You are on page 1of 13

ĐỀ CƯƠNG SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ

Câu 1: Mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, kể tên các nhóm thuốc sử dụngVLDD-
TT?

* Mục tiêu điều trị VLDD-TT:

- Giảm triệu chứng

- Làm liền sẹo

- Tránh tái phát

* Các nhóm thuốc sử dụng để điều trị VLDD-TT: Có 4 nhóm thuốc điều trị chính

- Kháng acid: (antacid)

- Chống tăng tiết acid: kháng H2, ức chế bơm proton

- Bảo vệ niêm mạc dạ dày: sucralfat, misoprotol, bismuth

- Diệt HP: kháng sinh

Câu 2: Trình bày một số lưu ý khi sử dụng antacid trong điều trị VLDD-TT?

- Các antacid khó hòa tan, thường rất ít hấp thu, chậm ra khỏi DD nên kéo dài thời gian trung
hòa (2-3h) và ít tác dụng phụ.

- Các antacid hòa tan (NaHCO3) không nê dùng vì trung hòa aicd mạnh gây hiệu ứng bật lại,
dễ gây đầy hơi, chướng bụng, tăng Na+, giữ nước.

- Dạng viên nén, cốm cần phải nhai kỹ ( tăng diện tiếp xúc).

- Uống 4 lần/ngày: 1-3h sau các bữa chính + 1 lần trước khi đi ngủ, hoặc khi đau. Uống xa
các loại thuốc khác ít nhất 2h.

- Hạn chế dùng lâu chế phẩm chứa Al gây giảm phosphat máu làm nhuyễn xương, táo bón,
chế phẩm chứa Mg gây tiêu chảy.
Câu 3: Trình bày một số lưu ý khi sử dụng nhóm ƯC bơm proton trong điều trị VLDD-
TT?

- Nhóm thuốc này không bền trong môi trường acid, và được bào chế dưới dạng viên bao tna
trong ruột. Do đó nên uống nguyên vẹn viên thuốc, không được bẻ, uống trươc ăn 30 phút.

- Omeprazol ức chế hệ enzym chuyển hóa ở gan (Cyt450), pantoprazol và các thuốc khác
không hoặc ít có tính chất này.

Câu 4: Trình bày một số lưu ý khi sử dụng nhóm kháng H2 trong điều trị VLDD-TT?

- Lưu ý những thuốc chuyển hóa qua gan uống cách nhau 2h.

- Cimetidin ức chế Cyt450 ở gan, Ranitidine ít tác dụng này, Famotidin và Nizatidin không
tác dụng phụ trên Cyt450.

- Cimetidin gây kháng androgen làm giảm tình dục, gây chứng vú to ở nam giới.

- Chế phẩm nên uống vào buổi tối với tổng liều chuẩn do ức chế mạnh bài tiết acid vào ban
đêm.

Câu 5: Cho biết các kháng sinh thường dùng khi điều trị VLDD có HP? Cho ví dụ 1 phác
đồ điều trị VLDD có HP?

- Các kháng sinh thường dùng trong phác đồ điều trị loét DD-TT có nhiễm HP: Tetracyclin,
Amoxicilin, Clarithromycin, Metronidazol, Tinidazol.

- Phác đồ điều trị VLDD có HP:

+ Liệu pháp đầu tiên:

Liệu pháp có 4 thuốc Bismuth gồm: PPI (2 lần/ngày), tetracycline (4v/ngày), metronidazol
(2v/ngày), bismuth (4v/ngày) dùng đều đặn trong 10-14 ngày.

+ Liệu pháp trị liệu lần 2:

Liệu pháp có 4 thuốc Bismuth gồm: PPI (2 lần/ngày), tetracycline (4v/ngày), bismuth
(4v/ngày), metronidazol (2v/ngày), dùng đều đặn trong 10-14 ngày.

