You are on page 1of 174

Chương 1 – GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DI TRUYỀN HỌC

Bài 1 – LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DI TRUYỀN HỌC


Những tiến bộ của tri thức loài người đã dẫn đến sự hình thành và phát triển của nhiều
ngành khoa học nhằm hiểu biết bản chất của các hiện tượng tự nhiên và xã hội, từ đó
tìm ra các ứng dụng phục vụ lợi ích con người. Di truyền học là một bộ môn của sinh
học, là ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu thế giới sinh vật, nó có vị trí và vai trò đặc
biệt đối với con người.
Nếu thế kỷ 21 là thế kỷ của sinh học, thì di truyền học sẽ là một trọng tâm của sự phát
triển đó. Sự hiểu biết về di truyền học không những cần thiết cho cácnhà sinh học, mà
cả những nhà nghiên cứu giáo dục học, triết học, luật học và nhiều lĩnh vực khác.
I. Thế nào là Di truyền học
Di truyền học là khoa học nghiên cứu hai hiện tượng sống cơ bản của sinh vật là di
truyền và biến dị.
Vì di truyền là sự bảo tồn tính trạng và biến dị là sự thay đổi tính trạng nên di truyền
học còn là khoa học nghiên cứu sự giống nhau và khác nhau giữa các mối quan hệ huyết
thống.
1. Sự giống nhau
Tính di truyền biểu hiện ở sự giống nhau của các tính trạng giữa thế hệ cha mẹ và hậu
thế, cả sự xuất hiện ở con cháu những tính trạng từ tổ tiên xa. Sự giống nhau này dễ
nhận thấy và gần gũi với mọi người, ví dụ: một đứa bé mới sinh ra, mọi người đều quan
tâm nó giống ai?
2. Thông tin di truyền và sự phát triển
Chứa và truyền đạt thông tin là tính chất tuyệt diệu nhất của sinh giới không có ở giới
vô sinh. Thông tin liên quan đến tất cả các quá trình sống như sinh trưởng, phát triển,
sinh sản, tiến hóa và các phản ứng thích nghi.
Thông tin di truyền được mã hóa ở dạng trình tự thẳng của 4 loại nucleotide của nucleic
acid (DNA và RNA). Đơn vị của thông tin di truyền là gen, mọi tính trạng của sinh vật
đều chịu sự chi phối của các gen tương ứng.
Thông tin di truyền được thực hiện hóa ở thế hệ sau trong quá trình phát triển cá thể. Bộ
máy di truyền chi phối mọi biểu hiện sống: tái tạo các cấu trúc tinh vi, điều hòa việc
thực hiện hàng loạt chuỗi phản ứng hóa học phức tạp giúp cơ thể phản ứng và thích nghi
với môi trường.
Thông tin di truyền được ghi lại rất tinh vi trên phân tử chất di truyền là DNA.
3. Sự liên tục của chất sống
Thông tin di truyền tinh vi được truyền đạt cho nhiều thế hệ nối tiếp với sự ổn định cao
nhờ các cơ chế sao chép chính xác và phân chia đều cho các tế bào con. Cá thể sinh vật

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


đến lúc nào đó sẽ chết, nhưng thông tin không chết, vẫn được truyền cho thế hệ sau và
có thể biến đổi tiến hóa.
Do sự tiếp nối di truyền mà sự sống từ khi xuất hiện cho đến nay là một dòng liên tục và
các sinh vật trên quả đất đều có quan hệ họ hàng bắt nguồn từ tổ tiên chung.
4. Biến dị
Biến dị biểu hiện ở sự sai khác so với cha mẹ và cả với các cá thể khác cùng đàn. Một
mặt, sự biến đổi của bộ máy thông tin di truyền dẫn đến các biến dị, mặt khác cũng
chính các cơ chế di truyền tạo sự đa dạng đến mức xét về chi tiết thì không có 2 cá thể
nào hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, biến dị tuy có số lượng rất lớn và hết sức đa dạng
nhưng xảy ra trong một khuôn khổ nhất định nên mới có thể xếp các sinh vật vào những
đơn vị phân loại như loài, giống, họ, bộ…
Di truyền và biến dị là hai trong ba nhân tố tiến hóa theo quan điểm của Darwin. Biến dị
tạo sự da dạng cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa, di truyền duy trì các đặc tính, còn
chọn lọc tự nhiên là nhân tố thứ 3 định hướng phát triển các dạng sinh vật và dẫn đến sự
đa dạng của sự sống như ngày nay.
5. “Trái tim” của sinh học
Di truyền học đi sâu vào các vấn đề cơ bản của sự tồn tại và lưu truyền sự sống nên nó
giữ một vị trí quan trọng đặc biệt. Có thể ví di truyền học là “trái tim của sinh học”, vì
không ít thì nhiều nó liên quan và chi phối bất kì lĩnh vực nào của sinh học, từ các cơ
chế phân tử của sự sống cho đến sự tiến hóa của toàn bộ thế giới sinh vật trên hành tinh
của chúng ta.
Trước đây, sinh học sử dụng các phương pháp mô tả đơn giản, nên được coi là khoa học
mô tả. Tuy nhiên, với sự xuất hiện khái niệm gen, nhân tố di truyền đã cung cấp cho
sinh học một đơn vị chính xác không chỉ để quan sát, mà còn nghiên cứu thực nghiệm
chi tiết các hiện tượng vô cùng đa dạng của sinh giới.
Dựa vào đơn vị nghiên cứu là gen, cùng những phương pháp nghiên cứu độc đáo mà
ngày nay di truyền học là một khoa học chính xác, được đánh giá tương đương với vật
lý học nói chung. Những phát minh lớn với số lượng tăng vọt của di truyền học đã có
tác dụng cách mạng hóa sinh học từ mô tả thành thực nghiệm chính xác.
II. Lịch sử phát triển của Di truyền học
1. Giai đoạn trước Mendel và sự ra đời công trình của Mendel
- Ngay từ thế kỷ V trước công nguyên, hai luận thuyết hoàn toàn mang tính suy luận
được nêu ra, đó là sự di truyền trực tiếp và gián tiếp của các tính trạng. Hippocrate theo
luận thuyết di truyền trực tiếp cho rằng, vật liệu sinh sản được thu nhận từ tất cả các
phần của cơ thể, theo cách đó tất cả các cơ quan đều trực tiếp ảnh hưởng tới tính trạng
của hậu thế.
- Vào thế kỷ 19, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của sinh vật học, các phương pháp lai giống
đã được sử dụng ở thực vật và động vật. Tuy nhiên quan niệm phổ biến thời này là sự di
truyền hòa hợp (blending), tức các tính trạng của cha và mẹ trộn lẫn vào nhau tạo nên

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


các tính trạng trung gian ở con cái, như lai cây hoa đỏ với hoa trắng sẽ tạo các con lai có
hoa hồng. Lamarck người pháp (1744 - 1829) nêu quan niệm về sự di truyền tập nhiễm,
chú ý nhiều đến vai trò ngoại cảnh, tức các biến đổi do luyện tập và nhiễm trong đời
sống cũng được di truyền.
- Thuyết di truyền trực tiếp đã tồn tại 23 thế kỷ. Darwin (1809 - 1882) chịu ảnh hưởng
của quan niệm này, đã xây dựng thuyết Pangen (Pangenesis) trong tác phẩm “Sự biến
đổi của động vật và thực vật trong nuôi trồng” (1968). Theo ông, mỗi phần của cơ thể
đều sinh sản ra những phần tử nhỏ gọi là chất mầm (gemmule), từ các phần của cơ thể
chúng theo máu tập trung về cơ quan sinh dục, qua đó các tính trạng được truyền đạt
cho hậu thế. Mỗi cá thể sinh ra do sự hòa hợp đặc tính di truyền của cả bố và mẹ.
- Vào năm 1871, F. Galton đã tiến hành thực nghiệm kiểm tra thuyết Pangen. Galton đã
truyền máu thỏ đen cho thỏ trắng, sau đó lai những con được truyền máu với nhau. Thí
nghiệm lặp lại qua 3 thế hệ và không tìm thấy ảnh hưởng gì đối với thỏ trắng. Như vậy,
ít nhất máu thỏ không chứa gemmule.
- Đến cuối thế kỷ 19 giới khoa học vẫn chưa có quan niệm đúng đắn về tính di truyền.
Darwin – nhà sinh học lớn nhất thời đó nhiều lần nhấn mạnh rằng “về các quy luật di
truyền và biến dị chúng ta hãy còn biết
quá ít”. Tiếc rằng, năm 1865 Gr.
Mendel đã công bố công trình “Các thí
nghiệm lai ở thực vật” nhưng Darwin
chưa biết đến.
Kết quả nghiên cứu của Mendel được
trình bày trước “Hội các nhà tự nhiên
học của thành phố Brno” trong hai buổi
họp ngày 8/2 và 8/3 năm 1865. Cả hai
báo cáo được công bố ở dạng một bài
dài 44 trang “Các thí nghiệm lai ở thực
vật” trong kỷ yếu của hội năm 1866.
Mendel đã chứng minh sự di truyền có
tính gián đoạn, được kiểm tra bởi các
nhân tố di truyền mà sau này gọi là gen.
Phát minh vĩ đại này đặt nền móng cho
sự phát triển của di truyền học. Tuy
nhiên, các quy luật di truyền của Gr. Mendel
Mendel sau 35 năm mới được công
nhận (do sinh học lúc đó chưa đủ tri thức để tiếp nhận, nên những người đương thời
không hiểu được phát minh vĩ đại đó)
2. Giai đoạn phát triển của di truyền kinh điển
Vào nửa cuối thế kỷ 19 nhiều phát minh về tế bào học đã góp phần cho sự hiểu biết và
sáng tỏ các quy luật di truyền.
Những phát minh cơ bản về tế bào học vào nữa cuối thế kỷ 19

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Các năm Sự kiện Tác giả
1938 – 1939 Học thuyết tế bào T. Schwann
M. Schleiden
1865 Các thí nghiệm lai ở thực vật G. Mendel
1870 Mô tả nguyên phân ở thực vật E. Strasburger
1875 Mô tả nguyên phân ở động vật E. Van Beneden
Mô tả sự hợp nhân khi thụ tinh
1879 – 1882 Ở động vật V. Flemming
1883 – 1884 Ở thực vật O. Hertving
N. N. Gorojankin
E. Strasburger
1883 – 1884 Thuyết di truyền nhân tế bào B. Roux
E. Strasburger
O. Hertving
1883 Thuật ngữ “nhiễm sắc thể” ra đời V. Valdeier
1884 – 1887 Phát hiện “sự phân li” của nhiễm sắc L. Geizer
thể L. Giniar
E. Van Beneden
1885 Số lượng ổn định của nhiễm sắc thể K. Rable
1887 Mô tả giảm phân V. Flemming
E. Van Beneden
1900 Phát minh các quy luật Mendel H. De Vries
E. K. Correns
E. Tschermak
Mãi đến năm 1900, Hugo Marie de Vries (Hà Lan), Erich Kari Correns (Đức) và E.Von
Tschermark (Áo) độc lập nhau đã phát hiện lại các quy luật Mendel. Năm 1900 được
coi là năm khai sinh và thế kỷ 20 là thế kỷ phát triển của di truyền học.
Ngay sau đó các nhà khoa học đã chứng minh tính phổ
cập của các quy luật Mendel ở các đối tượng sinh vật.
Năm 1902 W. Bateson (Anh) và L. Cuenot chứng
minh quy luật Mendel ở động vật. Trong những năm
này hiện tượng tương tác gen cũng đã được phát hiện.
Năm 1901, Hugo de Vries đã đưa ra thuyết đột biến.
Thời kỳ này đã hình thành các quan điểm đầu tiên về
vai trò của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền. T.
Boveri ở đối tượng nhím biển đã chứng minh vai trò
của nhân trong di truyền. Năm 1903, W. Sutton qua
nhận định về mối tương ứng giữa sự vận động của các
nhiễm sắc thể và sự phân ly các nhân tố di truyền đã
gắn các nhân tố này với các nhiễm sắc thể. Đặc biệt,

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


A. Weismann, nhà sinh học Đức (1834 - 1914)- bằng những quan sát tế bào học và sự
suy đoán đã nêu thuyết di truyền nhiễm sắc thể, chính ông đã khẳng định các tính trạng
tập nhiễm không di truyền (trái với quan điểm của Lamarck).
Năm 1909, nhà khoa học Đan Mạch W. Johansen nêu ra các thuật ngữ quan trọng như
gen, kiểu gen (genotype) và kiểu hình (phenotype).
Sự kết hợp chặt chẽ giữa phân tích di truyền, phân tích tế bào và nghiên cứu đột biến đã
tạo nên những bước phát triển vững chắc của di truyền học.
Từ năm 1911, T.H. Morgan (1866 -1945) cùng các cộng sự là A. Sturtevant, C. Bridge,
H.J. Muller đã tiến hành thí nghiệm trên đối tượng mô hình ruồi giấm (Drosophila
melanogaster) xây dựng nên thuyết di truyền nhiễm sắc thể. Các kết quả thực nghiệm
chứng minh các gen nằm trên nhiễm sắc thể, xếp theo đường thẳng, tạo thành nhóm liên
kết gen. Bản đồ di truyền nhiễm sắc thể đã được xây dựng.
Năm 1920, nhà khoa học Nga nổi tiếng N.I. Vavilov đã thiết lập quy luật “dãy biến dị
tương đồng”, nó có đóng góp lớn trong sự phát triển của thuyết biến dị di truyền. Ông
cũng là người xây dựng thuyết về các trung tâm khởi nguyên giống cây trồng trên thế
giới. Những đóng góp này có vai trò quan trọng trong sự phát triển về mối liên kết giữa
di truyền, học thuyết tiến hóa và chọn giống.
Năm 1925 – 1927 tác động gây đột biến của tia X - tia Rơnghen (G. Muller, 1927), đặt
cơ sở cho các nghiên cứu đột biến nhân tạo.
Năm 1933, T. Painter phát hiện nhiễm sắc thể khổng lồ ở tế bào tuyến nước bọt của côn
trùng 2 cánh (Diptera), đặt cơ sở cho các nghiên cứu đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và
thiết lập bản đồ tế bào học của nhiễm sắc thể.
Năm 1941, G. Beadle và E. Tatum ở đối tượng nấm men bánh mỳ (Neurospora crassa)
đưa ra thuyết 1 gen – 1 enzyme chứng minh các gen kiểm tra những phản ứng sinh hóa
khác nhau (nhờ sự kết hợp giữa phân tích di truyền va phân tích hóa sinh tạo điều kiện
tìm hiểu con đường từ gen tới biểu hiện tính trạng)
Quá trình phát triển cho đến cuối những năm 1940 được coi là là kinh điển của di truyền
học vì những nguyên lý cơ bản đã được tìm ra. Lịch sử di truyền học gắn chặt với sự
phát triển và cụ thể hóa khái niệm về gen, cùng sự biểu hiện của chúng.
3. Sự phát triển của di truyền phân tử
Năm 1944, O. Avery, Mc Leod và Mc Carty thông qua các thực nghiệm chuyển nạp ở
vi khuẩn đã trực tiếp chứng minh DNA là vật chất di truyền. Sự kiện này mở ra bước
phát triển mới trong di truyền, đó là sự ra đời Di truyền phân tử.
Đến năm 1952, với thí nghiệm của A. Herley và M. Chase (sự xâm nhập của
Bacteriophage T2 vào vi khuẩn E.coli) thì vai trò di truyền của DNA mới được xác
nhận.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Năm 1953, mô hình cấu trúc
DNA của J. Watson và F.
Crick ra đời, được coi là phát
minh lớn nhất của thế kỷ
XX, tạo ra bước ngoặt mới
cho sự phát triển của di
truyền học và sinh học nói
chung. Các thí nghiệm
nghiên cứu di truyền học có
thể tiến hành trong ống
nghiệm (in vitro).

Jame Watson Francis Crick

Năm 1956, Học thuyết trung tâm củasinh học phân tử ra đời (do F. Crick nêu ra)

DNA RNAm protein


sao chép phiên mã dịch mã
Năm 1961, M. Nirenberg và J. Matthei tìm ra bộ mã di truyền đầu tiên. Đến giữa những
năm 60, toàn bộ 64 codon (bộ ba mã) đã được xác định (nhóm của M. Nirenberg và
nhóm của H. Khorana).
Năm 1961, F. Jacob, J. Monod lần đầu tiên đưa ra mô hình operon giải thích cơ chế điều
hòa sinh tổng hợp protein ở vi khuẩn (điều hòa sao mã).
Những nghiên cứu về di truyền phân tử không chỉ hạn chế ở vi khuẩn và một số vi sinh
vật khác, mà còn đi sâu vào tìm hiểu những bí ẩn trong bộ máy di truyền của sinh vật
bậc cao. Vấn đề này được khả thi nhờ có cuộc cách mạng về phương pháp nghiên cứu ở
những năm thuộc thập niên 70.
4. Giai đoạn từ khi kỹ thuật di truyền ra đời cho đến nay
Từ đầu những năm 70, kỹ thuật di truyền ra đời tạo nên cuộc cách mạng mới trong di
truyền học và cả sinh học. Sự hiểu biết về gen đạt tới từng nucleotide. Qua 25 năm phát
triển, nó được đánh giá là có tầm quan trọng tương tự việc phát minh ra kính hiển vi.
Việc xác định trình tự các nucleotide của gen đã nhanh chóng dẫn đến kỹ thuật mới: gây
đột biến điểm định hướng (site-directed mutagenesis), cho phép tạo các biến đổi tùy ý
trên gen như thay thế nucleotide này bằng nucleotide khác hay cắt ngắn hoặc nối dài
gen ở những điểm định sẵn. Các biến đổi định hướng này trên gen đưa đến thay đổi
những thành phần amino acid tương ứng trên phân tử protein. Kỹ thuật này thúc đẩy sự
phát triển của công nghệ protein.
Vào đầu những năm 1990, sự kết hợp giữa sinh học và tin học đưa đến một phương
pháp là nghiên cứu in silico (nghiên cứu sinh học trên máy điện toán), những nghiên
cứu này mở ra triển vọng đầy hứa hẹn.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Kỹ thuật di truyền kéo theo sự “bùng nổ” của công nghệ sinh học, đã đem lại nhiều ứng
dụng to lớn cho sản xuất và xã hội. Tuy nhiên, bài toán ứng dụng của kỹ thuật di truyền
vẫn còn nhiều vấn đề cần được xem xét kỹ.
III. Mối quan hệ giữa di truyền học với các khoa học khác và thực tiễn.
1. Di truyền học và chọn giống
a. Ý nghĩa của di truyền học với chọn giống
Di truyền học có ý nghĩa rất lớn đối với thực tiễn, là phương pháp luận cơ bản của tiến
hóa, đặc biệt nó là cơ sở khoa học của chọn giống.
Dựa trên những lý luận di truyền cơ bản và chuyên khoa của đối tượng sinh vật, các nhà
khoa học đã thiết kế, xây dựng các chương trình tạo giống gồm các vấn đề tìm kiếm, tạo
vật liệu khởi đầu, quá trình lai (trong loài, khác loài), chọn lọc và cải thiện giống …
nhằm đưa ra các giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật… phục vụ cho mục cho mục đích
đặt ra của con người.
Việc sử dụng gen thấp cây tạo ra cuộc “cách mạng xanh” đối với nhiều loại cây cốc như
lúa nước, lúa mỳ, mạch… nhiều loài cây trồng đa bội có năng suất cao, giá trị thương
phẩm tốt như củ cải đường, dâu tây, dưa hấu… Đặc biệt vấn đề tạo giống ưu thế lai đã
đem lại buớc tiến lớn mang tính cách mạng trong sản xuất nông nghiệp (ví dụ: ứng dụng
ưu thế lai vào chọn giống bắp ở Mỹ đem lại lợi nhuận dư bù đắp chi phí trong thế chiến
thứ II), thị trường giống cây trồng lai đem lại lợi nhuận lớn cho nhiều quốc gia (50 tỉ
USD mỗi năm).
Chọn giống đột biến nhân tạo đã thu được nhiều kết quả, đặc biệt đối với sự phát triển
công nghệ sinh vật, đã đưa ra nhiều chủng sản xuất hàm lượng cao các chất kháng sinh,
vitamin, acid amin và các chất có hoạt tính sinh học khác (ví dụ: chủng nấm mốc
Penicillinum chrysogenum để sản xuất penicillin có năng suất tăng từ 100đv/ml đến
40.000đv/ml, hơn chủng ban đầu 400 lần)
Ngày nay, kỹ thuật di truyền giúp cho chọn giống vượt giới hạn của tiến hóa. Cuối năm
1995, ở Mĩ đã có trại nuôi 575 con dê mang gen người để sản xuất protein người làm
thuốc… Kỹ thuật di truyền cho phép chuyển gen chịu hạn, phèn, lạnh, kháng bệnh,
kháng thuốc trừ cỏ…vào các cây trồng, cải tiến chất lượng thực phẩm.
b. Di truyền học và sự phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững
Trong phát triển sản xuất nông nghiệp yếu tố giống đóng vai trò quan trọng hàng đầu.
Tương lai, các giống ưu thế lai, giống chuyển gen… tạo ra trên cơ sở phối hợp tiềm
năng năng suất, chất lượng với khả năng bền vững sinh thái sẽ có vai trò đặc biệt quan
trọng trong sự phát triển một nền nông nghiệp hiện đại.
Xét về cơ bản, phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững chính là phát triển
một nền trồng trọt thích ứng. Ở đây vấn đề trọng yếu là tiến hành sinh học hóa những
quá trình sản xuất thâm canh bằng con đường tạo ra các giống và giống lai có tiềm năng
năng suất cao, chất lượng phối hợp với khả năng chống chịu với các yếu tố bất lợi của
ngoại cảnh (hạn, nóng, lạnh, mặn…) và chống chịu các sâu, bệnh hại, chú ý sử dụng
những loài cây trồng có khả năng cải tạo và bảo vệ đất, thiết kế những hệ thống canh tác
7

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


hiệu quả nhất nằm trong cấu phần chung của hệ thống sinh thái. Chỉ có ứng dụng những
thành tựu thuộc các lĩnh vực khoa học như di truyền học, học thuyết tiến hóa tổng hợp,
tiến hóa thực vật, sinh thái, sinh lý, vi sinh vật, thổ nhưỡng, khí tượng, hệ thực vật và
một số khoa học cơ sở khác mới có thể hiểu biết về những khả năng thích ứng của cây
trồng và các phương thức điều khiển chúng, trên cơ sở bảo vệ và sử dụng một cách kinh
tế nguồi tài nguyên thiên nhiên, nhằm thu được sự tăng trưởng một năng suất ổn định và
bền vững.
Nhờ ứng dụng những thành tựu của di truyền học nền nông nghiệp truyền thống được
nâng lên bước tiến bộ mới mang tính cách mạng – nền nông nghiệp sáng tạo và có điều
khiển, đáp ứng cho sự phát triển của nó ở hiện tại và trong tương lai.
2. Di truyền học và y học
Nhờ những thành tựu mới của kỹ thuật di truyền, vào cuối năm 1989 Mỹ đầu tư 3 tỉ
USD cho chương trình xác định toàn bộ trình tự nucleotide của bộ gen người (DNA có
hơn 3.109 cặp nucleotide, coi như 1 nucleotide/1 USD).
Phương pháp trị các bệnh di truyền mới ra đời có tên gọi là liệu pháp gen (genotherapy)
nhằm đưa các gen bình thường vào cơ thể thay thế các gen bệnh.
Y học tương lai sẽ nặng về dự phòng. Vấn đề chẩn đoán phân tử sẽ giữ vai trò quan
trọng và trở nên rất thông dụng. Ngành y có thể không chỉ trị bệnh, mà có thể tham gia
cải biến trí thông minh của con người.
3. Di truyền học và tin học
Sự hòa hợp của hai lĩnh vực hàng đầu là sinh học và tin học nữa cuối thế kỷ 20 đánh
dấu đỉnh cao của khoa học, được coi là “cuộc ráp nối của thế kỷ”.
Vấn đề trung tâm của hoạt động tương hỗ giữa tin học và sinh học là thông qua việc xây
dựng các đối tượng sinh học nhân tạo (các gen và protein) nhờ điện toán rồi sau đó quay
lại kiểm tra và chỉnh lí. Vì vậy, phương pháp mới nghiên cứu sinh học trên máy điện
toán (nghiên cứu in silico) có ý nghĩa rất quan trọng.
4. Sự liên quan với các ngành khoa học xã hội
Di truyền học liên quan đến nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội khác nhau. Luật
hôn nhân và gia đình “cấm hôn nhân giữa những người có quan hệ họ hàng trực hệ” có
cơ sở khoa học từ di truyền học.
Đặc điểm của cuộc cách mạng sinh học mới hiện nay là không những tác động làm tốt
hơn các nhu cầu sống của con người, mà còn có thể tác động trực tiếp làm biến đổi bản
thân con người. Do đó hiện nay đề cập nhiều đến “đạo lý sinh học”
Vào 09/1993, các nhà nghiên cứu tại đại học Washington đã thành công trong “tạo dòng
phôi người”. Cuối 02/1997, I. Wilmut và các cộng sự ở Anh đã công bố bài báo “sinh
sản vô tính” làm xôn xao dư luận trên thế giới đến nỗi các tổng thống Mỹ, Pháp và nghị
viện Anh phải lên tiếng. Về mặt đạo lý những thí nghiệm tương tự không được phép
tiến hành ở con người.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Nhờ sự phát triển nhanh của công nghệ sinh học, hiện nay người ta bắt đầu nói về siêu
nhân, về sự bất tử của con người trong thế kỷ tới. Tuy nhiên quyền lực trí tuệ của loài
người hiện nay tạo nên những biến đổi vượt giới hạn tiến hóa tự nhiên, kể cả biến đổi cơ
thể sinh vật của con người. Ba xu hướng đang và sẽ diễn ra trong thời gian sắp đến là:
- Đưa gen của người vào các sinh vật để tạo các protein làm dược phẩm hoặc cơ
quan thay thế.
- Con người nhận các gen hoặc cơ quan từ các sinh vật
- Con người có tuổi thọ kéo dài và có thể bất tử.
Những thành tựu trên đặt ra nhiều vấn đề mới đáng suy ngẫm cho giáo dục, luật học,
triết học, xã hội học. Di truyền học có nhiều thành tựu đáng sợ đến mức hiện nay có
nhiều nhà khoa học đặt vấn đề cấm một số nghiên cứu di truyền học.

Bài 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA DI


TRUYỀN HỌC
I. Đối tượng và nhiệm vụ của Di truyền học
1. Đối tượng
Di truyền học nghiên cứu hai đặc tính cơ bản của sự sống là tính di truyền và biến dị,
mà thiếu chúng sự sống không thể tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.
Đối tượng dùng để nghiên cứu di truyền học rất rộng, rất phong phú. Người ta có thể
nghiên cứu di truyền và biến dị ở mức độ phân tử, mức độ tế bào, cá thể và quần thể. Có
thể nghiên cứu trên những sinh vật đơn giản như virus đến những sinh vật phức tạp như
con người. Riêng di truyền học thực vật chủ yếu nghiên cứu các hiện tượng di truyền và
biến dị ở các cây trồng.
2. Nhiệm vụ
@. Về phương diện lý luận, di truyền học tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
2- Vấn đề tàng trữ thông tin di truyền, bao gồm những nghiên cứu về cơ sở vật chất,
cấu trúc, tổ chức của bộ máy di truyền: gen – nhiễm sắc thể – genome – cấu trúc
di truyền của quần thể.
3- Vấn đề thực hiện thông tin di truyền tìm hiểu cơ chế biểu hiện của gen, sự điều
hòa hoạt động của các gen, vấn đề thể hiện kiểu hình của tính trạng trong mối
tương tác kiểu gen – môi trường diễn ra trong suốt vòng đời cơ thể sống.
4- Vấn đề về cơ chế truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ, xác định phương
thức và bản chất di truyền của các tính trạng, cơ chế phát sinh các tái tổ hợp di
truyền.
5- Vấn đề biến đổi thông tin di truyền nghiên cứu cơ chế phát sinh các dạng đột
biến, cơ chế biến đổi định hướng, chuyển nạp gen, vấn đề không ổn định genome.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


@. Về phương diện ứng dụng, di truyền học tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản
sau:
1- Ứng dụng những cơ sở lý luận về di truyền để tuyển chọn ra những phương thức
lai tối ưu nhất, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Vấn đề này thể hiện ở các góc
độ như tạo sự đa dạng di truyền của quần thể chọn lọc, tạo giống ưu thế lai – sử
dụng một đời F1.
2- Tuyển lựa ra những phương pháp chọn lọc hiệu quả nhất để thu sản phẩm: tế
bào, dòng, quần thể, … theo kế hoạch vạch ra.
3- Ứng dụng trong vấn đề điều khiển sự phát triển của tính trạng di truyền, thu
được hiệu quả biểu hiện tối ưu (hay tối thiểu) của nó. Điều khiển này cần thực
hiện trên các nền chọn lọc, ở những điều kiện môi trường sinh thái cụ thể. Phát
hiện tính đa dạng di truyền.
4- Ứng dụng trong việc gây các đột biến thực nghiệm, vấn đề chuyển nạp gen –
những đột biến định hướng ở bộ máy di truyền theo kế hoạch vạch ra. Ứng dụng
trong vấn đề bảo vệ và sửa chửa những hỏng hóc di truyền.
Tóm lại di truyền học có nhiệm vụ nghiên cứu tìm ra các quy luật, định luật, tìm ra bản
chất của hiện tượng di truyền và biến dị nhằm xây dựng cơ sở lý luận, xây dựng các
phương pháp cải tạo bản tính của sinh vật theo hướng có lợi cho con người, chủ động
điều khiển tính di truyền và biến dị của sinh vật.
II. Các phương pháp nghiên cứu di truyền học
Những nghiên cứu của di truyền học cần tuân thủ các nguyên tắc chung của sinh học và
sinh học nông nghiệp. Nhiều phương pháp nghiên cứu của sinh học, vật lí học và hóa
học được sử dụng để đi sâu vào các cơ chế di truyền. Bên cạnh đó, di truyền học có các
phương pháp nghiên cứu đặc thù và thông dụng riêng.
1. Phương pháp lai
Đây là phương pháp đặc thù của di truyền học. Trước khi tiến hành lai, người ta thường
phải nghiên cứu, phát hiện tính trạng, thu các dạng đột biến… Lai giữa các dạng bố mẹ
phân biệt rõ nét theo tính trạng nghiên cứu, sau đó tiến hành theo dõi, phân tích các con
lai ở các thế hệ. Phương pháp lai đã được Mendel áp dụng thành công, từ đó xây dựng
những quy luật cơ bản của di truyền.
Theo dõi phả hệ là một biến dạng của phương pháp lai.
Phương pháp lai xa (khác loài) được sử dụng nhằm xác định mối quan hệ họ hàng giữa
các loài và các giống.
Bên cạnh lai hữu tính, phương pháp lai giữa tế bào sinh dưỡng (soma) cũng được thực
hiện phổ biến ở động vật và thực vật.
2. Phương pháp toán học
Ngay từ khi ra đời, di truyền học đã trở thành môn khoa học chính xác nhờ áp dụng toán
học. Phương pháp toán học nhằm đưa các tiếp cận số lượng trong phân tích các kết quả

10

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


ở quá trình lai (Mendel), đưa ra các giả thiết giải thích kết quả thí nghiệm (các tỷ lệ
phân ly…). Phương pháp toán học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu sự di
truyền các tính trạng số lượng, các biến dị thường biến và di truyền quần thể.
3. Phương pháp tế bào học
Được ứng dụng nhằm nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể của loài, cấu trúc của từng nhiễm
sắc thể, phát hiện những biến dị về cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể, phân tích bộ
nhân lai… Phân tích các con lai kết hợp với quan sát nhiễm sắc thể gọi là phân tích di
truyền tế bào. Nghiên cứu quá trình phân bào, sự tiếp hợp của đôi nhiễm sắc thể tương
đồng đã cung cấp nhiều hiểu biết về cơ sở vật chất của các cơ chế di truyền.
Trong nghiên cứu di truyền tế bào còn sử dụng rộng rãi kỹ thuật nuôi cấy tế bào nhằm
triển khai quá trình lai soma, phân tích các biến dị dòng tế bào soma.
4. Phương pháp lý hóa học
Các phương pháp vật lý, hóa học ứng dụng rộng rãi trong di truyền phân tử và kỹ nghệ
gen.
@. Phương pháp hóa tế bào: người ta dùng những hóa chất đặc biệt để nhuộm tế bào
như Fluore Crom sau đó đem tế bào ra chiếu tia UV (ultra violet) thì những tế bào đã
nhuộm sẽ phát xạ những màu khác nhau. Bằng phương pháp phân tích huỳnh quang
người ta phân biệt được DNA hay RNA.
@. Phương pháp ly tâm siêu tốc: với vận tốc quay lớn 30.000 đến 50.000 vòng/phút hay
nhiều hơn, chúng ta sẽ tách được các phần tử của tế bào để nghiên cứu tùy theo tốc độ
lắng của nó.
@. Phương pháp phóng xạ tự ghi: dùng những chất đồng vị phóng xạ để đánh dấu vào
chất hay cấu tử nghiên cứu. Sau đó theo vết của những đơn vị phóng xạ ta có thể tìm ra
được con đường di chuyển của các chất.
Cùng với sự phát triển chung của khoa học, các phương pháp mới được ứng dụng nhiều
hơn và nhanh hơn trong di truyền học. Trong đó, kỹ thuật tái tổ hợp DNA là thành tựu
của di truyền, đồng thời nó trở thành công cụ quan trọng không những góp phần đi sâu
vào các cơ chế di truyền mà cả nhiều quá trình sinh học rất khó nghiên cứu trước đây.
Phương pháp này có vai trò cách mạng hóa đối với sinh học, nhờ phương pháp này mà
di truyền học nghiên cứu các gen đến từng nucleotide.

11

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Chương 2 - CƠ SỞ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Bài 1 – CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN


Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống, do đó tất cả sinh vật dù đơn bào hay đa bào đều
được cấu tạo từ tế bào.
Về mặt di truyền, các sinh vật để
lại tính trạng của mình cho các thế
hệ sau thông qua tế bào sinh dục.
Như vậy tế bào là đơn vị sống nối
liền từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của
tế bào ở sinh vật, người ta chia ra
hai nhóm: sinh vật Prokaryotes
(nhân sơ) và sinh vật Eukaryotes
(nhân chuẩn).
I. Chu trình tế bào và sự phân
chia tế bào
1. Chu trình tế bào
Các tế bào của sinh vật Eukaryotes trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau và kết thúc
bằng sự phân chia tạo ra tế bào mới. Toàn bộ quá trình từ tế bào đến tế bào thế hệ kế
tiếp được gọi là chu trình tế bào, gồm 4 giai đoạn: M, G1, S và G2. Sự phân chia tế bào
chỉ chiếm một phần của chu trình tế bào.
- Giai đoạn trước tổng hợp DNA (G1: Gap): kéo dài từ sau khi tế bào phân chia đến
bắt đầu sao chép vật chất di truyền
(điểm tới hạn: restriction site). Sợi
nhiễm sắc thể ở trạng thái một sợi.
Ở giai đoạn này, về cơ bản, các
gen thực hiện chức năng của mình
như sao mã để tổng hợp protein.
Tế bào chuẩn bị cơ sở vật chất để
bước vào tổng hợp DNA.
- Giai đoạn tổng hợp DNA (S:
Synthesis): Ở giai đoạn này tế bào
thực hiện quá trình tái bản DNA
nhiễm sắc thể, bên cạnh đó còn
diễn ra sự tổng hợp các protein ở
nhân như các histon và phi histon phục vụ cho sự kiến tạo sợi nhiễm sắc.

12

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Giai đoạn sau tổng hợp DNA (G2): Sau tổng hợp DNA nhiễm sắc thể ở trạng thái 2
sợi. Ở giai đoạn này tế bào thực hiện sự tích lũy năng lượng, chuẩn bị các cơ sở vật
chất khác để bước vào quá trình phân chia.
- Giai đoạn phân chia (M: Mitosis): Tế bào bước vào giai đoạn phân chia, kết quả từ
một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con. Giai đoạn này chỉ chiếm khoảng 1/10 –1/7 tổng
thời gian của một chu trình tế bào.
Khoảng thời gian gồm G1, S và G2 tế bào không phân chia và được gọi chung là gián kỳ
hay kỳ trung gian (interphase). Chính ở kỳ trung gian này, tế bào thực hiện các hoạt
động sống chủ yếu khác và sao chép bộ máy di truyền.
2. Sự phân chia tế bào
Sinh vật sinh trưởng, phát triển nhờ vào sự phân bào. Về phương diện di truyền, phân
bào đã phân chia vật chất di truyền cho thế hệ sau.
Có 2 hình thức phân bào:
2.1. Trực phân (phân chia vô tơ)
- Hình thức phân chia này ít phức tạp, phổ biến ở các sinh vật bậc thấp như vi khuẩn,
nguyên sinh động vật, tế bào biểu bì của động vật và thực vật, tế bào gan, tế bào bệnh
ung thư và vách tế bào noãn.
- Theo cách phân chia này thì tế bào chất và nhân kéo dài ra sau đó nhân thắt lại ở giữa
tất cả chia thành 2 phần đều nhau từ một tế bào mẹ.
2.2. Gián phân (phân chia có tơ)
Cách phân chia này rất phổ biến ở sinh vật vì có nhiều biến đổi phức tạp trong tế bào.
a. Phân bào nguyên nhiễm (Mitosis): là hình thức phân chia phổ biến ở mọi cơ thể đơn
bào, đa bào xảy ra trong suốt quá trình sinh trưởng - phát triển của sinh vật nhân thật
(Eukaryotes).
Các giai đoạn của phân chia nguyên nhiễm:
@. Tiền kỳ (Prophase): đây là pha dài nhất của phân chia nguyên nhiễm. Sự co xoắn
tiếp tục diễn ra, cuối tiền kì các nhiễm sắc thể ngắn và lớn về bề rộng, thể hiện rõ 2
sắc ty của một nhiễm sắc thể, đính với nhau qua tâm động. màng nhân tan, tiểu hạch
tan. Các nhiễm sắc thể bắt đầu chuyển về mặt phẳng xích đạo, bước sang trung kỳ.
Ở cuối tiền kỳ bộ máy hữu ty hình thành.
@. Trung kỳ (Metaphase): các nhiễm sắc thể nằm ở mặt phẳng xích đạo, tâm động
của chúng đính với các sợi tơ vô sắc của bộ máy hữu ty. Sợi tơ vô sắc cấu tạo từ các
protein (có cấu trúc tựa các sợi cơ) chúng đi theo đôi: tơ tựa kéo dài về hai cực tế
bào, tơ kéo đính với tâm động của nhiễm sắc thể, cả hai đảm bảo cho sự vận động
của các sợi nhiễm sắc thể.
@. Hậu kỳ (Anaphase): tâm động của các nhiễm sắc thể tách đôi, hai sợi sắc ty trượt
trên tơ tựa đi về hai cực của tế bào nhờ hoạt động của tơ kéo. Như vậy, tâm động là

13

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


điểm chia cuối cùng của nhiễm sắc thể. Điều này có ý nghĩa quan trọng, nhờ đó vật
chất di truyền được chia đều và đồng
bộ cho các tế bào con.
@. Mạt kỳ (Telophase): Đầu mạt kỳ,
các nhiễm sắc thể tụ lại ở hai cực tế
bào và bắt đầu duỗi xoắn, không
quan sát rõ nhiễm sắc thể riêng rẽ.
Màng nhân và tiểu hạch được hình
thành.
Song song với quá trình trên, ở giữa
tế bào xuất hiện vách ngăn để phân
tách thành hai tế bào mới – gọi là
cytokinensis (chia tế bào chất). Ở tế
bào động vật có sự hình thành eo thắt
từ ngoài vào khi phân đôi tế bào. Ở tế
bào thực vật, vách ngăn hình thành từ
phía trong ra phân tách thành hai tế
bào con.
Ý nghĩa của phân bào nguyên nhiễm và
sự truyền đạt tính di truyền:
- Giúp sinh vật tăng trưởng kích
thước.
- Mọi tế bào của cơ thể đa bào được hình thành do phân chia nguyên nhiễm đều
giống nhau về lượng vật chất di truyền ở nhân tế bào.
- Quá trình tái bản DNA cũng như tái cấu trúc trên phân tử của sợi nhiễm sắc là cơ
hội cho sự thực hiện các cơ chế điều hòa, qua đó các gen – nhóm gen mới được
hoạt hóa hình thành nên các nhóm tế bào phân hóa theo chức năng ở cơ thể đa
bào.
- Các tế bào con sinh ra đều có toàn bộ nhân tố di truyền cần thiết cho sự phát
triển và duy trì các tính trạng, các đặc trưng của giống, loài sinh vật qua nhiều
thế hệ.
b. Phân bào giảm nhiễm (Meiosis): là trường hợp đặc biệt của gián phâân, đặc trưng
cho các sinh vật có sinh sản hữu tính
Phân chia giảm nhiễm xảy ra ở cơ quan sinh sản của sinh vật, nó là cơ sở để tạo ra các
giao tử đực, cái có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nữa (đơn bội - n). Các giao tử
phối hợp với nhau, tái tạo cơ thể lưỡng bội đời sau.
Quá trình giảm nhiễm gồm hai lần phân chia liên tiếp, gọi là giảm nhiễm I và II. Lần
chia thứ nhất làm giảm số lượng nhiễm sắc thể, lần chia thứ hai tách các sắc ty
(chromatid) rời nhau, thực chất là nguyên phân (đẳng nhiễm).

14

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


b1. Giảm nhiễm I
Tiền kỳ I (Prophase I): đây là thời kỳ dài, có nhiều biến đổi phức tạp, dựa vào sự
biến đổi hình thái và hoạt động của các nhiễm sắc thể đã phân ra 5 giai đoạn:
- Giai đoạn sợi mãnh (Leptoten): các sợi nhiễm sắc thể rất mãnh, dài, phân bố
khắp nhân, nhiều chỗ kết tụ lại thành búi sợi. Nhiễm sắc thể ở trạng thái sợi kép.
- Giai đoạn hợp sợi (Zygoten): các nhiễm sắc thể tương đồng tìm đến nhau và
tiếp hợp với nhau một cách chính xác theo các vùng tương ứng.
- Giai đoạn sợi thô (Pachiten): các đôi nhiễm sắc thể tương đồng hoàn thành tiếp
hợp. Một bộ gồm 2 nhiễm sắc thể kép tiếp hợp với nhau tạo thành một thể gồm
4 sợi, gọi là một cặp lưỡng trị (tứ thể).
- Giai đoạn sợi đôi (Diploten): hai nhiễm sắc thể của mỗi cặp tương đồng đẩy
nhau ra. Theo chiều dài của cặp lưỡng trị thấy có một số điểm dính giữa hai
nhiễm sắc thể, gọi là các chiasma. Vị trí hình thành các chiasma có thể liên quan
đến sự trao đổi đoạn giữa hai nhiễm sắc thể tương đồng.
- Giai đoạn kết thúc sợi đôi (Diakinesis): các nhiễm sắc thể vẫn đi theo cặp,
chúng có mức co xoắn lớn, đạt kích thước ngắn nhất và lớn nhất, tiểu hạch và
màng nhân tan. Các
cặp lưỡng trị nằm dãn
về phía biên của tế
bào. Bộ máy hữu ty
hình thành.
Trung kì I (Metaphase I):
các cặp lưỡng trị chuyển
về mặt phẳng xích đạo
của tế bào. Tâm động của
2 nhiễm sắc thể tương
đồng đính trên sợi tơ vô
sắc.
Hậu kỳ I (Anaphase I):
các cặp lưỡng trị tách ra
và mỗi nhiễm sắc thể
trong đôi tương đồng
chạy về hai cực của tế
bào (các tâm động trên
mỗi nhiễm sắc thể không
tách ra).
Mạt kỳ I (Telophase I): các sợi nhiễm sắc thể tụ lại ở hai cực của tế bào và chúng
thực hiện chu kỳ duỗi xoắn. Màng nhân và tiểu hạch được tái tạo. Song song với
quá trình trên, ở giữa tế bào hình thành vách ngăn để phân tách thành hai tế bào con
(n nhiễm sắc thể ).

15

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Sau Mạt kỳ I là thời kỳ cực ngắn gián kỳ – interkinesis. Trong thời gian này không
xảy ra sao chép vật chất di truyền.
b2. Giảm nhiễm II
Sau khi kết thúc lần phân chia thứ nhất, quá trình chia giảm nhiễm II xảy ra tiếp
theo, thực chất là nguyên phân và cũng có 4 kỳ:
Tiền kỳ II (Prophase II): trong kỳ này nhiễm sắc thể co lại cho thấy rõ số lượng đơn
bội.
Trung kỳ II (Metaphase II): các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo, mỗi
nhiễm sắc thể đôi gắn với sợi tơ vô sắc. Thường các chromatid đã tách nhau một
phần.
Hậu kỳ II (Anaphase II): Mỗi nhiễm sắc thể tách đôi ở tâm động, mỗi sợi chromatid
chị em chạy về hai cực của tế bào.
Mạt kỳ II (Telophase II): bốn tế bào đơn bội có kiểu di truyền khác nhau, chứa các
nhiễm sắc thể đơn được tạo thành.
Như vậy, giảm nhiễm I tạo 2 tế bào đơn bội chứa các nhiễm sắc thể đôi (có 2 sợi
chromatid). Mỗi một tế bào đó lại chia lần nữa trong giảm nhiễm II tạo ra tất cả 4 tế bào
đơn bội chứa các nhiễm sắc thể đơn.
Ý nghĩa của phân bào giảm nhiễm và sự truyền đạt tính di truyền:
- Nhờ giảm phân, mà số lượng 2n nhiễm sắc thể của mỗi loài được ổn định từ thế
hệ này qua thế hệ khác, giữ được đặc tính di truyền của các loài sinh vật.
- Hiện tượng tiếp hợp các nhiễm sắc thể tương đồng và giao thoa các nhiễm sắc
thể, tái tổ hợp lại các gen, tạo nên các tổ hợp biến dị khác cha mẹ là cơ sở cho
tuyển lựa tự nhiên và tuyển lựa nhân tạo thúc đẩy sự tiến hóa của sinh vật, giúp
môn khoa học chọn giống phát triển.
- Trong giảm phân, sự tiếp hợp nhiễm sắc thể hình thành nên các cặp lưỡng trị
đảm bảo cho sự phân chia đồng đều vật chất di truyền về hai cực tế bào. Tiếp
hợp là ngưỡng ngăn cách sự tạp giao khác loài, duy trì sự ổn định của loài.
- Sự phân tách ngẫu nhiên của các nhiễm sắc thể ở cặp lưỡng trị về hai cực của tế
bào tạo nên những kiểu tổ hợp khác nhau về các nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ
bố, mẹ. Từ đó tạo nên sự đa dạng về các kiểu giao tử và sự đa dạng kiểu gen ở
đời phân ly. Đây là cơ sở tế bào của sự phân ly tính trạng.
c. So sánh các đặc tính chủ yếu của nguyên phân và giảm phân
Tt Nguyên phân (Mitosis) Giảm phân (Meiosis)
1 Xảy ra ở tế bào soma Xảy ra ở tế bào sinh dục
2 Một lần phân bào: 2 tế bào con Hai lần phần bào tạo 4 tế bào con

3 Số nhiễm sắc thể giữ nguyên: Số nhiễm sắc thể giảm một nữa:

16

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


1 tế bào 2n → 2 tế bào 2n 1 tế bào 2n → 4 tế bào n
4 Một lần sao chép DNA, 1 lần chia Một lần sao chép DNA, 2 lần chia
5 Thường các nhiễm sắc thể tương đồng Các nhiễm sắc thể tương đồng bắt cặp
không bắt cặp. ở kỳ trước I.
6 Thường không có trao đổi chéo Ít nhất 1 trao đổi chéo cho 1 cặp tương
đồng
7 Tâm động chia ở kỳ giữa Tâm động không chia kỳ giữa I, nhưng
chia ở kỳ giữa II.
8 Duy trì sự giống nhau: tế bào con có Tạo sự đa dạng trong các sản phẩm
kiểu gen giống kiểu gen tế bào mẹ của giảm phân.
9 Tế bào chia nguyên phân có thể là Giảm phân luôn luôn xảy ra ở tế bào
lưỡng bội (2n) hay đơn bội (n) lưỡng bội (2n) hoặc đa bội (> 2n)

II. Quá trình sinh sản hữu tính


1. Sự hình thành giao tử đực và giao tử cái ở thực vật bậc cao
a. Sự hình thành giao tử đực
Trong bao phấn, các tế bào mẹ hạt phấn bước vào phân chia giảm nhiễm, sau hai lần
phân chia hình thành 4 tế bào dính liền
nhau gọi là thể tứ bào tử, khi tách ra
chúng được gọi là các tiểu bào tử,
chúng phát triển thành hạt phấn.
Quá trình hình thành giao tử đực (các
tinh tử) diễn ra như sau:
- Sau giảm phân một thời gian (ở
hòa thảo khoảng 7 – 8 ngày) các
tiểu bào tử bước vào phân chia
nguyên nhiễm lần một. Phân chia
này có đặc điểm là nhân phân chia
đều, song bào chất phân chia
không đều. Kết quả hình thành một
tế bào lớn gọi là tế bào phát triển,
một tế bào nhỏ gọi là tế bào phát
sinh. Tế bào lớn chứa nhiều chất
dinh dưỡng đảm bảo năng lượng
cho hạt phấn nảy mầm. Nhân của
tế bào phát sinh tiếp tục phân chia
nguyên nhiễm tạo hai nhân gọi là hai tinh tử.

17

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Như vậy, hạt phấn chín có hai nhân tinh tử và nhân tế bào phát triển gọi là hạt phấn
chín 3 nhân. Ngoài ra còn có hạt phấn chín 2 nhân, sau khi hạt phấn nảy mầm, nhân
tế bào phát sinh nguyên nhiễm trong ống phấn tạo thành hai tinh tử đi vào túi phôi.
b. Sự hình thành giao tử cái.
Ở thực vật có hoa, giao tử cái được hình thành trong noãn (ở bầu nhụy cái). Ở tâm có
một hoặc vài nguyên bào tử, từ tế bào
này phát triển thành tế bào mẹ của đại
bào tử (2n).
Sau hai lần phân chia giảm nhiễm, từ
một tế bào mẹ hình thành 4 tế bào con
xếp theo một dãy. Ngay sau đó, 3 tế
bào bị thoái hóa, còn 1 tế bào – gọi là
đại bào tử, nó phát triển thành tế bào
mẹ túi phôi.
Tế bào này phân chia nguyên nhiễm
ba lần liên tục tạo thành 8 tế bào,
chúng phân hóa hình thành cấu trúc
túi phôi 8 tế bào:
2 tế bào đi vào giữa dung hợp tạo
thành tế bào nhân tâm (có 2 bộ n). 3
tế bào dồn về phía lỗ noãn tạo thành 1
tế bào trứng (giao tử cái) và 2 trợ bào
ở hai bên. 3 tế bào dồn về phía đối
diện gọi là các tế bào đối cực. Đây là
túi phôi đã trưởng thành.
2. Thụ phấn và thụ tinh
Thụ phấn là quá trình hạt phấn rơi trên đầu của vòi nhụy cái và nảy mầm cho ống phấn
vươn tới túi phôi. Hạt phấn
rơi trên đầu của vòi nhụy
cái theo nhiều phương thức
tự thụ phấn, giao phấn chéo
nhờ gió hay nhờ côn
trùng…
Sự nảy mầm của hạt phấn
và phát triển ống phấn ở vòi
nhụy phụ thuộc vào độ hữu
dục của hạt phấn (tích lũy
dinh dưỡng), bên cạnh đó
còn chịu tác động của các
yếu tố môi trường, đặc biệt
là yếu tố nhiệt độ (ví dụ, ở

18

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


lúa khi nhiệt độ ở dưới 150C, hạt phấn không nảy mầm được). Ngoài ra, sự phát triển
ống phấn để đưa tinh trùng vào túi phôi còn chịu sự kiểm tra di truyền, như hiện tượng
tự bất hợp.
Khi phấn chín rơi trên đầu vòi nhụy, có thể nhiều hạt phấn nảy mầm, cho nhiều ống
phấn. Ở đây xảy ra sự cạnh tranh của các ống phấn. Nhìn chung, khi một ống phấn đưa
hai tinh tử vào túi phôi, thì ở đó xuất hiện phản ứng ngăn cản các ống phấn khác (cũng
có thể xảy ra trường hợp nhiều tinh tử rơi vào túi phôi, song chỉ có 2 trong chúng tham
gia vào thụ tinh, số còn lại bị thoái hóa).
Ở thực vật diễn ra quá trình thụ tinh kép. Một tinh tử phối hợp với tế bào trứng tạo
thành hợp tử 2n, phát triển thành phôi. Tinh tử thứ hai kết hợp với tế bào nhân tâm phát
triển thành khối tế bào có bộ nhiễm sắc thể tam bội, khối tế bào này chứa chất dinh
dưỡng gọi là nội nhũ.
III. Một số trường hợp sinh sản đặc biệt (sinh sản vô phối)
1. Mẫu sinh (Parthenogenes)
a. Trường hợp trinh sinh: không có sự xuất hiện hay tác động của giao tử đực
Có 2 hình thức trinh sinh: đơn bội và lưỡng bội
- Trong trinh sinh đơn bội tế bào trứng đơn bội với n nhiễm sắc thể không có sự thụ
phấn và thụ tinh mà phát triển thành phôi đơn bội. Trinh sinh đơn bội làm xuất hiện
sinh vật vô sinh và có sức sống kém. Tuy nhiên ở ong mật, trinh sinh thường làm
xuất hiện những con đực hữu thụ bình thường có khả năng sản xuất tinh trùng mà
không phải giảm số nhiễm sắc thể.
- Trong trinh sinh lưỡng bội, tế bào trứng đơn bội (n) nhờ xử lý colchicine không
thụ tinh hoặc tự lưỡng bội hóa phát triển thành phôi lưỡng bội (2n). Trinh sinh
lưỡng bội xuất hiện khá nhiều ở động vật không xương sống thường tạo nên những
thế hệ phụ xen kẽ vào các thế hệ bình thường như sự thích ứng thấy ở các loài rệp
nước (Dafnia) và rệp cây (Aphis) khi gặp điều kiện sống không thuận lợi.
b. Trường hợp: phôi phát triển từ tế bào trứng nhưng không có sự kết hợp giữa nhân
của bào trứng với nhân của tinh tử hay tinh trùng, phôi có nguồn gốc di truyền từ mẹ.
Tuy nhiên, nhân đực đóng vai trò tích cực là kích thích sự phát triển của tế bào trứng.
Có hai trường hợp là: thụ tinh giả và đào thải nhiễm sắc thể sau hình thành hợp tử
- Thụ tinh giả: có thụ phấn, song nhân của tinh tử bị hủy (do xử lý phóng xạ, chất
hóa học …) hoặc tinh tử phát triển không hoàn chỉnh, bị thoái hóa không có khả
năng thụ tinh. Ở đây thụ phấn có tác động kích thích để bào trứng có thể phát triển
phôi mà không có thụ tinh.
- Đào thải nhiễm sắc thể sau hình thành hợp tử: nhân của tinh tử phối hợp với nhân
của bào trứng, hợp tử hình thành. Tuy nhiên, ở lần phân chia đầu tiên của hợp tử, bộ
nhiễm sắc thể của giao tử đực (bố) bị đào thải, chỉ còn bộ nhiễm sắc thể của bào
trứng (mẹ). Ví dụ, lai lúa mạch trồng (Hordeum vulgare) với đại mạch (H.
bulbosum), sau khi hình thành hợp tử, bộ nhiễm sắc thể của đại mạch bị đào thải.

