You are on page 1of 17

CĂN ĐỒNG

Căn đồng là gì? Người như thế nào thì được gọi là có căn đồng? Căn đồng là một hiện tượng được rất
nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng hiểu, cũng biết một cách thấu đáo. Chính vì không hiểu
nên nhiều người vẫn bị lừa phỉnh, mê muội trong tâm linh, dẫn đến hao tiền tốn của, mất thời gian, tự
mua dây buộc mình. Bài viết sau đây được tổng hợp từ nhiều ý kiến, tuy không dám nói rằng đã đầy đủ
và chính xác về căn đồng nhưng chỉ mong mang đến cho độc giả một góc độ cụ thể hơn về căn đồng để
từ đó có cái nhìn đúng đắn và phương thức hành xử hợp lý trong đời sống tâm linh của mình.

Trong các tôn giáo, tín ngưỡng phổ biến trên thế giới, Đạo Thiên Chúa có hình thức hành lễ long trọng
kèm theo âm nhạc, hát đồng ca trong nhà thờ với dàn đại phong cầm hết sức tuyệt vời, tạo ra không khí
trang nghiêm, thành kính. Ở Việt Nam có tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Đức Thánh Trần với tập tục hầu bóng,
lên đồng, kèm theo các động tác múa đặc trưng của từng vị Thánh nhập đồng, thực hiện nghi lễ trong
môi trường âm nhạc, ca hát tưng bừng. Trong môi trường hành lễ trang nghiêm và tâm linh như vậy,
người có hệ thần kinh yếu rất dễ chịu tác động của không khí buổi lễ, dẫn đến làm thay đổi thần thức,
cảm giác hoà nhập với không khí linh thiêng thần thánh. Trong cuộc sống thường nhật, những người
như vậy cũng thỉnh thoảng hay rơi vào cảm giác ảo, mơ thấy thần thánh, thân mình bay bổng… Về mặt
Thần kinh học, người ta cho rằng những người đó có hệ thần kinh yếu, dễ xúc cảm. Khi có tác động bên
ngoài, tâm thức những người đó có xu hướng hoà nhập với môi trường.

Khi lễ hầu bóng diễn ra ở các đền, phủ, điện, trong không khí đàn ca, trống phách, múa hát tưng bừng,
mùi nhang khói kích thích, một số ít người tham gia hành lễ có cảm giác thấy lâng lâng, phiêu phiêu, bay
bổng, thần thức hoà nhập với không khí lễ hội múa hát khi Thánh giáng vào người con đồng. Đặc biệt,
trong môi trường thực hành nghi lễ tâm linh, yếu tố âm nhạc, ca múa hát, mùi nhang khói, lời lẽ và âm
thanh khấn vái… có tác dụng rất mạnh. Nếu người hầu đồng có hệ thần kinh như vậy, việc hoà nhập tâm
linh trong trạng thái Thánh giáng là điều tất yếu.

Người ta gọi hiện tượng trên là “Ốp đồng”. Người rơi vào trạng thái trên gọi là người bị ốp đồng. Trong
tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Đức Thánh Trần, những người như vậy được cư dân tín ngưỡng gọi là NGƯỜI
CÓ CĂN ĐỒNG. Căn đồng là một hiện tượng được nhiều người quan tâm nhưng không phải ai muốn là
có căn. Người ngồi hầu Thánh có cảm giác hào hứng, hoà nhập lễ nghi tâm linh khi thực hành nghi lễ hầu
bóng cũng chưa phải là người có căn đồng. Chỉ có những người có hệ thần kinh yếu ở mức độ nào đó khi
đi lễ đền, phủ mới bị hiện tượng ốp đồng và người ta gọi họ là những người căn cao, số nặng, là người
có duyên (có căn) với các vị Thánh trong Tứ phủ.
Theo tín ngưỡng thờ Mẫu, người có căn đồng là người sinh dương thế nhưng số hệ thiên cung, mệnh
càn bóng quế, con cái của cửa Tứ phủ công đồng. Tín ngưỡng thờ Tứ phủ cho rằng, người có căn đồng là
người đã được các Thánh chấm, không sớm thì muộn, tùy theo căn số của từng người sẽ được Thánh
bắt đi lính làm đồng. Nếu không trình diện để hầu sẽ bị các Thánh hành hạ. Lắm người căn cao số nặng
ấy, vì không biết đến cửa Thánh để kêu, để cầu nên bị hành cho đủ các kiểu: ốm đau bệnh tật nhưng đi
chữa không khỏi vì không biết là mình bị bệnh gì, bị hành cho dở dại dở điên, công danh sự nghiệp lận
đận, nhân duyên khó thành...Nhưng nếu mình biết đến cửa Thánh, cúi đầu đội lệnh, chẳng dám đơn sai
thì mọi việc sẽ khác hẳn, bệnh hết, mạnh khỏe, bình an, công thành danh toại.

Tóm lại, người có căn đồng trước sau gì cũng phải ra trình diện, làm ghế ngồi cho Thánh, tức là phải
hành lễ trình đồng, mở phủ. Nếu không có căn đồng mà nghe lời phán bảo linh tinh rồi ra lễ trình đồng,
mở phủ thì chỉ tốn tiền và thời gian, tự mua dây trói mình vì buộc phải theo đền, phủ suốt đời. Nếu bỏ
cuộc sẽ bị Thánh trách quở; mọi khó khăn bất trắc trong cuộc sống sẽ được qui cho là tại vì Thánh phạt.

