You are on page 1of 14

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH

––o0o—

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ MÁY SẢN XUẤT ĐÁ VIÊN

SVTH: 1. Võ Nguyễn Minh Tâm 18045211

2. Nguyễn Tuấn Anh 18039421

3. Nguyễn Quốc Cường 18078551

4. Trương Vũ Khang 18037291

5. Trần Long Bửu 18045601

6. Phạm Thành Minh 18046521

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2021


Chương I: TỔNG QUAN

1. Chất lượng nước đá hiện nay:


 Hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh ngành sản xuất nước đá đã được
nhà nước và tư nhân quan tâm
 Về phía nhà nước có các xí nghiệp: Đông Lạnh I vừa sản xuất nước
đá cây phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Xí nghiệp seaprodex (Âu Cơ),
Seapromix Co (Hồ Bình), sản xuất đá vảy, đá cây chủ yếu phục vụ
cho sản xuất: ướp lạnh và bảo quản đông lạnh
 Về phía tư nhân sản xuất nước đá chủ yếu sinh hoạt làm thức uống.
Đó là các phân xưởng:
+ An Phú Thủ Đức, Bà Chiểu (300 cây/ngày), Điện Biên Phủ (300
cây/ngày), Nguyễn Trãi (300 cây/ngày), Hàm Tử (1000 cây/ngày),
Hóc Môn (300 cây/ngày)
+ Vạn Đạt (Rosa): sản xuất nước đá tinh khiết với năng suất 15
tấn/ngày
 Khi so sánh chất lượng nước đá chúng ta xét đến thành phần của
nguồn nước kết tinh. Bởi vì những thành phần tính chất của nước sẽ
trực tiếp đánh giá phẩm chất của nước đá
Bảng kết quả phân tích lượng nước trong mùa mưa (tháng 6, 7, 8) của
máy nước ngầm Hóc Môn

Tầng chứa H2O Tầng chứa nước tứ II


Lớp thấm TB Phần trên lớp Phần dưới lớp
thấm thấm
Tên giếng Quang Trung Trung Chánh Đông Thạnh
Độ sâu 40m 75m 150m
Ngày lấy mẫu 17-03-1984 17-03-1984 10-1982
PH 5,1 5,2 5,4
Fe (mg/l) 0,5 0,3 9
Độ kiềm (CaCO3) 4 16 36
Độ cứng (CaCO3) 12 4 13,9
Độ đục (SiO2) 9 15 -
Cl (mg/l) 28 5 8,5
Ca (CaCO3) 2 4 2
Nitrat - - 3,08
Nitrit Vết 0 0,05
Sunfat - Vết 0
Mg (mg/l) 10 4 11,9
Cacbonat 0 0 0
Bicacbonat 4.,9 19,5 43.04
CO2 (tự do) 120 200 -
Chất rắn hồ tan 110 200 -
Chất rắn tổng cộng 120 90 86
2. Một số loại nước đá
 Nước đá thực phẩm là nước đá làm từ nước đảm bảo tiêu chuẩn thực
phẩm về tạp chất, về vi khuẩn, đặc biệt vi khuẩn đường ruột
 Nước đá khử trùng là nước đá được sản xuất từ nước đã được khử
trùng bằng hóa chất như hypoclorit, canxi, nitrat natri… Nước đá khử
trùng dùng chủ yếu trong công nghiệp hoặc trên các tàu đánh bắt cá xa
bờ để chuyên chở và bảo quản cá tươi
 Nước đá từ nước biển được sản xuất từ nước biển có nồng độ cao, chủ
yếu sử dụng trong công nghiệp cá để chuyên chở và bảo quản cá tươi
khi đánh bắt xa bờ. Nhờ độ mặn cao nên nhiệt độ nông chảy thấp hơn
0oC nên chất lượng bảo quản cá cao hơn và thời hạn bảo quản kéo dài
có khi đến 2-3 ngày
3. Tổng quan về đá viên:
Đá viên được sản xuất bằng phương pháp làm lạnh với máy nén khí gas
R22 công suất lớn, phối hợp với hệ thống lọc nước RO tạo ra các sản
phẩm nước đá tinh khiết đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hệ thống lọc
nước RO giúp làm sạch nước bẩn, loại bỏ tạp chất, vi khuẩn và chất cặn
lắng trong nước đá sau khi ra thành phẩm.
Kích thước:
– Đá lớn : 47 x 80 mm . Thường sử dụng uống bia, nước ngọt …
– Đá trung bình loại lớn : 38 x 40 mm . Thường sử dụng uống trà đá,
uống rựu …
– Đá trung bình loại nhỏ: 34 x 40 mm . Thường sử dụng uống trà đá,
uống rựu …
– Đá nhỏ : 19 x 20 mm . Thường sử dụng uống café, nước trái cây, nước
pha chế ..
4. Các loại thiết bị làm đá
 Máy làm đá mảnh của Short và Raver
 Máy làm đá tuyết Pak-Ice của Taylor
 Máy đá cỡ nhỏ
 Máy làm đá viên

