You are on page 1of 5

Chính sách tiền tệ sau covid 19

Thực hiện chính sách tài khóa và chính


sách tiền tệ ứng phó với dịch Covid-19 ở
một số quốc gia
Đại dịch Covid-19 và tác động đến kinh tế
thế giới

Theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các nền kinh tế lớn sẽ mất ít nhất
2,4% giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2020.

Với tính toán giản đơn, GDP toàn cầu năm 2019 ở mức 86,6 nghìn tỷ USD, dự báo
tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm khoảng 0,4% (tương đương mức giảm 3,5 nghìn tỷ
USD sản lượng kinh tế toàn cầu). Tuy nhiên, mức giảm này là dự báo đưa ra trước
khi Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu và trước khi các quốc gia thực hiện giãn
cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch.

Bên cạnh sự suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP, thị trường tài chính, tiền tệ thế giới
cũng chứng kiến những biến động mạnh. Chỉ số chứng khoán của các thị trường
lớn đồng loạt lao dốc. Một số thị trường chứng kiến mức giảm điểm kỷ lục trong
lịch sử như: Dow Jones giảm 3.000 điểm (ngày 16/3/2020), mức giảm trong một
ngày lớn nhất từ trước tới nay.
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đối phó với dịch Covid-19 tại các quốc gia

Để ứng phó với các tác động của dịch Covid-19, hầu hết các quốc gia đã sử dụng đồng
thời chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm hạn chế sự ảnh hưởng, hỗ trợ nền kinh
tế phục hồi.

Australia

Để giải quyết khủng hoảng do Covid19 gây ra, Chính phủ Australia đã thông qua 03 gói
kích thích kinh tế với tổng số tiền là 194 tỷ AUD, (tương đương 9,7% GDP) cho đến năm tài
chính 2023-2024 (IMF, 2020). Phần lớn ngân sách gói hỗ trợ kinh tế được sử dụng cho các
năm tài chính 2019-2020 và 2020-2021. Trong đó, Australia sử dụng 6,7% GDP trợ cấp
lương cho người lao động, hỗ trợ thu nhập cho hộ gia đình, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp
(DN), ưu đãi đầu tư cho các khu vực và ngành bị ảnh hưởng bởi Covid19. 
Australia cam kết chi gần 5 tỷ AUD (0,3% GDP) để củng cố hệ thống y tế và bảo vệ những
người dễ bị tổn thương. Chính phủ Liên bang Australia và các tiểu bang đồng ý thông qua
gói kích thích kinh tế lên tới 11,5 tỷ AUD (0,6% GDP), nhằm hỗ trợ trực tiếp cho các DN;
Hỗ trợ thanh toán hóa đơn các dịch vụ thiết yếu như: điện, nước, hỗ trợ y tế chi phí y tế cho
các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Tính đến giữa tháng 4/2020, các ngân hàng đã hỗ trợ hơn 600.000 khách hàng, với dư nợ
khoảng 1.200 nghìn tỷ đồng, bằng cách phân lại nhóm nợ, miễn, giảm lãi cho các khoản nợ
hiện có và gia hạn các khoản vay mới. Thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
cho các doanh nghiệp và người nghèo đủ điều kiện tiếp cận các khoản vay ưu đãi 16,2
nghìn tỷ đồng (tương đương 0,2% GDP).
Đối với thị trường tiền tệ, bên cạnh việc cắt giảm lãi suất, Chính phủ Liên bang đã dành 20
tỷ AUD bảo lãnh cho vay, 15 tỷ AUD mua các sản phẩm chứng khoán hóa của các ngân
hàng nhằm tăng thanh khoản đáp ứng nhu cầu vốn cho các DN vừa và nhỏ.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ bằng
các hoạt động nhằm tăng tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM); Ngân
hàng Trung ương Australia (NHTW) cắt giảm lãi suất tái cấp vốn; mua trái phiếu chính phủ
trên thị trường thứ cấp; hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thông qua việc dành 20 tỷ AUD
bảo lãnh cho vay, 15 tỷ AUD repo chứng khoán.  

Mỹ

Mỹ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19. Trước những tác động của
dịch Covid-19, Tổng thống Mỹ đã ký thông qua Đạo luật Hỗ trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế
(Đạo luật CARES) dành 2,3 nghìn USD (khoảng 11% GDP) hỗ trợ tổn thất của dịch Covid-
19. Bên cạnh đó, Mỹ chi 8,3 tỷ USD theo Đạo luật Đánh giá và Phản ứng Bổ sung Covid-19
và 83,4 tỷ USD theo Đạo luật ứng phó với Covid-19 và đặt các gia đình là ưu tiên cao nhất.

Song song với các gói hỗ trợ an sinh, xã hội, Chính phủ Mỹ tiến hành mua trái phiếu kho
bạc và trái phiếu địa phương với số lượng lớn, nhằm tăng lượng cung tiền ra nền kinh tế.
Đồng thời, mở rộng mua sản phẩm chứng khoán hóa (repos) qua đêm và repos có kỳ hạn.
Ngân hàng Trung ương Mỹ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua cắt giảm lãi suất
cho vay chiết khấu. Cục Dự trữ Liên bang (FED) đưa ra các cách hỗ trợ tăng trưởng tín
dụng, trong đó có thể sử dụng một phần ngân sách đã được Chính phủ phê chuẩn trong
Đạo luật CARES.

