You are on page 1of 6

Chương 6 PHÂN BÓN TRUNG LƯỢNG

S, Ca và Mg là các nguyên tố dinh dưỡng mà cây trồng có nhu cầu tương đối lớn cho
sự sinh trưởng và phát triển. Cây trồng có nhu cầu S và Mg với số lượng tương đương với P,
trong khi đó đối với nhiều loài cây, nhu cầu Ca lớn hơn so với nhu cầu của P. Các phản ứng
của S trong đất xảy ra tương tự các phản ứng của N. S chiếm phần lớn trong các thành phần
hữu cơ hay vi sinh vật trong đất. Ngược lại, Ca2+ và Mg2+ thường đi cùng với thành phần keo
đất và có tính chất tương tự như K+.

I Các loại phân S


Các vật liệu chứa sulfate khi bón vào mặt đất sẽ di chuyển vào sâu trong phẫu diện đất
theo mưa và nước tưới là dạng hữu dụng tức thời đối với cây trồng, trừ khi sulfate này bị cố
định sinh học bởi các vi sinh vật phân giải các dư thừa hữu cơ có tỉ lệ C/S hay N/S cao.
Những nghiên cứu so sánh hiệu quả của các loại phân SO42- cho thấy 1 loại phân có chứa
SO42- thường có hiệu quả tương đương bất kể muối đó chứa cation nào (ngoại trừ Zn, Cu, hay
Mn) và yếu tố quyết định sự chọn lựa loại phân S nào chủ yếu dựa trên đơn giá của một đơn vị
S nguyên chất.
1.1 S0 nguyên tố
S0 là 1 chất rắn dạng tinh thể, không tan trong nước, có tính trơ, màu vàng. Trên thị
trường, S0 được sản xuất dưới dạng mỡ, trơn láng, nên S0 không bị biến đổi do sự thay đổi ẩm
độ và nhiệt độ. Tuy nhiên, khi S0 được nghiền mịn và trộn vào đất, S0 sẽ nhanh chóng bị oxi
hóa thành SO42- do các vi sinh vật đất. Hiệu quả của S0 trong việc cung cấp S cho cây trong so
với SO42- phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như độ mịn của hạt, liều lượng bón, phương pháp bón,
và thời gian bón; các tác nhân oxi hóa S0 trong đất; và các điều kiện môi trường. Tốc độ oxi
hoá S0 càng tăng khi cỡ hạt phân càng mịn. Hạt S0 càng mịn tổng diện tích bề mặt càng lớn và
sự hình thành SO42- càng nhanh. Vì có sự tương quan nghịch giữa diện tích bề mặt và đường
kính hạt, nên tốc độ oxi hóa tăng theo lũy thừa so với việc giảm đường kính hạt. Vì thế, gia
tăng diện tích bề mặt phân S0 sẽ làm tăng sự hữu dụng của SO42- đối với cây trồng.
Khi S0 được nghiền mịn và trộn với các loại đất có khả năng oxi hóa cao, S0 sẽ có hiệu
quả như là các loại phân S khác. Thời gian bón cũng đặc biệt quan trọng với các loại phân S0.
Bón lượng S0 lớn sẽ làm tăng được diện tích bề mặt tiếp xúc với các vi sinh vật oxi
hóa S0, nên dẫn đến sự gia tăng tuyến tính trong sự giải phóng S hữu dụng cho cây trồng.
Trong các loại đất có tính đệm kém, có thể xảy ra điều ngược lại, tỉ lệ S0 bị oxi hóa giảm khi
bón lượng S0 cao.
Cách bón S0 vào đất cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ oxi hóa S0, bón vãi trên mặt đất
sau đó bừa lấp sẽ tốt hơn bón tập trung theo hàng. Sự phân bố đều các hạt phân S0 trong đất sẽ
(1) có sự tiếp xúc lớn hơn giữa hạt phân và các vi sinh vật oxi hóa S0, (2) làm tối thiểu hóa bất
cứ một vấn đề nào gây ra sự dư thừa acid trong đất.