3.1 Máy làm đá viên:

Có rất nhiều kiểu máy làm đá viên khác nhau như của Vogt
(Mỹ), Linde (Đức), Escher-Wyss (Mỹ), Astra (Đức), Trépaud (Pháp).
Tất cả chúng đều có chung nguyên lý là làm việc theo chu kỳ, kết
đông đá trong các ống, môi chất lạnh sôi trực tiếp bên ngoài ống khi
đã kết đông đến chiều dày cần thiết, đổi sang chu kỳ tan giá, các ống
đá rơi xuống và được dao cắt ra từng thổi đá

Máy làm đá ống Vogt (Mỹ) có cấu tạo như sau. Máy gồm một
bình hình trụ đứng, bên trong bố trí nhiều ống làm đá, bên trên là
thung nước có bộ phận phân phối nước cho nước chảy đều lên bề mặt
của ống. Phía dưới có thùng hứng nước thừa không kết đông được
thành đá. Khi độ dày ống đạt 10-15 mm thì kết thúc quá trình làm đá
để chuyển sang quá trình tan giá

Ở quá trình tan giá người ta dùng bơm nước, đóng van cấp lỏng
và đường hút sau đó mở van hơi nông cho hơi nóng tràn vào, đẩy lỏng
vào bình chứa thu hồi và làm tan lớp băng của các ống đá. Các ống đá
rơi xuống và được dao cắt theo độ dài được yêu cầu. Sau đó quá trình
làm đá lại bắt đầu. Lỏng từ bình được đưa về dàn ống, van cấp lỏng và
van hút mở, bơm nước hoạt động trở lại

Thời gian làm đá tùy theo độ dày đá, nhiệt độ bay hơi, còn thời
gian tan đá khoảng 2 phút và độ dày tổn thất khi tan đá là 0,5mm

Để giảm tổn thất khi tan giá các ống khuôn giá phải có kích
thước đồng đều, nhẵn, thẳng ở phía trong ống

Để phân phối nước đều trong các ống phía bên đầu ống ta bố trí
các nút đậy có các ren xung quanh

Để đá không bị gãy vụn khí cắt ra từng thỏi, ta dùng dao cắt gồm
hai hình bán nguyệt và quay tròn theo hướng vuông góc với trục của
máy làm đá

Vì làm lạnh trực tiếp nên cần lượng môi chất nhiều nên sử dụng
NH3, vì nó rẻ, dễ tìm

4.2 Ưu nhược điểm của máy làm đá viên


 Ưu: Thiết bị nhỏ gọn, thời gian làm đá nhanh. Do làm lạnh trực
tiếp nên ít bị tổn thất lạnh, thiết bị ít bị hao mòn. Sản phẩm làm ra
sạch, dễ sử dụng trong sinh hoạt nên rất được ưu chuộng. Thiết bị
tự động hóa tuần hoàn nên không sử dụng nhiều công nhân
 Nhược:
 Thiết bị đắt tiền, sản phẩm làm ra giá thành cao nên khó tiêu
thụ. Sản phẩm làm ra phải sử dụng ngay, không bảo quản
lâu được vì chúng dễ bị kết nối và bị hao tổn nhiều
 Các ống làm đá phải đầy, đảm bảo không bị rò rỉ để môi
chất tràn vào gây nguy hiểm
 Nếu dao không được thiết kế hoàn hảo dê gây vụn vở đá