Vậy làm sao biết được căn mệnh của mình là gì để tránh được những điều đáng tiếc có thể xảy ra? Ai có
thể xác định được được căn số trong mỗi con người ? Nhiều người chỉ nghe thầy tứ phủ phán bảo về
căn số của mình, rằng có căn với Quan lớn này, Cô, Cậu nọ rồi phải đăng đàn làm lễ trình đồng, mở phủ,
tự mình gây không ít khó khăn cho mình và hao tiền tốn của. Người ta cho rằng có nhiều cách để biết
được căn số của mình. Ví dụ: được các ngài báo mộng; được các ngài về ốp đồng khi mình tham gia
hành lễ trình đồng; khi hầu bóng mà mình luôn thích xem và say mê về giá đó; hoặc có thể là do xem bói
mà biết được. Nhưng xem bói phải hết sức lưu ý, không phải thầy nói gì mình cũng tin, vì bây giờ cũng
lắm thầy làm vì tiền hơn là làm vì tâm để cứu thế độ dân. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn nhưng
không phải không có đường thoát, đó là nhờ lập Bát tự để tìm hiểu căn số của mình. Đương nhiên người
lập Bát tự phải hết sức am hiểu và giỏi Dịch lý. Hơn nữa, người có căn hay không cũng có thể tự nhận
biết qua các hiện tượng trên. Tuy nhiên, cần lưu ý phải khẳng định người có căn đồng là những người
mạnh khoẻ, có thể chất, tinh thần và tâm lý hoàn toàn khác với người bị bệnh tâm thần phân liệt.

Nếu phải ra trình đồng, mở phủ, ai là người có thể giúp được người có căn đồng thực hành nghi lễ trong
khi xã hội trắng đen lẫn lộn đồng giả, đồng thật này? Bây giờ tìm được một Đồng thầy thật sự khó lắm.

Nếu người có căn đồng không nặng lắm có thể làm lễ tôn lô nhang bản mệnh; nếu chưa đạt yêu cầu thì
phải làm lễ trình đồng, mở phủ chính thức thành con dân hầu Thánh, bắc ghế cha ngồi,bắc ngôi mẹ ngự,
thành ghế đệm cho Thánh ngự. Muốn làm lễ bốc bát nhang bản mệnh,trước hết người có căn đồng nên
chọn một Đồng thầy thật sự, thông thạo việc Thánh. Lễ phải được tiến hành theo đúng trình tự, đúng
phép cửa Thánh, có dâng sớ, điệp văn, phẩm vật và đồ mã tiến cúng. Về nguyên tắc, bốc bát nhang ở
đền, phủ, điện nào là mình đã trở thành con nhang đệ tử của nơi đó. Các ngày lễ tiệc, đầu năm, cuối
năm phải đi lễ đầy đủ ở đó thì mới tốt. Nếu vì lý do nào đó mà tạm thời đi các đền, phủ khác để thực
hành nghi lễ thì phải xin và được sự đồng ý của Đồng thầy.

Nếu nặng căn quá mà mình chưa có điều kiện để ra trình đồng, mở phủ, thì có thể lập đàn để xin tiễn
căn khất đồng. Nếu vì công danh, sự nghiệp… mà chưa trình đồng, mở phủ thì phải xin khất vì chưa lo
liệu được việc Thánh. Cần nhớ đây là lễ xin khất chứ không phải xin từ bỏ căn vì người có căn trước sau
gì cũng phải đến hầu Thánh mới yên. Người ta nói người có căn đồng không chống lại được số mệnh gắn
bó với Thánh. Quan trọng là người có căn phải nhất tâm tin tưởng thì mới thành công và yên ổn trong
vạn sự.

xxxxxxxxxxxxx

Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng
dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất,
đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Saman giáo (ông đồng, bà đồng). Người ta
tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ
tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó
các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.

Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ
Đức Thánh Trần, (Được gọi là Thanh Đồng)... Về hình thức, nghi thức lên đồng hầu về Hội Đồng Thánh
Trần mang tính saman nặng hơn khi lên đồng hầu về Tứ Phủ bởi hầu về Hội Đồng Thánh Trần có các
hành động trực tiếp lên thể xác Thanh Đồng (người ở ngoài nhìn đôi khi thấy sợ)như đi trên than hồng,
xiên lình(dùng thanh sắt sắc nhọn đâm xuyên vào hai má và miệng thanh đồng), ăn lửa, lên đai (1 hình
thức thắt cổ, có người được gọi là sát căn, có khi lên 3 đai)...

Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng, Thanh Đồng là nam giới thì được gọi là "cậu", nữ
giới được gọi là "Cô hoặc Bà Đồng". "Cậu" thường mặc bộ quần áo lụa, mặt tô son điểm phấn (tóc có thể
để dài như con gái). Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng ) đi
theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt...Trong một buổi lên đồng thì có rất nhiều "giá". Mỗi lần
thay giá, người ta lại phủ lên "cậu" một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này Thanh Đồng đang ở
một "giá" mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... sao cho tương
xứng với "giá" này. Khi thì Thanh Đồng hóa thân thành một vị tướng, khi thì là một quan lớn uy nghiêm
oai vệ, lúc lại hóa thân thành một cô gái đang tung tăng nhảy múa..Điệu múa của Thanh Đồng cũng được
thay đổi theo đặc điểm của "giá". "Giá" quan thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích; giá các chầu bà
thì múa quạt, múa mồi, múa tay không; giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không, múa cờ ; giá
các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn, múa tay không; giá các cậu
thường múa hèo, múa lân ... Nghi lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp từ Thánh Mẫu đến
hàng Quan, Chầu, ông Hoàng, hàng Cô và Cậu. Số lượng giá trong một buổi lên đồng có khi lên tới 36 giá.

Trong lúc Thanh Đồng đang hoá thân thì bốn phụ đồng ngồi quỳ chân ở dưới cũng nghiêng ngả và múa
may hưởng ứng Thanh Đồng theo nhịp câu hát.Những nắm tiền lẻ sau khi được Thanh Đồng tung ra, ban
phát cho những người xung quanh được coi là tiền lộc và được những người dứng xem xung quanh nhặt
lấy cất giữ để lấy may. Nhạc hát thông thường là điệu chầu văn hoặc là hát nói có nội dung ca ngợi sự
linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp tiên giới. Nhạc khí chủ đạo là đàn nguyệt, bên cạnh nó là phách,
cảnh, sênh, trống chầu, chuông, trống…Ở miền Bắc Việt Nam có Phủ Giầy là noi hay tổ chức lên đồng
nhiều nhất.

Với các giá ông Hoàng thì nhóm đàn hát (được gọi là "Cung văn") sẽ ngâm các bài thơ cổ. Lúc này, Thánh
biểu hiện sự hài lòng bằng động tác thưởng tiền cho Cung văn và dùng những thứ người hầu đồng dâng
như: rượu, thuốc lá, trầu nước...Tới giai đoạn cao trào của Thánh thì người đứng giá thường múa gươm
hoặc bơi thuyền. Do vậy, ở Việt Nam có câu hát "cậu bắn súng lục, cô bơi thuyền rồng" là để chỉ sự này.

