You are on page 1of 6

ÔN TẬP THIẾT KẾ MÁY

1. Các kiểu mối hàn, chuẩn bị mối hàn, mép hàn


a) Các kiểu mối hàn:
- Hàn giáp mối (phổ biến trong ngành hóa chất)
- Hàn vuông góc
- Hàn chồng
b) Chuẩn bị, bố trí mối hàn
- Mối hàn dễ xem xét, kiểm tra, vệ sinh, tránh xa bề mặt gia công
- Các chi tiết phụ không được cắt ngang hoặc phủ lên mối hàn (vd: tai treo, chân
đỡ,…)
- Giảm ứng suất dư và biến dạng dư trong kết cấu hàn đến mức tối đa
- Đối với hàn giáp mối thì bề dày phải bằng nhau, nếu bề dày lệch nhau từ 20%
trở lên thì phải có đoạn chuyển tiếp, độ nghiêng 1:5
- Mối hàn dọc không được cắt ngang qua lỗ và qua đoạn ống nối trên thân tb
- Không tập trung mối hàn vào 1 điểm, nên bố trí các mối hàn đối xứng theo
đường trục
- Sử dụng đệm lót: tại các vị trí không thể sửa sang lại (vd: trong ống, tb có
đường kính bé,…)
- Khoảng cách giữa các mối hàn tối thiểu 50mm (trong tập thầy Nam ghi là
5mm, đáp án có gì đánh đó hihi)
- (Xem hình trong slide đi, lười copy vô quá, do đề thi có hỏi hình, mép hàn
đúng sai thế nào)
c) Các lưu ý khác
- Ưu tiên giảm thiểu thể tích vật liệu bị đốt nóng (chiều dài mối hàn) nhất có thể
- Vì tính kinh tế nên giảm bớt số lượng mối hàn, phối hợp vs các pp khác: uốn,
dập, hàn đứt,…
- Không dùng 1 mối hàn để ghép nhiều chi tiết
- Phun thuốc để bảo vệ mối hàn khỏi sự oxy hóa
- Lí do phải vát mép: tạo ra mép nghiêng để hai ống có thể gắn với nhau bằng
cách hàn. Mối hàn sẽ trở nên chính xác và chắc chắn, chịu được áp lực hơn.
2. Phân loại mối hàn (sấp, đứng, ngang, ngửa)
- Hàn sấp: bao gồm những đường hàn phân bố
trên mặt phẳng nằm trong góc từ (0 – 60)º so với
mặt phẳng nằm ngang.
- Hàn đứng: bao gồm những đường hàn phân bố
trên mặt phẳng nằm trong góc (60 – 120)º theo
phương bất kỳ, trừ phương song song với mặt
phẳng nằm ngang. Hàn đứng từ dưới lên gọi là
hàn leo. Hàn đứng từ trên xuống gọi là hàn tụt.
- Hàn ngang: bao gồm những đường hàn phân bố trên mặt phẳng nằm trong góc
(60 – 120)º theo phương song song với mặt phẳng nằm ngang.
- Hàn ngửa: bao gồm những đường hàn phân bố trên mặt phẳng nằm trong góc
(120 – 180)º
** Trong vị trí các mối hàn trên thì hàn sấp là vị trí hàn thuận lợi nhất và khó
nhất là vị trí hàn ngửa.
3. Các loại tb chịu áp suất (xem tập đi, thêm vào sau)
4. Hàn gió đá, hàn khí, hàn hồ quang là gì?
- Hàn gió đá: Đây là phương pháp hàn hóa học dựa trên phản ứng tỏa nhiệt
của khí Oxy và sử dụng thêm các khí khác để tăng nhiệt cho đơn vị cần
hàn. Khi đó tại vị trí hàn, kim loại được tăng nhiệt độ đạt đến trạng thái nóng
chảy. Từ đó sẽ liên kết lại với nhau tạo thành mối hàn. Phương pháp này không
cần sử dụng thêm que hàn bổ sung. Trong thực tế, hàn cắt gió đá thường được
sử dụng để hàn các tấm kim loại mỏng. Các kim loại có độ nóng chảy thấp
hoặc kim loại màu như đồng, nhôm, chì… do tính kinh tế, tiện ích và hiệu quả
sử dụng cao.
- Hàn khí: Nhiệt được tạo ra từ phản ứng cháy của khí nhiên liệu, thường là
acetylene, có thể có (vật liệu phải tương đồng) hoặc không có que hàn. Ngoài
ra có thể sử dụng khí hydro, natural gas, propylene, propane.
