You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

ĐỀ TÀI
THẤT NGHIỆP Ở MỸ
TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19

Thực hiện: Nhóm 1 Anh 9 – Kinh tế đối ngoại – K59


Môn: Kinh tế vĩ mô
Lớp: KTE203.59.1
Giảng viên: PGS.TS Hoàng Xuân Bình
MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG
I. Lý do chọn đề tài 2
II. Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN 2: NỘI DUNG 4
I. Những vấn đề cơ bản về thất nghiệp 4
1. Khái niệm 4
2. Phân loại 4
3. T​ ác động của thất nghiệp ở Mỹ đối với các lĩnh vực 5
3.1. Tác động của thất nghiệp tới nền kinh tế của Mỹ 5
3.2. Tác động của thất nghiệp tới tình hình xã hội của Mỹ 5
II. Thất nghiệp ở Mỹ trong bối cảnh dịch Covid-19 6
1. Thực trạng thất nghiệp ở Mỹ từ đầu năm 2020 đến nay 6
2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng thất nghiệp ở Mỹ 8
3. Tác động của thất nghiệp ở Mỹ đối với các lĩnh vực: 10
3.1. Kinh tế của Mỹ 10
3.2. Chính trị - xã hội Mỹ 10
3.3 Kinh tế toàn cầu 11
4. Chính sách đối phó thất nghiệp của chính phủ Mỹ trong bối cảnh
dịch Covid-19 và đánh giá mức độ hiệu quả của các chính sách 13
4.1 Một số chính sách nhằm đối phó với thất nghiệp ở Mỹ 1​3
4.1.1 Tái mở cửa nền kinh tế Mỹ 1​3
4.1.2 Chính sách tài khóa 1​4
4.1.3 Chính sách tiền tệ 1​6
4.2 Đánh giá của các chuyên gia về mức độ hiệu quả của các chính sách 1​6
III. Một số nhận định của các chuyên gia về tình trạng thất nghiệp ở Mỹ 1​7
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 21

1
THẤT NGHIỆP Ở MỸ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG

I. Lý do chọn đề tài
1. Thất nghiệp không mới nhưng vẫn luôn là vấn đề nan giải.

Thất nghiệp là một vấn đề không mới. Thất nghiệp được coi là hiện tượng tất
yếu của nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, thất nghiệp vẫn luôn là vấn đề nan giải đối với các nước trên thế
giới. Thất nghiệp là một trong những vấn đề gây nhức nhối và được quan tâm
hàng đầu hiện nay. Bất kỳ quốc gia nào dù phát triển đến đâu cũng vẫn tồn tại
thất nghiệp, chỉ là vấn đề thất nghiệp ở mức thấp hay cao.
Tỷ lệ thất nghiệp tại 19 quốc gia thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu
(Eurozone) là 8.1% trong tháng 8/2020 (Eurostat, 2020). Còn tại Mỹ, tỷ lệ thất
nghiệp là 6.3% trong tháng 11/2020 (Dol.gov, 2020).

2. 2020 là năm quan trọng của nước Mỹ, diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
nhiệm kỳ 2021-2024.

Năm 2020 là năm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2021-2024.
Đây là sự kiện vô cùng lớn tại Mỹ, bởi tổng thống Mỹ có quyền hạn hành pháp
rất sâu rộng ở nước này. Nước Mỹ, giống như hầu hết các quốc gia trên thế
giới, đang phải vật lộn với đại dịch COVID-19 vốn tác động nghiêm trọng đến
nền kinh tế. Hy vọng phục hồi nền kinh tế lớn nhất thế giới đang được đặt vào
ông Joe Biden. Rất nhiều chính sách sẽ được thay đổi dưới thời Joe Biden, với
nỗ lực khôi phục lại vai trò lãnh đạo của Mỹ.

3. Mỹ là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về nhiều mặt
trong đại dịch COVID-19.

Mỹ ghi nhận 14.8 triệu ca mắc COVID-19, 282.000 ca tử vong (Almukhtar, S,


2020)​ cho đến thời điểm đầu tháng 12/2020, dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm
COVID-19. Mỹ tiếp tục ghi nhận những kỉ lục mới về số ca nhiễm mới trong

2
vòng 24 giờ là 210.000. Chính vì vậy, Mỹ là một trong những nước chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất từ đại dịch COVID-19.
Nền kinh tế Mỹ đã phải chịu sự sụt giảm nghiêm trọng nhất trong hơn một thập
kỷ trong quý đầu tiên của năm, khi nước này áp dụng các biện pháp phong tỏa
để làm chậm sự lây lan của virus Corona. Đại dịch COVID-19 đã chấm dứt giai
đoạn tăng trưởng kinh tế kéo dài nhất lịch sử nước Mỹ. Theo đánh giá công bố
ngày 17/7 của IMF, so với cùng kỳ quý II năm ngoái, kinh tế Mỹ đã sụt giảm
tới 37% ( Imf.org, 2020). và cả năm 2020 dự kiến giảm 6.6% vì đại dịch
COVID-19. Theo báo cáo của FED, tính cả quý II/2020, sản lượng công nghiêp̣
của Mỹ giảm 42.6%(Federalreserve.gov, 2020) so với cùng kỳ năm 2019. Theo
IMF, tác động của cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này thể hiện rõ nhất
qua tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức kỷ lục là
14.7%(Bls.gov, 2020) trong tháng 4, khi COVID-19 tác động đến nền kinh tế
Mỹ. Đây là tỷ lệ cao nhất và là mức tăng qua tháng lớn nhất trong lịch sử của
dữ liệu (có từ tháng 1 năm 1948).