Một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có nghi thức giao tiếp với thần linh như tín ngưỡng Mỡi của
người Mường, tín ngưỡng Then của người Tày, Nùng. Tuy nhiên, khác với nghi thức lên đồng của người
Việt, sự giao tiếp với thần linh ở Mỡi và Then chủ yếu thông qua hình thức xuất hồn, tức là các ông Mỡi,
bà Then có khả năng thoát hồn khỏi xác bay đi gặp gỡ, cầu xin thần linh phù hộ cho dân chúng.

Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ
phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết,
thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu... Ngoài việc lên đồng để giao tiếp với thần linh, truyền
thống tín ngưỡng Việt Nam còn tin tưởng rằng sau khi chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi
cuộc sống của người thân đang sống. Do đó, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng
cô, đồng cậu (người gọi đồng) để trò chuyện với thân nhân đang sống. Thông qua cuộc trò chuyện âm-
dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá cố về mỗ mả để điều chỉnh và
cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng biết được vận mạng
tương lai của mình.

Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động lên đồng bị chính quyền xem là hoạt động mê tín dị đoan do nhiều
trường hợp việc lên đồng đã bị nhiều người lợi dụng vào mục đích xấu. Tuy nhiên, nhiều hội thảo khoa
học nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trong đó có lên đồng đã được tổ chức, nhiều ấn phẩm
của các học giả đã được xuất bản.

Về Đầu Trang Go down

luck

Khách viếng thăm

Bài gửiTiêu đề: Hầu đồng và những giá trị đích thực Mon Apr 04, 2011 8:54 pm

Lên đồng (hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng) là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian
(dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất, đây là
nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Saman giáo (ông đồng, bà đồng). Người ta tin rằng
các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma,
chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông
đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.

Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ
Đức Thánh Trần, (Được gọi là Thanh Đồng)... Về hình thức, nghi thức lên đồng hầu về Hội Đồng Thánh
Trần mang tính saman nặng hơn khi lên đồng hầu về Tứ Phủ bởi hầu về Hội Đồng Thánh Trần có các
hành động trực tiếp lên thể xác Thanh Đồng (người ở ngoài nhìn đôi khi thấy sợ)như đi trên than hồng,
xiên đình, phun lửa,lên đai (1 hình thức thắt cổ,có người được gọi là sát căn,có khi lên 3 đai)...

Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng ,Thanh Đồng là nam giới và được gọi là "cậu" ,nữ giới
được gọi là "Cô hoặc Bà Đồng". "Cậu" thường mặc bộ quần áo lụa, mặt tô son điểm phấn (tóc có thể để
dài như con gái). Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng ) đi theo
Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt...Trong một buổi lên đồng thì có rất nhiều "giá". Mỗi lần thay
giá, người ta lại phủ lên "cậu" một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này Thanh Đồng đang ở một
"giá" mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... sao cho tương xứng
với "giá" này. Khi thì Thanh Đồng hóa thân thành một vị tướng, khi thì là một quan lớn uy nghiêm oai vệ,
lúc lại hóa thân thành một cô gái đang tung tăng nhảy múa..Điệu múa của Thanh Đồng cũng được thay
đổi theo đặc điểm của "giá". "Giá" quan thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích; giá các chầu bà thì
múa quạt, múa mồi, múa tay không; giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không,múa cờ ; giá các
cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa ,múa khăn lụa ,múa đàn , múa tay không; giá các cậu
thường múa hèo, múa lân ... Nghi lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp từ Thánh Mẫu đến
hàng Quan, Chầu, ông Hoàng, hàng Cô và Cậu. Số lượng giá trong một buổi lên đồng có khi lên tới 36 giá.

Trong lúc Thanh Đồng đang hoá thân thì bốn phụ đồng ngồi quỳ chân ở dưới cũng nghiêng ngả và múa
may hưởng ứng Thanh Đồng theo nhịp câu hát.Những nắm tiền lẻ sau khi được Thanh Đồng tung ra, ban
phát cho những người xung quanh được coi là tiền lộc và được những người dứng xem xung quanh nhặt
lấy cất giữ để lấy may. Nhạc hát thông thường là điệu chầu văn hoặc là hát nói có nội dung ca ngợi sự
linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp tiên giới. Nhạc khí chủ đạo là đàn nguyệt, bên cạnh nó là phách,
cảnh, sênh, trống chầu, chuông, trống…Ở miền Bắc Việt Nam có Phủ Giầy là noi hay tổ chức lên đồng
nhiều nhất.

Với các giá ông Hoàng thì nhóm đàn hát (được gọi là "Cung văn") sẽ ngâm các bài thơ cổ. Lúc này, Thánh
biểu hiện sự hài lòng bằng động tác thưởng tiền cho Cung văn và dùng những thứ người hầu đồng dâng
như: rượu, thuốc lá, trầu nước...Tới giai đoạn cao trào của Thánh thì người đứng giá thường múa gươm
hoặc bơi thuyền. Do vậy, ở Việt Nam có câu hát "cậu bắn súng lục, cô bơi thuyền rồng" là để chỉ sự này

Hầu đồng và những giá trị đích thực

Nhắc tới chuyện lên đồng, hầu bóng, nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh những người buôn thần, bán
thánh, mê tín dị đoan. Thực ra, đây là một dạng nghệ thuật diễn xướng dân gian, bắt nguồn từ tín
ngưỡng thi Mẫu của người Việt.

Những cách hiểu sai lệch

Nghe thấy tiếng nhạc cất lên rộn ràng từ nhà hàng xóm, bà T. (Tây Hồ, Hà Nội) lắc đầu bảo: “Mấy người
lại tổ chức lên đồng đấy, tốn kém lắm. Mà cứ nói là mê tín, nhưng họ làm công khai đấy, có ai “hỏi
thăm” đâu”. Giống như bà T., nhiều người nghĩ rằng hầu đồng là hoạt động mê tín, chỉ được tổ chức lén
lút. Tuy nhiên, trên thực tế, các buổi hầu đồng đều diễn ra công khai. Ở Hà Nội, nơi được coi là "trụ sở"
chính của giới hầu đồng là phố Hàng Bạc. Ngoài ra, còn có hàng chục điểm hầu bóng khác trên phố Tôn
Đức Thắng, khu vực Nam Đồng, Gia Lâm...