- Hàn hồ quang điện: Quá trình nóng chảy do hồ quang điện (5500oC) được
tạo ra giữa điện cực hàn và kim loại hàn, đều phải sử dụng que hàn. Que hàn
có thể là điện cực hoặc không (điện cực bằng tungsten). Nên thực hiện trong
môi trường trơ như argon, helium để tránh các phản ứng oxy hóa của kim loại
với oxy, nito và hydro trong không khí. Ứng dụng hàn vật liệu thép carbon,
thép không gỉ, hợp kim gang, một số hợp kim không có gốc sắt. Không sử
dụng cho nhôm và hợp kim nhôm, hợp kim đồng và titan
5. Cách đọc các loại thép carbon, thép không gỉ, thành phần các loại thép
a) Cách đọc các loại thép
- Thép CTxx. Ví dụ: CT30: “CT” là thép carbon, “30” là có giới hạn bền
300N/mm2
- Thép Cxx. Ví dụ: C20: “C” là thép carbon. “20” là có 20 phần vạn C hay 0,2%
- Thép hợp kim. Ví dụ: 1X18T9H: %C=0.01%, %Cr=18%, %Ti=9%, %Ni=1%
hay 8X20H14C2: %C=0.08%, %Cr=20%, %Ti=14%, %Si=2%
b) Tác dụng các nguyên tố trong thép
c) Thành phần các loại thép carbon
- Thép 304: %Cr=18~20%, %Ni=8~10.5%, %C=0.08 còn lại là Fe
- Thép 316: %Cr=16~%, %Ni=10~14%, %Mo=2~3%, %C=0.08 còn lại là Fe
- Muốn đọc thêm thì inb t gửi file cho chứ lười đánh quá 
6. Kiểm tra thông số nào của vật liệu là đúng?
- Kiểm tra ứng biến dẻo của kim loại và hợp kim.
- Kiểm tra độ bền uốn của vật liệu vô cơ.
- Kiểm tra độ cứng của kim loại và thủy tinh.
7. Hàn hồ quang chìm là gì?
- Phương pháp hàn hồ quang chìm là một hình thức hàn tự động được thực hiện
dưới lớp thuốc bảo vệ. Phương pháp này được thực hiện dựa vào quá trình
nóng chảy của hồ quang đã được tạo ra nhờ vào các điện cực dây hàn và vật
hàn được lớp thuốc hàn bảo vệ để nhằm mục đích tránh các tác hại của không
khí bên ngoài.
- Dưới sự tác động của các bộ phận hàn dây hàn sẽ được triển khai đẩy vào vũng
hàn bằng những cơ cấu đặc biệt với tốc độ điều chỉnh phù hợp với độ cháy của
dây hàn. Thường thì hồ quang chìm được thực hiện theo độ di chuyển nguồn
nhiệt kim loại và vũng hàn sẽ nguội lại, sau đó kết tinh tạo thành mối hàn trên
mặt vũng hàn. Lúc này thì phần mối hàn sẽ đông đặc và sẽ hình thành nên một
lớp xỉ có tác dụng tham gia vào quá trình luyện kim hàn để bảo vệ, giúp mối
hàn khỏi tách ra sau khi triển khai hàn. Lúc này thì phần thuốc hàn còn chưa bị
nóng chảy thì có thể dùng để sử dụng lại nếu cần.
8. Hàn 2 chi tiết khác nhau thì phải?
- Vát bớt chiều dày hay khoét lỗ chi tiết dày hơn sao cho ở chỗ mối hàn hai chi
tiết có bề dày bằng nhau.
- Sử dụng vòng trung gian.
- Nếu 2 chi tiết làm từ 2 vật liệu khác nhau thì phải dùng que hàn phù hợp với cơ
tính của cả 2 loại vật liệu
9. Khi thiết kế tb hóa chất, kĩ sư cần ưu tiên gì?
- Rẻ, mang lại hiệu quả kinh tế lớn
- Năng suất cao, bền
- Sử dụng tiện lợi, an toàn
10. Khi tra ứng suất cho phép của vật liệu tạo thành tb thì dựa vào yếu tố nào?
(nhiệt độ làm việc, thiết kế hay thử):
Nhiệt độ làm việc
11. Khi tính thiết kế hay chế tạo TB thì đảm bảo cho yếu tố sửa chữa, sử dụng, lắp
đặt để thuận tiện thì dựa trên yếu tố nào?
Chi tiết chuẩn hóa, rẻ tiền, dễ thay thế
12. Khi TB làm việc trong MT có tính ăn mòn cao, tốc độ ăn mòn trên các chi tiết
khác nhau thì phải chọn tốc độ ăn mòn bao nhiêu để thiết kế, chọn ở vị trí nào?
<0,1mm/năm đối với thép không gỉ, ăn mòn cục bộ (ko chắc)
13. Khi TB đc hàn để chế tạo thì TB bị rò rỉ hay ăn mòn ở vị trí hàn or ko hàn, tại
sao? Tại vị trí hàn do cấu trúc tinh thể thay đổi
14. Thực hiện quá trình hóa lí trong TB hóa thường nằm trong khoảng nhiệt độ, áp
suất? 1-10bar, 40-260oC. Áp suất chân không hay quá cao cũng đều tăng chi phí thiết
bị. Nhiệt độ cao quá 400oC phải dùng vật liệu đặc biệt
15. Để kiểm tra các vết nứt ở trên bề mặt TB bằng kim loại từ tính thì ta ktra bằng
pp? Kiểm tra bằng bột từ
16. Đối vs TB trụ đứng có chứa dd chất lỏng thì áp suất tính toán hay thiết kế đc
chọn ở vị trí nào: đỉnh, đáy hay giữa tháp hay từng khu vực của TB?