4. Mỹ là cường quốc kinh tế thế giới, một trong những thị trường xuất khẩu
lớn nhất của Việt Nam.

Mỹ là cường quốc kinh tế thế giới. Nền kinh tế Mỹ đứng thứ nhất toàn cầu với
tổng giá trị GDP 21.430 tỷ USD ( Commerce.gov, 2020), chiếm 23.6% toàn thế
giới năm 2019. Với nhiều chính sách được hoạch định, Mỹ đã duy trì được vị
thế là một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sản lượng lớn và có tầm ảnh
hưởng nhất trên thế giới. Với diện tích đất đai rộng lớn, các nguồn tài nguyên
giàu có, một lực lượng lao động có trình độ cao, kinh tế Mỹ có nhiều lợi thế
cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tháng
10/2020, Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn nhất Việt Nam, với kim
ngạch đạt 62.3 tỷ USD (Customs.gov.vn, 2020). Lý do là Việt Nam đang ngày
càng làm tốt hơn việc cải cách các thủ tục hành chính, cải tiến về kỹ thuật nâng
cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu.

3
II. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về những vấn đề cơ bản của thất nghiệp và tình trạng thất
nghiệp ở Mỹ trong bối cảnh dịch COVID-19, cụ thể từ đầu năm 2020 cho đến nay.

PHẦN 2: NỘI DUNG

I. Những vấn đề cơ bản về thất nghiệp


1. Khái niệm

Thất nghiệp là tình trạng một bộ phận của lực lượng lao động do những nguyên
nhân khác nhau dẫn đến chưa có việc làm.

2. Phân loại

2.1 Theo lý do thất nghiệp

- Mất việc: Nhân sự người bị cơ quan/doanh nghiệp cho thôi việc vì một lý do
nào đó và rơi vào tình trạng thất nghiệp.
- Bỏ việc: Người làm tự ý xin thôi việc vì 1 lí do nào đó.
- Mới gia nhập lực lượng lao động nhưng chưa có việc làm: Người mới gia nhập
lực lượng lao động.
- Tái gia nhập lực lượng lao động nhưng chưa có việc làm: Người đã rời khỏi lực
lượng lao động.

2.2 Theo tính chất thất nghiệp

- Thất nghiệp tự nguyện - Voluntary Unemployment


- Thất nghiệp không tự nguyện - Involuntary Unemployment

2.3 Theo nguồn gốc thất nghiệp

- Thất nghiệp tạm thời (do cọ xát): khi người lao động trong quá trình tìm việc
làm mới.
- Thất nghiệp cơ cấu: Khi thời gian, địa điểm và kỹ năng của người lao động cần
việc không phù hợp với thời gian, địa điểm và kỹ năng của công việc đang cần
lao động.
4
- Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: xảy ra khi tiền lương được ấn định không
bởi các lực lượng thị trường mà cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị
trường lao động. Làm cho cung lớn hơn cầu.
- Thất nghiệp chu kỳ: Tình trạng thất nghiệp ứng với từng giai đoạn của nền kinh
tế: kinh tế suy thoái hay kinh tế phát triển mở rộng.
(Hoàng Xuân Bình,2014)

3. Tác động của thất nghiệp ở Mỹ đối với các lĩnh vực

3.1.Tác động của thất nghiệp tới nền kinh tế của Mỹ

- Đối với quốc gia, thất nghiệp là sự phí phạm nguồn nhân lực, làm suy giảm nền
kinh tế và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về sản lượng do quá trình, quy
mô sản xuất sút kém. Qua những thực nghiệm về mối quan hệ giữa thất nghiệp
và sản lượng của nền kinh tế Mỹ, Arthur Okun đã tạo ra quy luật Okun: Nếu tỷ
lệ thất nghiệp tăng 1% thì GDP thực tế sẽ giảm 2.5%.
- Khi thất nghiệp ở mức cao, thu nhập của dân cư giảm sút, người thất nghiệp
không có thu nhập, thất nghiệp cắt đứt phương tiện sinh sống của họ và gia
đình => họ không có khả năng thanh toán các chi phí thường ngày.

3.2. Tác động của thất nghiệp tới tình hình xã hội của Mỹ

- Thất nghiệp gây ra những bất ổn, xáo trộn xã hội: bãi công, biểu tình => biến
động về chính trị.
- Nghiên cứu chỉ ra rằng gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng các tệ nạn xã
hội , tăng tỉ lệ tội phạm, tỉ lệ tự tử và làm suy giảm sức khỏe con người.

Tiến sĩ M.Harvey Brenner chuyên gia hàng đầu về đề tài này ước tính nếu tỷ lệ
thất nghiệp cư tăng 1% và kéo dài trong 6 năm sẽ dẫn đến 37.000 trường hợp
chết sớm ở Mỹ.