19

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Mẫu sinh ở thực vật thường gặp ở cây thuộc họ đậu, họ cam quýt.
2. Phụ sinh (Androgenese)
Phụ sinh là trường hợp phôi mang hệ thống di truyền của bố, tế bào chất của mẹ phát
triển thành cơ thể. Phụ sinh có thể diễn ra theo hai con đường:
- Tinh tử đi vào bào trứng, song nhân của bào trứng bị thoái hoá (hoặc bị xử lý nhân
tạo). Bộ nhiễm sắc thể của tinh tử tồn tại ở bào trứng, bào trứng mang hệ thống di
truyền của bố (giao tử đực) phát triển thành phôi.
- Nuôi cấy tiểu bào tử ở môi trường nhân tạo để thu cây đơn bội hay cây đơn bội
lưỡng bội hóa.
Hiện tượng phụ sinh thường gặp ở bắp, thuốc lá.
3. Sinh sản không bào tử (Aposporie)
Đó là trường hợp phôi phát triển từ tế bào mẹ của đại bào tử (trạng thái 2n). ở noãn, tế
bào này không bước vào phân chia giảm nhiễm mà phát triển theo phân chia nguyên
nhiễm, tạo thành phôi, cây thu được (2n) giống hệt cây mẹ. Hiện tương này thường gặp
ở cây có múi như cam quýt, hoặc cây xoài.
4. Sinh sản không giao tử (Apogamie)
Trường hợp phôi có thể phát triển từ các tế bào khác không phải tế bào tế bào trứng
(giao tử cái) như trợ bào, các tế bào đối cực, tế bào nhân tâm. Từ chúng có thể hình
thành phôi đơn bội (n) hoặc tự lưỡng bội hóa (2n)
5. Ý nghĩa
Hiện tượng sinh sản vô phối có ý nghĩa trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa di
truyền nhân và di truyền bào chất trong sự thể hiện tính trạng. Là những công cụ trong
việc tạo các cây đơn bội, cây đơn bội lưỡng bội hóa - dòng đồng hợp tử. Những cây này
có nhiều ứng dụng quan trọng trong di truyền và chọn giống.
Thông qua phôi không bào tử ta thu được hệ cây giống hệt cây mẹ, khắc phục được
những nhược điểm của nhân giống vô tính như: bệnh virus, những micoplasma nguy
hiểm và những suy thoái về chức năng thể hiện di truyền khác.

Bài 2 - CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN


A – Bản chất của vật chất di truyền
I. DNA là vật chất di truyền.
1. Các chứng minh gián tiếp
Nhiều số liệu cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa DNA và chất di truyền:
- Thứ nhất, DNA có trong tế bào của tất cả các vi sinh vật, thực vật, động vật; chỉ giới
hạn trong nhân và là thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể- một cấu trúc tế bào mang
nhiều gen xếp theo đường thẳng.
20

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Thứ hai, tất cả các tế bào dinh dưỡng (tế bào soma) của bất kỳ một loại sinh vật nào
đều chứa một loại DNA rất ổn định không phụ thuộc vào sự phân hóa chức năng hay
trạng thái trao đổi chất. Ngược lại, số lượng RNA biến đổi tùy theo trạng thái sinh lý
của tế bào.
- Thứ ba, số lượng DNA tăng theo số bội thể của tế bào: ở tế bào sinh dục đơn bội (n) số
lượng DNA là 1 thì tế bào sinh dưỡng lưỡng bội (2n nhiễm sắc thể) có số lượng DNA
gấp đôi.
- Thứ tư, tia tử ngoại (UV) có hiệu quả gây đột biến cao nhất ở bước sóng 260nm
(nanomet); đây chính là bước sóng mà DNA hấp thụ tia tử ngoại nhiều nhất.
Tuy nhiên trong các số liệu trên, thành phần cấu tạo của nhiễm sắc thể ngoài DNA, còn
có các protein. Do đó cần có các chứng minh trực tiếp mới khẳng định được vai trò vật
chất di truyền của DNA. Các thí nghiệm này được tiến hành với các vi sinh vật
Procaryotes có bộ gen là DNA trần không có protein.
2. Chứng minh trực tiếp.
a. Hiện tượng biến nạp: truyền thông tin di truyền nhờ DNA
Hiện tượng biến nạp (transformation) được Griffith phát hiện ở vi khuẩn Diplococcus
pneumoniae (nay gọi là Streptococcus pneumoniae – phế cầu khuẩn gây sưng phổi ở
động vật có vú) vào năm 1928. Vi khuẩn này có 2 dạng khác nhau:
-Dạng SIII, gây bệnh có vỏ tế bào (capsule) bằng polysaccharid cản trở bạch cầu phá
vỡ tế bào. Dạng này tạo khuẩn lạc láng (Smooth -láng) trên môi trường agar.
-Dạng RII, không gây bệnh, không có vỏ bao, tạo khuẩn lạc nhăn (Rough -nhăn).
Thí nghiệm 1: dùng vi khuẩn dạng SIII tiêm vào chuột, kết quả: chuột chết
Thí nghiệm 2: dùng vi khuẩn dạng RII tiêm vào chuột, kết quả: chuột sống

Thí nghiệm 3: dung nhiệt đun nóng để giết chết vi khuẩn dạng SIII, trích dịch đó
tiêm vào chuột, kết quả: chuột sống.

21

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Thí nghiệm 4: Từ dịch trích ở thí nghiệm 3, trộn với vi khuẩn dạng RII để tiêm vào
chuột, kết quả: chuột chết. Ly trích máu từ con chuột này đem xét nghiệm thì thấy
xuất hiện vi khuẩn dạng SIII.
Hiện tượng trên cho thấy vi khuẩn S không thể tự sống lại được sau khi bị đun chết,
nhưng các tế bào chết này đã truyền tính gây bệnh cho tế bào R. Hiện tượng này được
gọi là biến nạp (transformation có nghĩa là biến đổi ).
Năm 1944, T. Avery, Mc leod và Mc Carty đã tiến hành thí nghiệm xác định rõ tác nhân
gây biến nạp. Nếu các tế bào S bị xử lý bằng protease (enzyme phân hủy protein) hoặc
RNA-ase (enzyme phân hủy RNA) hoạt tính biến nạp vẫn còn, chứng tỏ protein và
RNA không phải là tác nhân gây biến nạp. Nhưng nếu tế bào S bị xử lý bằng DNA-ase
(enzyme chỉ phân hủy đặc hiệu DNA) thì hoạt tính biến nạp không còn nữa, chứng tỏ
DNA là nhân tố biến nạp. Kết qủa thí nghiệm có thể tóm tắt như sau:
DNA của S + các tế bào R sống → chuột → chuột chết (có R + S)
Kết luận: Hiện tượng biến nạp là một chứng minh sinh hóa xác nhận rằng DNA mang
tín hiệu di truyền.
b. Sự xâm nhập của DNA virus vào vi khuẩn.
Năm 1952, Alfred Hershey và Martha Chase đã tiến hành thí nghiệm với Bacteriophage
T2 (virus của vi khuẩn được gọi là Bacteriophage - thực khuẩn thể hay gọi tắt là phage)
xâm nhập vi khuẩn Escherichia coli (E.coli)
Phage T2 có cấu tạo đơn giản gồm vỏ protein bên ngoài và ruột DNA bên trong. Khi cho
phage T2 vào vi
khuẩn, chúng gắn lên
bề mặt bên ngoài,
một phần chất nào đó
xâm nhập vào vi
khuẩn và sau 20 phút
tế bào vi khuẩn bị tan
ra phóng thích nhiều
phage mới.
Thí nghiệm của A.
Hershey và M.
Charse nhằm xác
định xem phage
nhiễm vi khuẩn đã
bơm chất nào vào tế
bào vi khuẩn: chỉ
DNA, chỉ protein
hay cả hai. Vì DNA
chứa nhiều phosphor nhưng không có sulfur (lưu huỳnh) còn protein chứa sulfur nhưng
không chứa phosphor, nên có thể phân biệt giữa DNA và protein nhờ các đồng vị
phóng xạ P và S.

22

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Phage được nuôi trên vi khuẩn đã mọc trên môi trường chứa các đồng vị phóng xạ P32
và đồng vị phóng xạ S35. S35 xâm nhập vào protein và P32 vào DNA của phage. Phage
nhiễm phóng xạ này được tách ra, đem nhiễm vào các vi khuẩn không phóng xạ. Cho
phage nhiễm trong một khoảng thời gian đủ để bám vào vách tế bào vi khuẩn và bơm
chất nào đó vào trong tế bào, rồi dung dịch được lắc mạnh và li tâm để tách rời tế bào vi
khuẩn khỏi phần phage bám bên ngoài vách tế bào. Phân tích phần nằm ngoài vi khuẩn
cho thấy nó chứa nhiều S35 (80%) nhưng rất ít P32, chứng tỏ phần lớn protein vỏ của
phage nằm ngoài tế bào vi khuẩn. Phân tích phần trong tế bào vi khuẩn thấy chúng chứa
nhiều P32 (70%) nhưng rất ít S35, chứng tỏ DNA được bơm vào trong tế bào. Thí nghiệm
này chứng minh trực tiếp rằng DNA của phage T2 đã xâm nhập vào tế bào vi khuẩn và
sản sinh tạo ra thế hệ phage mới mang tính di truyền có khả năng tiếp tục nhiễm cho các
vi khuẩn khác.
II. Thành phần và cấu trúc hóa học của DNA
1. Thành phần hóa học
DNA là phân tử trùng hợp lớn, cấu tạo từ những đơn vị thành phần – các nucleotide.
Mỗi nucleotide bao gồm một gốc base (bazơ) nối với đường deoxyribose (ở vị trí
carbon 1) và gốc acid phosphoric. Sự khác nhau của các nucleotide là do các gốc base
quyết định. Ở DNA, 4 loại nucleotide ứng với 4 loại gốc base, đó là các gốc Adenine,
Guanine thuộc nhóm Purines có cấu trúc vòng kép, và Thymine, Cytosine thuộc nhóm
Pyrimidines có cấu trúc vòng đơn.
Các nucleotide, được đặt tên tương tự như các monophosphate: deoxyadenozine 5’-
monophosphate (viết tắt là dAMP), các nucleotide kia là dGMP, dCMP và dTMP.
Các nucleotide liên kết nhau thông qua nhóm phosphate tạo thành chuỗi polynucleotide.
Trong đó
nhóm
phosphate
liên kết với
cacbon 5’
ở một
đường với
cacbon 3’
của đường
tiếp theo.
Như vậy,
hai thành
phần
đường của
hai
nucleotide kề nhau liên kết qua nhóm phosphate, những liên kết này gọi là liên kết
phosphodiester. Trong chuỗi polynucleotide những liên kết này định hướng theo 5’-3’-
5’-3’, tạo nên đầu 5’ (5’-P) và đầu 3’ (3’-OH) của mạch.

23

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Tương quan về nồng độ phân tử gram của các base trong DNA thể hiện ở những đặc
điểm quan trọng sau :
-Tổng các base purines bằng tổng các base pyrimidines :
[A] + [G] = [T] + [C]
-Nồng độ của adenine và thymine là bằng nhau, nồng độ của guanine bằng của
cytosine:
[A] = [T] ; [G] = [C]
Trong thành phần base của DNA, tỷ lệ phần trăm của G+C thay đổi giữa các loài khác
nhau , nhưng ổn định ở các tế bào trong một cơ thể của loài. Tỷ lệ A+T/C+G được xem
như một chỉ số đặc trưng của loài. Ví dụ, chỉ số này ở người là - 1,52; ở cừu – 1,36; ở
châu chấu – 1,41; ở lúa mì – 1.19; ở nấm men – 1,79 …
2. Mô hình xoắn kép DNA của Watson - Crick
Năm 1953 cấu trúc không gian ba chiều của DNA đã được James Watson và Fransis
Crick khám phá ra. DNA gồm hai mạch polynucleotide cuốn quanh nhau tạo thành
chuỗi xoắn kép. Chuỗi này có những nét cơ bản sau:
- Mạch tạo ra các vòng
xoắn theo hướng phải,
mỗi vòng xoắn bao gồm
10 base, dài 3,4nm, như
thế hai base cạnh nhau
cách 0,34nm.
- Các vòng xoắn nối tiếp
nhau và cuốn quanh một
trục dọc chung, các base
nằm ngang song song và
vuông góc với trục của
chuỗi xoắn kép.
- Mỗi base được kết đôi
với base của mạch kia
bằng các mối liên kết
hydro, từ đó hai mạch
được giữ chặt với nhau,
các đôi base hình thành là
A–T, G–C. Như vậy, hai
chuỗi polynucleotide
trong DNA có các gốc
base dọc theo suốt hai
mạch là bổ sung nhau. Nguyên tắc bổ sung cho thấy, nếu A ở mạch này thì T ở mạch
kia và ngược lại; nếu G ở mạch này thì C ở mạch kia và ngược lại.

24

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Một đặc điểm của mô hình là sự đối song song (anti parallel). Để các base tương ứng
đối diện với nhau, hai mạch cần phải bố trí
đầu sợi này đối diện với đuôi sợi kia. Mỗi
mạch đơn có một đầu mang nhóm P tự do
gắn với C5 của đường deoxyribose nên gọi
là đầu 5’P, còn đầu kia có nhóm OH ở vị
trí C3 nên gọi là đầu 3’OH. Hai mạch có
đầu ngược nhau như sau:
5’P 3’OH
3’OH 5’P
Như vậy, đầu 5’P của mạch này đối diện với
đầu 3’OH của mạch bổ sung. Trong các phần
sau chúng ta sẽ thấy tầm quan trọng của dự
định hướng 5’P → 3’OH trên mỗi mạch.
3. Các loại DNA
Mô hình Watson – Crick ra đời từ năm 1953 và trong vòng 25 năm kế tiếp theo nó được
công nhận và sử dụng rộng rãi. Mãi vào những năm 70, nhờ dùng các phương pháp
phân tích chính xác, các số liệu được chỉnh lý lại tốt hơn và các quan điểm mới được bổ
sung. Nhiều dạng DNA được phát hiện, dạng thường gặp là dạng B theo mô nình của
Watson – Crick. Trước đây, phân tử DNA được hiểu có cấu trúc cứng nhắc như các số
liệu của mô hình Watson – Crick. Ngày nay, theo quan niệm mới, mỗi dạng DNA là
một dòng họ các phân tử có kích thước dao động quanh các trị số trung bình. Hai chỉ số
được dùng để đánh giá là:
h- chiều cao giữa hai nucleotide kề nhau.
n- số cặp nucleotide trong một vòng xoắn.
DNA có thể tồn tại trong nhiều dòng họ cấu trúc
Kiểu Số cặp base của Góc xoắn so với h- khoảng cách đứng Đường kính
xoắn ốc một vòng xoắn mặt phẳng của giữa 2 base kề nhau của chuỗi xoắn
base (0) (A0) kép (A0)
A 11 + 32,70 2,56 23
B 10 + 36,00 3,38 19
C 9 1/ 3 + 38,60 3,32 19
… …… …… …… … …
Z 12 - 30,00 3,71 18

Dạng B thường tồn tại trong điều kiện sinhlý bình thường, còn các dạng khác ở những
điều kiện độ ẩm và ion khác nhau. Đặc biệt dạng Z có chiều xoắn ngược về phía bên trái
theo hình zigzag nên gọi là Z.

25

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Dạng Z – DNA thường gặp ở những vùng giàu cặp G – C. Nhiều nghiên cứu cho thấy,
dạng Z – DNA có thể gặp ở vùng uốn siêu xoắn của sợi nhiễm sắc, có thể phát hiện thấy
ở một số vùng phình (puff) trên nhiễm sắc thể của ruồi. Z – DNA có chức năng đáng kể
đối với một số quá trình như quá trình tái tổ hợp gen và điều hòa hoạt động của gen.
Việc phát hiện các dạng DNA khác nhau cho thấy DNA trong các tế bào sống không
đơn điệu với một cấu trúc duy nhất, mà còn tùy trạng thái sinh lý có thể ở dạng này hay
dạng khác.
5.Biến tính DNA và lai nucleic acid
a. Biến tính (denaturation) và hồi tính (renaturation)
Hai mạch DNA gắn với nhau nhờ các liên kết hydro. Nếu tác động nào đó làm đứt các
liên kết này hai mạch sẽ tách rời nhau. Khi đun nóng phân tử DNA vượt quá nhiệt độ
sinh lý (thường khoảng 80 – 950C) các liên kết hydro giữa hai mạch bị đứt và chúng
tách rời nhau. Đó là hiện tượng biến tính của DNA.
DNA mạch kép hay mạch đơn được đo bằng mật độ quang (OD - optical density).
Phương pháp dựa vào nguyên tắc của các base purines và pyrimidines của DNA hấp thu
mạnh ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 260nm. Giá trị mật độ quang tăng lên khi phân tử
mạch đôi chuyển thành mạch đơn. Điều này xảy ra do hiện tượng gọi là”hiệu ứng siêu
sắc” (hyperchromic effect). Trong những mặt phẳng song song nên che lấp lẫn nhau
một phần, khiến chúng hấp thu ánh sáng ít hơn (tính chung) so với DNA mạch đơn.
Nhiệt độ làm hai mạch DNA tách rời nhau ra được gọi là điểm chảy (melting point) của
DNA. Điểm chảy được tính ở giữa đường cong OD hình sigma.
Nhiệt độ này đặc trưng cho mỗi loại DNA, phụ thuộc vào số lượng các liên kết hydro.
DNA có tỉ lệ G-C cao sẽ có điểm chảy cao hơn. DNA có 60% là G-C thì điểm chảy
khoảng 950C. Đoạn DNA càng dài bao nhiêu thì số lượng liên kết hydro nối hai mạch
càng lớn bấy nhiêu và do đó “điểm chảy” cũng càng cao.
Chất formamide có khả năng hạ thấp điểm chảy rất nhiều, được dùng trong lai phân tử
để giảm nhiệt độ lại.
Sự biến tính của DNA có thể thuận nghịch. Nếu DNA đã biến tính được hạ nhiệt độ từ
từ trở lại bình thường, chúng có thể gắn lại với nhau thành mạch kép. Hiện tượng này
gọi là hồi tính.
b. Lai nucleic acid
Sử dụng đặc tính biến tính rồi hồi tính, có thể tiến hành lai DNA với DNA, DNA với
RNA và RNA với RNA.
Nguyên tắc lai như sau: Lấy DNA loại A làm biến tính để thành mạch đơn, trộn lẫn với
DNA loại B cũng bị biến tính chỉ có mạch đơn. Dung dịch được hạ nhiệt độ từ từ để xảy
ra hồi tính. Đây là kiểu lai lỏng hay lai trong dung dịch. Trong dung dịch này sẽ xảy ra
quá trình hồi tính, sợi A kết với A, sợi B kết với B, nhưng đồng thời có sợi A kết với B
tạo phân tử lai. Muốn lai được với nhau, nhất thiết giữa hai loại DNA phải có những

26

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


đoạn có trình tự bổ sung cho nhau, tức tương đồng. Có thể dùng đồng vị phóng xạ đánh
dấu để phát hiện đoạn lai.
Sự hoàn thiện kỹ thuật dẫn đến phương pháp lai nghiêm nhặt (stringent hybridization)
và lai ít nghiêm nhặt (reduced stringent hybridization). Trong lai nghiêm nhặt (sự kết
hợp dung môi và nhiệt độ làm cho mạch kép ổn định), hai mạch sẽ bắt cặp tạo chuỗi
xoắn kép “lai” chỉ khi có trình tự nucleotide hoàn toàn bổ sung cho nhau. Tính đặc hiệu
cực lớn của phản ứng lai này cho phép bất kỳ trình tự mạch đơn nào tìm gặp mạch cặp
bổ sung với nó, thậm chí trong tế bào hay dịch chiết tế bào có chứa hàng triệu các trình
tự DNA hay RNA khác nhau. Khi lai ít nghiêm nhặt, các điều kiện được tạo ra để các
trình tự gần giống nhau do có quan hệ họ hàng gần nhau có thể bắt cặp với nhau .
Ngoài ra, hiện nay các phương pháp lai trên pha rắn như trên màng nitrocellulose (hiện
nay không còn thông dụng), màng lai bằng nylon. Ba phương pháp lai trên pha rắn được
sử dụng rộng rãi nhất :
- Phương pháp thấm
Southern (Southern
blot), do ông E.
Southern tìm ra, dùng
cho DNA
- Thấm Northern
(Northern blot) dùng cho
RNA
- Phương pháp dot
(điểm) và slot (khe) blot
dùng cho RNA và DNA.
Dùng phương pháp lai
DNA có thể xác định
mối quan hệ họ hàng
giữa các loài. Ví dụ:
DNA người với DNA
của chuột chỉ lai được
25%. Điều này chứng tỏ
thứ tự nucleotide chỉ
giống nhau ở một số gen
người và chuột, còn ở
các gen còn lại khác Lai nghiêm nhặt (a) và lai ít nghiêm nhặt (b)
nhau.
Có thể tiến hành lai mRNA với DNA để xác định vị trí gen tạo ra mRNA tương ứng
trên nhiễm sắc thể.
Phương pháp lai nucleic acid giúp hiểu chi tiết hơn về bộ gen, nó là cơ sở của phương
pháp chuẩn đoán mới dùng nucleic acid đang được sử dụng rộng rãi hiện nay và thế kỷ
tới.

27

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


III. Sao chép DNA
Một trong những tính chất cơ bản của chất di truyền DNA là khả năng tự sao chép
(replication) chính xác hay tự nhân đôi (self duplication). Ưu điểm nổi bật của mô hình
Watson – Crick là cho phép dự đoán ngay phân tử DNA sao chép như thế nào. Ngay sau
khi mô hình cấu trúc DNA được nêu ra, nhiều thí nghiệm được tiến hành để xác nhận
các dự đoán.
1. Sao chép theo cơ chế bán bảo thủ
Ngay khi nêu ra mô hình, Watson – Crick đã cho rằng nếu hai mạch của phân tử DNA
được tách ra do các liên kết hydro giữa các cặp base bị đứt, mỗi mạch sẽ làm khuôn cần
thiết cho việc tổng hợp mạch cặp mới tương tự với mạch cặp trước đó. Vì adenine phải
bắt cặp với thymine, và guanine phải luôn luôn bắt cặp với cytosine nên trình tự các
nucleotide trên một mạch sẽ xác định chính xác trình tự đặc hiệu các nucleotide trên
mạch bổ sung với nó. Như vậy, hai mạch cũ của phân tử DNA ban đầu được tách ra,
mỗi cái làm khuôn để tổng hợp mạch mới. Kết quả một phân tử DNA ban đầu tạo ra hai
phân tử con giống hệt nhau. Mỗi phân tử con đều mang một mạch cũ và một mạch mới.
Kiểu sao chép này gọi là bán bảo thủ (semi – conservative).
Năm 1958 , M.Meselson và Stahl đã chứng minh kiểu sao chép bán bảo thủ. Hai ông đã
nuôi vi khuẩn E. coli
nhiều thế hệ trên môi
trường có nguồn nitơ
đồng vị nặng N15.
Như vậy tất cả DNA
của vi khuẩn đều
mang đồng vị nặng
N15 thay cho N14 bình
thường. Sau đó tế bào
được chuyển sang
môi trường chỉ chứa
N14 nhẹ, mẫu các tế
bào được lấy ra theo
những khoảng thời
gian đều đặn và tách
chiết DNA. Bằng
phương pháp ly tâm
trên thang nồng độ
CsCl, các loại DNA nặng, nhẹ và lai được tách ra.
Kết quả cho thấy DNA nặng ban đầu (thế hệ 0) chứa N15, sau một lần phân chia cho thế
hệ I với DNA lai có tỉ trọng nằm giữa DNA nặng N15 và DNA nhẹ N14. Nói cách khác
sau một lần sao chép phân tử DNA mới chứa một nửa mang N15 và một nửa N14. Ở thế
hệ II một nửa số phân tử DNA là lai, nửa còn lại là DNA nhẹ N14. Thí nghiệm này
khẳng định giả thuyết của Watson – Crick là đúng tức hai mạch DNA mẹ tách ra, mỗi
cái làm khuôn để tổng hợp nên mạch mới bổ sung.

28

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Để khẳng định kết quả, DNA lai được làm biến tính để tách rời hai mạch ra, đúng là
một mạch chỉ chứa N15, còn mạch kia chỉ chứa N14.
2. Quá trình sao chép DNA
Những nghiên cứu tiếp theo đã tìm ra các cơ chế phân tử của quá trình sao chép DNA.
Đó là một quá trình phức tạp, nhưng phải trải qua các cơ chế chung như :
- Các liên kết hydro ổn định cấu trúc xoắn và gắn hai mạch với nhau phải bị phá vỡ
và tách rời hai mạch.
- Phải có đoạn mồi (primer) tức đoạn DNA hay RNA mạch đơn ngắn bắt cặp với
mạch đơn khuôn.
- Đủ 4 loại nucleoside tồn tại ở
dạng triphosphat (dATP, dGTP,
dTTP, và dCTP) bắt cặp bổ sung
với các nucleotide mạch khuôn.
- Mạch mới tổng hợp theo
hướng 5’P à 3’OH.
- Các nucleotide mới được nối
lại với nhau bằng liên kết cộng
hoá trị để tạo mạch mới.
Mỗi bước được điều khiển bởi
enzyme đặc hiệu và được thực hiện
một cách nhanh chóng, chính xác.
Ở các Prokaryotes lẫn Eukaryotes,
từng mạch riêng lẻ được sao chép
chỉ theo một hướng: các enzyme sao
chép di chuyển dọc theo mạch mẹ
từ đầu 3’ đến 5’ để tạo nên mạch
mới bổ sung theo hướng 5’ à 3’.
Phân tử DNA gồm hai mạch đối
song song, khi tách hai mạch ở một
đầu để sao chép tạo ra chẻ ba sao
chép (replication fork). Mạch mới
được tổng hợp theo hướng 5’ à 3’,
nên trên một mạch khuôn quá trình
tổng hợp sẽ hướng từ ngoài vào chẻ
ba; còn ở mạch khuôn kia sẽ tổng
hợp theo chiều từ chẻ ba hướng ra
Primosome và tổng hợp RNA primer
ngoài bằng cách tạo ra các đoạn
ngắn rồi nối lại với nhau.
Diễn biến sao chép ở nhiễm sắc thể vòng tròn của E. coli, gồm hai giai đoạn khởi sự
(initiation) và nối dài (elongation)

29

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


a. Khởi sự
Ở E.coli quá trình bắt đầu khi một protein B đặc hiệu nhận biết điểm khởi sự sao chép
(replication origine gọi tắt là ori) và gắn vào trình tự base đặc biệt đó. Tiếp theo enzyme
gyrase (một loại enzyme topoisomerase) cắt DNA làm tháo xoắn ở hai phía của protein
B. Trong khi hai phân tử enzym gyrase chuyển động ngược chiều nhau so với điểm ori
thì 2 phân tử của enzym helicase (còn gọi là rep) tham gia tách mạch tạo chẻ ba sao
chép. Helicase sử dụng năng lượng của ATP làm đứt các liên kết hydro giữa hai base
bắt cặp với nhau. Các protein làm căng mạch SSB (Single – strDNA blinding protein =
SSB – protein) gắn vào các mạch đơn DNA làm chúng tách nhau, thẳng ra và ngăn
không cho chập lại
b. Nối dài
DNA–polymerase III, là một phức hợp gồm nhiều enzyme gắn với nhau, bắt đầu chép
một trong 2 mạch bằng cách gắn vào mạch khuôn và lắp các nucleotide bổ sung vào vị
trí tương ứng. Một phức hợp là rất cần thiết vì DNA–polymerase phải xúc tác nhiều
bước phản ứng khác nhau và phải có khả năng sử dụng 4 loại nucleotide như chất phản
ứng phụ thuộc vào chỗ được “đọc” trên mạch khuôn. Ít nhất nó phải có 4 trung tâm hoạt
động, mỗi trung tâm ứng với một loại nucleotide (A, T, G, C). Ngoài chức năng
polymerase hóa theo hướng 5’→ 3’, DNA–polymerase III có khả năng sửa sai nhờ hoạt
tính exonuclease (exonuclease là hoạt tính enzyme cắt DNA từ đầu một mạch) theo
hướng 5’→ 3’ và 3’→ 5’.
Khi phức hợp DNA–polymerase đọc theo mạch khuôn và kéo các nucleotide bổ sung
vào đúng chỗ nó gắn các nucleotide lại làm mạch mới bổ sung mọc dài ra. Trên đường
di chuyển để tổng hợp DNA, nếu DNA–polymerase III gặp chỗ mà nucleotide mới lắp
sai vị trí, nó sử
dụng hoạt tính
exonuclease 3’-
→ 5’ cắt lùi lại
bỏ nucleotide
sai, để rồi lắp cái
đúng vào tiếp
tục sao chép.
Các nucleotide
trước khi được
gắn vào đầu
3’OH đã được
hoạt hoá do ATP
để thành
nucleoside triphosphate có mang năng lượng. DNA–polymerase có tính đặc hiệu cao,
nó chỉ thêm nucleotide vào đầu 3’OH của mạch đang được tổng hợp.
Mạch khuôn có đầu 3’ được DNA–polymerase III gắn vào và tổng hợp ngay mạch bổ
sung 5’→ 3’hướng vào chẻ ba sao chép. Mạch khuôn này được gọi là mạch khuôn
trước, còn mạch mới được tổng hợp gọi là mạch trước (leading strDNA).

30

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Trong khi đó ở mạch khuôn sau có đầu 5’ việc tổng hợp phức tạp hơn và thực hiện từ
chẻ ba sao chép hướng ra ngoài để đảm bảo đúng hướng 5’→ 3’. Khi mạch kép tách ra,
ở gần chẻ ba sao chép, enzyme primase gắn mồi (primer) RNA khoảng 10 nucleotide,
có trình tự bổ sung với mạch khuôn. DNA–polymerase III nối theo mồi RNA, theo
hướng ngược với chẻ 3 sao chép, tổng hợp các đoạn ngắn 1000 – 2000 nucleotide, được
gọi là các đoạn Okazaki. DNA–polymerase nối dài đoạn Okazaki đến khi gặp RNA mồi
phía trước thì dừng lại, rồi lùi ra sau tiếp tục tổng hợp từ RNA mồi mới được tạo nên
gần chẻ ba sao chép. Tiếp theo, DNA–polymerase I nhờ hoạt tính exonuclease 5’→ 3’
cắt bỏ mồi RNA, lắp các nucleotide của DNA vào chổ trống và thực hiện polymer hoá
hướng 5’→ 3’. Đoạn DNA ngắn 10 nucleotide này còn hở hai đầu, được nối liền chổ hở
nhờ enzym ligase của DNA. Mạch được tổng hợp từ chẻ ba sao chép hướng ra ngoài
được tổng hợp chậm hơn nên gọi là mạch sau (lagging strDNA).
Quá trình sao chép DNA ở E.coli diễn ra với tốc độ rất nhanh, có thể đạt đến 50.000
nucleotide/phút.
Số liệu cho thấy quá trình sao chép là chuỗi các phản ứng sinh hoá rất phức tạp có sự
tham gia của nhiều gen và các protein tương ứng.
3. Sao chép DNA trong tế bào
Trong tế bào quá trình sao chép phụ thuộc vào cấu trúc của bộ gen nên tuy tuân theo
nguyên tắc chung vẫn có những khác biệt giữa tế bào Prokaryotes và Eukaryotes.
a. Sao chép của nhiễm sắc thể Prokaryotes
Để theo dõi sao chép DNA, đồng vị phóng xạ thymidine là tiền chất đặc hiệu cho DNA
sử dụng. Quá trình sao chép xuất phát từ một điểm ori (điểm xuất phát) và triển khai ra
cả hai phía. Khi DNA vòng tròn đang sao chép, quan sát thấy dạng DNA hình “con
mắt” (eye replication). Chẻ ba sao chép lan dần, cuối cùng tạo ra 2 phân tử DNA lai:
một mạch có mang dấu phóng xạ T-H3 (thymidine H3). Có trường hợp sao chép chỉ xảy
ra về một phía.
E. coli chỉ có một điểm
xuất phát sao chép ori nên
cả DNA thành một đơn vị
sao chép thống nhất được
gọi là replicon. Replicon
được hiểu là đơn vị sao
chép. Bộ gen của các sinh
vật tiền nhân thường chỉ
có một replicon.
b. Sao chép nhiễm sắc
thể ở tế bào Eukaryotes
Tế bào nhân thực có số
lượng DNA lớn hơn nhiều Sao chép DNA ở Eukaryotes
so với tế bào tiền nhân,

31

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


tạo nên nhiều nhiễm sắc thể, mà mỗi cái gồm một sợi DNA thẳng có kết hợp với
protein. Do đó sao chép DNA của tế bào nhân thực có phức tạp hơn và tốc độ chậm
hơn (khoảng 50 nucleotide/giây).
Điểm khác căn bản là DNA của tế bào nhân thực có nhiều replicon. Ví dụ nấm men
bánh mì Saccharomyces cerevisiae có tới 500 replicon tức có 500 điểm ori xuất phát sao
chép. Quá trình sao chép cũng bắt đầu từ ori rồi lan về hai phía. Tế bào có cơ chế kiểm
soát nghiêm ngặt quá trình sao chép, điểm ori nào đã sao chép qua một lần rồi thì
không lặp lại trước khi toàn bộ DNA được sao chép hoàn toàn.
Sau khi sao chép xong tế bào có cơ chế phân chia DNA đều đặn về các tế bào con.
4. Sửa sai trong sao chép và khi không sao chép
Sự sao chép chính xác của phân tử DNA có tầm quan trọng sống còn đối với hoạt động
bình thường của tế bào. Bản thân phân tử DNA dài, mỏng manh, trong quá trình sống
nó thường xuyên chịu tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài tế bào. Điều đó
cho thấy chỉ riêng cơ chế sao chép chính xác chưa đủ giải thích sự ổn định cấu trúc
DNA qua nhiều thế hệ tế bào.
a. Sửa sai trong sao chép
Mức chính xác cao của sao chép trong cơ thể vi sinh vật có được nhờ cơ chế sửa sai:
- Hướng sao chép bao giờ cũng từ đầu 5’→ 3’ để việc sửa sai chính xác.
- Các DNA–polymerase I và II vừa polymer hóa, vừa có hoạt tính exonuclease 5’→
3’ và 3’→ 5’. Nếu trên đường di chuyển để polymer hóa, nếu gặp nucleotide lắp sai,
DNA – polymerase sẽ lùi lại cắt bỏ theo hướng 3’→ 5’(hoạt tính exonuclease 3’→
5’).
b. Sửa sai khi không sao chép
Phân tử DNA có thể biến đổi ngay cả khi không sao chép. Các biến đổi đột biến này xảy
ra với tần số khá cao. Nhờ các cơ chế sửa sai nên tần số đột biến được duy trì ở mức
thấp.
Chiến lược sửa sai trên nhiễm sắc thể về cơ bản giống nhau khi sửa sai trong sao chép
và khi đột biến: các enzyme nhận biết gắn vào các trình tự sai và cắt rời các đoạn sai, rồi
mạch đơn đúng làm khuôn để tổng hợp lại chỗ bị cắt cho đúng. Hàng loạt enzyme đặc
hiệu làm nhiệm vụ dò tìm và sửa sai. Tổng cộng có khoảng 50 enzyme chuyên phát hiện
và sửa các sai hỏng trên phân tử DNA.
B – Sinh tổng hợp protein
I. Cấu trúc và chức năng của protein.
1. Cấu trúc của các phân tử protein
a. Amino acid – đơn vị cấu trúc
Các phân tử protein là các polymer (cao phân tử) được tạo nên từ những đơn vị cấu trúc
là các amino acid gồm 20 loại. Các amino acid nối nhau bằng liên kết peptide tạo thành

32

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


mạch polypeptide. Thường một mạch polypeptide có khoảng 40 đến 500 amino acid,
tuy có cái ngắn hoặc dài hơn.
Các phân tử protein thường có nhiều hơn một mạch polypeptide. Các mạch thường gắn
với nhau nhờ các liên kết yếu, đặc biệt là các liên kết hydro. Tuy nhiên ở phân tử
insulin, các liên kết hydro, hai mạch polypeptide gắn với nhau nhờ liên kết cộng hoá trị
là các cầu disulfide nối giữa các nguyên tử S của hai amino acid cysteine
Các phân tử protein trong tế bào có nhiều bậc cấu trúc khác nhau.
b. Cấu trúc bậc một
Cấu trúc bậc một (primary structure) của phân tử protein được hiểu là số lượng của các
mạch polypeptide, số lượng và trình tự của các amino acid trên mỗi mạch. Vì cấu trúc
bậc một của các protein khác nhau có sự giao động lớn, nên các loại protein có thể có
được là một con số khổng lồ. Ví dụ, một mạch polypeptide ngắn có 20 amino acid, có
thể có 2020 kiểu trình tự amino acid.
F. Sanger là người đầu tiên xác định được trình tự các amino acid của một protein đầu
tiên là insulin. Ông cùng nhiều nhà nghiên cứu phải làm việc liên tục 10 năm, đến năm
1964 mới biết được trình tự của toàn bộ 51 amino acid của insulin. Công trình này đã
đặt cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo và ông nhận giải Nobel vào năm 1958
c. Cấu trúc bậc hai: xoắn alpha và beta
Các protein không chỉ là một chuỗi thẳng các amino acid nối lại với nhau, mà chúng
còn cuộn lại trong một cấu trúc không gian phức tạp. Chính điều này đóng vai trò chủ
yếu trong xác định các tính chất sinh học đặc trưng cho từng loại protein. Đặc tính cấu
trúc không gian ba chiều này là hệ quả của sự tương tác giữa các peptide trong protein.
Vào năm 1951, L. Pauling và B. Corey cho thấy các liên kết hydro bên trong phân tử
tạo nên và ổn định cấu trúc xoắn alpha. Cấu trúc sống dễ hình dung khi coi mạch quấn
đều quanh ống hình trụ. Mạch được duy trì ở dạng xoắn nhờ các liên kết hydro tạo nên
giữa nhóm amin và một amino acid với oxygen của amino acid thứ ba ở xa. Vùng có
cấu trúc xoắn α được gọi là cấu trúc bậc hai (secondary structure). Cấu trúc alpha có
dạng đơn giản nhất ở một số protein sợi

33

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


cầu nối
(a) Cấu trúc
hydrogen
bậc một

(b) Cấu trúc bậc (c) cấu trúc bậc


hai, xoắn alpha ba

(d) cấu trúcc bậc


Cấu trúc phân tử protein bốn

Một cách sắp xếp của mạch polypeptide tạo nên kiểu cấu trúc bậc hai khác gọi là cấu
trúc beta (β), thường gọi là các phiến xếp. Ở cấu trúc này các mạch polypeptide xếp
cạnh nhau được nối nhờ các liên kết hydro. Nhờ sự sắp xếp như vậy nên protein dẻo,
chắc, lại chịu sức căng như các loại protein của tơ lụa, mạng nhện, lông vũ, vảy, vuốt,
các loại β - keratin ở mỏ chim và bò sát.
d. Cấu trúc không gian ba chiều
Các protein khối cuộn (globular protein) có cấu trúc không gian phức tạp hơn nhiều so
với protein sợi, các mạch polypeptide của chúng cuộn lại phức tạp, có dạng cuộn hay
khối cầu, nhờ các nhóm gốc bên R tích điện và phân cực.
Các protein cuộn gồm các enzyme, các hormone protein, các kháng thể và phần lớn
protein của máu. Đa số tan trong nước. Thường chúng có các đoạn xoắn alpha xen với
không xoắn. Cấu trúc không gian ba chiều này phức tạp hơn cấu trúc bậc hai được gọi là
cấu trúc bậc ba (tertiary structure)
Khi một protein khối cuộn gồm hai hay nhiều hơn các mạch polypeptide độc lập gắn lại
với nhau, thường nhờ các liên kết yếu, sẽ có cấu trúc bậc bốn (quaterary structure). Ví
dụ: Cấu trúc bậc bốn của prealbumin.
2. Các chức năng sinh học đa dạng của protein
Các protein có chức năng rất đa dạng, có thể thực hiện hầu hết các chức năng căn bản
của chất sống như: xúc tác các phản ứng sinh hoá; là các phân tử cấu trúc của tế bào;
tham gia vào sự vận động, dự trữ và vận chuyển thức ăn, các chất điều hoà và bảo vệ tế
bào. Có thể phân loại các protein dựa theo chức năng.

34

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


a. Các chất xúc tác
Các enzyme hay ferment là nhóm protein lớn nhất và quan trọng nhất. Có hàng nghìn
enzyme và mỗi cái xúc tác một kiểu phản ứng sinh hoá nhất định. Các phân tử enzyme
thường có cấu trúc không gian hình khối cuộn (globular) và có trung tâm hoạt tính. Có
những enzyme làm nhiệm vụ điều hoà có cấu trúc lập thể. Ví dụ:
- Ribonuclease thuỷ giải RNA
- Cytochrome C tham gia chuyển điện tử.
- Trysin thuỷ giải peptide.
b. Các protein cấu trúc
Đây là nhóm protein lớn thứ hai, một số chủ yếu như:
- Các protein của vỏ virus
- Glycoprotein tạo vỏ và thành tế bào.
- Các protein tham gia cấu trúc màng.
- α - Keratin cấu tạo da, lông vũ, móng và vuốt động vật
c. Các protein vận chuyển
- Hemoglobine của máu vận chuyển O2 trong cơ thể
- Myoglobine – protein vận chuyển O2 trong cơ
- Albumin – huyết tương
d. Các protein vận động
- Myosine - protein của cơ
- Actine – protein của cơ
- Dineine – protein trong các chiên mao.
Các protein này tham gia vào sự co cơ để vận động
e. Các protein bảo vệ
- Các kháng thể là các protein bảo vệ cơ thể
- Fibrinogen là chất có thể thành fibrine làm đông máu
- Trombine là protein làm đông máu

f. Các chất có hoạt tính sinh học


- Các hormone protein như insulin, hormone tăng trưởng, điều hòa hoạt động trao đổi
chất
- Nọc rắn – protein thuỷ giải Phosphoglyceride gây độc

35

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Độc tố do clostridium botulicum– protein gây độc thực phẩm
Điều đáng lưu ý là tất cả chúng đều được tạo nên từ 20 loại amino acid giống nhau, chỉ
khác nhau ở số lượng và trình tự sắp xếp các loại amino acid. Không có loại amino acid
nào độc nhưng từ chúng có thể tạo nên các protein độc như nọc rắn.
II. Quá trình tổng hợp protein
trong tế bào
Thông tin di truyền chứa trên DNA
được thực hiện hóa qua các công cụ
phân tử là các protein. Quá trình
tổng hợp protein trải qua hai giai
đoạn: phiên mã và dịch mã. RNA
polymerase tổng hợp nên mRNA và
chất này làm khuôn tạo nên phân tử
protein ở các ribosome.
1. Quá trình phiên mã
(transcription)
a. Nguyên tắc chung
Quá trình chuyển thông tin di truyền
từ DNA sang RNA được gọi là sự Bản mã di truyền
phiên mã. RNA được tổng hợp nhờ hệ enzyme RNA polymerase.
Sự phiên mã thực hiện theo các nguyên tắc:
- Chỉ một trong hai mạch của phân tử DNA được dùng làm khuôn để tổng hợp
RNA.
- RNA polymerase bám vào DNA làm tách mạch và di chuyển theo hướng 3’→ 5’
trên DNA để cho RNA được tổng hợp theo hướng 5’→ 3’
b. Sự phiên mã ở Prokaryotes
Ở Prokaryotes
sự phiên mã có
đặc điểm:
- Chỉ một
loại RNA
polymerase
chịu trách
nhiệm tổng
hợp tất cả các
loại RNA.
Phiên mã ở sinh vật Prokaryotes
- RNA
thường chứa thông tin nhiều gen nối tiếp nhau (polycistronic RNA).

36

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Quá trình tổng hợp RNA được tiến hành khi RNA polymerase bám vào đoạn khởi động
(promoter). Promoter ở E. Coli được đọc từ 5’→ 3’ ở trên mạch bổ sung. RNA
polymerase nhận biết cả hai đoạn trên và đủ lớn để gắn đồng thời vào cả hai. Khi gắn
vào rồi, polymerase không tổng hợp mRNA ngay. Thay vào đó, sự tổng hợp bắt đầu từ
điểm xuất phát (start signal) thường là CAT nằm cách khoảng 7 base phía sau chỗ bám
về phía đầu 3’ của mạch bổ sung.
Ở phần lớn Prokaryotes quá trình tổng hợp tiếp tục đến khi đọc qua dấu kết thúc
(termination signal). Khi polymerase kết thúc phiên mã nó và mRNA tách rời khỏi
DNA.
c. Phiên mã ở Eukaryotes và chế biến mRNA
Phiên mã ở Eukaryotes có đặc điểm sau :
- RNA polymerase II chịu trách nhiệm tổng hợp mRNA, còn hai RNA–polymerase
khác tổng hợp rRNA của ribosome và các loại RNA khác.
- mRNA chứa thông tin của một gen (monocistronic mRNA).
- Quá trình phiên mã phức tạp hơn nhiều. Ở đầu 5’ của mRNA có gắn thêm một
“chóp” là 7 – methylguanosine, còn cuối mRNA phía 3’ có thêm “đuôi”
polyadenine dài 100 – 200 adenine.
Prokarryotes Eukaryotes Chức năng
EF - Tu (43.000) FF - 1a (53.000) Gắn aminoacyl–tRNA và điểm A của
ribosome
EF - Ts (30.000) EF 1ß7 (50/38.000) Tái hồi EF – T4 hay FF - 1a
EF - G (77.000) EF – 2 (100.000) Tham gia vào bước chuyển tiếp trong chu
trình nối dài
(số trong ngoặc là khối lượng phân tử)
Đặc biệt là bản phiên mã đầu tiên (primary transcript) còn gọi là tiền mRNA chưa
được sử dụng trực tiếp mà phải qua quá trình chế biến.
@. Các gen gián đoạn
Từ năm 1977 người ta phát hiện nhiều gen của Eukaryotes có tính gián đoạn. Trên
gen các đoạn mã hoá cho protein được gọi là exon xen kẽ với các đoạn không mãhóa
được gọi là intron. Bản phiên mã đầu tiên tức tiền mRNA có chứa cả trình tự của các
exon và các intron. Tiếp theo các intron được cắt rời ra, còn các exon mã hóa cho
protein được nối liền lại với nhau. Quá trình chế biến tiền mRNA tạo mRNA trưởng
thành (tức cắt intron, gắn exon lại với nhau) được gọi là splicing. Các intron tuy không
mã hóa cho protein nhưng chúng có vai trò quan trọng đối với chức năng của mRNA.

37

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


@. Diễn biến phiên mã
Quá trình phiên mã ở Eukaryotes được mô tả với 3 giai đoạn sau:

Phiên mã ở sinh vật Eukaryotes

Gắn chóp: khi mạch mRNA đang được tạo ra dài độ 20 – 30 nucleotide thì ở
đầu 5’P enzyme nối thêm vào chất 7 – methyl – Guanylate. Chóp này gắn vào
đầu 5’P một cách đặc biệt là tạo liên kết 5’P – 5’P.
Bản phiên mã đầu tiên là tiền mRNA chứa đủ trình tự nucleotide của gen, cả các
đoạn intron (a)
- Thêm đuôi poly – A: một đoạn ngắn của mRNA bị cắt và các adenin được nối
vào thành đuôi polyadenin (b)
- Splicing: cắt rời các intron và nối các exon lại với nhau. Quá trình được thực
hiện nhờ các phức hợp ribonucleoprotein (snRNP) của nhân tế bào tạo cấu trúc
không gian thuận tiện cho các đầu exon gần nhau và xúc tác phản ứng cắt nối (c)
Sau splicing, mRNA mới trưởng thành (không còn các intron) và qua lỗ nhân
vào tế bào chất để dịch mã.
Mặc dù đa phần mRNA của Eukaryotes cần gắn chóp, đuôi và splicing, nhưng
không phải tất cả chúng đều được chế biến như vậy.

38

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


2. Dịch mã (translation)
Dịch mã là quá trình tổng hợp mạch polypeptide ở ribosome, trên cơ sở khuôn mẫu của
mRNA. Trình tự đọc các bộ ba mã hóa trên mRNA quyết định trật tự các loại acid amin
hay mạch polypeptide.
Quá trình dịch mã phức
tạp hơn so với sao chép
và phiên mã. Nó được
thực hiện trên một cấu
trúc là ribosome với sự
tham gia của cả ba loại
RNA: mRNA, tRNA
và rRNA, mà tất cả đều
được tổng hợp từ
khuôn DNA. Hướng
dịch mã trên RNA là
5’→ 3’.
a. Các ribosome
Quá trình dịch mã thực
hiện trên các ribosome.
Mỗi ribosome gồm hai
đơn vị: một lớn và một
nhỏ. Mỗi cái là một
phức hợp gồm rRNA, các enzyme và các protein cấu trúc. Khi không thực hiện tổng
hợp protein, mỗi đơn vị tồn tại tách rời trong tế bào chất. Đơn vị lớn của ribosome của
Prokaryotes gồm hai phân tử rRNA và 35 phân tử protein; đơn vị nhỏ có một RRNA và
khoảng 20 phân tử protein. rRNA có cấu trúc không gian phức tạp do có nhiều đoạn bắt
cặp với nhau nhờ có trình tự nucleotide bổ sung.
Ở Prokaryotes, đầu 5’ của mRNA gắn trước tiên vào đơn vị nhỏ, và lúc đó có khả năng
gắn thêm vào các đơn vị lớn. Khi đơn vị lớn gắn vào xong thì sự dịch mã bắt đầu.
Vì tế bào Prokaryotes không có màng nhân, quá trình dịch mã không tách khỏi các
ribosome và bộ máy dịch mã trong tế bào chất, các ribosome có khả năng gắn vào một
đầu mRNA và dịch mã tạo protein, trong khi đó RNA polymerase vẫn tiếp tục phiên mã
từ DNA.
b. Polyribosome và quá trình gắn của amino acid
Sau khi mRNA được tạo ra do phiên mã, gắn vào các đơn vị nhỏ ribosome, đơn vị lớn
có thể gắn vào và sự dịch mã bắt đầu.
@. Polysome
Ở các Prokaryotes lẫn Eukaryotes, khi ribosome đầu tiên gắn vào dịch mã mRNA đến
phần sau thì các ribosome khác có thể gắn vào phía đầu để dịch mã. Do đó các
ribosome xếp thành chuỗi trên mRNA tạo nên cấu trúc polyribosome, còn gọi là

39

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


polysome. Khoảng 15 ribosome có thể gắn cùng lúc trên các mRNA cách nhau 80
nucleotide. Nhờ vậy, tốc độ tổng hợp protein tăng nhanh đáng kể.
@. Diễn biến dịch mã ở ribosome
Dịch mã ở ribosome trải qua các giai đoạn: khởi sự (initiation), nối dài (elongation) và
kết thúc (termination).
(1) Khởi sự: Giai đoạn bắt đầu, có sự tham gia của mRNA, các ribosome qua nhiều
bước nhờ những protein gọi là các nhân tố khởi sự (initiation factors) như IF-1, IF-2,
IF-3 ở các vi khuẩn và 10 nhân tố eIF (eukaryotic IF) như eIF1, eIF2, eIF3. eIF-4A,
eIF-4B, … ở các Eukaryotes.
- Dịch mã
bắt đầu
khi tRNA
đặc biệt
cho khởi
sự gắn với
đơn vị nhỏ
của
ribosome.
Tất cả các
sinh vật,
bộ mã khởi sự cho tổng hợp protein là AUG mã hoá cho methionin. E.coli có tRNA
khởi sự của methionin khác với tRNA gắn methionin ở giữa phân tử protein. Chỉ có
methionin đầu tiên của các protein E.coli được gắn thêm formic acid thành N-formyl
methionin ở đầu amine.
- Khi tRNA khởisự gắn với đơn vị nhỏ của ribosome, phức hợp sẽ bám vào các trình
tự nhận biết đặc biệt của ribosome ở đầu 5’ của mRNA phía trước đoạn mã hóa cho
protein. Nhờ đó, anticodon của tRNA-methionine khởi sự bắt cặp với codon xuất phát
AUG trên mRNA, ở điểm P. Sau đó, đơn vị lớn và nhỏ gắn vào nhau thành ribosome
nguyên vẹn.
(2) Nối dài: Sự nối thêm các amino acid tiếp theo. Sự nối dài đòi hỏi các protein được
gọi là các nhân tố nối dài EF (elongation factor). Vi khuẩn và Eukaryotae có các nhân
tố sau: tRNA khác mang anticodon tương ứng bắt cặp với các codon ở điểm-A còn
trống. Tiếp theo amino acid đã được gắn tRNA nằm ở điểm-P được tách ra và gắn với
amino acid trên tRNA ở điểm-A. tRNA ở điểm-P sẽ được giải phóng. Phản ứng nối
các amino acid kề nhau được xúc tác bởi enzyme peptidyl transferase. Ribosome di
chuyển từ đầu 5’ của mRNA đến đầu 3’ sao cho RNA còn lại chiếm điểm-P, và codon
tiếp theo choán điểm-A chuẩn bị nhận anticodon bổ sung. Quá trình dịch mã ở một
ribosome khép kín vòng.
(3) Kết thúc: Chu trình dịch mã thêm khoảng 15 amino acid/1giây vào mạch
polypeptide, nó được chấm dứt khi trải qua codon kết thúc là UAA, UAG và UGA.

40

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Ở bước kết thúc, các mã kết thúc không có anticodon. Thay vào đó các nhân tố phóng
thích RF (release factor) làm kết thúc quá trình. Ở vi khuẩn có ba nhân tố phóng thích
RF1 (đại diện cho các codon UAA và UAG), RF-2 (với UAA hay UGA) và RF-3 kích
thích cả hai
nhân tố kia.
Ở Eukaryotes
chỉ có một
nhân tố eRF.
Mạch
polypeptide
có đầu –NH2
và đuôi –
COOH hoàn
chỉnh thoát ra
ngoài nhờ các nhân tố phóng thích kể trên.
III. Sự điều hòa tổng hợp protein
Trong các tế bào sống, các cơ thể sống thường protein được tổng hợp rất nhịp nhàng và
rất điều hòa. Vậy có cơ chế nào nhằm điều hoà sự tổng hợp protein đảm bảo cho sinh
vật sinh trưởng, phát triển một cách quân bình, bảo đảm sự thích nghi của chúng với
điều kiện môi trường.
Năm 1961 Jacob và Monod đã nghiên cứu sự điều hòa tổng hợp protein men β-
galactosidase ở E. coli. Các ông nhận thấy men này được tổng hợp nhiều hay ít phụ
thuộc vào đường lactose đưa từ môi trường ngoài vào (E. coli không sử dụng được
đường lactose mà phải biến thành glucose và galactose để dùng do đó phải có men β-
galactosidas).
Để giải thích
hiện tượng
điều hòa tổng
hợp protein,
các tác giả
trên đã nêu
lên 2 cơ chế
điều hoà cảm
ứng và điều
hòa trấn áp .
1. Điều hoà
cảm ứng
Khi trong tế
bào có mặt
một chất cảm ứng cần thiết thì lập tức một men (protein) được thành lập để biến đổi
chất này thành chất cần thiết cho hoạt động tế bào .

