You are on page 1of 6

1) Phân tích ý nghĩa về mặt HHX của việc sử dụng lưu chất CO siêu tới hạn trong

quá trình trích ly tinh dầu?


a) 
- CO siêu tới hạn là trạng thái vật lý của CO mà tại đó nhiệt độ đạt 31 C và áp suất là
2 2

73.75 (bar).
- Ưu điểm:
+ Trơ, không gây cháy nổ, chi phí thấp, dễ tìm.
+ Không ô nhiễm môi trường, không độc hại với cơ thể người, không ăn mòn thiết bị.
+ Khả năng hòa tan tốt các khí như H , O ,... từ đó thúc đẩy các pứ Hydro hóa, oxy hóa
2 2

xảy ra nhanh hơn.


+ Tăng khả năng truyền khối do có độ nhớt thấp, khả năng khuếch tán cao => tăng tốc độ
pứ, đặc biệt là các pứ khuếch tán khống chế. 
+ Bền với tác nhân oxy hóa, phù hợp cho pứ oxy hóa xúc tác.
+ Khả năng dẫn nhiệt hiệu quả cao  => có thể sử dụng làm dung môi cho các pứ tỏa nhiệt
mạnh.
+ Thuận lợi trong việc phân riêng sản phẩm, thu hồi và tái sử dụng xúc tác, đặc biệt là
xúc tác kim loại chuyển tiếp đắt tiền => đơn giản, ít tốn kém, ít chất thải. Ngoài ra, sử
dụng CO siêu tới hạn làm dung môi còn góp phần kéo dài tuổi thọ xúc tác bằng cách hòa
2

tan các chất đầu độc xúc tác.


- Nhược điểm:
+ Khả năng hòa tan thấp các chất phân cực.
+ Có thể cần thêm dung môi hữu cơ khác để điều hòa độ hòa tan.
+ Các chất hoạt động bề mặt ưa CO đang được phát triển, nhưng giá thành cao và phải
2

trải qua quá trình phân riêng sản phẩm.


b) 
- TS. Nguyễn Ngọc Hạnh và KS. Mai Thành Chí của Viện công nghệ hóa học (Viện khoa
học và công nghệ Việt Nam, chi nhánh TP.HCM) đã nghiên cứu và thực hiện thành công
trong việc trích ly tinh dầu trầm bằng phương pháp CO siêu tới hạn bước đầu ở quy mô
2

phòng thí nghiệm, trong đó quy trình sử dụng thiết bị có dung tích 2 lít để chiết xuất tinh
dầu.
c) 
- Trước đây, phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước thường được sử dụng để trích ly
tinh dầu. Phương pháp này có hạn chế:
+ Khó áp dụng đối với tinh dầu có thành phần khó bay hơi như nhựa và sáp.
+ Tình dầu có thành phần không bền với nhiệt độ cao dễ bị phân hủy.
+ Độ tinh khiết tinh dầu thu được không cao, tốn nhiều thời gian chiết suất.
- Bằng phương pháp CO siêu tới hạn, những hạn chế trên được khắc phục:
2

