
 Kĩ năng
+ Quan sát, phân tích tranh hình về cấu tạo cơ thể trùng biến hình, dinh dưỡng ở
trùng biến hình và trùng giày.
+ Đọc tài liệu về đặc điểm của trùng roi và trùng biến hình đê lập bảng so sánh cấu
tạo và lối sống của trùng biến hình và trùng giày.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Trùng biến hình
1.1. Cấu tạo và di chuyển
 Đơn bào có cấu tạo đơn giản nhất.
 Di chuyển và bắt mồi bằng chân giả.

Hình 1. Cấu tạo cơ thể trùng biến hình


1. Nhân; 2. Chất nguyên sinh;
3. Chân giả; 4. Không bào co bóp;
5. Không bào tiêu hóa.
1.2. Dinh dưỡng
 Trùng biến hình là loài dị dưỡng, chúng chủ động bắt mồi và tiêu hóa mồi.
 Thức ăn được tiêu hóa trong tế bào nhờ không bào tiêu hóa gọi là tiêu hóa nội bào.
+ Khi một chân giả tiếp cận mồi, lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.
+ Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.
+ Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa.

Hình 2. Trùng biến hình bắt mồi và tiêu hóa

Trang 24
a. Mồi; b. Không bào co bóp;
c. Không bào tiêu hóa.
1.3. Sinh sản
Sinh sản vô tính theo hình thức phân đôi.
2. Trùng giày
2.1. Dinh dưỡng
Nhờ không bào tiêu hóa.
+ Thức ăn � miệng � hầu � không bào tiêu hóa � chất lỏng (nhờ enzim).
+ Chất cặn bã nhờ không bào co bóp qua lỗ thoát ra ngoài.

Hình 3. Dinh dưỡng ở trùng giày


1. Thức ăn được lông bơi cuốn vào miệng;
2. Miệng; 3. Không bào tiêu hóa ở đáy hầu;
4. Quỹ đạo di chuyển của không bào tiêu hóa;
5. Lỗ thoát thải bã; 6. Không bào co bóp;
7. Nhân lớn; 8. Nhân nhỏ.
2.2. Sinh sản
 Sinh sản vô tính theo hình thức phân đôi.
 Sinh sản hữu tính theo hình thức tiếp hợp.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

Trang 25
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1 (Câu 1 - SGK trang 22): Trùng biến hình sống ở đâu và di chuyển, bắt mồi, tiêu
hóa mồi như thế nào?
Hướng dẫn giải
 Trùng biến hình thường sống ở mặt bùn trong các ao tù hay các hồ nước lặng.
Đôi khi, chúng nổi lẫn vào lớp váng trên các mặt ao hồ.
 Trùng biến hình di chuyển nhờ hình thành chân giả.
 Bắt mồi bằng cách hình thành 2 chân giả bao lấy mồi, tạo không bào tiêu hóa.
 Mồi được tiêu hóa nhờ dịch tiêu hóa.
Ví dụ 2 (Câu 2 - SGK trang 22): Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và thải bã
như thế nào?
Hướng dẫn giải
 Trùng giày di chuyển trong nước nhờ hoạt động của lông bơi xếp thành dây trên cơ thể
rung động theo kiểu làn sóng.
 Trùng giày lấy thức ăn bằng cách lông bơi dồn thức ăn về lỗ miệng.
 Thức ăn được vo viên ở không bào tiêu hóa; nhờ dịch tiêu hóa, thức ăn biến đổi thành
chất dinh dưỡng ngấm vào chất nguyên sinh.
 Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát.
Ví dụ 3 (Câu 3 - SGK trang 22): Cơ thể trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến
hình như thế nào?

Trang 26
Hướng dẫn giải
 Trùng biến hình có cấu tạo đơn giản, cơ thể chỉ gồm một khối chất nguyên sinh lỏng và
nhân.
 Trùng giày là một tế bào phân hóa thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận thực hiện một chức
năng khác nhau: di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản,… phức tạp hơn trùng biến hình.
 Trùng giày có nhân lớn, nhân nhỏ, không bào co bóp, miệng, hầu,...
Ví dụ 4: Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là
A. tự dưỡng. B. dị dưỡng.
C. tự dưỡng và dị dưỡng. D. cộng sinh.
Hướng dẫn giải
 Đáp án A và C sai vì trùng biến hình không có diệp lục nên không có khả năng tự dưỡng.
 Đáp án D sai vì trùng biến hình sống tự do không cộng sinh với các loài sinh vật khác.
Chọn B.
Ví dụ 5: Trùng giày sinh sản theo hình thức
A. phân đôi theo chiều dọc.
B. phân đôi theo chiều ngang.
C. tiếp hợp.
D. phân đôi theo chiều ngang và tiếp hợp.
Hướng dẫn giải
 Đáp án A sai vì trùng giày sinh sản theo hình thức phân đôi theo chiều ngang.
 Đáp án B và C chưa đủ vì trùng giày có hai hình thức sinh sản là phân đôi theo chiều
ngang và tiếp hợp.
Chọn D.
Ví dụ 6: Nêu những điểm khác nhau về quá trình tiêu hóa ở trùng giày và trùng biến hình?
Hướng dẫn giải
Trùng biến hình Trùng giày
Cách Khi chạm thức ăn hình thành hai chân Thức ăn được lông bơi dồn về lỗ
lấy thức giả bao lấy mồi. miệng và hầu.
ăn
Quá Thức ăn được tiêu hóa trong tế bào nhờ Thức ăn � miệng � hầu � không
trình không bào tiêu hóa gọi là tiêu hóa nội bào tiêu hoá � biến đổi nhờ enzim