41

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Ví dụ: Khi đưa đường lactose vào môi trường nuôi cấy tế bào E. coli thì men β-
galactosidase được tổng hợp để phân giải đường lactose thành glucose và galactose cho
tế bào E. coli sử dụng.
Thông thường gen điều hoà R tổng hợp chất kiềm hãm represor là một protein có đặc
tính kiềm hãm gen quản lý, gen quản lý O lại kiềm hãm các gen cấu trúc A, B, C làm
cho các gen A, B, C không hoạt động, không tổng hợp men β-galactosidase. Khi trong
môi trường xuất hiện các cảm ứng (đường lactose) đường lactose trong tế bào sẽ kết
hợp với chất kiềm hãm làm chất này mất hoạt tính. Nhờ đó việc phiên mã các gen cấu
trúc được tiến hành, tổng hợp các men a, b, c tổng hợp được protein (men β-
galactosidase) có khả năng biến đổi lactose.
Khi đường lactose được biến đổi hết, chất kiềm hãm được giải phóng, nó trở lại kiềm
hãm gen chỉ huy làm quá trình phiên mã bị đình trệ, men β-galactosidase sẽ ngừng tổng
hợp.
2. Điều hoà trấn áp
Trong trường hợp này bình thường không có gen kiềm hãm, nên protein sản xuất quá
thừa và nó trở lại trấn áp làm cho gen O không hoạt động được, không phiên mã được,
không tổng hợp các men a, b, c không sản xuất tiếp protein nữa (men β-galactosidase).
Tóm lại, sinh vật càng tiến hóa lượng gen O càng nhiều .
Trấn áp hay cảm ứng ở đây chủ yếu là làm cho gen bị kiềm hãm hay không để chuyển
thông tin ra ngoài đến tại ribosome. Hiện tượng điều hòa ý nghĩa rất lớn trong giới sinh
vật, nó giải đáp được cơ chế của sự thích nghi và sự tiến hoá của các loài.

42

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Chương 3 - CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN

Bài 1 – QUY LUẬT DI TRUYỀN MENDEL


I. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Mendel.
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Mendel là đậu Hà Lan (Pisum sativum).
7 cặp tính trạng chất lượng tương phản
1. Hình dạng hạt
: tròn và nhăn
2. Màu sắc của tử diệp
: vàng và xanh
3. Màu sắc của vỏ hạt
: xám và trắng
4. Hình dạng quả
: đầy và có ngấn
5. Màu sắc vỏ quả khi chưa
chín : xanh và vàng
6. Vị trí của hoa
: nách lá và đầu ngọn
7. Chiều cao cây
: cao và thấp
2. Phương pháp nghiên cứu
Trong 22 giống đậu Hà Lan, Mendel
đem gieo riêng, cho tự thụ để tạo các
dòng thuần. Ông tiến hành lai giữa
các dòng thuần có 1 hoặc 2 cặp tính trạng tương phản. Sau đó dùng phương pháp tự thụ,
hồi giao và lai phân tích để theo dõi các tính trạng đó qua các đời.
Nếu 2 giống thuần A và B lai với nhau ta sẽ được giống lai đời F1. Nếu F1 không cho tự
thụ mà cho lai với giống cha hoặc mẹ thì phương pháp này gọi là hồi giao.
Nếu lai thế hệ F1 trở lại với giống bố hoặc mẹ có di hình đồng hợp tử lặn để xác định
đặc điểm của con lai thì phương pháp lai đó gọi là lai phân tích.
Mendel nghiên cứu đặc điểm di truyền các tính trạng tương phản nhau của các thế hệ F1,
F2, F3…sau đó dùng phương pháp thống kê toán học mà suy ra các quy luật di truyền.

43

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


3. Sơ lược về các ký hiệu và thuật ngữ căn bản
a. Thuật ngữ căn bản
- Gen: nhân tố di truyền xác định các tính trạng của sinh vật, như hình dạng hạt, màu
sắc, trái và hoa…
- Allele: các trạng thái khác nhau của một gen, như gen hình dạng hạt có hai allele là
tròn và nhăn.
- Locus: vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
- Đồng hợp tử (homozygote): các cá thể có 2 allele giống nhau như AA và aa.
- Dị hợp tử (heterozygote): các cá thể có 2 allele khác nhau
- Kiểu gen (genotype): tập hợp các nhân tố di truyền của cá thể
- Kiểu hình (phenotype): là biểu hiện của tính trạng, nó là kết quả sự tương tác giữa
kiểu gen với môi trường.
- Tính trạng: tính trạng là một đặc điểm biểu hiện nào đó về hình thái, cấu trúc, về
chức năng sinh lý, hóa sinh của cơ thể. Tính trạng như một đặc điểm phân biệt
giữa các cá thể.
b. Ký hiệu
P – Thế hệ bố mẹ, lai hữu tính ký hiệu bằng dấu nhân (x), trong sơ đồ lai thường viết
mẹ trước bố sau: mẹ ký hiệu ?, bố ký hiệu ?.
F – Chỉ thế hệ con lai, các chỉ số F1, F2……Fn là các thế hệ thứ nhất, thứ hai…thứ n.
Fb – Con lai ngược lại với bố mẹ (backross) kí hiệu Fb.
II. Các quy luật di truyền của Mendel
A. Lai theo một cặp tính trạng
1. Quy luật đồng nhất (quy luật tính trội)
a. Thí nghiệm: Mendel dùng 2 giống đậu Hà Lan có một cặp tính trạng tương phản
như cao và thấp (hạt tròn và hạt nhăn) thuần chủng cho lai thuận và nghịch.

P. ♀ AA (tròn) x ♂ aa(nhăn) P. ♀ aa (nhăn) x ♂ AA (tròn)

F1. Aa (100% tròn) F1. Aa (100% tròn)


b. Phát biểu quy luật
Khi lai 2 cá thể thuần chủng chỉ khác nhau một cặp tính trạng tương phản, chỉ tính
trạng trội được biểu hiện ở thế hệ thứ nhất. Tất cả con lai F1 đều đồng nhất về tính
trạng này.

44

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


c. Biểu hiện của tính trội
Mendel quan niệm tính trội biểu hiện theo nhân tố di truyền trội hoàn toàn, về sau
các nhà di truyền học tiếp theo đã nghiên cứu bổ sung một số điểm cho biểu hiện
của tính trội:
• Trội tuyệt đối: nhân tố trội hoàn toàn lấn áp nhân tố lặn của cha hoặc mẹ.
Ví dụ:
Ở đậu Hà Lan : hoa đỏ (trội), hoa trắng (lặn).
Ở người : dái tai thòng (trội), dái tai liền (lặn). Máu bình thường
(trội), máu không đông (lặn).
Ở thỏ : lông có màu (trội) , lông trắng (lặn).
• Trội tương đối (trội không hoàn toàn): khi cả 2 nhân tố của cha và mẹ đều phát
huy tác dụng, do đó đời con lai F1 có dạng trung gian
Ví dụ: đem lai hai loại hoa phấn Mirabilis jalapa màu đỏ và màu trắng, ta được
con lai F1 có dạng hoa màu hồng (trung gian).
__ __
P: A A (đỏ) x aa (trắng)
__
F1: A a (hồng)
• Siêu trội: khi con lai F1 có những đặc điểm vượt xa bố mẹ trong những điều kiện
môi trường nhất định. Hiện tượng này còn gọi là ưu thế lai được ứng dụng rộng
rãi trong điều kiện sản xuất.
Thí dụ: ở bắp
P = A (năng suất 3 tấn/ ha) x B (năng suất 4 tấn/ ha)
F1 năng suất giống lai 5 – 6 tấn/ha.
Hiện tượng siêu trội được các nhà khoa học giải thích như sau:
- Có lẽ do gen lặn gây ảnh hưởng kích thích gen trội.
- Khi nằm riêng lẽ, gen trội (A) có ảnh hưởng tốt hơn khi nó có số lượng gấp
đôi (AA)
Bên cạnh những biểu hiện trên, biểu hiện của tính trội còn phụ thuộc vào:
• Trội và lặn biểu hiện do giới tính:
Đem lai giống cừu có sừng và giống cừu không sừng thì các con lai sinh ra con
đực có sừng, con cái không có.
Về gen hói đầu ở người (người dị hợp tử mang cặp gen Aa): Nếu người đó là
nam, gen này sẽ biểu hiện. Nếu là nữ, có genotype này nhưng không biểu hiện.
• Trội và lặn biểu hiện tùy môi trường:

45

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Lai 2 giống cà độc dược có thân màu nâu và màu xanh và tùy điều kiện môi
trường mà cây F1 sẽ biểu hiện màu sắc của mình.
Trong mùa hè: nó biểu hiện đặc điểm trội là màu nâu.
Trong mùa đông: nó biểu hiện tính di truyền trung gian (màu nâu -xanh).
2. Quy luật phân ly tính trạng
a. Thí nghiệm:
Mendel cho:
P. ♀ AA (troøn) x ♂ aa (nhaên)

F1. Aa (troøn) cho F1 töï thuï


♀ Aa (troøn) x ♂ Aa (troøn)

F2. 1AA 2Aa 1aa


75% troøn 25% nhaên
b. Phát biểu quy luật
Nếu thế hệ xuất phát đều thuần chủng và khác nhau một cặp tính trạng tương phản
thì thế hệ F2 sẽ xuất hiện cả hai loại cá thể mang tính trạng trội và mang tính trạng
lặn theo tỷ lệ trung bình 3 trội 1 lặn.
c. Biểu hiện của định luật phân ly
- Trường hợp trội hoàn toàn:
Con lai F2
Thể hiện Thể hiện
Tính trạng Tổng
trội lặn Trội Lặn Tỷ lệ
số phân ly
- Hình dạng hạt Tròn Nhăn
- Màu sắc tử diệp 7324 5171 1850 2,96 : 1
Vàng Xanh
- Màu vỏ hạt, có liên 8023 6022 2001 3,01 : 1
Xám trắng
quan tới màu sắc hoa 929 705 224 3,15 : 1
(hoa đỏ tía) (hoa trắng)
- Hình dạng quả 1181 882 299 2,95 : 1
Phổng tóp
- Màu vỏ quả khi 580 428 152 2,82 : 1
chưa chín Xanh vàng
858 651 207 3,14 : 1
- Vị trí hoa Nách lá ngọn
1064 787 277 2,84 : 1
- Chiều cao cây Cao thấp
Tổng số 19959 14949 5010 ≈3:1

Như vậy, tính trạng lặn bị che khuất ở F1 đã thể hiện ở quần thể F2, hiện tượng này gọi
là sự phân ly tính trạng. Kết quả trên đã diễn tả quy luật 2 của Mendel – quy luật phân
ly tính trạng.

46

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Trường hợp tính trạng thể hiện trội không hoàn toàn: (ký hiệu chữ cái lớn có
__ __
gạch ở trên - A ), kiểu dị hợp tử ( A a) có biểu hiện hiểu hình khác với kiểu đồng
__ __
hợp tử trội ( A A ). Ở đây ta thu được sự tương ứng về phân ly kiểu gen và phân ly
kiểu hình.
Ví dụ: ở cây hoa phấn (Mirabilis
jalapa), lai giữa dạng hoa đỏ và
dạng hoa trắng, con lai F1 có dạng
hoa màu hồng (trung gian). Ở F2
thu được sự phân ly theo 1 đỏ: 2
hồng : 1 trắng.
__ __
P. ♀ A A (đỏ) x ♂aa (trắng)
__
F1. A a (hồng) cho F1 tự thụ
__ __ __
F2. Kiểu gen 1 A A : 2 A a : 1 aa
Kiểu hình 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng
* ”Thuyết giao tử thuần khiết” thừa nhận cách ký hiệu gen bằng những chữ cái Latin.
Mendel đã khẳng định rằng: Ở con lai F1 allele a không bộc lộ ra ngoài nhưng không
hòa lẫn vào allele A. Đến thế hệ sau (F2) cả 2 allele lại xuất hiện trong trạng thái đồng
hợp thể (thuần chủng). Hiện tượng này chỉ giải thích được khi con lai F1 mang gen Aa
tạo thành giao tử thuần khiết chứ không tạo thành các giao tử lai. Các giao tử này mang
gen A và a, chúng có số lượng bằng nhau và khi tạo thành hợp tử, chúng gặp nhau theo
một xác xuất như nhau. Từ đó mới có tỷ số phân ly theo kiểu gen ở F2 là 1 : 2 :1.
Nội dung vấn đề này được gọi là “thuyết giao tử thuần khiết”.
3. Giải thích cơ chế tính trội ở góc độ phân tử
- Trường hợp thể hiện trội xảy ra khi gen kiểm tra tổng hợp nên sản phẩm protein, còn
allele đột biến của nó tạo nên liều lượng ít protein, hoặc protein có hoạt tính kém hơn,
hoặc gen bị bất hoạt hóa không tạo ra sản phẩm.
- Từ đó, ở những cá thể dị hợp tử, liều lượng sản phẩm protein có hoạt tính bình thường
có thể bị giảm hơn (một nữa) so với những cá thể đồng hợp tử trội (theo kiểu dại). Nếu
số lượng sản phẩm đó là đủ để cho tế bào hoặc cơ thể thực hiện những chức năng trao
đổi chất một cách bình thường, thì kiểu dị hợp tử thể hiện bình thường giống như kiểu
đồng hợp tử trội (AA = Aa). Trường hợp mức giảm này có ảnh hưởng đáng kể, có thể
gây biểu hiện kiểu hình trung gian (giữa đồng hợp tử trội và đồng hợp tử lặn: AA > Aa
> aa).
- Tuy nhiên không loại trừ khả năng có thể xảy ra là sự hình thành liều lượng sản phẩm
protein ở kiểu dị hợp tử lại tạo nên hiệu quả hoạt động sinh hóa của tế bào tốt hơn so

47

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


với so với liều lượng ở kiểu đồng hợp tử trội. Trường hợp này có thể tạo nên hiệu quả
siêu trội (Aa > AA).
- Có thể xảy ra trường hợp, allele đột biến thể hiện trội so với kiểu allele dại. Hiện
tượng này có thể giải thích như sau: protein enzyme do allele đột biến kiểm tra lại có ái
lực lớn hơn đối với cơ chất mà nó tác động (tức nó giành lấy cơ chất về phía mình), mặc
dù hiệu quả xúc tác của enzyme này kém hơn so với enzyme kiểu dại. Từ đó kiểu hình
đột biến sẽ được thể hiện ở trạng thái đồng hợp tử và dị hợp tử. Ở góc độ này ta nói,
allele đột biến thể hiện trội, mặc dù mức độ thể hiện kiểu hình của nó có thể bị kém hơn
so với kiểu dại. Có thể lấy một ví dụ về hiện tượng này là dạng đột biến trội stubble (sb)
ở ruồi giấm gây nên sự hình thành các sợi lông ngắn trên thân ruồi.
4. Lai phân tích
Sự phân ly ở F2 về kiểu gen (1AA : 2Aa : 1aa) và kiểu hình (3A - : 1aa) chỉ có thể thu
được khi kiểu dị hợp tử F1 (Aa) tạo ra hai dạng giao tử với tỷ lệ tương đương (1A : 1a).
Để kiểm tra sự kiện này, đã tiến hành phép lai ngược: kiểu dị hợp tử F1 lai với kiểu bố
mẹ đồng hợp tử lặn theo gen nghiên cứu (aa), phép lai này gọi là lai phân tích.
Hai kiểu hình phân ly thu được ở đời Fb: vàng, xanh có tỷ lệ bằng nhau, chứng tỏ kiểu
dị hợp tử F1 đã tạo ra 2 dạng giao tử với tỷ lệ tương đương.
Như vậy, phép lai phân tích cho phép xác định cấu trúc di truyền của con lai. Thông
qua kết quả phân tích về kiểu hình và kiểu gen ở Fb ta được các dạng giao tử và tỷ lệ
của chúng được hình thành từ kiểu gen đem phân tích. Phép lai này có nhiều ứng dụng
trong phân tích di truyền.
B. Lai theo hai hay nhiều cặp tính trạng
1. Quy luật phân ly độc lập các tính trạng
a. Thí nghiệm:
Mendel sử dụng các dòng bố mẹ phân biệt nhau đồng thời theo hai cặp tính trạng tương
phản: màu sắc tử diệp vàng (A), và màu sắc tử diệp xanh (a); dạng hạt tròn (B) và dạng
hạt nhăn (b). Bố mẹ là các đồng hợp tử: vàng tròn (AABB) và xanh nhăn (aabb) được
đưa vào tổ hợp lai, sơ đồ quá trình di truyền như sau:
P. AABB x aabb
vàng, tròn xanh, nhăn
F1. AaBb
Vàng tròn
Kết quả đời F2 được trình bày trong bảng Punnet

AB Ab aB ab

AB AABB AABb AaBB AaBb

48

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


vàng, tròn vàng, tròn vàng, tròn vàng, tròn
AABb AAbb AaBb Aabb
Ab
vàng, tròn vàng, nhăn vàng, tròn vàng, nhăn
AaBB AaBb aaBB aaBb
aB
vàng, tròn vàng, tròn xanh, tròn xanh, tròn
AaBb Aabb aaBb aabb
ab
vàng, tròn vàng, nhăn xanh, tròn xanh, nhăn

F1 thể hiện đồng nhất theo hai tính trạng trội vàng, tròn. Dị hợp tử F1 theo hai gen
(AaBb) tạo bốn dạng giao tử AB, Ab, aB, ab.
Ở F2 Mendel đã thu được bốn kiểu hình phân ly: 315 vàng, tròn : 108 vàng, nhăn : 101
xanh, tròn : 32 xanh, nhăn. Kết quả này tương ứng với tỷ lệ trông chờ (lý thuyết) là 9/16
: 3/16 : 3/16 : 1/16 (xử lý theo phương pháp χ 2 thu được χ 2 TN = 0,51, sự tương ứng là
tin cậy)
Ta có thể tính sự phân ly kiểu gen và kiểu hình ở đời F2 theo cách nhân xác xuất như
sau:
Phân ly kiểu hình:
Cặp 1: 3/4A – (vàng) : 1/4aa (xanh)
Cặp 2: 3/4B _ (tròn) : 1/4bb (nhăn)
9/16 A_ B_ (vàng, tròn) : 3/16 A_ bb (vàng, nhăn) :3/16 aaB_ (xanh, tròn) : 1/16 aabb
(xanh, nhăn)
Phân ly kiểu gen:
Cặp 1: 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa
Cặp 2: 1/4 BB : 2/4 Bb : 1/4 bb
1/16 AABB : 2/16 AABb : 1/16 AAbb : 2/16 AaBB : 4/16 AaBb : 2/16 Aabb : 1/16
aaBB : 2/16 aaBb : 1/16 aabb. Tổng số 9 kiểu gen
Các tỷ lệ phân ly này cũng tương ứng như kết quả rút ra từ bảng Punnet. Thu được các
kết quả về phân ly F2 như trên, chứng tỏ F1 dị hợp theo hai gen (AaBb) đã tạo ra bốn
dạng giao tử với tỷ lệ tương đương
Như vậy, những kết quả của phần trên đã phản ánh qui luật 3 của Mendel- qui luật
phân ly độc lập các tính trạng: Khi lai theo 2 cặp tính trạng, mỗi tính trạng đươc di
truyền độc lập nhau. Các allele của từng cặp gen phân ly độc lập, ngẫu nhiên, tạo nên
tổ hợp các giao tử khác nhau – hai dạng giống thế hệ xuất phát, hai dạng tổ hợp mới từ
đó xảy ra những khả năng tổ hợp khác nhau của các giao tử. Ở đời F2 thu được tỷ lệ
phân ly về kiểu hình 9:3:3:1, trong đó 2 kiểu giống thế hệ xuất phát (9 vàng, tròn : 1

49

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


xanh, nhăn) và 2 kiểu tổ hợp mới (3 vàng, nhăn : 3 xanh, tròn) gọi là các kiểu tái tổ
hợp.
b. Phát biểu quy luật:
Khi lai 2 cá thể thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản, sự phân ly và tổ
hợp 1 cặp tính trạng này diễn ra 1 cách độc lập với sự phân ly và tổ hợp của 1 cặp
tính trạng khác.
Điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân ly tính trạng và phân ly độc lập các tính
trạng:
- Trong giảm phân và hình thành giao tử, các giao tử hình thành với tỉ lệ tương
đương.
- Trong quá trình thụ tinh hình thành hợp tử, các giao tử có sức sống như nhau và có
xác xuất phối hợp như nhau.
- Các dạng hợp tử hình thành có sức sống như nhau để phát triển cơ thể trưởng
thành.
- Các tính trạng thể hiện đầy đủ ở các cá thể (tính trạng có độ thâm nhập và độ biểu
hiện hoàn toàn) và không bị chi phối bởi tác động của điều kiện ngoại cảnh.
2. Lai theo nhiều cặp tính trạng
Xuất phát từ sự phân tích di truyền của một đôi allele trong lai theo một cặp tính trạng,
ta có thể xây dựng mô hình di truyền của hai và nhiều cặp tính trạng độc lập.
Giả sử bố mẹ tham gia vào tổ hợp lai được phân biệt đồng thời theo ba cặp tính trạng
tương phản độc lập ta có.
P. AA BB CC x aa bb cc " F1 Aa Bb Cc
F1 dị hợp tử theo 3 cặp gen tạo 8 dạng giao tử với tỷ lệ tương đương:
1 ABC : 1ABc : 1AbC : 1Abc : 1aBC : 1aBc : 1abC : 1abc, số lượng các giao tử tương
ứng với 23 .
Kiểu hình phân ly F2 bao gồm 8 kiểu với tỷ lệ 27 :9 :9 :9 :3 :3 :3 :1, tỷ lệ này ứng với
triển khai của (3:1)3.
Số lượng các kiểu gen ở F2 là 27 kiểu (3)3, có tỷ lệ tương ứng với triển khai (1:2:1)3.
Các công thức tổng quát dùng để dự tính trong lai theo nhiều cặp tính trạng trình bày ở
bảng sau:
Số cặp Số Phân ly kiểu gen Phân ly kiểu hình
gen dị dạng Số lượng tổ Tỷ lệ dạng đồng
hợp tử giao tử hợp ở F2 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ hợp tử lặn ở F2
(n) ở F1 lượng phân ly lượng phân ly

1 2 4 3 1:2:1 2 3:1 1/4


2 4 16 9 (1:2:1)2 4 9:3:3:1 1/16

50

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


3 8 64 27 (1:2:1)3 8 (3:1)3 1/64
. . . . . . . .
. . . . . . . .
. . . . . . . .
n 2n 4n 3n (1:2:1)n 2n (3:1)n ¼n

III. Ý nghĩa và tồn tại của các quy luật Mendel


1. Ý nghĩa
a. Quy luật 1
- Tính trội của cha hay mẹ tập trung ở cơ thể lai.
- Con lai F1 có ưu thế lai: sức sống cao, khả năng sinh trưởng tốt, năng suất và sản
lượng khá, ít bệnh. Thường ứng dụng ưu thế giống lai vào sản xuất nông nghiệp,
nhất là ưu thế lai kép.
b. Quy luật 2
- Giải thích được hiện tượng thoái hóa do giao phối cận huyết: các gen lặn trở thành
đồng hợp tử có hại.
- Người ta không dùng F1 để sản xuất giống vì F1 có tính di truyền chưa ổn định.
c. Quy luật 3
- Giải thích tính đa dạng của sinh vật. Các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu dồi dào
của quá trình tiến hóa và chọn tạo giống.
2. Tồn tại
- Mendel chưa thấy vai trò của ngoại cảnh trong mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
- Quy luật của Mendel chỉ phù hợp với tính trội hoàn toàn.
- Quan niệm của Mendel là quan niệm 1 gen chi phối 1 tính trạng, chưa thấy mối quan
hệ giữa các gen trong cùng 1 nhiễm thể.
- Chỉ để ý gen nằm trên nhiễm sắc thể thường không đề cập đến các gen nằm trên cặp
nhiễm sắc thể giới tính.
- Các cặp gen độc lập nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng riêng biệt. Số lượng
gen ở cơ thể là rất lớn, số lượng các nhiễm sắc thể có hạn, vì thế số lượng gen di
truyền độc lập sẽ bị hạn chế.
IV. Tương tác giữa các gen không cùng allele.
Sự tương tác gen biều hiện dưới nhiều hình thức, chủ yếu gồm 2 loại:
- Loại 1: Gồm những kiểu tương tác của nhiều gen để quy định một tính trạng. Loại
này gồm các kiểu: tương tác bổ sung, tương tác ức chế, tương tác tích lũy, tương tác
biến đổi.

51

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Loại 2: Thuộc tính chất đa hiệu của gen. Do tác dụng của một gen lên nhiều tính
trạng hoặc nhiều đặc tính của cơ thể sinh vật.
1. Tương tác bổ sung.
Hoạt động bổ sung của các gen xảy ra khi các gen trội cùng có mặt trong kiểu gen phối
hợp với nhau gây xuất hiện một biểu hiện kiểu hình mới khác với trường hợp chúng ở
trạng thái riêng
rẽ. Khi các gen
trội ở trạng thái
riêng rẽ, chúng
có thể có những
hiệu quả biểu
hiện kiểu hình
khác nhau, dẫn
tới nhiều kiểu
phân ly ở F2.
Các trường hợp
chứng minh
điều đó:
a. Hai gen trội ở trạng thái riêng rẽ có hiệu quả biểu hiện kiểu hình khác nhau (P1
≠ P2), khi chúng cùng có mặt trong kiểu gen xảy ra hiệu quả tương tác bổ sung, thu
được một kiểu hình mới (P). Ở trường hợp này, sự phân ly F2 có tỷ lệ 9:3:3:1. Có
nhiều tính trạng di truyền theo phương thức này.
Ví dụ: Ở vẹt, khi nghiên cứu tính trạng di truyền màu sắc lông, rõ ràng kiểu màu xanh
lá cây là kết quả hoạt động bổ sung giữa hai gen, mà khi chúng ở trạng thái riêng rẽ
gây các biểu hiện khác nhau (xanh da trời, vàng), màu trắng thể hiện lặn so với các
kiểu trên.
P. AA bb x aa BB " F1 Aa Bb
xanh da trời vàng xanh lá cây
F2. 9A _B_ : 3A _bb: 3aa B_ : 1aa bb
xanh lá cây xanh da trời vàng trắng
b. Hai gen trội ở trạng thái riêng rẽ có biểu hiện kiểu hìmh giống nhau (P1=P2), khi
chúng cùng có mặt trong kiểu gen,
kết quả tương tác bổ sung giữa
chúng gây một biểu hiện kiểu hình
khác với trạng thái riêng rẽ. Ở đây,
sự phân ly F2 có tỷ lệ 9 : 6 :1.
Ví dụ: khi nghiên cứu đặc điểm di
truyền tính trạng hình dạng quả bí
đỏ, đã tiến hành phép lai giữa hai
dòng quả hình cầu có nguồn gốc

52

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


khác nhau, con lai F1 có quả hình đĩa, F2 phân ly 9 hình đĩa : 6 hình tròn :1 hình dài.
c. Hai gen trội ở trạng thái riêng rẽ không gây biểu hiện kiểu hình, có thể chúng tạo
ra các sản phẩm trung gian (P1’, P2’), sự phối hợp giữa chúng gây hiệu quả biểu hiện
kiểu hình P. ở trường hợp này, sự phân ly F2 có tỷ lệ 9 :7. Nhiều tính trạng di truyền
theo kiểu tương tác này.
Ví du: Ở cỏ ba lá đã phát hiện ra dạng không chứa chất xianit và dạng chứa nhiều
xianit (chất này gây hại cho người và gia súc). Khi lai hai dạng không chứa xianit có
nguồn gốc khác nhau, con lai F 1 thể hiện có xianit, F2 phân ly theo tỷ lệ: 9 có xianit : 7
không xianit.
Các nghiên cứu cho thấy, xianit được tổng hợp khi trong tế bào có mặt 2 sản phẩm: cơ
chất lynamarin (một loại glycozit) và enzyme lynamarase. Chúng được kiểm tra bởi
hai gen trội tương ứng là H và L. khi hai gen trội này cùng có mặt trong kiểu gen thì
chất xianit được tạo thành.
P HH ll x hh LL " F1 Hh Ll
không xianit không xianit có xianit
F2 9H _L_ : 3H_ll : 3hh L_ : 1hh ll
9 có xianit 7 không xianit
Ở đậu thơm, thí nghiệm kinh điển của Bateson đã cho thấy, lai 2 dạng hoa trắng, F1 có
hoa đỏ, F2 phân ly 9 đỏ : 7 trắng. Ở đây, để hình thành sắc tố đỏ, cần sự phối hợp của
2 sản phẩm (hai dạng sản phẩm này có mặt ở hai bố mẹ đưa vào tổ hợp lai).
2. Tương tác ức chế
a. Ức chế trội
Gen gây ức
chế (A) có
thể cho sản
phẩm trung
gian (PA’),
nó có tác
động ức chế
hoạt động
của cặp gen
khác (B, b).
Hoặc gen ức
chế cho hiệu
quả biểu hiện
kiểu hình
(PA) biểu
hiện này có tác động ngăn cản biểu hiện của cặp gen kia. Cặp gen bị ức chế (B, b) chỉ
có thể cho biểu hiện kiểu hình (PB) khi gen ức chế ở trạng thái lặn (tức không có hiệu
quả ức chế).
53

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Ta xét các trường hợp phân ly sau:
@. Trường hợp: khi gen ức chế không gây biểu hiện kiểu hình, nó cho sản phẩm trung
gian (PA’), allele lặn của gen bị ức chế không có hiệu quả (Pbo), ta thu được tỷ lệ phân
ly F2 13: 3.
Ví dụ: ở gà gen C qui định thể hiện lông có màu trội so với c_ không màu. Biểu hiện
lông có màu chỉ thu được khi gen ức chế ở trạng thái lặn (ở đây, gen ức chế có thể ký
hiệu I, i). Khi lai hai dạng gà trắng (không màu) với nhau, gà F1 vẫn thể hiện màu
trắng, F2 phân ly 13 trắng : 3 có màu. Ta có sơ đồ sau:
P. II CC x ii cc " F1 Ii Cc
trắng trắng trắng
F2. 9 I-C- : 3I-cc : 3 ii C- : 1 ii cc
trắng trắng có màu trắng " 13 trắng : 3 có màu
@. Trường hợp: allele lặn của gen bị ức chế cũng cho biểu hiện kiểu hình F2 có tỷ lệ
phân ly 12 :3 :1.
Ví dụ, ở chó, khi lai chó có màu lông trắng với chó có màu lông nâu, F1 có màu lông
trắng, F2 phân ly 12 trắng : 3 đen : 1 nâu. Ở đây, cặp gen bị ức chế B- lông màu đen
trội so với b- lông màu nâu, cặp này thể hiện khi gen ức chế ở trạng thái lặn. Ta có:
P. II BB x ii bb " F1 Ii Bb
trắng nâu trắng
F2. 9 I-B- : 3 I-bb : 3 ii B- : 1 ii bb
12 trắng 3 đen 1 nâu
@. Trường hợp: một gen trội có hiệu quả biểu hiện kiểu hình (PA), biểu hiện này có
tác động ức chế (che
khuất) biểu hiện kiểu
hình của cặp gen thứ
hai. Cặp gen này chỉ
thể hiện kiểu hình
khi gen ức chế (A-)
ở trạng thái lặn.
Trường hợp này cho
kết quả phân ly F2
theo 12 : 3 : 1.
Ví dụ: ở ngô gen R
kiểm tra hạt màu đỏ
thể hiện át gen Y- hạt
màu vàng, các allele
lặn gây biểu hiện hạt không màu. Khi lai hạt dạng đỏ với dạng hạt không màu, F1 có
màu hạt đỏ, F2 phân ly theo 12 đỏ :3 vàng : 1không màu.

54

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


b. Ức chế lặn
Trong hoạt động tương tác giữa các gen không cùng allele, thường quan sát thấy trường
hợp: thể hiện kiểu hình của cặp gen nào đó (B, b) phụ thuộc vào kết quả hoạt động của
cặp gen kia (A, a). Cặp gen A, a không gây biểu hiện kiểu hình mà sản phẩm của gen
trội A là nền tảng để cặp gen B, b thể hiện. Khi gen này ở trạng thái lặn (aa) sẽ không
có sản phẩm
nền tảng, do
đó cặp gen B,
b không thể
hiện kiểu
hình. Từ đây
có thể gọi là
ức chế lặn
(ảnh hưởng
của aa), hoặc
bổ sung (ảnh
hưởng của A).
Ở đây phân ly
F2 có tỷ lệ 9 :3
:4. Nhiều tính trạng di truyền theo phương thức này.
Ví dụ: ở chuột, nghiên cứu đặc điểm di truyền của tính trạng màu sắc lông cho thấy, khi
lai chuột đen với chuột trắng (bạch tạng), F1 có lông màu xám, F2 phân ly 9 xám : 3 đen
: 4 trắng. Kết quả này phản ánh rằng, cặp gen kiểm tra lại sự hình thành màu sắc lông B-
xám, b- đen chịu sự chi phối của cặp gen thứ hai (cặp gen nền tảng): A- đảm bảo hình
thành sắc tố, aa- ức chế sự hình thành sắc tố. Ta có sơ đồ sau:
P. AA bb x aa BB" F1 Aa Bb
đen trắng xám
F2. 9 A-B- : 3A-bb : 3aa B- : 1 aa bb
9 xám 3 đen 4 trắng
3. Tương tác cộng gộp hay hiện tượng đa gen
Đây là dạng tương tác gen quan trọng nhất và sẽ cho một tính trạng mang tính chất cộng
gộp tích lũy của nhiều gen (đa gen). Do tính chất cộng gộp nên kiểu di truyền chịu tác
động mạnh của môi trường và sự phân ly không rõ ràng thường thấy ở di truyền tính
trạng số lượng.
Ví dụ: trọng lượng cơ thể, chiều cao sinh vật, lượng sữa, đường kính thân, trọng lượng
trái, độ lớn của hoa, lá, trái, hạt, hàm lượng dầu, hàm lượng protein, năng suất, thời gian
sinh trưởng, khả năng chống chịu bệnh, khô, lạnh, hạn… là những tính trạng chịu ảnh
hưởng bởi tương tác tích lũy.
Các tính trạng trên do nhiều gen quyết định, càng nhiều gen biểu hiện càng đậm nét.

55

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Hiện tượng tương tác này do nhà di truyền học Thụy Điển Nilson Ehle phát hiện vào
năm 1909 khi lai lúa mì hạt đỏ với lúa mì hạt trắng thì phát hiện ra hiện tượng di truyền
khác Mendel:
P. AABB (đỏ đậm) x aabb (trắng)
F1. AaBb (hồng) x AaBb (hồng) (cho F1 tự thụ)
Ông nhận được ở F2 một loạt các kiểu hình sau:
Tính trạng Đỏ thẩm Đỏ Hồng Hồng lợt Trắng
Tỷ lệ 1/16 4/16 6/16 4/16 1/16
Kiểu gen 4 gen trội 3 trội 1 lặn 2 trội 2 lặn 1 trội 3 lặn 4 gen lặn
(màu sắc hoa thay đổi tùy theo số lượng gen trội)
Mức độ biểu hiện tính trạng của tương tác tích lũy không sai khác một cách rõ rệt, đôi
khi không phát hiện được. Nếu nhìn tổng quát những sai khác về sự biểu hiện này là
một dãy liên tục từ yếu nhất đến mạnh nhất thành một phổ.
Đặc trưng của tính trạng số lượng:
- Có biến dị liên tục thành một phổ.
- Do nhiều gen quy định.
- Chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh.
- Không chịu sự chi phối của các định luật cơ bản của Mendel.
4. Tương tác biến đổi
Do một gen có tác dụng làm cho gen khác mạnh hơn hay yếu đi.
Ví dụ: nghiên cứu ở loài bông vải Gosypium barbadense người ta thấy: gen S quyết
định các vết của cánh hoa khi có:
Thêm gen Y (quyết định màu vàng ở tràng hoa): số vết tăng lên thêm.
Thêm gen y (quyết định màu trắng ở tràng hoa): số vết sẽ giảm xuống.
Vậy: gen Y làm gen S mạnh hơn.
gen y làm gen S yếu đi.
Gen nền (gen căn bản): gen chịu trách nhiệm chính của tính trạng gọi là gen nền, gen
nền quyết định có tính trạng hoặc không.
Gen biến đổi: bản thân nó không quyết định thể tính trạng, không biểu hiện kiểu hình,
nhưng nó làm cho gen nền mạnh lên hoặc yếu đi. Các gen biến đổi làm cho tác động của
gen nền mạnh lên gọi là gen tăng gia, còn làm cho tác động của gen nền yếu đi gọi là
gen khử.
Ví dụ: ở đậu nành gen quyết định có lông tơ gọi là gen nền, còn mật độ lông tơ dày hay
thưa, nhiều hay ít, dài hay ngắn là do tác động của gen biến đổi.

56

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Nếu không có gen nền thì không bao giờ có gen biến đổi. Nếu có gen gia tăng thì phải
có gen khử.
5. Tính đa hiệu của gen
Một gen nào đó mà hoạt động của nó gây nên sự biểu hiện của một số tính trạng, gọi là
gen tác động đa hiệu. Một
gen có thể gây một biểu
hiện chủ chốt, đồng thời
tác động tới biểu hiện một
số tính trạng khác.
Thể hiện quá trình của gen
là một tác động phức tạp.
Sản phẩm của gen có thể đi
vào những chuỗi tác động
khác nhau, dẫn tới sự hình thành các tính trạng ở những không gian và thời gian (giai
đoạn) khác nhau của sự phát triển cơ thể
Ngay từ những thí nghiệm của Mendel, ông đã có nhận xét rằng, màu sắc hoa đỏ tía, vỏ
hạt màu xám, các vệt đỏ ở rìa lá đều phụ thuộc vào một nhân tố di truyền. Ở cây sung
(Auilegia vulgaris) đã quan sát thấy một gen có hiệu ứng đa hiệu: hoa màu đỏ, vỏ hạt
trong suốt, nội nhũ màu nâu sẫm, khối lượng hạt lớn. Ở khoai tây màu sắc củ đỏ cũng
kéo theo biến đổi ở màu sắc hoa. Trong hiệu ứng đa hiệu của gen, biểu hiện chính dễ
quan sát, các biểu hiện phụ thường khó phân biệt hơn.
N.I Vavilov và O.V. Lakuski nghiên cứu trên những đặc điểm di truyền của lúa mì đã
cho rằng gen trội làm tai lá có màu, đồng thời cũng làm râu hạt lúa mì có màu.
Hiệu ứng đa hiệu của gen có thể gây nên những biểu hiện có lợi, đồng thời có kthể gây
nên những biểu hiện có hại. Điều này cần lưu ý trong chọn giống.
Ở hòa thảo đã quan sát thấy các đột biến erectroit có hiệu quả đa hiệu: cây có các đốt
ngắn (thân ngắn), lá ngắn, lông và hạt ngắn.
Hiện tượng đa hiệu của gen rất phù hợp với thực tế vì như ta đã biết bất kỳ một cơ thể
sinh vật nào cũng là một thể thống nhất hoàn chỉnh, khi một tính trạng, một cơ quan,
một bộ phận nào biến đổi thì ít nhiều điều đó có ảnh hưởng tới những tính trạng, những
cơ quan bộ phận liên quan.

Bài 2 – CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT NHIỄM SẮC THỂ
VÀ GIỚI TÍNH
A. Hiện tượng di truyền liên kết nhiễm sắc thể
Hiện tượng liên kết các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể trong quá trình di truyền
được gọi là sự di truyền liên kết. Các gen có thể liên kết với nhau trên nhiễm sắc thể
thường hay nhiễm sắc thể giới tính.

57

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Hiện tượng di truyền liên kết được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1906 do 2 ông W.
Bateson và R. Punnett khi 2 ông cho lai giữa hai loài đậu thơm, kết quả nhận được
không giống với định luật của Mendel. Tuy nhiên họ chưa giải thích được hiện tượng
này.
Vào những năm 1910, nhóm
nghiên cứu của Thomas Hunt
Morgan khi làm thí nghiệm trên
ruồi giấm Drosophila
melannogaster cũng nhận được
kết quả như trên: tỷ lệ sinh vật
giống cha và giống mẹ rất nhiều
trong khi tỷ lệ sinh vật khác cha
khác mẹ rất ít, hoặc chỉ có tỷ lệ
giống cha và giống mẹ bằng nhau
1:1. Bằng đối tượng ruồi giấm lần
đầu tiên họ đã chứng minh hiện
tượng di truyền liên kết và trao
đổi chéo.
Khi các gen trên một nhiễm sắc Chu trình sống của ruồi giấm
thể được di truyền như một đơn vị, tạo nên một sự liên kết hoàn toàn.
AB ab AB
Ví dụ: P x → F1 . Trong giảm phân, theo sự phân ly của đôi nhiễm sắc
AB ab ab
thể tương đồng, F1 tạo ra hai dạng giao tử AB và ab . Ở đó F2 có sự phân ly sau:
AB AB ab
Kiểu gen: 1 : 2 : 1
AB ab ab
Kiểu hình: 3 AB/- : 1 ab/ab, hai kiểu hình giống thế hệ xuất phát theo phân ly
3:1 (giống phân ly theo một cặp tính trạng của Mendel).
Khi các gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng xảy ra trao đổi chéo, tạo nên hiện tượng
liên kết không hoàn toàn. Kết quả là, ngoài 2 kiểu giao tử liên kết, thu được các kiểu
giao tử mới (tái tổ hợp).
Lưu ý: kiểu dị hợp tử theo hai gen liên kết có hai trạng thái sắp xếp các gen trên đôi
nhiễm sắc thể tương đồng.
AB ab AB ab
P: x P: x
AB ab AB ab
AB Ab
F1: trạng thái kết F1: trạng thái đẩy
ab aB
(vị trí cis) (vị trí trans)
Các giao tử F1 Các giao tử F1
AB , ab - kiểu liên kết Ab , aB - kiểu liên kết

58

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Ab , aB - kiểu tái tổ hợp AB , ab - kiểu tái tổ hợp
I. Liên kết hoàn toàn
Morgan cho lai hai dòng ruồi giấm phân biệt theo hai gen liên kết: thân đen (b) lặn so
với thân xám (b+), cánh cụt (vg) lặn so với cánh dài (vg+)

b+ vg b vg+
P: x +
b+ vg b vg
thaân xaùm - caùnh cuït thaân ñen - caùnh daøi

b+ vg
+
F1: b vg
thaân xaùm - caùnh daøi
Theo Morgan các gen trên nhiễm sắc thể xắp xếp theo đường thẳng, các gen này liên kết
với nhau. Khoảng cách giữa các gen càng gần thì sự liên kết càng chặt nên khi phân ly
ta được b+vg, bvg+. Do khi giao thoa nhờ liên kết chặt nên khó bứt rời gen.
Để chứng minh giả thiết trên Morgan dùng phép lai phân tích: tiến hành lai phân tích
ruồi đực F1 (thân xám-cánh dài) với ruồi cái dạng đồng hợp tử lặn theo hai cặp gen
(thân đen-cánh cụt). +
b vg b vg

b vg
+
b vg
x thaân ñen - caùnh cuït
thaân xaùm - caùnh daøi
Theo ông nếu giả thiết liên kết gen là đúng thì đời F1 chỉ hình thành 2 loại giao tử b+vg
và bvg+, khi lai như trên thì sinh ra 2 loại kiểu hình:
b+ vg b vg+

b vg b vg
thaân xaùm - caùnh cuït thaân ñen- caùnh daøi

Kết quả ở đời Fb thu được hai kiểu hình giống thế hệ xuất phát: thân xám-cánh cụt
(50%) và thân đen-cánh dài (50%). Tỷ lệ 2 loại tượng hình này bằng nhau 1:1 không
phải là tỷ lệ 1:1:1:1 trong trường hợp lai phân tích nhị tính của Mendel.
Tỷ lệ phân ly này giống với lai đơn tính (một cặp gen), hai gen b và vg cùng đi với nhau
như một gen. Như vậy, ở trường hợp này các gen nghiên cứu liên kết hoàn toàn
II. Liên kết không hoàn toàn
Morgan khi tiến hành lai phân tích ruồi cái F1 (thân xám-cánh dài) với ruồi đực dạng
đồng hợp tử lặn theo hai cặp gen (thân đen-cánh cụt).
b+ vg x b vg

b vg
+
b vg
thân xám – cánh dài thân đen – cánh cụt
59

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Ngoài trường hợp liên kết hoàn toàn như đã nói phần trên, trong nhiều lần lai ở F2 ông
không chỉ thu được 2 kiểu hình giống như bố mẹ mà còn thu được 2 kiểu hình khác
mang tính trạng của cả bố lẫn mẹ.
b vg b vg+ b vg+ b vg

b vg b vg b vg b vg
thân xám-cánh cụt thân đen-cánh dài thân xám-cánh dài thân đen-cánh cụt
45% 45% 8,5% 8,5%

Theo Morgan các gen b+vg, bvg+ ở ruồi giấm cái đời F1 liên kết với nhau nhưng không
hoàn toàn và giữa các cặp gen tương phản có sự giao thoa, do đó lúc F1 hình thành giao
tử sẽ có 4 loại: b+vg, b+vg+, bvg+, bvg. Như vậy, ở đời Fb ngoài hai kiểu giống thế hệ
xuất phát (hai kiểu liên kết), còn thu được hai kiểu trao đổi chéo với tần số: 8,5% +
8,5% = 17%.
Nếu cho F1 thụ tinh với nhau, kết quả theo dõi ở đời phân ly F2 cũng thu được hai kiểu
tái tổ hợp mới có tần số khác kiểu giống thế hệ xuất phát.
Tóm lại, trao đổi chéo giữa các gen tạo nên sự đa dạng di truyền do xuất hiện các kiểu
tái tổ hợp mới, tần số của chúng phụ thuộc vào tần số trao đổi chéo. Hiện tượng trao đổi
chéo đối với các gen liên kết là hiện tượng phổ biến của nhiều loài sinh vật: động vật,
thực vật và người, nó tùy thuộc vào loại sinh vật (ở mỗi loài mức độ giao thoa khác
nhau) tùy vào giới tính (cái có giao thoa, đực không giao thoa), tuổi và điều kiện môi
trường.
1. Xác định tần số trao đổi chéo (tần suất giao thoa)
Tần số trao đổi chéo giữa các gen trên đôi nhiễm sắc thể tương đồng phản ánh mức độ
liên kết của chúng trong một nhóm gen liên kết. Trong thực nghiệm đã sử dụng một số
phương pháp xác định tần số trao đổi chéo ở cơ thể lưỡng bội như phương pháp lai phân
tích và phương pháp tính dựa vào kết quả phân ly ở F2. Trong phân tích di truyền nói
chung, để nghiên cứu gen nào đó cần phát hiện được trạng thái tương phản của nó (ví
dụ: dạng bình thường- trội, dạng đột biến- lặn), từ đó ta có thể tạo được thể dị hợp để
phân tích.
a. Xác định tần số trao đổi chéo dựa vào kết quả lai phân tích
Trong lai phân tích kiểu dị hợp tử theo hai gen liên kết, trường hợp có trao đổi chéo xảy
ra, kết quả của nó được thể hiện như sau:
Kiểu hình ở Fb AB Ab aB ab Tổng số
Số lượng cá thể a1 a2 a3 a4 n
Trường hợp dị hợp tử F1 thuộc trạng thái kết (AB/ab), ta có AB, ab là hai kiểu liên kết:
Ab, aB là hai kiểu tái tổ hợp. Tần số trao đổi chéo (rf) ở đây là:
a 2 + a3
rf = x 100
n
60

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


37 + 36
Lấy số liệu từ ví dụ ở trên, ta có: rf = x 100 = 16.63%
487
Trường hợp dị hợp tử F1 thuộc trạng thái đẩy (Ab/aB), ta có Ab, aB là hai kiểu liên kết:
AB, ab là hai kiểu tái tổ hợp:
a1 + a 4
rf = x 100
n
rf (100 − rf )
Sai số chuẩn của rf được tính theo ước lượng tỷ số: Srf =
n
b. Xác định tần số trao đổi chéo dựa vào kết quả phân ly F2
Trực tiếp dựa vào kết quả phân ly ở F2 để xác định tần số trao đổi chéo mà không cần
thực hiện phép lai phân tích. Có thể sử dụng một số phương pháp như: phương pháp gần
đúng tối đa (maximun liklihood) (Haldance, 1919); phương pháp nhân (Fisher,
Balmukand, 1928) và phương pháp khai căn (Kuspira, Bhambhani, 1984). Tuy nhiên, ở
đây chỉ trình bày phương pháp nhân.
Kiểu dị hợp tử F1 theo hai gen tạo bốn giao tử: AB, aB, Ab, ab. Tùy thuộc vào cấu trúc
của F1 thuộc trạng thái đẩy hay kết mà hai trong số bốn kiểu giao tử trên sẽ ứng với các
kiểu trao đổi chéo (rf) hay liên kết (1-rf).
Tần số các kiểu giao tử hình thành từ dạng dị hợp tử theo hai gen thuộc trạng thái kết và
đẩy
Tần số các kiểu giao tử Tổng
Trạng thái F1
AB Ab aB ab số
Trạng thái kết 1 1 1 1 1
(AB/ab) (1 -rf) rf rf (1 -rf)
2 2 2 2
Trạng thái 1 1 1 1 1
đẩy (Ab/aB) rf (1 -rf) (1 -rf) rf
2 2 2 2

Ở quần thể phân ly F2 thu được bốn kiểu hình, trong đó có hai kiểu giống thế hệ xuất
phát (dạng liên kết) và hai kiểu tái tổ hợp:
Kiểu hình ở F2 AB Ab aB ab Tổng
Số lượng cá thể a1 a2 a3 a4 n
a2, a3 là các kiểu tái tổ hợp khi F1 thuộc trạng thái kết.
a1, a4 là các kiểu tái tổ hợp khi F1 thuộc trạng thái đẩy.
Phương pháp nhân: việc xác định rf luôn sử dụng số liệu của tất cả các kiểu hình quan
sát được ở quần thể F2. Ở phương pháp này người ta đã thiết lập sẵn các bảng để điều
tra những giá trị khác nhau của rf. Trước tiên ta tính giá trị x theo các biểu thức sau:

61

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


a 2 * a3
x= cho trạng thái kết
a1 * a 4
a1 * a 4
x= cho trạng thái đẩy
a 2 * a3
Từ kết quả của x tra bảng được giá trị của rf tương ứng
2. Đơn vị Morgan
Số phần trăm tái tổ hợp (hay tần số trao đổi chéo) được dùng làm số đo khoảng cách
giữa 2 gen trên bản đồ di truyền. 1 đơn vị bản đồ được coi là đơn vị đo khoảng cách
giữa 2 cạêp gen khi trong 100 sản phẩm của giảm phân có 1 dạng tái tổ hợp. Cụ thể, 1%
tái tổ hợp = 1 đơn vị bản đồ. Đơn vị này được gọi là centiMorgan (cM) để đánh dấu
công lao của Morgan. Như vậy, đơn vị Morgan chính là đơn vị tái tổ hợp
Đơn vị Morgan được tính bằng tần số trao đổi chéo (tần suất giao thoa). Nếu tần suất
giao thoa giữa 2 gen AB là 11,6%; điều đó có nghĩa khoảng cách giữa 2 gen (hay 2 di
thể) A và B là 11,6.
3. Xác định vị trí tương đối các gen
Morgan cho rằng, những gen đứng gần nhau thì liên kết chặt, còn các gen đứng xa nhau
liên kết yếu. Tần số tái tổ hợp phản ánh khoảng cách tương đối giữa các gen và tỉ lệ
nghịch với mức liên kết gen.
Ví dụ : Để xác định vị trí tương đối của 3 gen b, vg, C trên nhiễm sắc thể chúng ta cần
xác định tần số tái tổ hợp của bvg, bC, vgC .
Nếu khoảng cách giữa: bvg = 17 đơn vị Morgan (tần số tái tổ hợp = 17%), vgC = 8%,
bC = 25%, thì các gen b, vg, C sắp xếp theo thứ tự như sau:
b 17% vg 8% C
25%
Muốn xác định vị trí của một gen bất kỳ đều phải tiến hành lai và qua hai bước lớn:
- Căn cứ tỉ lệ phân ly để xác định nhóm liên kết gen.
- Dựa vào tần số tái tổ hợp so với 2 gen khác để xếp vị trí trên nhiễm sắc thể. Ví dụ:
Xác định vị trí của gen C so với 2 gen A và B trên nhiễm sắc thể. Gen C có thể nằm
giữa AB, phía ngoài A hoặc phía ngoài B.
A C B

A B C

C A B
Nếu:
- C nằm giữa AB ta có: AC + CB = AB
62

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- C nằm ngoài phía B ta có: CA – CB = AB
- C nằm ngoài phía A ta có: CB – CA = AB
So sánh cụ thể tần số tái tổ hợp giữa C – A, C – B và A – B xác định được vị trí của C.
4. Sự giao thoa (hay trao đổi chéo)
Có thể xảy ra ở 1 điểm, 2 điểm, 3 điểm trên nhiễm sắc thể tùy theo khoảng cách giữa
các gen lớn hay nhỏ. Khoảng cách giữa các gen càng lớn thì khả năng giao thoa 2 điểm,
3 điểm càng nhiều.
Khoảng cách giữa các gen càng gần thì không có khả năng giao thoa kép. Đối với ruồi
giấm khoảng cách giữa các gen từ 10 tới 20 đơn vị di truyền thì không có giao thoa kép.
B. Bản đồ nhiễm sắc thể
I. Nhóm gen liên kết và khái niệm về bản đồ di truyền
1. Nhóm gen liên kết
Các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể luôn có xu thế di truyền cùng nhau, tạo nên
một tập hợp gọi là nhóm liên kết. Số lượng nhóm liên kết bằng số lượng đơn bội (n)
nhiễm sắc thể. Ví dụ, ở ngô 2n =20, có 10 nhóm liên kết ; ở cà chua 2n = 24 có 12 nhóm
liên kết, ở ruồi 2n = 8 có 4 nhóm liên kết, ở đậu Hà Lan 2n =14 có 7 nhóm liên kết. Ở
mỗi loài, các nhóm liên kết được xếp thứ tự theo thứ tự của các cặp nhiễm sắc thể của
kiểu nhân (những trường hợp số lượng nhóm liên kết nhỏ hơn số nhiễm sắc thể đơn bội
của loài có thể là do nhiễm sắc thể nào đấy trơ về mặt di truyền, hoặc ở nhiễm sắc thể
đó chưa phát hiện được gen có hoạt tính).
Việc định vị gen nghiên cứu thuộc về nhóm liên kết nào đó gọi là xác định nhóm liên
kết của nó. Trong thực nghiệm người ta ứng dụng nhiều phương pháp xác định nhóm
liên kết gen như: lai phân tích (phân tích di truyền ); phân tích các thể lệch bội (như thể
không, thể một, thể ba, sử dụng các sai hình nhiễm sắc thể như mất đoạn…, các phương
pháp phát hiện những băng tối nhiễm sắc thể, nhiễm sắc thể khổng lồ; các phương pháp
marker phân tử (chỉ thị phân tử).
2. Khái niệm về bản đồ di truyền
Trong phân tích các gen liên kết, dạng hoán vị gen thu được là kết quả trao đổi rất chính
xác giữa các phân tử tương ứng của đôi nhiễm sắc thể tương đồng. Thu được kết quả
như vậy chỉ có thể các gen nằm theo trật tự đường thẳng. Từ đó, Morgan đã đưa ra luận
điểm về sự sắp xếp của các gen theo trật tự đường thẳng. Khoảng cách giữa các gen thể
hiện lực liên kết và được xác định bằng tần số trao đổi chéo.
Tần số trao đổi chéo được lấy bằng đơn vị vật lý để diễn tả khoảng cách giữa các gen
liên kết nằm theo một trật tự đường thẳng. Sơ đồ diễn tả các gen như vậy gọi là bản đồ
di truyền của nhiễm sắc thể . Trên đường thẳng này ta có được các thông tin về vị trí,
trật tự sắp xếp và khoảng cách giữa các gen cùng một nhóm liên kết. Nếu lực liên kết
chặt, tức tần số trao đổi chéo thấp thì các gen nằm sát nhau, và ngươc lại.