+ Thành phần không bền nhiệt được chiết suất với sự phân hủy thấp.
+ Thời gian chiết suất nhanh.
+ Có thể trích ly được thành phần mong muốn bằng cách điều chỉnh nhiệt độ và áp suất.
2) Phân tích ý nghĩa về mặt HHX của việc sử dụng dung môi là nước?
a) 
- Ưu diểm: 
+ Giá thành thấp nhất, dễ tìm.
+ Không gây cháy nổ, không độc hại, không gây bệnh ung thư như dung môi hữu cơ
khác.
+ Giảm chất thải độc hại
+ Tăng độ chọn lọc sản phẩm
+ Dễ tách sản phẩm hữu cơ bằng phương pháp tách pha
- Nhược điểm:
+ Khả năng hòa tan kém nhiều chất hữu cơ
+ Cản trở phản ứng do hiện tượng tách pha
+ Thời gian làm khô lớn
+ Sau khi phản ứng phải đưa nước trở lại nguồn nước gây ô nhiễm
b)
- Tác giả Xiao thực hiện phản ứng chuyển đổi hydrogen của các hợp chất ketone thơm và
các ketone dị vòng trong dung môi là ước với sự có mặt của HCOONa và xúc tác phức
ruthenium và rhodium cho phản ứng
c)
- Trước đây sử dụng dung môi isopropanol
+ Isopropanol: xúc tác hoạt đọng ko tốt nên phản ứng xảy ra chậm, dung môi độc hại gây
ảnh hưởng sức khỏe, dễ cháy nổ
+ Nước: phả ứng hàu như xảy ra hoàn toàn  với sản phầm (R)-1-phenylethanol có độ
chọn lọc quang học 95%, thời gian phản ứng xảy ra nhah hơn nhiều so với khi sử dụng
dung môi isopropanol trước đây
3) Phân tích ý nghĩa về mặt HHX của việc sử dụng dung môi là chất lỏng ion?
a)
- Chất lỏng ion là những chất lỏng chỉ chứa toàn bộ ion mà không có cac phân tử trung
hòa trong đó.
- Ưu điểm: 
+ Hoàn toàn không bay hơi và không có áp suất hơi => Không chaý nổ, an toàn cho
người vận hành, môi trường sống.
+ Hòa tan một dãy khá rộng các chất hữu cơ, chất vô cơ, các hợp chất cơ kim
+ Hòa tan tốt các khí như H , O , CO, CO . 
2 2 2

+ Điều chỉnh được độ tan bằng cách thay đổi cấu trúc cation và anion.
+ Không tạo phức phối trí với các hợp chất cơ kim, enzyme, các hợp chất hữu cơ khác. 
+ Nhờ có tính chất ion,  rất nhiều phản ứng có tốc độ phản ứng nhanh hơn khi sử dụng
chất lỏng ion, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của vi sóng.
+ Có độ bền nhiệt cao, không bị phân hủy vì nhiệt trong một khoảng nhiệt độ khá rộng
=> Có thể thực hiện các phản ứng đòi hỏi nhiệt độ cao. 
+ Lưu trữ thời gian dài nhưng không bị phân hủy.
+ Có triển vọng cho các phản ứng cần độ chọn lọc quang học tốt vì chất lỏng ion có cấu
trúc bất đối xứng. 
+ Chứa chloroaluminate ion , có khả năng thay thế các acid độc hại như HF trong các
phản ứng cần sử dụng xúc tác acid.
+ Có khả năng thu hồi, tái sử dụng xúc tác hòa tan trong chất lỏng ion
- Nhược điểm: 
+ Đắt hơn so với dung môi hữu cơ thông thường.
+ Sản phẩm trích ly cũng phải dùng dung môi hữu cơ.
+ Phải sử dụng một lượng lớn dung môi hữu cơ thông thường để tinh chế chất lỏng ion
(chủ yếu là rửa sản phẩm phụ và tác chất dư), do đó quá trình này không “xanh”.
b)
- Nghiên cứu của tác giả Livingston  : tổng hợp 4-bromoacetophenone và phenylboronic
acid thực hiện ở 70 C với hàm lượng xúc tác palladium ở dạng phức với dung môi tương
0