Tình cờ được tham dự một buổi hầu đồng mở phủ của một phụ nữ ngoài 30 tuổi, tôi mới biết rằng, nếu
không dư giả về thời gian và cả tiền bạc thì đừng nghĩ đến chuyện theo hầu đồng. Thông thường, thời
gian cho một cuộc hầu kéo dài cả buổi, thậm chí cả một ngày trời. Buổi hầu chỉ kết thúc khi toàn bộ các
mâm lễ gồm hoa quả, nước ngọt, bia... trị giá hàng chục triệu đồng được phát hết cho khách. Suốt cuộc
hầu kéo dài hơn 5 tiếng đồng hồ mà tôi được chứng kiến hôm đó, "cậu" (danh từ chung chỉ những người
hầu đồng) liên tục phải thay các quần áo của ông Hoàng, bà Chúa, cậu Bốn... rồi nhảy múa, hút thuốc,
vung tiền, ném quả, phát lộc rất hào phóng. Các đệ tử, con nhang ngồi hầu xung quanh cũng liên tục
châm thuốc, vỗ đùi và thi thoảng lại xuýt xoa "cậu múa dẻo quá", rồi "cậu thật là tài giỏi"… để phụ họa,
nịnh bợ. Kết thúc buổi hầu đồng, “cậu” cho biết, đã tiêu gần 20 triệu đồng cho việc sắm lễ, mã..., nhưng
như thế vẫn còn rẻ hơn so với tổ chức hầu ở nước ngoài. Vì thế, nhiều người đang sống ở nước ngoài
thường về nước tổ chức hầu cho rẻ.

Dù tốn kém, nhưng trên thực tế có rất nhiều người “nghiện” hầu đồng. Không ít người làm được bao
nhiêu, tiêu vào hầu đồng bấy nhiêu, thậm chí có người lâm vào cảnh khuynh gia bại sản... Những người
theo hầu đồng đều tin tưởng vào lực lượng siêu nhiên, thần bí. Vì thế, khi cuộc sống càng nhiều rủi ro thì
hầu đồng lại càng lên ngôi. Làm ăn thất bát: hầu đồng. Bị tai nạn: hầu đồng. Con trượt đại học: hầu
đồng. Làm ăn thành đạt: cũng hầu đồng...

Nghệ thuật mang đậm chất tâm linh

Năm 2006, lần đầu tiên một lễ hội hầu bóng hoành tráng đã được Bộ Văn hóa thông tin (cũ) tổ chức tại
Kiếp Bạc (Hải Dương), với sự tham gia của một số đoàn từ nhiều địa phương. Đây là sự công nhận chính
thức đầu tiên của những nhà quản lý văn hóa với giá trị tâm linh và nghệ thuật của hầu đồng. Trả lời báo
chí lúc đó, GS - TS Tô Ngọc Thanh cho rằng, việc công nhận hầu bóng có hơi muộn, nhưng muộn còn hơn
không.

Nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất rằng, hầu đồng (cũng còn gọi là hầu bóng) là loại hình diễn xướng
dân gian bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Hầu đồng xuất phát từ thế giới quan của
người Việt cho rằng, mỗi thế giới hữu hình luôn tồn tại song song với một thế giới vô hình. Người Việt cổ
cho rằng có 4 thế giới: thế giới trên trời (ở nước nông nghiệp như ta chỉ đơn thuần coi thế giới trời là nơi
trú ngụ các tác nhân gây mưa), thế giới dưới nước, thế giới rừng (nơi sinh ra, nơi quần tụ của tổ tiên ta)
và thế giới người. Các thế giới này đều do các bà mẹ (Mẫu) cai quản.
Mỗi câu chuyện trong mỗi lần hầu bóng đều hấp dẫn, đầy khí phách về chiến công một con người cụ
thể. Họ là tướng trực tiếp cầm quân đánh giặc (như các ông hoàng), nhưng có khi chỉ là những người
dân yêu nước bình thường như hình tượng cô Chín, một người lái đò bình thường đã chèo thuyền cả
đêm thông báo tin giặc xâm phạm bờ cõi rồi hóa thân...

Ngoài giá trị về tâm linh, hầu đồng còn mang đậm giá trị nghệ thuật. Múa đồng là sự kết hợp giữa nhạc
và hát trong khi hầu, thể hiện sự tái sinh (nhập hồn) của các vị thánh vào thân xác của các ông đồng, bà
đồng, tạo nên trạng thái phấn khích, ngây ngất để người có thể hợp thể và hòa đồng với thần linh. Trong
hầu bóng, chỉ trừ ba giá hầu các mẫu là không có múa, còn lại, tùy theo vị trí, tính cách của từng vị thánh
mà có những động tác múa khác nhau. Chẳng hạn, giá hàng quan thường múa kiếm, long đao, kích; giá
hàng các chầu bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không; giá các ông hoàng có múa cung, múa khăn,
múa tay không; giá hàng các cậu thường múa hèo, múa lân; giá hàng các cô có múa quạt, múa hoa, chèo
đò, múa thêu thùa, múa tay không; giá ngũ hổ, ông lốt (rắn) thường mô phỏng động tác của rắn, hổ.
Ngoài ra, múa đồng còn tiếp thu nhiều điệu múa dân gian, có cách điệu để phù hợp với tính chất sân
khấu tâm linh.

Các bài hát chầu văn được nghe trong lúc người lên đồng vừa hát, vừa múa khi ông hoàng, bà chúa nhập
vào. Người hát nhịp phách trong khi dàn nhạc có đàn nguyệt, đàn đáy, nhưng có khi chỉ là một cây đàn
nhị. Có nhiều điệu hát như bài "Tam tòa", "Cô Chín sổng", "Cô Bé", "Cô Ba Thoải", " Cô Thượng ngàn",
"Quan Hoàng Chín", "Quang Hoàng Mười", "Ông Hoàng Đệ Tam"... Các điệu thường được mượn trong
dân nhạc hay hát ả đào...