63

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Ở rất nhiều đối tượng sinh vật, các gen nghiên cứu được bản đồ hóa. Các đối tượng dễ
thực hiện các quá trình lai và xác định tần số trao đổi chéo, sẽ thuận lợi hơn cho việc
bản đồ hóa các gen.
II. Phân tích 3 locus
Khi lập bản đồ cho các gen, cần thiết phải xác định trật tự sắp xếp và khoảng cách giữa
chúng. Giả sử ta tính được tần số trao đổi chéo giữa A và B là x, một cách độc lập, tính
được tần số trao đổi chéo giữa B và C là y, khi ấy khoảng cách giữa A và C hoặc bằng
tổng, hoặc bằng hiệu của hai giá trị trao đổi chéo trên, điều đó phụ thuộc vào trật tự sắp
xếp của các gen. Phương pháp phân tích 3 locus được áp dụng để thiết lập các gen trên
bản đồ di truyền .
Ở bộ gồm ba liên kết có xảy ra hai trao đổi chéo đơn độc lập và trao đổi chéo kép (đồng
thời có hai trao đổi chéo xảy ra ở hai vùng kế tiếp nhau). So với các trao đổi chéo đơn
thì trao đổi chéo kép có tần số rất thấp, và khi trao đổi chéo kép xảy ra thì gen ở giữa
thay đổi vị trí.
Giả sử trao đổi chéo đơn 1 (a-b) tính được tần số là x; trao đổi chéo đơn 2 (b-c) – tần số
là y; trao đổi chéo kép (gen b đổi chỗ) – tần số là m, m nhỏ hơn nhiều so với x và y,
phương pháp phân tích cho ta hai nguyên tắc sau:
+ Tần số trao đổi chéo thu được rất thấp đó là kết quả của trao đổi chéo kép và gen hoán
vị là gen nằm ở giữa (theo hình ta có trật tự các gen là a b c)
+ Từ những giá trị trao đổi chéo thu được: đơn 1 (x), đơn 2 (y), trao đổi chéo kép (m), ta
có phương thức diễn tả khoảng cách như sau, khoảng cách giữa a và b là x + m, giữa b
và c là y + m:
x+m y+m
a b c

Ví dụ: ở ngô đã tiến hành phân tích ba gen liên kết sau:
y - màu vàng nhạt của mầm, lặn so với màu xanh (+)
gl - dạng dẹt của mầm, lặn so với dạng bình thường (+)
va – tính biến sự bất dục, lặn so với trường hợp không (+)
Kết quả của phép lai phân tích dạng dị hợp tử F1 theo y gl va/+ + + thu được kết quả ghi
ở bảng sau.
Các kiểu gen ở Fb Số lượng cá thể Đặc điểm của kiểu gen ở Fb
+ + + 235 Liên kết (giống thế hệ xuất phát)
+ gl va 62 Trao đổi chéo đơn 1 (y – gl)
+ + va 40 Trao đổi chéo đơn 2 (va – gl)
+ gl + 7 Trao đổi chéo kép
y + va 4 Trao đổi chéo kép

64

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


y gl + 48 Trao đổi chéo đơn 2 (va – gl)
y + + 60 Trao đổi chéo đơn 1 (y – gl)
y gl va 270 Liên kết (giống thế hệ xuất phát)
Cộng 726

Hai kiểu có số lượng cá thể chiếm tỷ lệ lớn nhất: + + + và y gl va đó là các kiểu liên kết
(giống thế hệ xuất phát).
Hai kiểu thu được số cá thể ít nhất là + gl + và y + va (4). Chính là kết quả trao đổi chéo
kép. So hai kiểu này với hai kiểu liên kết ta rút ra gen gl đổi chổ, do đó gl nằm ở giữa.
Trật tự sắp xếp của các gen là y gl va.
7+4
Tần số trao đổi chéo kép m= x 100 =1,5%
726
62 + 60
Trao đổi chéo đơn 1 (y – gl) có tần số x 100 =17,0%
726
40 + 48
Trao đổi chéo đơn 2 (gl – va) có tần số x 100 =12,1%
726
Theo quy tắc phân tích 3 locus ta có:
Khoảng cách y – gl là 17,0 + 1,5 = 18,5 đơn vị độ dài (cM)
Khoảng cách gl – va là 1,5 + 12,1 = 13,6 đơn vị độ dài (cM)

18,5 13,6
y gl va
III. Sự nhiễu, phương trình bản đồ hóa
Các giá trị trao đổi chéo thu được ở hai vùng diễn tả hai khả năng trao đổi chéo xảy ra
độc lập ở hai vùng đó, ta có hai xác xuất độc lập. Một cách lý thuyết, có thể tính khả
năng xảy ra đồng thời của hai trao đổi chéo ở hai vùng kề nhau, tức khả năng xảy ra trao
đổi chéo kép, bằng cách lấy tích của hai xác xuất độc lập. Theo số liệu thu được từ ví dụ
ở trên, ta có tần số trao đổi chéo kép tính theo lý thuyết (Q) là:
18,5 13,6
Q= x x 100 = 2,5%
100 100
So sánh kết quả tính này với giá trị trao đổi chéo kép thu được qua thực nghiệm (m) ta
thấy có sự chênh lệch lớn (m < Q). Đó là vì đã xảy ra hiện tượng nhiễu do ảnh hưởng
qua lại của các trao đổi chéo ở hai vùng kế tiếp nhau. Sự nhiễu làm giảm khả năng thu
được trao đổi chéo kép (xảy ra đồng thời ở hai vùng). Để đánh giá mức độ nhiễu, đã đưa
ra thông số gọi là hệ số trùng hợp (C):

65

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


m 1,5
C= , theo ví dụ trên C = = 0,6 (C biến đổi từ 1 => 0, C => 1 sự trùng hợp
Q 2,5
tăng, nhiễu giảm.
Đại lượng nhiễu (I) được xác định theo công thức: I = 1 – C, theo ví dụ trên, ta có I = 1 –
0,6 = 0,4.
Khi các gen nằm sát nhau thì sự trùng hợp giảm, sự nhiễu tăng. Khi khoảng cách giữa các
gen lớn, ta quan sát thấy bức tranh ngược lại – sự nhiễu giảm, khả năng xảy ra trao đổi chéo
kép tăng.
Như vậy, khi bản đồ hóa các gen ở cùng một nhóm liên kết trên cơ sở xác định tần số
trao đổi chéo (rf), cần thiết phải tính đến hai xu thế đối lập nhau:
+ khi khoảng cách giữa các gen nhỏ, sự nhiễu tăng, nó cản trở trao đổi chéo kép
(phức) xảy ra, như thế tần số trao đổi chéo giữa các gen (rf) ứng với độ lớn về
khoảng cách (d) giữa chúng (các trao đổi chéo phức rất nhỏ, có thể bỏ qua) ta có
rf = d
+ khi khoảng cách giũa các gen lớn, sự nhiễu giảm, khả năng trao đổi chéo phức
tăng, khoảng cách giữa các gen được bổ sung thêm các giá trị trao đổi chéo phức.
Vì những trao đổi chéo phức xảy ra giữa hai gen không ghi nhận được. Nhiều tính
toán ở ruồi cho thấy, khi khoảng cách lớn, ứng với một đại lượng khoảng 35%
trao đổi chéo, thì sự nhiễu giảm mạnh (tiến tới 0)
Với lý do trên, khi bản đồ hóa các gen cần thiết phải chuyển giá trị tính rf bằng thực
nghiệm tới độ lớn về khoảng cách thực tế trên bản đồ (d). Khi rf càng lớn thì giá trị bổ
sung vào nó để có d càng tăng. Mối quan hệ giữa rf và d được thể hiện qua phương trình
bản đồ hóa
1
rf = (1 − e − 2d ) (với e là số tự nhiên)
2
Đồ thị của phương trình này diễn tả: khi rf nhỏ ( ≤ 10%) ta có rf tương đương với d, khi
rf càng lớn thì nó càng khác d.
1
Ví dụ: rf = 30% (hay 0,3), ta có 0,3 = (1 − e − 2d ) → 0,6 = 1 − e − 2 d → e − 2 d =
2
0,4 (với e = 2,1781) → 2d = 0,916 → d = 45,8 đơn vị (cM)
Cần lưu ý rằng, trường hợp các gen cùng một nhóm liên kết nhưng nằm rất xa nhau, nên
chúng có xu thế di truyền độc lập, tức là tần số tái tổ hợp có thể đạt mức tối đa (50%).
Mặc dù, các gen cùng một nhóm liên kết (cùng trên một nhiễm sắc thể), nhưng khái
niệm liên kết gen (hoàn toàn, không hoàn toàn) muốn ám chỉ một bộ phận gồm các gen
đứng gần nhau. Tổng độ dài ở một nhóm liên kết được tạo thành do cộng các đoạn ngắn
được xác định ở các thí nghiệm lại với nhau.
Bản đồ của các nhóm liên kết được thiết lập ở nhiều đối tượng sinh vật bậc cao. Ví dụ:
ở côn trùng như ruồi giấm, muỗi, tằm, gián… ở động vật có vú như người, chuột, thỏ, ở

66

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


nhiều thực vật bậc cao như ngô, lúa mì, đậu Hà Lan, cà chua, lúa mạch, lúa nước,
bông…
IV. Bản đồ tế bào học
Việc tiến hành định vị các gen nghiên cứu ở những vị trí nào đó trên một nhiễm sắc thể
cụ thể gọi là sự thiết lập bản đồ tế bào học của nhiễm sắc thể. Bản đồ tế bào học cho ta
những thông tin về vị trí vật chất, thực tế của các gen trên nhiễm sắc thể. Ở sinh vật bậc
cao, bản đồ tế bào học được nghiên cứu nhiều ở ngô, ruồi giấm và một số đối tượng
khác.
Trong sự thiết lập bản đồ tế bào học cần tạo ra nhiều đột biến khác nhau ở cấu trúc
nhiễm sắc thể. Quan sát mối quan hệ giữa các số liệu về di truyền (các gen đột biến) với
các dẫn liệu tế bào học như các mất đoạn, lặp đoạn… các dạng này được phát hiện rõ ở
giai đoạn đôi nhiễm sắc thể tương đồng tiếp hợp.
Bên cạnh đó còn sử dụng vị trí của các băng tối ổn định trên nhiễm sắc thể để xác định
vị trí của gen. Đặc biệt, ở ruồi giấm đã sử dụng dạng nhiễm sắc thể khổng lồ có băng tối
ổn định, rất thuận lợi cho việc định vị gen. có thể sử dụng yếu tố di truyền di động, các
phương pháp chỉ thị phân tử… trong việc bản đồ hóa các gen.
Bản đồ di truyền và bản đồ tế bào học của nhiễm sắc thể có những điểm tương đồng và
khác biệt sau:
- Trật tự sắp xếp tương đối theo đường thẳng của các gen hoàn toàn trùng hợp ở hai
bản đồ. Mặc dù chưa biết, hoặc chưa định vị cụ thể các gen ở góc độ tế bào học,
song thông qua bản đồ di truyền ta có thể dự đoán được vị trí tương đối của các gen
trên nhiễm sắc thể.
- Không tương ứng về khoảng cách tương đối giữa các gen. Vì trên bản đồ di truyền
khoảng cách giữa các gen được xác định bằng tần số trao đổi chéo và thiết lập trên
đường thẳng giả định. Còn ở góc độ tế bào học, các gen được định vị cụ thể trên vật
chất di truyền của nhiễm sắc thể. Nhiều gen ở bản đồ di truyền nằm sát nhau, nhưng
ở bản đồ tế bào học lại được giãn xa hơn và ngược lại.
C. Hiện tượng di truyền liên kết giới tính
Di truyền liên kết giới tính là sự di truyền các tính trạng liên quan tới phái (đực or cái),
hiện tượng này chỉ xảy ra khi các gen đó ở trên nhiễm sắc thể giới tính.
I. Sự xác định giới tính
Từ lâu các nhà sinh học đã quan tâm đến vấn đề giới tính. Vì sao các cá thể của cùng
một loài, cùng cha mẹ, cùng môi trường sống như nhau (cả trong cơ thể mẹ) nhưng khi
sinh ra lại có sự khác nhau nhiều giữa đực và cái? Sự di truyền có liên quan đến giới
tính đã giúp xác định sớm nhất các gen nằm trên nhiễm sắc thể.
Đa số sinh vật chỉ có 2 giới tính. Nếu 2 giới tính hiện diện trong cùng một cá thể, được
gọi là lưỡng tính (hermaphroditic), các thực vật đồng chu (monoecious) khi trên một
cây có hoa đực và hoa cái riêng. Ở phần lớn thực vật, các bộ phân đực và cái trên cùng

67

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


một hoa. Một ít thực vật hạt kín (angiosperm) là thực vật biệt chu (diecious), có cây đực
và cây cái riêng biệt.
Sự xác định giới tính rất phức tạp, phụ thuộc nhiều tác động khác nhau.
1. Tỷ lệ phân ly giới tính.
Trong tự nhiên ở các loài, có hiện tượng phân ly giới tính tức là phân ly ra đực và cái.
Hiện tượng phân ly giới tính rất phức tạp. Ở cơ thể thực vật bậc thấp thì sự phân ly giới
tính xảy ra trong 1 cơ thể, thực vật càng phát triển lên cao thì sẽ phân ly ra làm 2 loại
đực và cái riêng rẽ.
Tỷ lệ phân ly giới tính trong tự nhiên có tính qui luật luôn luôn cân bằng giữa 2 giới.
Việc theo dõi tỉ lệ giữa số lượng các con đực và cái ở động vật bậc cao, ở người cho
thấy tỷ lệ giới tính trung bình là 1 đực : 1 cái. Thực tế ở người, tỷ lệ trên đúng theo
thống kê trên số lớn. Khi sinh ra tỷ lệ trung bình là 105 – 107 nam : 100 nữ, đến tuổi
thanh niên là 100 : 100 và ở tuổi già các cụ bà có số lượng gấp đôi. Tuy nhiên, đây là tỷ
lệ ổn định hợp lý qua nhiều thế hệ để bảo tồn nòi giống. Tỷ lệ này trùng với tỷ lệ phân
ly lai đơn tính giữa 1 cá thể đồng hợp tử và dị hợp tử:
AA x Aa 1 AA : 1 Aa
aa x Aa 1 aa : 1 Aa
Xét từ góc độ di truyền, giới tính có sự phân ly như một dấu hiệu Mendel. Sự phân li
này còn cho thấy một giới tính đồng hợp tử, còn giới tính kia dị hợp tử.
Việc phát hiện các nhiễm sắc thể giới tính X và Y (ở người và ruồi giấm) cho thấy bộ
nhiễm sắc thể của các cá thể đực và cái chỉ khác nhau ở một cặp nhiễm sắc thể giới tính,
còn các nhiễm sắc thể thường [autosome (A)] đều giống nhau. Ví dụ: bộ NST ruồi giấm
2n = 8 được thể hiện: ruồi cái = 6A + XX, ruồi đực = 6A + XY.
Các nhà di truyền học là những người đầu tiên giải thích một cách hợp lý vì sao có tỷ lệ
1 đực : 1 cái. Sự khác nhau lớn giữa đực và cái gắn liền với một cặp nhiễm sắc thể. Sự
kết hợp giữa đực và cái (XY x XX) dẫn đến sự phân chia 1 đực : 1 cái.
2. Sự xác định giới tính ở sinh vật
a. Xác định giới tính ở động vật
a1 - Xác định giới tính do hệ thống nhiễm sắc thể
• Cá thể đực dị giao tử: kiểu XX - XY và XX – XO.
- Con người và nhiều loài động vật có vú khác có cơ chế xác định giới tính XX –
XY. Ở sinh vật này các nhiễm sắc thể thường giống nhau ở các cá thể đực và cái,
nhưng con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY, còn con cái là XX. Các con đực
khi tạo thành giao tử thì một nữa giao tử mang nhiễm sắc thể X, còn nữa kia mang
nhiễm sắc thể Y nên được gọi là giới tính dị giao tử. Giới tính cái chỉ tạo nên một
loại giao tử duy nhất nên được gọi là giới tính đồng giao tử.

68

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Cào cào, châu chấu, gián và một số con trùng có kiểu xác định giới tính XX – XO.
Con cái chứa 2 nhiễm sắc thể XX, còn con đực chỉ chứa 1 nhiễm sắc thể X nên viết
là XO. Kiểu này cũng tương tự XX- XY, chỉ khác ở chổ con đực tạo thành 2 loại
giao tử: 1 loại có X, 1 loại không có X.
• Cá thể cái dị giao tử: kiểu ZZ – ZW
Ở gà, chim, bướm, một số loài cá và con trùng khác, con mái có giới tính dị giao tử.
Để tránh sự nhầm lẫn khi kí hiệu, các nhiễm sắc thể giới tính ở loài này được dùng
chử Z và W. Các gà trống là ZZ và các chim mái là ZW.
a2 - Xác định giới tính theo đơn bội hoặc lưỡng bội.
Có trường hợp ở động vật sự xác định giới tính do đơn bội hoặc lưỡng bội quyết
định, cụ thể ở côn trùng có bộ cánh màng như ong mật (Apis mellifera) con đực chỉ
có 1n, con cái có 2n. Đực (n = 16), cái (2n = 32)
Con cái 2n = 32 sẽ phân bào giảm nhiễm bình thường cho ra tế bào giao tử n =16
Những tế bào này sẽ bao gồm những tế bào giao tử thụ tinh và những tế bào giao tử
không thụ tinh.
- Những tế bào giao tử có thụ tinh sẽ phát triển thành ong mới có giới tính là ong
cái (2n = 32).
- Còn những tế bào giao tử không thụ tinh cũng sẽ phát triển thành ong mới có
giới tính là ong đực (n =16).
Vậy ong đực hay ong cái là do giao tử có thụ tinh hay không.
a3 - Giới tính do cân bằng di truyền
Ở ruồi giấm, sự hiện diện của nhiễm sắc thể Y rất quan trọng cho sự hữu thụ của
ruồi đực, nhưng nó không có vai trò trong xác định giới tính. Trên thực tế, các nhân
tố xác định giới tính đực của ruồi giấm nằm trên tất cả các nhiễm sắc thể thường
trong trạng thái “đối trọng” với các nhân tố xác định tính cái trên nhiễm sắc thể X.
Nếu bộ đơn bội của nhiễm sắc thể thường mang các nhân tố xác định tính đực có giá
trị bằng 1, thì mỗi nhiễm sắc thể X mang các nhân tố xác định tính cái có giá trị
1
bằng 1 2 . Quy ước A đại diện bộ nhiễm sắc thể đơn bội thường. Ở con đực bình
1
thường (AAXY) tỷ lệ các nhân tố xác định đực : cái là 2 : 1 2 (cụ thể (A=1 + A=1)
1
: (X= 1 2 + Y= 0)) nên sự cân bằng lệch về đực. Ruồi cái bình thường (AAXX) có
1 1
tỷ lệ đực : cái là 2 : 3 (cụ thể (A=1 + A=1) : (X= 1 2 + X= 1 2 )) nên sự cân bằng
lệch về tính cái.
a4 - Giới tính được xác định do môi trường
Đây là cơ chế xác định giới tính hiếm hoi ở loài giun biển Bonellia viridis. Giao tử
của giun sau khi được thụ tinh thành ấu trùng sẽ sống tự do trong nước biển một thời
gian rồi bám xuống đáy biển sẽ phát triển hình thành những giun cái rất to, hoặc

69

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


bám vào với con cái rồi chui vào tử cung thành con đực và thụ tinh. Cả đực và cái
đều có kiểu gen như nhau.
b. Xác định giới tính ở thực vật
b1- Xác định giới tính nhờ nhiễm sắc thể
giới tính
Phần lớn thực vật có hoa đơn tính là
đồng chu (monoecious) nên không có
nhiễm sắc thể giới tính. Tuy nhiên ở
loại cây đơn tính biệt chu (diecious),
các cây cái mang hoa cái chỉ chứa
noãn và có cây đực chỉ mang hoa đực
chứa túi phấn hoa. Một số cây biệt
chu có cặp nhiễm sắc thể giới tính.
Kiểu nhiễm sắc thể giới tính ở một số loài cây biệt chu.
Loài Số nhiễm Nhiễm sắc thể giới tính
sắc thể
Cái Đực
Canabis sativa (cây gai dầu) 20 XX XY
Humulus lupus (cây hoa bia) 20 XX XY
Rumex angiocarpus 14 XX XY
Melandrium album (Thảo dược thân xanh) 22 XX XY

Một số cây biệt chu chưa biết rõ cặp nhiễm sắc thể giới tính, có thể khác nhau về
hình thái khó ghi nhận. Các cây biệt chu khác có cặp nhiễm sắc thể giới tính nhưng
sự xác định giới tính phức tạp hơn nhiều so với kiểu XX - XY
b2- Xác định giới tính do môi trường
- Dưa chuột nếu phun nhiều CO2 sẽ cho nhiều hoa đực.
- Cây Drisaema japonica, cây này tùy điều kiện môi trường sẽ cho hoa đực hay hoa
cái: Nếu môi trường đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ cho nhiều hoa cái. Nếu môi trường
thiếu chất dinh dưỡng sẽ cho nhiều hoa đực.
- Ở thầu dầu khi giảm cường độ chiếu sáng tỉ lệ hoa đực giảm.
b3- Xác dịnh giới tính do số lượng nhiễm sắc thể
Ví dụ: Ở rêu Sphaerocarpus có 2 giai đoạn nối tiếp nhau:
Giai đoạn đơn bội (n) hay giao tử thực vật gồm giao tử đực hoặc giao tử cái.
Giai đoạn lưỡng bội (2n) hay bào tử thực vật.
c. Xác định giới tính ở người
Ở người có 23 cặp nhiễm sắc thể, trong đó có 22 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp
nhiễm sắc thể giới tính.
70

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Nam 44 + XY hay AAXY
Nữ 44 + XX hay AAXX
Khi có biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể X và Y sẽ ảnh hưởng đến giới tính.
- Tam nhiễm X khi có bộ nhiễm thể AAXXX (2n = 47) cho dạng nữ.
- Tứ nhiễm X khi bộ nhiễm thể AAXXXX (2n = 48) cho dạng nữ.
- Tam nhiễm XY khi bộ nhiễm thể là AAXXY (2n= 48) cho phái tính là nam.
- Tứ nhiễm XY khi bộ nhiễm thể là AAXXXY (2n =49) cho phái tính là nam
XY quyết định giới tính ở người rất sâu sắc:
Nếu chỉ có XX sẽ biểu hiện tính nữ.
Nếu có XY sẽ biểu hiện tính nam.
Càng thêm 1X càng đậm tính tính nữ.
3. Tầm quan trọng của giới tính
Vì sao có giới tính?
Khi có giới tính, cá thể chịu nhiều bất lợi:
- Phải có thêm cá thể đực mới sinh sản được
- Phải tiêu tốn nhiều năng lượng cho hình thành tế bào trứng và hoạt động sinh dục.
- Phải nuôi con và kèm theo các cơ chế chăm sóc, bảo vệ con.
Phía con đực cũng phải có các cơ chế hấp dẫn con cái và hao phí nhiều giao tử trong
hoạt động sinh dục. Thường thì giống đực lãng phí, còn giống cái tiết kiệm.
Dù có 2 hay nhiều giới tính, giới tính có cùng trong một cá thể hay ở các thể khác nhau,
điều đó không quan trọng. Tầm quan trọng của giới tính ở chổ nó là cơ chế tạo nên sự
đa dạng di truyền của phần lớn các quần thể tự nhiên. Sự sinh sản hữu tính đã cung cấp
sự đa dạng di truyền to lớn đến mức không có hai cá thể hoàn toàn giống nhau cho chọn
lọc tự nhiên sàng lọc, giữ lại các cá thể thích nghi hơn. Nhiều cơ chế phụ được tạo ra ở
nhiều loài có thụ tinh chéo để sản sinh ra nhiều tổ hợp di truyền hơn. Sinh sản hữu tính
làm cho tốc độ tiến hóa nhanh hơn. Một trong những hướng tiến hóa chính của sinh giới
là hoàn thiện cơ chế sinh sản hữu tính.
II. Sự di truyền liên kết với giới tính
Sự di truyền của những tính trạng mà gen quy định chúng nằm trên đôi nhiễm sắc thể
giới tính gọi là sự di truyền liên kết giới tính. Sự di truyền này có nhiều kiểu khác nhau
phụ thuộc vị trí gen ở đoạn nào của nhiễm sắc thể giới tính.
* Sự phân hóa di truyền các đoạn của X và Y
- Hai nhiễm sắc thể giới tính X và Y là hai nhiễm sắc thể không tương đồng. Khi tiếp
hợp, các đoạn mà nhiễm sắc thể X và Y bắt cặp với nhau được coi là tương đồng hay
đoạn bắt cặp. Các gen trên đoạn này có sự di truyền như nhau ở cả nhiễm sắc thể X
và Y và như trên nhiễm sắc thể thường.

71

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Phần của nhiễm sắc thể X không bắt cặp với Y là đoạn chuyên hóa của X. Các gen
ở đoạn này sẽ có sự di
truyền liên kết với X
- Phần của nhiễm sắc
thể Y không bắt cặp với
X là đoạn chuyên hóa
của Y, sẽ có sự di truyền
liên kết với Y.
1. Các gen liên kết với
nhiễm sắc thể giới tính X
a. Lai thuận nghịch
• Morgan đã tiến hành
theo dõi tính trạng lặn
mắt trắng w (white)
khi lai. Lấy ruồi cái
mắt đỏ hoang dại lai
với ruồi đực mắt trắng, kết quả lai như sau:
Tỉ lệ phân ly giống với quy luật Mendel: thế hệ F1 đồng nhất và F2 là 3 mắt đỏ – 1
mắt trắng. Qua phép lai cho thấy, tính trạng mắt trắng của ruồi đực thế hệ P thể hiện
một nữa trong tổng số ruồi đực ở thế hệ F2 (di truyền có bức tranh: ông – một nữa
cháu trai).
• Nếu lai ruồi cái mắt trắng với ruồi đực mắt đỏ kết quả thu được khác hẳn:
Ở thế hệ F1 có sự di truyền chéo: dấu hiệu mắt trắng của mẹ truyền cho ruồi đực con,
còn mắt đỏ của cha truyền cho ruồi cái con.
Ở F2 tỉ lệ phân li là 1 cái mắt đỏ : 1 cái mắt trắng : 1 đực mắt đỏ : 1 đực mắt trắng
Như vậy đối với các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính, chọn đực hay cái mang dấu
hiệu nào để theo dõi khi lai là có ý nghĩa.
b. Sự không chia ly của cặp nhiễm sắc thể XX
Trường hợp ngoại lệ trong kết quả lai giữa ruồi cái mắt trắng (Xw Xw) và ruồi đực mắt
+
đỏ X w Y (do Calvin Bridges phát hiện); quan sát khoảng 2000 ruồi F1 có 1 cái mắt
trắng và 1 đực mắt đỏ, các ruồi đực mắt đỏ thường bất thụ.
Quan sát tế bào học cho thấy ruồi cái có cặp nhiễm sắc thể XX cùng đi với nhau, do
không chia li (non-disjunction) trong giảm phân, nên ruồi cái có kiểu gen XwXwY biểu
+
hiện mắt trắng, còn ruồi đực X w O nên có mắt đỏ. Thí nghiệm kiểm chứng thu được kết
quả đúng như dự đoán, xác nhận thêm gen liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X. Chính
kết quả này của Bridges cho thấy giới tính ở ruồi được xác định không do nhiễm sắc thể
Y, mà do X. Thông thường 2X là ruồi cái, 1X là ruồi đực.

72

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


2. Các gen liên kết với nhiễm sắc thể giới tính Y
Trường hợp gen nằm ở bên Y không có tương đồng ở bên X thì tính trạng nghiên cứu
chỉ di truyền theo dòng đực (khi các con đực là dị giao tử với giới tính XY), và chỉ theo
dòng cái (khi các con cái là dị giao tử với giới tính). Nói cách khác, nhiễm sắc thể có
mặt ở đâu thì tính trạng thể hiện ở đó.
Ở người, chưa có ví dụ chắc chắn về sự truyền đạt tính trạng theo dòng đực, trong đó
tính trạng mọc lông ở vành tai được coi là có nhiều khả năng liên kết với Y. Tuy nhiên,
ở người (và nhiều loài khác) sự hiện diện của nhiễm sắc thể Y và đoạn gen trên đó xác
định tính nam. Đoạn này nằm ở vùng chuyên hóa của nhiễm sắc thể Y.
3. Các gen liên kết với cả nhiễm sắc thể giới tính X và Y
Trường hợp gen nằm trên phần tương đồng của các nhiễm sắc thể X và Y. Ta xét ví dụ
về sự di truyền của tính trạng tai có lông ở người do gen lặn (a) kiểm tra (gen trội kiểm
tra thể hiện không có lông, hay bình thường). Ở đây quan sát thấy hiện tượng di truyền
liên kết giới tính từng phần (ông truyền cho một nửa cháu trai, bà truyền cho một nửa
cháu gái).
Di truyền tính trạng liên kết giới tính khi gen nằm ở đoạn tương đồng của các nhiễm sắc
thể X và Y. Những kiểu có gạch chân ở P và F2 cho thấy: 1- Tính trạng của bà được
truyền cho một nửa cháu gái; 2- Tính trạng của ông được truyền cho một nửa cháu trai
(1/2 tổng số con trai đời F2).
III. Ý nghĩa ứng dụng.
Di truyền tính trạng liên kết giới tính có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn lọc các cá
thể đực cái. Đặc biệt khi ta liên kết được gen chỉ thị thể hiện ở những giai đoạn sớm của
đời sống cá thể. Thông qua những qui luật về thể hiện tính trạng liên kết với giới tính
như đã trình bày ở trên, ta có thể chọn lọc được những cá thể đực, cái theo mục đích đề
ra.
Nghiên cứu ứng dụng di truyền liên kết giới tính có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như về
thực tiễn:
- Về mặt lý luận: có thể ứng dụng di truyền liên kết giới tính để giải thích hiện
tượng di truyền theo cha, theo mẹ hoặc di truyền chéo.
- Về mặt thực tiễn: nghiên cứu về giới tính có một ý nghĩa kinh tế quan trọng, cần
tiến hành sớm để chọn lọc cá thể của giới tính này hay giới tính khác, dựa vào đó
chăm sóc thích hợp cho từng giới tính riêng biệt lúc còn nhỏ.
Trong ngành chăn nuôi gà dựa vào sự liên kết giữa màu sắc lông với tính đực cái để
tách đàn sớm trong một ngày đêm sau khi nở để có chế độ nuôi dưỡng riêng (gà có lông
màu vàng sáng là gà trống, gà có lông màu đen là gà mái)
Trong nghề chăn nuôi tằm người ta dựa vào sự liên kết màu sắc với giới tính để phân
biệt trứng có khả năng phát triển thành tằm đực để nuôi vì sản lượng và chất lượng tơ
tằm đực cao hơn (trứng trắng cho tằm đực, trứng đen cho tằm cái).

73

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


@. Một số phương pháp điều khiển giới tính:
Tùy theo đối tượng người ta dùng những phương pháp khác nhau để điều khiển giới
tính.
Ở thỏ, Gordon đã dùng phương pháp điện ly tinh dịch. Sau đó lấy tinh dịch ở cực âm
đem thụ tinh cho thỏ cái sẽ cho ra con đực, ngược lại lấy tinh dịch ở cực dương đem thụ
tinh cho thỏ cái sẽ cho ra con cái.
Ở tằm, Astaurop cũng đã thành công khi tìm ra phương pháp chủ động tạo ra tằm đực
và tằm cái:
Ông dùng tia X xử lý ở 46 0C trong 18 phút trên tế bào trứng thụ tinh sẽ giết chết
nhân của tinh trùng, nên trứng sẽ phát triển thành tằm cái. Ông đã thành công trong
10 thế hệ liền tạo ra toàn tằm cái.
Ông cũng dùng tia X xử lý ở 400C trong 135 phút tác động lên tế bào noãn làm nhân
tế bào noãn bị hủy hoại không tham gia được vào việc tạo thành phôi sau này, do đó
trứng sẽ phát triển thành tằm đực.

Bài 3 - DI TRUYỀN TẾ BÀO CHẤT


I. Những đặc điểm cơ bản của di truyền tế bào chất
Nhân và tế bào chất là một thể thống nhất của tế bào sống. Vật chất di truyền cơ bản
chứa trong nhân tế bào, có các qui luật di truyền như đã xem xét ở các phần trước.
Ngoài ra, một số bào quan ở tế bào chất chứa vật liệu di truyền như ty thể, lạp thể. Bên
cạnh đó, một số vi khuẩn và virus (sống cộng sinh) cũng là những yếu tố di truyền ở tế
bào chất. Cần rút ra những đặc điểm di truyền tế bào chất làm cơ sở cho những tiêu
chuẩn nhằm phân biệt tính di truyền ngoài nhân (tế bào chất) với tính di truyền nhân.
- Hợp tử thu nhận bào chất, về cơ bản, qua hệ mẹ (tế bào trứng). Vì thế phương pháp
lai thuận nghịch cho phép ghi nhận ảnh hưởng di truyền của tế bào chất. Khi tiến
hành lai thuận nghịch (dạng mẹ A lai với bố B – lai thuận, dạng mẹ B lai với bố A –
lai nghịch), những sai khác về kết quả của sự thể hiện tính trạng ở các con lai chứng
tỏ rằng dạng mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới thể hiện của tính trạng.
- Những tính trạng do các gen ở ty thể, lạp thể (và các thể cộng sinh ở tế bào chất)
kiểm tra, về cơ bản được di truyền theo hệ mẹ. Chúng có thể được phân biệt với các
gen ở nhân qua phép lai thuận nghịch.
- Di truyền của các gen ở tế bào chất không có các qui luật phân ly rõ ràng như các
gen ở nhân. Vì trong quá trình phân bào không xảy ra sự phân chia đồng đều về
thành phần các bào quan ở bào chất cho các tế bào con như trường hợp phân chia
của các nhiễm sắc thể.
- Trên cơ thể đa bào có thể xảy ra trường hợp hình thành thể khảm theo biểu hiện của
tính trạng do các gen bào chất kiểm tra. Điều đó xảy ra là do sự phân bố ngẫu nhiên

74

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


các thành phần mang gen ở bào chất cho các tế bào con trong quá trình phân bào, từ
đó có thể dẫn tới các vùng có biểu hiện phân biệt nhau (khảm).
- Số lượng bào quan mang vật chất di truyền ở bào chất thường rất lớn và biến động.
Khi xảy ra đột biến ở những bào quan nào đó, các bào quan bị đột biến, có thể sau
một số lần tái bản, được thay thế bởi các bào quan bình thường cùng loại. Vì thế các
đột biến ở tế bào chất có thể nhanh bị mất đi.
- Nhiều bằng chứng cho thấy, các yếu tố di truyền ở tế bào chất có mối quan hệ mật
thiết với các yếu tố di truyền ở nhân tế bào. Sử dụng phương pháp thay thế nhân
thực nghiệm có thể làm sáng tỏ sự ảnh hưởng tương đối của nhân và bào chất trong
sự thể hiện kiểu hình của tính trạng.
II. Di truyền lạp thể (thực vật, tảo)
1. Di truyền theo hệ mẹ tính trạng lá sọc ở cây Mirabilis jalapa.
Nhiều dạng thực vật có dạng lá sọc, ở chúng lá xanh được xen kẽ bởi các vệt sọc trắng
hoặc vàng. Đó là các vùng mô lá
không chứa, hoặc chứa rất ít các
lạp thể, hay các lạp thể bị hỏng
không có chlorophyl.
Điển hình là sự di truyền tính trạng
lá sọc ở cây hoa phấn Mirabilis
jalapa (công trình của Correns -
1908). Trên cây hoa phấn lá sọc, có
thể quan sát một số cành có lá hoàn
toàn xanh và cành có lá hoàn toàn
mất sắc tố (lá bạch tạng).
Trường hợp hoa của dạng bạch
tạng làm mẹ được thụ phấn của
dạng bình thường, ở F1 xuất hiện
toàn bộ dạng bạch tạng (sau một thời gian ngắn chúng bị chết, bởi vì chúng không có
khả năng quang hợp). Khi tiến hành lai ngược: hoa của dạng xanh làm mẹ đựơc thụ
phấn của dạng bạch tạng, thu được toàn bộ cây F1 thuộc dạng xanh (bình thường).
Trường hợp hoa của dạng sọc làm mẹ được thụ phấn của dạng xanh ở F1 hình thành 3
dạng cây khác nhau: xanh, sọc, bạch tạng. Khi tiến hành lai ngược lại, thu được toàn bộ
cây F1 thuộc dạng xanh. Kết quả ví dụ này là điển hình về sự di truyền theo hệ mẹ, ở đó
quan sát thấy sự sai khác tương phản rõ nét giữa kết quả của lai thuận và lai nghịch.
Lạp thể là các bào quan trong bào chất có tính tái bản độc lập với chu kỳ phân bào.
Trong số các dạng lạp thể thì lục lạp có vai trò quan trọng nhất, chứa chlorophyl đảm
nhận chức năng quang hợp ở cây xanh. Trong phân bào, các lạp thể có thể rơi vào các tế
bào con một cách ngẫu nhiên khi phân chia tế bào chất. Nhờ đó mà các tế bào chứa các
bộ lạp thể khác nhau.

75

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Theo ví dụ trình bày về cây sọc ở trên, tế bào chất của nó có thể chứa hai dạng lục lạp:
dạng bình thường chứa chlorophyl, dạng bị hỏng không chứa chlorophyl (bạch tạng).
Như vậy, trong phân bào xảy ra sự kiện là: một số tế bào nào đó được rơi vào hầu hết
các dạng lục lạp bình thường, một số khác – các lục lạp hỏng (không chứa chlorophyl),
phần lớn các tế bào được nhận cả hai dạng lục lạp. Đây là cơ sở giải thích sự xuất hiện
các vùng xanh và vùng không sắc tố của cây lá sọc, và trên cây sọc có thể xuất hiện một
số cành xanh và bạch tạng (hình thành thể khảm). Trong quá trình hình thành tế bào
trứng, cơ sở trên cũng giải thích sự hình thành những dạng bào chất của bào trứng với
các thành phần lạp thể khác nhau: Từ bào trứng có các lạp thể bình thường phát triển
các cây xanh; từ bào trứng có các lạp thể hỏng – cây bạch tạng; khi bào trứng chứa cả
hai dạng lạp thể – cây sọc.
2. DNA lạp thể
Lạp thể có nhiều dạng khác nhau (lục lạp, sắc lạp, bột lạp). Ở các cơ thể của một loài,
genom của các lạp thể giống nhau. Vì thế các nghiên cứu về genom của lạp thể được tập
trung vào cấu trúc DNA của lục lạp (cp.DNA ) – dạng quan trọng nhất của nhóm lạp
thể.
DNA lục lạp có cấu trúc dạng vòng.
Ở thực vật bậc cao cp.DNA có kích
thước từ 120 – 160 Kb. Ở tảo phạm
vi biến động của cp.DNA còn rộng
hơn: từ 85 – 292 Kb (1Kb = 1000
đôi nucleotide). Đặc biệt ở các loài
tảo thuộc chi Acetabularia có các
cp.DNA rất lớn, khoảng 2000 kb
(song chưa rõ DNA này có cấu trúc
dạng thẳng hay dạng vòng).
Nhóm gen liên kết ở các lục lạp của
cơ thể, về cơ bản là giống nhau, các
gen ở cp.DNA có thể xếp vào hai nhóm chính:
1. Những gen mã hóa các thành phần của bộ máy sinh tổng hợp protein lục lạp: các
tiểu phần của RNA–polymerase, các RNA – ribosome (các ribosome của lục lạp có
cấu trúc tương tự như các ribosome ở sinh vật nhân sơ), bộ RNA vận chuyển. Như
vậy, lục lạp có khả năng tự tổng hợp được các protein cho mình.
2. Những gen quy định nhiều thành phần của bộ máy quang hợp: các hệ quang hợp I
và II, các chuỗi vận chuyển điện tử. cp.DNA còn kiểm tra một số quá trình tạo màng
của lục lạp. Ngoài ra ở lục lạp có một số gen chống chịu….
Genom của lục lạp thực vật bậc cao thường có kích thước bằng khoảng 1/30 tới 1/20
genom của lục lạp sinh vật nhân sơ (tảo lam…). Như vậy, lục lạp ở thực vật bậc cao bị
mất đi nhiều thông tin di truyền so với tổ tiên của chúng, và trở nên phụ thuộc lớn vào
các gen nhân của tế bào về nhiều thành phần quan trọng. Nhiều sản phẩm do các gen
nhân kiểm tra đi vào lục lạp nhờ peptidetranzit. Một số sản phẩm cấu tạo từ các tiểu

76

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


phần, chúng được kiểm tra bởi các gen ở nhân và lục lạp. Ví dụ, enzym RDP –
carboxylase, cấu tạo từ hai tiểu phần, một tiểu phần do gen nhân kiểm tra, tiểu phần kia
do gen ở lục lạp.
cp.DNA mã hoá cho nhiều hợp phần quan trọng của các hệ quang hợp I, II và các chuỗi
vận chuyển điện tử. Vì thế những hiểu biết về cấu trúc, chức năng của cp.DNA là rất
quan trọng, mặc dù cp.DNA khó tách ra để nghiên cứu hơn so với DNA ty thể.
Nhiều nghiên cứu sử dụng các ezyme giới hạn cắt cp.DNA với mục đính phân tích sự
đa dạng di truyền của lục lạp. Kết quả cho thấy, các lạp thể ở cá thể của một loài là đồng
nhất về di truyền. Ví dụ, ở cây Panicum maximum (loại cỏ kê) cp.DNA ở tế bào thịt lá
và ở bao phấn là giống nhau, các lục lạp chỉ khác nhau về hình dạng. Như vậy, trong
quá trình phân chia, các lạp thể có xu thế ổn định về tổ chức các gen tên cp.DNA, hạn
chế xảy ra tái tổ hợp.
III. Di truyền ty thể
1. DNA ty thể
Ty thể là trung tâm cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào thông qua
các quá trình phosphoryl hóa – oxy hoá, vận chuyển điện tử, quá trình oxy hóa acid
citric và các chu trình
acid béo. Phân tử DNA
trong ty thể có dạng
vòng, ký hiệu là
mt.DNA. Ở các sinh vật
khác nhau, các mt.DNA
có kích thước biến động
rất lớn, từ khoảng 16 kb
ở động vật cho tới mấy
trăm kb ở thực vật bậc
cao (ví dụ ở ngô mt.DNA
có độ lớn 570 kb)
Trong mỗi ty thể thường
chứa nhiều bản sao
mt.DNA. Ví dụ, dòng tế
bào nuôi cấy Hela ở
người, mỗi tế bào có
khoảng 800 ty thể, trong mỗi ty thể chứa 10 bản sao mt.DNA
Số lượng ty thể rất khác nhau ở các tế bào của cơ thể, đặc biệt số lượng ty thể đựơc tăng
mạnh ở các tế bào trứng (để đảm bảo năng lượng cho quá trình phát triển của hợp tử) và
tế bào hạt phấn (để đảm bảo năng lượng cho sự nảy mầm và phát triển của ống phấn).
Ví dụ, ở tế bào trứng của động vật có vú có số lượng ty thể rất lớn, mt.DNA chiếm tới
1/3 tổng số DNA của tế bào.
Cấu trúc mt.DNA ở động vật bậc cao thường ít biến động, trong khi đó cấu trúc
mt.DNA ở thực vật bậc cao và ở sinh vật bậc thấp nhân chuẩn rất đa dạng. Ở người,

77

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


chuột, động vật có sừng lớn (trâu, bò) mt.DNA có độ dài tương ứng là 16.569, 16.275
và 16.338 đôi nucleotit, chúng là các vòng rất nhỏ. Điều đáng lưu ý là tổ chức các gen
của cả ba loại mt.DNA trên, về cơ bản giống nhau, mỗi mt.DNA chứa 2 gen RNA-
ribosome, 22 gen RNAt và khoảng 13 gen mã hóa các protein.
Nấm men (Saccharomyces cerevisiae) là đối tượng được nghiên cứu khá kỹ về DNA ty
thể, có mt.DNA dài khoảng 84 Kb, gấp 5 lần mt.DNA của động vật có vú. Tuy nhiên sự
tổ chức các gen trên môi trường mt.DNA của nấm men thể hiện tương tự như ở
mt.DNA của động vật có vú. Độ dài mt.DNA của nấm men tăng hơn có thể là do sự có
mặt của nhiều đoạn intron lớn.
DNA vòng của ty thể có thể tái bản độc lập, các ty thể tái bản độc lập với chu kỳ phân
bào. DNA ty thể mã hoá cho một số nhóm gen sau: các thành phần của bộ máy sinh
tổng hợp protein của ty thể có các ribosome đặc trưng, các RNAt, các enzyme
aminoacid – tRNA – synthetase. Những gen mã hóa cho một số sản phẩmkhác, như một
số protein cấu trúc màng trong ty thể, một số enzyme (một phần nhỏ) tham gia vào
chuỗi hô hấp, và một số gen khác.
Ty thể là bào quan thực hiện nhiều chức năng quan trọng và phức tạp, ở đó chứa một
lượng lớn các protein. mt.DNA chỉ mã hóa cho một số lượng nhỏ protein (ví dụ, 13 loại
đối với mt.DNA động vật có vú). Vì thế, số lượng lớn các protein ty thể do các gen ở
nhân kiểm tra. Các protein nhập vào ty thể để thực hiện các chức năng của mình nhờ
peptide – tranzit. Một số protein có cấu trúc từ các tiểu phần do các gen ở nhân và ở ty thể
kiểm tra. Ví dụ, enzyme malatdehydrogenase cấu tạo từ hai tiểu phần, trong đó, một tiểu
phần do gen ở nhân kiểm tra, tiểu phần kia – gen ở ty thể.
2. Đột biến khuẩn lạc nhỏ ở nấm men bánh mì
Nấm men (Saccharomyces cerevisiae) là cơ thể đơn bào, song chúng sống thành những
cụm tế bào gọi là khuẩn lạc. Các tế bào nấm men thuộc trạng thái đơn bội, chúng được
nhân lên theo phương thức “mọc chồi” từ các tế bào mẹ, tạo nên dòng vô tính. Tuy
nhiên, trong đời sống của nấm men có xảy ra sinh sản hữu tính bằng cách phối hợp hai
dạng tế bào khác nhau. Hai tế bào đơn bội dung hợp thu được tế bào lưỡng bội, tế bào
này có thể được nhân lên qua nguyên phân (giai đoạn nấm men sống ở pha lưỡng bội).
Khi tế bào lưỡng bội tiến hành phân chia giảm nhiễm, kết quả thu được các tứ bào tử.
Các bào tử đơn bội phát triển thành các dòng vô tính.
Ở nấm men đã phát hiện dạng đột biến khuẩn lạc nhỏ, dạng này xảy ra ở môi trường
nuôi cấy có đường glucose tạo khuẩn lạc có kích thước rất nhỏ. Đột biến khuẩn lạc nhỏ
ký hiệu Pet- (Pet+ là kiểu dại – khuẩn lạc phát triển kích thước lớn bình thường). Phân
tích cho thấy, dạng đột biến khuẩn lạc nhỏ bị thiếu hụt enzym hô hấp cytochrom
oxydase. Do sự cố về chức năng hô hấp nên tế bào bị thiếu hụt năng lượng nghiêm
trọng, chúng sinh sản kém và có kích thước rất nhỏ, dẫn tới khuẩn lạc nhỏ.
Cho giao phối các tế bào đơn bội Pet+ x Pet-, có thể thu được kiểu dại, hô hấp bình
thường. Những kết quả phân tích di truyền bộ bốn cho thấy, các đột biến Pet- có đặc
điểm di truyền khác nhau. Một số thể lai cho phân ly bình thường (2 Pet+ : 2 Pet-),
trường hợp thứ hai cho phân ly 4 Pet+ : 0 Pet-. Rõ ràng trường hợp một đột biến khuẩn

78

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


lạc nhỏ xảy ra ở nhiễm sắc thể của nhân tế bào, trường hợp hai – xảy ra ở tế bào chất, có
khả năng liên quan tới ty thể.
Các phân tích về ty thể dạng Pet- nguồn gốc bào chất cho thấy, ở mt.DNA có xảy ra mất
đoạn với những độ dài khác nhau, làm cho ty thể mất khả năng thực hiện chức năng
năng lượng của tế bào. Trong tế bào của dạng nấm men khuẩn lạc nhỏ có mt.DNA bị
hỏng, nhưng mt.DNA vẫn tiếp tục được tái bản để tái bản ty thể không bình thường.
Điều này chứng tỏ rằng các protein cần cho sự tái bản mt.DNA, về cơ bản không ghi mã
trong mt.DNA.
Ở một số trường hợp, các ty thể có nguồn gốc khác nhau (được thu nạp vào bào chất
của hợp tử) có thể dung hợp với nhau. Hệ quả là hai mạch mt.DNA của hai dạng ty thể
có thể xảy ra trao đổi vật chất di truyền cho nhau, dẫn tới sự đa dạng về tổ hợp các gen
ty thể. Điều cần lưu ý là, sự trao đổi vật chất di truyền ở mt.DNA có thể xảy ra không
đều nhau, tính chất này gọi là tính lưỡng cực của sự tái tổ hợp di truyền.
IV. Hiện tượng di truyền các thể cộng sinh, ký sinh ở tế bào chất.
Qua tế bào chất cơ thể mẹ có thể truyền cho các thế hệ sau các phần tử siêu hiển vi và
các yếu tố cộng sinh, các phần tử này có khả năng tự tái bản và cùng với tế bào chất di
truyền cho con cái. Những phần tử này đôi khi không phải là phần tử bắt buộc có trong
tế bào.
Ví dụ: các virus, các plasmid như trong di truyền yếu tố gây bệnh, di truyền yếu tố cộng
sinh.
1. Sự di truyền qua tế bào chất các yếu tố cộng sinh (di truyền hạt Kappa ở
Paramecium aurea)
Thảo mao trùng (Paramecium aurea) là động vật nguyên sinh đơn bào lớn, thuận lợi
cho nghiên cứu di truyền nhân và ngoài nhân, chúng sinh sản xảy ra theo vô tính, có xen
kẽ chu kỳ sinh sản hữu tính. Trong cơ thể paramecium có hai loại nhân: nhân lớn (nhân
sinh dưỡng) và nhân bé. Nhân bé có vai trò trong sinh sản hữu tính của Paramecium.
Trong sinh sản hữu tính , hai cơ thể thảo trùng tiếp hợp với nhau, ở nhân bé xảy ra phân
chia giảm nhiễm, tạo thành các nhân đơn bội. Hai nhân đơn bội của hai cơ thể trao đổi
cho nhau, kết quả mỗi cơ thể thu được một bộ nhiễm sắc thể đơn bội của đối tượng tiếp
hợp. Nhờ đó, trong thực nghiệm có thể tiến hành phép lai như là KK x kk à
K → k 
  à Kk, Kk. Ở cơ thể dị hợp tử (Kk) xảy ra quá trình tự giao khi phân chia để
 k ← K
nhân đôi cá thể: tự nhân lưỡng bội Kk sau giảm phân và nguyên phân cho các nhân đơn
bội thuộc hai dạng K và k, qua tự giao các nhân trở thành đồng hợp tử KK, kk, và phân
tách thành hai cơ thể thảo trùng (lưỡng bội KK, kk)
Thảo mao trùng có hai hệ: Một hệ có thể sinh ra chất độc Paramicin, loại gây bệnh có
thể giết chết hệ khác. Một hệ mẫn cảm có thể bị độc.
Tính gây độc và tính mẫn cảm đều di truyền ổn định. Nghiên cứu cho thấy:
- Tính độc do tế bào chất và nhân quy định: trong gen có gen trội K, trong tế bào
chất có hạt kappa, tế bào chất của hệ gây độc chứa từ 400 -3000 hạt kappa.
79

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Tính mẫn cảm do gen ẩn k, trong tế bào chất không có hạt kappa.
Để hai loại này tiếp hợp và nghiên cứu sự di truyền tính độc.
a. Tiếp hợp thời gian ngắn (chỉ có sự trao đổi ở nhân)
Sau khi tiếp hợp mỗi loài đều có gen Kk, riêng hệ sinh độc có hạt kappa.
Để cho mỗi loại sinh sản:
- Loại Kk + hạt kappa (sinh độc) sẽ
hình thành hai loại: (KK + hạt kappa)
và (kk + hạt kappa) về sau trong tế bào
chất loại (kk + hạt kappa) sẽ mất dần
tính độc.
- Loại Kk không hạt sẽ sinh ra các loại
hình mẫn cảm: KK không hạt và kk
không hạt. Loại KK không hạt vì chỉ có
hai yếu tố gen trội K trong nhân nên ở
dạng mẫn cảm.
- Như vậy chỉ có loại (KK + hạt) duy trì
tính độc ổn định nhất vì có đủ yếu tố
gen trội K trong nhân và hạt kappa
trong tế bào chất.
b. Tiếp hợp thời gian dài: trong sự tiếp hợp này ngoài sự trao đổi nhân còn có sự trao
đổi tế bào chất (trao đổi hạt kappa).
Sau khi tiếp hợp mỗi loại là KK + hạt kappa để mỗi loại tự sinh sản, kết quả có:
2 (KK + hạt kappa) và 2 (kk + hạt kappa)
Trong hai loại hình đó thì có loại KK + hạt kappa mới duy trì tính độc còn loại kk + hạt
kappa sẽ mất dần tính độc, qua thí nghiệm trên ta thấy :

Dị hình Tượng hình


KK + hạt kappa Rất độc
Kk + hạt kappa Độc vừa
kk + hạt kappa Độc tạm thời
KK không hạt kappa Mẫn cảm
Kk không hạt kappa Mẫn cảm
kk không hạt kappa Mẫn cảm

Gần đây người ta phát hiện hạt kappa bản chất là vi khuẩn Caedobacter taeniospiralis.
Hạt kappa là thể nội cộng sinh của thảo mao trùng. Trong hạt kappa có những thể protid
cấu trúc hình sợi, gắn vào các sợi này là các phage cộng sinh trong vi khuẩn, như vậy ở
80

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


đây có hiện tượng cộng sinh 3 bên: Thảo mao trùng - vi khuẩn - phage. Cũng giống như
mọi vi khuẩn người ta đã nuôi cấy được các hạt kappa trong môi trường nhân tạo ngoài
tế bào và có thể cấy chúng vào trong Paramecium aurelia chưa có loại hạt này.
Nghiên cứu cơ chế di truyền của thảo mao trùng cho thấy gen trội K trong nhân thảo
mao trùng quyết định sự tồn tại của hạt kappa trong tế bào chất và tổng hợp chất
paramicin. Có lẽ gen K điều khiển sự tạo thành của một chất nào đó cần cho sự tồn tại
của hạt kappa.
2. Sự di truyền các thể gây bệnh qua bào chất
Ở ruồi đã phát hiện ra dòng ruồi cái có đặc điểm là chỉ sinh ra các ruồi cái khi nó được
giao phối với bất kỳ ruồi đực nào. Phân tích cho thấy, ở tế bào trứng của dòng ruồi cái
này có thể xoắn khuẩn sống cộng sinh (có tính chất đặc thù cho dòng ruồi cái đó). Sau
khi thụ tinh, phôi đực (mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY) bị giết chết, trong khi đó
phôi ruồi cái (XX) không bị hại, kết quả là, ở đời con chỉ thu được ruồi cái. Khi tiêm
bào chất chứa xoắn khuẩn này vào ruồi đực trưởng thành, thì ruồi đực cũng bị nhiễm
khuẩn mà chết.
Ở ruồi đã phát hiện ra dòng rất mẫn cảm với khí carbonic. Phân tích cho thấy, tính trạng
này di truyền theo hệ mẹ. Nếu cho lây nhiễm bào chất của dòng ruồi mẫn cảm với CO2
vào dòng ruồi bình thường thì nó trở nên mẫn cảm với CO2. Đã phát hiện ra trong bào
chất của dòng ruồi mẫn cảm với CO2 có tồn tại ổn định thể gây bệnh gọi là thể xigma.
Về sau xác định đó là các virus chứa RNA, gọi là virus xigma, chúng gây nên tính mẫn
cảm với CO2 ở ruồi.
V. Hiện tượng tiền định tế bào chất.
Đó là trường hợp, khi sản phẩm do gen ở nhân tạo ra (trước thụ tinh) tồn tại qua tế bào
chất của bào trứng tác động đến sự biểu hiện kiểu hình của tính trạng đời sau. Cũng có
khi ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh tác động lên kiểu gen và biểu hiện của kiểu
hình. Hiện tượng này là tiền định tế bào chất
Có hai loại tiền định tế bào chất là: tiền định kiểu hình, tiền định kiểu gen.
1. Tiền định kiểu hình
Một số tác nhân ngoại cảnh khi tác động nên tế bào trứng gây nên một số tính trạng di
truyền của cá thể, nhưng khi tác động lên tinh trùng lại không có ảnh hưởng gì. Những
biến đổi này chỉ ảnh hưởng đến một số thế hệ, khi điều kiện ngoại cảnh gây tác động
không còn tồn tại nữa thì tính trạng này sẽ mất dần.
Ví dụ: ở tò vò (Habrobracon juglanis) khi cho nhiệt tác dụng lên trứng chưa thụ tinh sẽ
gây biến đổi màu ở tò vò con. Trong những thế hệ sau khi sinh sản xảy ra ở nhiệt độ
bình thường, những biến đổi này dần dần mất đi, nếu nuôi con đực ở nhiệt độ cao thì
không có hiện tượng này, trường hợp trên chỉ là biến thái do tế bào chất chịu tác động
của ngoại cảnh, Nhưng không phải là những biến đổi trong cơ cấu di truyền của nhân
cũng như tế bào chất.
2. Tiền định kiểu gen hay hiệu ứng của mẹ (còn gọi là hiện tượng di truyền Mendel thể
hiện chậm đi một thế hệ).
81

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Ví dụ điển hình là sự di truyền tính trạng hướng xoắn của vỏ ốc sên (Limnaea). Ốc
Limnaea có hai hướng xoắn: xoắn phải theo chiều kim đồng hồ và xoắn trái ngược
chiều kim đồng hồ. Xoắn phải do gen D quyết định trội hẳn so với gen d. ở động vật
này có thể xảy ra hiện tượng tự giao, do đó cho phép phân tích di truyền ở các thế hệ.
Ở các công thức lai thuận
nghịch tất cả các con lai F1
đều theo mẹ (nếu mẹ xoắn
trái thì con xoắn trái, nếu
mẹ xoắn phải thì con xoắn
phải)
Ở đây không thể hiện tác
dụng của gen trội D mà
chỉ tác dụng ảnh hưởng
của tế bào chất .
Đến thế hệ F2 tất cả con lai
của hai công thức thuận
nghịch đều xoắn phải
(theo đúng quy luật tính trội của Mendel) mặc dù phân ly kiểu gen ở thế hệ F2 theo tỷ
lệ 1:2:1.
Ở thế hệ F3 thu được kiểu hình phân ly theo tỷ lệ Mendel ( 3 xoắn phải, 1 xoắn trái)
4 4

Qua thí nghiệm trên ta thấy sự phát triển các tính trạng trội hay lặn dường như chậm đi
một thế hệ hay nói cách khác kiểu hình chậm hơn kiểu gen một thế hệ. Bởi vì, sản phẩm
ảnh hưởng tới hướng xoắn do gen nhân tạo ra (trước thụ tinh) không gây biểu hiện kiểu
hình ở chính đời nó, mà nó tồn tại qua bào chất của bào trứng gây biểu hiện kiểu hình ở
đời sau ngay từ giai đoạn đầu của sự phát triển phôi. Các nghiên cứu cho thấy, sản phẩm
này kiểm tra hướng nghiêng của các sợi tơ vô sắc trong phân bào, từ đó ảnh hưởng tới
hướng xoắn của vỏ ốc.
VI. Cơ sở lý luận giải thích hiện tượng di truyền tế bào chất.
Một số tác giả cho rằng sở dĩ có sự di truyền theo mẹ là do tế bào chất của tế bào trứng
lớn hơn tế bào chất của tinh trùng nên ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi.
Vì tinh trùng hầu như chỉ có nhân, rất ít tế bào chất. Sau khi phối hợp giao tử đực và cái,
phôi phát triển chủ yếu là dùng tế bào chất của mẹ cho nên con mang tính chất của mẹ.
Các kết quả nghiên cứu về các bào quan trong tế bào chất đã phát hiện ra lục lạp và ti
thể có chứa vật chất di truyền, DNA có cấu tạo gần giống như DNA của virus và vi
khuẩn.
Sự tái tạo các DNA này người ta chưa biết rõ nhưng chắc chắn là không giống như ở
nhân. Vì nếu giống nó phải tuân theo định luật Mendel về di truyền. Những gen này
được gọi là gen tế bào chất hay plasma gen quy định hiện tượng bất dục đực thấy ở sinh
vật.