ứng.
c)
- Trong cùng một điều kiện phản ứng: 
+ Chất lỏng ion: hiệu suất khoảng 43-48%
+ Dung môi hữu cơ thông thường: hiệu suất 74-78%.
Tuy nhên, chất lỏng ion có khả năng ổn định xúc tác, cũng như có khả năng thu hồi và tái
sử dụng cùng với xúc tác.
b’)
Tác giả Liang sử dụng xúc tác trên cơ sở pyrrolidine cố định lên chất chất lỏng ion cho
phản ứng ngưng tụ Claisen-Schmidt giữa các hợp chất ketone và aldehyde. So sánh các
kết quả, tác giả rút ra kết luận,  phản ứng hiệu quả nhất trong điều kiện không dung môi. 
c’) 
- Chất lỏng ion: xúc tác được tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng dễ dàng, tái sử dụng cho các
phản ứng tiếp theo. 
- Các phương pháp cổ định trước đây: 
+ Xúc tác kiềm mạnh: thường kèm phản ứng phụ
+ Xúc tác base hữu cơ: độ chọn lọc tốt hơn, nhưng gặp vấn đề thu hồi, tái sử dụng xúc
tác.
4) Phân tích ý nghĩa về mặt HHX của việc sử dụng micro reactor?
a)
- Là một hệ thống các rãnh nhỏ kích thước từ 10-300um, khắc vào một bề mặt rắn hoặc
các hệ thống phản ứng dạng ống đường kính lên đến hàng chục cm.
- Hóa chất di chuyển dước tác động của điện thẩm, điện di, hoặc bơm thủy lực kích thước
micro.
- Kết nối với các thiết bị gia nhiệt hoặc làm lạnh.
- Phản ứng theo pha lỏng, lỏng-hơi hoặc hoàn toàn pha hơi.
- Phương pháp chế tạo: dựa trên quá trình quang khắc, chạm nổi, đúc tiêm, gia công cắt
gọt cơ khí,…
- Ưu điểm:
+ Hiệu suất và độ tinh thiết cao
+ Tổng hợp lượng lớn hóa chất mới trong thời gian ngắn.
+ An toàn cháy nổ, an toàn sức khỏe được thống chế dễ dàng.
+ Giảm lượng tác chất cũng như chất thải độc hại tối thiểu.
+ Khối lượng sản phẩm điều chỉnh dễ dàng bằng cách thay đổi số lượng micro reactor.
- Nhược điểm:
+ Giá thành cao
b)
- Tác giả Fukase thực hiện phản ứng tách nước từ các hợp chất họ allylic alcohol với sự
có mặt của xúc tác para-toluenesulfonic acid trong microreactor dạng rãnh kích thước
40um. Phản ứng tách nước từ farnesol, nhiệt độ 90 C trong khoảng 47s, đạt hiệu suất
0

80%.
c) 
- So sánh với phản ứng thực hiện trong các bình khuấy trộn thì micro reactor:
+ Không hình thành các sản phẩm oxy hóa và polymer hóa.
+ Các sản phẩm phụ được giảm tối thiểu do quá trình truyền nhiệt tốt.
+ Hiệu suất cao hơn: bằng cách sử dụng hệ thống 10 micro reactor mắc song song có thể
thu được 5kg Pristane trong thời gian 4 ngày.
5) Phân tích ý nghĩa về mặt HHX của việc sử dụng biodiesel?
a)
- Là sự thay thế cho diesel, sản xuất từ nguồn nguyên liệu tái tạo, giải quyết sự cạn kiệt
của dầu mỏ và mối quan tâm đến môi trường.
- Có ý nghĩa đối với môi trường và kinh tế:
 Giảm lượng CO thải ra góp phần giảm hiệu ứng nhà kính.
2