Nghĩa Dung (Theo Đai Đoan Ket online Ngày : 2009-01-30 08:42)

xxxxxxxxxxx

Giải mã việc nhảy múa trên than hồng hơn 500 độC

Việc đi trên than hồng đã được nhiều người thực hiện, do chân chỉ tiếp xúc với than hồng trong một thời
gian nhất định, rồi bước đi tiếp nên việc đi trên than hồng là điều đơn giản...
Học viên lớp cảm xạ học ở Hải Phòng, Tạ Quang Thanh bước qua than hồng như đi trên mặt đất.

Hiện tượng đi trên than hồng của những cảm xạ viên ở Hải Phòng hôm 21/5 đang khiến rất nhiều người
quan tâm. Theo các chuyên gia thì hiện nay trên thế giới và Việt Nam việc đi trên than hồng đã được
nhiều người thực hiện, do chân chỉ tiếp xúc với than hồng trong một thời gian nhất định, rồi bước đi tiếp
nên việc đi trên than hồng là điều đơn giản...

Xuất phát từ tín ngưỡng

Ở một số dân tộc vùng cao của Việt Nam như xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang thường tổ chức
những cuộc thi đi trên lửa vào dịp đầu năm mới. Ngày tổ chức lễ hội được các già làng, trưởng họ hay
Thầy Tào xem xét kỹ lưỡng, từ mồng 2 - 5 tháng Giêng âm lịch. Để đi trên lửa, người dân đã đốt những
đống củi to ngay từ rất sớm, khi củi cháy hết người dân sẽ lấy than hồng rực để rải thành "tấm thảm".

Những người "đùa với lửa" sẽ ngồi "hầu lễ" ngay từ đầu buổi, họ lấy que tre gõ liên tục vào những ống
vầu đã chuẩn bị từ trước và Thầy Tào sẽ khấn vái xin "thần lửa" về cùng chung vui với dân làng. Khi
"thần lửa" đồng ý, từng đôi một sẽ vào nhảy trên những đống than bằng những bước chân trần. Khi đôi
trước nhảy xong, đôi tiếp theo sẽ vào hầu lễ rồi tiếp tục vào nhảy, cứ như thế cho đến hết lễ hội.

Những lễ hội này thường thu hút rất đông thanh niên chưa có gia đình, họ đến đây với mong ước sẽ tìm
được người hợp duyên để kết duyên với nhau thành vợ, thành chồng. Đến mùa xuân sau, họ lại dìu dắt
nhau đi lễ hội mong thần lửa phù hộ cho tình yêu, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt, ấm no...

Không chỉ ở Việt Nam, mà ở một số quốc gia trên thế giới cũng có những lễ hội đi trên than hồng. Ở Ấn
Độ người ta đã có những bằng chứng, chứng minh rằng lễ hội đi trên than hồng đã có từ 1.200 năm
trước Công nguyên.
Cho đến nay, những lễ hội kiểu này vẫn được duy trì. Chúng thường gắn với một số tín ngưỡng tôn giáo
nào đó, chẳng hạn, mỗi người phải đi trên lửa ít nhất một lần, phải bê cục than hồng trên tay rồi chuyển
cho người khác...

Những hành động này nhằm chứng minh cho hành động của những người thực hành nghi lễ là tốt về
bản chất, hoặc thể hiện sức mạnh siêu nhiên của thần thánh, cầu mong sự ban ơn của đấng tối cao cho
con người ấm no, hạnh phúc.

Chuyện bình thường

TS Vũ Thế Khanh, giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng UIA cho biết: Việc đi chân
trần trên than hồng được những người luyện tập trong bộ môn yoga, cảm xạ học thực hiện là bình
thường.

Ở Trung Quốc nhiều người có khả năng biểu diễn nung các thanh sắt nóng hàng nghìn độ để quệt vào
các vị trí trên cơ thể. Để có thể có khả năng đặc biệt như thế những người này phải trải qua một quá
trình tập luyện rất công phu và kiêng kỵ nhiều thứ.

Theo ông Khanh, các cảm xạ viên ở Hải Phòng có thể đi trên than hồng ở nhiệt độ trên 500 độ C một
cách bình thường như đi trên mặt đất nhờ một phần tập luyện khí công, kết hợp phương pháp tập yoga.
Nhiều người có thể đi trên than hồng vì khi da chân tiếp xúc với than chỉ trong thời gian ngắn, rồi chân
được nhấc lên.

Nhiều người có thể đi trên than hồng vì khi da chân tiếp xúc với than chỉ trong thời gian ngắn, rồi chân
được nhấc lên.

Lòng bàn chân chỉ tiếp xúc với than trong khoảng thời gian ngắn như thế, lớp da chân sẽ không chịu sự
tác động của than ở nhiệt độ cao. Giống như khi người ta biểu diễn chạy trên các tấm cót dưới nước.
Trước khi chạy họ phải vận khí công, chỉ được tiếp xúc nhanh, khẽ chạm trên những tấm cót này để chạy
qua một cách nhẹ nhàng.

Theo ông Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, trong chương trình Chuyện
lạ Việt Nam, đã từng có người biểu diễn đi trên than hồng ngay tại trường quay S9 Đài Truyền hình Việt
Nam năm 2005.

Sự tin tưởng tuyệt đối là sẽ không bị bỏng cộng với điệu nhảy tốc độ là bí quyết của việc đi trên thảm
lửa. Các chuyên gia của Đức đã xác định chính xác được nhiệt độ mà đôi chân trần phải chịu trong một
lần tổ chức lễ hội của thổ dân đảo Fiji.

Lúc cao nhất, nhiệt độ dưới bàn chân người nhảy múa lên tới 80 độ C trong khi than nóng những 330 độ
C. Ở đây chúng ta cần xét hai yếu tố. Thứ nhất, xét trên trạng thái cơ thể, không phải lúc nào cơ thể
chúng ta cũng có thể làm những việc khác thường như thế được.