82

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


VII. Hiện tượng bất dục đực tế bào chất ở thực vật bậc cao
Bất dục đực thường thể hiện ở góc độ thường thấy đó là hạt phấn không có khả năng
nảy mầm trên vòi nhụy – các hạt phấn bất dục, đồng thời bao phấn có thể nghèo hạt
phấn.
Tính bất dục đực có thể do gen ở nhân kiểm tra, các gen này thể hiện lặn, ký hiệu ms. Ở
một số đối tượng như cà chua, ngô đã phát hiện ra rất nhiều gen ms. Ví dụ, ở ngô đã
phát hiện 20 gen ms, ở cà chua tới 43 gen ms.
Cây bất dục (ms ms), thụ phấn bởi cây hữu dục (Ms Ms), ở đời F1 thu được toàn bộ cây
hữu dục (Ms ms), ở F2 xảy ra phân ly 3 hữu dục: 1 bất dục. Tính bất dục đực do gen
nhân kiểm tra biểu hiện rất đa dạng. Ở đây ra đi vào phân tích hiện tượng bất dục đực
bào chất.
Tính bất dục đực do các yếu tố ở tế bào chất kiểm tra gọi là bất dục đực tế bào chất
(Cytoplasmic Male Sterity – CMS). Hiện tượng này lần đầu tiên do Correns (1904) phát
hiện ở cây Satureja (rau húng). Sau đó, Bateson và Gairdner (1921) phát hiện ở cây gai.
Tuy nhiên chỉ sau phát hiện của Khatjunop (1928) và Rhoader (1931) ở cây ngô, hiện
tượng bất dục đực tế bào chất ở thực vật mới được chú ý.
Tính bất dục đực ở tế bào chất là hiện tượng phổ biến ở thực vật bậc cao, được phát hiện
thấy ở khoảng 150 loài khác nhau. Hiện tượng này xuất hiện khá thường xuyên trong
quá trình lai giữa các kiểu gen khá xa nhau, như lai giữa các loài, loài phụ…
Bào chất có các yếu tố gây bất dục đực (bào chất bất dục) ký hiệu CS hay S, bào chất
bình thường – CN hay N. Tuy nhiên các yếu tố ở tế bào chất không quyết định độc lập
mà tương tác với các gen ở nhân trong việc kiểm tra sự thể hiện tính bất dục đực.
Trường hợp các yếu tố gây bất dục đực ở tế bào chất tương tác với một cặp gen
ở nhân (giả thiết một nhân tố hay đơn gen), ta có cấu trúc di truyền của dòng bất dục
đực tế bào chất (dòng CMS) là: S.rfrf (bào chất bất dục, trong nhân không có hoạt động
của các gen gây hồi phục). Dòng CMS được duy trì qua các đời bằng cách lai nó với
dòng có cấu trúc di truyền là N.rfrf. Dòng này gọi là dòng duy trì (dòng củng cố bất dục
- maintainer). Sơ đồ lai duy trì như sau:
Dòng CMS (dòng A) Dòng duy trì (dòng B)
S. rf rf (AA) x N. rf rf (BB)

S. rf rf (0,5A; 0,5B)
N. rf rf (BB)

S. rf rf (0,25A; 0,75B)
N. rf rf (BB)

83

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


S. rf rf (0,008A; 0,992B) (đời thứ bảy)
Toàn bộ đời con sẽ trở nên hữu dục nếu dòng CMS được lai với dòng có cấu trúc di
truyền N. RfRf, dòng này gọi là dòng hồi phục (restorer)
Dòng CMS (dòng A) Dòng hồi phục (dòng R)
S. rf rf x N. Rf Rf

S. Rf rf (hữu dục)

Khi dòng hồi phục có cấu trúc di truyền N. Rfrf (dòng hồi phục một phần), đời con thu
được một nửa hữu dục, một nửa bất dục:
S. rf rf x N. Rf rf

S. Rf rf (hữu dục) : S. rf rf (bất dục)

Trường hợp các yếu tố gây bất dục của bào chất tương tác với hai cặp gen trong
nhân (giả thiết hai nhân tố), ta có cấu trúc di truyền của các dòng như sau:
- CMS S.rf1rf1 rf2rf2, S.rf1rf1 Rf2- hoặc S.Rf1- rf2rf2
- Dòng duy trì N.rf1rf1 rf2rf2
- Dòng hồi phục hoàn toàn: N.Rf1Rf1 Rf2Rf2. Các kiểu gen dị hợp tử của hai cặp
gen này tạo nên các dòng hồi phục không toàn phần N.Rf1- Rf2 -, N.Rf1- rf2rf2,
N.rf1rf1 Rf2-
VIII. Ứng dụng hiện tượng bất dục đực tế bào chất
1. Thay thế nhân của mẹ bằng nhân của bố nhưng giữ nguyên tế bào chất của mẹ
- Ở tế bào mẹ (A) tế bào chất có gen bất dục đực có lợi và nhân có gen cho sản lượng
kém.
- Ở tế bào bố (B) tế bào chất có gen hữu dục và nhân có gen cho sản lượng khá.
Ta có thể thay gen trong tế bào cha có sản lượng khá sang nhân tế bào mẹ bằng cách
cho hồi giao với bố nhiều đời.
P= AxB

F1 = A1
A1 bất dục tế bào chất x B à A2
A2 bất dục tế bào chất x B à A3
A3 bất dục tế bào chất x B à A4

84

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


A4 bất dục tế bào chất x B à A5
……………………………………………………. à A25
2. Ứng dụng tính bất dục đực tế bào chất trong sản xuất hạt giống lai (bắp, hành, bắp
cải, lúa…)
Nghiên cứu hiện tượng di truyền có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất hạt giống lai.
Đối với các giống ưu thế lai (F1), hàng năm cần tiến hành sản xuất hạt giống lai trên cơ
sở lai giữa các bố mẹ. Chi phí lớn cho sản xuất hạt giống lai là việc khử đực và thụ
phấn. Để giảm chi phí cho việc khử đực, đã sử dụng các dòng mẹ là dòng bất dục đực.
Đối với các đối tượng có cấu trúc hoa nhỏ, việc khử đực bằng thủ công rất khó khăn và
tốn kém, thì ý nghĩa sử dụng các dạng bất dục đực càng lớn. Ví dụ ở lúa, Trung Quốc đã
thu được nhiều kết quả lớn trong việc phát triển lúa lai F1.
Sơ đồ sử dụng dòng CMS trong việc tạo các lai đơn như sau: dòng CMS (dòng A) lai
với một loạt các dòng bố (D1, D2, D3… Dn) có khả năng phục hồi phấn, trong đó đã
chọn ra dòng (ví dụ D5) có khả năng phối hợp cao nhất với dòng A, thu được F1 có ưu
thế lai cao.
Dòng A (bất dục) x Dòng D5 (hữu dục)
S (rf rf) N (Rf Rf)

F1 S (Rf rf) hữu dục

Sơ đồ chung về sử dụng CMS trong tạo con lai kép như sau:
Dòng A x Dòng B Dòng C x Dòng D
CMS duy trì bất dục CMS Phục hồi phấn hoàn toàn
S (rf rf) N (rf rf) S (rf rf) N (Rf Rf)
Lai đơn (AB) Lai đơn (CD)
F1 S (rf rf) bất dục x N (Rf rf) hữu dục

Lai kép (ABCD)


S (rf rf) : S (Rf rf)
½ bất dục ½ hữu dục

85

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Cần lưu ý là, các hạt lai kép cho quần thể cây gồm khoảng 50% số cây bất dục. Tuy
nhiên 50% số cây hữu dục cũng thừa đủ để toàn thể quần thể được thụ phấn.
Đã phân biệt ra hai trường thể hiện tính bất dục đực:
- Bất dục đực bào tử thể: Tính bất dục hay hữu dục của các giao tử (hạt phấn) do bản
thân kiểu gen của cây qui định. Ví dụ, cây bất dục có kiểu gen S(rfrf) cho toàn bộ các
giao tử là bất dục. Các cây hữu dục có các kiểu gen N(RfRf) hay S(RfRf) cho toàn bộ
các giao tử hữu dục. Kiểu gen của cây lai S(Rfrf) hữu dục cho hai loại giao tử S(Rf),
S(rf) đều thể hiện hữu dục. Ta có sơ đồ diễn tả tới đời phân ly F2 như sau:
P: S. rf rf x N. Rf Rf

F1: S. Rf rf (hữu dục) (cho F1 tự thụ)


F 2:

Giao tử đực S (Rf) hữu dục S (rf) hữu dục

Giao tử cái
S (Rf) hữu dục S (Rf Rf) hữu dục S (Rf rf) hữu dục
S (rf) hữu dục S (Rf rf) hữu dục S (rf rf) bất dục

- Bất dục đực giao tử thể: Đó là trường hợp thể hiện tính bất dục của hạt phấn là do
chính đặc điểm của kiểu gen của hạt phấn kiểm tra. Ví dụ, kiểu gen của cây lai
S(Rfrf) cho hai dạng giao tử là S(Rf): hữu dục và S(rf): bất dục. Ta có sơ đồ tới đời F2
như sau:
P: S. rf rf x N. Rf Rf

F1: S. Rf rf (hữu dục) (cho F1 tự thụ)


F2:

Giao tử đực S (Rf) hữu dục S (rf) bất dục

Giao tử cái
S (Rf) hữu dục S (Rf Rf) hữu dục Không thụ tinh
S (rf) hữu dục S (Rf rf) hữu dục Không thụ tinh

Tính bất dục của giao tử S.(rf) xảy ra ở giai đoạn sau của quá trình phát triển hạt phấn.
Do không có đóng góp của giao tử này vào sự hình thành hợp tử, nên ở F2 không thu
được dạng bất dục.

86

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


3. Một số khó khăn và hạn chế trong việc ứng dụng bất dục đực tế bào chất
Đa số các trường hợp mức độ bất dục của hạt phấn ở các cây CMS thường bị biến động
dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh, dẫn tới sự xuất hiện đáng kể các các hạt phấn
hữu dục. Trong sản xuất hạt lai thu được tỷ lệ không nhỏ các hạt tự thụ.
Trong thực hành, đối với một loại cây trồng nào đó thường sử dụng một số lượng hạn
chế các kiểu bào chất bất dục (dòng CMS có mức đa dạng di truyền kém) vì thế, việc
đưa ra các dòng CMS có khả năng duy trì tốt, vừa có khả năng phối hợp chung cao và
đáp ứng được một số đòi hỏi về nông, sinh học, chất lượng….là vấn đề rất khó khăn.
Bên cạnh đó, việc tìm ra các dòng hồi phục tốt có khả năng phối hợp cao vào một số ưu
điểm khác nhằm khắc phục, bổ sung cho những khuyết điểm của dòng mẹ CMS là vấn
đề không dễ thành công. Vì thế, với những tiến bộ có thể đạt được, giống lai (tạo ra trên
cơ sở sử dụng dòng CMS) có năng suất cao, song vẫn mang một số khiếm khuyết, nhiều
khi hạn chế đáng kể những mặt tích cực của giống.
Cây CMS thường có hiệu lực năng lượng yếu ở giai đoạn sau, lá nhanh vàng úa, cây
nhanh tàn hơn, suy giảm mạnh sức đề kháng tới các tác động bất lợi và bệnh hại (ví dụ:
ở ngô, ở các cây bất dục đực tế bào chất kiểu Texas rất mẫn cảm với bệnh đốm nâu…)
con lai được tạo ra trên cơ sở phối hợp dòng hồi phục với dòng CMS có nền di truyền
yếu sẽ trở nên chống chịu kém tới những tác động bất lợi của môi trường biến động.
Đây là một hạn chế cơ bản, mang tính không tránh khỏi của tạo giống lai F1 trên cơ sở
sử dụng dòng CMS. Ngược lại, tạo các giống lai F1 trên cơ sở phối hợp giữa các bố mẹ
đều hữu dục bình thường, việc đưa ra giống lai có tiềm năng năng suất cao, chất lượng,
phối hợp với khả năng chống chịu tới một số tác động bất lợi của ngoại cảnh là hoàn
toàn có khả năng.
Các giống lai F1 tạo ra trên cơ sở sử dụng dòng CMS có thể phát huy tiềm năng năng
suất cao ở điều kiện gieo trồng tương đối thuận lợi và khá ổn định, kết hợp với việc sử
dụng tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh hại. Khi phát triển các giống
này ở điều kiện môi trường, mà ở đó hay xảy ra những biến động bất lợi, thì khi có xảy
ra sự kiện này, sự giảm hoặc thất thu sản lượng là hệ quả không tránh khỏi.

Bài 4 – MỘT SỐ NGUYÊN LÝ DI TRUYỀN CÁC TÍNH TRẠNG


SỐ LƯỢNG
I. Khái niệm tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng
Khi nghiên cứu một tính trạng nào đó, ta tiến hành quan sát các cá thể ở quần thể để
phát hiện những trạng thái thể hiện của nó. Kết quả theo dõi cho phép xếp tính trạng đó
vào một trong hai trường hợp sau đây:
1. Các trạng thái thể hiện của tính trạng có tính chất tương phản, hoặc được phân
biệt nhau một cách rõ ràng, tạo thành dãy biến dị gián đoạn. Đây là những đặc
trưng cho nhóm tính trạng chất lượng.

87

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


2. Các trạng thái thể hiện của tính trạng không sai khác, tách biệt nhau một cách rõ
ràng, tạo thành dãy biến dị liên tục mang tính chất số lượng (biến động từ nhỏ
tới lớn). Đây là những đặc trưng cho nhóm tính trạng số lượng.
Nói cách khác:
- Tính trạng chất lượng là tính trạng thể hiện rõ nét, phân biệt nhau một cách rõ
ràng, dễ dàng xác định, phân lập bằng trực diện, hay bằng các phép thử có tính chất định
tính. Ví dụ, tính trạng màu sắc hoa: đỏ, trắng hoặc đỏ, vàng, trắng... Màu sắc hạt ngô:
vàng, đỏ, trắng...
- Tính trạng số lượng là tính trạng không biểu hiện phân biệt nhau một cách rõ
nét, các trạng thái của nó tạo thành dãy biến dị liên tục, được xác định thông qua các
phép định lượng như cân, đo, đếm... Ví dụ, dãy số liệu về chiều dài bắp ngô, số hàng hạt
của bắp, hàm lượng tích lũy vitamin ở hạt,... các dãy số liệu được so sánh, phân tích
bằng các phương pháp thống kê.
Tuy nhiên, sự phân biệt các tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng không có ranh
giới tuyệt đối mà có tính chất tương đối. Hai nhóm tính trạng này có hững đặc điểm sai
khác cơ bản sau:
Tính trạng chất lượng Tính trạng số lượng
1- Do một gen (biểu hiện dưới dạng gen 1- Do hai hay nhiều gen kiểm tra, có các
cơ bản) hay một số ít gen kiểm tra kiểu tương tác để qui định độ lớn của tính
trạng
2- Di truyền có tính chất gián đoạn 2- Di truyền có tính chất liên tục
3- Ổn định, ít biến động dưới tác động 3- Kém ổn định, biến động mạnh dưới tác
của môi trường động của môi trường
4- Trong chọn giống, tiến hành chọn lọc 4- Trong chọn giống, tiến hành chọn lọc
các tổ hợp gen mới, thu nhận các gen các tăng tiến (theo hướng tăng hoặc giảm)
mới

II. Mô hình tác động cộng gộp và hiện tượng tăng tiến
1. Mô hình tác động cộng gộp
Trong nghiên cứu những quy luật về di truyền các tính trạng số lượng, đã đề cập tới
nhiều mô hình như: tác động cộng gộp của các gen, tương tác các gen khác locus, tác
động của các gen biến điệu. Chưa có những bằng chứng trực tiếp ở phương diện vật
chất di truyền đối với các tính trạng số lượng, vì đó là kết quả hoạt động có quan hệ
phức tạp của nhiều gen. Các mô hình đa gen đưa ra ở góc độ thống kê giúp chúng ta ước
lượng về đặc điểm di truyền của tính trạng số lượng và vấn đề chọn lọc chúng.
Nilsson Ehle (1909) trong công trình nghiên cứu về di truyền tính trạng màu sắc hạt lúa
mì, lần đầu tiên đã đưa ra mô hình đa gen có tác động công gộp kiểm tra những trạng
thái thể hiện của tính trạng này. Sự phân ly ở F2 của một số cặp lai khác khau theo tỷ lệ

88

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


của các hạt có màu và không màu có thể là 15 : 1 hoặc 63 : 1. Như vậy, tính trạng màu
sắc lúa mì có thể do 2 hoặc 3 gen kiểm tra. Khi phân tích kỹ hơn về số hạt có màu đã
phân ra các lớp theo độ thẫm của màu sắc với tỷ lệ ( xếp theo sự giảm dần của độ thẩm)
1:4:6:4:1. Sơ đồ được diễn tả ở hình 1.
Trong mô hình tác động cộng gộp đã đưa ra giả thiết rằng, mỗi nhân tố di truyền có sự
đóng góp như nhau cho sự tích lũy (tăng) cùng hướng để kiểm tra độ lớn của tính trạng
số lượng. Như vậy mức độ biểu hiện của tính trạng số lượng phụ thuộc vào sự có mặt
của ít hay nhiều gen có hiệu quả tác động cộng gộp. Các gen này phân ly độc lập.
Trường hợp tính trạng màu sắc hạt do ba cặp gen kiểm tra, ta có tỷ lệ phân ly ở F2: 63
có màu và 1 không màu. Khi phân tích chi tiết nhóm hạt có màu, thu được sự phân bố
về các kiểu phân ly như sơ đồ diễn tả như sau:
P Đỏ thẫm x Không màu
R1R1R2R2 x r1r1r2r2
F1 đỏ
R1r1R2r2
F2

R1R2 R1r2 r1R2 r1r2

R1R2 R1R1R2R2 R1R1R2r2 R1r1R2R2 R1r1R2r2
đỏ thẫm đỏ tươi đỏ tươi đỏ
R1r2 R1R1R2r2 R1R1r2r2 R1r1R2r2 R1r1r2r2
đỏ tươi đỏ đỏ hồng
r1R2 R1r1R2R2 R1r1R2r2 r1r1R2R2 r1r1R2r2
đỏ tươi đỏ đỏ hồng
r1r2 R1r1R2r2 R1r1r2r2 r1r1R2r2 r1r1r2r2
đỏ hồng hồng không màu

Kiểu gen tích lũy của các gen trội Tần suất Kiểu hình
4R0r 1 đỏ thẩm
3R1r 4 đỏ tươi
2R2r 6 đỏ
1R3r 4 hồng
0R4r 1 không màu

Hình 1. Sơ đồ diễn tả sự di truyền tính trạng màu sắc hạt lúa mì

89

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


P R1R1R2R2R3R3 x r1r1r2r2r3r3
Đỏ thẫm Không màu
F1 R1r1R2r2R3r3
đỏ trung gian
F2
Kiểu gen tích lũy của các gen Tần Kiểu hình
trội suất
6R0r 1 đỏ thẩm

iảm dần của sự thể hiện


5R1r 6 đỏ trung gian
4R2r 15 đỏ trung gian
3R3r 20 đỏ trung gian
2R4r 15 đỏ trung gian
1R5r 6 đỏ trung gian

màu
0R6r 1 Không màu

Hình 2. Phân bố các kiểu phân ly tính trạng ở F2 theo sự tích lũy các gen trội.
Qua các sơ đồ trình bày ở trên ta thấy, khi số lượng gen (các gen phân ly độc lập) kiểm
tra tính trạng số lượng tăng, thì F2 thu được số lượng các kiểu phân ly càng lớn, tức là
sự phân bố về các kiểu phân ly ở F2 càng trở nên liên tục và rộng hơn (bảng theo sau).
Các lớp cá thể ở quần thể phân ly F2, khi trong tổ hợp lai có số lượng gen tác động cộng
gộp khác nhau.
Số lượng Số lượng các yếu tố tác động cộng gộp ở các dị hợp tử (n) và sự có Số Số
các cặp mặt của chúng ở các lớp phân ly lượng lượng
gen phân các lớp các tổ
ly có tác ở quần hợp
động -5 -4 -3 -2 -1 n +1 +2 +3 +4 +5 thể F2 gen ở
cộng gộp
F2
1 1 2 1 3 4
2 1 4 6 4 1 5 16
3 1 6 15 20 15 6 1 7 64
4 1 8 28 56 70 56 28 8 1 9 256
5 11
1 10 45 120 210 252 210 120 45 10 1 1024

2. Ước lượng số lượng gen kiểm tra tính trạng số lượng


Trong phân tích di truyền đối với các tính trạng số lượng, ta thường đưa vào tổ hợp lai
các bố mẹ khác nhau rõ nét về mức độ thể hiện của tính trạng (có thể chúng ở thái cực
90

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


lớn và thái cực nhỏ). Độ lớn của tính trạng ở con lai F1 có thể đạt được những giá trị
khác nhau so với các giá trị ở bố mẹ. Trong đó thường quan sát thấy F1 có độ lớn của
tính trạng nằm ở khoảng giữa (trung gian) so với hai bố mẹ, ta nói F1 thể hiện hiệu quả
trung gian (mang đặc điểm cộng tính giữa bố mẹ lớn và nhỏ). Cũng có thể độ lớn của
tính trạng ở F1 nằm nghiêng về phía của một trong hai bố mẹ, ta nói ở F1 thể hiện hiệu
ứng trội. Ở những trường hợp trên đã đưa ra những công thức để ước lượng số lượng
gen kiểm tra tính trạng số lượng (Serebrovski, 1970).
1) Trường hợp ở F1 tính trạng thể hiện hiệu quả trung gian
D2
n=
8(VF2 - VF 1 )

2) Trường hợp ở F1 tính trạng thể hiện hiệu ứng trội


3D 2 - 4DD1 + 4D12
n=
16(VF2 - VF1 )

3) Trường hợp trong thực nghiệm tiến hành phép lai ngược giữa F1 và dạng bố
mẹ có tính trạng thể hiện xa nhất so với F1
3D12
n=
16(VBCP1 - VF1 )

Ở các công thức trên:


n – số lượng gen kiểm tra các tính trạng số lượng
D = X P2 - X P1 ; D1 = X F1 - X P1

VF1 , VF2 , VVCP1 - các phương sai của F1, F2 và con lai trở lại giữa F1 với dạng bố
mẹ có tính trạng thể hiện xa nhất so với F1.
Các công thức nêu trên đòi hỏi một số điều kiện sau:
- Các bố mẹ tham gia vào tổ hợp lai là các dòng thuần
- Mức tác động của các gen là như nhau trong sự kiểm tra độ lớn của tính trạng
số lượng.
- Hai bố mẹ tham gia vào tổ hợp lai có sự thể hiện tương phản về tính trạng nghiên
cứu: các gen gây tăng biểu hiện tính trạng ở một bố mẹ, các gen gây giảm tính
trạng ở bố mẹ kia.
- Các gen không liên kết với nhau (tức chúng phân ly độc lập)
- Ở đời phân ly, sức sống của các kiểu gen là như nhau
3. Hiện tượng tăng tiến
Bức tranh về sự phân ly của các lớp theo biểu hiện về độ lớn của tính trạng ở đời con
phụ thuộc vào sự phân bố về các yếu tố tác động cộng gộp ở kiểu gen bố mẹ. Có thể xảy
91

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


ra trường hợp là, ở đời phân ly F2 thu được các dạng thái cực có độ lớn của tính trạng
vượt hơn, hoặc kém hơn so với mức ở bố mẹ, đó gọi là hiện tượng tăng tiến. Hiện tượng
tăng tiến có ý nghĩa lớn trong chọn giống đối với các tính trạng số lượng, nhằm chọn lọc
ra các dòng cải tiến có độ lớn của tính trạng quan tâm lớn hơn (hay nhỏ hơn) so với các
dạng bố mẹ khởi đầu (chọn giống transgression).
Ví dụ: ở lúa mì đã thu được kiểu tăng tiến ở quần thể phân ly F2 khi lai hai giống khác
nhau về hình dạng bông. Hiện tượng này có thể giải thích theo sơ đồ lai đối với hai cặp
gen có tác động công gộp như sau:
P Aabb x aaBB
F1 AaBb
F2 phân bố các kiểu phân ly 4 3 2 1 0
Theo số lượng các yếu tố trội
Tỷ lệ 1 4 6 4 1
AABB aabb
Tăng tiến dương tăng tiến âm

Tăng tiến xảy ra khi ở đời phân ly F2 thu được các kiểu tổ hợp có số lượng các yếu tố
trội (tác động cộng gộp) nhiều hơn (tăng tiến dương) hay ít hơn (tăng tiến âm) so với số
lượng các yếu tố này có mặt ở bố mẹ.
Tùy thuộc vào đặc điểm phân bố về các yếu tố trội tác động cộng gộp có trong kiểu gen
của các bố mẹ được chọn đưa vào tổ hợp lai, mà ở F2 có thể thu được tăng tiến (hai
phía) hoặc không thu được tăng tiến. Dưới đây trình bày sơ đồ minh họa cho hai trường
hợp vừa nêu trên. Giả sử mỗi một yếu tố trội kiểm tra biểu hiện hai đơn vị về độ lớn của
tính trạng số lượng, ta có hai mô hình sau:
Mô hình 1: Thu được tăng tiến. Giả sử chọn bố mẹ theo kiểu hình của tính trạng là dạng
8 đơn vị độ lớn lai với dạng 4 đơn vị độ lớn.
Các kiểu gen của P a1a1A2A2A3A3 x A1A1a2a2a3a3
Số yếu tố trội ở P 4(4A 2a) 2(2A 4a)
Kiểu hình của P 8 4
Kiểu gen của F1 A1a1A2a2A3a3
Số yếu tố trội ở F1 3(3A 3a)
Kiểu hình của F1 6
Số yếu tố trội ở các 6A 0a 5A 1a 4A 2a 3A 3a 2A 4a 1A 5a 0A 6a
dạng phân ly đời F2
Tỷ lệ của chúng 1 6 15 20 15 6 1
Kiểu hình của F2 12 10 8 6 4 2 0

92

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


X
Mức biến động của Tăng tiến dương Mức biến động trong Tăng tiến âm
tính trạng ở F2 phạm vi các bố mẹ
Mô hình 2: Không thu được tăng tiến. Theo biểu hiện kiểu hình của tính trạng, cũng đưa
vào tổ hợp lai hai dạng 8 đơn vị và 4 đơn vị độ lớn.
Các kiểu gen của P a1a1A2A2A3A3 x a1a1A2A2a3a3
Số yếu tố trội ở P 4(4A 2a) 2(2A 4a)
Kiểu hình của P 8 4
Kiểu gen của F1 a1a1A2A2A3a3
Số yếu tố trội ở F1 3(3A 3a)
Kiểu hình của F1 6
Số yếu tố trội ở các 4A 2a 3A 3a 2A 4a
dạng phân ly đời F2
Tỷ lệ của chúng 1 2 1
Kiểu hình của F2 8 6 4
X
Mức biến động của Không có tăng Mức biến động trong Không có tăng
tính trạng ở F2 tiến phạm vi các bố mẹ tiến

Hai mô hình trình bày ở trên ta thấy, giá trị kiểu hình của hai cặp bố mẹ là như nhau, tuy
nhiên đặc điểm phân bố về các gen trong kiểu gen của chúng là khác nhau ở hai trường
hợp. Kết quả ở cặp lai 1 thu được F1 dị hợp tử theo 3 gen, do đó có sự đối lập về cả ba
cặp gen ở hai bố mẹ (mô hình 1). Có thể nói, ở đây đã chọn các bố mẹ có mức sai khác
lớn về mặt di truyền. Do mức dị hợp tử của F1 lớn nên đời F2 có phổ phân ly rộng (có sự
đa dạng lớn về các tổ hợp gen) từ đó có thể thu được các tổ hợp có số lượng các yếu tố
trội lớn hơn, hoặc nhỏ hơn các bố mẹ, tức thu được các kiểu tăng tiến.
Ở cặp lai thứ hai, mặc dù giữa hai bố mẹ cũng có mức độ sai khác về độ lớn của tính
trạng tương tự như ở cặp lai một, tuy nhiên, F1 chỉ có một cặp gen dị hợp tử do hai bố
mẹ chỉ đối lập theo một cặp gen (mô hình 2) (chứng tỏ ở đây đã chọn các bố mẹ chưa có
sự sai khác lớn về mặt di truyền). Do phổ phân ly ở F2 hẹp cho nên ở trường hợp này
không thu được các kiểu tăng tiến.
Cần chú ý rằng, trong các mô hình nêu trên, giá trị kiểu gen chỉ giới hạn ở hiệu quả tác
động cộng gộp của các gen. Ngoài ra đối với các tính trạng số lượng, giá trị kiểu gen
còn có thể bao gồm các hiệu quả tác động khác như hiệu quả trội, hiệu quả tương tác
khác locus. Bên cạnh hiệu quả cộng, khi mức dị hợp tử của kiểu gen lớn, có thể thu
được mức biểu hiện của tính trạng tăng (do hiệu quả trội, siêu trội). Trong thực nghiệm,
ở nhiều trường hợp đã quan sát thấy mối quan hệ giữa mức độ thể hiện ưu thế lai của
tính trạng ở F1 với mức độ rộng của phổ phân ly ở quần thể F2.
93

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


III. Phương sai kiểu hình, kiểu gen và hệ số di truyền
Như đã biết, biểu hiện của tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng tác động của kiểu gen và
tác động của môi trường. Phần lớn các tính trạng quan tâm ở gốc độ nông học thuộc các
tính trạng số lượng, chúng phụ thuộc khá lớn vào tác động của ngoại cảnh. Nếu ảnh
hưởng này lớn sẽ gây nhiều khó khăn cho việc tách nó ra khỏi ảnh hưởng của kiểu gen
trong sự thể hiện của tính trạng, dẫn tới việc chọn lọc kiểu gen theo kiểu hình kém hiệu
quả.
Để thiết lập sự ảnh hưởng tương đối của kiểu gen và môi trường tới sự thể hiện của tính
trạng số lượng và phục vụ cho việc chọn lọc, đã đưa ra một số thông số cần xác định, đó
là các thành phần phương sai (kiểu hình, kiểu gen) và hệ số di truyền.
1. Các thành phần phương sai
Khi phân tích một tính trạng số lương nào đó, điều quan tâm lớn nhất là việc xác định
những đại lượng sai khác của tính trạng ở các cá thể hay các nhóm cá thể với giá trị
trung bình chung của quần thể. Trong di truyền số lượng, đại lượng sai khác này được
phân tách ra các cấu phần do các nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng đó là thành phần
do ảnh hưởng của môi trường tới biến động về kiểu hình của tính trạng ở quần thể. Ta
có:
P-µ=G+E
P: giá htrị kiểu hình của tính trạng ở các cá thể hay các nhóm cá thể
µ: giá trị trung bình chung của tính trạng ở quần thể
G: phần sai khác do kiểu gen kiểm tra
E: phần sai khác do ảnh hưởng của môi trường
Những đại lượng sai khác đo được ở số lượng lớn các cá thể và các kiểu gen khác nhau
của quần thể có thể xem như là các đại lượng ngẫu nhiên. Khi ấy (trong thống kê) các
thành phần sai khác nêu trên có thể biểu diễn bởi các phương sai, ta có: σ 2P (hay Vp) là
phương sai kiểu hình, nó đặc trưng cho khả năng biến động của tính trạng trong quần
thể, nó bao hàm: phương sai kiểu gen (phần sai khác do kiểu gen kiểm tra) σ 2g hay (Vg),
và phương sai môi trường (phần sai khác do ảnh hưởng của môi trường) σ 2e (hay Ve), ta
có: σ p2 = σ g2 + σ e2 hay Vp = Vg + Ve
Nếu tính trạng số lượng, về cơ bản, do hiệu ứng cộng (D) của các gen quy định (mô
hình tác động cộng gộp), khi ấy giá trị phương sai kiểu gen của tính trạng thể hiện cơ
bản ở phương sai hiệu ứng cộng của các gen. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu ứng cộng, giá trị
kiểu gen của tính trạng số lượng còn có thể bao gồm hiệu ứng trội (H) và hiệu ứng
tương tác giữa các gen không cùng alen (I). Phương sai kiểu gen có công thức chung là:
σ g2 = σ g2 + σ h2 + σ I2

94

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Phương sai hiệu ứng cộng ( σ 2d ) là thông số chỉ ra rằng, sự biến động của tính
trạng đặc trưng bởi tác động cộng gộp của các gen. Nó cho phép xác định sự ảnh
hưởng của các gen riêng biệt tới tính trạng là hoàn toàn độc lập với những phối hợp
với các gen khác. Phương sai hiệu ứng cộng lớn thì tính trạng quan sát ở bố mẹ và
đời con có sự tương ứng càng lớn, tức là khi phương sai này càng lớn thì khả năng
chọn lọc tính trạng theo biểu hiện kiểu hình càng cao (chọn lọc kiểu hình càng
tương ứng với kiểu gen). Trong quá trình tự thụ phấn để tạo dòng thuần thì thành
phần hiệu ứng cộng có vai trò đóng góp cơ bản trong thể hiện của tính trạng, vì
thành phần hiệu ứng trội dần mất đi song song với quá trình đồng hợp tử hóa các
gen.
- Phương sai hiệu ứng trội ( σ 2h ) là giá trị sai khác bổ sung vào sự thể hiện kiểu
hình của tính trạng số lượng ở quần thể. Nó xuất hiện do tương tác giữa các alen
(trội, lặn) cùng một locus. Hiệu ứng trội bị mất dần đi trong quá trình tự thụ phấn
để tạo dòng thuần.
- Phương sai tương tác ( σ 2I ) liên quan tới các hiệu ứng tương tác giữa các gen
không cùng alen. Nó xuất hiện khi mà hiệu quả tác động của gen này bị phụ thuộc
bởi hiệu quả tác động của gen khác không cùng alen với nó. Hiệu ứng tương tác
gen thể hiện ở nhiều dạng phức tạp, nó bao gồm các kiểu tương tác như: tương tác
giữa các hiệu ứng cộng (D x D), giữa hiệu ứng cộng và hiệu ứng trội (D x H), giữa
các hiệu ứng trội (H x H).
Đối với các tính trạng khác nhau, tỷ lệ về sự đóng góp của các thành phần phương sai
kiểu gen không giống nhau. Ví dụ, ở ngô, nhiều nghiên cứu đã rút ra một số dẫn liệu
ước lượng tỷ lệ của các phương sai đối với một số tính trạng sau (trích theo Y. Demarly,
1978):
Hiệu ứng cộng Hiệu ứng trội Hiệu ứng tương tác
Độ sớm phun râu 60% 30% 10%
Chiều cao cây 50% 40% 10%
Năng suất cá thể 30% 60% 10%
2. Đánh giá các thành phần phương sai
Phân tách thành phần phương sai môi trường, trong thực nghiệm có thể sử dụng một số
phương pháp nhằm tách thành phần phương sai môi trường ra khỏi phương sai kiểu
hình chung của tính trạng như:
1) Các kiểu gen khác nhau được đưa vào thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên
(ví dụ có p kiều gen và n lần nhắc lại). Từ kết quả ở bảng phân tích phương sai (sau khi
đã kiểm định sự sai khác giữa các kiểu gen là tin cậy), ta có:
MS1 - MS2
σ g2 = trong đó: MS1 – TBBP kiểu gen ; MS1 – TBBP sai số
n
σ e2 = MS2
95

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Rút ra: σ 2p = σ g2 + σ e2
2) Thí nghiệm được trồng cả hai bố mẹ P1, P2 và con lai F1, F2. Ở P1, P2, F1 các
cá thể có kiểu giống nhau, do đó, khi nghiên cứu tính trạng, những sai khác (biến động)
ở chúng là do môi trường, ta có:
Ve = 1/3(VP1 + VP2 + VF1)
Trong đó: Ve – phương sai môi trường; VP1 , VP2 , VF1 phương sai kiểu hình của
các bố mẹ P1, P2 và F1.
Riêng ở F2 (quần thể phân ly) có các kiểu gen khác nhau, nên phương sai kiểu
hình của F2 ( VF2 ) bao gồm hai thành phần: di truyền và môi trường, ta có:

VF2 = Vg + Ve Thay Ve từ biểu thức trên ta có:

1
Vg = VF2 - (VP + VP2 + VF1 )
3 1
* Đánh giá các thành phần phương sai kiểu gen
Để đánh giá thành phần phương sai kiểu gen, ở đây đề cập tới một mô hình
thống kê đơn giản: quan hệ giữa [AA] và [aa] thu được các hiệu ứng cộng và trội của
các gen. Hiệu ứng cộng xảy ra khi giá trị thu được nằm giữa (trung gian) hai giá trị
[AA] và [aa]. Hiệu ứng trội xảy ra khi giá trị thu được nghiêng về một phía của một
trong hai giá trị [AA] hoặc [aa]. Các thành phần phương sai về hiệu ứng cộng, trội được
đánh giá bằng bố trí thí nghiệm bao gồm: các bố mẹ P1, P2, các con lai F1, F2 và các con
lai ngược F1 x P1 à B1; F1 x P2 à B2.
Từ những kết quả theo dõi về tính trạng nghiên cứu, ta tính các phương sai kiểu
hình ở bố mẹ và đời con lai: VP1 , VP2 , VF1 , VF2 , VB1 , VB2
Thành phần môi trường (Ve hay E), như đã trình bày ở trên được tính theo:
1
E= (VP + VP2 + VF1 )
3 1
Các thành phần như hiệu ứng cộng (D) và trội (H) được tính dựa vào các công
thức sau:
1 1 1
VF2 = D + H + E hay 2VF2 = D + H + 2E (1)
2 4 2
1 1
VB1 + VB1 = D + H + 2E (2)
2 2
Từ hai phương trình (1) và (2) ta rút ra
1
2VF2 - (VB1 + VB2 ) = D (3)
2

96

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Biết D và E từ phương trình (1) ta có H được tính theo:
1 1
H = VF2 - D - E (4)
4 2
3. Hệ số di truyền
Như đã phân tích ở trên, trong biến dị chung của kiểu hình phần đóng góp do sai khác
về kiểu gen mới có ý nghĩa quan trọng, vì nó di truyền cho thề hệ sau. Phần đóng góp
này càng lớn thì hiệu quả chọn lọc tính trạng của quần thể càng cao. Để diễn tả mức độ
này, đã đưa ra thông số gọi là hệ số di truyền.
Hệ số di truyền (còn gọi là khả năng di truyền) diễn tả phần đóng góp do sai
khác về di truyền trong biến dị kiểu hình chung của tính trạng ở quần thể.

2
σ g2 σ 2g
H = =
σ 2p σ g2 + σ e2

Trong đó: σ g2 - phương sai kiểu gen, σ p2 - phương sai kiểu hình, σ e2 - phương sai
môi trường.
Hệ số di truyền (H2) biến đổi từ 0à1 (hay từ 0à 100%). Để đánh giá hệ số di
truyền, ta cần tách thành phần phương sai môi trường ra khỏi phương sai kiểu hình
nhằm xác định phương sai kiểu gen ( σ g2 ). Như đã trình bày ở trên ta có thể ứng dụng
một số phương pháp sau:
1) Dựa vào bảng phân tích phương sai trong thí nghiệm bố trí kiểu gen theo khối
ngẫu nhiên có n lần nhắc lại ta tính ra Vg và Ve.
2) Đánh giá Vg và Ve dựa vào kết quả của các phương sai VP1 , VP2 , VF1 , VF2 thu
được ở thí nghiệm bố trí các bố mẹ và con lai F1, F2.
3) Bên cạnh đó, có thể sử dụng hệ số tương quan (b) giữa bố mẹ và đời con theo
tính trạng nghiên cứu, ta có:
H2 = 2b
Hệ số di truyền được xác định theo các phưong pháp vừa nêu trên gọi là hệ số di
truyền theo nghĩa rộng. Hệ số này có thể sử dụng trong chọn lọc quần thể cây tự thụ
phấn.
Ở các quần thể lai và quần thể cây giao phấn chéo, cấu trúc quần thể có thể biến
động do phân ly và tổ hợp các gen. Ở các quần thể này phương sai kiểu gen bao gồm
các thành phần hiệu ứng cộng, hiệu ứng trội… và chúng có thể biến đổi ở các thế hệ. Ví
dụ, trong quá trình thụ phấn (và cận phối) xảy ra sự đồng hợp tử hóa các kiểu gen, hình
thành các dòng thuần, khi ấy thành phần hiệu ứng trội của các gen dần bị mất đi, cuối
cùng không còn đóng góp sự thể hiện kiểu hình của tính trạng. Ở đây chỉ còn lại vai trò
của phương sai hiệu ứng cộng, vì thế ở các trường hợp này phương sai di truyền được
phán xét theo phương sai hiệu ứng cộng và hợp lý hơn trong việc đánh giá hệ số di
truyền. Như vậy, hệ số di truyền được đánh giá trên cơ sở đóng góp của phần phương
97

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


sai di truyền theo hiệu ứng cộng của các gen trong toàn bộ biến dị chung của kiểu hình
ở quần thể gọi là hệ số di truyền theo nghĩa hẹp (h2). Công thức chung của h2 có dạng:
σ 2d
h2 = , trong đó: σ d2 - phương sai công tính của các gen
σ 2p

1
D
Từ công thức (1) VF2 =1/2D + 1/4H + E, ta có: h2 = 2 mà
VF2
1
D = 2VF2 - (VB1 + VB2 )
2
Hệ số di truyền khác nhau ở các tính trạng số lượng, không một tính trạng nào
có hệ số di truyền bằng 1 (hay 100%). Hệ số di truyền ở nghĩa rộng và nghĩa hẹp đều có
ý nghĩa trong chọn giống. Hệ số di truyền cao (từ 0,8 trở lên) tính trạng có hiệu quả
chọn lọc cao. Ngược lại, hệ số di truyền thấp (nhỏ hơn 0,4) chọn lọc tính trạng kém hiệu
quả.
Cần chú ý rằng, hệ số di truyền (và các thành phần phương sai) là các thông số
mang tích chất quần thể. Sự đánh giá chúng ở tính trạng số lượng nào đó phụ thuộc vào
quần thể cụ thể, ở đó người nghiên cứu lấy các số đo. Khi quần thể nghiên cứu ở các
điều kiện môi trường, canh tác khác nhau thì kết quả đánh giá hệ số di truyền cũng khác
nhau. Hệ số di truyền cũng như các thông số mang tính chất quần thể khác, đều có điểm
mạnh và điểm yếu. Trong thực hành cần biết ứng dụng và khai thác đúng mức, tránh
lạm dụng.
Hệ số di truyền là một trong các công cụ giúp cho quá trình chọn lọc. Nó cho
phép dự đoán kết quả chọn lọc tính trạng số lượng ở đời con theo công thức:
∆G = h2S
S: vi sai chọn lọc, nó là hiệu giữa giá trị của tính trạng ở khoảng chọn lọc (Xi) và trung
bình của toàn bộ quần thể ở đời bố mẹ ( X P ): SD = X i - X P
∆G: hiệu quả của chọn lọc(tiến bộ di truyền), nó cho biết giá trị trung bình của tính
trạng thu được ở đời con ( X F ) được xê dịch so với giá trị trung bình của tính trạng ở đời
bố mẹ ( X P ).
Hệ số di truyền theo nghĩa rộng của một số tính trạng ở cây trồng (tính theo Phedin
M.A, 1980)
Loài Tính trạng Hệ số di truyền
Lúa mì Năng suất cá thể 0,58 – 0,97
Khối lượng ngàn hạt 0,62 – 0,98
Ngô Năng suât cá thể 0,25
Chiều cao cây 0,70
Chiều dài bắp 0,17

98

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Cà chua Năng suất cá thể 0,27 – 0,54
Khối lượng trung bình một quả 0,06 – 0,95
Số lượng quả trên cây 0,63
Hàm lượng chất khô của quả 0,34 – 0,85
Độ pH của quả 0,34 – 0,79
Độ chín sớm 0,29 – 0,56
Chiều cao cây ở ngày thứ 55 0,40
Các dẫn liệu trình bày ở bảng trên về hệ số di truyền theo nghĩa rộng của một số tính
trạng số lượng ở cây trồng. Các dẫn liệu cho thấy, hệ số di truyền có biên độ biến động
rất lớn.
Dự đoán kết quả thu được tính trạng ở đời con
X F = X P + ∆G = X P + h 2 .S
Ví dụ, giá trị trung bình của tính trạng ở quần thể bố mẹ (ban đầu) là X P = 10 ,
ở quần thể này đã chọn nhóm cá thể có độ lớn của tính trạng là Xi = 12,5. Giả sử hệ số
di truyền của tính trạng h2 = 0,6 ta có :
Vi sai chọn lọc: S = 12,5 – 10 = 2,5 ;
Hiệu quả chọn lọc: ∆G = 0,6 x 2,5 = 1,5
Giá trị trung bình của tính trạng ở đời con do chọn lọc với Xi = 12,5 dự đoán sẽ
là: X F = X P + ∆G = 10 + 1,5 =11,5 (xem hình sau)

S
10
Xp Xi

F
∆G
10 11,5

Xp
Ước tính giá trị kiểu hình của tính trạng ở đời con

99

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Bài 5 - DI TRUYỀN QUẦN THỂ
I . Khái niệm và ý nghĩa
Di truyền quần thể là lĩnh vực nghiên cứu những quá trình di truyền và biến dị xảy ra
trong tập hợp lớn các cá thể, nó nghiên cứu cấu trúc di truyền của các quần thể và sự
biến đổi các cấu trúc ấy xảy ra qua các thế hệ dưới tác động của các yếu tố môi trường.
Các khái niệm về quần thể đã được Johansen đề ra từ năm 1907, sau đó là những nghiên
cứu của Hardi (nhà toán học người Anh) và Weinberg (nhà y học người Đức) vào năm
1908 và đã xây dựng được các qui luật di truyền của quần thể thụ phấn tự do.
Vậy Quần thể là gì?
Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng một loài (cùng nguồn gốc phát sinh), được đặc
trưng bởi các phương thức sinh sản và cùng chịu sự tác động của các yếu tố cơ bản
trong môi trường sống.
Quần thể có những đặc trưng sau:
- Đặc trưng bởi các phương thức sinh sản phản ánh các cá thể trong quần thể có thể
giao phối với nhau (trao đổi vật chất di truyền với nhau), mỗi kiểu sinh sản tạo nên
một cấu trúc di truyền đặc trưng của quần thể.
- Tác động của yếu tố cơ bản trong môi trường sống không ám chỉ phạm vi phân bố
lớn, chung của loài, mà nhấn mạnh phạm vi, không gian cụ thể nào đó mà quần thể
phát triển. Trong điều kiện sống ấy các thành viên của quần thể cùng chịu tác động
của các tác nhân cơ bản mà ở đó tồn tại, ví dụ: cùng chịu tác động của các yếu tố gây
đột biến, chịu sự cạnh tranh gay gắt.
Những biến đổi di truyền xảy ra trong tập hợp lớn các cá thể qua nhiều thế hệ là cơ sở
của quá trình tiến hoá. Vì vậy di truyền quần thể có thể xem như cấu phần cơ bản của di
truyền tiến hoá. Điểm phân biệt là ở chổ, đối tượng của di truyền quần thể là các quần
thể cụ thể của loài nào đó, di truyền tiến hoá đề cập đến những quần thể bất định, động
thái theo thời gian lớn.
Darwin là người đầu tiên có quan điểm quần thể trong tiến hóa và thúc đẩy sự phát sinh
ý niệm quần thể trong sinh học. Di truyền học đã làm sáng tỏ quần thể là đơn vị tiến hóa
cơ sở, nơi diễn ra các biến đổi tiến hóa đầu tiên.
Khi xét đến sự tiến hoá như trong công tác nghiên cứu về giống thì đối tượng nghiên
cứu không phải là những đối tượng riêng lẻ mà là các quần thể khác nhau, vì năng suất
của một số giống cây trồng hay gia súc, sự tiến hoá của một loài thực vật này hay một
loài động vật khác là do các quần thể quyết định. Chính vì di truyền học quần thể là
khâu nối liền di truyền học và khoa học chọn giống. Vì vậy, trong di truyền học đã hình
thành một ngành di truyền học quần thể có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng.
Di truyền học quần thể có nhiệm vụ nghiên cứu các qui luật di truyền xảy ra trong quần
thể như qui luật tự sinh, qui luật cân bằng về di truyền, tác dụng của chọn lọc. Từ đó tìm
ra các biện pháp điều khiển và khống chế quần thể theo hướng có lợi.