 Chứa ít hợp chất gây hại cho sức khỏe, khi đốt thải ra ít khí thải hơn diesel thông
thường.
 Có khả năng tự phân hủy và không độc (phân hủy tầm 85-88% trong nước sau 28
ngày).
 Tận dụng được phế phẩm từ nông nghiệp và các ngành công nghiệp thực phẩm
(mỡ động vật, dầu thải…)
- Các nguyên tắc đáp ứng được theo các nguyên tắc Hóa học xanh do Paul Anastas đề ra:
1 2 3 4 5 7 10
- Các nguyên tắc đáp ứng được theo Samantha Tang: P R O D U C T I V E L Y
b)
- Sản xuất biodiesel (methyl ester) từ dầu thải. Tận dụng nguồn chất béo trong dầu thải
hoặc đã qua sử dụng, kết hợp cùng methanol để tạo thành methyl ester là thành phần
chính của biodiesel.
- Tại Việt Nam có dự án nghiên cứu của PGS. TS. Lưu Văn Bôi cùng các cộng sự thuộc
khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học Tự Nhiên – ĐHQG Hà Nội.
Các bước quy trình sản xuất biodiesel:
 Lọc: lọc cặn rắn trong dầu.
 Làm sạch: loại nước và acid béo tự do trong dầu.
 Phản ứng ester hóa: cho dầu phản ứng cùng methanol để tạo ester.
 Làm sạch: tách glycerin (có thể dùng để tái tạo methanol) và methanol khỏi ester.
c)
- Sử dụng nguồn nguyên liệu tái tạo, tốt hơn là nguồn dầu mỏ không tái tạo truyền thống.
- Sản xuất và sử dụng biodiesel thân thiện với môi trường hơn:
 Khi đốt cháy sinh ra ít CO và khí thải gây hiệu ứng nhà kính hơn.
2
 Biodiesel chứa hàm lượng khoảng <0.001% hợp chất của lưu huỳnh, trong khi ở
diesel truyền thống là 0.2%.
 Hàm lượng CO, SO , hydrocarbon chưa cháy, bồ hóng sau khi đốt giảm hơn đáng
x

kể so với diesel; tuy vậy sinh ra NO nhiều hơn diesel một chút.
x

 Biodiesel không chứa hydrocarbon thơm.