Thân tháp (lại ko chắc)
17. Viêc chọn VL chế tạo TB làm việc ở đk ăn mòn để đảm bảo tính hợp lí nhất, rẻ
nhất nên chọn VL?
Thép carbon CT38 có tráng men, nếu ko có thì chọn thép carbon hoặc nhựa
18. Những vùng nào sẽ bị ảnh hưởng của mối hàn? (chưa hiểu câu hỏi lắm)
Trong vùng mối hàn (A) kim loại nóng chảy hoàn toàn,
khi kết tinh có tổ chức tương tự như tổ chức thỏi đúc.
Phần kim loại cơ bản nằm cạnh mối hàn dọc theo trục
đường hàn không thay đổi về thành phần hóa học nhưng do
bị nung nóng mạnh nên tổ chức và kích thước độ hạt thay
đổi. Phần kim loại này gọi là vùng ảnh hưởng nhiệt
Vùng ảnh hưởng nhiệt có kích thước phụ thuộc vào phương
pháp hàn, chế độ hàn, thành phần hóa học cũng như tính
chất lý nhiệt của kim loại cơ bản.
19. Tính cbvc năng lượng để là gì trong thiết kế?
Tính kích thước, năng suất, nhiệt độ làm việc, áp suất làm việc
20. Mục đích của quy trình công nghệ? Xác định gì?
Mục đích của quy trình công nghệ để chỉ một cách thức, phương thức thực hiện một
quá trình nào đó. Xác định chi phí, cơ sở hạ tầng, từng loại thiết bị và sắp xếp thứ tự,
năng suất hoạt động,… (chém gió)
21. Muốn biết bản chất xảy ra trong từng công đoạn hay trong TB dựa vào yếu tố?
Công nghệ (chém gió)
22. Phân loại TB dựa trên chức năng: 4 loại cơ, nhiệt, khối, phản ứng ( băng tải : cơ
học,…)
23. Cấu tạo của TB cô đặc gồm những phần nào, chịu áp suất gì?
- Đáy nón, buồng đốt (p dư của hơi đốt, hơi bh)
- Bộ phận chuyển tiếp, buồng bốc (p chân không, ko làm việc ở p dư) (bốc hơi,
sấy, cô đặc đều làm việc ở p dưới pa), nắp.
24. Điều kiện làm việc, môi trường làm việc chung cho TB hóa
Môi trường không sạch, ăn mòn, pH khác 7, có tính oxh, khử,…
25. Trong TB hóa chất ăn mòn nào là chủ yếu? ăn mòn hóa học
26. Ăn mòn hh thường xảy ra ở?
Những bộ phận của lò đốt hoặc thiết bị thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với oxy và hơi
nước
27. Tốc độ ăn mòn đánh giá qua đơn vị nào? Khả năng ăn mòn (mm/năm)
28. Nhiệt độ ảnh hưởng đến tính năng nào của VL, tính năng đó tăng hay giảm thế
nào? Tính chống lại biến dạng đàn hồi (đặc trưng bởi module đàn hồi E). Khi T tăng
thì E giảm
29. Thép là gì: hợp kim của Fe và C với %C từ 0.02-2%
30. Nhiệt độ làm việc tối đa của thép?
- Thép carbon: 500oC
- Thép 304: 760oC, nhưng do stress và intergranular corrosion nên thực tế được
giới hạn ở 420oC
- Thép 316: có thể lên đến 900oC, thực tế 760oC
- Muốn đọc thêm thì inb lười ghi tiếp  mà mấy loại khác ít gặp
31. Hàn các tấm thép với bề dày 1mm hàn thế nào? Hàn giáp mối
32. Nhiệt độ thiết kế và nhiệt độ tính cho TB bọc cách nhiệt tính thế nào?
33. Trong TB có tính đến áp suất thủy tĩnh thì áp suất thiết kế là bao nhiêu? Nếu bỏ
qua áp suất thủy tĩnh thì áp suất thiết kế là?
Ptk=P làm việc + P thủy tĩnh + P cục bộ do phản ứng tạo ra. (theo file thầy Ngôn)
Nếu ko có đáp án này thì tính như bình thường rồi cộng thêm P thủy tĩnh.
34. Nếu TB làm việc vs điều kiện chân không thì Ptk là? Pa
35. Các hệ số bổ sung:
C= Ca +Cb + Cc + Co
- Ca: Hệ ̣số bổ sung do ăn mòn hoá do môi trường làm việc.
- Cb: Hê ̣số do bao mòn cơ hoc ̣ của môi trường làm việc.
- Cc: Hệ số bổ sung do sai lệch khi chế tạo và lắp ghép.
- Co: Hê ̣số bổ sung quy tròn kích thước theo bề dày chuẩn của tấm kim loại.
P/s: Nguồn tham khảo từ google và các slide bài giảng, đề ôn,…nên tự tìm hiểu lại nếu
thấy câu nào nghi ngờ 

You might also like