100

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


II. Các dạng quần thể
1. Phân dạng theo phương thức sinh sản
@. Quần thể tự do giao phối ngẫu nhiên: là trường hợp các cá thể trong quần thể tự do
giao phối với nhau, nói cách khác, sự gặp gỡ của các giao tử đực, cái mà các thành viên
trong quần thể tạo ra là ngẫu nhiên (trao đổi giao tử theo hệ mở).
Dạng quần thể này quan sát thấy ở các loài động vật, ở thực vật gặp ở những loài giao
phấn chéo. Nhiều trường hợp , khi xét ở một số cặp giao phối, hoặc ở một nhóm không
lớn các cá thể có thể không nhận thấy tính chất giao phối ngẫu nhiên, song khi xét trong
tập hợp lớn các cá thể thì sự giao phối mang tính chất ngẫu nhiên. Tuy nhiên, trong
quần thể có thể xảy ra nhiều cơ chế cách ly, dẫn tới các mức độ hạn chế sự giao phối
ngẫu nhiên, khi ấy cấu trúc di truyền của quần thể sẽ bị biến đổi.
@. Quần thể tự phối: ở sinh vật lưỡng tính, khi giao tử đực và giao tử cái của cùng
một cá thể phối hợp với nhau, gọi là tự phối. Trao đổi giao tử đực, cái ở đây xảy ra theo
hệ kín. Dạng này chủ yếu gặp ở các loài thực vậy tự thụ phấn. Đối với các loài thực vật
giao phấn chéo, khi áp dụng các phương thức cách ly nhụy cái, để chúng chỉ được thụ
phấn của cây chính nó, gọi là tự thụ phấn bắt buộc (tự phối bắt buộc).
Trường hợp giao phối, xảy ra giữa các cá thể gần nhau về nguốn gốc di truyền như anh
em ruột, chú cháu, con cô con cậu … gọi là giao phối cận huyết.
@. Quần thể vô phối: quần thể tái sản theo các phương thức sinh sản vô phối.
2. Phân dạng dựa vào điều kiện môi trường sống.
@. Quần thể nhân tạo: đó là quần thể sống trong điều kiện nhân tạo, ở đó con người
giới hạn không gian, khống chế và định lượng cụ thể một số yếu tố tác động của môi
trường, phụ thuộc vào mục đích đề ra. Ví dụ: quần thể ở đồng ruộng thí nghiệm, ở nhà
kính, ở lồng nuôi…
@. Quần thể tự nhiên: đó là quần thể sống trong điều kiện tự nhiên.
Ở mỗi một vùng phân bố quần thể được đặc trưng bởi một nền tác động xác định. Khi
xem xét các quần thể trong tự nhiên, cần phân biệt một số trường hợp sau:
+ Quần thể địa phương: Quần thể chiếm một phạm vi phân bố với ranh giới khá rõ
ràng về lãnh thổ. Tính chất địa phương nói lên sự định cư khá ổn định và lâu dài của
các thành viên trong quần thể, ta dễ dàng tìm kiếm để xúc tiến các nghiên cứu trên
phạm vi định cư của quần thể. Ví dụ, quần thể ở vùng đồng bằng duyên hải, ở thung
lũng, ở đỉnh núi, ở hải đảo nào đó…
+ Nhiều trường hợp các quần thể khó phân định theo lãnh thổ, vùng sống. Tuy nhiên,
ở chúng có thể xảy ra cách ly theo mùa vụ, thời gian nở hoa, phát dục của các nhóm
cá thể khác nhau, dẫn tới hình thành các quần thể phân biệt theo sinh thái khí tượng,
mùa vụ.
Như vậy, khi tiếp cận vớí một quần thể nào đó, câu hỏi đầu tiên đặt ra là các thành viên
trong quần thể trao đổi vật chất di truyền, tái sản theo phương thức nào? Đặc trưng bởi
nền tác động cơ bản gì của điều kiện sống mà ở đó quần thể phát triển? Từ đó dẫn tới
101

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


những phân tích về cấu trúc di truyền của quần thể, những biến đổi di truyền và phân dị
quần thể, chọn lọc thích ứng…Những cơ sở này có ý nghĩa lớn trong tiến hoá và trong
chọn giống.
III. Cấu trúc di truyền và các quá trình di truyền của quần thể thực vật giao phấn
chéo
1. Cấu trúc di truyền của quần thể loài giao phấn chéo
a. Tính chất đa hình
Do có trao đổi thông tin di truyền giữa các cá thể ở quần thể giao phấn chéo mà tạo ra
nhiều khả năng tái tổ hợp giữa các gen. Nhiều kiểu gen khác nhau được hình thành
trong quần thể, ta nói quần thể giao phấn chéo có tính chất đa hình. Trong khối đa dạng
về các kiểu gen ta có thể phát hiện được tần số các kiểu dị hợp ở mức khá cao. Tính chất
đa hình tạo nên một biến động di truyền, cho phép quần thể giao phấn chéo có tính mềm
giẻo hơn so với quần thể tự thụ phấn.
Trường hợp các kiểu gen trong quần thể thiết lập một cơ cấu đa hình ổn định, cơ cấu
này duy trì qua các thế hệ, khi ấy ta nói quần thể được hình thành một cân xứng đa
hình.
Như đã biết, locus có nhiều trạng thái allele (locus đa hình) tạo nên sự đa dạng về các
kiểu gen, tần số của chúng do tần số của các allele quyết định. Theo công thức Hardi-
Weinberg, khi locus có hai allele, ở quần thể thu được một kiểu dị hợp tử, tần số kiểu
này lớn nhất khi tần số của hai allele bằng nhau:
p(A) = q(a) = 0.5 => 2pq(Aa) = 2 x 0.5 x 0.5 = 0.5
Khi locus có 3 allele, ở quần thể thu được một kiểu dị hợp tử, tần số các kiểu này lớn
nhất khi 3 allele có tần số bằng nhau:
p(a1) = q(a2) = r(a3) = 1/3
Các kiểu đồng hợp tử : p2(a1 a1) + q2(a2 a2) + r2(a3 a3) = 1/3
Các kiểu dị hợp tử : 2 pq(a1a2 ) + 2 pr(a1a3) + 2 qr(a2a3) = 2/3
Như vậy, quần thể giao phấn chéo có tính đa dạng (có nhiều kiểu gen khác nhau) và tính
dị hợp tử (duy trì một tỷ lệ nào đó các kiểu gen dị hợp tử), từ đó ta thấy sự thể hiện của
tính trạng ở quần thể này có một số đặc điểm sau:
- Giá trị trung bình quần thể về biểu hiện tính trạng có thể không lớn, song các kiểu dị
hợp tử có thể thu được hiệu quả ưu thế lai. Trong quần thể các dạng này phát triển
vượt lên (sức sống cao), chúng có thể bổ sung cho những kiểu đồng hợp tử.
- Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả ưu thế lai, các kiểu dị hợp tử còn che khuất nhiều
allele lặn có hại, khi các allele này ở trạng thái đồng hợp tử, chúng gây ra sự suy
thoái kiểu gen . Do vậy ở quần thể cây giao phấn chéo gánh nặng di truyền lớn hơn
nhiều so với quần thể cây tự thụ phấn. Rõ ràng, ở quần thể loài giao phấn chéo khi
chọn lọc phù hợp với sự tăng các kiểu dị hợp tử, thì bên cạnh mặt tích cực, mặt trái
lại đi kèm. Đó là quần thể đưa ra các đồng hợp tử lặn có sức sống yếu, chúng hoặc

102

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


bị đào thải hoặc là gánh nặng di truyền lớn mà quần thể phải chịu đựng (ưu thế lai
dễ bị mất đi nhanh chóng.)
b. Các yếu tố làm tăng nền đồng hợp tử
Trong quần thể giao phấn chéo, lượng dị hợp tử được duy trì về mặt lý thuyết, theo công
thức Hardi-Weinberg. Tuy nhiên trong thực tiễn tồn tại nhiều nguyên nhân khác nhau có
thể làm tăng nền đồng hợp tử, đó là các yếu tố cản trở hạn chế tính chất ngẫu nhiên
trong giao phấn của quần thể lớn.
- Giới hạn về liều lượng cá thể tham gia vào quá trình giao phối (ví dụ, đợt ra hoa chỉ
có một ít cá thể, số khác bị chặt phá…)
- Lựa chọn thụ phấn do côn trùng, ví dụ chúng luôn bay tới những cây có màu sắc
hấp dẫn hơn, hoặc bị lôi cuốn bởi một dạng (khẩu vị) mật hoa nào đó
- Hiệu quả tung phấn không xa gây nên sự giao phấn gần, từ đó hình thành các gia
đình cây với các mức cận phối khác nhau (tăng các kiểu đồng hợp tử)
- Hiện tượng tương đồng kiểu hình, đó là các kiểu hình có sự tương hợp rất rõ nét về
thời gian rộ hoa, tung phấn. Những cây cùng đợt tung phấn đó tham gia vào quá
trình tái sản, đã hạn chế tính ngẫu nhiên trong giao phấn của quần thể. Hiện tượng
này quan sát thấy ở nhiều cây có thời gian tung phấn ngắn và tập trung.
Trong mô hình diễn tả cấu trúc quần thể của loài giao phấn chéo, cần chú ý tới những
tình thế là tần số các allele của locus đa hình có thể được ổn định trong quần thể (điều
kiện sinh thái nào đó), sự phối hợp các allele cho ta kiểu gen đồng hợp tử và dị hợp tử.
Cơ cấu của chúng có thể hoặc là lý tưởng, ổn định thống kê, hoặc là bị biến động do tác
động của nhiều tố khác nhau (như các phân tích ở trên).
2. Các quá trình di truyền trong quần thể giao phấn chéo ngẫu nhiên.
a. Tần số allele và tần số kiểu gen
Trong di truyền quần thể, quá trình di truyền được theo dõi trên tập hợp lớn các cá thể,
tập hợp này được xem xét như một thể thống nhất, trong đó các thông số (về cơ bản)
được diễn tả ở dạng các tần số.
Những chỉ số đặc trưng cơ bản của quần thể là tần số allele và tần số kiểu gen. Vốn gen
của quần thể được biểu hiện ở những giá trị về tần số của các kiểu gen, các tần số này
được xác định theo sự lấy mẫu ngẫu nhiên từ số lượng lớn cá thể của quần thể.
Ví dụ: Ở người lấy mẫu 200 cá thể để phân tích locus phosphoglucomutase (pgm) locus
này có hai trạng thái allele (2 dạng protein) là pgm1 và pgm2. Phân tích điện di cho kết
quả tần số các kiểu gen locus pgm như sau:
Kiểu gen Số cá thể Tần số các kiểu gen
pgm1/pgm1 108 P = 108/200 = 0.54
pgm1/pgm2 86 H = 86/200 = 0.43
pgm2/pgm2 6 Q = 6/200 = 0.03
Cộng 200 1

103

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Tần số các allele pgm1 và pgm2 được tính như sau:
1 1
Allele pgm1 : p = P + H = 0,54 + (0,43) = 0,755
2 2
1 1
Allele pgm2 : q = Q + H = 0,03 + (0,43) = 0,245
2 2
p + q = 0,755 + 0,245 = 1

b. Định luật Hardy – Weinberg


“ Trong một quần thể có số lượng lớn, giao phối tự do và ngẫu nhiên ở vào thế cân
bằng, không có chọn lọc và đột biến, thì tần số allele không thay đổi từ đời này qua
đời khác”
Trong quần thể giao phối ngẫu nhiên, các cá thể tự do trao đổi giao tử một cách ngẫu
nhiên để cho các kiểu gen ở thế hệ sau. Giả sử rằng một gen gồm có 2 allele A và a. Các
cá thể trong quần thể có các kiểu gen AA, Aa hoặc aa. Quần thể gồm tập hợp các kiểu
gen này với một tần số xác định. Nếu tần số allele A được kí hiệu là p và tần số allele a
là q, thì tổng số allele trong quần thể pA + qa = 1, có nghĩa p + q = 1. Bởi mỗi giao tử
theo giả sử của chúng ta chỉ chứa 1 – 1 allele trên một locus, vì vậy trong một quần thể
lý tưởng tại thế hệ F2 chúng ta nhận được tần số kiểu gen p2AA + 2pqAa + q2aa hay
ngắn gọn hơn p2 + 2pq + q2. Ta có sơ đồ giao phối sau:
Các giao tử đực và Các allele A a
tần số của chúng Tần số các allele p q
p+q=1
Các giao tử A a
đực và tần p q
số của
chúng A p AA Aa Các kiểu gen AA Aa aa
2 2
p pq Tần số kiểu gen p 2pq q2
a q Aa aa p2 + 2pq + q2 = (p + q)2 = 1
pq q2

Allele A từ hai kiểu gen AA và Aa là p2 + ½ 2pq = p(p+q) = p


Allele a từ hai kiểu gen Aa và aa là q2 + ½ 2pq = q(p+q) = q
Như vậy tần số các allele luôn không thay đổi qua các thế hệ.
Chúng ta có thể theo dõi các kiểu kết hợp ngẫu nhiên và các kiểu cá thể đời sau trong
quần thể nơi mà công thức p2 + 2pq + q2 = 1 thường đúng được trình bày như sau:
Các kiểu kết hợp Tần số kết hợp Các tần số của các cá thế đời sau
AA Aa aa

104

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


p2 AA x p2 AA p4 p4 - -

p2 AA x 2pq Aa 2p3q p3q p3q -


2 3 3 3
2pq Aa x p AA 2p q pq pq -
p2 AA x q2 aa p2q2 -
p2q2 -

q2 aa x p2 AA p2q2 -
p2q2 -

2pq Aa x 2pq Aa 4 p2q2 p2q2 2p2q2 p2q2


2pq Aa x q2 aa 2pq3 -
pq3 pq3
q2 aa x 2pq Aa 2pq3 -
pq3 pq3
q2 aa x q2 aa q4 - - q4
Tổng số kiểu gen AA Tổng số kiểu gen Aa Tổng số kiểu gen aa
4 3 2 2 3 2 2 3
p + 2p q + p q 2p q + 4p q + 2pq p2q2 + 2pq3 + q4
= p2(p2 + 2pq + q2) = 2pq(p2 + 2pq + q2 ) = q2(p2 + 2pq + q2)
= p2 AA = 2pq Aa = q2 aa
(p + q)2 = (p2 + 2pq + q2) = 1 trong tất cả các thế hệ sau.
Hardy và Weiberg đã xây dựng qui luật cơ bản của sự di truyền quần thể vào năm
1908. Định luật này gồm những điểm sau đây:
1. Trong một quần thể lớn, giao phối tự do, không có di và nhập gen, không có đột
biến và chọn lọc thì tần số allele và tần số kiểu gen là không đổi qua các thế hệ.
2. Tần số kiểu gen của thế hệ sau được xác định bởi tần số allele của thế hệ cha mẹ.
Trong trường hợp 2 allele, tần số của chúng p + q = 1, khi đó tần số kiểu gen p2 + 2pq +
q2 = 1.
3. Tần số kiểu gen theo công thức p2 + 2pq + q2 =1 ứng dụng cho một locus gen
được xác định tại bất kì một thế hệ nào không phụ thuộc kiểu gen ở thế hệ cha mẹ.
4. Nếu chúng ta muốn duy trì cấu trúc di truyền của một quần thể đã ở vào trạng thái
cân bằng thì chúng ta phải duy trì tần số allele của quần thể.
Định luật Hardy – Weiberg chỉ ứng dụng cho những gen nằm trên nhiễm sắc thể thường
(gen không liên kết với giới tính) và ứng dụng cho một quần thể lý tưởng có số lượng cá
thể lớn. Trong quần thể này các cá thể hữu dục, giảm phân và phân ly các gen xảy ra
bình thường, các giao tử hình thành có sức sống như nhau, sự phối hợp các giao tử đực
cái xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên và không chịu tác động của đột biến và chọn lọc. Chỉ
trong điều kiện như vậy quần thể mới có sự cân bằng, nghĩa là tần số allele và tần số
kiểu gen cố định qua các thế hệ.
Định luật Hardy- Weiberg cho phép rút ra hệ quả quan trọng: sau thế hệ giao phối hoàn
toàn ngẫu nhiên, tần số trong quần thể trở nên cân bằng. Điều này thể hiện ở chỗ, cơ
cấu kiểu gen ban đầu (quần thể phát tán) có thể là bất kỳ, từ đó rút ra tần số các allele A

105

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


là p, a là q ngay thế hệ sau do xảy ra giao phối hoàn toàn ngẫu nhiên, ta thu được tần số
kiểu gen cân bằng theo p2AA : 2pqAa : q2aa. Hiện tượng này gọi là giao phối cân bằng.
c. Ứng dụng định luật Hardy – Weinberg
• Xác minh trực tiếp tần số các allele và kiểm định quần thể cân bằng theo Hardy
– Weinberg.
Ví dụ về phân tích locus phosphoglucomutase
Qua tính toán tần số các allele, đã rút ra:
p(pgm1) = 0,755 q(pgm2) = 0,245
Giả thiết rằng, quần thể nghiên cứu là giao phối hoàn toàn ngẫu nhiên. Ta có tần số ba
kiểu gen cân bằng theo công thức Hardy – Weinberg:
p2(pgm1/pgm1) : 2pq(pgm1/pgm2) : q2(pgm2/pgm2)
Tần số các kiểu gen thu được qua kết quả thực nghiệm và trông chờ lý thuyết theo Hardy –
Weinberg.
Kiểu gen Kết quả thực nghiệm Trông chờ lý thuyết
Số lượng Tần số Số lượng Tần số
pgm1/pgm1 108 0,54 114 0,57
pgm1/pgm2 86 0,43 74 0,37
pgm2/pgm2 6 0,03 12 0,06
Kiểm định theo phương pháp Chi- square
χ TN
2
= 5,26 ; χ 2 P = 0.05
= 6,0 Ò χ TN
2
< χ St2
St
n=2

Kết luận: Công việc lấy mẫu để phân tích là đáng tin cậy, kết quả thu được về tần số các
allele và tần số các kiểu gen đã phản ánh đúng quần thể nghiên cứu là giao phối hoàn
toàn ngẫu nhiên.
• Xác minh gián tiếp tần số các allele
Trường hợp đôi allele nghiên cứu có tương quan trội lặn, dựa vào tần số xuất hiện các
kiểu hình lặn, ta có thể tính được tần số các allele. Ví dụ, ở ngô dạng thân trắng (aa)
đếm được 5 cá thể trong tổng số 2000 cá thể nghiên cứu. Ta có:
q2(aa) = 5/2000 = 0,0025 Ò q(a) = 0,05
p(A) + q(a) = 1 Ò p(A) = 1 – 0,05 = 0,95
Tần số các kiểu gen là:
p2(AA) = 0,952 = 0,9025 hay 90,25%
2pq(Aa) = 2 x 0,95 x 0,05 = 0,0950 hay 9,50%

106

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


q2(aa) = 0,052 = 0,0025 hay 0,25%
Cộng: p2(AA) + 2pq(Aa) + q2(aa) = 1 hay 100%

• Giao phối cân bằng


Theo hệ quả rút ra từ định luật Hardy – Weiberg, tần số các kiểu gen của quần thể ban
đầu có thể là bất kỳ, tuy nhiên sau thế hệ giao phối hoàn toàn ngẫu nhiên các kiểu gen
có tần số trở nên cân bằng. Hiện tượng này gọi là giao phối cân bằng.
Ví dụ, quần thể phát tán ban đầu có cơ cấu:
25AA : 10Aa : 5aa hay 0,625 AA : 0,25 Aa : 0,125aa
Từ đây rút ra tần số các allele:
P(A) = 0,625 + ½ (0.250) = 0,75 ; q(a) = 0,125 + ½ (0,250) = 0,25
Quần thể trở nên cân bằng theo:
(0,75)2AA : 2 x 0,75 x 0,25Aa : (0,25)2aa hay 0,5625AA : 0,3750Aa :
0,0625aa
Bảng dưới đây trình bày các dạng quần thể ban đầu mang 2 allele (A, a) và tần số các
kiểu gen trở nên cân bằng, sau giao phối hoàn toàn ngẫu nhiên.
Các quần thể được cân bằng ở đời sau do xảy ra giao phối hoàn toàn ngẫu nhieân.
Tần số các kiểu gen Tần số các allele Tần số các kiểu gen
của quần thể (phát cân bằng theo Hardy –
A a
tán) ban đầu bất kỳ Weinberg
p q
X1AA : Y1Aa :Z1aa p1 = X1 + 1/2Y1 q1 = Z1 + 1/2Y1 p12 2p1q1 q12
X2AA : Y2Aa p2 = X2 + 1/2Y2 q2 = 1/2Y2 p2 2 2p2q2 q22
Y3Aa :Z3aa p3= 1/2Y3 q3 = Z3 + 1/2Y3 p32 2p3q3 q32
X4AA : Z4aa p4 = X4 q4 = Z4 p4 2 2p4q4 q42
1 Aa (toàn bộ là Aa) p5 = 0,5 q5 = 0,5 0,25 0,50 0,25

IV. Cấu trúc di truyền và các quá trình di truyền của quần thể loài tự thụ phấn
1. Cấu trúc di truyền
a. Tính chất đồng hợp tử
Tự thụ phấn dẫn tới quá trình đồng hợp tử hoá các kiểu gen, mỗi thế hệ giá trị dị hợp tử
giảm đi một nửa. Tự thụ phấn liên tục, giá trị đồng hợp tử tiến tới 1. Biến đổi hệ số cận
thân, như đã biết, tính theo công thức.
Ft = ½ (1+ Ft -1)

107

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


(Hệ số cận thân chỉ khả năng để xuất hiện các thể đồng hợp tử, hay xác xuất để các
allele gặp trở lại)
Như vậy, trong quần thể của loài sinh sản theo tự thụ phấn sẽ thu được những cá thể
đồng hợp tử. Dòng thuần là các tập hợp những cá thể đồng nhất về kiểu gen đồng hợp
tử. Tính chất đồng đều về thể hiện tính trạng của các cá thể ở quần thể loài tự thụ phấn
quyết định tổng giá trị quần thể bình quân.
Ở cấu trúc có các kiểu gen với một số gen dị hợp tử nào đó, quá trình tự thụ sẽ kéo theo
hiệu quả sắp xếp (tổ hợp) lại các gen, tạo nên một đa dạng di truyền do phân ly. Các
kiểu phân ly, một mặt tiếp tục ổn định và cho cấu trúc đồng hợp tử, mặt khác là nguồn
vật liệu cho sự tác động của chọn lọc. Nếu kiểu gen đồng hợp tử (các đột biến lặn)
không thích ứng, chúng bị đào thải khỏi quần thể với tốc độ rất nhanh. Gánh nặng di
truyền ở quần thể loài tự thụ phấn được giảm mạnh. Như vậy, tác động của chọn lọc sẽ
ổn định, cho phát triển nhanh chóng các kiểu thích ứng, bên cạnh đó nhanh chóng đào
thải các kiểu không thích ứng.
Tuy nhiên, ở quần thể tự thụ khi có sự lạm dụng, bành trướng lớn một cấu trúc đồng
nhất, quần thể có nguy cơ kém mềm dẻo trước các biến động lớn, đột xuất của điều kiện
ngoại cảnh.
b. Giá trị dị hợp tử tàn dư
Tính chất đồng hợp tử của quần thể tự thụ phấn không phải tuyệt đối. Có nhiều yếu tố
gây nên sự xuất hiện các kiểu dị hợp tử nào đó ở quần thể, đó là:
- Tác động của các yếu tố môi trường làm xuất hiện các đột biến tự nhiên (chúng có
tần số thấp)
- Giữa các dòng tự thụ, ở các thế hệ vẫn thường xảy ra các một tỷ lệ giao phấn chéo
nhỏ nào đó (tỷ lệ giao phấn chéo ngẫu nhiên khác nhau ở các loài)
Các kiểu dị hợp tử xuất hiện vẫn nằm trong quy luật chịu tác động của chọn lọc tự
nhiên, chúng vẫn được lưu giữ trong quần thể, mặc dù phương thức tự thụ phấn kéo
theo sự giảm tỷ lệ kiểu dị hợp tử đi một nửa qua mỗi thế hệ.
Điều đáng lưu ý là, ở nhiều trường hợp các kiểu dị hợp tử có thể có giá trị thích ứng rất
cao (phát triển mạnh), làm cho chúng nổi bật, mặc dù tồn tại hiếm, rải rác trong đám
đông xung quanh là các đồng hợp tử. Nếu các kiểu dị hợp tử đó có cơ hội bành trướng
nhanh (nhân vô tính, sinh sản không bào tử…) thì chúng có thể gây nên hiệu quả khó
lường trước được trong sự phân dị, tạo cấu trúc đa hình ở quần thể tự thụ phấn. Trường
hợp trong quần thể xuất hiện dạng đột biến chống chịu lại chủng gây bệnh nào đó (nó đe
dọa đám đông đang tồn tại) thì khả năng bành trướng dạng mới, phân hoá quần thể có
thể xảy ra.
c. Đa dạng kiểu đồng hợp tử
Bên cạnh sự tồn tại giá trị dị hợp tử tàn dư, trong quần thể của loài tự thụ phấn còn thiết
lập một kiểu đa dạng khác, đó là sự đứng cạnh nhau của các dòng đồng hợp tử (các
dòng thuần). Chọn lọc tự nhiên có thể duy trì sự đồng tồn tại của các cấu trúc đồng hợp

108

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


tử này. Hiển nhiên, những biến động của điều kiện sinh thái có thể gây lên sự điều chỉnh
cơ cấu tồn tại của các cấu trúc đó.
d. Diễn tả cấu trúc quần thể ở loài tự thụ phấn
Qua các phân tích ở trên, ta có thể đưa ra sơ đồ diễn tả mô hình cấu trúc quần thể ở loài
tự thụ phấn. Các đường liền diễn tả kiểu thích ứng nhất ở điều kiện sinh thái hiện trạng
(t1). Các đường gạch chỉ kiểu có giá trị thích ứng kém hơn ở t1 (có thể nó trở nên thích
ứng cao ở điều kiện t2 …)
Lượng dị hợp tử ổn định thu được giá trị thích ứng cao (nổi bật) ở t1 là Aa, còn kiểu Bb
có thể chưa ổn định hẳn ở mức thích ứng cao.
Các dị hợp tử liên tục xuất hiện do đột biến tự nhiên và do giao phấn chéo ngẫu nhiên,
trong quá trình tái sản xuất theo phương thức tự thụ phấn, ở chúng xảy ra sự xắp xếp lại
các tổ hợp gen, tạo các dạng phân ly và chúng tiếp tục chịu tác động của quy luật chọn
lọc tự nhiên.
Đám đông Đứng cạnh nhau của các cấu trúc đồng hợp tử
cấu trúc đồng
hợp tử AA
AA BB BB
Ñoà
Ñoàng hôï
n g hôïpp töû
töû Ñoà
Ñoàn g hôï
ng hôïpp töû
töû …..

Phaân hoaù caáu Aa Bb


AA’
Lượng dị hợp tử ổn định có giá trị Bb
truùc ñoàng hôïp
töû thích ứng cao
AA’ BB’
AA’ BB’
AB
Dị hợp tử xuất hiện do đột biến AB
…..

Dò hôïp töû taøn AB


AB Dị hợp tử xuất hiện do giao phấn …..

chéo ngẫu nhiên

2. Các quá trình di truyền trong quần thể tự thụ phấn


Tự phối là trường hợp các giao tử đực và giao tử cái của cùng một cá thể sinh vật lưỡng
tính phối hợp với nhau tạo nên các hợp tử (trao đổi giao tử theo hệ kín). Trong tự nhiên,
hiện tượng này là phổ biến ở các loài thực vật tự thụ phấn.
Nếu quá trình giao phối ngẫu nhiên duy trì lượng dị hợp tử (lý thuyết theo công thức
Hardi – Weinberg), thì quá trình tự phối làm giảm lượng dị hợp tử. Giả sử, quần thể ban
đầu gồm toàn bộ các dị hợp tử (1 Aa), ngay ở thế hệ tự phối đầu tiên ta thu được tỷ lệ
1 1 1
các kiểu gen theo AA : Aa : aa, ở đó lượng dị hợp tử đã giảm đi một nửa.
4 2 4
Diễn biến các tần số kiểu gen qua các thế hệ tự phối được trình bày ở bảng sau:

109

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Thế hệ Biến thiên tần số các kiểu gen Đồng hợp tử Dị hợp
tử
0 Aa 0 1
1 AA 2Aa aa 1 1
4AA 2(AA : 2Aa : aa) 4aa
2 2
2
6AA 4Aa 6aa
3AA 2Aa 3aa 3 1
4 4
12AA 2(AA : 2Aa : aa) 12aa
3 14AA 4Aa 14aa
7AA 2Aa 7aa
7 1
. . .
. . . 8 8
. . . . .
. . .
. .
(2n-1)AA 2Aa (2n-1)aa
n 1 1
1-
2n 2n
Sau mỗi đời tự phối tỷ lệ kiểu dị hợp tử giảm đi một nửa, giá trị giảm này ứng với giá trị
tăng lên của các kiểu đồng hợp tử, tới một số đời nào đó kiểu dị hợp tử chiếm tỷ lệ
không đáng kể.
Như vậy quá trình tự phối nhanh chóng đưa ra các kiểu gen đồng hợp tử. Nếu kiểu gen
không thích ứng (giả sử aa) chúng sẽ bị loại khỏi quần thể với tốc độ rất nhanh. Đặc
trưng cơ bản của quần thể tự thụ phấn là tính chất đồng hợp tử. Một tập hợp bao gồm
những cá thể đồng nhất về kiểu gen đồng hợp tử, tái sản theo phương thức tự thụ phấn
gọi là dòng thuần. Tính đa dạng ở quần thể tự thụ phấn được xem xét như sự đứng cạnh
nhau của các dòng thuần.
Ở bảng trên, quá trình tự phối của quần thể xuất phát bao gồm toàn bộ các cá thể là dị
hợp tử (Aa). Khi cấu trúc của quần thể xuất phát bao gồm các kiểu gen dị hợp tử và
đồng hợp tử mà tương quan của chúng được quy theo tỷ lệ hoặc hệ số, ta có sự biến
thiên về tần số các kiểu gen đồng hợp tử, dị hợp tử qua các đời tự phối (n) diễn ra theo
mô hình tổng quát sau:
Quần thể xuất phát (O) : k1AA : k2Aa : k3aa
Ở thế hệ tự phối n :
AA Aa aa

110

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


+ Từ kiểu gen Aa (2n – 1) k2 2k2 (2n – 1) k2
+ Từ kiểu gen đồng hợp 2n+1k1 . 2n+1k3
tử (AA : aa)
.

.
Coäng 2n (2k1 + k2) - k2 2n (2k3 + k2) - k2
.

V. Những yếu tố gây biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
1. Đột biến
Đột biến là nguồn gốc của tất cả các biến dị di truyền. Nó cung cấp nguyên liệu cho quá
trình chọn lọc. Các đột biến thường nằm trong trạng thái dị tử, khi số lượng đột biến
tăng lên cũng tăng khả năng chuyển chúng vào trạng thái đồng hợp tử do kết quả giao
phối giữa các dạng dị hợp tử với nhau.
Trong mỗi thế hệ, vốn gen của quần thể có thể được tăng thêm một số lượng đáng kể
những đột biến mới. Quá trình đó gọi là áp lực đột biến. Vậy áp lực đột biến là sự gia
tăng tần số của một trong các gen của một locus trong quần thể, do tốc độ đột biến
thuận và đột biến nghịch không bằng nhau. Như vậy tần số allele của các gen trong
quần thể sẽ thay đổi phụ thuộc vào áp lực đột biến nghĩa là tỉ lệ giữa đột biến thuận và
đột biến nghịch.
Thông thường tần số đột biến thuận lớn hơn tần số đột biến nghịch rất nhiều. Nếu tần số
đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch thì cân bằng di truyền vẫn được giữ vững.
Tốc độ phát triển của đột biến trong quần thể phụ thuộc vào gen trội và gen lặn, gen có
lợi và gen có hại. Nói chung các đột biến có hại càng giảm nhanh trong quần thể còn
các đột biến có lợi càng thích ứng phát triển nhiều do tác dụng của chọn lọc.
2. Chọn lọc
Là một trong những yếu tố làm thay đổi rõ rệt cấu trúc di truyền của quần thể. Chúng ta
biết các cá thể trong quần thể có kiểu gen khác nhau, thích ứng khác nhau đối với điều
kiện môi trường. Những cá thể nào có sức sống cao, thích ứng mạnh sẽ được giữ lại,
còn những cá thể kém thích ứng sẽ bị đào thải. Như vậy chính sự chọn lọc tự nhiên đã
xác định tần số gen trong quần thể.
Do kết quả của chọn lọc, tần số gen trong quần thể có thể tăng hay giảm. Tốc độ tăng
hay giảm các allele của các gen có thể rất khác nhau: quá trình chọn lọc không xảy ra
với từng gen riêng lẻ mà với kiểu gen của cá thể. Chính sự chọn lọc tự nhiên dựa trên
biểu hiện kiểu hình để giữ lại hay đào thải các kiểu gen.
Ở quần thể giao phấn, khi ngừng chọn lọc quần thể trở lại cân bằng di truyền nhưng với
một tỉ lệ kiểu gen mới.
Như vậy trong quần thể giao phấn tự do, chọn lọc chỉ có hiệu quả nhất định vì do giao
phấn nên đã làm mất các tính trạng chọn lọc, vì vậy đối với quần thể giao phấn muốn
chọn lọc có hiệu quả cần phải chọn lọc liên tục và có cách ly.
111

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


3. Sự di cư, thất lạc ngẫu nhiên của các gen
Do sự thất lạc ngẫu nhiên, các gen từ quần thể này có thể chuyển đến quần thể khác (lai
tự nhiên do gió, côn trùng, cơ giới …) do đó làm cho tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể
thay đổi.
Sự di cư dẫn đến sự trao đổi gen di truyền giữa các cá thể của các quần thể. Từ đó gen
của những cá thể di cư đi vào phạm vi vốn gen của quần thể.
Nếu các quần thể có tần số gen khác nhau thì sự di cư sẽ dẫn đến sự thay đổi tần số gen
của quần thể. Kết quả của quá trình di cư gen cũng giống như kết quả của quá trình đột
biến. Song sự di cư thay đổi tần số allele nhanh hơn nhiều so với đột biến.
Khi trong quần thể có các cá thể của quần thể khác di cư đến thì tần số gen trong quần
thể sẽ thay đổi. Mức độ thay đổi tần số gen phụ thuộc vào số lượng cá thể du nhập vào
quần thể. Sự di cư còn tiếp tục thì còn diễn ra sự san bằng sai khác về di truyền giữa các
quần thể khác nhau.
Giả sử ở quần thể được nhập vào có tần số các allele ban đầu là po, qo, ở quần thể có bộ
phận di cư có tần số các allele là pm, qm. Nếu ta gọi toàn bộ số cá thể ở quần thể được
nhập (quần thể bản địa) cộng với số cá thể di cư là một thì bộ phận nhập vào này chiếm
tỉ lệ là m, còn bộ phận cũ chiếm tỉ lệ 1 - m. Sau khi nhận bộ phận nhập vào, ở thế hệ sau
tần số allele của quần thể hỗn hợp sẽ thay đổi như sau:
Allele a nhận từ số cá thể cũ có liều lượng là q 0 (1- m) , nhận từ bộ phận mới chuyển vào
là mqm. Từ đó ta có:
q1 = q 0 (1 − m) + mq m
∆q = q1 − q 0 = (1 − m)q 0 + mq m − q 0

Rút ra ∆q = m ( q m − q 0 )
Theo công thức trên, sự biến đổi tần số allele càng lớn khi liều lượng nhập vào (m) càng
lớn, và sự sai khác giữa hai tần số allele qm, qo càng lớn.
Khi qm – qo = 0 hay qm = qo, ta có ∆ q = 0. Như vậy, sự di nhập cư chỉ gây biến đổi
tần số allele khi mà tần số này ở quần thể được nhập khác với tần số ở quần thể có bộ
phận di cư đi.
Trong quá trình khảo sát, nếu biết được tần số allele ở các quần thể cũ (quần thể có bộ
phận di cư và quần thể nhập) và ở quần thể hỗn hợp, ta có thể ước lượng được liều
lượng nhập vào ở quần thể hỗn hợp theo công thức sau:
 q − qm 
m = 100. 1 − n 
 q0 − qm 
qm , qo , qn là tần số allele ở quần thể di cư, ở quần thể nhập và ở quần thể hỗn hợp. Ví
dụ : qo = 0,181; qo = 0.087; qo = 0,417 ta có m = 0,285 hay 28,5%.

112

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


4. Sự di truyền tự động và sự cách ly
Các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng một quần thể không thể giữ nguyên một
tần số allele nào đó liên tục ở nhiều thế hệ không đổi. Dù không có áp lực đột biến và
chọn lọc, sự biến động tần số allele vẫn xảy ra vì dù rằng quần thể vô cùng lớn nhưng
sự giao phối hoàn toàn tự do không bao giờ hoàn hảo do quần thể có sự phân bố không
đều trong không gian. Vốn gen của quần thể sau mỗi thế hệ hình thành do một giới hạn
chọn lọc ngẫu nhiên tạo một nhóm cá thể có tần số gen không đại diện cho cả quần thể
ngày càng phát triển. Đôi khi sự di truyền tự động dẫn tới sự loại bỏ hoàn toàn allele
bảo đảm khả năng thích ứng cho quần thể lại gắn vào những allele kém thích ứng,
những allele mất đi không bao giờ được tái tạo trong quá trình đột biến.
Nếu sự di truyền tự động dẫn tới giảm khả năng thích ứng của quần thể thì quần thể sẽ
chết. Nhưng đôi khi cũng có thể làm xuất hiện những cá thể khác biệt với khả năng
thích ứng cao. Trường hợp này gọi là “cách mạng gen “ là một trong những dự đoán của
các nhà khoa học về nguyên nhân của sự xuất hiện loài mới.
Như vậy bản thân quá trình di truyền tự động đã có tần số biến đổi gen.
Vì việc chọn đúng các giao tử một cách lý tưởng để giao phối hoàn toàn tự do sẽ không
thể xảy ra, trong thực tế sự sai lệch là không tránh khỏi, tuy nhiên nếu là một quần thể
lớn sự sai lệch sẽ không lớn lắm, nhưng với một quần thể càng nhỏ sự sai lệch càng lớn.
Như thế sự phân hoá thành phần di truyền quần thể dưới tác động của quá trình di
truyền tự động đặc biệt rõ rệt ở những quần thể nhỏ.
Ví dụ: Tại một bang ở Mỹ có một hệ tộc người thiểu số. Hầu hết 80 người của đám dân
cư cách ly này là con cháu của 3 cặp vợ chồng ở Mỹ từ năm 1770. Nhóm người này do
cưới lẫn nhau trong hệ tộc và do tần số gen lùn và gen có nhiều ngón tay ở mức độ cao
nên xuất hiện trong quần thể nhiều người lùn và có nhiều ngón tay. 13% số người của
dân cư này có dị hợp tử về tật đó.
Sự cách ly và di truyền tự động thường có mối liên quan chặt chẽ với nhau và gây nên
những thay đổi về phân bố di truyền trong quần thể. Sự cách ly làm cho quần thể bị tách
thành những nhóm cá thể nhỏ hơn do đó cấu trúc di truyền của nhóm này không thể
tuân thủ một cách lý tưởng cấu trúc di truyền của quần thể xuất phát. Vì cách ly như sự
tách một cách ngẫu nhiên cá thể ra khỏi quần thể, không xác định trước tần số kiểu gen,
mặt khác sự cách ly ngăn cản sự giao phối tự do trong quần thể và tạo điều kiện cho
khả năng giao phối gần, dẫn đến việc xuất hiện các kiểu gen đồng hợp tử lặn và đưa
chúng vào quá trình chọn lọc tự nhiên.
Sự cách ly sẽ tách quần thể thành các nhóm riêng và qua nhiều thế hệ dưới sự ảnh
hưởng của quá trình chọn lọc, những nhóm này có thể phát triển thành những quần thể
mới.
Cách ly có thể bằng con đường địa lý hoặc con đường sinh học. Cách ly sinh học dựa
trên đặc điểm di truyền khác nhau của các cá thể trong quần thể.
Khi sự cách ly xảy ra giữa những quần thể khác nhau thì sẽ ngăn chặn được sự di cư
gen qua nhiều thế hệ, các quần thể cách ly sẽ phát triển theo những hướng khác nhau.

113

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Dưới ảnh hưởng của chọn lọc tự nhiên sự phân tách như vậy có thể dẫn đến sự hình
thành loài mới.
VI. Quần thể là đơn vị tiến hóa
Chữ tiến hóa “Evolutio” có nghĩa là sự chuyển một cách dần dần có qui luật từ trạng
thái này sang trạng thái khác theo một hướng nhất định ngày càng hoàn thiện hơn. Quá
trình di truyền đã góp phần truyền đạt một cách bền vững các tính trạng qua các thế hệ
kể cả các tính trạng thu được do đột biến. Cùng với quá trình chọn lọc chúng đóng vai
trò trong tiến hoá.
Nhờ những thành tựu của sinh học phân tử các nhà sinh học hiểu rõ hơn nguồn gốc của
biến dị di truyền, phương thức duy trì chúng trong quần thể, cùng vai trò của chúng
trong biến đổi tiến hoá.
1. Biến dị cá thể và hiện tượng đa hình
a. Biến dị cá thể
Không có hai cá thể hoàn toàn giống nhau ở loài được sinh sản bằng con đường hữu
tính. Điều làm cho nhà tiến hoá quan tâm trước hết không phải biến dị đó như thế nào,
mà là ý nghĩa của nó. Biến dị bên trong quần thể có thể phân biệt thành :
- Biến dị không di truyền: thích ứng cho cá thể. Có thể có biến dị theo tuổi, theo
mùa, biến dị sinh cảnh… thường mang tính chất thích nghi.
- Biến dị di truyền là biến dị của kiểu gen: thích ứng cho quần thể. Biến dị di truyền
được nhắc đến trong các nghiên cứu tiến hoá và chúng đóng vai trò chủ yếu.
b. Hiện tượng đa hình (hay đa dạng di truyền)
Mỗi loài sinh vật được đặc trưng bởi một hệ thống xác định các gen, trong đó tồn tại
những gen có nhiều trạng thái thể hiện, nói cách khác, đó là những locus có nhiều trạng
thái allele (từ 2 trở lên). Mỗi cá thể là một bản thể hiện về hệ thống gen của loài. Các
trạng thái thể hiện di truyền khác nhau của locus chỉ có thể được phát hiện khi quan sát
ở nhiều cá thể (ở quần thể). Khái niệm đa dạng di truyền của quần thể ở đây liên quan
tới các trạng thái thể hiện di truyền ổn định của locus, chúng xuất hiện do đột biến gen.
Việc xác định những trạng thái này có thể dựa theo biểu hiện hình thái, song phần lớn là
dựa vào phương pháp phân tích điện di để phát hiện các đa hình protein. Ngoài ra, trong
nghiên cứu sự đa dạng di truyền quần thể còn sử dụng các phương pháp phân tích DNA
như: Restriction Fragment Length Polymorphims (RFLP); Random Amplified
Polymorphic DNA (RAPD).
Để đánh giá mức đa dạng di truyền của quần thể ta cần chú ý hai nguyên tắc: (1) - Lựa
chọn ngẫu nhiên các locus của genom; (2) - Phát hiện tất cả các trạng thái genom của
locus. Khi tiến hành những phân tích này ở quần thể, ta có thể quan sát thấy những
locus chỉ có theo một trạng thái thể hiện (chỉ thu được một dạng protein) – đó là các
locus đơn hình. Bên cạnh đó, có thể tìm thấy các locus có theo 2 trạng thái allele trở lên
(có theo 2 hay nhiều dạng protein) – đó là các locus đa hình. Các dạng protein của một
locus gọi là các protein đồng đẳng, hay còn gọi là các isozyme.

114

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Các thông số diễn tả mức đa dạng di truyền của quần thể:
* Mức đa hình (P): Diễn tả tỉ lệ thu được các locus đa hình trong tổng số locus nghiên
cứu. Ví dụ, ở một loài đã lấy ngẫu nhiên 30 locus để nghiên cứu, kết quả phân tích các
cá thể ở ba quần thể khác nhau đã thu được kết quả dẫn ở bảng sau:
Mức đa hình ở các quần thể nghiên cứu
Quần thể Tổng số locus nghiên Số locus đa hình Mức đa hình (P)
cứu
1 30 18 0,60
2 30 15 0,50
3 30 14 0,47

Mức đa hình trung bình P tb = 0,523


* Mức dị hợp tử (H):
Chỉ số về mức đa hình chưa diễn tả hết mức độ biến dị di truyền trong quần thể. Giả sử
có 2 locus đa hình: một locus có hai trạng thái allele với tần số 0.9 và 0.1; locus kia có
5 trạng thái allele, mỗi allele có tần số là 0.2, như thế biến dị di truyền ở locus sau là lớn
hơn. Đã đưa ra một số chỉ số diễn tả tần số trung bình các cá thể dị hợp tử theo một
locus xác định nào đó của quần thể, gọi là mức dị hợp tử (H). Ví dụ, ở một quần thể đã
nghiên cứu 4 locus, kết qủa nghiên cứu đã thu được như sau:
Mức dị hợp tử ở một số locus nghiên cứu
Locus Tổng số cá thể nghiên cứu Số cá thể là dị hợp tử Mức dị hợp tử (H)
1 100 25 0,25
2 100 42 0,42
3 100 9 0,09
4 100 0 0,00
Mức dị hợp tử trung bình H = 0,19
Mức dị hợp tử như một chỉ số tin cậy để đánh giá mức độ biến dị di truyền quần thể.
Tuy nhiên, chỉ số này phù hợp tốt cho quần thể giao phối ngẫu nhiên vì kiểu giao phối
này duy trì mức dị hợp tử trong quần thể.
2. Vai trò của đột biến trong quá trình tiến hóa
a. Đột biến cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa
@. Tần số đột biến
Đột biến thường xuyên xuất hiện ở các cá thể với tần số nhất định. Tần số đó được đánh
giá theo số % cá thể đột biến trên tổng số cá thể hoặc trên giao tử.
Ví dụ: ở Escherichia coli đột biến kháng streptomycin xuất hiện với tần số 4.10-10, có
nghĩa là trong 1010 tế bào E.coli có 4 tế bào đột biến.

115

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Tuy tần số xuất hiện đột biến của mỗi gen là số lượng thấp nhưng cá thể có nhiều gen
nên có số lượng đột biến đáng kể đủ cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá.
@. Ảnh hưởng đến mọi dấu hiệu.
Đột biến ảnh hưởng đến mọi dấu hiệu của sinh vật như hình thái, sinh lý, sinh hoá và cả
tập tính. Chúng ảnh hưởng theo mọi hướng đúng như Darwin gọi là biến dị không xác
định. Đột biến có thể làm tăng hoặc giảm mức độ biểu hiện trên của tính trạng.
@. Ảnh hưởng đến các dấu hiệu sinh học quan trọng
Thử xét hai dấu hiệu sinh học quan trọng là sức sống tương đối của đột biến và khả
năng sinh sản.
Đa số các đột biến có sức sống giảm, chỉ có một số ít các trường hợp là tăng sức sống.
Tuy nhiên nhiều đột biến ở trạng thái dị hợp tử có sức sống tăng và có thể có ưu thế. Ví
dụ: người mang gen thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm có khả năng đề kháng bệnh sốt
rét, nên mật độ gen này cao ở một số vùng châu phi có bệnh này.
Ngoài ra trong quá trình lai các cá thể mang đột biến tích lũy các gen biến đổi làm tăng
sức sống. Có nhiều đột biến ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, như ở bắp có đột biến
dẫn đến hoa đực thành hoa cái và ngược lại.
Như vậy đột biến ảnh hưởng đến các dấu hiệu sinh học quan trọng có ý nghĩa trong tiến
hóa.
@. Có mật độ nhất định trong các quần thể tự nhiên.
Các cá thể của quần thể bề ngoài có kiểu hình giống nhau nhưng có kiểu gen đa dạng.
Chetvericov là người đầu tiên phát hiện quần thể tự nhiên chứa nhiều đột biến lặn ở trạng
thái dị hợp tử. Ông cho các ruồi tự nhiên cận giao phối phát hiện nhiều đột biến gây chết
ở trạng thái lặn.
Mức độ dị hợp tử ở người trung bình là 6,7%. Nếu cho rằng ở người có 100000 gen, sẽ
có 6700 gen dị hợp tử. Số gen dị hợp tử này sẽ tạo ra 26700 loại giao tử khác nhau. Số
loại giao tử này lớn hơn rất nhiều số nguyên tử tạo nên vũ trụ mà ta biết. Với sự đa dạng
như vậy không lạ gì khi không có hai người giống hệt nhau (trừ sinh đôi cùng trứng). Sự
đa dạng này trước hết do đột biến tạo nên các gen dị hợp tử, sau đó nhờ lai (tức tái tổ
hợp) mới tạo ra số lượng khổng lồ các kiểu gen.
Như vậy các đột biến có mật độ nhất định trong quần thể, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho
tiến hoá.
b. Đột biến là nhân tố tiến hóa
Đột biến không những là nguyên liệu mà còn là nhân tố tiến hóa, nó duy trì mức không
đồng nhất cao của các quần thể tự nhiên. Tần số đột biến xuất hiện ngẫu nhiên với đa
số gen trong khoảng 10-7 - 10-4, nhưng số lượng gen rất nhiều nên tính chung số lượng
đột biến lớn tạo nên áp lực đột biến nhất định trên quần thể.
Tuy nhiên, quá trình đột biến là nhân tố ngẫu nhiên, cung cấp nguyên liệu, nhưng bản
thân nó không đưa đến hình thành dấu hiệu mới vì: đột biến mất dần trong sinh sản hữu

116

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


tính. Ví dụ: cá thể đột biến không sinh sản được thì đột biến mất. Ngoài ra tần số đột
biến rất thấp, nên nếu thay đổi một tính trạng chỉ bằng đột biến phải cần một thời gian
rất dài.
3. Vai trò của tái tổ hợp trong quá trình tiến hoá
Trong di truyền người ta có nói đến biến dị tổ hợp bao gồm:
- Tổ hợp tự do các gen theo kiểu Mendel.
- Tái tổ hợp theo nghĩa hẹp khi có trao đổi chéo giữa 2 nhiễm sắc thể tương đồng.
Cả hai trường hợp đều có sự sắp xếp lại các gen.
a. Tái tổ hợp là nguồn biến dị quan trọng nhất
Sự sắp xếp lại các gen do tái tổ hợp và phân ly ngẫu nhiên của các nhiễm sắc thể không
làm thay đổi tần số gen. Điều này tạo cảm giác dường như không gây hiệu quả tiến hoá.
Tuy nhiên hiệu quả của tái tổ hợp trong tiến hoá được coi là quan trọng hơn quá trình
đột biến vì nó làm phát sinh vô số các kiểu gen mới. Nguồn biến dị di truyền căn bản
của quần thể không do các đột biến mới xuất hiện ở mỗi thế hệ, mà do sự tổ chức lại các
đột biến đã có từ trước bằng quá trình tái tổ hợp.
Chọn lọc tự nhiên dựa vào không phải một gen trần trụi mà cả kiểu hình tức là sự biểu
hiện của toàn bộ kiểu gen. Kiểu gen đó là tập hợp nhiều gen, còn số tổ hợp có thể có
được từ một số ít gen là một con số khổng lồ. Sự tạo thành một số lượng các kiểu gen
mới có ý nghĩa 2 mặt:
- Sự thay đổi các tổ hợp giữa các allele khác nhau có trong quần thể làm thay đổi vị
trí của allele này so với cái khác, các tổ hợp khác nhau của các allele được chọn
lọc thử thách.
- Điều quan trọng hơn là mỗi gen có mối quan hệ tương hỗ với các gen khác trong
kiểu gen, hay nói cách khác mỗi gen đều phụ thuộc vào nền di truyền mà nó nằm
trong đó. Các kiểu gen khác nhau có thể có ảnh hưởng lên sự biểu hiện của một
gen, ảnh hưởng này có thể rất khác nhau như từ chỗ có thể gây chết đến đảm bảo
sự thích nghi cao độ.
Các đột biến là những sự kiện hiếm hoi và chỉ đóng góp một số ít gen mới vào dự trữ
biến dị di truyền to lớn đã có sẵn. Chỉ có quá trình tái tổ hợp hoàn toàn có khả năng làm
biểu hiện ra kiểu hình và duy trì qua nhiều thế hệ trong một quần thể một đột biến nào
đó bất kể nó có ích hay không.
Từ những điểm nêu trên, tái tổ hợp rõ ràng là nguồn quan trọng nhất của biến dị di
truyền tức nguồn cung cấp chất liệu quan trọng nhất cho chọn lọc.
b. Ưu thế của sinh sản hữu tính
Những khả năng tạo ra những kiểu gen khác nhau có thể được tăng lên một cách đáng
kể nhờ sinh sản hữu tính. Ví dụ: ở người có 46 nhiễm sắc thể (23 cặp). Qua phân bào
giảm nhiễm tạo nên một số kiểu giao tử khác nhau bằng 223 . Các giao tử được tạo thành
có thể gặp nhau một cách ngẫu nhiên để thụ tinh tạo nên một số lượng hợp tử khác nhau

117

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


lớn hơn 423 (420 = 1.009.511.627.776). Còn nếu kể cả tái tổ hợp do các gen dị hợp tử thì
con số là 102017 như ta đã đề cập đến. Sinh sản hữu tính tạo nên một sự đa dạng di
truyền quan trọng, nó làm tăng đáng kể các khả năng tiến hoá trong tương lai của quần
thể và cho phép một sự thích nghi đối với các biến động của môi trường cao hơn so với
các loài sinh sản vô tính. Đó là lý do vì sao sinh sản hữu tính có tính phổ biến rộng
trong thế giới sinh vật.
4. Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hoá
a. Áp lực chọn lọc
Chọn lọc có tác dụng trước hết trong giới hạn quần thể, chọn kiểu gen này hay khác
bằng cách gián tiếp thông qua các kiểu hình. Đối tượng chọn lọc là các cá thể hoặc các
nhóm cá thể mang những dấu hiệu hay những tính trạng nhất định.
Chọn lọc luôn tạo một áp lực nhất định lên quần thể nên được gọi là áp lực chọn lọc, kí
hiệu chữ S. S được đánh giá theo tỉ lệ sống sót của các kiểu gen khác nhau. Ví dụ, có
1000 cá thể mang gen AA, Aa và aa sống sót trong đó có 999 cá thể sống sót thì S =
0.001 (tức 1 phần nghìn) Nếu S = 0 tức không có chọn lọc, còn S = 1 tức kiểu gen aa
không có cá thể nào sống sót
b. Các kiểu chọn lọc
§ Chọn lọc định hướng
Dưới tác động định hướng của một tác nhân chọn lọc nhất định, các kiểu gen thích nghi
hơn sẽ chiếm ưu thế. Nói cách khác tần số kiểu gen sẽ biến đổi theo hướng thích nghi
với tác động của nhân tố định hướng. Đây là kiểu chọn lọc thường gặp và đa số các ví
dụ về chọn lọc mà Darwin nêu ra đều thuộc loại này.Ví dụ côn trùng cánh ngắn ở các
đảo đại dương có gió mạnh, màu sắc tự vệ đều thích nghi do kiểu chọn lọc có định
hướng.
§ Chọn lọc không định hướng
Đây là dạng chọn lọc chỉ giữ lại các cá thể có các chỉ số trung bình hay nói cách khác là
dạng chọn lọc các cá thể ở hai cực, cực đại và cực tiểu. Ở thực vật cây cao quá dễ bị gió
làm gẫy, cây thấp quá thiếu ánh sáng nên đa số cây cao trung bình sẽ được giữ lại.
Chọn lọc ổn định tác động liên tục trên một phạm vi rộng và nó giữ vai trò bảo tồn cực
kì quan trọng. Như vậy chọn lọc là tác nhân chính duy trì sự ổn định hơn là sự hỗn
loạn. Kiểu chọn lọc này cũng giúp giải thích sự hài hòa trong biến đổi của các dạng sinh
vật. Ví dụ: vì sao thú 4 chân đều có chiều dài chân khác nhau, mà nếu có biến dị ngắn
chân chẳng hạn thì cả bốn chân ngắn hài hoà bằng nhau.
§ Chọn lọc gián đoạn
Sự tác động kết hợp của các áp lực chọn lọc định hướng đối ngược nhau làm có sự gián
đoạn kiểu hình trong quần thể được gọi là chọn lọc gián đoạn. Ví dụ: trong một quần thể
chim nào đó có thể có hai dạng của mỏ theo chiều dài: một dạng mỏ dài hơn bình
thường, một dạng mỏ ngắn hơn bình thường. Cả hai dạng mỏ đều thích nghi hơn dạng
bình thường nên được giữ lại.