CHƯƠNG 2: YÊU CẦU VỀ CÁCH NHIỆT CÁCH ẨM

2.1 Mục đích của việc sử dụng cách ẩm cách nhiệt:

Cách ẩm cách nhiệt là một việt hết sức quan trọng trong việc thiết kế phân
xưởng lạnh . Nó góp phần giảm bớt sự thất thoát nhiệt ra môi trường xung
quanh. Ngăn dòng nóng từ ngoài xâm nhập vào phòng lạnh, làm giảm năng xuất
lạnh.

2. 2. Những yêu cầu của vật liệu cách nhiệt, cách ẩm:

2.2.1. Vật liệu cách nhiệt:

- Phải có hệ số dẫn nhiệt nhỏ.


- Có khối lượng riêng không lớn lắm, độ hút ẩm bé, không dể cháy, bền
đối với tác động của môi trường.
- Chịu được nhiệt độ thấp, có độ bền cơ học cao, chịu được khi va
chạm.
- Không sinh mùi lạ hoặc hút mùi của môi trường xung quanh.
- Không độc hại đối với sức khỏe con người.
- Dễ gia công, lắp đặt, giá thành rẻ …
2.2.2. Vật liệu cách ẩm:

- Phải có hệ số dẫn ẩm nhỏ.


- Không bị biến đổi tính chất ở điều kiện nhiệt độ thấp, nhất là tính đàn
hồi mềm dẻo.
- Không thấm ướt bề mặt.
- Không độc hại, dễ gia công, dễ chế tạo, rẻ …
2.3. Chọn vật liệu cách nhiệt, cách ẩm:

2.3.1. Vật liệu cách nhiệt:

Chọn vật liệu cách nhiệt là Polyurethan cho máy làm đá styropor là vật
liệu cách nhiệt cho buồng chứa đá. Cả 2 vật liệu này là vật liệu cách nhiệt tốt
nhất, thông dụng nhất hiện nay. Styropor được tạo thành những tấp đúc rất dễ sử
dụng, lắp đặt. Nó không bị thấm nước, không bị mối mọt phá hoại, nhưng dễ
cháy được chọn làm vật liệu cách nhiệt cho vách, trần của kho và cách nhiệt cho
kho chứa đá. Polyurethan được sử dụng bằng cách phun trực tiếp vào khoang
của máy làm đá. Ưu điểm nổi bật của nó là co thể phun vào bất kỳ thể tích rổng
nào, tạo bọt mà không cần gia nhiệt, cứng, chịu lực tốt.

2.3.2. Vật liệu cách ẩm:

Hiện nay thông dụng nhất đối với vật liệu cách ẩm là bitum. Bitum còn
gọi là nhựa đường (hắc ín) là loại vật cách ẩm khá tốt, tiện dụng. Bitum được
dùng dưới dạng nóng chảy hay pha với các dung môi như cồn, xăng rồi quét lên
bề mặt cách ẩm. Hệ số thấm ẩm của nó rất bé  = 0,00015 g/m2n.mmHg.

Giấy cách ẩm: Giấy này được sản xuất từ cactong sấy khô tới 3  4%.
Sau đó nhúng tẩm 1 hay 2 lần trong bitum nóng chảy. Ưu điểm của nó là độ bền
cơ học cao, không bị lão hóa như bitum. Hệ số thấm hơi  = 0,00018.