Các biện pháp FED thực hiện bao gồm: (i) Mua lại thương phiếu công ty và giấy tờ có giá
khác mà các DN đang nắm giữ; (ii) Cho vay qua đêm; (iii) Cung cấp tín dụng cho các tổ
chức nhận tiền gửi để các tổ chức này mua các công cụ nợ ngắn hạn của các quỹ mở; (iv)
Mua trái phiếu công ty trên thị trường sơ cấp; (v) Hỗ trợ thị trường trái phiếu công ty thông
qua việc mở rộng mua lại các trái phiếu công ty có tính thanh khoản thấp; (vi) Mua các sản
phẩm chứng khoán hóa...

Thái Lan

Để giúp kinh tế vượt qua khủng hoảng, Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) đã giảm lãi
suất cơ bản từ 1,25% xuống còn 0,75% trong quý đầu năm 2020, mức thấp nhất trong lịch
sử. Đồng thời, đóng góp từ các tổ chức tài chính cho Quỹ Phát triển các định chế tài chính
đã giảm từ 0,46% xuống 0,23% tiền gửi cơ sở để tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm lãi
suất cho vay.

Ngoài ra, Thái Lan còn thực hiện các biện pháp trợ giúp DN như: (i) BOT tái cấp vốn với số
tiền lên tới 500 tỷ Bath là nợ xấu vay với lãi suất 2%; (ii) Chính phủ đảm bảo tới 60-70% giá
trị khoản vay và miễn giảm lãi 6 tháng đầu của khoản vay này cho các DN nhỏ; hoãn thanh
toán gốc và giảm lãi cho các khoản nợ của các định chế tài chính nhỏ.

Các biện pháp khác cũng đã được thực hiện nhằm ổn định an ninh tài chính, như: (i) Thành
lập Quỹ Ổn định trái phiếu DN làm trung gian để BOT cung cấp 400 tỷ Baht cho các DN có
kết quả hoạt động kinh doanh tốt có trái phiếu đáo hạn trong giai đoạn 2020-2022; (ii) BOT
đã mua 100 tỷ Baht trái phiếu chính phủ vào tháng 3 để đảm bảo thị trường trái phiếu chính
phủ hoạt động bình thường; (iii) BOT cắt giảm hoặc hủy bỏ phát hành trái phiếu theo kế
hoạch phát hành trước đó; (iv) Thành lập một tổ chức đặc biệt nhằm cung thanh khoản cho
các quỹ tương hỗ thông qua ngân hàng.

Singapore

Từ giữa tháng 2/2020 đến 21/4/2020, Chính phủ Singapore đã công bố liên tiếp 4 gói hỗ trợ
kinh tế với tổng số tiền là 63,7 tỷ SGD, tương đương khoảng 13% GDP (IMF, 2020). Trong
đó, sử dụng 800 triệu SGD hỗ trợ hệ thống y tế; 5,7 tỷ SGD cho chăm sóc và hỗ trợ các hộ
gia đình.

Singapore sử dụng 35,3 tỷ SGD hỗ trợ DN và dành 20 tỷ SGD tăng cung tín dụng, 1,9 tỷ
SGD thực hiện các biện pháp phục hồi kinh tế khác. Cơ quan Tiền tệ và ngành Tài chính
Singapore đã công bố một gói hỗ trợ các cá nhân, DN vừa và nhỏ gặp khó khăn về tài
chính.

Gói này gồm 3 phần: (i) Giúp các cá nhân gặp khó khăn thanh toán các khoản tiền vay và
phí bảo hiểm đến hạn; (ii) Hỗ trợ các DN vừa và nhỏ chi trả tín dụng ngân hàng và đóng phí
bảo hiểm cho người lao động; (iii) Đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường liên ngân hàng.

Việt Nam

Để hỗ trợ người dân và DN giảm gánh nặng khó khăn về kinh tế do tác động của dịch
Covid-19, Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 42/2020/NĐ-CP “về các biện pháp hỗ
trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19”. Cụ thể: Hỗ trợ 250.000
đồng/người/tháng cho các hộ nghèo và cận nghèo; Tăng 500 nghìn đồng/người/tháng
so với mức trợ cấp hàng tháng cho những người nhận trợ cấp xã hội hàng tháng; Hỗ
trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng cho người lao động phải nghỉ không lương do dịch
Covid-19; Chi 1 triệu đồng/người/tháng cho người lao động thất nghiệp không được chi
trả bảo hiểm thất nghiệp và người lao động tự doanh; Hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng cho
các hộ kinh doanh có doanh thu chịu thuế dưới 100 triệu đồng/tháng phải tạm ngừng
kinh doanh trong kỳ giãn cách xã hội. Ước tính hơn 10% dân số được hưởng lợi từ
chương trình này. Chính phủ thực hiện giảm giá điện tối đa 10% trong 3 tháng để hỗ
trợ các DN và hộ gia đình ổn định cuộc sống, vượt qua khó khăn...