118

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Chương 4 – KỸ THUẬT DI TRUYỀN

Bài 1 – MỘT SỐ KỸ THUẬT SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ DI


TRUYỀN
Kỹ thuật di truyền là gì?
Kỹ thuật di truyền hay kỹ thuật tái tổ hợp DNA (Recombinant DNA technology) là một
hệ thống kỹ thuật nhằm kết hợp một gene hay vài gene của loài này vào gene của loài
khác và chuyển DNA tái tổ hợp đến một nơi nó sẽ được tái bản và biểu hiện.
Kỹ thuật di truyền ra đời trên cơ sở hàng loạt thành tựu của sinh học phân tử trong việc
tách, cắt, nối, chép, chuyển và cho các gene biểu hiện đúng như mong muốn. Nó có vai
trò cách mạng hoá đối với sự phát triển sinh học và tạo quyền lực ghê gớm cho con
người trong việc cải tạo sinh giới và bản thân mình. Việc nghiên cứu về kỹ thuật tái tổ
hợp DNA và các phương pháp dẫn xuất của nó có ý nghĩa quan trọng là trang bị phương
pháp luận mới để đi sâu vào bản chất sự sống và hiểu rõ hơn vì sao công nghệ sinh học
được coi là “Bà hoàng của thế kỷ 21”.
Về hình thức, sự ra đời được coi là vào năm 1972 - 1973, khi nhóm nghiên cứu của
Berg, Boyer và Cohen ở Mỹ đã tạo nên phân tử DNA tái tổ hợp in vitro từ ba nguồn vật
liệu di truyền khác nhau: nguyên bộ gene của virus SV 40 gây ung thư ở khỉ, một phần
bộ gene của phage trung hoà λ và các gene của operon lactose của vi khuẩn E. coli,
nhưng sau khi thảo luận họ đã dừng thí nghiệm vì sợ rằng loài vi khuẩn mới (E. coli có
mang gene của virus gây ung thư) nếu thoát ra ngoài môi trường sống có thể gây một
bệnh dịch (ung thư) mà loài người chưa có cách trị thì tai họa khó lường. Sau đó, ở Mỹ
đã thành lập một ủy ban đặc biệt do P. Berg đứng đầu kiểm soát sự an toàn trong các thí
nghiệm lắp ghép gene. Ở nhiều nước các ủy ban này cũng đã được thành lập. Thực tế
cho đến nay mức nguy hiểm không lớn lắm, nhưng vẫn phải hết sức thận trọng.
Năm 1973-1974 nhóm Cohen, Henlinski, Boyer lần đầu tiên đã nhận được các sản
phẩm có hoạt tính từ DNA tái tổ hợp. Nhóm Cohen đã giải quyết vấn đề lắp ghép và
tạo dòng DNA. Sau đó nhiều nhà khoa học đã lao vào các thí nghiệm lắp ghép gene và
nhanh chóng thu được các kết quả có ứng dụng thực tiễn.
I. Các enzyme restriction endonuclease (enzyme cắt giới hạn) và các đoạn cắt DNA
Sinh học phân tử đã phát hiện và hiểu rõ cơ chế tác động của hàng loạt enzyme. Nhờ đó
đã sử dụng chúng thành những công cụ hữu hiệu trong cắt, nối và chép gene . Đó là
enzyme như các nuclease, DNA – polymerase, ligase, reverse transcriptase, terminal
transferase, trong đó vai trò hàng đầu là các enzyme restriction.
1. Các enzyme cắt giới hạn và tính chất của chúng
Vào năm 1962, V. Arber lần đầu tiên chứng minh rằng có những enzyme đặc biệt hoạt
động trong tế bào vi khuẩn, chúng có khả năng phân biệt DNA “của mình” với DNA

119

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


“lạ” của phage. Các enzyme này ”hạn chế” khả năng sinh sản của phase trong tế bào vi
khuẩn bằng cách phân hủy chúng một cách đặc hiệu, do đó được gọi là restriction
enzyme.
Các enzyme phân cắt DNA được gọi là nuclease gồm 2 loại : exonuclease và
endonuclease. exonuclease cắt DNA từ hai đầu mút, còn endonuclease cắt DNA ở giữa
phân tử. Các restriction enzyme cắt phân tử DNA ở giữa một cách đặc hiệu nên được
gọi là restriction endonuclease, ta có thể gọi là enzyme cắt giới hạn.
Vào năm 1970, H.Smith và các cộng sự đã tách được restriction endonuclease đầu tiên
từ vi khuẩn Haemophilus influenzae được gọi là HinII. Sau đó không lâu đã xác nhận
được rằng phần lớn các loài vi khuẩn có hệ thống chuyên biệt giới hạn – biến đổi
(restriction – modification system) để bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của DNA lạ. Các
enzyme giới hạn chỉ cắt DNA lạ xâm nhập vào tế bào vi khuẩn mà không cắt DNA của
mình. Đó là vì, bên cạnh enzyme giới hạn, ở vi khuẩn còn tồn tại một enzyme đặc biệt
khác gọi là enzyme biến đổi. Enzyme này có tác dụng bổ sung một nhóm phân tử như
nhóm methyl vào gốc bazơ của DNA tế bào chủ, làm cho nó khác với DNA lạ, vì thế nó
không bị cắt bởi enzyme giới hạn.
Theo phương thức cắt DNA , các enzyme giới hạn được chia làm hai nhóm:
Nhóm 1: Bao gồm các enzyme có khả năng nhận biết một đoạn trình tự đặc biệt
về các cặp nucleotide (điểm nhận biết), và sau đó cắt DNA ở vị trí không đặc hiệu
cách xa điểm nhận biết.
Nhóm 2: Bao gồm các enzyme đặc biệt là cắt DNA tại điểm nhận biết đặc hiệu.
Các enzyme giới hạn
thuộc nhóm 2 được chiết
tách từ nhiều vi sinh vật,
chúng có ý nghĩa ứng
dụng trong kỹ thuật di
truyền.
Mỗi một enzyme giới hạn
đặc hiệu với một đoạn trật tự
cụ thể – trật tự cắt (điểm
nhận biết), vì thế số điểm cắt
trên một phần tử DNA đem
xử lý phụ thuộc vào số trật
tự cắt có trên phần tử DNA
đó. Trật tự cắt có ý nghĩa
đúng đối với mọi phần tử
DNA chiết từ các sinh vật
khác nhau. Trật tự cắt
thường có trình tự khoảng 4-6 cặp nucleotide đối xứng đảo ngược nhau – gọi là các
palindrom, riêng hai enzyme NotI và SfiI nhận biết đoạn cắt dài 8 cặp nucleotide.
Một số enzyme giới hạn và trật tự cắt của chúng

120

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Enzym Vi khuẩn mà từ đó Đoạn trình tự nhận Số điểm cắt trên DNA
e enzyme được chiết ra biết và vị trí cắt Phage λ Ad2 SV40
BamHI Bacillus 5’ G GATCC 3’ 5 3 1
Amyloliquefaciens II 3’ CCTAG G 5’
BglIII Bacillus globigi A GATCT 5 12 0
TCTAG A
EcoRI E. coli RY13 G AATTC 5 5 1
CTTAA G
HaeIII Haemophilus GG CC 50 50 18
Egyptius CC GG
HhaI Haemophilus GCG C 50 50 2
Hemolytius G CGC
HindIII Haemophilus A AGCTT 6 11 6
Influenzae Rd TTCGA A
PstI Providencia CTGC AG 18 25 3
Stuartii G ACGTC
SmaI Serratia CCC GGG 3 12 0
Martescens GGG CCC

Enzyme giới hạn ở DNA cắt theo hai cách:


(1) - Cắt theo hình ziczac tạo đầu lệch gọi là đầu cố kết hay đầu dính (cohesive
ends) vì các gốc bổ sung dễ bắt cặp với nhau để gắn lại. Nếu hai DNA khác nhau được
cắt bởi một enzyme tạo các đầu cố kết giống nhau, chúng dễ dàng nối với nhau tạo
DNA tái tổ hợp. Tính chất quan trọng này được dùng để cắt và ghép gene.
(2) - Cắt thẳng tạo các dấu đứt tù, các đoạn DNA cắt có đầu tù cần bổ sung thêm
đoạn nối khi gắn nó với đoạn DNA khác.
Ví dụ: các enzyme EcoRI khi cắt DNA mạch kép tạo ra các đầu lệch cố kết, nhờ các đầu
cố kết đoạn DNA lạ có thể xen giữa như hình sau:
Các đoạn DNA do enzyme HaeIII, SmaI cắt có đầu tù và cần phải nối thêm một số
nucleotide để có thể bắp cặp bổ sung.
Ngày nay hơn 500 loại restriction endonuclease đã được phát hiện, chúng có khả năng
cắt DNA tổng cộng với hơn 120 trình tự nhận biết khác nhau.

121

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


2. RFLP
RFLP (Restriction frament length polymorphism) được hiểu là sự đa hình của các đoạn
DNA bị cắt bởi restriction endonuclease. Thuật ngữ RFLP đến nay được sử dụng rộng
rãi.
Mỗi loại DNA của các sinh vật sẽ có những điểm nhận biết đặc hiệu đối với một loại
restriction endonuclease phân bố đặc trưng dọc theo chiều dài của phân tử. Đặc điểm này
được sử dụng để lập bản đồ restriction (restriction map). Nguyên tắc lập bản đồ
restriction được mô tả như hình sau:
Các số nêu trên hình chỉ số lượng các nucleotide phản ánh độ dài của các đoạn bị cắt rời
ra. Restriction enzyme A cắt DNA thành 4 đoạn ở những điểm đặc trưng, enzyme B cắt
cũng đoạn DNA đó, nhưng ở 3 điểm đặc trưng khác. Trình tự các điểm cắt đặc trưng
của cả hai enzyme được mô tả trên bản đồ (hàng cuối cùng) phản ánh các đoạn DNA có
chiều dài khác nhau được cắt
rời. Việc phát hiện các đoạn
này thực hiện dễ dàng nhờ sử
dụng điện di trên gel. Trên bản
điện di, các đoạn DNA ngắn di
chuyển xa, đoạn dài di chuyển
gần tạo nên các vệt đặc trưng.
So sánh hai bản điện di riêng rẽ
do phân cắt bởi enzyme A và B
với bản điện di các đoạn DNA
mẫu chuẩn có độ dài các
nucleotide biết trước (ví dụ: các
đoạn có chiều dài 500N,
1000N, 1500N và 2000N …) sẽ
xác định được độ dài của các
đoạn bị cắt do enzyme A và B.
Như vậy, khi cho một số
enzyme restriction
endonuclease nhất định cắt một
mẫu DNA nào đó sẽ xuất hiện
một sự đa hình các đoạn DNA
với độ dài khác nhau biểu hiện
bằng những vệt (band) đặc
trưng trên gene điện di nên
chúng được gọi theo tiếng Anh
viết tắt là RFLP.
Các nhà nghiên cứu còn phát Nguyên tắc lập bản đồ restriction
hiện rằng các allele khác nhau
của một gene đôi khi biểu hiện
RFLP khác nhau. Điều này không lạ vì sự khác nhau trong trình tự các nucleotide sẽ tạo
nên sự khác nhau trong số lượng và vị trí của các điểm nhận biết đối với restriction
122

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


endonuclease. Điều đáng ngạc nhiên là DNA có kiểu hình giống nhau hoặc các vùng
không mã hoá (non coding) tương đồng của nhiễm sắc thể thường có RFLP khác nhau
nhiều hơn dự kiến.
Trong kỹ thuật di truyền, RFLP được dùng để xác định gene tạo dòng có đúng như ban
đầu mong muốn không (đối chiếu các điểm cắt) hoặc dùng để ráp nối xếp dọc theo
chiều dài các đoạn DNA riêng lẻ căn cứ vào các chỗ trùng lắp khi phân tích thư viện
gene.
II. Phản ứng chuỗi trùng hợp (Polymerase chain reaction – PCR)
Vào năm 1985, Kary Mullis đã phát minh ra phương pháp đơn giản khuếch đại nhanh
nhiều bản sao (amplification) của các đoạn DNA mà không qua tạo dòng. Kỹ thuật này
được gọi là polymerase chain reaction, viết tắt là PCR, được hiểu là phản ứng dây chuyền.
Sự khuếch đại bằng PCR được thực hiện in vitro trong một ống nghiệm plastic nhỏ, khác
hẳn với sự tạo dòng các đoạn DNA in vitro được gắn vào plasmid của tế bào vi khuẩn hay
nấm men. Kỹ thuật này được ứng dụng nhanh và có ý nghĩa cách mạng đối với sự phát
triển của sinh học phân tử và kỹ thuật di truyền.
1. Taq polymerase và các thành phần khác của phản ứng chuỗi trùng hợp
Trong tổng hợp DNA nhân tạo, đã sử dụng nhiệt độ cao để tách đôi chuỗi kép. Trước
đây, các DNA – polymerase bình thường (chiết từ E.coli) được sử dụng nhưng có hiệu
quả thấp vì phải liên tục đưa vào sau khi chờ nhiệt độ hạ thấp (35 -50 0C). Ngày nay,
nhờ phát hiện ra emzym DNA – polymerase chịu nhiệt độ cao, việc thực hiện phản ứng
nhân đoạn DNA ở in vitro trở nên rất hiệu quả. Enzyme này được chiếc xuất từ vi khuẩn
chịu nhiệt độ cao sống ở suối nước nóng (75 0C) là Thermophilus aquaticus, nó được
gọi là Taq polymerase, có hoạt tính tối ưu ở 72 0C, song nó có thể bền vững tới 94 0C.
Ngoài Taq polymerase, các thành phần khác của phản ứng PCR bao gồm:
- Khuôn mẫu (Template) tức đoạn DNA cần khuếch đại: Độ nhạy cảm cao là một
đặc tính hấp dẫn của PCR. Sự khuếch đại có thể thực hiện với một phân tử tự nhân
lên. Cũng do sự nhạy cảm cao này mà kết quả PCR dễ bị sai nhiễm DNA khác. Dễ
bị nhiễm tạp là nhược điểm lớn của PCR.
- Các oligonucleotide primer (các mồi) còn gọi là amplifier (nhân tố khuếch đại),
oligo hay primer: Các primer là thành phần quan trọng trong PCR, các primer được
tổng hợp hóa học trên chất nền rắn được sử dụng trong máy tổng hợp
oligonucleotide (oligonucleotide synthetizer). Trình tự primer cần có kích thước
hợp lý, khoảng 18 và 25 nucleotide.
- Các loại nucleotide triphosphate (dNTP)
- Dung dịch đệm (buffer) thích hợp và MgCl2
2. Sự tiến hành của phản ứng chuỗi trùng hợp
Phản ứng chuỗi trùng hợp là quá trình nhân (khuếch đại) một đoạn DNA đặc hiệu
dưới sự xúc tác của enzyme DNA – polymerase chịu nhiệt độ cao (Taq polymerase),
diễn ra theo chu kỳ nhiệt lặp lại liên tục.

123

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Phản ứng được thực hiện trong ống nghiệm, được gắn vào một hệ thống nung nóng có
điều chỉnh về chu kỳ nâng và hạ nhiệt theo chương trình định sẵn gọi là thermocycler
(chu kỳ nhiệt độ – đây chính là máy PCR). Chu kỳ của phản ứng chuỗi trùng hợp có thể
khái quát như sau:
Sợi DNA kép ban đầu tách ra thành
hai mạch đơn (94 0C, 5 phút)

Đoạn DNA kép phân tách Các đoạn mồi tới bám vào
thành hai mạch đơn đầu của đoạn nhân
0
(94 C, 30 giây) (50 0C - 65 0C, 30 giây)

Enzyme DNA polymerase chịu nhiệt


xúc tác tổng hợp hai sợi DNA mới
(65 0C – 72 0C, 2 – 5 phút)
Nguyên lý hoạt động: phân tử DNA mạch kép cần nhân được tách thành hai mạch đơn
khi nung nóng ở nhiệt độ gần sôi (940C). Sau đó, nhiệt độ hạ xuống 50 – 65 0C để các
đoạn mồi gắn vào hai vị trí tương hợp trên DNA. Nhiệt độ duy trì ở 65 – 72 0C, từ hai
đoạn mồi P1 và P2, Taq polymerase xúc tác tổng hợp mạch DNA mới theo mạch khuôn,
kéo dài tới điểm có đoạn mồi đối diện. Tới đây kết thúc một chu kỳ. Tiếp theo, hỗn hợp
của phản ứng lại được nâng nhiệt độ lên 94 0C hai sợi DNA mới tổng hợp được tách
thành mạch đơn và chu kỳ thứ hai diễn ra. Kết quả của chu kỳ thứ ba tạo thành các đoạn
DNA kép có độ dài cố định (tính từ hai điểm mà ở đó hai đoạn mồi P1, P2 gắn vào). Từ
chu kỳ này trở đi luôn thu được các đoạn DNA có độ dài cố định. Phản ứng có thể diễn
ra tới 30 – 60 chu kỳ. Số lượng bản DNA nhân (khuếch đại) có thể tính theo công thức
2n - 2 (với n -số chu kỳ nhân).
3. Một số đặc điểm của phản ứng chuỗi trùng hợp
Cũng như các DNA-polymerase khác, Taq polymerase cũng đòi hỏi sự mở đầu lắp ráp
bằng một đoạn mồi. Tuy nhiên, Taq polymerase có tính chuyên hoá và nhạy cảm cao,
mọi công đoạn của quá trình nhân DNA diễn ra ở nhiệt độ cao nên đã loại trừ được
những sai sót về kết cặp của đoạn mồi.
- Trong kỹ thuật PCR, một đoạn DNA định trước được nhân lên. Đoạn đích được
nhân này do hai đoạn mồi P1 và P2 quyết định .
- Việc chọn thiết kế các đoạn mồi – primer (có các trật tự nucleotide nào đó) có vai
trò rất quan trọng trong việc nhân đoạn đích. Vì thế cần biết trước trật tự nucleotide
(hay ít nhất một phần) của đoạn nhân.

124

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Khác với các DNA-polymerase khác, Taq polymerase không có khả năng sửa chữa
những kết cặp sai trong quá trình kéo dài chuỗi. Người ta tính rằng, sự nhầm lẫn xảy
ra ở đây có tần số xuất hiện 1 trên 2 x 104 nucleotide lắp ráp. Tuy nhiên những sai
sót này không nghiêm trọng, vì ở phản ứng chuỗi nhiều chu kỳ nhân xảy ra trên một
đoạn DNA giống nhau, nên số DNA có một nucleotide sai lệch là không lớn.
4. Giá trị sử dụng và ý nghĩa ứng dụng của phản ứng trùng hợp
Phản ứng trùng hợp có giá trị sử dụng lớn vì:
- Thời gian thực hiện cực nhanh: Chỉ cần mất 3 giờ để khuếch đại một trình tự DNA
được quan tâm, so với phương pháp tạo dòng của kỹ thuật tái tổ hợp DNA phải mất cả
tuần hoặc lâu hơn.
- Đơn giản và ít tốn kém: Nó được thực hiện trong ống nghiệm plastic nhỏ gồm các
thành phần tối thiểu được sử dụng đồng thời. Trong khi đó, phương pháp tạo dòng điển
hình cần các vật liệu đắt tiền như màng, nucleotide triphosphate mang dấu phóng xạ và
việc thực hiện cần các thao tác khéo léo đặc biệt.
- Độ tinh sạch của mẫu không cần cao: PCR có thể thực hiện với các mẫu nucleic acid
thô. Ví dụ, mẫu máu hay các dấu vết trong phân tích pháp y. Điều này ngược với kỹ
thuật tái tổ hợp DNA, đoạn gene hoặc vector đều cần tương đối tinh khiết.
Giới hạn duy nhất đối với phương pháp này là phải biết trình tự nucleotide (hoặc ít nhất
một phần) của đoạn khuếch đại.
Ý nghĩa ứng dụng của phản ứng trùng hợp
Do những ưu việt nêu trên của phản ứng chuỗi trùng hợp nên từ khi ra đời nó đã có
những ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau và trong đời
sống xã hội.
- Kỹ thuật PCR – nhân đoạn DNA đặc trưng của geneom sinh vật giúp cho việc xác
định trình tự các nucleotide của đoạn nhân. Từ đó đã sử dụng trong sự xác định đặc
điểm cấu trúc của gene, các thành phần của nó. Ứng dụng trong việc phát hiện và xác
định đặc điểm của các đột biến gene…
- Kỹ thuật này có ứng dụng cao trong việc chẩn đoán sự lây nhiễm các bệnh virus, vi
khuẩn, nấm vào cơ thể sinh vật. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho sự chẩn đoán sớm bệnh
ung thư, xác định sớm các bệnh di truyền (ở giai đoạn phôi non), xác định sớm giới
tính đực, cái.
- Kỹ thuật PCR còn có ý nghĩa trong lĩnh vực hình sự, giúp cho việc phát hiện các tội
phạm từ những vết mẫu sinh phẩm của chúng để lại trên hiện trường. Kỹ thuật này
cho phép xác định nhanh chóng huyết thống cha – con, ông – cháu…
- Kỹ thuật PCR là một trong các phương pháp chỉ thị phân tử có hiệu quả ứng dụng
cao trong chọn giống: chọn lọc các kiểu gene, xác định con lai F1,… Đặc biệt, trong
thực hành sự kết hợp phương pháp RFLP và phương pháp PCR đem lại hiệu quả ứng
dụng cao trong sự phân lập và chọn lọc tính trạng.

125

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Bài 2 – CHUYỂN NẠP GEN Ở THỰC VẬT
I. Mục đích tạo cây chuyển gene
• Trong nghiên cứu cơ bản:
- Tìm hiểu chức năng và hoạt động của gene.
- Tìm hiểu cơ chế điều hòa của gene.
- Phân tích hoạt động của promotor.
- Phân tích các đường dây tín hiệu.
• Trong cải tiến giống cây trồng phục vụ cho sản xuất:
- Tạo cây kháng sâu, bệnh, thuốc trừ cỏ.
- Tạo cây thích ứng điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt như: chịu nóng, lạnh, hạn,
phèn, mặn…
- Tạo cây cho năng suất cao bằng cách như tăng hiệu suất quang hợp, đưa khả
năng hấp thụ nitơ vào cây.
- Tạo cây có chất lượng cao: tăng hàm lượng protein, lipid, nâng cao hàm lượng
vitamin và acid amine cần thiết …
- Tạo cây có những đặc tính quý: quả chín chậm để bảo quản được lâu, tính bất
thụ đực nhằm giảm công khử đực, thấp cây chống đổ ngã, tạo nhiều màu hoa
đẹp đối với cây hoa cảnh.
• Trong sản xuất các phần tử dùng trong công nghiệp và y học.
- Biopolymer.
- Kháng thể, vaccine, hemoglobin.
II. Những bước trong quá trình thực hiện cây chuyển gene
a. Nhận định gene cần chuyển .
b. Phân lập gene cần chuyển .
c. Xây dựng một ‘kiến trúc gene’= gene cần chuyển + gene chọn lọc.
d. Khuếch đại số lượng gene nhờ tạo dòng trong một vectơ (plasmid).
e. Đưa gene vào tế bào cây (nhờ Agrobacterium, bằng súng bắn gene…).
f. Chọn lựa cây được biến nạp (nhờ gene chọn lọc).
g. Tái sinh cây in vitro .
h. Kiểm tra sự chuyển nạp và biểu hiện của gene.
i. Theo dõi các thế hệ sau.

126

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


III. Thu nhận gen
Để thực hiện kỹ thuật chuyển gen, trước hết cần có những phương pháp thu nhận gene,
đó là tách các đoạn DNA từ geneom, thu DNA (gene) từ mRNA thông qua sao chép
ngược. Bên cạnh đó, những gene ngắn, đơn giản có thể thu nhận bằng phương pháp
tổng hợp hoá học.
Hai phương pháp đầu có sơ đồ khái quát sau:
Mô tế bào

Chiết xuất

mRNA DNA geneom

Sao chép ngược Cắt bằng một hay nhiều


(enzyme revertase) loại enzyme giới hạn

c–DNA Phân tích các đoạn DNA

Tạo các DNA có khả năng


gắn với plasmid (vector)

Tách và nhân dòng DNA


1. Tách các đoạn DNA từ genome
Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật DNA. Mỗi phân tử DNA của
geneom được cắt ra nhiều mảnh nhờ các enzyme giới hạn. Một phân tử DNA điển hình
chứa khoảng 3. 106 đôi nucleotide được cắt ra hàng trăm tới vài nghìn mảnh nhỏ.
Những đoạn cắt DNA được phân tách và phát hiện bằng phương pháp điện đi trên gels.
Những đoạn DNA có thể được phân lập ra bằng sử dụng kỹ thuật tạo khối lai phân tử.
Kỹ thuật này dược khái quát như sau:
- Sử dụng màng lọc nitrocellulose, ở đó được nạp các đoạn DNA mạch đơn có đánh
dấu phóng xạ, các đoạn này phân bố ở màng lọc như những vệt băng. Những mẫu
DNA thử (probe) này là các đoạn DNA đã biết trước kích thước và cấu trúc của
chúng.

127

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Các đoạn cắt DNA trên gels được tách mạch đơn bằng kiềm, sau đó chúng được
thấm (trượt) sang màng lọc khi cho gels và màng lọc áp sát nhau. Ở màng lọc,
những đoạn DNA nào tương đồng với các đoạn thử, chúng sẽ tạo khối lai phân tử.
Sau đó, màng lọc được rửa sạch. Như vậy, nhờ tạo khối lai phân tử với các đoạn
thử, người ta đã tách được những đoạn DNA cụ thể trong hỗn hợp nhiều đoạn cắt.
Các đoạn DNA phân cắt được tách dòng – được nạp vào các plasmid để nhân lên. Tập
hợp tất cả các đoạn DNA (đã đuợc tách dòng) ở geneom của một loài sinh vật gọi là
ngân hàng DNA geneom hay thư viện DNA geneom của loài đó.
2. Thu nhận gene từ mRNA của gene tương ứng
Phương pháp thu nhận DNA từ mạch đơn RNA được thực hiện nhờ sử dụng enzyme
sao chép ngược. Emzyme này có tên gọi đầy đủ là RNA-dependent DNA-polymerase
hay reverse transcriptase – gọi ngắn gọn revertase (sao chép ngược). Lần đầu tiên
enzyme này được phát hiện khi nghiên cứu sự sao chép RNA của retrovirus gây ung
thư.
Ở sinh vật bậc cao,
mRNA được tách ra từ
hỗn hợp các loại RNA
nhờ cấu trúc chuỗi
poly-A có ở đầu 3’ của
nó. Người ta nạp các
đoạn poly-dT vào cột
cellulose hay agarose.
Khi đi qua, MRNA
được giữ lại nhờ sự liên
kết của chuỗi poly-A
với poly-dT. Sau khi
rửa, các MRNA được
tách ra.
Quá trình sao chép
ngược gồm hai giai
đoạn. Đoạn mồi sử
dụng ở đây là đoạn
olygo-dT, nó kết cặp
với poly-A, từ đó xảy
ra sự tổng hợp mạch
DNA đơn bổ sung theo
sợi MRNA khuôn (complementary DNA đơn – c-DNA đơn) dưới xúc tác của enzyme
sao chép ngược. Tiếp theo, mạch c-DNA đơn được tách ra và tiếp tục tổng hợp thành c-
DNA mạch kép (c-DNA) nhờ enzyme DNA – polymerase.
Các c-DNA được nhân dòng bằng cách gắn chúng vào vector (plasmid). Tập hợp
các c-DNA thu được từ tất cả các loại MRNA ở các tế bào chuyên hoá của một loài sinh
vật gọi là ngân hàng c-DNA hay thư viện c-DNA của loài đó.

128

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Cần lưu ý rằng, ở sinh vật nhân chuẩn, các gene có cấu trúc không liên tục, có các vùng
exon, intron xen kẽ nhau. Ở mRNA thành thục, các đoạn intron bị cắt bỏ, chỉ có các
đoạn exon (mã hoá) nối với nhau, vì thế các c-DNA ở đây là các gene không có intron.
Vì thế, ngân hàng c-DNA thu dược sẽ phụ thuộc vào dạng tế bào sử dụng. Do tính
chuyên hoá này, nên việc xác định gene mong muốn từ ngân hàng gene dựa vào các c-
DNA sẽ dễ dàng hơn nhiều. Bằng con đường này, nguời ta đã thu nhận được rất nhiều
gene giá trị ở người và động vật bậc cao, như các gene globin, ovanbumin (protein lòng
trắng trứng), fibroin tơ tằm, protein thuỷ tinh thể mắt bò, interferron,…
Hiện nay, số lượng mẫu trong ngân hàng DNA geneom và ngân hàng c-DNA thu được
ngày càng tăng. Đáng lưu ý là năm 1992 ở Mỹ đã tạo được các dòng c-DNA đối với
2375 gene của bộ não người.
3. Tổng hợp gene bằng phương pháp hoá học
Bên cạnh hai phương pháp thu nhận gene cơ bản nêu trên, người ta có thể tổng hợp
gene bằng phương pháp hoá học. Gene tổng hợp nhân tạo đầu tiên là gene RNAt alanin
do nhóm nghiên cứu của Khorana thu được vào năm 1969. Gene này gồm 77 cặp bazơ
và không có vùng điều hòa, vì thế không có hoạt tính.
Để tổng hợp nhân tạo gene, cần phải biết trình tự các nucleotide của gene, từ đó người
ta thiết kế hệ thống tổng hợp DNA trong ống nghiệm. Một số gene ngắn có thể thu nhận
bằng tổng hợp hoá học. Ví dụ, K.Itakura và Boyer đã thành công trong việc tổng hợp
nhân tạo gene mã hoá cho hormone sinh trưởng somatostatin ở động vật có vú (peptide
của hormone này chỉ có 14 acid amin). Gene này hoạt động ở tế bào E.coli khi gắn vào
plasmid có bổ sung cho nó đoạn khởi động (promotor). Kết quả đã sản sinh ra được
hormone sinh trưởng. Một số gene kiểm tra các hormone khác cũng đã được tổng hợp
nhân tạo.
IV. Tạo các vector chuyển gene
Một gene muốn chuyển vào tế bào nhận theo chủ định, cần đưa nó vào một đơn vị định
hướng (vector) nhằm:
- Bổ sung cho gene những thành phần điều hoà (và các vùng chức năng khác),
giúp cho gene bảo toàn tính toàn năng của nó (hoạt tính sao mã và dịch mã).
- Nhân lên thành nhiều bản.
- Có thể nạp một cách hiệu quả vào nhiễm sắc thể của tế bào nhận.
1. Vì sao cần có vector chuyển gene
Để chuyển gene từ sinh vật này sang sinh vật khác, có thể thực hiện biến nạp bằng DNA
hoặc bơm thẳng DNA vào tế bào. Muốn chuyển gene có chủ định không thể thực hiện
biến nạp đơn giản bằng cách chỉ tách DNA rồi trộn với hỗn hợp tế bào vì nhiều hạn chế:
- Nếu DNA thâm nhập vào tế bào thì phần lớn bị phân hủy, chỉ số ít phân tử do tái tổ
hợp gắn vào bộ gene tế bào chủ mới có thể cùng tồn tại ổn định. DNA không được tái
tổ hợp và không tự sao chép ra nhiều bản sao sẽ mất trong phân bào.

129

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Thêm vào đó, các gene thường chỉ có 1 bản duy nhất trong tế bào đơn bội, lại chiếm
một đoạn rất nhỏ chìm lẫn trong phân tử DNA khổng lồ, nên khó di chuyển gene có
chủ định.
- Muốn chuyển gene có chủ định cần có chỉ đoạn gene mong muốn với số lượng lớn,
mà nếu không sao chép gene ra nhiều bản (tạo dòng) thì khó thực hiện.
Vector chuyển gene là phân tử DNA có khả năng tự tái sinh, tồn tại độc lập trong tế bào
và mang được gene cần chuyển. Các vector chuyển gene phải thoả mãn các yêu cầu tối
thiểu:
- Có các trình tự khởi sự sao chép (ori) để có thể tự sao chép mà tồn tại độc lập.
- Có các trình tự nhận biết (palindrom), nơi mà các restriction endonuclease nhận
biết để cắt hở làm chỗ ráp đoạn gene lạ vào. Các trình tự này thường nằm xa điểm
xuất phát sao chép để tránh bị cắt nhầm.
- Các trình tự điều hoà (promoter) tạo thuận lợi cho sự phiên mã gene lạ.
- Đảm bảo sự di truyền bền vững của DNA tái tổ hợp ở dạng độc lập hay gắn vào
nhiễm sắc thể của tế bào chủ.
- Có các gene đánh dấu để dễ dàng phát hiện ra chúng hoặc các gene lạ gắn vào.
* Ngoài ra chúng còn phải có những đặc tính bổ sung khác để cho việc tạo dòng dễ
thực hiện:
- Chứa các gene làm vô hiệu hóa đoạn DNA không mong muốn bị gắn vào.
- Có nhiều bản sao để tách được ra khỏi tế bào với số lượng lớn và đảm bảo sự
khuếch đại của gene gắn vào.
- Có các trình tự nucleotide cần thiết cho sự biểu hiện của gene như promoter, rbs
(ribosome binding site – trình tự gắn với ribosome để dịch mã).
Các vector chuyển gene có 5 ứng dụng quan trọng chủ yếu:
- Tạo dòng và khuếch đại trình tự của DNA (nhiều bản sao giống nhau).
- Nghiên cứu sự biểu hiện của một đoạn trình tự của DNA.
- Đưa gene vào các tế bào vi sinh vật (vi khuẩn, nấm men) hay các động thực vật
(transfection – cho nhiễm gene).
- Sản xuất RNA
- Sản xuất protein từ gene được tạo dòng.
Do có tầm quan trọng trong nhiều ứng dụng như vậy, nên các vector được hoàn
thiện không ngừng, từ những vector plasmid tự nhiên ở vi khuẩn vào đầu những năm
70, tiến tới nhiều loại vector phức tạp, đến nhiễm sắc thể nhân tạo.

130

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


2. Một số loại vector chuyển gene
a. Các vector chuyển gene là plasmid
Ở các sinh vật Prokaryotes, các vector thường được sử dụng là các plasmid của vi
khuẩn và các Bacteriophage. Các plasmid được sử dụng đầu tiên làm vector chuyển
gene. Chúng được cải tiến để ngày càng thuận tiện hơn cho kỹ thuật tái tổ hợp DNA qua
3 thế hệ:
Thế hệ đầu tiên là các plasmid tự nhiên, đến nay hầu như không còn sử dụng nữa.
Thế hệ thứ hai là các plasmid được cấu tạo phức tạp hơn. Một trong những plasmid
được sử dụng rộng rãi nhất là pBR322, bắt nguồn từ một plasmid nhỏ ColE1. Nó được
cấu tạo nên từ nhiều đoạn của các plasmid khác nhau để vừa có được các gene kháng
thuốc, vừa có các điểm nhận biết cho các enzyme hạn chế và có chiều dài khoảng 5000
cặp base.
Như hình
vẽ mô tả,
plasmid
này có
gene
kháng
ampicillin
e (ampR),
gene
kháng
tetracylin
e (telR),
trình tự
xuất phát
sao chép (ori) và nhiều trình tự nhận biết đặc hiệu cho các restriction endonuclease như
EcoRI, HindIII, BamHI, SalI, … Ở đoạn gene ampR có 3 điểm nhận biết, ở gene tetR
có 6 điểm nhận biết, những điểm này giúp dễ phát hiện các plasmid có gene lạ gắn vào.
Ví dụ: nếu cắt plasmid bằng enzyme BamHI rồi gắn gene lạ vào chỗ cắt thì gene tetR bị
phân đôi do đoạn DNA lạ nên tế bào mất khả năng kháng (tetracyline), nhưng vẫn
kháng ampicilline.
Plasmid này có khả năng sao chép độc lập với tế bào E. coli và tồn tại với số lượng
trung bình 20-30 bản sao cho mỗi tế bào. Trong những điều kiện nuôi cấy nhất định có
thể khuếch đại có chọn lọc làm tăng số plasmid đến hơn 1000 bản sao cho một tế bào.
Thế hệ thứ ba là các plasmid đa năng (polycloning plasmid) và chuyên dụng. Để tiện
cho việc sử dụng nhiều loại restriction endonuclease khác nhau cả chục trình tự nhận
biết của chúng được xếp nối tiếp nhau thành một đoạn dài gọi là polylinkers (đa nối).
Có thể kể một số plasmid thông dụng như họ pUC, họ Gemini.
Ngoài ra rất nhiều plasmid được cấu tạo để thực hiện các kỹ thuật chuyên biệt, đang
được bán rộng rãi trên thị trường.

131

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Các plasmid vi khuẩn có thể chứa đoạn DNA lạ có chiều dài khoảng 3 -10 kb.
b. Các vector chuyển gene là phage λ
Các thực khuẩn thể (phage) – (virus sống ở tế bào vi khuẩn) - cũng được dùng làm
vector chuyển gene vì nhiều phage có khả năng thực hiện tải nạp mang gene từ tế bào
vi khuẩn
cho sang
tế bào
nhận.
Vector
phage λ
được sử
dụng rộng
rãi để lập
ngân hàng
gene, vì
nó mang
được
đoạn gene DNA lớn hơn (15-23 đôi nucleotide), dễ bảo quản, dễ tách ra để phân tích.
Ưu điểm nổi bật của các phage là chúng có hệ thống tự động xâm nhập và sinh sản
trong tế bào vi khuẩn với hiệu quả cao hơn nhiều so với việc đưa plasmid vào tế bào vi
khuẩn bằng biến nạp. Tuy nhiên các thao tác ban đầu có phức tạp hơn.
c. Các vector chuyển gene loại khác ở Prokaryotes
Cosmid:
Cosmid là vector được cấu tạo nên từ plasmid có gắn thêm gene cos của phage λ. Gene
cos giúp cho DNA của phage λ từ dạng thẳng nối đầu lại thành vòng tròn.
Cosmid có khả năng chứa đoạn gene lạ dài đến 45 kb hiện được dùng để lập thư viện
gene ở ruồi giấm, chuột, người …
Phage M13:
Vector phage M13 là dạng phage thể sợi có DNA mạch đơn (single strangd filamentous
bacteriophage). Sử dụng phage M13 làm vector nhằm:
- Xác định trình tự các nucleotide của gene.
- Sản xuất các mẫu thử (hay mẫu dò) DNA ( DNA probes)
- Thực hiện đột biến điểm định hướng (site – directed mutagenesis).
Phagemid:
Phagemid là vector được cấu tạo từ Plasmid gắn thêm một đoạn DNA của phage M13.
3. Tạo plasmid tái tổ hợp
Buớc tiếp theo của kỹ thuật di truyền là gắn các đoạn DNA hay các c-DNA vào vector
chuyển gene để tạo nên plasmid có mang DNA lạ được gọi là plasmid tái tổ hợp
132

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


(recombinant plasmid). Có nhiều phương pháp gắn các đoạn DNA vào vector chuyển
gene. Phản ứng sau cùng được thực hiện nhờ enzyme DNA ligase.
Quá trình nối 2 phân tử DNA với nhau, tạo phân tử DNA tái tổ hợp mới, được xúc tác
bởi một nhóm enzyme gọi là ligase. Các enzyme ligase hiện diện trong tất cả các loại tế
bào và có vai trò trọng yếu trong sao chép và duy trì sự ổn định của nucleic acid. Chúng
xúc tác phản ứng nối (legation) bằng cách hình thành cầu phosphodiester nối các
nucleotide kề cận hay chụm đầu với nhau. Đòi hỏi căn bản đối với tất cả các phản ứng
nối là phải có ít
nhất một gốc P
ở đầu mút của
các phân tử
được nối. Có
hai kiểu phản
ứng nối phụ
thuộc vào đầu
mút của các
đoạn DNA.
Phản ứng nối
các đầu cố kết
hay “dính”
(sticky or
cohesive – end
ligation) có
hiệu quả hơn 50-100 lần so với phản ứng nối đầu tà (blunt-endonuclease ligation).
Nhưng các đầu cố kết phải có trình tự bổ sung.
Hai enzyme ligase được sử dụng phổ biến là DNA ligase của E.coli và DNA ligase của
phage T4 (T4 DNA ligase nhận được từ tế bào E.coli nhiễm phage T40).
T4 RNA ligase cũng là enzyme thông dụng, nó xúc tác phản ứng nối giữa nhóm 5’P và
3’OH của phân tử DNA và RNA mạch đơn.
a. Phương pháp dùng các đầu cố kết (đầu dính)
Vector chuyển gene là DNA vòng tròn được cắt bởi một loại restriction endonuclease
(ví dụ: EcoRI) chuyển thành dạng thẳng có hai đầu cố kết. Các phân tử DNA của bộ
gene khác được cắt bởi cùng loại restriction endonuclease (EcoRI) sẽ tạo ra nhiều đoạn
DNA thẳng có các đầu cố kết. Trộn lẫn DNA thẳng của vật chuyển gene với các đoạn
DNA lạ, các đầu cố kết của hai loại DNA bổ sung sẽ bắt cặp với nhau. Enzyme ligase
hàn dính các loại DNA lại với nhau tạo ra plasmid tái tổ hợp. Phương pháp này được sử
dụng rộng rãi để lập ngân hàng gene của một sinh vật.
b. Phương pháp dùng các đoạn nối (linkers)
Các đoạn oligonucleotide (đoạn DNA hay RNA ngắn có 10 đến 20 nucleotide ) có thể
được tổng hợp hoá học nhân tạo. Các phân tử oligonucleotide ngắn được tổng hợp sao
cho ở giữa có trình tự palindrom đặc hiệu đối với một restriction endonuclease (ví dụ,

133

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


EcoRI) để làm các đoạn nối (linkers). Ligase DNA của phage T4 có đặc tính nối các
đoạn DNA đó lại với nhau. Nhờ vậy đoạn DNA lạ có thể gắn với các đoạn
oligonucleotide tổng hợp với trình tự cần thiết. Các đoạn nối sẽ gắn vào hai đầu của
đoạn DNA lạ và khi cắt bằng restriction endounuclease (ví dụ, EcoRI) nó sẽ có 2 đầu cố
kết của EcoRI. Nó có thể được gắn vào vector chuyển gene cũng bị cắt bởi EcoRI, mặc
dù bản thân nó trước đó không có các trình tự nhận biết đặc hiệu đối với restriction
endonuclease. Phương pháp này thường được sử dụng để gắn các c-DNA và các đoạn
DNA có đầu tà vào plasmid.
c. Phương pháp dùng enzyme terminal transferase
Phương pháp thứ ba này dựa vào khả năng đặc biệt của enzyme terminal mucleotidyl
transferase có thể gắn cùng một loại nucleotide thành chuỗi (homopolymer) vào đầu
mút 3’OH của mạch DNA.
Một loại DNA có đầu hydroxyl – 3’OH hở do bị cắt bởi exonuclease hay restriction
endonuclease, được ủ với enzyme terminal trasferase và được thêm vào một loại
nucleotide (ví dụ, dGTP). Plasmid có điểm nhận biết đặc hiệu do restriction
endonuclease PstI cắt, sau khi ủ với terminal transferase nó tạo hai đầu mút 3’ –
GGGGG. Đồng thời DNA lạ cũng được cắt và xử lý với terminal transferase, chỉ khác
là thêm vào loại nucleotide bắt cặp bổ sung đó là dCTP để tạo các đuôi 3’- CCCCC.
Khi trộn lẫn hai loại DNA với nhau, các đầu mút của 2 loại homopolymer có trình tự
'
bổ sung với nhau sẽ bắt cặp ( ----GGGGG 3 ' CCCCC----) nênđoạn DNA lạ có thể
3
gắn vào plasmid. Enzyme DNA polymerrase I sẽ gắn các nucleotide tương ứng vào các
chỗ và ligase sẽ hàn dính lại. Trên plasmid tái tổ hợp có hai điểm nhận biết của PstI,
điều này tạo thuận lợi về sau khi muốn cắt đoạn DNA lạ rời ra.
Các phương pháp trên có thể sử dụng để gắn các đoạn DNA của bộ phận gene hay các
c-DNA vào bất kỳ vector chuyển gene nào. Nếu ở giữa các đoạn DNA lạ hay các c-
DNA có các điểm nhận biết
của restriction endonuclease
thì nó có thể bị cắt ở giữa. Để
tránh các đoạn DNA lạ bị cắt
ở giữa, có thể sử dụng enzyme
methylase để methyl hóa
đoạn đó.
V. Phương pháp chuyển nạp
gene ở thực vật
1. Sử dụng vector chuyển
gene là plasmid Ti
Plasmid được sử dụng rộng
rãi trong chuyển gene ở thực
vật bắt nguồn từ vi khuẩn
trong đất là Agrobacterium tumefaciens có khả năng tạo khối u (tumor) ở thực vật.

134

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Nhân tố gây khối u là plasmid Ti (tumor – inducing) có DNA vòng tròn khoảng 200 kb.
T–DNA là phần quan trọng của plasmid, nó được chuyển và gắn xen ngẫu nhiên vào bộ
gene của tế bào thực vật chủ. Các chức năng thực hiện chuyển nằm ngoài T–DNA ,
nhưng trên plasmid Ti. Nay đã có nhiều cải tiến được thực hiện để plasmid Ti trở thành
vector thuận tiện trong chuyển gene vào thực vật.
2. Sử dụng vector chuyển gene là virus
Một số virus thực vật có thể làm vector chuyển gene, ví dụ như virus gây khảm vàng lá
ở cà chua (TGMV). DNA của virus này dễ tách thành hai phân tử mạch đơn, mỗi một
mạch qua tái bản trở thành mạch kép gọi là phân tử A và phân tử B. Chỉ một phân tử A
thực hiện nhân bản tế bào chủ, còn phân tử B cần thiết cho sự lây truyền. Trong thiết kế
vector chuyển gene, người ta sử dụng phân tử A được cắt bỏ phần DNA mang gene tạo
vỏ virus, thay vào đó một gene chỉ thị (gene NPT II) để chọn lọc sản phẩm chuyển nạp,
lắp thêm hai trật tự bờ RB và LB, và gắn gene cần chuyển. Sau thiết kế, vector này được
đưa vào Agrobacterium có Ti-plasmid nguyên thủy. Cho vi khuẩn lây nhiễm tế bào của
cây cần chuyển gene. Sự chuyển nạp đuợc diễn ra theo cơ chế hoạt động của hệ thống
vector kép như đã trình bày ở phía trên.
Ngoài TGMV, Cauliflower mosaie virus (CaMV) cũng được dùng làm vector chuyển
gene ở thực vật
3. Chuyển gene trực tiếp bằng vi bắn (microprojectile bombardment)
Đối với các loài thực vật thuộc nhóm cây một lá mầm khó thực hiện chuyển gene bằng
lây nhiễm Agrobacterium tumefaciens, người ta có thể sử dụng một số phương pháp
chuyển
gene trực
tiếp, trong
đó có vi
bắn.
Một gene
cần
chuyển
(đã gắn
với promotor) được tách dòng bởi vector nào đó. Vật liệu chuyển gene này được phủ
lên bề mặt của những hạt nhỏ (đạn) làm bằng vàng hay wolfram có đường kính 1µm,
nhờ kết dính bởi CaCl2, spermidine hoặc PEG. Súng bắn là một thiết bị đặc biệt, có đủ
sức nén (tốc độ bắn hạt 430 m/giây) để bắn các vi hạt vào tế bào của cây cần chuyển
gene. Mật độ bắn hạt cần điều chỉnh hợp lý để không làm tổn thương nặng tế bào. Sau
đó, các tế bào được nuôi cấy, chọn lọc những tế bào có gene chuyển nạp và tái sinh cây.
4. Phương pháp chích điện (electroporation)
Trong môi trường nuôi cấy tế bào trần, trộn DNA có gen cần chuyển với nồng độ cao.
Sử dụng thiết bị gây xung điện có hiệu điện thế cao lên tế bào trần để tạo khe hở tức
thời ở màng tế bào, làm cho các phân tử DNA có cơ hội thâm nhập vào tế bào.

135

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Các tế bào trần được nuôi cấy, chọn lọc sản phẩm có gen chuyển nạp và thu c6y tái
sinh. Phương pháp đã áp dụng ở các đối tượng như lúa, ngô
e. Chuyển nạp gene nhờ PEG (poly-ethyleneglycol)
Ngoài chức năng gây dung hợp tế bào trần, PEG còn có khả năng kích thích thích sự
hấp thụ của tế bào đối với những phần tử nhỏ. Vì thế người ta đã sử dụng nó trong
chuyển gen- tăng hấp thụ DNA qua màng tế bào. Bằng phương pháp này người ta đã
thu được kết quả chuyển DNA ở một số đối tương như thuốc lá, lúa.
VI. Những nguy cơ do cây chuyển gene có thể gây nên
• Nguy cơ cho môi trường:
- Truyền gene ngoại sang các giống cây khác.
- Tác hại đối với động vật có ích, đặc biệt với côn trùng.
- Xuất hiện những loài côn trùng và kí sinh có sức đề kháng.
- Ảnh hưởng lên cân bằng sinh thái.
• Nguy cơ cho sức khỏe:
- Truyền gene ngoại sang vi khuẩn của ống tiêu hoá.
- Gây độc hại
- Gây dị ứng
VII. Kỹ thuật di truyền với chiến lược cải tiến cây trồng.
1. Chiến lược tạo giống kháng sâu, bệnh hại
a. Tạo giống kháng virus
Kỹ thuật DNA tái tổ hợp có hiệu quả ứng dụng cao trong chiến lược tạo giống kháng
virus. Dựa vào những cơ chế gây nhiễm bệnh, người ta đã đưa ra những chiến lược tạo
giống kháng virus khác nhau, trong đó có sử dụng những gene khác nhau phân lập từ
virus để chuyển cho cây trồng. Dưới đây trình bày một số trường hợp.
1. Như đã biết, khi nhiễm vào tế bào chủ, sự nhân bản acid nicleic của virus xảy ra
dựa vào hệ thống tổng hợp của tế bào chủ. Tuy nhiên, quá trình nhân bản này bị
chặn lại khi acid nucleic virus bị bọc vỏ protein của nó. Người ta đã chuyển gene mã
hoá protein vỏ virus vào tế bào cây chủ (thông qua Agrobacterium tumefaciens), các
protein này tạo ra đáp ứng cơ chế kháng bệnh của cây chủ – kìm hãm sự nhân của
virus, ngăn chặn phát sinh bệnh
Bằng phương pháp nêu trên người ta đã tạo ra các giống kháng bệnh được 36 loại
virus thuộc nhiều nhóm khác nhau, trong đó kháng được những bệnh có ý nghĩa
kinh tế như: virus khảm lá cỏ Medicago, khảm lá dưa chuột, virus đốm vòng ở đu
đủ, virus xoăn lá ở khoai tây…
2. Ở những virus chứa acid nucleic mạch đơn (DNA mạch đơn hay RNA) đã phát
hiện thấy gene mã hoá enzyme cần thiết cho quá trình sao chép (enzyme replicase).

136

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Ở các virus chứa RNA, enzyme replicase dùng RNA làm mạch khuôn để sao chép.
Chương trình tạo giống kháng virus thứ hai được hình thành trên cơ sở tách dòng
DNA chứa một đầu của gene replicase và chuyển vào tế bào cây trồng. Gene này
sao mã ra RNA chứa một đoạn nhận biết để liên kết với replicase để nhân bản. Như
vậy, khi cây chuyển gene tạo ra số lượng RNA đáp ứng cho sự cạnh tranh, sự nhân
bản của virus bị ức chế.
3. Chương trình tạo giống kháng virus thứ ba dựa vào việc sử dụng kỹ thuật tạo
dòng DNA ngược nghĩa. Cây chuyển gene tạo ra RNA ngược nghĩa có khả năng
kìm hãm sự biểu hiện gene của virus, từ đó dẫn đến sự ngăn cản quá trình hoàn thiện
và phát triển của virus ở tế bào thực vật.
Cho tới nay đã tạo ra nhiều giống cây trồng chuyển gene kháng virus ở các loài như
thuốc lá, cà chua, đu đủ, bí đỏ đã được đưa ra sản xuất.
b. Tạo giống kháng sâu
Ở vi khuẩn Bacillus thuringenesis đã phát hiện ra gene Delta endotoxin kiểm tra tổng
hợp một loại protein có khả năng gây độc đối với nhiều loài côn trùng nhưng không độc
với người. Protein này gọi là độc tố Bt, nó được tạo ra trong quá trình hình thành bào tử
của vi khuẩn. Người ta đã nuôi cấy vi khuẩn này ở quy mô lớn để sử dụng độc tố Bt
trong dịch chiết phun lên cây trồng nhằm trừ sâu hại. Chế phẩm đó gọi là thuốc trừ sâu
vi sinh. Khi sâu ăn lá cây có độc tố Bt, trong đường ruột của sâu độc tố này bị phân huỷ
bởi enzyme protease trở thành dạng cấu trúc thể lõi. Thể này có hoạt tính gây độc, khi
nó liên kết với chất tiếp nhận đặc thù ở bề mặt tế bào biểu mô của ruột và đi vào bào
chất làm cho tế bào bị tổn hại. Sâu ngừng ăn và bị chết đói sau khoảng 24 giờ.
Ý tưởng tiến xa hơn đó là tách dòng gene kiểm tra độc tố Bt từ vi khuẩn rồi chuyển
vào đây trồng (thông qua Agrobacterium tumefaciens, vi bắn) nhằm tạo giống kháng
được sâu hại. Người đã chuyển gene này vào 12 dạng cây trồng khác nhau như cà chua,
ngô, khoai tây, thuốc lá, bông vải…
Một số protein khác có khả năng ức chế sự phát triển của sâu. Ví dụ, chất ức chế
proteinase chiết từ cây khoai môn khổng lồ (chất này làm mất hoạt tính của men tiêu
hoá protease) có khả năng ức chế sinh trưởng của sâu non thuộc Heliothis RNAigera,
bên cạnh đó còn phát hiện ra chất ức chế tripsin ở cây đậu bò… Những phát hiện đó mở
ra triển vọng cho việc áp dụng kỹ thuật tách dòng và chuyển các gene mã hoá các chất
ức chế nêu trên vào cây trồng nhằm tạo giống kháng sâu.
2. Cây chuyển gene kháng thuốc trừ cỏ
Các dạng thuốc trừ cỏ có những tác động gây hại đặc thù tới thực vật. Người ta đã đưa
ra những chiến lược khác nhau nhằm trang bị cho cây trồng khả năng kháng thuốc trừ
cỏ bằng kỹ thuật chuyển nạp gene. Dưới đây trình bày một số trường hợp:
1. Cây chuyển gene có hoạt tính tổng hợp enzyme tăng mạnh, đảm bảo cho nó khả
năng kháng thuốc trừ cỏ.
Ví dụ, thuốc trừ cỏ Phosphinothricin (tên thương phẩm là Basta) có tác động ức chế
enzyme glutaminsynthase – GS, enzyme này tham gia vào quá trình tổng hợp acid

137

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


amin glutamin. Tăng khã năng tổng hợp GS đảm bảo cho cây trồng kháng thuốc trừ
cỏ. Tương tự, thuốc trừ cỏ glyphsate ức chế enzyme 5 – enolpyruvylshikimate – 3 –
phosphate synthase – EPSPS (enzyme này tham gia vào tổng hợp các acid amin
aromat). Tách dòng c-DNA mã hoá EPSPS rồi chuyển vào cây trồng, có thể thu
được cây kháng thuốc trừ cỏ glyphosate…
2. Sử dụng gene mã hoá enzyme biến đổi (đột biến) không mẫn cảm với thuốc trừ cỏ
để chuyển cho cây trồng.
Ví dụ, ở vi khuẩn đã phát hiện ra dạng đột biến tạo enzyme EPSPS khác với
khởi thủy, nó kém mẫn cảm với tác động ức chế của thuốc trừ cỏ glyphosate.
3. Sử dụng gene mã hóa enzyme có khả năng khử đặc tính gây độc của thuốc trừ cỏ.
Người ta đã tách Bar từ Steptomyces hygroscopicus mã hoá enzyme phosphin –
othricin acetyltransferase (PAT). Enzyme này có tác động acetyl hoá nhóm NH2 tự
do củaphosphinothricin làm nó mất khả năng gây độc cho cây trồng. Tương tự, gene
mã hoá enzyme detoxifying (ở vi khuẩn) có khả năng khử tính gây độc của thuốc trừ
cỏ glyphosate…
Giống chuyển gene kháng thuốc trừ cỏ đưa ra sản xuất đã thu được ở một số đối
tượng cây trồng như ngô, đậu tương, bông, cải dầu, thuốc lá…
3. Một số chiến lược khác trong cải tiến cây trồng
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, kỹ thuật DNA tái tổ hợp còn được ứng dụng mạnh
để cải tiến cây trồng theo nhiều hướng khác nhau:
1. Cải tiến chất lượng thực phẩm của cây trồng
Thực vật bậc cao là nguồn cung cấp tinh bột cơ bản. Tinh bột gồm hai thành phần
chủ yếu: amylose mạch thẳng, khó tiêu trong dạ dày nguời và amylopertin mạch
nhánh, dễ hồ hoá và dễ tiêu. Kỹ thuật di truyền đã được ứng dụng nhằm cải tiến chất
lượng thực phẩm, ví dụ đã tạo ra giống khoai tây chứa rất ít amylose, giống chứa làm
lượng tinh bột trong củ giảm mạnh (chỉ còn 2 – 5% so với khởi thuỷ) nhưng nó có
hàm lượng glucose và sucrose tăng lên 6 – 8 lần.
Kỹ thuật di truyền mở ra nhiều hứa hẹn trong lĩnh vực cải tiến chất lượng dầu thực
vật, bằng cách biến đổi thành phần các acid béo. Ví dụ, các nhà khoa học đã thành
công trong việc chuyển hoá acid linoleic thành acid α-linoleic.
Kỹ thuật di truyền còn hướng vào sự cải tiến thành phần protein ở thực vật, và loại
bỏ những chất có hại (độc tố) về mặt thực phẩm của cây trồng…
Vấn đề tạo các cây giống gene có hương vị đặc biệt, có hợp chất đặc thù cũng
được phát triển mạnh. Người ta đã phát hiện ra cây Thaumatococcus damielli ở châu
Phi có chứa chất thaumatin là một loại peptide có vị ngọt gấp 10.000 lần so với đường
sucrose. Bước đầu đã thu được kết quả chuyển gene mã hoá chất này vào khoai tây.
Triển vọng gene này sẽ chuyển vào dưa bở và dâu tây…
2. Đối với những cây hoa, cây cảnh, người ta đã sử dụng kỹ thuật di truyền nhằm
biến đổi màu sắc hoa theo ý muốn.