+ Liệu pháp điều trị lần 3:

Liệu pháp có 4 thuốc Bismuth gồm: PPI (2 lần/ngày), amoxicillin (2v/ngày), levofloxacin
(1v/ngày), bismuth (4v/ngày)
Câu 6: Trình bày nguyên tắc điều trị hen phế quản: cắt cơn và điều trị dự phòng?

Nguyên tắc điều trị:

- Chống co thắt phế quản

- Chống viêm, giảm tiết

- Thở oxy nếu cần

Câu 7: Mục tiêu điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?

- Làm chậm sự suy giảm chức năng phổi

- Làm giảm các triệu chứng như khó thở và ho

- Cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân

Đặc biệt lưu ý: cần ngừng hút thuốc lá để đưa chức năng phổi về bình thường với BN còn trẻ
và mức độ bệnh nhẹ và vừa.

Câu 8: Trình bày các nhóm thuốc trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?

1. Thuốc giãn phế quản: (3 loại thường dùng)

* Thuốc kháng cholinergic:

- Phong bế thụ thể acetylcholin → giãn cơ hô hấp và mở rộng thông khí

- Dùng điều trị duy trì, giảm các đợt cấp tính

- Dạng khí dung, MDI, tác dụng 4-6h, ngày dùng 4 lần

Một số chế phẩm:

- Ipratropium bromde ( Atrovent)

- Ipratropium + Albuterol (Combivent)

* Các chất động vận β2 (dạng aerosol):

Kích thích thụ thể β2 adrenergic gây giãn PQ

+ Loại TD ngắn ( SABA ) cắt cơn khi BN khó thở: albuterol, salbutamol

+ Loại TD dài (LABA) dùng cho BN có cơn về đêm do TD kéo dài 12h: Formoterol,
salmeterol

- Có thể phối hợp với nhóm thuốc kháng cholinergic:


Formoterol + Ipratropium

Salbutamol + Ipratropium

* Theophylin:

- Dẫn chất xanthin, dùng đơn độc hoặc phối hợp

- Thường dùng đường uống

- Giãn cơ trơn hô hấp, trên TKTW và trên cơ tim

- Có phạm vi điều trị hẹp, gặp nhiều ADR, nên dùng loại có tác dụng kéo dài, và giám sát
nồng độ thuốc trong máu

2. Corticosteroid:

- Vai trò thứ yếu trong điều trị COPD, chỉ dùng cho BN không kiểm soát đủ bằng thuốc giãn
PQ

- Dùng đường uống, giảm ngay liền sau khi có hiệu quả, và chuyển sang dạng xịt để giảm
ADR

3. Thuốc kháng sinh:

- Được dùng trong cơn cấp do nhiễm khuẩn đường hô hấp: sốt, ho nhiều và có đờm đặc

- Thường dùng KS nhóm β lactam và quinolon ( Pseudomonas aeruginosa)

Câu 9: Kể tên các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh hen phế quản? Cho VD?

Các lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc đấy?

1. Thuốc cắt cơn:

* Có 2 nhóm hay dùng là:

- Theophylin và dẫn chất:

Cơ chế: gây giãn cơ trơn PQ trực tiếp do ức chế enzym phosphodiesterase, ngoài ra còn có cả
tác dụng giảm viêm.

- Các chất kích thích thụ thể β2-adrenergic:

Cơ chế: các dẫn chất thuộc nhóm này làm giãn cơ trơn PQ gián tiếp thông qua kích thích thụ
thể β2-adrenergic ( salbutamol và dẫn chất )

* Lựa chọn đường dùng thuốc trong điều trị cắt cơn hen:

- Dạng khí dung ( aerosol) :


+ Ưu điểm:

 Phát huy hiệu quả nhanh


 Giảm ADR so với uống hoặc tiêm
 Tùy loại thuốc: có tác dụng từ 3-5h

+ Lưu ý khi sử dụng: có nhiều cách phun

 Dạng bình xịt định liều ( MDI) cần hướng dẫn BN tuân thủ từng bước (6 bước)
 Chú ý liều lượng xịt/lần và 24h
 Dạng bột xịt (DMI) dễ gây ho
 Liều kê cho máy phun mù cao hơn so với MDI

+ Một số chế phẩm:

Salbutamol ( Ventolin ): TD nhanh và ngắn

Terbutalin ( Bricanyl ): TD nhanh và ngắn

Fenoterol ( Berotec ): TD nhanh và ngắn

Salmeterol ( Serevent ): TD kéo dài 12h

Formoterol ( Foradil ): TD kéo dài 12h

- Đường uống: ( chú ý theophylin )

+ Ưu điểm:

 SD đơn giản
 TD chậm hơn nhưng kéo dài hơn dạng khí dung
 Chế phẩm dạng TD kéo dài hạn chế TD phụ

+ Lưu ý khi sử dụng:

Theophylin là thuốc có phạm vi điều trị hẹp nên dễ gây quá liều cả đường uống và tiêm ( chú
ý tương tác các thuốc ức chế men gan: erythromycin, cimetidin...)

+ Chế phẩm: Theophylin có các dạng viên nén kinh điển, dạng td kéo dài với các biệt dược:
Theostat, Theolair, Euphylin... chỉ phù hợp với điều trị duy trì

- Đường tiêm:

+ Ưu điểm: phù hợp với cơn co thắt PQ nặng, TD nhanh

+ Lưu ý: tính toán để tránh quá liều, sau khi cắt cơn thì chuyển sang dạng uống

2. Thuốc dự phòng:

Có 2 nhóm
- Các corticosteroid:

+ Làm giảm viêm, giảm tính kích thích của khí quản, giảm được số cơn hen, giảm các tổn
thương viêm do hen gây ra.

+ Dạng khí dung tác dụng trực tiếp lên cơ trơn phế nang giúp giảm tác dụng phụ toàn thân,
giúp ngăn ngừa tổn thương đường dẫn khí khi bị HPQ lâu ngày.

+ Một số thuốc thường dùng: beclomethason (Becotid, Beclofort), budesonid (Pulmicort)

+ Corticoid dạng uống và tiêm tĩnh mạch được chỉ định trong điều trị cơn hen nặng hoặc
trong đợt cấp.

+ Lưu ý khi sd: dẫn chất corticoid có nhiều td phụ, dạng khí dung có td trưc tiếp lên cơ trơn
phế nang nên ít ảnh hưởng hơn so với đường tiêm.

- Thuốc bảo vệ tế bào Mast:

+ Cromoglycat natri ( Cromolyn) và Tilade dạng khí dung làm ổn định màng tết bào Mast và
các tê sbafo viêm khác để dự phòng hen thay thế corticoid, đặc biệt có hiệu quả trong phòng
cơn hen do gắng sức. Td chông việm và giãn PQ yếu.

Câu 10: Trình bày nguyên tắc điều trị bệnh tăng huyết áp?

- THA là bệnh mãn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài

- Cần đưa HA về mức “HA mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”

- “HA mục tiêu” cần đạt < 140/90 mmHg và có thể thấp hơn nếu BN vẫn dung nạp được.

Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì HA mục tiêu cần đạt < 130/80 mmHg. Duy trì
phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.

- Điều trị tích cực ở BN đã có tổn thương cơ quan đích nhưng không nên hạ HA quá nhanh
để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu.

Câu 11: Trình bày nguyên tắc sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp?

- Lợi ích cơ bản của việc điều trị THA là sự hạ HA.

- Có 5 nhóm thuốc điều trị THA cơ bản: lợi tiểu thiazid, chẹn kênh canxi, ức chế men
chuyển dạng angiotensin, đối kháng thụ thể angiotensin và chẹn bêta giao cảm.

Cần lựa chọn: điều trị khởi đầu, duy trì, đơn độc hoặc phối hợp.

