You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


..............................................................................................Môn thi: KẾ TOÁN TÀI
CHÍNH 1

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ BÍCH HUYỀN


MSSV: 030535190088 Lớp học phần: ACC302_202_D04

THÔNG TIN BÀI THI

Bài thi có: (bằng số): …… trang

(bằng chữ): …… trang


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1


CHỦ ĐỀ 2
VẬN DỤNG KIẾN THỨC CỦA MÔN HỌC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

CHỈ RÕ NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ DẪN ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG TĂNG, GIẢM

CỦA KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO VÀ NỢ PHẢI TRẢ NGẮN HẠN

TÊN CÔNG TY: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Bích Huyền

Lớp: DH35KT04

MSSV: 030535190088

Khóa học: Khóa 35

Giảng viên: Nguyễn Xuân Nhật

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 07 năm 2021


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………
I. Hàng tồn kho:
I.1. Khái niêm:
̣
Hàng tồn kho là những tài sản : Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình
thường; Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; Nguyên liê ̣u, vâ ̣t liê ̣u, công cụ
dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoă ̣c cung cấp dịch vụ.
I.2. Phân tích
Số cuối năm Số đầu năm
IV. Hàng tồn kho 826.585.429.976 725.438.891.568
1. Hàng tồn kho 827.650.041.659 726.529.994.856
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (1.064.611.683) (1.091.103.288)
(trích Bảng cân đối kế toán riêng của công ty cổ phần Dược Hậu Giang)

Chênh lệch cuối


HÀNG TỒN KHO Cuối năm Đầu năm năm & đầu năm
Hàng mua đang đi đường 121.226.935.043 63.594.013.463 57.632.921.580
Nguyên liệu, vật liệu 302.896.326.728 265.797.233.287 37.099.093.441
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 54.939.723.503 52.106.518.719 2.833.204.784
Thành phẩm 302.980.473.638 300.316.307.143 2.664.166.495
Hàng hóa 45.606.582.747 44.715.922.244 890.660.503
Tổng 827.650.041.659 726.529.994.856 101.120.046.803
(trích Thuyết minh báo cáo tài chính riêng của công ty cổ phần Dược Hậu Giang)

Nhìn chung khoản mục Hàng tồn kho có sự biến động tăng trong năm 2020 cụ thể tăng
101.120.046.803 đồng ( tăng từ 726.529.994.856 đồng lên 827.650.041.659 đồng) tăng
13,9% so với cuối năm 2019. Mức tăng này chủ yếu tập trung vào tài khoản Hàng mua đang đi
đường, Nguyên liệu vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

I.2.1.Nguyên liêu,
̣ vâ ̣t liêụ : có sự biến đô ̣ng tăng 37.099.093.441 đồng (tăng 13,96% so
với năm 2019), trong kỳ sẽ phát sinh các nghiệp vụ làm :
- Phát sinh Tăng trong kỳ : Giả sử khi doanh nghiệp Nhâ ̣p kho nguyên liệu vật liệu do mua
ngoài, tự chế biến, thuê ngoài gia công; Nguyên liệu vật liệu thừa phát hiê ̣n trong kiểm kê.
- Phát sinh Giảm trong kỳ : Giả sử doanh nghiệp Xuất kho nguyên liệu vật liệu dùng cho
sản xuất kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công; Nguyên liệu vật liệu háo hụt mất mát trong
kiểm kê; giá trị nguyên liệu, vật liệu trả lại cho người bán hoă ̣c được giảm giá, Chiết khấu
thương mại khi mua được hưởng.

Nguyên nhân có sự biến đô ̣ng tăng không nhiều . Vì đối với Doanh nghiê ̣p sản xuất và kinh
doanh chủ yếu về mảng dược phẩm vật tư trang thiết bị, để đảm bảo không bị gián đoạn trong
quá trình sản xuất, giảm thiểu biến đô ̣ng khi giá nguyên vâ ̣t liê ̣u thay đổi. Nên doanh nghiê ̣p
luôn duy trì viê ̣c nhâ ̣p kho và xuất kho Nguyên liệu vật liệu với số lượng đều đă ̣n và giữ cho
Nguyên liệu vật liệu tồn ở kho mô ̣t số lượng nhất định.

I.2.2.Hàng mua đang đi đường có sự biến đô ̣ng tăng 57.632.921.580 đồng (tăng 91%
so với năm 2019) tăng gần 2 lần. Nguyên nhân có thể là do lượng hàng hóa dược phẩm, vật tư
trang thiết bị dụng cụ y tế,....doanh nghiệp đã mua nhưng đang đi trên đường. Theo Nguyên tắc
kế toán :

Hàng ngày, khi nhận được hóa đơn mua hàng, nhưng hàng chưa về nhập kho, kế toán chưa ghi
sổ mà tiến hành đối chiếu với hợp đồng kinh tế và lưu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng: “Hàng mua
đang đi đường”.