5
​ hất nghiệp ở Mỹ trong bối cảnh dịch Covid-19
II. T

1. Thực trạng thất nghiệp ở Mỹ từ đầu năm 2020 đến nay

Nguồn: Investing.com Website

Nguồn: The Employment Situation - November 2020 (U.S. Bureau of Labor


Statistics)
- Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng cao vào những tháng đầu năm 2020, nền
kinh tế Mỹ chạm "đáy" vào tháng 4/2020. Hơn 20 triệu người Mỹ đã
mất việc trong tháng đó, đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên mức cao nhất kể từ sau
cuộc Đại suy thoái với 14.7%. Tuy nhiên tỷ lệ này giảm dần và chỉ còn
6.7% vào tháng Tám.​1​(​Nguyen, L. 2020)

6
- Tỷ lệ thất nghiệp giảm trong những tháng gần đây dường như cho thấy
có nhiều công việc mới được tạo ra nhờ sự linh hoạt của thị trường và sự
năng động của nền kinh tế Mỹ. Chẳng hạn, thống kê cho thấy, số lượng
nhân viên du lịch đã giảm 10% kể từ tháng 4 năm nay, nhưng bù lại, số
việc làm tại các cửa hàng kinh doanh tổng hợp tăng 6% so với trước đại
dịch. (U.S. Bureau of Labor Statistics, (2020))
- Tuy việc làm đang trở lại nhưng nền kinh tế Mỹ vẫn chưa cho thấy
những dấu hiệu ổn định. Bất chấp 4 tháng liên tiếp giảm tỷ lệ thất
nghiệp, cho tới nay tổng số việc làm được khôi phục vẫn chưa bằng một
nửa trong số 22 triệu việc làm đã bị mất vì đại dịch COVID-19.
- Tính tới giữa tháng 8, hơn 29 triệu người Mỹ vẫn phải nhận trợ cấp thất
nghiệp, trong đó có cả những người lao động thời vụ và những người tự
kinh doanh vì không được tính vào số lao động hưởng lương hằng
tháng. (U.S. Bureau of Labor Statistics, (2020))
- Làn sóng thất nghiệp tập trung vào lĩnh vực khách sạn, giải trí, bán lẻ,
các dịch vụ xã hội và chăm sóc sức khỏe. Những đối tượng chịu tác
động của làn sóng này gồm phụ nữ, người lao động trẻ được đào tạo ở
trình độ thấp, người Mỹ gốc Tây Ban Nha và gốc Phi.
- Trong số các nhóm công nhân chính, tỷ lệ thất nghiệp ở phụ nữ trưởng
thành (6.1%) giảm trong tháng Mười một. Tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới
trưởng thành (6.7%), thanh thiếu niên (14.0%), người da trắng (5.9%),
người da đen (10.3%), người châu Á (6.7%) và người Tây Ban Nha
(8.4%) cho thấy ít hoặc không thay đổi. (Long, T. (2020))
- Trong số những người thất nghiệp, số người bị sa thải tạm thời là 2.8
triệu. Số người mất việc vĩnh viễn ở mức 3.7 triệu. (U.S. Bureau of
Labor Statistics, (2020))

2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng thất nghiệp ở Mỹ

- Theo thống kê, đại dịch đã cướp đi của nước Mỹ 22 triệu việc làm và
đẩy 29 triệu người Mỹ rơi vào hoàn cảnh phải sống dựa vào trợ cấp thất

7
nghiệp. Để xảy ra tình trạng thất nghiệp vô cùng nghiêm trọng này,
trước hết cần phải nói đến nhiều nguyên nhân khác nhau:
+ Đầu tiên phải kể đến những nguyên nhân chủ quan đến từ những chính
sách cũng như cách tiếp cận vô cùng sai lầm trong đại dịch của chính
quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngay khi đại dịch vừa bùng phát,
chính quyền Trump cũng như chính quyền các bang bị chỉ trích đã thờ ơ
và có những biện pháp đối phó chậm trễ với đại dịch do lo ngại các biện
pháp giãn cách xã hội có nguy cơ gây suy thoái nghiêm trọng cho nền
kinh tế. Tuy nhiên, ngay cả khi đại dịch chưa được kiểm soát, quyết
định mở cửa trở lại nền kinh tế của ông Trump cũng vấp phải chỉ trích
mạnh mẽ do lo ngại những đợt dịch lớn tiếp theo bùng phát. Mặc dù đây
có thể là quyết định đúng đắn trong tầm nhìn ngắn hạn khi ngay lập tức
đã tạo ra khoảng 1.2 triệu việc làm trong tháng 7 và kéo tỷ lệ thất nghiệp
của Mỹ xuống dưới (2 con số) chỉ còn 9.8%. Tuy nhiên, chính sách này
lại để lại những hậu quả vô cùng nặng nề với đời sống xã hội Mỹ khi số
ca nhiễm mới vẫn tiếp tục tăng nhanh.2
+ Về nguyên nhân khách quan: 3
● Đại đa số các quốc gia trên thế giới quyết định đóng cửa nền kinh
tế, thực thi các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt đã tạo ra sự đứt
gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến các doanh nghiệp Mỹ
cũng như trên thế giới lao đao do không thể tìm được nguồn cung
cho sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm. Lẽ tất nhiên,
sa thải lao động thừa là một việc làm cần thiết để tiết kiệm chi phí
trong đại dịch.