Mỗi người có khả năng khác nhau như một số người có thể dùng lưỡi liếm dao đã nung đỏ. Ta có thể gọi
đó là trạng thái xuất thần của cơ thể. Thứ hai, trước khi họ thực hiện cần phải đọc một câu thần chú, xin
phép một ai đó để thực hiện và phải làm một số động tác như múa may quay cuồng, trạng thái lâng
lâng, để cơ thể trở về vô thức.

Ông Hải cho hay, ông đã từng tự tay mình bốc than hồng lên để truyền từ tay nọ sang tay kia một cách
bình thường mà tay không bị bỏng. Và trường hợp những người đi trên than hồng với nhiệt độ trên 500
độ C cũng vậy.

Việc chuẩn bị về mặt tinh thần, nâng khí lên cơ thể và tập luyện về mặt sức khoẻ, quyết tâm bước qua
những đống than hồng là những điều cần thiết cho mỗi người. Thực ra đây cũng là việc không có gì lạ
lắm. Nếu chúng ta quan sát kỹ khi người đi trên than hồng, tiết diện bàn chân chỉ chạm nhẹ với than
hồng rồi nhấc chân lên để bước đi tiếp.

Như thế có thể bước đi bình thường trên mặt than hồng mà không sợ bị bỏng chân. Chúng ta đều có thể
bước trên than hồng nhưng không thể đứng một chỗ, như thế chắc chắn chân sẽ bị nướng thành than.
BS Đặng Văn Quế, nguyên chuyên viên pháp y Bệnh viện Việt Đức cho biết, việc đi trên than hồng không
để nhằm mục đích chính là chữa bệnh ra mồ hôi chân hay chân bị hôi thối. Việc đi trên than hồng giúp
cho con người ta khỏe mạnh, rèn luyện tinh thần, chiến thắng mọi khó khăn trong cuộc sống.

Khi ai đó đi được trên than hồng là kết quả của quá trình tập luyện. Chúng ta biết rằng việc một số người
bị bệnh ra mồ hôi, hôi thối tay chân là do bị tổn thương thần kinh, stress, cũng có thể là do tuyến cường
gián đoạn... điều này chúng ta có thể điều trị bằng các phương pháp nội khoa. Nhưng nhờ quá trình đi
trên than hồng cơ thể sẽ chế ngự được những thứ bệnh tật liên quan đến hệ thần kinh ở ngoài da.

Về Đầu Trang Go down

kiss

Khách viếng thăm

Bài gửiTiêu đề: Tự truyện của nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài Mon Apr 04, 2011 9:15 pm

Tự truyện của nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài

TÌNH NGƯỜI ÂM DƯƠNG

Người ở thiên thu

Có lẽ đấng tạo hóa bày đặt ra những hiện tượng huyền bí mà con người tóm gọn lại gọi chung vào hai
chữ "tâm linh". Những nghịch lí và cả tính logis trong chuyện này như một trò chơi ú tim để cho con
người cứ phải tìm phải kiếm…
Hơn một lần tôi hối tiếc rằng giá như bao nhiêu năm qua, mỗi lần tôi làm công việc tìm mộ thất lạc cho
dù những lần tìm mộ đó thành công hay thất bại, tôi đều ngồi viết lại tất cả thì bây giờ những câu
chuyện của tôi sẽ được trích trong cuốn sổ “ Nhật kí làm việc”. Nhưng tiếc rằng……

Hơn mười năm qua tôi đã tìm được bao nhiêu ngôi mộ? Tôi đã tiếp cận được với bao nhiêu vong hồn để
tìm hài cốt? Tôi không nhớ và tôi cũng chẳng ý thức rằng mình phải nhớ.

Tôi chỉ biết tìm và tìm…. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm lại nối năm, thông tin nối tiếp thông tin…

Với tôi trải nghiệm là tất cả.

Cuộc sống của con người là bức tranh muôn màu. Công cuộc tìm hài cốt thất lạc của tôi cũng thế, tôi đã
phải trải qua bao nhiêu gian truân sóng gió trong công việc nhiều khi tưởng chừng không thể vượt qua.
Bao nhiêu gia đình là bấy nhiêu liệt sĩ, mỗi một liệt sĩ dù tôi có giúp gia đình tìm được mộ hay không đều
là một câu chuyện dài giúp tôi có thêm kinh nghiệm, như một bài học đã qua để rồi ngày mai tôi lại có
thêm những bài học mới, bài học trong cuộc đời của một nhà ngoại cảm như tôi.

Tôi hoàn toàn mất hẳn khái niệm sự sống và cái chết của con người.

Với tôi tất cả là hiện hữu, là hoàn toàn có thực!

Tôi viết lại câu chuyện này như một món quà dành cho chính tôi khi đang làm công việc này và tôi muốn
lưu tặng gia đình chị Oanh, anh Mạnh và tôi sẽ gửi tặng người thân, bạn vong niên, những người tri kỉ
thân thiết của tôi đã phần nào hiểu về tôi. Câu chuyện tôi kể ra đây là một trong những câu chuyện tôi
nhớ nhất, ấn tượng nhất. Người liệt sĩ ấy đã giúp tôi có thêm hiểu biết, dạy tôi trưởng thành lên thật
nhiều trong công việc. Tôi hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh, nơi có những con người mà chúng ta quen
gọi là linh hồn đang tồn tại ở một thế giới mà tôi vẫn quen gọi là thế giới âm, thế giới bên kia.

Trong con mắt tôi, con người ở cái thế giới thứ hai họ đang tồn tại, sự tồn tại ấy thực chất là gì? Cần phải
có cái nhìn như thế nào đối với sự tồn tại mà tôi đang hàng ngày chứng kiến? Trăn trở của tôi giống như
một mớ chỉ thắt nút rối tung thì giờ đây cùng với thời gian mọi chuyện đang dần sáng tỏ.

Công lao này là của những con người ở cõi bên kia, con người cõi bên kia vẫn đang được người ở bên
này quen gọi là ma, là linh hồn, là đồng cốt, là vong, là cô hồn… nhưng tôi hiểu đó chỉ là những danh từ
mà người sống đặt cho những người đã khuất. Những người đó đã giúp cho tôi viết lại được phần nào
câu chuyện mà tôi quen gọi họ là người âm.