- Lưu ý tới tình trạng lâm sàng của từng BN để chọn nhóm thuốc ưu tiên.
- Việc lựa chọn, phối hợp các loại thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

+ Kinh nghiệm sd nhóm thuốc đó trên BN cho thấy phù hợp hay không phù hợp

+ TD đặc hiệu của nhóm thuốc trên nguy cơ tim mạch của BN

+ Sự có mặt của tổn thương cơ quan đích, bệnh tim mạch, bệnh thận hoặc ĐTĐ cũng sẽ
giúp chọn hay tránh dùng 1 số nhóm thuốc

+ Một số bệnh cảnh lâm sàng khác của BN có thể làm hạn chế sd 1 số nhóm thuốc nhất định

+ Tương tác với các thuốc BN đang dùng

+ Giá thành của thuốc

- Chú ý tới TDKMM của thuốc.

- Cần duy trì tác dụng hạ HA suốt 24h.

- Ưu tiên các thuốc có tác dụng 24h với liều duy nhất.

Câu 12: Các biện pháp điều trị tăng huyết áp không cần dùng thuốc?

Điều trị bằng thay đổi lối sống:

- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:

+ Giảm ăn mặn: 5-6g muối/ ngày

+ Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi

+ Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo

- Tích cực giảm cân ( nếu quá cân ), duy trì cân nặng lí tưởng với chỉ số khối cơ thể

BMI: 18,5 – 22,9 kg/m2

- Duy trì vòng bụng: nam < 90cm, nữ < 80cm

- Hạn chế uống rượu bia: < 3 cốc chuẩn/ngày (nam), < 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng
< 14 cốc chuẩn/tuần (nam), < 9 cốc chuẩn/tuần (nữ)

- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào

- Vận động thể lực 5-7 ngày/ tuần, ít nhất 30’/ngày

- Tránh lo âu, tránh stress, chú ý nghỉ ngơi thư giãn, tránh lạnh đột ngột
Câu 13: Kể tên 5 nhóm thuốc cơ bản điều trị tăng huyết áp? Cách phối hợp 2 nhóm thuốc,
3 nhóm thuốc?

- 5 nhóm thuốc điều trị THA:

+ Thuốc lợi tiểu

+ Thuốc chẹn bêta giao cảm

+ Thuốc chẹn kênh canxi

+ Thuốc ức chế men chuyển

+ Thuốc ức chết thụ thể angiotensin

- Cách phối hợp 2 nhóm thuốc, 3 nhóm thuốc:

Câu 14: Trình bày chỉ định ưu tiên của nhóm Thiazid?

- THA tâm thu đơn độc (người già)

- Suy tim

- Người da đen

Câu 15: Trình bày chỉ định ưu tiên của nhóm ức chế men chuyển?

- Suy tim

- Rối loạn chức năng thất trái

- Sau nhồi máu cơ tim

- Bệnh thận do đái tháo đường

- Bệnh thận không do ĐTĐ

- Phì đại thất trái

- Xơ vữa động mạch cảnh

- Protein niệu/vi albumin niệu

- Rung nhĩ

- Hội chứng chuyển hóa


Câu 16: Trình bày chỉ định ưu tiên của nhóm ức chế thụ thể AT1?

- Suy tim

- Sau nhồi máu cơ tim

- Bệnh thận do đái tháo đường

- Phì đại thất trái

- Protein niệu/vi albumin niệu

- Rung nhĩ

- Hội chứng chuyển hóa

- Ho do sử dụng ức chế men chuyển

Câu 17: Trình bày chỉ định ưu tiên của nhóm chẹn kênh calci?

- THA tâm thu đơn độc (người già)

- Đau thắt ngực

- Phì đại thất trái

- Xơ vữa động mạch cảnh/ động mạch vành

- Có thai

- Người da đen

Câu 18: Cho biết lợi ích và hạn chế khi kết hợp nhiều loại thuốc trong một viên để điều trị
tăng huyết áp?