2
​Tuổi trẻ Online, (2020). Nhiều trường đại học Mỹ ghi nhận số ca COVID-19 tăng vọt sau khi mở
cửa lại. [online] Available at:
https://tuoitre.vn/nhieu-truong-dai-hoc-my-ghi-nhan-so-ca-covid-19-tang-vot-sau-khi-mo-cua-lai-202
00827144200679.htm?fbclid=IwAR0vHIZv7oMZai7OEpA3rdu1UkfheRwSDmbaFVznWMcWzo4t3
lc8PbQgs_0
3
​BBC News Tiếng Việt, (2020). Mỹ: Số ca nhiễm lên quá 2,5 triệu - Florida và Texas đảo ngược
quyết định mở cửa. [Online] Available at:
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53146466.amp?fbclid=IwAR2q6gk1r37iGB7QMugBp9WM
w3wTtTUw-y1ptj3VyRRxTKbSVRXY2Adscrc

8
● Cũng cần phải nói thêm, đợt khủng hoảng giá dầu vào tháng 6
cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự suy thoái của
nền kinh tế Mỹ, khi giá dầu xuống âm đã kéo theo giá trị đồng
Dollar giảm mạnh gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh xuất
nhập khẩu của hàng hoá Mỹ trên thị trường quốc tế.
3. Tác động của thất nghiệp đối với các lĩnh vực:

3.1 Kinh tế của Mỹ

- Theo số liệu của Chính phủ Mỹ, GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới
đã giảm 32.9% trong quý II/2020, ghi dấu quý tăng trưởng tồi tệ nhất
tính từ năm 1947.
- Nguyên nhân được cho là do chi tiêu tiêu dùng chiếm tới 70% nền kinh
tế Mỹ đã sụt giảm tới 34% trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến
phức tạp. Trước đó, kinh tế Mỹ đã giảm 5% trong quý I và chính thức
rơi vào suy thoái do COVID-19, khép lại giai đoạn tăng trưởng dài nhất
trong lịch sử nước Mỹ (11 năm).
- Bên cạnh việc sụt giảm tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh và tình
trạng thua lỗ tài chính của các doanh nghiệp nhỏ cũng là các tín hiệu
cảnh báo đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
- Do tác động của lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây
lan, các doanh nghiệp ở Mỹ đã cắt giảm 20.8 triệu việc làm trong tháng
4 và mới chỉ khôi phục khoảng 7.5 triệu việc làm trong hai tháng tiếp
đó, khi nhiều bang ở nước này bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế. Hiện
tại tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ mặc dù đã giảm từ mức kỷ lục trên 14% hồi
tháng 4, nhưng vẫn còn duy trì ở mức trên 10%, cao hơn gấp đôi so với
thời điểm trước khi chịu tác động của dịch bệnh.

3.2. Chính trị - xã hội Mỹ

- Thất nghiệp trong giai đoạn COVID-19 khiến 17 triệu lao động Mỹ nộp đơn
yêu cầu bảo hiểm thất nghiệp (tương đương tỷ lệ thất nghiệp 15%). Ngoài ra,
do số lượng đơn yêu cầu bảo hiểm thất nghiệp quá lớn, tình trạng lừa đảo bảo
hiểm thất nghiệp cũng gia tăng. Chính phủ Mỹ đã mất hàng triệu USD vào tay

9
những kẻ lừa đảo mạo danh lao động thất nghiệp trong giai đoạn dịch
COVID-19. (SafeWise, 2020)
- Trong giai đoạn dịch COVID-19 (cụ thể 4/2020), tỷ lệ trẻ em trong gia đình có
bố mẹ thất nghiệp ở Mỹ đã chạm mức cao kỷ lục. 21.7% trẻ em có ít nhất một
người bố hoặc mẹ thất nghiệp (mức cao nhất kể từ 1967). Việc không có thu
nhập hàng tháng đặt gánh nặng lên không chỉ các khoản chi tiêu của gia đình
mà cả sự phát triển của trẻ em trong các gia đình này. (The Lancet Public
Health, 2020)
Ngoài ra, theo số liệu của US Census Pulse Survey (7/2020), ở những người
mẹ thất nghiệp có con cái ghi nhận tỷ lệ cao ăn thức ăn thiếu dinh dưỡng
(24%), hủy hoặc trì hoãn các buổi trị liệu y khoa (47%) và lo âu (46%). Về lâu
dài, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con cái.
- Thất nghiệp trong giai đoạn COVID-19 đã châm ngòi cho 1 số cuộc biểu tình,
chủ yếu nhằm yêu cầu Quốc hội tiếp tục khoản trợ cấp thất nghiệp $600/tuần
nằm trong gói cứu trợ 2 tỷ $ của Quốc hội Mỹ hồi tháng 3, sau khi 2 Đảng Dân
chủ và Đảng Cộng hòa thất bại trong việc đi đến một kết luận chung về thời
hạn kéo dài khoản trợ cấp này. Các cuộc biểu tình tổ chức bởi các lao động thất
nghiệp diễn ra ở Louisiana, Chicago…