Với tôi, người âm đó cũng là con người như tất cả chúng ta.

Tôi mang ơn họ bởi họ là những người thầy dẫn dắt tôi khám phá thế giới huyền bí. Trải nghiệm này đã
cho tôi nhận thức ra rằng, thế giới tâm linh là một kho tàng bí ẩn, để cho mỗi chúng ta khám phá và
chiêm nghiệm, và hơn hết bất cứ nơi đâu trên thế giới này tôi đã tìm ra được “nguồn sống bất tận” từ
thế giới bên kia…
Từ chuyện liệt sĩ Lê Hữu Hạc…

Đó là khoảng thời gian cuối năm 2008.

Một buổi tối như bao nhiêu buổi tối khác. Sau một ngày làm việc vất vả, tôi lại phải tiếp tục với công việc
của mình. Bỗng có tiếng chuông điện thoại reo, tôi cầm máy :

- A lô, tôi nghe!

Một giọng phụ nữ trầm ấm vang trong máy. Chị xưng tên và địa chỉ của chị lẫn tên của liệt sỹ mà tôi đã
nhận tìm cho gia đình chị. Chị hỏi tôi còn nhớ trường hợp của gia đình chị không? Tôi không thể nhớ rõ
ràng trường hợp này vì chị gọi rất bất ngờ nên cứ ú ớ nhớ nhớ, quên quên. Tuy vậy tôi liền hỏi chị :

- Có vấn đề gì không chị?

Chị thông báo cho tôi biết ngôi mộ mà tôi tìm cho gia đình chị đã được gia đình chị mang mẫu hài cốt đi
giám định AND và kết quả là….không chính xác! Chị nói thêm :

- Em dẫn tìm mộ từ xa, các đặc điểm em nêu khi gia đình đi tìm là rất chính xác. Do vậy thật lòng bây giờ
chị cũng chẳng hiểu ra làm sao nữa.

Chị chào tôi rồi cúp máy.

- Anh Hải đâu? Lục tìm ngay hồ sơ liệt sỹ Lê Hữu Hạc!

Đã biết tính tôi, Anh Hải lục tìm hồ sơ theo yêu cầu của tôi. Một lúc sau Anh Hải đưa tập hồ sơ cho tôi và
đứng bên cạnh chờ đợi. Con bé đã quá quen chịu đựng với mọi sự vui buồn, nóng giận bất thường trong
công việc của tôi. Nó luôn là người hứng chịu. Tôi bắt Anh Hải phải nhớ cả liệt sỹ, nhớ cả người nhà liệt
sỹ và mô tả nhanh để giúp tôi hình dung ra được trường hợp ấy…. Nó lắp bắp, lí nhí trong cổ họng :

- Dạ….thưa…nhiều trường hợp quá nên con không thể nhớ nổi đây là trường hợp nào cả ạ!

Chỉ chờ có thế, tôi nổi xung với con bé. Nó đứng nép vào một góc nhà chịu trận cứ như thể kết quả giám
định AND không đúng là do lỗi của nó mà nên vậy.

Lục tìm lại toàn bộ hồ sơ và đọc kỹ lại bản báo cáo kết quả tìm mộ liệt sỹ của gia đình tôi mới hiểu là : Chị
Lê Thị Kim Oanh là em gái liệt sỹ Lê Hữu Hạc. Gia đình trước đây đã nhờ nhà Ngoại cảm Nguyễn Khắc
Bảy và một cô giáo Mai ( cũng là nhà ngoại cảm ) nào đó tìm mộ cho liệt sỹ Hạc. Hai nhà ngoại cảm Bảy
và Mai chỉ vào hai ngôi mộ khác nhau trong nghĩa trang Lộc Ninh - Bình Phước, do vậy gia đình chị Oanh
đã lấy mẫu cả ở hai ngôi mộ mang đi giám định AND. Trong khi chờ đợi kết quả giám định AND, gia đình
chị Oanh đã đến văn phòng của tôi đăng ký áp vong. Sau khi áp vong, gia đình chị Oanh nhờ tôi hướng
dẫn tìm mộ anh Hạc.

Sau khi nhận được thông tin từ liệt sỹ Hạc, tôi kiểm tra thấy thông tin là chính xác nên tôi nhận lời với
gia đình chị Oanh là sẽ hướng dẫn qua điện thoại cho gia đình chị Oanh đi tìm mộ liệt sỹ Lê Hữu Hạc.
Theo sự hướng dẫn của tôi, ngôi mộ tôi chỉ trùng với ngôi mộ mà cô Mai đã chỉ trước đó. Nhưng bây giờ
thì kết quả giám định AND cho thấy cả hai ngôi mộ đều không phải hài cốt của liệt sỹ Lê Hữu Hạc.

Nhận được thông báo kết quả từ chị, tôi thật sự choáng váng!...

Trong lòng tôi trào lên nỗi cay đắng lẫn giận hờn chính bản thân mình.

Trời đất ơi! Sao lại có chuyện như thế này! Trong sự dằn vặt, tôi mâu thuẫn với bản thân mình. Tôi
không còn hiểu nổi chính con người của tôi nữa. Tôi cố thuyết phục bản thân tôi rằng tôi làm công việc
này cũng vì ước muốn mong mang hạnh phúc đến cho người khác. Hạnh phúc của mọi người là hạnh
phúc của tôi. Liệu tôi còn đủ can đảm để vượt qua sự cố tương tự như sự cố này không? Vì mang danh
một nhà ngoại cảm và chính tôi là người đã chỉ mộ anh Hạc cho gia đình liệt sỹ mà bây giờ tôi cũng
chẳng thể hiểu nổi cái gọi là “ ngoại cảm “ của tôi nữa.

Tôi phải nghĩ làm sao? Tôi phải hiểu thế nào?