1
Bảng 6.1 Các loại phân bón có chứa S
Phân Công thức Hàm lượng dinh dưỡng Chất
(%) khác
N P2O5 K2O S
Ammonium bisulfite NH4HSO3 14,1 0 0 32,3
Dung dịch Ammonium NH4HSO3 + H2O 8,5 0 0 17
bisulfite
Ammonium nitrate- NH4NO3.(NH4)2SO 30 0 0 5
sulfate 4
Ammonium phosphate MAP 11 48 0 2,2
Ammonium phosphate- MAP, 16,5 20,5 0 15,5
sulfate DAP+(NH4)2SO4
13 39 0 7
Ammonium polysulfide NH4Sx 20,5 0 0 45
Dung dịch Ammonium NH4Sx 20 0 0 40
polysulfide
Ammonium sulfate (NH4)2SO4 21 0 0 24,2
Ammonium thiosulfate (NH4)2S2O3 18,9 0 0 43,3
Dung dịch Ammonium (NH4)2S2O3+ H2O 12 0 0 26
thiosulfate
Ferrous sulphate FeSO4.H2O 0 0 0 18,8 32,8 (Fe)
Gypsum CaSO4.2H2O 0 0 0 48,6 32,6(CaO)
Magnesium sulfate MgSO4.7H2O 0 0 0 13 9,8 (Mg)
(muối Epsom)
Potassium sulphate K2SO4 0 0 50 17,6
Pyrites FeS2 0 0 0 53,5 4,5 (Fe)
Potassium magnesium K2SO4.2MgSO4 0 0 22 22 11 (Mg)
sulphate
Potassium thiosulfate 0 0 25 17
Potassium thiosulfide 0 0 22 23
Sulfuric acid (100%) H2SO4 0 0 0 32,7
Sulfur S 0 0 0 100
Sulfur dạngt độn 0-7 0 0 68-
95
Sulfur dioxide SO2 0 0 0 50
SSP Ca(H2PO4)2 + 0 20 0 13,9
CaSO4.2H2O
TSP Ca(H2PO4)2 + 0 46 0 1.5
CaSO4.2H2O
Urea-sulfur CO(NH2)2 + S 36 - 40 0 0 10-
20
Urea-sulfuric acid CO(NH2)2.H2SO4 10 - 28 9-18
Sulfate kẽm ZnSO4.H2O 0 0 0 1,8 36,4 (Zn)

Nếu so sánh phân S0 và SO42- được bón trên mặt, SO42- có thể cho một phản ứng tốt
hơn trong giai đoạn đầu. Vì sự hòa tan của SO42- nên SO42- có thể di chuyển vào trong vùng rễ
theo nước thấm lậu. Còn đối với S0, đầu tiên phải được oxi hóa thành SO42-. Đây là một tiến
trình xảy ra khá chậm, đặc biệt là khi S0 được bón trên mặt đất. Tuy nhiên, trong trường hợp
phân S0 dạng viên, 1 thời kỳ phơi bày trên mặt đất với các chu kỳ khô ẩm xen kẽ là cần thiết

2
để làm tan rã các hạt và phân tán S0. Tiến trình phân tán này trước khi vùi lấp phân rất quan
trọng để hoàn tất sự biến đổi S0 thành SO42- hữu dụng cho cây trồng. Ngoại trừ cây trồng lưu
niên, phân S0 thường không được khuyến cáo dùng để bón thúc, và trong tất cả các trường
hợp, S0 phải được bón trước một thời gian khá lâu so với nhu cầu S của cây trồng.

1.2 S0-Bentonite
Phân bón S0- bentonite đã được sản xuất có chứa 90 % S0 và 10 % bentonite. Khi S0-
bentonite được bón vào đất, thành phần bentonite sẽ hút nước làm cho các hạt phân bị rã ra,
hình thành các hạt S0 mịn hơn, nên nhanh chóng chuyển hóa thành SO42-.
Bởi do không chắc chắn về mức độ hữu dụng đầy đủ của S0- bentonite trong thời kỳ
đầu của cây trồng sau khi bón, nên cần phải vùi lấp vào trong đất ít nhất là 4 - 5 tháng trước
khi gieo trồng. Nếu bón phân này ngay trước khi gieo hạt và trên các loại đất thiếu S, cần phải
bón thêm 1 ít phân SO42-. Tốc độ phân tán của phân S0- bentonite trên mặt đất trước khi vùi
lấp vào trong đất là 1 tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của loại phân này.