CHƯƠNG 3: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ GIẢN ĐỒ LogP-H

3.1 Sơ đồ nguyên lý
Hơi môi chất được hút về máy nén dưới dạng hơi nhiệt độ thấp áp suất thấp
được máy nén nén lên nhiệt độ cao, áp suất cao. Qua bình tách dầu để tách
các bụi dầu ra khỏi hơi môi chất. Hơi môi chất về bình ngưng rồi trao đổi
nhiệt và thải nhiệt ra nước để hạ nhiệt độ áp suất và ngưng tụ thành dạng
lỏng. Môi chất ở dạng lỏng được đi qua thiết bị hồi nhiệt và làm giảm nhiệt
môi chất dựa vào nhiệt của hơi môi chất sau khi qua dàn bay hơi. Môi chất
lỏng được đưa vào bình chứa áp cao. Dòng môi chất qua hệ thống tiết lưu
giảm áp suất tới áp suất bay hơi. Môi chất được đưa lên dàn bay hơi nhận
nhiệt của nước đá và bay hơi

*Nguyên lý làm việc của tháp đá:


Máy làm đá viên được cấu tạo theo dạng đứng với dạng bình ngưng. Gồm một
trụ tròn và bên trong liên kết nhiều ống. Khay chứa nước đặt phía trên cùng, sau
đó cho nước chảy vào đường ống, nước sẽ được làm lạnh và đóng băng từ từ
trên bề mặt bên trong ống.

Qua một thời gian làm lạnh chiều dày của đá tăng lên 12 – 15mm cũng là lúc
quá trình đông đá kết thúc chuyển qua quá trình tan giá. Lượng nước dư khi đó
sẽ được một thùng bên dưới hứng để tiếp tục quá trình đông đá.

Sử dụng ga nóng truyền vào bình đẩy lỏng trong bình đồng thời lượng ga này
cũng thu hồi vào bình chứa khác. Giúp làm tan lớp đá mỏng để đá tách ra khỏi
ống. Đá tách và rơi ra khỏi ống sẽ được cắt thành từng đoạn ngắn theo yêu cầu.
Nhờ vậy mà quá trình tan giá diễn ra dễ dàng và nhanh chóng.

3.2 Giản đồ lgp – h:

3 3’ 2’ 2

4 1’ 1

* 1’ – 1: Quá trình quá nhiệt.

* 1 – 2: Quá trình nén đoạn nhiệt.

* 2 – 2’: Quá trình hạ nhiệt độ sau khi nén đến nhiệt độ ngưng tụ.

* 2’ – 3’: Quá trình ngưng tụ đẳng nhiệt, đẳng áp.

* 3’ – 3: Quá trình quá lạnh.

* 3 – 4: Quá trình tiết lưu.

* 4 – 1’: Quá trình bốc hơi sinh lạnh.

Lỏng sau van tiết lưu ở điểm 4 bốc hơi thu nhiệt môi trường, sau đó được
đưa qua bình tách lỏng, mục đích bảo đảm hành trình khô của máy nén, tránh va
đập thủy lực. Sau đó hơi quá nhiệt được máy nén hút về và nén thành hơi cao
áp. Hơi cao áp qua bình tách dầu với mục đích tách dầu bơi trơn. Hơi tác nhân
lạnh sau khi qua thiết bị tách dầu sẽ được đưa vào thiết bị ngưng tụ. Lỏng từ
thiết bị ngưng tụ sẽ được đưa vào bình chứa cao áp. Sau đó được đưa qua van
tiết lưu và chu trình được lặp lại.

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN

4.1 Tính thời gian đông đá

Với thiết bị bốc hơi của máy đá sản xuất đá viên – môi chất sôi phía ngồi ống,
đá đông phía trong ống, môi chất nhận nhiệt từ nước để bốc hơi.

Thời gian đông đá phụ thuộc đường kính viên đá, hệ số cấp nhiệt cũng như
chế độ ống.

Đối với quá trình sản xuất đá viên, ban đầu nước đông trong ống khi đang ở
trạng thái chảy màng.