Trang 27
tiêu hóa bào. tiêu hóa � ngấm vào chất nguyên
sinh.
Cách Chất thải được tập trung đến không bào Chất thải được đưa đến không bào co
thải bã co bóp � thải ra ngoài ở mọi nơi. bóp � lỗ thoát ra ngoài.

III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Bài tập cơ bản
Câu 1: Lông bơi của trùng giày có vai trò
A. di chuyển và tấn công con mồi. B. dồn thức ăn về lỗ miệng.
C. di chuyển và dồn thức ăn về lỗ miệng. D. di chuyển và bài tiết.
Câu 2: Ở trùng giày chất bã được thải ra ngoài qua
A. bất cứ vị trí nào trên cơ thể. B. lỗ thoát ở thành cơ thể.
C. không bào co bóp. D. không bào tiêu hóa.
Câu 3: Hình dạng cơ thể trùng biến hình có dạng
A. hình dạng không cố định, thường biến đổi. B. hình cầu.
C. hình thoi. D. hình đế giày.
Câu 4: Trùng biến hình di chuyển nhờ vào
A. các lông bơi. B. roi dài. C. chân giả. D. không bào co bóp.
Câu 5: Trùng biến hình di chuyển theo kiểu nào sau đây?
A. Xoay tròn. B. Thẳng tiến về phía trước.
C. Vừa xoay vừa di chuyển theo chiều ngang. D. Vừa xoay vừa tiến về phía trước.
Câu 6: Môi trường sống của trùng biến hình là
A. mặt bùn trong các ao tù hay các hồ nước lặng. B. trên cơ thể thực vật và động vật.
C. trên cơ thể người. D. trong không khí.
Câu 7: Hình thức dinh dưỡng của trùng giày là
A. tự dưỡng. B. dị dưỡng.
C. tự dưỡng và dị dưỡng. D. cộng sinh.
Câu 8: Hình thức sinh sản tiếp hợp có ở
A. trùng giày. B. trùng biến hình
C. trùng roi xanh. D. trùng biến hình và trùng roi xanh.
Câu 9: Trùng giày tiêu hóa thức ăn nhờ vào

Trang 28
A. chất tế bào. B. men tiêu hóa. C. dịch tiêu hóa. D. enzim tiêu hóa.
Câu 10: Hãy nêu những điểm khác nhau của nhân trùng giày và trùng biến hình?
Bài tập nâng cao
Câu 11: Em hãy chỉ ra điểm khác biệt chính trong sinh sản nhân đôi ở trùng giày, trùng roi
xanh và trùng biến hình?
Câu 12: Những đặc điểm nào thể hiện trùng giày có cấu tạo cơ thể phức tạp hơn trùng
biến hình?

Trang 29
ĐÁP ÁN
Bài tập cơ bản
1-C 2-D 3-A 4-C 5-B 6-A 7-B 8-A 9-D
Câu 10:
Trùng biến hình Trùng giày
Số lượng Đa số có 1 nhân. Có 2 nhân trở lên, thường gồm 1 nhân lớn và 1 nhân
bé.
Hình Nhân thường có hình Nhân lớn thường có hình hạt đậu hoặc hình móng
dạng cầu ngựa, hoặc hình chuỗi.
Bài tập nâng cao
Câu 11: Điểm khác biệt chính trong sinh sản nhân đôi ở trùng giày, trùng roi xanh và
trùng biến hình là:
 Trùng giày phân đôi theo chiều ngang.
 Trùng roi xanh phân đôi theo chiều dọc.
 Trùng biến hình phân đôi theo chiều bất kì.
Câu 12: Những đặc điểm thể hiện trùng giày có cấu tạo cơ thể phức tạp hơn trùng biến
hình là:
 Cơ thể trùng giày đã có sự phân hóa thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đảm nhận một
chức năng nhất định.
 Có nhân lớn, nhân nhỏ, không bào co bóp, miệng, hầu,...
 Có lông bơi để lấy thức ăn và di chuyển.

Trang 30

You might also like