3.3 Kinh tế toàn cầu


- Sụt giảm GDP:
Nhìn chung, GDP toàn cầu sẽ giảm 4.9% trong năm nay, và nền kinh tế được
dự báo sẽ phục hồi vào năm tới với mức tăng trưởng 5.4%, theo Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF).
(Bảo Quân,2020)
- Doanh nghiệp phá sản
Công ty bảo hiểm tín dụng Euler Hermes ước tính vào cuối năm 2021, các khu
vực trên toàn thế giới sẽ tăng tỷ lệ vỡ nợ ở mức 2 con số, trong đó mức tăng
mạnh nhất dự kiến xảy ra ở Bắc Mỹ (+57% so với năm 2019), tiếp theo là
Trung và Đông Âu (+34%), Mỹ Latin (+33%), Tây Âu (+32%) và châu Á
(+31%). Việc rút lại sớm các biện pháp can thiệp khẩn cấp của chính phủ hoặc
quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu lâu hơn dự kiến có thể khiến mọi thứ tồi tệ
10
hơn. Để so sánh, tỷ lệ vỡ nợ trung bình dự kiến trước đại dịch chỉ ở mức tăng
6% hàng năm.
(Văn Cường, 2020)
- Gia tăng gánh nặng cá nhân:
+ Thanh niên (những người trong độ tuổi từ 15-24) sẽ tức thì bị ảnh hưởng nặng
nề hơn so với người trưởng thành (25 tuổi trở lên) trong cuộc khủng hoảng và
cũng có nguy cơ phải gánh chịu những chi phí kinh tế và xã hội cao hơn trong
thời gian dài hơn.
+ Năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong khu vực là 13.8% trong khi
tỷ lệ này của người trưởng thành là 3% và hơn 160 triệu thanh niên (24% dân
số) ở tình trạng không có việc làm mà cũng không tham gia học hành hoặc
đào tạo. Khoảng 80% lao động trẻ trong khu vực làm công việc phi chính
thức, tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ của người trưởng thành, và cứ trong bốn
lao động trẻ thì có một người phải sống trong điều kiện nghèo cùng cực hay
nghèo vừa phải.
(ILO, 2020)
- Vỡ nợ tiêu dùng:
+ Thu nhập của người lao động giảm mạnh, dẫn đến giảm nhu cầu đối với hàng
hóa và dịch vụ tiêu dùng. Đồng thời việc sụt giảm thu nhập của người lao động
cũng kích hoạt làn sóng vỡ nợ tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu do nợ vay tiêu
dùng quá hạn thanh toán đang tăng nhanh tại một số nước khi tỷ lệ thất nghiệp
tăng mạnh
+ Trong tháng 2, nợ thẻ tín dụng quá hạn tại Trung Quốc đã tăng khoảng 50% so
với năm trước đó. Qudian Inc., công ty cho vay trực tuyến có trụ sở tại Bắc
Kinh, cho biết tỷ lệ vi phạm pháp luật đối với các khoản cho vay của công ty đã
tăng lên 20% vào tháng 2, từ mức 13% vào cuối năm ngoái. China Merchants
Bank Co., nhà cung cấp tín dụng tiêu dùng lớn, cho biết trong tháng 3 đã phải
tạm ngừng kinh doanh thẻ tín dụng sau khi các khoản vay quá hạn tăng đáng
kể. Ước tính có khoảng 8 triệu người ở Trung Quốc bị mất việc làm trong
tháng 2.
+ Theo Viện Tài chính Quốc tế, các hộ gia đình trên khắp thế giới hiện đang mắc
nợ hơn 12.000 tỷ USD. Tỷ lệ nợ trên GDP của hộ gia đình ở Pháp, Thụy Sĩ,
11
New Zealand và Nigeria hiện cao hơn bao giờ hết. Tại Australia, quốc gia có
mức nợ hộ gia đình cao nhất trong số các quốc gia G20, nhà cho vay lớn nhất
của quốc gia Commonwealth Bank, cho biết các đường dây hỗ trợ tài chính
của họ đang nhận được gấp 8 lần số lượng cuộc gọi thông thường. Số lượng
truy vấn tương tự cũng khiến các công ty cho vay ở Mỹ tăng vọt, nơi số dư thẻ
tín dụng tăng lên mức chưa từng có 930 tỷ USD.
(Văn Cường, 2020)

4. Chính sách đối phó thất nghiệp của chính phủ Mỹ trong bối cảnh dịch
Covid-19 và đánh giá mức độ hiệu quả của các chính sách

4.1 Một số chính sách nhằm đối phó với thất nghiệp ở Mỹ

4.1.1 Tái mở cửa nền kinh tế Mỹ

- Các biện pháp ngăn chặn được áp dụng khác nhau tùy theo tiểu bang và khu
vực địa lý..
- Phát biểu tại họp báo ở Nhà Trắng, ông Trump nêu rõ: "Cách tiếp cận của
chúng tôi đề ra 3 giai đoạn trong việc khôi phục kinh tế. Chúng tôi sẽ không
mở cửa đồng loạt, mà sẽ triển khai thận trọng từng bước tại từng thời điểm, và
một số bang sẽ có thể mở cửa sớm hơn các bang khác"’ (Báo Nhân Dân điện
tử, 2020)

4.1.2 Chính sách tài khóa

- Ngày 8 tháng 8, Tổng thống Trump đã ban hành các lệnh hành pháp để giải
quyết sự hết hạn của một số biện pháp cứu trợ được cung cấp bởi các luật trước
đó. Những điều luật đó được bao gồm:
+ Ước tính khoảng 2.3 nghìn tỷ đô la Mỹ (Federal Reserve Board, 2020)
(khoảng 11% GDP) được dùng để kích thích nền kinh tế thông qua “Đạo
luật CARES” từ Bộ Ngân khố Hoa Kỳ, đạo luật bao gồm các mục đích:
● Mở rộng trợ cấp thất nghiệp

12
● Cung cấp các quỹ khẩn cấp cho những doanh nghiệp nhỏ đủ điều
kiện cho Khoản vay Tổn thất Kinh tế do Thiên tai để trang trải
chi phí vận hành tức thời và ngăn chặn phá sản.
● Dùng cho các khoản vay có thể miễn trả và bảo lãnh của Cơ quan
Quản lý Doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp nhỏ giữ chân
người lao động
● ​Hỗ trợ các cá nhân: người có thu nhập ít hơn 75.000 đô la có thể
nhận một lần khoản tiền mặt 1.200 đô la. Mỗi cặp vợ chồng đã
kết hôn sẽ nhận được một tấm séc và một gia đình sẽ được chu
cấp 500 đô la cho mỗi trẻ em (Katie Lobosco​, 2020).