- Lợi ích:

+ Phát huy tác dụng hiệp đồng của nhiều cơ chế

+ Nhanh chóng đạt HA mục tiêu so với đơn trị liệu

+ Hạ áp mạnh hơn. Tỉ lệ kiểm soát HA cao hơn đơn trị liệu

+ Giảm tác dụng phụ

+ Kết hợp thuốc trong 1 viên duy nhất: cải thiện tuân thử điều trị, có thể giảm chi phí điều trị

- Hạn chế: liều cố định, khó hiệu chỉnh trên 1 số BN cụ thể


Câu 19. Tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường theo WHO 1998?

Chẩn đoán xác định ĐTĐ nếu có 1 trong 3 tiêu chuẩn dưới đây và phải có ít nhất 2 lần xét
nghiệm ở 2 thời điểm khác nhau:

1. Glucose huyết tương bất kỳ trong ngày ≥ 200mg/dl (≥11,1 mmol/l), kèm theo 3 triệu
chứng lâm sàng gồm tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân không giải thích được.

2. Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dl (≥7 mmol/l).

3. Glucose huyết tương 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 200mg/dl (≥11,1 mmol/l) khi làm
nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống.

Câu 20. Trình bày khái niệm tải lượng đường huyết và chỉ số đường huyết, ứng dụng
trong lựa chọn thực phẩm với bệnh nhân bị tiểu đường? Cho vd?

- Tải lượng đường huyết là chỉ số thể hiện về LƯỢNG : lượng carbohydrat ( biểu thị bằng tỷ
lệ phần trăm (%) trong 1 dạng thực phẩm.

- Chỉ số đường huyết là chỉ số thẻ hiện về CHẤT: như tốc độ tiêu hóa và hấp thụ các chất
đường bột của cơ thể, biểu thị bằng lượng calo do 1g thực phẩm cung cấp (calo/g).

- Khuyến cáo: nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

VD: Trong 1g táo chứa 40 calo, 1g khoai lang chứa 80 calo. Có thể thấy ăn 1g khoai lang cho
lượng calo gấp đôi so với ăn 1g táo. Đối với BN bị ĐTĐ nên khuyến cáo chọn ăn táo hơn là
ăn khoai lang.

Câu 21. Trình bày vai trò một số xét nghiệm cận lâm sàng như HbA1C, Fructosamin, C-
peptid trong điều trị ĐTĐ typ 2?

- HbA1C:

Hàm lượng HbA1C phản ánh tổng chỉ số đường huyết ở 1 giai đoạn khoảng 8-12 tuần, vì
vậy phản ánh được quá trình tăng đường huyết từ trước cả thời điểm xét nghiệm và có tính ổn
định cao, rất có ý nghĩa trong đánh giá kết quả điều trị.

- Fructosamin:

Fructosamin được tạo thành do sự kết hợp của glucose với protein huyết thanh, phản ứng
không cần enzym. Nồng độ fructosamin ở người BT < 285µmol/L. Nộng độ fructosamin tăng
tương ứng với nồng độ glucose trong máu, phản ánh nồng độ glucose trong máu trong thời
gian 2-3 tuần trước đó. Furosamin do vậy giúp đánh giá kết quả điều trị ĐTĐ sớm hơn so vơi
sxest nghiệm chỉ số HbA1C.

- C-peptid:
C-peptid được bài tiết cùng với tiền insulin từ tế bào β của tiểu đảo tụy. Đây là yếu tố liên
kết giữa nhánh A và B của tiền insulin. C-peptid được bài tiết qua thận ở trạng thái nguyên
vẹn, không bị biến đổi. Định lượng C-peptid sẽ đánh giá chính xác khả năng bài tiết insulin
của tụy.

Câu 22. Trình bày tác dụng, ưu- nhược điểm của Biguanide?