- Biodiesel có thể sinh ra nguồn năng lượng gấp 320% so với tổng năng lượng sử dụng để
sản xuất ra.
6) Phân tích ý nghĩa về mặt HHX của việc sử dụng bioethanol?
a)
- Ưu điểm:
+ Dùng các nguồn nguyên liệu có khả năng tái tạo như mía, củ cải đường, ngũ cốc,...-->
giải quyết sự cạn kiệt của nguồn nhiên liệu hóa thạch.
+ Khí thải của ethanol sẽ sạch hơn nhiều so với các loại nhiên liệu hiện nay vì nó đốt
cháy hoàn toàn hơn.
+ Có thể trộn ethanol với xăng tạo thành nhiên liệu E85 ( 85% ethanol và 15% gasoline),
góp phần giảm lượng xả thải khí nhà kính 🡪 giảm hiệu ứng nhà kính
+ Việc trồng trọt để tạo ra các nguồn nguyên liệu sẽ tạo ra một môi trường xanh giúp hấp
thu lượng CO2 thải ra từ quá trình đốt.
+ Ethanol cũng được xem là một nguồn năng lượng có khả năng tái tạo vì nó là kết quả
của việc chuyển đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng có thể sử dụng. Việc tạo ra
ethanol bắt đầu từ quá trình quang hợp, khiến cho nguyên liệu như mía phát triển, nguyên
liệu này được chế biến thành ethanol.
+ Nhiên liệu dễ bị phân hủy sinh học.
-Nhược điểm
+ Cần một lượng lớn đất trồng trọt 🡪 phá hủy môi trường thiên nhiên, hủy hoại rừng.
+ Sử dụng thực phẩm để sản xuất nhiên liệu là một điều đang bị lên án, vì còn nhiều nơi
trên thế giới thiếu lương thực. Thêm vào đó, nông dân sẽ vì lợi nhuận nên chỉ sản xuất
nguyên liệu cung cấp cho việc sản xuất ethanol 🡪 giá thành lương thực tăng cao.
+ Năng lượng của xăng cao hơn ethanol ( 1lit ethanol sẽ sản sinh ra lượng năng lượng ít
hơn 34% so với xăng).
b)
- Sau gần 10 năm nghiên cứu, người Pháp tuyên bố rằng dự án Futurol về việc sản xuất
nhiên liệu sinh học từ rơm hay chất thải gỗ đã nằm trong tầm tay.
c)
- So với sử dụng các nhiên liệu truyền thống, thì bioethanol đã giải quyết được vấn đề
giảm thiếu lượng khí thải (CO, CO2,…), giảm đi hiệu ứng nhà kính, khi xảy ra sự cố tràn
thì bioethanol dễ được pha loãng tới nồng độ không độc hại, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường. Bên cạnh đó, việc sử dụng phế phẩm nông nghiệp và phế liệu gỗ cũng giải quyết
được vấn đề an ninh lương thực toàn cầu.
7) Phân tích ý nghĩa về mặt HHX của việc sử dụng xúc tác thu hồi và tái sử dụng?
a)
- Mục đích chủ yếu là nghiên cứu xúc tác rắn (dựa vào bề mặt riêng, các lỗ xốp) hoặc xúc
tác trên chất mang rắn (hỗ trợ tạo các tâm phản ứng dị thể) thay thế cho các xúc tác đồng
thể truyền thống.
- Ưu điểm:
+ Xúc tác dị thể 🡪 Dễ dàng tách khỏi hỗn hợp sau phản ứng bằng lọc hoặc ly tâm (hoặc
dùng từ trường trong trường hợp xúc tác nano siêu thuận từ)
+ Sự phân tách là gần như 100%
+ Có thể tái sử dụng xúc tác với hoạt tính gần như tương đương
+ Ít tạo ra chất thải hơn
+ Tốn ít năng lượng cho việc phân tách hơn (lọc, ly tâm / từ trường so với chưng cất, sắc
kí, trích ly)
+ Sản phẩm “sạch” hơn, tinh khiết hơn
+ Được sử dụng nhiều trong công nghiệp
-Nhược điểm:
+ Khả năng truyền khối kém do bản chất dị thể (khắc phục tốt hơn ở kích thước nano)
+ Tốc độ phản ứng không nhanh bằng xúc tác đồng thể
+ Độ chọn lọc kém hơn
+ Khả năng tâm xúc tác bị hoà tan 🡪 Liệu có thực sự là dị thể?
b)
- Tác giả: Koner và cộng sự thực hiện phản ứng ghép đôi Suzuki giữa phenylbromide và
phenylboronic acid, sử dụng xúc tác là phức Pd(II) đính trên chất mang rắn là silica mao
quản trung bình (mesoporous silica) tạo ra biphenyl, dung môi ethanol/nước có sự hỗ trợ
của base vô cơ yếu K CO ở 60 C cho hiệu suất gần 100%.
2 3
o

- Xúc tác phức Pd(II) sau phản ứng được lọc khỏi hỗn hợp, rửa, làm khô và mang đi tái
sử dụng thêm ít nhất 4 lần nữa mà hoạt tính chỉ giảm chút ít (còn khoảng 97% so với lần
đầu tiên)
c)
- Phản ứng ghép cặp Suzuki truyền thống giữa PhBr và PhB(OH) được đánh giá là tương
2

đối dễ dàng để thực hiện và cũng cho hiệu suất khá cao (gần 100%) cũng với dung môi là
hệ ethanol/nước
- Tuy nhiên lại sử dụng xúc tác tan trong ethanol là Pd(PPh ) là phức của Pd(0), đồng
3 4

thời sản phẩm cũng tan trong ethanol 🡪 Phát sinh nhiều giải pháp để thu hồi lại xúc tác
Pd(PPh ) , trong đó có phương pháp dựa trên trích ly lỏng – rắn, sử dụng các hạt rắn để
3 4

thu hồi Pd(PPh ) 🡪 Mới chỉ giải quyết được vấn đề tinh chế sản phẩm, chứ chưa thể thu
3 4

hồi hoàn toàn Pd(PPh ) 🡪 Khó thu hồi xúc tác, tạo ra thêm chất thải là các hạt rắn có
3 4

Pd(PPh ) 🡺 So sánh với ví dụ trên


3 4

You might also like