(Kelsey Snell, 2020)

+ Sử dụng 44 tỷ USD từ Quỹ cứu trợ Thiên tai (American Hospital Association,
2020) nhằm:
● Cung cấp thêm trợ cấp thất nghiệp, tiếp tục hỗ trợ thanh toán
khoản vay sinh viên
● Hoãn thu thuế an sinh xã hội của nhân viên

13
● Xác định các đối tượng để giúp người thuê nhà tránh bị trục xuất
và tịch thu nhà.
+ Chương trình Bảo vệ Tiền lương của chính phủ:
● 321 tỷ USD Mỹ (Kelsey Snell 2020) cho các khoản vay hỗ trợ để
giúp các doanh nghiệp nhỏ giữ chân công nhân
● 62 tỷ USD (Kelsey Snell 2020) để cung cấp các khoản tài trợ và
cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ

4.1.3 Chính sách tiền tệ

- Mua kho bạc và chứng khoán đại lý với số lượng khi cần thiết.
- Mua trái phiếu của các công ty
- Giảm chi phí cho vay theo cửa sổ chiết khấu. Giảm chi phí giao dịch hoán đổi
hiện tại với các ngân hàng trung ương lớn và kéo dài thời gian đáo hạn của các
hoạt động ngoại hối
- Tài trợ thương phiếu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành thương
phiếu của các công ty và tổ chức phát hành
- Mua các khoản vay mới hoặc mở rộng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(Chương trình cho vay Main Street)
- Mua các kỳ phiếu ngắn hạn trực tiếp từ các chính quyền địa phương đủ điều
kiện và tiểu bang.

4.2 Đánh giá của các chuyên gia về mức độ hiệu quả của các chính sách

- Quốc hội Mỹ đã hành động nhanh chóng đồng thuận một gói cứu trợ kỷ lục
dành cho đất nước.
- Những doanh nghiệp gặp khó khăn tại Mỹ sẽ được hưởng nhiều sự hỗ trợ để có
thể duy trì hoạt động tới khi dịch bệnh chấm dứt, đem lại nhiều công ăn việc
làm cho những người dân Mỹ sau giai đoạn khủng hoảng.
- Tỷ lệ thất nghiệp nước Mỹ đã giảm xuống còn 11.1% từ mức 13.3% trong
tháng Năm (Lance Lambert, 2020). Việc làm đang gia tăng khi các doanh
nghiệp không thiết yếu như nhà hàng, quán bar, phòng tập thể dục và văn
phòng nha khoa mở cửa trở lại. Ngoài ra, các nhà kinh tế cũng cho rằng,

14
chương trình bảo vệ tiền lương của chính phủ Mỹ, nơi cung cấp cho các doanh
nghiệp các khoản vay hỗ trợ có thể đã phát huy tác dụng.
- ​ ike Bell, chiến lược gia thị trường toàn cầu của JP Morgan chia sẻ, sự phục
M
hồi mạnh mẽ trong thị trường việc làm của Hoa Kỳ cho thấy nền kinh tế Mỹ
đang bắt đầu mở cửa trở lại và thông thường điều này sẽ là một dấu hiệu tích
cực cho sự phục hồi kinh tế đang diễn ra. Tuy nhiên, sự phục hồi việc làm lại
đang đi kèm với sự gia tăng mạnh các ca nhiễm mới ở Mỹ.
- Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell kỳ vọng nền kinh tế Mỹ đã bước
vào một giai đoạn mới quan trọng và đã “vượt hơn dự kiến”. Tuy vậy, Powell
cũng cảnh báo rằng t​ riển vọng l​ à “cực kỳ không chắc chắn” và sẽ phụ thuộc
vào thành công trong việc khống chế COVID-19 và sản xuất vaccine ở Mỹ.
(Nguyễn Chuẩn, 2020)

