You are on page 1of 3

ĐỀ ÔN TẬP AMIN – AMINOAXIT

Thời gian: 45 phút (Ngày: 10/11/2021)


Giáo viên biên soạn: Thầy Hà Xuân Phong
Câu 1: Số amin có công thức phân tử C3H9N là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 2: Số đồng phân amin bậc 2 của có công thức phân tử C4H11N là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Ứng với công thức phân tử C2H7N có 2 đồng phân cấu tạo là amin.
B. Anilin có tính bazơ yếu hơn NH3.
C. Anilin là một amin bậc 2.
D. Phân tử khối của tất cả các amin no, mạch hở, đơn chức đều là số lẻ.
Câu 4: Chất nào sau đây không phản ứng với NaOH trong dung dịch?
A. Tristearin. B. Glyxin. C. Metylamin. D. Metyl fomat.
Câu 5: Chất X có công thức cấu tạo thu gọn: CH3-CH2-NH-CH3. Tên gốc - chức của X là
A. Etylmetylamin. B. N-metyletylamin. C. Metyletylamin. D. N-metyletanamin.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Glyxin có CTPT là C3H7O2N.
B. Anilin là một  – amino axit.
C. Alanin chứa 1 nhóm –NH2 và 2 nhóm –COOH.
D. Glyxin tác dụng với dung dịch NaOH tạo hợp chất có công thức phân tử là C2H4O2Na.
Câu 7: Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dd HCl và dd Na2SO4. B. dd NaOH và dd NH3.
C. dd KOH và dd HCl. D. dd KOH và CuO.
Câu 8: Sắp xếp các hợp chất sau theo thứ tự giảm dần tính bazơ: (1) C6H5NH2; (2) C2H5NH2; (3) (C6H5)2NH; (4)
(C2H5)2NH; (5) NaOH; (6) NH3
A. (5) >(4)> (2)>(6)>(1)>(3) B. (5)>(4)>(2)>(1)>(3)>(6)
C. (1)>(3)>(5)>(4)>(2)>(6) D. (5)>(4)>(6)>(2)>(1)>(3)
Câu 9: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?
A. Axit α-aminopropionic. B. Axit α,ε-điaminocaproic. C. Axit α-aminoglutaric. D. Axit aminoaxetic.
Câu 10: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH
(phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 11: Chất X có CTPT C4H9O2N là este của amino axit. Số CTCT phù hợp của X là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 12: A là đồng phân của alanin. Đun nóng A với dung dịch NaOH tạo muối natri của axit cacboxylic B và khí
C. Biết C làm xanh giấy quỳ ẩm và khi cháy tạo sản phẩm không làm đục nước vôi trong. Vậy B, C lần lượt là
A. axit acrylic, amoniac B. axit propionic, amoniac
C. axit acrylic, metylamin D. glyxin, ancol metylic
Câu 13: Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 ml nước cất.
Bước 2: Nhỏ tiếp vài giọt anilin vào ống nghiệm, sau đó nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống nghiệm.
Bước 3: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, dung dịch bị vẩn đục.
(b) Sau bước 2, giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh.
(c) Sau bước 3, dung dịch thu được trong suốt.
(d) Sau bước 3, trong dung dịch có chứa muối phenylamoni clorua tan tốt trong nước.
(e) Ở bước 3, nếu thay HCl bằng Br2 thì sẽ thấy xuất hiện kết tủa màu vàng.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 14: Hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ C2H7O3N và CH6N2O3 vào dd NaOH vừa đủ, đun nóng. Sau khi kết thúc
phản ứng thấy thoát ra khí X duy nhất có khả năng làm đổi màu quỳ tím ẩm và dd Y chứa các hợp chất vô cơ. Khí
X là:
A. CH3NH2 B. N2 C. NH3 D. C2H5NH2
Câu 15: A là muối có CTPT C2H8N2O3. A tác dụng với KOH tạo một bazơ hữu cơ và các chất vô cơ. Số CTCT
của A là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 16: Cho các phát biểu sau về amin:
(a) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.
(b) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối lượng phân tử.
(c) Alanin và anilin là chất lỏng ở điều kiện thường.
(d) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.
(e) Khi để lâu trong không khí anilin chuyển dần thành màu đen.