Sau đó nước đông như đá khối bình thường. Để tính chính xác, thời gian
đông đá cho quá trình này là rất phức tạp. Với mức độ giới hạn của độ ẩm
này, ta chọn công thức gần đúng để tính thời gian đông đá như sau:

r  B1 A .  1  B1   d 2 
  d  1 . 
1.t1  B1  A1 2.  B1  A1  rng 
2

Với:

d .t2
A1 
1.t1.rng

d r
B1  .ln ng
M rtr

r = 306.103 kg/m3

r : hệ số ẩn nhiệt nước đá;

λd : hệ số dẫn nhiệt của nước đá;

t1 : nhiệt độ thành ống;


t2 : nhiệt độ môi chất;

α 1 : hệ số cấp nhiệt nước vào thành ống;

rng : bán kính ngoài của ống;

λ M : hệ số dẫn nhiệt của thép;

rtn : bán kính trong của ống;

δ d : bề dày của đá;

α 1 phụ thuộc vào đặc tính của nước cũng như vận tốc chảy của nước qua ống

- Các thông số của nước ở 0oC:


ρ = 997,1 kg/m3;

C = 4,2 kj/kgoC;

λ = 2,22 W/m.K;

α = 1,79.10-6 m2/s;

μ = 1,790.10-3 Pa.S;

pr = 13,7 Pa.S;

V = 0,5 m/s;

Bề mặt truyền nhiệt là ống trơn làm bằng thép CT3 có đường kính trong
và ngoài dtr = 50mm và dng = 70mm.

v.dtr 0,5.0, 05
Re    13966
 1, 79.106

Đây là chế độ chảy rối.

Nu = 0,021.Re0.8.Pr0.43. ε

ε : hệ số hiệu chỉnh. Chọn ε =1


Nu = 0,221. Re0.8.Pr0.43

= 0,021.(13996)0.8.(13,7)0.43

= 133,9

Hệ số cấp nhiệt từ sản phẩm vào môi trường:

Nu. 133,9.2, 23
1    5945,16
dtr 0, 05 W/m2.K

Theo tài liệu công nghệ lạnh nhiệt đới, theo môi chất lạnh NH3 ta có:

r = 306.103 kg/m3 = 85 KWh/m3

λd = 2.22 W/m.K

t1 = 5oC

t2 = -15oC

δ d = 0.022 m

λM = 39 W/m.K

α 1 = 5945.16 W/m2.K

d .t2 2, 22.15
A1    0, 0393
1.t1.rng 5945,16.5.0, 0285

d r 2, 22 0, 285
B1  .ln ng  .ln  7, 45.103
⇒ M rtr 39 0, 25

r  B1 A .  1  B1   d 2 
  d  1 . 
1.t1  B1  A1 2.  B1  A1  rng 
2

85.103  7, 45.103.0,022 0, 0393.(1  7, 45.10 3 ).0, 0222 



5945,16.5  7, 45.103  0, 0393 2.(7, 45.10 3  0, 0353) 2 .0, 0285 
=

= 0.45 h ¿ 27 phút.
CHƯƠNG 5: CÁC THIẾT BỊ CHÍNH
5.1 Máy nén:
Các loại máy nén lạnh chuyên dùng cho máy làm đá viên: máy nén
Hitachi, máy nén daikin, máy nén coperland, máy nén danfoss....

5.2 Bình ngưng:

Có nhiệm vụ ngưng tụ gas quá nhiệt sau máy nén thành môi chất lạnh
trạng thái lỏng,  trao đổi nhiệt và thải nhiệt ra nước

5.3 Bình chứa cao áp:

Nhiệm vụ : chứa lỏng cao áp sau thiết bị ngưng tụ và cung cấp đồng đều lượng
lỏng cho van tiết lưu . Ngoài ra bình chứa cao áp còn là nơi tập trung dầu và khí
không ngưng , là bình dự trữ cho hệ thống làm việc bình thường .

5.4 Bình tách lỏng:

Nhiệm vụ : tách lỏng ra khỏi hơi từ dàn lạnh trở về máy nén để đảm bảo hành
trình khô cho máy nén .

Đối với thiết bị làm đá ta có thể sử dụng van tiết lưu phải theo mực lỏng trong
thiết bị làm đá .

You might also like