Bên cạnh chính sách tài khóa, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện nới lỏng
chính sách tiền tệ thông qua cắt giảm lãi suất cơ bản từ 0,5% đến 1%, giảm lãi suất tiền
gửi ngắn hạn từ 0,25% đến 0,3% và giảm lãi suất cho vay ngắn hạn 0,5%; Tăng lãi suất
dự trữ bắt buộc lên 0,2%. Chính phủ đã công bố gói tín dụng trị giá 285 nghìn tỷ đồng
(khoảng 3,8% GDP) cung ứng cho DN và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Tính
đến giữa tháng 4/2020, các ngân hàng đã hỗ trợ hơn 600.000 khách hàng, với dư nợ
khoảng 1.200 nghìn tỷ đồng, bằng cách phân lại nhóm nợ, miễn, giảm lãi cho các
khoản nợ hiện có và gia hạn các khoản vay mới.

Thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho các DN và người nghèo đủ điều kiện tiếp
cận các khoản vay ưu đãi 16,2 nghìn tỷ đồng (tương đương 0,2% GDP). Ngân hàng
Chính sách xã hội cũng đề xuất Chính phủ giảm 15% lãi suất vay đối với các hộ gia
đình nghèo và 10% cho những đối tượng vay khác 10% bắt đầu từ ngày 1/4/2020 đến
cuối năm 2020...

Kết luận

Như vậy, trước tác động của đại dịch Covid-19, các quốc gia đều thực hiện đồng thời
nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, hạn chế tổn thất cho nền
kinh tế và hỗ trợ các người lao động, DN vượt qua khủng hoảng, tuy nhiên, mỗi quốc
gia có sự ứng phó khác nhau. 

Đối với chính sách tài khóa, hầu hết các quốc gia đều dành lượng ngân sách đáng kể
hỗ trợ tiền trực tiếp cho người lao động, hộ gia đình, sinh viên; đối với doanh nghiệp,
thực hiện miễn, giảm thuế, hoãn thanh toán nợ gốc, lãi ngân hàng, giảm lãi suất cho
vay, mua trái phiếu doanh nghiệp. Đối với chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương
các quốc gia đều đồng loạt thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ định lượng thông qua
tăng thanh khoản cho ngân hàng thương mại bằng cắt giảm lãi suất tái cấp vốn, giảm tỷ
lệ dự trữ bắt buộc.
Đối với chính sách tài khóa, hầu hết các quốc gia đều dành lượng ngân sách đáng kể
hỗ trợ tiền trực tiếp cho người lao động, hộ gia đình, sinh viên; đối với DN, thực hiện
miễn, giảm thuế, hoãn thanh toán nợ gốc, lãi ngân hàng, giảm lãi suất cho vay, mua trái
phiếu DN.

Đối với chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương các quốc gia đều đồng loạt thực
hiện chính sách nới lỏng tiền tệ định lượng thông qua tăng thanh khoản cho NHTM
bằng cắt giảm lãi suất tái cấp vốn, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, repos chứng khoán nắm
giữ bởi các ngân hàng.

Thông qua thanh khoản dồi dào của NHTM để cung tín dụng ra nền kinh tế với lãi suất
thấp, cơ cấu lại thời hạn cũng như kỳ hạn trả nợ cho khách hàng. Để tránh bẫy thanh
khoản do tăng thanh khoản cho các NHTM và nguồn vốn ngân hàng lại đầu tư vào thị
trường trái phiếu các quốc gia khác nhằm hưởng chênh lệch lãi suất, Ngân hàng Trung
ương các quốc gia sử dụng cơ chế giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của các
NHTM.

Đồng thời, ngân hàng cung ứng tiền trực tiếp cho các DN thông qua mua chứng khoán
nợ DN đang nắm giữ. Ngoài công cụ lãi suất, công cụ thị trường mở, ngân hàng trung
ương còn sử dụng công cụ tỷ giá nhằm can thiệp kịp thời (nếu cần thiết) vào thị trường
ngoại hối đối với các cú sốc cung - cầu, đặc biệt là sốc cung ngoại hối do làn sóng rút
vốn ngoại tệ từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Tài liệu tham khảo:


1. Chính phủ (2020), Nghị quyết số 42/2020/NQ-CP về biện pháp hỗ trợ người dân gặp
khó khăn đại dịch Covid- 19”;
2. https://www.imf.org/en/Topics/imf-and-covid19/Policy-Responses-toCOVID-19#A;
Truy cập ngày 25/4/2020;
3. https://w w w.statista.com/topics/6139/covid-19-impact- on-theglobal-economy;
4. https://www.usa.gov/coronavirus;

Bài viết đăng trên Tạp chí Tài chính Kỳ 2 - Tháng 6/2020

You might also like