1.3 Dung dịch huyền phù S0


Cho phân S0 nghiền mịn vào trong nước có chứa 3 % sét attapulgite sẽ tạo được 1
huyền phù chứa 40 – 60 % S. Huyền phù này có thể bón trực tiếp vào đất hay có thể kết hợp
với các loại phân bón dạng huyền phù khác. Loại phân này dễ sử dụng và có ưu điểm là không
tạo ra bụi bẩn như bentonite.

1.4 Ammonium Thiosulfate [(NH4)2S2O3 hay ATS]


ATS là 1 dung dịch chứa 12 % N và 26 % S và là loại phân bón S được dùng phổ biến
trong công nghiệp phân bón dạng dung dịch. ATS có tính chất tương tự với các loại phân N
dạng dung dịch và các loại phân hỗn hợp dạng dung dịch N-P-K, có phản ứng trung tính hay
chua ít. Phân này không thể sử dụng chung với các loại phân chua. Ngoài việc được áp dụng
rộng rãi do có dạng hỗn hợp dung dịch sạch, phân này còn được sử dụng ở dạng huyền phù.
Chúng không có tính ăn mòn cao và có thể được tồn trữ trong các bồn chứa bằng thép hay
nhôm.
ATS có thể được bón trực tiếp vào đất ở dạng hỗn hợp hay bằng các vòi tưới và/ hay
các hệ thống tưới bằng mương mở. Khi bón vào đất, ATS hình thành S có dạng keo và
(NH4)2SO4. SO42- sẽ hữu dụng tức thời, trong khi đó S0 phải được oxi hóa thành SO42-, vì thế
gia tăng mức độ hữu dụng cho cây trồng. Potassium thiosulfate (KTS) cũng có tính chất tương
tự như ATS.

1.5 Ammonium Polysulfide (NH4Sx)


Ammonium polysulfide là một dung dịch có màu đỏ đến nâu hay đen có mùi H2S.
Chứa khoảng 20 % N và 45 % S. Ngoài việc dùng như là 1 loại phân bón, chúng còn được
dùng để cải tạo các vùng đất có pH cao và để xử lý nước tưới nhằm hạn chế sự thấm lậu của
nước vào trong đất.
Ammonium polysulfide được khuyến cáo nên trộn với NH3 lỏng khan, NH3 lỏng, và
các dung dịch UAN. Để tạo sự ổn định với UAN, không được trộn quá 10 % (theo thể tích)
ammonium polysulfide trong hỗn hợp này. Bón cùng lúc ammonium sulfide và NH3 lỏng
khan là cách phổ biến để cung cấp cả N và S cho các vùng trồng cây lương thực. Thông
thường, phân này không thể so sánh với các loại phân dung dịch chứa P. Potassium
polysulfide (0-0-22-23) được dùng trong hệ thống tưới phun và hệ thống tưới ngập để rửa
muối và cung cấp K.

3
1.6 Urea-sulfuric acid
Một qui trình đơn giản, nhanh chóng và kinh tế là trộn phân urea và sulfuric acid thành
loại phân bón dạng dung dịch có nồng độ N-S đậm đặc. Loại tiêu biểu có chứa 10 % N và 18
% S và 1 loại khác là 28 % N và 9 % S. Chúng có thể bón trực tiếp vào đất hay thông qua hệ
thống tưới phun.
Vì hỗn hợp này có pH rất thấp (từ 0,5-1,0), nên các thiết bị sử dụng phải là thép không
rỉ hay các vật liệu không bị ăn mòn khác. Theo dõi pH của nước tưới để tránh sự acid hoá khi
dưới pH 5,0.