Đại diện là Metformin

- Tác dụng:

 Cải thiện độ nhạy cảm của receptor với insulin


 Giảm sự tạo insulin tại gan

- Ưu điểm:

 Nhiều KN sử dụng
 Không gây tăng cân
 Không hạ đường huyết quá mức
 Giảm triglycerid

- Nhược điểm:

 Rối loạn tiêu hóa: nôn, đầy bụng...


 Nhiễm toan latic –> hiếm
 Không dùng cho BN suy gan, thận, tim...

Câu 23. Trình bày tác dụng, ưu- nhược điểm của Sulfonylurea?

- Tác dụng: kích thích tế bào beta đảo tụy tiết insulin.

- Ưu điểm:

 Nhiều KN sử dụng
 Giảm nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ

- Nhược điểm:

 Hạ đường huyết trầm trọng và kéo dài


 Tăng cân
Câu 24. Trình bày tác dụng, ưu- nhược điểm của Thiazolidinediones (TZDs)?

- Tác dụng: tăng hoạt tính của insulin tại cơ quan đích.

- Ưu điểm:

 Không gây hạ đường huyết quá mức


 Giảm triglycerid
 Tăng HDLe

- Nhược điểm:

 Tăng cân, tăng men gan


 Phù / suy tim
 Tăng nguy cơ NMCT

Câu 25. Trình bày tác dụng, ưu- nhược điểm của Insulin?

- Tác dụng:

 Tăng sự thu nạp và chuyển hóa glucose ở các mô cơ, mỡ


 Tăng sự chuyển đổi glucose thành glycogen tại gan
 Giảm sự tân sinh đường
 Ức chế sự ly giải mô mỡ và sự giải phóng acid béo từ mô mỡ
 Kích thích sự tổng hợp protein và nagwn chặn sự ly giải protein ở gan

- Ưu điểm:

- Nhược điểm:

 Hạ đường huyết quá mức: ADR phổ biến nhất


 Dày và cứng hoặc u mỡ chỗ da tiêm nếu tiêm nhiều lần tại 1 vị trí
 Dị ứng ( dùng các chế phẩm có độ tinh khiết cao và loại có nguồn gốc từ người)

Câu 26. Kể tên các nhóm thuốc mới trong sử dụng điều trị ĐTĐ?
Câu 27. Nguyên tắc điều trị thoái hóa khớp?

Câu 28. Nguyên tắc điều trị viêm khớp dạng thấp?

- Chẩn đoán sớm là cần thiết để chặn đứng bệnh hoặc ngăn ngừa sự thoái hóa khớp.

- Kết hợp nhiều nhóm thuốc: thuốc điều trị triệu chứng ( kháng viêm, giảm đau ), các thuốc
điều trị cơ bản DMARD (thuốc chống thấp khớp có thể cải thiện được bệnh hay còn gọi
thuốc đặc trị VKDT)

- Khởi đầu trị liệu sớm với DMARD trong 12-16 tuần sau khi bệnh khởi phát là cần thiết để
ngăn chặn bệnh hoặc ít nhất là để ngừng sự tiến triển của bệnh.

Thuốc điển hình: Methotrexat (MTX)

Câu 29. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc trọng viêm khớp dạng thấp?

- Giảm áp lực ở khớp: để khớp bị viêm được nghỉ ngơi.

- Giảm chịu áp lực cho khớp: cố định khớp bằng nẹp, dùng nạng chống hoặc các dụng cụ đi
bộ hỗ trợ.

- Tránh những hoạt động mạnh trong đợt viêm cấp kể cả vật lý trị liệu và tập luyện đều không
quá mức, tuy nhiên cũng cần duy trì hoạt động nhẹ nhàng để tránh teo cơ.

- Chế độ dinh dưỡng: tăng cường đạm, vitamin và khoáng chất.

- Giảm cân và phẫu thuật.

You might also like