Trong tháng, nếu hàng về nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa đơn mua hàng
ghi sổ trực tiếp vào các tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, tài khoản 153 “Công cụ, dụng
cụ”, tài khoản 156 “Hàng hóa”, tài khoản 158 “Hàng hoá kho bảo thuế”.

Đến cuối mỗi tháng, hàng vẫn chưa về thì doanh nghiệp căn cứ hóa đơn mua hàng ghi vào tài
khoản 151 “hàng mua đang đi đường”. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi hàng mua đang đi
đường theo từng chủng loại hàng hóa, vật tư.

Đến cuối kỳ, Tổng hợp lại giá trị vật tư, hàng hóa đang đi đường (ghi bên nợ TK 15) và Giá trị
vật tư, hàng hóa đang đi đường đã về nhập kho hoặc giao thẳng cho khách hàng (ghi bên có
TK 151)=> Tìm ra được số dư bên Nợ: Giá trị vật tư, hàng hóa đã mua nhưng chưa nhập kho
( Thực tế giá trị vật tư hàng hóa đã mua nhưng chưa nhập kho của công ty cổ phần Dược Hậu
Giang tại thời điểm cuối năm là 121.226.935.043 đồng)

I.2.3. Thành phẩm có sự biến đô ̣ng tăng 2.664.166.495 đồng (tăng 0,89%) mức tăng gần
như thấp nhất trong tất cả các khoản mục của hàng tồn kho.
 Phát sinh Tăng trong kỳ: Giả sử khi doanh nghiệp nhâ ̣p kho thành phẩm ; thành phẩm
thừa khi kiểm kê.
 Phát sinh Giảm trong kỳ: Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho, trị giá thành phẩm
thiếu hụt khi kiểm kê.

Thành phẩm có mức biến đô ̣ng tăng hầu như thấp nhất trong tất cả các khoản mục thuô ̣c hàng
tồn kho. Lý do để giữ cho doanh nghiê ̣p nguồn cung ổn định cho khách hàng. Tránh gây biến
đô ̣ng giá nhất có thể.

I.2.4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong năm nay và năm sau
Năm nay Năm trước
Số dư đầu năm 1.091.103.288 814.326.232
Trích lập dự phòng 276.777.056
Hoàn nhập dự phòng trong năm (26.491.605)
Số dư cuối năm 1.064.611.683 1.091.103.288
(trích Thuyết minh báo cáo tài chính riêng của công ty cổ phần Dược Hậu Giang )

Đối với khoản mục dự phòng giảm giá hàng tồn kho ta thấy:
Cuối năm 2019, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích là 1.091.103.288 đồng
Cuối năm 2020, khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập là 1.064.611.683đồng
= > Nên cần hoàn nhập khoản dự phòng đã trích thừa là: 26.491.605 đồng

II. Nợ phải trả ngắn hạn:

2.1. Khái niệm

Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng một năm hoặc trong một
chu kỳ kinh doanh bình thường. Nợ ngắn hạn gồm các khoản: Vay ngắn hạn; Khoản nợ dài
hạn đến hạn trả; Các khoản tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu;
Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước; Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho
người lao động; Các khoản chi phí phải trả; Các khoản phải trả ngắn hạn khác.

Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp ( dù ngắn hạn hay dài hạn) phải được theo dõi
chi tiết số nợ phải trả, số nợ đã trả theo từng chủ nợ.