1.7 Các loại phân S0-N/P


S0 có thể dễ dàng trộn vào các loại phân N/P để phân này có chứa 5 – 20 % S. S0 trộn
trong phân N-P có thể được oxi hóa nhanh hơn so với bón dưới dạng riêng rẻ. S0 trong phân
super lân kép dạng hạt và DAP sẽ oxi hóa nhanh hơn phân S đơn trên đất chua hay đất đá vôi.
Điều này có thể do những ảnh hưởng của N, P, hay Ca đến hoạt động của các vi khuẩn oxi hóa
S0 và ẩm độ thích hợp xung quanh hạt phân (phân S có tính hút nước cao). pH tạm thời bị
giảm do sự hòa tan của 1 số loại phân như TSP cũng có thể kích thích sự sinh trưởng của các
vi sinh vật oxi hoá S0.
Các phản ứng của S từ urea-S0 (36-0-0-20 (S)) trong các loại đất có khác nhau, có thể
là do sự khác nhau về mật độ và hoạt động của các vi sinh vật oxi hóa trong các loại đất này;
tuy nhiên, ở một số nơi, S0 trong phân này có thể hữu dụng nhanh thỏa mãn nhu cầu của cây
trồng.
Để hoàn tất sự chuyển hóa của S0 trong phân N-P thành SO42-, hạt phân phải được
phân rã hạt và phân tán S0 trên mặt đất trước khi vùi lấp hoàn toàn vào đất.
S0-fortified super lân đơn là loại phân phổ biến sử dụng trên nhiều nước, như Úc, New
Zealand. Super lân đơn được làm giàu với S0 để hình thành những hỗn hợp chứa 18-35 % S.
S0 được bón vào đất sẽ có ảnh hưởng lâu dài và tốt hơn S của CaSO4 trong phân super lân
đơn.

II Các loại phân Calcium

Calcium không phải luôn được sản xuất dưới dạng phân bón hỗn hợp hay riêng biệt,
nhưng thường hiện diện như là một thành phần phụ của của các loại phân bón khác, đặc biệt là
phân P. Super lân đơn (SSP) và super lân kép (TSP) đều có chứa 18 - 21 và 12 – 14 % Ca.
Nồng độ Ca trong Ca(NO3)2 khoảng 19 %. Các chelates tổng hợp như CaEDTA chứa khoảng
3 – 5 % Ca, trong khi đó một số phức chất tự nhiên được dùng như là các chất mang các
nguyên tố dinh dưỡng vi lượng có chứa khoảng 4 – 12 % Ca. Ca trong chelate cũng có thể
dùng phun lên lá cây trồng. Đá phosphate có chứa 35 % Ca, và khi được bón với liều lượng
cao cho các loại đất nhiệt đới chua, sẽ cung cấp một lượng Ca rất lớn.

Tên phân Công thức Hàm lượng các chất có trong phân (%)
N P2O5 K2O CaO MgO S
Amonium nitrate NH4NO3 + (CaCO3+ 20 0 0 6 4 0
limestone MgCO3)
Calcium nitrate Ca(NO3)2.4H2O 15 0 0 21 0 0
Calcium CaCN 21 0 0 11 0 0
cyanamide
Calcium Ca(NO3)2+4 CO(NH2)2 34 0 0 10 0 0
nitrate/urêa
Triple super Ca(H2PO4)2.xH2O 0 46 0 14 0 0

4
phosphate
Super phosphate Ca(H2PO4)2.xH2O+ 0 20 0 21 0 11
CaSO40
Potassium K2SO4 2MgSO4 0 0 21 0 11 23
magnesium
sulphate
Cacium chloride CaCl2 0 0 0 36 0 0
Burned lime CaO 0 0 0 70 0 0
Calcitic CaCO3 0 0 0 36 0 0
limestone
Dolomitic CaCO3 + MgCO3 0 0 0 24- 6-12 0
limestone 30
Gypsum CaSO4.2H2O 0 0 0 22 0 18
Hydrate lime Ca(OH)2 0 0 0 50 0 0
Magnesium MgNH4PO4.6H2O 8 40 0 0 15 0
ammonium
phosphate
Magnesium oxide MgO 0 0 0 0 45 0
Magnesium MgSO4.H2O/MgSO4.7H2O 0 0 0 0 17/10 23/13
sulphate
Potassium K2SO4 .2MgSO4 0 0 21 0 11 23
magnesium
sulphate