III. ​Một số nhận định của các chuyên gia về tình trạng thất nghiệp ở Mỹ

- Trong bối cảnh số ca bệnh vẫn tiếp tục tăng trên cả nước, giới phân tích cảnh
báo tình hình kinh tế sẽ tiếp tục xấu đi trong những tháng cuối năm. (Nguồn:
Bnews.vn,​Thông tấn xã Việt Nam, 2020)
+ Nhà phân tích ​Rubeela Farooqi​ từ High Frequency Economics​ cho
rằng số ca mắc COVID-19 gia tăng sẽ khiến các doanh nghiệp tiếp tục
phải đóng cửa và tình trạng mất việc làm sẽ tiếp tục hủy hoại thị trường
lao động, làm chậm tốc độ phục hồi.(Nguồn: Bnews.vn, Thông tấn xã
Việt Nam, 2020)
+ Nhà phân tích ​Robert Frick​ từ Navy Federal Credit Union​ nhận định
tình trạng thất nghiệp không cải thiện nhiều như kỳ vọng chỉ là "phần
nổi của tảng băng chìm", mối nguy lớn hơn là năng lực tạo thêm việc
làm và giúp người lao động không phải nhận trợ cấp chính phủ của nền
kinh tế Mỹ đang dần suy yếu.(Nguồn: Bnews.vn,Thông tấn xã Việt Nam,
2020)
+ Giới phân tích cũng lo ngại Quốc hội Mỹ sẽ không thể thông qua một
gói chi tiêu khác để hỗ trợ kinh tế phục hồi, trong khi các kế hoạch hỗ
trợ thất nghiệp đều sẽ hết hạn vào cuối năm nay.(Nguồn: Tuổi Trẻ
Online, 2020)
15
+ Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thuộc trang tin Quartz​, đại
dịch đã và đang đẩy các số liệu tài chính của Mỹ theo chiều hướng cực
đoan.(Nguồn: Tuổi Trẻ Online, 2020)
- Văn phòng ngân sách Quốc hội (CBO) Mỹ cũng vừa công bố hôm 2-9: tới cuối
năm 2020, số nợ công của Mỹ lên tới 98% GDP nước này. Điều này cũng có
nghĩa Mỹ sẽ gia nhập nhóm các nước có mức nợ công vượt quá quy mô nền
kinh tế như Nhật, Ý và Hy Lạp, theo báo Wall Street Journal.(Nguồn: Tuổi Trẻ
Online, 2020)

16
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Eurostat. (2020). ​Euro area unemployment at 8.1%​. 1st ed. [pdf]. Available at:
https://ec.europa.eu/eurostat/documents/2995521/10663603/3-01102020-AP-E
N.pdf/f45c24be-3304-e6b7-80c8-04eae7529519
2. Dol.gov, (2020). ​Latest Employment Numbers​. [online] Available at:
https://www.dol.gov/agencies/vets/latest-numbers
3. Almukhtar, S​. (2020). ​Coronavirus in the U.S.: Latest Map and Case Count.
The New York Times​. Available at:
https://www.nytimes.com/interactive/2020/us/coronavirus-us-cases.html
4. Imf.org, (2020). ​United States of America: Staff Concluding Statement of the
2020 Article IV Mission​. [online] Available at:
https://www.imf.org/en/News/Articles/2020/07/17/mcs-071720-united-states-o
f-america-staff-concluding-statement-of-the-2020-article-iv-mission
5. Federalreserve.gov, (2020).​ Industrial Production and Capacity Utilization
(G.17)​. [online] Available at: ​https://www.federalreserve.gov/feeds/g17.html
6. Bls.gov, (2020).​ Unemployment rate rises to record high 14.7 percent in April
2020​. [online] Available at:
https://www.bls.gov/opub/ted/2020/mobile/unemployment-rate-rises-to-record-
high-14-point-7-percent-in-april-2020.htm
7. Commerce.gov, (2020). ​Statement from U.S. Secretary of Commerce Wilbur
Ross on Q4 and Annual 2019 GDP: Economy Grows 2.3% in 2019​. [online]
Available at:
https://www.commerce.gov/news/press-releases/2020/01/statement-us-secretar
y-commerce-wilbur-ross-q4-and-annual-2019-gdp
8. Customs.gov.vn, (2020). ​Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam tháng 10 và 10 tháng/2020​. [online] Available at:
https://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=30185
&Category=Th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20H%E1%BA%A3i%20qu
an
9. Hoàng Xuân Bình.(2014).​Giáo trình kinh tế học vĩ mô cơ bản. Hà Nội: NXB
Khoa học và Kỹ thuật, tr.156-161.