Trải nghiệm từ chính bản thân mình, tôi tâm nguyện sẽ cho ra đời cuốn tự truyện mà tôi đã tâm huyết
miệt mài viết ra cuốn sách đó. Tôi sẽ nói cho mọi người nghe về những hiểu biết của tôi với thế giới
người âm và ngược lại. Tôi muốn chia sẻ cùng tất cả mọi người trong thế gian này những điều tôi thấy,
những điều tôi biết. Cả những trăn trở cùng những thắc mắc, bởi nhiều năm tiếp cận với thế giới thứ hai
tôi đã nhận ra rằng tất cả những buồn rầu và đau khổ tột cùng sẽ rời xa khi con người đạt đến độ khai
sáng tâm linh. Nhưng giờ đây tất cả dường như lại không phải như vậy, trong trường hợp này tôi biết
hiểu làm sao? Có ai hiểu cùng tôi, ai sẽ chia sẻ với tôi, hay chỉ có mình tôi lạc lõng giữa cuộc đời này?

Người đầu tiên mà tôi nhớ đến để “ bám víu “ là anh Vũ Thế Khanh – Tổng giám đốc liên hiệp khoa học
tin học ứng dụng ( UIA ). Tôi gọi điện cho anh và vừa kể đầu đuôi vừa ấm ức khóc :

- Như thế là làm sao hả anh? Có lẽ….em…xin thôi…

Trong sự ấm ức, bức xúc tôi gọi điện thoại cho nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải và nhà báo Đinh
Trần. Tôi khóc lóc và…..ăn vạ :

- Có lẽ cháu bỏ…việc thôi chú ạ.

Hiểu và thông cảm cho suy nghĩ của tôi, cả ba người đều an ủi, động viên tôi hãy tiếp tục an tâm công
tác.

Ngay sau đó chú Nguyễn Phúc Giác Hải và chú Đinh Trần cùng xuống văn phòng tôi để nghiên cứu kỹ
trường hợp này. Chúng tôi cùng đi đến thống nhất là sẽ bắt đầu từ việc gọi linh hồn liệt sỹ Hạc lên, cho
áp vong vào thân nhân liệt sỹ để xác đinh nguyên nhân. Việc này rất cần có sự đồng thuận của gia đình
liệt sỹ. May sao, gia đình chị Oanh rất quyết tâm đi theo hướng chúng tôi đã vạch ra. Sau nhiều lần áp
vong đi áp vong lại, vong anh Hạc đã về nhập vào hai người em trong nhà. Anh Hạc cho biết ngôi mộ tôi
và cô giáo Mai cùng chỉ đúng là có hài cốt của anh, nhưng cốt còn rất ít lẫn lộn với cốt của đồng đội…

Xét về mặt tâm linh thì có thể chấp nhận thông tin của liệt sĩ, nhưng xét về khoa học thì khả năng của tôi
trong trường hợp này là không chính xác. Từ việc tìm kiếm này, gia đình liệt sĩ Hạc và tôi có nhiều thời
gian làm việc với nhau nên các chị em gái của liệt sĩ như đã hiểu về tôi hơn.

Tôi cảm nhận được tình cảm của các chị dành cho mình.

Nhưng cho đến tận bây giờ, mỗi lần nghĩ về câu chuyện tìm mộ anh Hạc tôi không khỏi băn khoăn, tôi
không biết nên giải thích với chính lòng mình như thế nào cho thanh thản. Công việc hàng ngày ở đây
tiếp xúc với hàng trăm thân nhân liệt sỹ mỗi ngày, tôi vẫn biết có rất nhiều trường hợp không thể tìm
được mộ, và tôi hiểu trong chiến tranh thì chẳng có điều gì là không thể xảy ra…

xxxxxxxxxxxxxx

Một lần, tôi bị ốm khá nặng, nằm trơ trọi một mình ở văn phòng nghĩ linh tinh, ứa nước mắt vì bỗng
thấy cô đơn cô độc. Tôi nghĩ đến cuốn sách “ Chuyện về thế giới tâm linh” của nhà văn Trần Ngọc Lân.

Ông viết về các nhà ngoại cảm và những đầu đề kêu như chuông đánh, nào là biệt tài ở giữa chúng ta,
nào các nhà ngoại cảm Việt Nam….

Người ta chỉ biết đến các nhà ngoại cảm, những người nổi tiếng ấy vào những lúc tìm mộ, còn cuộc sống
thường nhật họ thường tránh tiếp cận, vì nhà ngoại cảm là những người lập dị, người bất thường, là
những ông đồng bà cốt..v.v.v…

Lúc này, tôi mới thấy trơ trọi, bơ vơ và lạc lõng làm sao.

Tôi tủi thân quá độ. Trời cao đất dày ơi! Thánh thần ơi!…Tôi là một con người, tôi chỉ là một con người
như bao người khác.

Đúng lúc tủi thân nhất ấy, người em gái của liệt sĩ Hạc đến thăm. Tôi bám chặt lấy chị Oanh:

- Chị Oanh ơi, em muốn về sống ở Quảng Ninh.

Trong cơ quan lúc thì tôi kêu việc này với sếp, lúc thì tôi trình bày cái kia. Có lần sếp Khanh phải gắt lên:

- Thế bây giờ “ người thời tiết “ muốn gì? Có phải chiều cô hơn “ chiều vong “ nữa không đây?

Tôi xấu hổ chẳng nói gì chỉ nghĩ: “thôi sếp thông cảm cho em đi, em cũng chẳng hiểu nổi em nữa mà”

Giờ tôi mới thấm câu đùa của anh Khanh “ Nhà ngoại cảm là người nhạy cảm, tâm hồn thì mong manh
như lá liễu, tính tình thì sớm nắng, chiều mưa, trưa nổi bão”

Khi tôi khỏi ốm cũng là lúc chứng minh cho chị Oanh thấy nhà ngoại cảm là người có tính khí bất thường
mọi lúc mọi nơi, tóm gọn là “ người lập dị” . Tôi chẳng về Quảng ninh nữa. Chị vui vẻ trách tôi:
- Tôi bắt đền cô vì phải lo dọn phòng cho cô về ở đây này.

Chị coi tôi như em gái, đôi khi tôi cũng làm nũng chị dài dài.

Ngẫm mới thấy “Tái ông mất ngựa” là chuyện thật

Chị bắt đền tôi tìm giúp một trường hợp liệt sĩ của gia đình anh Mạnh hàng xóm nhà chị.

Tôi vui vẻ nhận lời.

You might also like