(f) Anilin hầu như không tan trong nước ở điều kiện thường nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl.
(g) Ta có thể dùng dung dịch brom để phân biệt anilin và phenol.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
Câu 17: Amin X no, đơn chức, mạch hở, bậc 2. Đốt cháy hoàn toàn 6,75 gam X cần vừa đủ 12,6 lit oxi (đktc). Số
công thức cấu tạo của X là
A. 5. B. 3. C. 1. D. 6.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở thu được 5,6 lit CO2 (đktc) và
7,2g H2O. Giá trị của a là
A. 4,5 B. 4,8 C. 5,2 D. 6,4
Câu 19: Cho 20 gam hỗn hợp X gồm 3 amin đơn chức tác dụng vừa đủ 320ml với dung dịch HCl 1M, rồi cô cạn
dung dịch thì thu được m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn 20 gam hỗn hợp X thì thu được V lít (đkc) khí
N2. Giá trị của m và V lần lượt là
A. 31,68 gam và 3,584 lít. B. 25,84gam và 7,168 lít. C. 31,68 gam và 7,168 lít. D. 25,84gam và 3,584 lít.
Câu 20: Hỗn hợp X chứa một anken và ba amin (no, đơn chức, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 4,55 gam X
cần dùng vừa đủ V lít khí O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,784 lít khí N2. Giá trị của V là
A. 6,72. B. 11,2. C. 8,96. D. 9,24.
Câu 21: Cho 29,8 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức kế tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl, làm khô dung dịch thu
được 51,7 gam muối khan. % khối lượng của amin nhỏ là
A. 50,2%. B. 60,4%. C. 73,4%. D. 46,5%..
Câu 22: X là hợp chất hữu cơ mạch hở chứa các nguyên tố C, H, N trong đó N chiếm 23,72%. X tác dụng với
dung dịch HCl theo tỉ lệ mol 1:1. X có số đồng phân là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 23: X là amin đơn chức bậc 2. Cho 10,95 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được
16,425 gam muối. Số công thức cấu tạo của X là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 24: Cho m gam hỗn hợp X chứa alanin và lysin tác dụng vừa đủ với 100ml dd HCl 1M, sau phản ứng thu
được 11,59g muối. Thành phần % khối lượng của lysin trong hỗn hợp X là
A. 55,16%. B. 22,47%. C. 30,45%. D. 66,37%.
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 9,167g một amino axit là đồng đẳng của glyxin thì thu được 7,209g H2O. CTPT của
amino axit là:
A. C2H5O2N B. C4H9O2N C. C3H5O2N D. C3H7O2N
Câu 26: X là một α – amino axit chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 15,1 g X tác dụng với HCl
dư thu được 18,75 g muối. Công thức cấu tạo của X là
A. C6H5CH(NH2)COOH. B. CH3CH(NH2)CH2COOH.
C. C3H7CH(NH2)COOH. D. H2N CH2COOH.
Câu 27: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X
cần dùng vừa đủ 0,54 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,38 mol). Cho lượng
X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là
A. 0,09. B. 0,08. C. 0,12. D. 0,10.
Câu 28: Cho 3,675 gam axit glutamic tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl được dung dịch X. Cho dung dịch X tác
dụng vừa hết với dung dịch NaOH được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được khối lượng muối là
A. 5,2575g B. 5,6875g C. 3,4375g D. 6,2375g
Câu 29: Hỗn hợp X gồm glyxin và lysin. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được
dung dịch Y chứa (m+22) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được
dung dịch Z chứa (m + 51,1) gam muối. Giá trị của m là
A. 112,2 g B. 103,4 g C. 123,8 g D. 171,0 g
Câu 30: Cho 21,15 gam HOOC-[CH2]2-CH(NH3Cl)COOC2H5 tác dụng với 400 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 41,75 gam B. 37,15 gam. C. 30,75 gam. D. 35,35 gam.

----------- HẾT ----------


BẢNG ĐÁP ÁN
1-C 2-A 3-C 4-C 5-A 6-D 7-C 8-A 9-C 10-C
11-A 12-A 13-B 14-A 15-B 16-A 17-C 18-C 19-A 20-D
21-B 22-C 23-A 24-A 25-B 26-A 27-D 28-D 29-B 30-D

You might also like