17
10. Tin tức Thông tấn xã Việt Nam, Tổng thống Trump công bố 'Kế hoạch 3
giai đoạn' mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ, 2020
11. National Public Radio, ​What's Inside The Senate's $2 Trillion Coronavirus
Aid Package​, 2020
12. Board of Governors of the Federal Reserve System, ​Supervisory and
Regulatory Actions in Response to COVID-19​, 2020
13. Federal Reserve Bank of Boston,​ The Federal Reserve's Main Street
Lending Program​, 2020
14. safewise.com (2020). ​Crime and the Coronavirus: What you need to know.​
[online] SafeWise. Available at:
https://www.safewise.com/blog/covid-19-crimes/​ [Accessed 1 Dec. 2020]
15. thelancet.com (2020).​ Unemployment and child health during COVID-19 in
the USA​. [online] The Lancet Public Health. Available at:
https://www.thelancet.com/journals/lanpub/article/PIIS2468-2667(20)30207-3/
fulltext​ [Accessed 1 Oct. 2020]
16. usnews.com (2020). Louisianians protest for $600 benefit, against
evictions. [online] US News & World Report. Available at:
https://www.usnews.com/news/best-states/louisiana/articles/2020-07-30/louisia
na-rallies-planned-in-effort-to-keep-600-benefit​ [Accessed 30 Jul. 2020]
17. Lambert, L. (2020). ​U.S. unemployment rate fell in June to 11.1% as
employers bring back more workers​. [online] Fortune. Available at:
https://fortune.com/2020/07/02/unemployment-jobless-rate-june-coronavirus-p
andemic-reopening-jobs/​ [Accessed 2 Jul. 2020]
18. Nguyễn Chuẩn (2020). tapchitaichinh.vn, (2020). Tạp chí tài chính.
[online] Available at:
http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/nen-kinh-te-my-da-quay-tro-lai-3251
23.html​ [Accessed 6 Nov. 2020]
19. tapchitaichinh.vn, (2020).​ Tạp chí tài chính. [online] Available at:
http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/trien-vong-kinh-te-my-con-u-am-326
841.html​ [Accessed 19 Aug. 2020]
20. Bảo Quân (2020). IMF: GDP toàn cầu giảm xấp xỉ 5% năm nay. [online]
Tạp chí tài chính. Available at:
18
http://m.tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/imf-gdp-toan-cau-giam-xap-xi-5-n
am-nay-324808.html​ [Accessed 6 Jun. 2020]
21. ILO (2020). ​Tổ chức Lao động thế giới. [online] Available at:
https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressrelease
s/WCMS_753048/lang--vi/index.htm​ [Accessed 18 Aug. 2020]
22. Văn Cường (2020). Làn sóng thất nghiệp và phá sản toàn cầu. [online]
Báo Sài Gòn đầu tư tài chính. Available at:
https://m.saigondautu.com.vn/the-gioi/lan-song-that-nghiep-va-pha-san-toan-ca
u-83594.html​ [Accessed 3 Sep. 2020]
23. Tuoitre.vn, (2020). ​Tuổi Trẻ Online. [online] Xem tại:
https://tuoitre.vn/viec-lam-tro-lai-nhung-kinh-te-my-nhu-nguoi-benh-dang-phu
c-hoi-20200906090800392.htm​ [Truy cập ngày 06 tháng 09 năm 2020]
​ hông tấn xã Việt Nam. [online] Xem tại:
24. Bnews.vn, (2020). T
https://bnews.vn/my-tinh-trang-that-nghiep-tren-dien-rong-se-con-keo-dai-nhie
u-thang/176970.html​ [ Truy cập ngày 06 tháng 11 năm 2020]
25​. Investing.com​, (2020).​ ​U.S. Unemployment Rate. [online] Available at:
https://www.investing.com/economic-calendar/unemployment-rate-300
26​. U.S. Bureau of Labor Statistics,​ (2020). Effects of COVID-19 Pandemic on the
Employment Situation News Release and Data. [Online] Available at:
https://www.bls.gov/covid19/effects-of-covid-19-pandemic-and-response-on-the-empl
oyment-situation-news-release.htm
27. Long, T. (2020),​ Đ​ iểm tựa của kinh tế Mỹ, ​[Online] ​Nhân dân Newspaper,
Available at:
https://nhandan.com.vn/binh-luan-quoc-te/iem-tua-cua-kinh-te-my-618477/
28. (2020), The Employment Situation — November 2020. 1st ed. [pdf] ​U.S. Bureau
of Labor Statistics​. Available at:
https://www.bls.gov/news.release/pdf/empsit.pdf?fbclid=IwAR2IFW9yG_rnINTBo1
wO0OJwf2-zBggm0FQnzvnvlhxbUnBkCKYuyPbOZpA
29. ​Nguyen, L. (2020), Kinh tế Mỹ năm 2020: Chặng đường còn nhiều gian nan
, [Online] ​General Statistics Office of Vietnam Website, A​vailable at:
http://consosukien.vn/kinh-te-my-nam-2020-chang-duong-con-nhieu-gian-nan.htm

19
20
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

STT HỌ TÊN NGÀY SINH MSV NHIỆM VỤ

PowerPoint phần 1 và
1 Phạm Cẩm Tú (Leader) 15/11/2002 2014110251 phần 2.I; Thuyết trình
phần 2.I

PowerPoint phần
2 Hà Thành Đạt 26/07/2002 2014110044
2.II.1,2,3

Nội dung phần 2.II.4;


3 Nguyễn Thu Huệ 25/01/2002 2014110110
Thuyết trình phần 2.II.4

4 Phan Huy Hoàng 26/03/2002 2014110108 Nội dung phần 2.II.3.2

Nội dung phần 2.III;


5 Nguyễn Thị Hồng Linh 08/11/2002 2014110143
thuyết trình phần 1

6 Phan Công Huy 07/09/2002 2014110116 Nội dung phần 2.II.3.1

PowerPoint phần 2.II.4,


7 Trần Khánh Linh 11/10/2002 2014110150
III

8 Nguyễn Thị Thúy Hiền 07/09/2002 2014110092 Thuyết trình phần 2.III

9 Trần Nhật Hạ 11/10/2002 2014110079 Nội dung phần 2.II.1

10 Nguyễn Minh Thuận 17/07/2002 2014110231 Nội dung phần 2.I.1,2

11 Lê Thị Thùy Trang 23/11/2002 2014110243 Nội dung phần 2.II.3.3

Thuyết trình phần


12 Vũ Minh Ngọc 02/06/2002 2014110185
2.II.1,2,3

13 Lê Thị Yến 14/05/2002 2014110266 Nội dung phần 2.III

14 Nguyễn Hà Chi 21/06/2002 2014110037 Nội dung phần 1

15 Nguyễn Thị Hằng 01/04/2002 2014110086 Nội dung phần 2.II.2

16 Trịnh Mai Lan 24/12/2002 2014110130 Nội dung phần 2.I.3

21

You might also like