You are on page 1of 3

Bµi tËp Ho¸ häc 12- NguyÔn Kh¸nh Ly - GV trêng THPT Nho Quan A

ÔN TẬP CHƯƠNG 3: AMIN- AMINO AXIT- PEPTIT- PROTEIN


I. AMIN
Câu 1: Công thức cấu tạo của etyl amin là:
A. CH3NH2. B. CH3NHCH3. C. CH3CH2NH2. D. C6H5NH2.
Câu 2: Công thức cấu tạo của phenyl amin (anilin) là:
A. CH3NH2. B. CH3NHCH3. C. CH3CH2NH2. D. C6H5NH2.
Câu 3: Amin có cấu tạo CH3CH2NHCH3 có tên là
A. etanmetanamin. B. propanamin.
C. etylmetylamin. D. propylamin.
Câu 4: Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là
A. metylamin. B. anilin. C. etylamin. D. đimetylamin.
Câu 5: Công thức phân tử của amin no, đơn chức mạch hở là:
A. CnH2n+1N. B. CnH2n+3N. C. CnH2n+4N2. D. CnH2n+2N.
Câu 6: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba?
A. C2H5–NH2. B. (CH3)3N. C. CH3–NH–CH3. D. CH3–NH2.
Câu 7: Số đồng phân cấu tạo của amin C3H9N là:
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 8: Ứng với công thức C7H9N có số đồng phân amin bậc 1 là:
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 9: A là amin bậc 3 có công thức phân tử C5H13N. Số công thức cấu tạo có thể có của A là:
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu 10: Cho các chất sau : (1) metyl amin, (2) phenyl amin, (3) amoniac, (4) natri hiđroxit, (5) đimetyl amin.
Dãy nào sau đây sắp xếp theo chiều tính bazơ tăng dần:
A. (2), (3), (1), (5), (4). B. (5), (1), (3), (2), (4). C. (2), (1), (5), (3), (4). D. (4), (1), (5), (2), (3).
Câu 11: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?
A. axit axetic. B. Metylamin. C. Anilin. D. Glucozơ.
Câu 12: Chất nào sau đây Phản ứng với dung dịch brom tạo kết tủa trắng?
A. glucozơ. B. etyl fomat. C. trimetyl amin. D. phenyl amin.
Câu 13: Metyl amin không phản ứng với dung dịch:
A. CH3COOH. B. NaOH C. HCl. D. H2SO4.
Câu 14: Anilin không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch Br2. C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch H2SO4.
Câu 15: Chất nào sau đây không tác dụng với NaOH trong dung dịch?
A. Pheylamoni clorua. B. Đimetyl amin. C. Metyl fomat. D. Axit fomic.
Câu 16: Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một
số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Xút. B. Soda. C. Nước vôi trong. D. Giấm ăn.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn a mol amin no đơn chức thu được 5,6 l CO2 và 7,2g H2O. Giá trị của a là:
A. 0,05. B. 0,1. C. 0,07. D. 0,2.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O 2, thu được 1,12 lít N2, 8,96 lít CO2 (các khí đo ở đktc)
và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H9N. B. C4H11N. C. C4H9N. D. C3H7N.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn một amin X no, đơn chức thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol là 2 : 3. Tên gọi
của X là:

“Kh«ng cã tµi s¶n nµo quý b»ng trÝ th«ng minh, kh«ng cã hµo quang nµo lín
h¬n häc vÊn vµ sù hiÓu biÕt ”
Bµi tËp Ho¸ häc 12- NguyÔn Kh¸nh Ly - GV trêng THPT Nho Quan A
A. metyl amin B. etyl amin C. etyl metyl amin D. trietyl amin
Câu 10: Đốt cháy amin X với không khí (N2 và O2 với tỉ lệ mol 4:1) vừa đủ, sau phản ứng thu được 17,6
gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Khối lượng amin đem đốt cháy là
A. 10,5. B. 8,5. C. 8,0. D. 9,0.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm metylamin, đimetylamin và trimetylamin cần dùng 0,78 mol
O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng m gam.
Biết độ tan của nitơ đơn chất trong H2O là không đáng kể. Giá trị m là
A. 34,08. B. 31,44. C. 37,60. D. 35,84.
Câu 22: Cho 15 gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,75M, thu
được dung dịch chứa 23,76 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 320. B. 720. C. 480. D. 240.
Câu 23: Cho 10,75 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 19,875
gam muối. Số nguyên tử H trong phân tử X là
A. 7. B. 11. C. 5. D. 9.
Câu 24: Cho 15 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 22,5 gam muối. Số đồng
phân cấu tạo của X là
A. 4. B. 7. C. 8. D. 5.
Câu 25: Cho 3,48 gam amin đơn chức, bậc hai X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 4,94 gam muối khan. Số công thức cấu tạo
ứng với công thức phân tử của X là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 26: Cho 19,4 gam hỗn hợp hai amin (no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết
với dung dịch HCl, thu được 34 gam muối. Công thức phân tử của hai amin là
A. C3H9N và C4H11N. B. C3H7N và C4H9N. C. CH5N và C2H7N. D. C2H7N và C3H9N.
Câu 27: Cho 1,8 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung
dịch HCl dư, thu được 3,26 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 1,8 gam X là A.
0,62 gam. B. 0,59 gam. C. 0,45 gam. D. 0,38 gam.
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 0,125 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ, thu được 0,625 mol hỗn hợp
Y gồm khí và hơi. Cho 6,9 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl phản ứng là
A. 0,1. B. 0,4. C. 0,2. D. 0,3.
Câu 29: Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và ankan Y, số mol X lớn hơn số mol Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,09
mol E cần dùng vừa đủ 0,67 mol O 2, thu được N2, CO2 và 0,54 mol H2O. Khối lượng của X trong 14,56 gam hỗn
hợp E là
A. 7,04 gam. B. 7,20 gam. C. 8,80 gam. D. 10,56 gam.
Câu 30: Hỗn hợp X gồm gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp nhau và hai hiđrocacbon mạch
hở, là chất khí ở điều kiện thường, có cùng số nguyên tử H trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X cần
dùng vừa đủ 19,656 lít O 2 (đktc), thu được H2O; 29,92 gam CO2 và 0,56 lít N2 (đktc). Phần trăm thể tích của amin
có phân tử khối lớn hơn trong Xlà
A. 8,0%. B. 12,0%. C. 16,0%. D. 24%.
Câu 31: Hỗn hợp E gồm hai amin X (C nHmN), Y (CnH2m-1N2) ( với n ≥ 2) và hai anken đồng đẳng kế tiếp. Đốt
cháy hoàn toàn 0,08 mol E thu được 0,3 mol N 2; 0,22 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong
hỗn hợp E là
A. 43,38%. B. 57,84%. C. 18,14%. D. 14,46%.
Câu 32 : Hỗn hợp E gồm ba chất X, Y và ancol propylic. X, Y là hai amin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng,
phân tử X, Y đều có hai nhóm NH2 và gốc hiđrocacbon không no, MX < MY. Đốt cháy hết 0,12 mol E cần dùng
vừa đủ 0,725 mol O2, thu được H2O, N2 và 0,46 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X có trong E là
A. 40,89%.       B. 30,90%.       C. 31,78%.       D. 36,44%.

“Kh«ng cã tµi s¶n nµo quý b»ng trÝ th«ng minh, kh«ng cã hµo quang nµo lín
h¬n häc vÊn vµ sù hiÓu biÕt ”
Bµi tËp Ho¸ häc 12- NguyÔn Kh¸nh Ly - GV trêng THPT Nho Quan A
Câu 33: Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và hiđrocacbon Y (số mol X lớn hơn số mol Y). Đốt cháy
hết 0,26 mol E cần dùng vừa đủ 2,51 mol O 2, thu được N2, CO2 và 1,94 mol H2O. Mặt khác, nếu cho 0,26
mol E tác dụng với dung dịch HCl dư thì lượng HCl phản ứng tối đa là 0,28 mol. Khối lượng của Y trong
0,26 mol E là
A. 10,32 gam. B. 10,00 gam. C. 12,00 gam. D. 10,55 gam

“Kh«ng cã tµi s¶n nµo quý b»ng trÝ th«ng minh, kh«ng cã hµo quang nµo lín
h¬n häc vÊn vµ sù hiÓu biÕt ”

You might also like