2.2. Phân tích


Số cuối năm Số đầu năm
I. Nợ ngắn hạn 815.621.370.458 704.889.145.616
1. Phải trả người bán ngắn hạn 252.270.552.909 120.317.315.145
2.Người mua trả tiền trước ngắn hạn 20.694.112.030 16.010.766.057
3.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 38.150.477.839 30.777.417.928
4.Phải trả người lao động 155.266.843.391 132.481.915.608
5. Chi phí phải trả ngắn hạn 38.817.541.041 46.576.741.462
6. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 49.532.335.735 29.295.047.003
7.Phải trả ngắn hạn khác 1.583.049.307 1.907.128.227
8.Vay ngắn hạn 212.271.519.448 264.666.851.754
9. Qũy khen thưởng, phúc lợi 47.034.938.758 62.855.962.432
(Trích Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Dược Hậu Giang)
Nhìn chung khoản mục Nợ phải trả ngắn hạn có biến động tăng trong năm 2020, cụ thể tăng
110.732.224.842 đồng (từ 704.889.145.616 đồng vào thời điểm đầu năm tăng lên
815.621.370.458 đồng vào thời điểm cuối năm). Tuy nhiên không phải tất cả các mục trong
Nợ phải trả ngắn hạn đều tăng, có vài mục phát sinh giảm trong kỳ như Chi phí phải trả
ngắn hạn, Phải trả ngắn hạn khác,… nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng thể Nợ phải trả
ngắn hạn.
2.2.1. Phải trả người bán ngắn hạn
  Số cuối năm Số đầu năm
Số có khả năng Số có khả năng
Giá trị trả nợ Giá trị trả nợ
Apc Pharmacecutials and
Chemical Limited 8.440.467.074 8.440.467.074 15.665.540.764 15.665.540.764
Centrient Pharmaceuticals
India Private Limited 17.768.761.000 17.768.761.000 13.322.405.000 13.322.405.000
Centrient Pharmaceuticals
Netherlands B.V 53.966.749.750 53.966.749.750
Khác 172.094.573.085 172.094.573.085 91.329.369.381 91.329.369.381
120.317.315.14
252.270.550.909 252.270.550.909 5 120.317.315.145
(trích bảng Thuyết minh Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Dược Hậu Giang)

Đối với tài khoản này phải mở sổ chi tiết cho từng người bán vào từng lần thanh toán. Trong
năm 2020 có sự chênh lệch dương giữa cuối năm và đầu năm của khoản mục phải trả người
bán ngắn hạn là 131.953.237.764 đồng . Khoản mục này có :

 Phát sinh tăng khi: Giả sử doanh nghiệp nhập khẩu/ mua hàng hóa, vật tư, dược liệu, tài
sản cố định dùng cho chế biến thuốc từ những doanh nghiệp khác mà chưa thanh toán cho
người bán.
 Phát sinh giảm khi: Giả sử doanh nghiệp thanh toán tiền hàng, được nhà cung ứng giảm
giá,phát hiện hàng không đạt chuẩn trả lại, chiết khấu thương mại.

Nhìn vào bảng thuyết minh, người bán Apc Pharmaceuticals and Chemical Limited có sự
khác biệt so với những người bán còn lại đó là giá trị cuối năm nhỏ hơn giá trị đầu năm. Giả sử
nguyên nhân của việc giảm này là do công ty Dược Hậu Giang thanh toán tiền hàng trong kỳ
một khoản là : 7.225.071.690 đồng cho người bán Apc Pharmaceuticals and Chemical
Limited. Vào thời điểm cuối năm công ty Dược Hậu Giang chỉ còn nợ 8.440.469.074 đồng
người bán Apc Pharmaceuticals and Chemical Limited.

2.2.2. Chi phí phải trả ngắn hạn:


Cuối năm Đầu năm
Chiết khấu thanh toán 8.153.790.426 6.557.465.332
Lãi vay phải trả 78.311.109 327.951.231
Chi phí phải trả khác 30.585.439.506 39.691.324.899
38.817.541.041 46.576.741.462
(trích bảng Thuyết minh báo cáo tài chính công ty Dược Hậu Giang)
Chi phí phải trả ngắn hạn gồm : Chiết khấu thanh toán, lãi vay phải trả, Chi phí phải trả
khác( có thể là chi phí trích trước tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian
nghỉ phép)
 Chi phí phải trả dự tính trước ghi nhận vào chi phí SXKD của cuối kỳ trước ( số dư đầu
kỳ này ) là 46.576.741.462 VNĐ.
 Chi phí phải trả đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh vào
cuối kỳ này (số dư cuối kỳ này): 38.817.541.041 VNĐ

(1) Ghi nhận chi phí phải trả là khoản chiết khấu thanh toán DỰ TÍNH TRƯỚC được ghi
nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh
(2) Ghi nhận chi phí phải trả là khoản Lãi vay phải trả THỰC TẾ PHÁT SINH trong kỳ.
(3) Ghi nhận chi phí phải trả khác THỰC TẾ PHÁT SINH trong kỳ.
2.2.3. Người mua trả tiền trước ngắn hạn

Đối với loại tài khoản hỗn hợp này cần mở sổ tài khoản chi tiết cho từng đối tượng khách
hàng, từng khoản thanh toán theo thời hạn thanh toán.

Tại khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn có sự biến động tăng 4.683.345.978 đồng
trong kỳ ( số đầu năm : 16.010.766.057 đồng - Số cuối năm: 20.694.112.030 đồng)

Khoản chênh lệch tăng phát sinh là số tiền


đã nhận trước của từng đối tượng khách
hàng được tổng hợp lại.

You might also like