Nguồn nguyên liệu chính để dùng làm phân bón Ca là các vật liệu có chứa vôi như
CaCO3 (đá vôi),CaMg(CO3)2 (dolomite) và các vật liệu khác được dùng để trung hòa độ chua
của đất. Trong trường hợp nơi Ca chỉ được yêu cầu cung cấp cho cây trồng nhưng không cần
để hiệu chỉnh độ chua của đất ta có thể dùng gypsum.
Gypsum (thạch cao, CaSO4.2H2O) được tìm thấy nhiều nơi trên thế giới. Có một
lượng lớn gypsum là sản phẩm trung gian được hình thành trong nhà máy sản xuất phosphoric
acid.
Gypsum là phân Ca phổ biến dùng bón cho đậu phộng ở Mỹ và được bón trực tiếp cho
cây ở giai đoạn ra hoa. Một số nước châu Phi, CaSO4 có trong phân super lân được bón cho
đậu phộng có thể cung cấp cả S và Ca cho cây. Gypsum có ảnh hưởng rất ít đến pH đất; vì thế
nên có thể có giá trị trên cây trồng cần một độ chua nhất định và cần Ca cao. Gypsum được
sử dụng rất phổ biến trên đất mặn trong các vùng khô hạn. Ca2+ thay thế Na+ trên phức trao
đổi, và Na+ sau đó sẽ bị rửa trôi ra khỏi vùng rễ. Độ bão hòa Na+ giảm sẽ làm kết cụm các hạt
đất và làm tăng khả năng thấm nước của đất.

III Các loại phân Magnesium (Mg)

Trái ngược với Ca, có một số loại phân bón chính có chứa Mg, ngoại trừ phân K2SO4.
MgSO4. Dolomite được dùng phổ biến cho các loại đất chua có hàm lượng Mg thấp.
K2SO4.MgSO4 và MgSO4 (muối Epsom) được dùng rộng rãi trong các công thức hình thành
các loại phân dạng rắn. Các vật liệu khác có chứa Mg là magnesia (MgO, 55 % Mg),
magnesium nitrate [Mg(NO3)2, 16%Mg], magnesium silicate (basic slag, 3 – 4 % Mg;
serpentite, 26 % Mg), dung dịch magnesium chloride (MgCl2.10H2O, 8 - 8 % Mg), các
chelates tổng hợp (2 - 4 % Mg), và các phức chất hữu cơ tự nhiên (4 – 9 % Mg).
MgSO4, MgCl2, Mg(NO3)2, và các chelates tổng hợp và tự nhiên dạng dung dịch rất
thích hợp cho sử dụng phun lên lá. Sự thiếu hụt Mg trên các vườn cam quít thường được hiệu
chỉnh bằng cách phun Mg(NO3)2 lên lá. Trong một số vùng trồng cây ăn quả, dung dịch
5
MgSO4 được phun lên lá, và trong các vườn cây thiếu nghiêm trọng cần thiết phải phun trong
nhiều năm.
K2SO4.MgSO4 được sử dụng rộng rãi dưới dạng huyền phù. Nồng độ huyền phù đặc
biệt, dạng này có bán trên thị trường.
Grass tetany (bệnh co giật - bệnh phát sinh do thiếu Mg trong thức ăn)
Hàm lượng Mg thấp trong các đồng cỏ, có thể là một vấn đề nghiêm trọng trong 1 số
đồng cỏ chăn nuôi. Trâu bò sử dụng cỏ có chứa Mg thấp sẽ bị bệnh hypomagnesia (giảm hàm
lượng Mg), hay grass tetany, bệnh gây ra do hàm lượng Mg trong máu thấp không bình
thường. Bón phân NH4+ hay K+ cao có thể làm giảm nồng độ Mg2+ trong mô cây. Ví dụ, hàm
lượng Mg trong cây bắp non bị giảm đáng kể khi bón NH4+ so với bón NO3-. Grass tetany
thường xảy ra trong mùa xuân, lúc N vẫn có thể còn ở dạng NH4+, đặc biệt là nếu thời tiết
lạnh. Ngoài ra, hàm lượng protein cao của cỏ khi tiêu hoá (và các thức ăn khác) sẽ làm giảm
sự hấp thụ Mg bởi động vật.
Hàm lượng Mg cũng có thể tăng do sử dụng đá vôi dolomite, hay do việc sử dụng các
loại phân bón có chứa Mg. Vì vậy các cây họ đậu trồng trong hệ thống đồng cỏ được khuyến
cáo là những cây này có nhu cầu Mg cao hơn các cây họ hòa thảo. Trâu bò cũng có thể ăn
muối Mg để chống lại bệnh grass tetany.
Mặc dù một số nhà nghiên cứu cho rằng hypomagnesia là kết quả của sự bón thừa
phân N hay K, nhưng ta xem bệnh này do thiếu Mg để xử lý thích hợp hơn.

You might also like