138

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Sắc tố của hoa chủ yếu do ba nhóm chất quyết định đó là flavonoid, carotenoid và
betalain. Bằng cách thay đổi liều lượng hoặc loại cỏ, hay thêm vào chất sắc tố nào đó
ta có thể thay đổi màu sắc hoa.
Nhiều gene tạo sắc tố hoa đã được tách dòng và tìm cách chuyển vào cây. Ví dụ,
đã tách dòng c-DNA gene mã hoá enzyme tham gia vào tổng hợp sắc tố anthocyanin ở
ngô, gene này được chuyển vào cây petunia và đã thu được dạng có màu sắc hoa biến
đổi. Bên cạnh đó, người ta còn áp dụng kỹ thuật RNA ngược nghĩa hoặc sử dụng yếu
tố di truyền di động để ức chế sự biểu hiện của gene tạo sắc tó nào đó, nhờ đó có thể
thu được dạng hoa biến đổi màu sắc, như dạng khảm…
3. Khả năng tạo cây trồng chuyển gene để sản xuất những hợp chất quý hiếm
Thực vật dễ trồng và có thể sản xuất ra một khối lượng sản phẩm lớn với giá thành
rẻ. Nếu chúng được sử dụng như nhà máy sản xuất những hợp chất quý hiếm thì sẽ
dem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ví dụ, người ta đã tách dòng và chuyển gene sản xuất chất kháng thể (gene kiểm
tra chuỗi nhẹ và chuỗi nặng của kháng thể chuột) vào cây thuốc lá. Ở cây chuyển gene
có sự hoạt động của gene này. Năng suất chất kháng thể đạt 1,3% khối lượng chất
khô. Một ví dụ khác, người ta đã chuyển gene mã hoá chất dẻo polyhydroxylbutyrate
(PHB) của vi khuẩn vào cây trồng. Đã có kết quả thu được chất dẻo PHB ở cây thuốc
lá chuyển gene…
Ngoài những vấn đề vừa nêu, kỹ thuật chuyển gene còn được ứng dụng trong những
chiến lược tạo các dòng bất dục đực, tạo giống chống chịu tới một số yếu tố bất lợi của
ngoại cảnh như chịu lạnh, chịa mặn…

139

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Chương 5 – ĐA DẠNG DI TRUYỀN

Bài 1 - BIẾN DỊ & ĐỘT BIẾN


I. Khái niệm, phân loại biến dị và đột biến
1. Khái niệm
Biến dị là những biến đổi mới mà cơ thể sinh vật thu được do tác động của các yếu tố
môi trường và do quá trình tái tổ hợp di truyền. Biến dị phản ánh mối tương quan giữa
sinh vật và môi trường.
Biến dị tạo nên sự đa dạng vô cùng lớn ở những cá thể sinh vật, và là nguyên nhân cơ
bản của tiến hoá. Theo Darwin, biến dị phân ra làm hai nhóm: (1) biến dị xác định (sau
này gọi là các thường biến); (2) biến dị không xác định (sau này gọi là các đột biến).
Trong đó ông nhấn mạnh vai trò quan trọng của biến dị không xác định trong tiến hoá.
Sau thời gian phát hiện lại các qui luật của Mendel, vào năm 1903 Huygo de Vries
(người Hà Lan) đã đưa ra khái niệm đột biến để chỉ những biến đổi xảy ra đột ngột của
tính trạng di truyền. Ông cũng đã xây dựng thuyết đột biến trên cơ sở nghiên cứu các
loài thuộc Oenothera lamarckiana (cây thuộc họ rau dừa) với nội dung:
- Đột biến xuất hiện đột ngột.
- Những dạng mới xuất hiện sau, đột biến di truyền bền vững.
- Đột biến không tạo thành dãy liên tục, không tạo thành dạng trung gian, chúng
là những biến đổi về chất.
- Đột biến xuất hiện theo nhiều hướng khác nhau, có thể có hại, có thể có lợi.
- Khả năng phát hiện đột biến phụ thuộc vào số lượng cá thể nghiên cứu.
- Đột biến có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.
Nhiều nghiên cứu về sau đã phát hiện tác dụng gây đột biến của tia phóng xạ và nhiều
chất hoá học. Việc thu nhận của các đột biến nhân tạo đã góp phần thúc đẩy sự phát
triển của di truyền học và ứng dụng phần nào trong công tác chọn giống.
2. Phân loại các biến dị
Biến dị nói chung là những biến đổi rất đa dạng ở sinh vật, chúng được phân ra 2 nhóm
sau:
(1) -Biến dị không di truyền: đó là những biến đổi liên quan tới kiểu hình, không
liên quan tới vật chất di truyền. Những biến đổi này gọi là các thường biến.

140

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


(2) -Biến dị di truyền: đó là những biến đổi có liên quan tới vật chất di truyền của
cơ thể. Ở đây
có thể phân ra
hai nhóm sau:
(a) biến dị đột
biến – những
biến đổi có tính
chất hoá học
vật chất di
truyền; (b) biến
dị tái tổ hợp –
đó là những tổ
hợp sắp xếp
gen mới mà đời
con thu được
khác với bố mẹ
do sự phân ly
độc lập và sự
trao đổi chéo
của các gen.
3. Phân loại các đột biến
Đột biến là những biến đổi có tính chất hoá học vật liệu di truyền, xảy ra do tác động
của những yếu tố môi trường và bên trong tế bào. Nguyên nhân phát sinh, bản chất và
sự thể hiện của các biến dị đột biến rất đa dạng. Ở các góc độ tiếp cận khác nhau, có thể
phân loại đột biến theo nhiều cách:
a. Mức độ biến đổi của bộ gen
(1). Đột biến gen hay đột biến điểm
Biến đổi rất nhỏ trên một đoạn DNA, thường liên quan dến một nucleotide hay một
cặp nucleotide:
- Đột biến thay thế: Đột biến đồng nghĩa (samesense), đột biến vô nghĩa (non-
sense), đột biến sai nghĩa (mis-sense)
- Đột biến lệch khung: thêm 1 base hay mất 1 base
(2). Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Các đột biến nhiễm sắc thể hay còn gọi là sai hình nhiễm sắc thể được phát hiện
bằng phương pháp tế bào học.
- Biến đổi trên 1 nhiễm sắc thể: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.
-Biển đổi giữa các nhiễm sắc thể: chuyển đoạn, nhiễm sắc thể đều
(isochromosome), chuyển đoạn Robertson.
(3). Đột biến bộ gen (genome mutation)

141

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Đa bội thể (polyploidy) hiểu theo nghĩa rộng là sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể.
- Đa bội thể nguyên (euploidy): Sự tăng lên nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội
của một loài (ví dụ: 3n, 4n, 5n, 6n……)
- Đa bội thể lai còn gọi là dị bội thể (alloploidy): khi cả hai bộ nhiễm sắc thể của
hai loài khác nhau cùng đứng chung trong một tế bào (2nA + 2nB)
- Đa bội lệch (aneuploidy) hay đa nhiễm: thay đổi số lượng nhiễm sắc thể của
từng cặp (ví dụ: 2n + 1 hoặc 2n - 1)
b. Nguồn gốc các đột biến
(1). Đột biến ngẫu nhiên: Các đột biến xảy ra trong tự nhiên một cách ngẫu nhiên
với tần số nhất định và không xác định được nguồn gốc.
(2). Đột biến do nhân tố di truyền kiểm soát: Các gen gây đột biến (mutator) làm
thay đổi tần số đột biến của các gen khác. Có các mutator chuyên biệt đối với một
locus và mutator không chuyên biệt đối với nhiều locus.
(3). Đột biến nhân tạo hay cảm ứng (induced mutation): được tạo ra do các tác nhân
gây đột biến (mutagens)
- Tác nhân phóng xạ:
+ Phóng xạ ion hoá: Các tia phóng xạ α, β, γ hoặc tia X, các chùm tia neutron
hoặc proton làm bắn các điện tử gây ion hoá và biến đổi DNA .
+ Phóng xạ không ion hóa: Tia tử ngoại (UV) hoặc nhiệt làm tăng mức năng
lượng của nguyên tử. Tia tử ngoại thường tạo dimer thymine gắn hai thymine
kề nhau của một mạch.
- Các tác nhân gây đột biến hoá học:
+ Tạo sai hỏng khi sao chép: Các chất đồng đẳng của base (ví dụ: brom-uracil
hay 2-amino purine) gắn vào sai khi sao chép có chúng. Các chất màu acridine
có thể gắn vào giữa các base của mạch xoắn kép làm mất hay thêm vào 1 base.
+ Tác động trực tiếp lên gen khi không có sao chép có thể gây các đột biến
điểm hay các biến đổi A – T → G – C hoặc G – C → A – T
c. Các đột biến ảnh hưởng đến kiểu hình
(1). Các đột biến hình thái: Các biển đổi ảnh hưởng đến hình dạng, màu sắc và kích
thước.
(2). Đột biến hoá sinh:
- Các đột biến khuyết dưỡng (auxotrophe mutation): làm mất khả năng tổng hợp
các chất.
- Các đột biến có điều kiện: Các đột biến có thể không có biểu hiện trong những
điều kiện giới hạn nhất định (restrictive condition) và có biểu hiện trong các điều
kiện cho phép (permissive condition). Ví dụ: các đột biến nhạy cảm với nhiệt độ
cao có biểu hiện ở nhiệt độ tương ứng.
142

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Đột biến đề kháng: Các biển đổi sinh hoá giúp kháng lại được các tác nhân bất
lợi.
(3). Sức sống:
- Các đột biến kém sức sống ( subvital): Sức sống của dòng đột biến kém hơn
dòng hoang dại, khoảng 10 – 90% sức sống của dòng hoang dại.
- Nửa gây chết (semi-lethal): Gây hiệu quả chết cao hơn 90% nhưng thấp hơn
100%
- Gây chết (lethal): không có cá thể nào sống đến giai đoạn trưởng thành.
d. Hướng đột biến
(1). Đột biến thuận hay trực tiếp (direct mutation): Biến đổi từ kiểu hình hoang dại
sang khác thường.
(2). Hồi biến (reversion): Đột biến từ kiểu hình đột biến quay về kiểu hình hoang
dại.
- Hồi biến thật hay đột biến nghịch: Biển đổi trở lại y như ban đầu.
Ví dụ: Adenin → Guanin → Adenin
Đột biến thuận Đột biến nghịch
- Đột biến ức chế hay kiềm hãm (supressor): Đột biến ở một điểm khác. Cả hai
đều tạo kiểu hình gần như hoang dại.
+ Đột biến kìm hãm ngoài gen: Xảy ra ở gen khác với gen đột biến.
+ Đột biến kìm hãm trong gen: Xảy ra ở nucleotide khác trong gen đưa gen trở
về trạng thái kiểu hình hoang dại.
e. Các tế bào bị tác động
(1). Các đột biến soma hay dinh dưỡng: Tạo kiểu hình thể khảm (mosaic)
(2). Đột biến giao tử: xảy ra ở tế bào sinh dục và là biến đổi di truyền.
II. Thường biến và mức phản ứng (Biến dị không di truyền)
1. Khái niệm về thường biến và mức phản ứng
Thường biến là những biến đổi trong thể hiện kiểu hình của các kiểu gen giống nhau ở
những điều kiện tác động môi trường khác nhau:
Môi trường 1 = Kiểu hình 1
Kiểu gen + Môi trường 2 = Kiểu hình 2 Các thường biến
Môi trường 3 = Kiểu hình 3
Môi trường n = Kiểu hình n

143

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Thường biến là những hiện tượng phổ biến ở các đối tượng sinh vật. Một trong những
thí dụ rõ rệt nhất về ảnh hưởng của môi trường sống lên kiểu hình là sự hình thành giới
tính đực hay cái (đột biến ảnh hưởng của môi trường quyết định).
Ở loài giun biển Bonellia viridis, con cái và con đực có chung kiểu gen. Sau khi
nở ra từ trứng nếu ấu trùng rơi xuống đáy biển sống tách biệt thì nó nhanh chóng phát
triển thành con giun cái rất to. Còn những ấu trùng nếu rơi vào vòi con mẹ, sống bám
vào vòi mẹ thì nó sẽ phát triển thành con đực rất nhỏ với kích thước hiển vi, dần dần
rơi vào cơ quan sinh sản của con cái, kí sinh ở đây và chỉ làm một chức năng duy nhất
là thụ tinh cho tế bào trứng.
Cây cỏ mác có lá hình bản mỏng dài ở dưới mặt nước, những lá nằm ngang mặt
nước có hình bầu tròn, trường hợp lá phát triển lên cao khỏi mặt nước (ở điều kiện cạn)
chúng có hình lưỡi mác. Giống thỏ Hymalaya nuôi ở điều kiện bình thường (20 – 30 0C)
có kiểu lông Hymalaya điển hình: bộ lông trắng có các vùng đen ở mũi, tai, bốn chân và
đuôi. Khi nuôi ở điều kiện nhiệt độ cao hơn 30 0C, bộ lông của nó hoàn toàn màu trắng,
ở điều kiện nhiệt độ thấp (khoảng 5 0C) bộ lông trở thành màu đen …
Ở người, thường biến cũng mang tính chất thích nghi rõ rệt. Kiểm tra máu người
sống ở những độ cao khác nhau cho thấy số lượng hồng cầu trong máu tăng dần khi
tăng độ cao so với mặt nước biển, những biến đổi này giúp cho cơ thể có đủ oxy cho
quá trình hô hấp, vì càng lên cao không khí càng loãng, hàm lượng oxy càng giảm.
Độ cao so với mặt biển (m): 0 2400 4100 5600
Hồng cầu trong máu (triệu/mm3): 4.2 6.0 7.5 8.3
Thường biến là kết quả biểu hiện kiểu hình do sai khác về điều kiện của môi trường gây
nên, không phải do sai khác về kiểu gen, vì thế không thể sử dụng thường biến làm vật
liệu chọn lọc. Trong những điều kiện môi trường khác nhau mỗi một kiểu gen chỉ có
một giới hạn xác định về thể hiện kiểu hình của tính trạng. Giới hạn này còn gọi là mức
phản ứng của kiểu gen. Nói cách khác, mức phản ứng cho biết khả năng của một kiểu
gen trả lời lại sự tác động của môi trường bằng thường biến của nó khác với thường
biến của kiểu gen khác. Bản thân thường biến là những khác biệt không di truyền song
mức phản ứng của các kiểu gen là đặc trưng di truyền. Vì thế ta có thể chọn được kiểu
gen có mức phản ứng rộng hoặc hẹp về thể hiện thường biến. Qua đó ta có thể xác định
được điều kiện môi trường (hay mức tác động của yếu tố nào đó) để thu được sự thể
hiện kiểu hình tối ưu của kiểu gen.
2. Những đặc điểm cơ bản của thường biến
Ở các điều kiện môi trường khác nhau biến dị thường biến xảy ra đối với những tính
trạng nào đó, thể hiện ở góc độ định tính cũng như định lượng. Khác với đột biến,
thường biến có những đặc điểm:
- Thường biến phụ thuộc vào đặc điểm tác động gây nên nó. Thường biến là những
biến đổi định hướng (biến dị xác định), tức dựa vào kiểu môi trường tác động ta có
thể biết trước được sự biểu hiện của biến dị thường biến.

144

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Mức độ thể hiện của thường biến tỉ lệ thuận với cường độ và trường độ của tác
động gây nên chúng. Tính chất này tương ứng với khái niệm biến dị tương quan (lần
đầu tiên do Lamarc đưa ra). Tuy nhiên mối quan hệ này chỉ xem xét trong giới hạn
mức phản ứng của kiểu gen.
- Thường biến có tính chất thuận nghịch. Khi dừng tác động của môi trường mới
(trở về môi trường cũ), thì tính trạng lại quay trở lại trạng thái ban đầu. Thường biến
là những biến dị không di truyền, hiếm thấy các thường biến thể hiện kéo dài. Ví dụ:
ở tôm khi sống ở điều kiện nước đứng, giàu thức ăn, đầu nhọn (gươm) của chúng có
dạng ngắn và kém nhọn, khi sống ở điều kiện nước có nhiệt thấp hơn, chảy, nghèo
thức ăn hơn, gươm của chúng có dạng dài và nhọn hơn: Dạng gươm dài này có thể
tồn tại tới đời thứ hai qua sinh sản mẫu sinh.
- Thường biến có tính chất thích ứng. Đây là đặc điểm rất quan trọng của thường
biến. Khi có điều kiện môi trường thay đổi, ở cơ thể sinh vật xảy ra các thường biến,
làm cho nó thích ứng với môi trường thay đổi này. Ví dụ: Cây rau dừa sống ở điều
kiện nước phao ở vùng rễ phụ được hình thành giúp cho cây nổi trên mặt nước dễ
dàng hơn, khi sống ở môi trường cạn rễ của nó không tạo phao này…
Những thường biến xảy ra phổ cập mang tính thích ứng là những thường biến
được gây ra bởi những biến đổi có tính chất thông thường của điều kiện sống, các biến
đổi này xảy ra nhiều lần lặp lại trong quá trình sống, tiến hoá của cơ thể sinh vật. Nếu
như cơ thể rơi vào tình thế không bình thường, bất lợi mà tổ tiên (tiến hoá) của nó chưa
trải qua, thì nhìn chung, ở các thường biến xuất hiện không thể có dạng mang tính chất
thích nghi.
Sự dịch chuyển mức phản ứng (khác với mức thông thường) của cơ thể chỉ có thể
xảy ra khi trong tiến hoá, chọn lọc tự nhiên đã để lại kiểu gien biến đổi, đảm bảo cho sự
sống sót của cơ thể – vượt qua điều kiện thái cực bất lợi. Khi điều kiện này xảy ra, nó sẽ
là bất thường đối với kiểu gien khác, và là bình thường đối với kiểu gien đã trải qua, ở
nó xuất hiện được thường biến thích ứng.
III. Biến dị di truyền
Tất cả những biến dị nào được di truyền ổn định cho con cháu đều là những biến dị di
truyền. Những biến dị này được gây ra bởi những biến đổi trong vật chất di truyền của
cơ thể. Biến dị di truyền bao gồm biến dị tổ hợp và đột biến. Đột biến xảy ra trên cơ sở
thay đổi cấu trúc phân tử DNA thì gọi là đột biến gen.
A- Biến dị tổ hợp
Là kết quả của tái tổ hợp gen gây nên. Các nhiễm thể mang những allele khác nhau từ
cơ thể bố mẹ thông qua qúa trình lai hữu tính đã sắp xếp lại theo những tổ hợp khác vào
bộ nhiễm thể của tế bào, nhờ sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do trong qúa trình phân
chia giảm nhiễm và từ sự thụ tinh giữa các giao tử. Kết qủa là xuất hiện những tổ hợp
gen mới không giống kiểu tổ hợp của bố mẹ.
Những biến dị tổ hợp không có những thay đổi trong số lượng của vật chất di truyền
nhưng thay đổi tổ chức các nhóm gen, hình thành những liên kết mới giữa các gen gây
nên những biến đổi đáng kể trong kiểu hình sinh vật.
145

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Trong công tác chọn giống, biến dị tổ hợp là một biện pháp hữu hiệu, một phương pháp
đầu tay của các nhà chọn giống đã và đang được sử dụng rộng rãi.
Biến dị tổ hợp là cơ sở của sự khác nhau giữa các cá thể sinh sản hữu tính cùng loài. Ví
dụ: Tế bào người có 23 cặp NST. Với số lượng NST này, nếu không có tái tổ hợp thì ở
người giảm phân sẽ tạo ra 223 loại giao tử. Số tổ hợp chừng ấy loại giao tử khi gặp nhau
một cách ngẫu nhiên trong thụ tinh là 423 (mà 420 = 1.099.511.627.776). Do đó ta hiểu
vì sao hiếm gặp hai người hoàn toàn giống nhau, trừ sinh đôi cùng trứng.
Biến dị tổ hợp giữ vai trò quan trọng nhất trong tiến hoá vì chính nó tạo nên sự đa dạng
di truyền đến mức không có hai cá thể hoàn toàn giống nhau.
B- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể xảy ra theo các kiểu: Mất đoạn, thêm đoạn (lặp
đoạn), đảo đoạn, chuyển đoạn.
1. Mất đoạn
Là hiện tượng mà nhiễm sắc thể mất một đoạn nào đó mang thông tin di truyền. Sự mất
đoạn này có thể xảy ra ở các vùng khác nhau của nhiễm
sắc thể có thể ở đầu mút hoặc đoạn nằm giữa nhiễm sắc
thể. Đoạn bị mất có thể ngắn hoặc dài.
Các đột biến mất đoạn có thể ảnh hưởng tới sự phát
triển của tế bào và sức sống của cơ thể, nhất là khi đoạn
mất mang những gen trọng yếu. Những cơ thể bình
thường có đột biến mất đoạn lớn thường chết trong giai
đoạn phôi vì sự cân bằng gen trong cơ thể bị phá hủy.
Những cơ thể đột biến mất đoạn nhỏ vẫn có khả năng
sống và phát triển nếu một trong hai cặp nhiễm sắc thể
của cặp tương đồng vẫn ở trạng thái bình thường.
Khi ở một nhiễmsắc thể tương đồng đoạn bị mất mang
các allele trội, thì các allele lặn ở nhiễm sắc thể kia
được thể hiện. Hiện tượng này được ứng dụng để xác
định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể thông qua các phân tích di truyền và phân tích tế
bào.
2. Thêm đoạn (lặp đoạn)
Đây là trường hợp một đoạn nhiễm sắc thể nào đó được lặp lại hai lần (hay lặp lại một
số lần) trên nhiễm sắc thể. Trường hợp lặp đoạn (2 lần) xảy ra trên một nhiễm sắc thể có
thể tồn tại ở các dạng sau:
− Bình thường …a b c d e f g h i…(đoạn lặp lại c d e)
− Lặp lại liên tiếp nhau …a b c d e c d e f g h i….
− Lặp lại liên tiếp có đảo …a b c d e e d c f g h I …
− Đoạn lặp bị dịch chỗ …a b c d e f g c d e h i…

146

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Lặp đoạn có thể xuất hiện do hiện tượng trao đổi chéo
không bằng nhau giữa đôi nhiễm sắc thể tương đồng. Ở
đây, một sợi nhiễm sắc thể thu được một đoạn, song
không có trao đổi đoạn của nó sang sợi nhiễm sắc thể
kia, kết quả là trên một sợi nhiễm sắc thể có hai đoạn
lặp. Ngoài ra, các đoạn lặp có thể xuất hiện trong các
trường hợp đứt - nối lại khác nhau giữa hai sợi sắc ty của
một nhiễm sắc thể. Các lặp đoạn cũng có thể được phát
hiện ở giai đoạn pachiten của giảm phân.
Sự tăng đoạn nhiễm sắc thể nhất là khi tăng đoạn lớn sẽ
dẫn đến sự rối loạn, mất cân bằng sinh trưởng phát dục,
làm giảm khả năng sinh sản, đời sống sinh vật bị rút
ngắn lại hoặc có thể chết.
3. Đảo đoạn
Ở nhiễm sắc thể, một đoạn nào đó bị đảo ngược 1800 gọi là đảo đoạn. Đoạn nhiễm sắc
thể đảo có thể mang tâm động hoặc không mang tâm động. Đảo đoạn làm thay đổi trật
tự sắp xếp của các gen trên một nhiễm sắc thể .
Hiện tượng đảo đoạn rất phổ biến ở sinh vật. Trên một nhiễm sắc thể có một hoặc hai
đảo đoạn. Nhiều nghiên cứu
cho rằng, các đảo đoạn có ý
nghĩa rất lớn trong sự phân
hóa loài, nhiều loài mới hình
thành do sự xuất hiện các đảo
đoạn trên các nhiễm sắc thể.
Ví dụ, ở ruồi hai loài
Drosophila và D. littoslaris
đều có 2n = 8, song chúng
khác nhau bởi 6 đảo đoạn .
Khi xuất hiện nhiều đảo đoạn,
sự tiếp hợp của các đôi nhiễm
sắc thể gặp rất nhiều khó
khăn, có thể ảnh hưởng tới qúa trình giảm phân, gây bất dục cao. Sự phân hoá bộ nhiễm
sắc thể là một kết qủa tiến hoá nhằm khắc phục sự khó khăn trên, tức hình thành bộ
nhiễm sắc thể mới, ở đó phần lớn các nhiễm sắc thể mang đảo đoạn được có theo đôi,
sự tiếp hợp trở lên bình thường hơn. Như vậy, bộ nhiễm sắc thể mới (loài mới) thu
được khác với bộ cũ do các đảo đoạn .
Các đảo đoạn có ảnh hưởng hạn chế trao đổi chéo, chúng có thể sử dụng như yếu tố ức
chế trao đổi chéo. Ví dụ, hệ thống CIB ở nhiễm sắc thể X của ruồi do Muller tạo ra
(trong đó C là một đảo đoạn có tác dụng ngăn cản trao đổi chéo giữa gen chỉ thị mắt
thỏi B và gen gây chết l). Các gen ở vùng nhiễm sắc thể có đảo đoạn thường được di
truyền như một thể thống nhất, tạo thành khối gọi là khối gen liên kết.

147

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


4. Chuyển đoạn
Trường hợp các đoạn trên hai nhiễm sắc thể không tương đồng trao đổi cho nhau gọi là
chuyển đoạn. Chuyển đoạn có thể xảy ra theo hai kiểu: (1) cân xứng- khi 2 đoạn của
hai nhiễm sắc thể không tương đồng trao đổi cho nhau; (2) không cân xứng- một đoạn
của nhiễm sắc thể này chuyển sang nhiễm sắc thể kia (theo một chiều).
Chuyển đoạn diễn ra theo cơ chế
đứt rồi chuyển nối. Chuyển đoạn
cũng có thể phát sinh theo cơ chế
xen - đoạn chuyển xen vào nhiễm
sắc thể nhận (nằm ở trong đó), cơ
chế xen xảy ra hiếm hơn.
@. Khi vết đứt xuất hiện ở vùng
tâm động và sự chuyển đoạn chỉ
xảy ra một chiều, thì có thể tạo
nên dạng nhiễm sắc thể chỉ có một
vai, tâm động ở điểm mút gọi là
nhiễm sắc thể tâm mút (telocentric
choromosome hay telosome). Sau
nhân đôi, có thể xảy ra trường hợp
hai sợi sắc ty không phân tách về hai cực của tế bào mà lại dính vào nhau, kết quả hình
thành dạng nhiễm sắc thể có hai vai bằng nhau và tương đồng nhau-gọi là nhiễm sắc thể
đều (isochorosome).
@. Chuyển đoạn Robertson: Đây là một kiểu chuyển đoạn đặc biệt hình thành một
nhiễm sắc thể lớn, tâm động ở giữa do nối lại của hai nhiễm sắc thể có tâm ở đầu mút.
Nhiễm sắc thể A bị đứt ở phía tâm động, tạo vai dài không tâm động. Nhiễm sắc thể B
đứt ở phía vai ngắn trên tâm động. Sau sự chuyển đoạn thuận nghịch, hình thành nhiễm
sắc thể lớn có
tâm động ở
giữa, và nhiễm
sắc thể con.
Nhiễm sắc thể
con chứa nhiều
chất dị nhiễm
sắc thể, ít có ý
nghĩa nên thường bị mất đi. Như vậy, chuyển đoạn Robertson gây nên sự giảm số lượng
nhiễm sắc thể, sự biến đổi này có thể có ý nghĩa lớn trong tiến hoá.
Về mặt di truyền chuyển đoạn có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc của nhóm gen liên kết và
tạo thành nhóm gen liên kết mới, phá hủy sự ổn định trong hệ thống kiểu gen. Chính vì
vậy đột biến chuyển đoạn thường có hại cho sinh vật, làm giảm sức sống của cá thể,
giảm khả năng sinh sản vì sự ổn định của kiểu gen là kết qủa của qúa trình chọn lọc tự
nhiên lâu dài, những cá thể chọn lọc đã mang nhiều ưu việt. Tuy nhiên, các chuyển đoạn
lại có ý nghĩa trong tiến hoá hình thành loài mới, nhất là các chuyển đoạn lớn. Nhiều

148

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


nghiên cứu đã phát hiện rằng, một số loài ở ruồi, ở ớt… khác nhau bởi một số chuyển
đoạn.
Trong thực nghiệm, chuyển đoạn thường được áp dụng để chuyển gen mong muốn từ
nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác. Ví dụ: ở tằm đã chuyển gen kiểm tra sắc tố
màu đen của trứng từ nhiễm sắc thể thứ hai sang nhiễm sắc thể Y. Màu đen là chỉ thị để
chọn ra trứng tằm cái (ở nhiễm sắc thể Y). Trong lai xa đã kết hợp xử lý phóng xạ để
chuyển gen mong muốn từ nhiễm sắc thể loài dại sang nhiễm sắc thể của loài trồng. Ví
dụ: chuyển gen chống bệnh rỉ sắt vào lúa mì, gen kháng mốc hồng vào kiều mạch, gen
kháng bệnh xoăn lùn vào lúa… và các gen giá trị khác.
Nói chung các biến dị về cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây nên mất cân bằng sinh
trường phát dục, gây dị hình, bất dục.
C- Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
1. Đơn bội thể
Đơn bội thể là những sinh vật chỉ có n nhiễm sắc thể trong tế bào cơ thể (tế bào soma).
Trong tự nhiên không phải tất cả các cá thể đơn bội đều được xem là đột biến đơn bội
thể bởi vì nhiều sinh vật đơn bào cũng như đa bào, các tế bào soma đều tồn tại ở trạng
thái đơn bội là bình thường như ở nấm, tảo, con đực ở các loài ong, kiến… Ngoài ra,
trong chu kỳ sống của các sinh vật tiền nhân Eukaryotes pha đơn bội và lưỡng bội luân
phiên nhau theo qui luật.
Các thể đơn bội chỉ được xem là đột biến khi những cơ thể này bình thường chứa bộ
nhiễm sắc thể 2n. Thể đơn bội được thấy ở cà chua, thuốc lá, cà độc dược, các loài
thuộc họ hoà thảo… cho đến nay, thể đơn bội có được trên 152 loài cây trồng.
Thông thường thể đơn bội bất dục vì trong cơ thể đơn bội quá trình giảm nhiễm không
xảy ra được vì chúng không có tiếp hợp.
Tính chất chung của thể đơn bội là nhỏ bé hơn thể lưỡng bội. Tế bào đơn bội có kích
thước nhỏ bé hơn tế bào lưỡng bội. Các thể đơn bội thường yếu ớt và thường bị chết khi
còn non. Về mặt di truyền, vì các thể đơn bội chỉ chứa 1 allele của mỗi gen, do đó các
allele lặn được biểu hiện ra kiểu hình mà không bị allele trội che khuất. Chính vì vậy, ở
các cây giao phấn, các thể đơn bội thường ít sức sống (cây giao phấn thường chứa nhiều
gen lặn gây chết và nửa gây chết).
Từ thể đơn bội có thể lưỡng bội hoá bằng cách tác động colchicine lên thể đơn bội để
tạo cá thể đồng hợp tử hoàn chỉnh,
Trong tự nhiên, đơn bội thể ở thực vật xuất hiện với tần số thấp, vì vậy người ta đã dùng
một số phương pháp tác động sau:
- Không cho thụ phấn để tế bào trứng không qua thụ tinh phát triển thành phôi
(hiếm xảy ra)
- Thụ phấn bằng phấn đã qua chiếu xạ gây bất hoạt hóa tinh trùng.

149

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Thụ phấn của cây khác loài để kích thích bào trứng phân chia phát triển phôi,
chứ không thể kết hợp với bào trứng được.
- Lợi dụng hiện tượng đào thải nhiễm sắc thể sau thụ tinh (ví dụ: lúa mạch x đại
mạch)
- Tách thể đơn bội từ các hạt đa phôi. Thông thường trong hạt có hai hay nhiều
phôi thì sẽ có một phôi đơn bội.
- Bằng cách nuôi cấy hạt phấn hay tế bào trứng trong môi trường nhân tạo để tế
bào phát triển thành cây. Đây là phương pháp có nhiều triển vọng nhất vì có khả
năng tạo ra cây đơn bội với tỉ lệ cao.
Việc tạo những cây đơn bội đã mở ra một viễn ảnh mới cho chọn giống: có thể chọn
giống ở mức độ đơn bội và sau đó bằng phương pháp nuôi cấy mô đơn bội rồi lưỡng bội
hoá bằng colchicine, làm như vậy chỉ trong một thời gian rất ngắn có thể tạo được giống
ổn định với bộ nhiễm sắc thể tổng hợp từ dạng đơn bội.
2. Đa bội thể
a. Đa bội thể cùng nguồn (đa bội thể nguyên)
Đa bội thể cùng nguồn (tự đa bội) là trường hợp bộ gennom của một loài nào đó được
tăng bội số lớn hơn hai: 4n, 6n, 8n,… các dạng đa bội chẵn; và 3n, 5n… các dạng đa bội
lẻ.
Cơ chế hình thành: Phân chia tế bào nguyên nhiễm, giảm nhiễm là cơ chế phân chia
chính xác về số lượng nhiễm sắc thể, đảm bảo cho loài được ổn định về bộ nhiễm sắc
thể qua các thế hệ.
Tuy nhiên, trong
một số trường hợp,
sự phân chia bình
thường của tế bào
bị phá hủy dẫn tới
hình thành các tế
bào đa bội. Sự
nhân đôi của các
nhiễm sắc thể xảy
ra trước phân bào
(ở pha S), thế
nhưng các sợi tơ
vô sắc bị phá huỷ
dưới tác động của các yếu tố (ví dụ, chất colchicine), làm cho các sợi nhiễm sắc không
chạy về hai cực của tế bào. Rút cuộc, lượng vật chất di truyền đã nhân đôi tồn tại ở một
tế bào, hình thành nên tế bào được đa bội hoá: từ 2n → 4n (tứ bội). Có thể xảy ra trường
hợp là các sợi nhiễm sắc được vận động về hai cực của tế bào, xong ở giữa tế bào không
hình thành vách ngăn để phân đôi hai tế bào con, tế bào trở thành đa bội.
Phương pháp gây đa bội nhân tạo: trong nhân tạo người ta thường dùng các phương
pháp vật lý, hóa học khác nhau như thay đổi ôn độ đột ngột, gây chấn thương cơ giới,
150

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


dùng hoá chất colchicine (C22H15O8) nồng độ 0,1- 0,3 % để gây đa bội thể, tất cả các
phương pháp trên đều nhằm mục đích phá hoại sự phân chia bình thường của nhiễm sắc
thể, phá thoi vô nhiễm, phá sự thành lập vách ngăn tế bào, tạo ra những tế bào có số
lượng nhiễm thể tăng lên gấp đôi.
Ở cây, quá trình tạo mô sẹo tái sinh ở in vivo có thể xuất hiện thể đa bội với tần số nào
đó. Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật in vitro, tác động của nhiều yếu tố khác nhau
trong môi trường nuôi cấy, đặc biệt là tác động của các phytohormon, có thể dẫn tới sự
xuất hiện của các thể đa bội.
b. Dãy đa bội
Ở thế giới thực vật đã quan sát thấy, nhiều loài họ hàng với nhau khi xếp thứ tự theo
chiều tăng về số lượng nhiễm sắc thể, hình thành một dãy theo bội số tăng dần của một
số nhiễm sắc thể cơ bản nào đó (x), gọi là dãy đa bội. Ví dụ:
Ở khoai tây, đã quan sát thấy các loài tạo dãy đa bội theo số nhiễm sắc thể sau (x =12):
24, 36, 48, 60, 72, 96, 104, 144.
Ở lúa mì Triticum có số số nhiễm sắc thể cơ bản là 7. dạng lưỡng bội là dạng lúa mì cổ
xưa nhất Triticum moncoccum 2x=14. Dạng lúa mì cứng Triticum durum là dạng tứ bội
4x=28. Dạng lúa mì mềm Triticum vulgare là dạng lục bội 6x= 42…
Nhiều loài cây trồng được tiến hóa theo con đường đa bội thể hóa so với tổ tiên hoang
dại của chúng. Ví dụ: cà phê, khoai tây, thuốc lá, bông, dâu tây…
Ở các loài cây sinh sản vô tính, hoặc sinh sản hữu tính xen kẽ với sinh sản vô tính
thường gặp rất nhiều dạng đa bội. Ở cây cỏ nhiều năm có nhiều dạng đa bội hơn ở cây
cỏ hàng năm, ít gặp hơn cả là ở cây gỗ lâu năm.
Hiện tượng đa bội cũng có ở động vật. Ở động vật bậc thấp thường gặp ở các loài giun
đũa, giun đất, một số loài lưỡng thê, một số ít thỏ, lợn, gà. Ở động vật hữu nhũ dạng đa
bội ít gặp.
Nghiêu cứu về phân bố các dạng đa bội thể ở các vùng sinh thái cho thấy, ở những vùng
có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, dạng đa bội gặp phổ biến hơn. Ví dụ, số lượng các loài
đa bội tăng từ vùng đồng bằng đến vùng núi cao, từ vùng vĩ độ thấp (ôn hòa) tới vùng vĩ
độ cao (lạnh khắc nghiệt hơn).
c. Đa bội thể khác nguồn (đa bội thể lai)
Trong tế bào, hai bộ nhiễm sắc thể có nguồn gốc khác nhau (của hai loài) được bội hoá
lên gọi là đa bội khác nguồn hay còn gọi là song lưỡng bội.
Trong tự nhiên các loài đa bội xếp theo dãy đa bội phần lớn được hình thành từ kết quả
lai giữa các loài lân cận kết hợp với đa bội hoá. Con lai xa ở giữa hai loài được phối hợp
hai bộ genom khác nhau, các nhiễm sắc thể của hai bộ này khó có thể có được sự tương
đồng, vì thế chúng không thể tiếp hợp với nhau ở tiền kỳ I của giảm phân, dẫn tới con
lai xa bất dục. Thế nhưng, khi ở con lai xa hai bộ nhiễm sắc thể sắc thể được nhân đôi
lên, ở tế bào con lai cùng tồn tại hai bộ lưỡng bội song song (gọi là thể song lưỡng bội),

151

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


sự tiếp hợp trong giảm phân diễn ra bình thường, con lai xa hữu dục và hình thành nên
loài mới ổn định.
Ví dụ điển hình về tạo thể
song lưỡng bội hữu dục là
kết quả lai xa của
Karpechenco thực hiện
giữa bắp cải và củ cải.
Đa bội thể khác nguồn có
ý nghĩa lớn trong tiến hóa
hình thành loài mới ở thực
vật.
d. Đa bội lệch
Hiện tượng đa bội lệch là
trường hợp ở bộ nhiễm
sắc thể có sự thay đổi số lượng theo từng cặp nhiễm sắc thể. Ở bộ nhiễm sắc thể 2n có
một (hay hai) đôi nhiễm sắc thể nào đó bị mất đi 1, 2 hay thêm vào 1, 2 nhiễm sắc thể.
Tùy thuộc vào dạng thay đổi mà ta có các tên gọi khác nhau. Ngoài các thể lệch bội đơn
còn tồn tại các thể lệch bội kép, đó là trường hợp ở 2 đôi nhiễm sắc thể nào đó đều có
thay đổi số lượng.
Các thể lệch bội xuất hiện do những nguyên nhân sau: (1) trong phân bào nguyên nhiễm
hay giảm nhiễm, vì lý do nào đó mà một hay vài nhiễm sắc thể bị rơi không chạy về hai
cực tế bào. (2) ở phân bào giảm nhiễm, khi cả hai nhiễm sắc thể tương đồng tiếp hợp
với nhau mà không phân chia, cả hai dồn về một tế bào, từ đó hình thành nên các giao
tử thừa và giao tử thiếu theo một nhiễm sắc thể nào đó. Ví dụ: n x n -1 => 2n -1; n x n
+1 => 2n +1; n -1 x n -1
=>2n -2; n +1 x n +1
=>2n +2
Các thể lệch bội phát
hiện thấy ở rất nhiều
sinh vật. Ví dụ, ở thực
vật: cà độc dược, lúa mì,
ngô, bông, cà phat,
thuốc lá…; ở động vật
bậc cao: chuột, mèo,
động vật có sừng,
người…
Nhìn chung, các thể lệch
bội đều dẫn tới các biến
dị, dị hình, sức sống của
cơ thể bị giảm. Điều đó
nói lên sự mất cân bằng Đa bộ lệch ở cà Độc dược

152

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


trong bộ nhiễm sắc thể, nhất là sự thiếu hụt những gen quan trọng.
Trong quá trình hình thành giao tử, các nhiễm sắc thể thừa, thiếu ở tế bào trứng thường
không ảnh hưởng tới khả năng thụ tinh của chúng, trong khi đó những hạt phấn có thừa
(n+1), thiếu (n -1) nhiễm sắc thể thường có sức cạnh tranh kém hơn (ống phấn phát triển
kém hơn) so với những hạt phấn bình thường (n). Vì vậy, hậu thế nhận được những
nhiễm sắc thể thừa, thiếu phần lớn là từ mẹ (tế bào trứng).
Các thể lệch bội có ý nghĩa quan trọng trong phân tích di truyền, xác định nhóm gen
liên kết, trong các thực nghiệm chuyển, thay thế các nhiễm sắc thể……để thực hiện vấn
đề này trên một đối tượng cây trồng nào đó, phải tạo ra những thể lệch bội cho từng cặp
nhiễm sắc thể tương đồng. Ví dụ: ở cà độc dược 2n =24, đã tạo được 12 thể không, 12
thể một, 12 thể hai.
Đa bội thể lệch ở người
Người cũng là sinh vật do đó cũng có đa bội thể lệch. Ở người 2n = 46 do đó n = 23.
Trong đó có một số nhiễm sắc thể thường bị lệch lạc khi phân bào giảm nhiễm như cặp
nhiễm thể 13, 15, 18, 21 cứ trượt đi về cùng một bên. Nổi bật nhất là cặp nhiễm sắc thể
21 thường hay bị lệch lạc.
Ví dụ : 2n + NST(21) tạo ra 1 phenotype rất đặc trưng cho kiểu lệch lạc này là dị tật
Down có dạng đần độn, trí tuệ kém phát triển, chết non trước tuổi trưởng thành.
Sai lệch này chủ yếu ở người mẹ, người mẹ tuổi càng cao thì dị tật trẻ sơ sinh càng
nhiều.
e. Đặc điểm của các thể đa bội
Những giống đa bội thể do số lượng nhiễm thể trong tế bào lớn hơn do đó tế bào to. Thể
tích tế bào tăng lên thường liên quan đến nhiều tính chất sinh lý và sinh hoá của cơ thể.
Ví dụ như tăng lượng nước trong tế bào, giảm áp suất thẩm thấu, thay đổi hàm lượng
các chất trong dịch bào như tăng lượng protide, chlorophyl, các chất điều hoà sinh
trưởng, tăng nhiều loại vitamine.
Ví dụ: cây bạc hà 4n có hàm lượng dầu và chất lượng dầu tốt hơn, dưa hấu 3n phẩm
chất ngon hơn 2n.
Người ta thấy rằng các biến đổi trên tạo nên biến đổi thứ cấp như các thể đa bội thường
có tính thích nghi cao hơn, tính chịu bệnh tốt hơn, đặc biệt là luôn luôn có tính dị hợp tử
cao, tỉ lệ bất dục lớn.
Về hình thái bên ngoài, cây đa bội thường to hơn cây lưỡng bội, kích thước lá, hoa, qủa
lớn hơn bình thường. Tuy nhiên ở thực vật luôn luôn có một mức đa bội hợp lý, nếu
vượt khỏi mức đó thì sinh trưởng, phát triển, kích thước thân, lá, hoa, trái, hạt, phẩm
chất cây trồng trở nên xấu đi.
Cây đa bội nói chung có nhịp độ phát triển chậm lại và thời gian sinh trưởng kéo dài.
Mật độ lục lạp trong các tế bào cao hơn. Vì lục lạp nhiều hơn nên cây đa bội thường có
màu xanh đạm hơn cây lưỡng bội.

153

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Nước ta có nhiều giống cây trồng phong phú vì vậy việc dùng phương pháp gây đa bội
thể để tạo ra nhiếu giống có giá trị như thuốc lá, cà chua, dâu tằm, dưa hấu… đa bội là
một trong những biện pháp có nhiều triển vọng.
D- Đột biến gen
Đột biến gen (hay còn gọi là đột biến điểm) là những biến đổi hoá học trong cấu trúc
phân tử của gen, dẫn tới biến đổi hoạt động chức năng của nó.
1. Quy luật chung của đột biến gen
Qua các công trình nghiên cứu về đột biến gen, ta rút ra được những đặc điểm chung
như:
a. Đột biến gen có thể xảy ra ở tất cả các loài sinh vật, tất cả các loại tế bào (soma,
sinh dục, hợp tử, giao tử), các mô, các thời kỳ sinh trưởng - phát triển của sinh
vật với các mức độ khác nhau.
b. Đột biến có thể phát sinh nhiều hướng. Ví dụ: gen A đột biến tạo ra gen A1, A2,
A3
c. Đột biến phát sinh thuận nghịch
(gen trội) A a (gen lặn)
d. Đột biến có thể lặp lại: đột biến gen không chỉ xảy ra một lần mà còn có thể lặp
lại
e. Biểu hiện của đột biến khác nhau: tùy theo đột biến là gen trội hoặc ẩn, dị hợp
tử hay đồng hợp tử mà có biểu hiện khác nhau.
f. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hay trung tính.
2. Các loại đột biến gen.
Đột biến gen có nhiều loại:
a. Đột biến gen ẩn có hại: là loại đột biến phổ biến, loại này thường ít thấy ảnh
hưởng đến hình thái bên ngoài, mắt thường khó phát hiện ra vì ảnh hưởng của đột biến
này lên gen lặn. Tuy vậy, nếu quan sát kỹ ta nhận thấy đời sống của nhửng sinh vật bị
đột biến gen này bị rút ngắn.
b. Đột biến gen ẩn gây chết: loại này ít thấy hơn loại trên, thường chết từ giai
đoạn còn nhỏ hoặc ở trong phôi, dưới dạng đồng hợp tử lặn.
Ví dụ, gen quyết định sự hình thành diệp lục tố ở cây bắp là gen A, khi gen đột
biến thành gen a, tế bào cây bắp sẽ có kiểu gen Aa. Cây bắp này vẫn hình thành được
diệp lục tố vì có gen A trội. Để cây bắp Aa tự phối ta sẽ được cá loại hình ở dời sau là
AA, Aa, aa. Loại hình aa sẽ chết (dạng lá trắng) ngay từ giai đoạn cây con sau khi sử
dụng hết nội nhũ.
c. Đột biến gen ẩn có thể biểu hiện ra bên ngoài:
d. Đột biến gen trội: Loại này thường ít thấy nhất nhưng loại này thường biểu hiện
ra bên ngoài ngay thế hệ đầu tiên.
154

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


3. Đột biến tự nhiên và nhân tạo
a. Đột biến tự nhiên
Đột biến tự nhiên xuất hiện do tác động của tập hợp các yếu tố (vật lý, hoá học…) có
trong môi trường sống, và do những biến loạn về trao đổi chất trong tế bào.
Nhìn chung ở các đối tượng sinh vật, đột biến tự nhiên xuất hiện với tần số thấp. Ví dụ,
ở ngô, tần số đột biến tự nhiên của một số gen như: nội nhũ màu nâu (pr) – 1,1 x 10-5;
nội nhũ dạng đường (su) – 2,4 x 10-6; nội nhũ nhăn (sh) – 1,2 x 10-6… Ở người, bệnh
chảy máu không đông (h) – 3,2 x 10-5; bạch tạng (a ) – 2,8 – 3,2 x 10-5; bệnh mù màu (ở
nhiễm sắc thể thường) – 3,2 x 10-5…
Trong quá trình tiến hóa, ảnh hưởng của những yếu tố trong môi trường sống (như vốn
có của nó) đã ấn định mức đột biến tự nhiên của các gen là khá đặc trưng đối với quần
thể của một loài sinh vật sống ở môi trường đó. Mức đột biến tự nhiên của các gen cũng
là một khía cạnh biểu hiện tính thích nghi của loài.
Những yếu tố cơ bản ở môi trường sống làm tăng tần số đột biến tự nhiên ở
sinh vật:
- Tăng nền phóng xạ tự nhiên. Nền phóng xạ tự nhiên tạo nên từ các tia vũ trụ, từ
các nguyên tố phóng xạ trong lòng đất,… Nền phóng xạ này ước khoảng 0,12 – 0,23 rad
trong một năm (rad - đơn vị hấp thu phóng xạ). Những hoạt động của con người như: vũ
khí hạt nhân, sử dụng năng lượng hạt nhân trong kinh tế, các chất thải công nghiệp có
phóng xạ… đã làm tăng nhanh nền phóng xạ trong tự nhiên. Theo tính toán của các nhà
khoa học, thời gian gần đây, cứ khoảng 20 năm nền phóng xạ tự nhiên lại tăng lên gấp
đôi.
- Tăng sự có mặt trong môi trường sống những hóa chất có khả năng gây đột biến
do hoạt động của con người. Ví dụ, các chất thải công nghiệp, giao thông, thuốc trừ sâu,
hoá chất nông nghiệp, chiến tranh hoá học…
Những yếu tố trên đã ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh di truyền của con người và
các sinh vật khác. Có rất nhiều dẫn chứng, trong đó ba dẫn chứng không thể không kể
đến ở bất cứ nơi đâu đó là bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản, lượng thuốc trừ muỗi
DDT cực lớn đã phun ở toàn cầu, chất độc màu da cam rải ở Việt Nam.
Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới tần số đột biến, như thay đổi đột ngột của
nhiệt độ. Ví dụ, nhiều dòng ruồi khi nuôi ở 370C có tần số đột biến tăng gấp hai lần so
với nuôi ở 170C. Hạt giống có thời gian bảo quản lâu dài khi gieo trồng quan sát thấy
tần số đột biến sẽ tăng hơn so với trường hợp mới bảo quản (thông thường).
b. Gây đột biến nhân tạo
Các tác nhân làm tăng tần số đột cao hơn mức tự nhiên được gọi là các tác nhân gây đột
biến (mutagen). Các tác nhân vật lý như phóng xạ, tia X, tia tử ngoại gây đột biến.
Nhiều hóa chất là tác nhân gây đột biến như các đồng đẳng của các base nitric, HNO2
(nitrous acid), các chất alxyl hóa mạch…

155

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


b1. Đột biến phóng xạ
Tia X, các tia phóng xạ α, β, γ, các neutron và cả tia tử ngoại là các tác nhân gây đột
biến. Tác dụng gây đột biến của phóng xạ có 2 đặc điểm:
- Không ngưỡng tác dụng, tức không có liều lượng vô hại.
- Số lượng đột biến tỉ lệ thuận với liều lượng phóng xạ, không phụ thuộc cường độ
và thời gian chiếu xạ.
Bức xạ gây đột biến có hai loại: bức xạ ion hóa và bức xạ không ion hóa
@. Bức xạ ion hóa
So với ánh sáng nhìn thấy ( λ = 10-4 µm ), các tia X, γ , tia vũ trụ có λ từ 1 nm và ngắn
hơn, được gọi là bức xạ ion hóa. Các bức xạ này được tạo ra nhờ các máy chiếu tia X,
proto, neutron và được phát ra từ các nguồn phóng xạ như radium, cobalt-60… tạo các
tia α, β, γ.
Cơ chế tác động
Thâm nhập vào đối tượng bị bức xạ, các tia γ và X tác động đồng thời theo hai cơ
chế: tác động thẳng (trực tiếp) và ion hoá các phần tử khi chúng đi qua.
1. Tác động thẳng (thuyết bia): theo cơ chế này, năng lượng bức xạ bắn phá
trực tiếp vào các cấu trúc của tế bào, gây ra những tổn thương riêng biệt. Các sợi
nhiễm sắc (nằm ở trong nhân tế bào) cũng là đối tượng (bia) nhận sự bắn phá phóng
xạ, tùy thuộc vào vị trí cuộn xếp của các sợi nhiễm sắc mà đích sẽ rơi vào những
điểm khác nhau theo chiều dài của sợi, gây nên những tổn thương riêng rẽ ở DNA.
Theo cơ chế tác động thẳng, những tổn thương trên DNA tỉ lệ thuận với liều lượng
bức xạ.
2. Tác động gián tiếp (thuyết ion hoá): Đặc điểm của phóng xạ gây ion hoá là
khi thâm nhập vào đối tượng bị bức xạ, năng lượng va chạm đã tạo ra các gốc tự do
có khả năng hoá hợp cao, các gốc này có thời gian tồn tại tương đối ngắn. Các gốc
tự do là yếu tố gián tiếp có tác dụng gây đột biến ở DNA.
Ví dụ: phân tử nước trong tế bào bị phân ly phóng xạ theo sơ đồ H2O ⇔ H+
+ OH-, các gốc tự do này có thể hoá hợp theo các phản ứng:
H+ + H*→ H2
OH*+ OH* → H2O2 → H2O + O
Nếu trong môi trường chiếu xạ có nhiều oxy, thì còn có thể xảy ra một số
phản ứng dẫn tới lượng H2O2 tăng hơn, như sơ đồ phản ứng :
H* + O2 → HO2*
HO2* + HO2* → H2O2 + O2
HO2* + H* → H2O2

156

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Các phân tử H2O2 là chất gây độc hại cho tế bào, vì khi phân giải chúng tạo
ra oxi nguyên tử có khả năng gây đột biến. Từ sơ đồ trên ta thấy, khi đối tượng
chiếu xạ ở môi trường có nhiều oxy, tần số đột biến có tăng hơn. Hiện tượng này
còn gọi là hiệu ứng oxy.
Để diễn tả năng lượng bức xạ, người ta đưa ra đơn vị liều lượng là Rơnghen (r). Một
Rơnghen là một liều lượng bức xạ gây nên sự hình thành khoảng 2 triệu đôi điện tử
(2,1 x 106), khi đi qua 1cm3 khí ở 00C và áp suất chuẩn. Bên cạnh đó, còn sử dụng
đơn vị rad- chỉ năng lượng hấp thụ, 1rad tương đương với 1,07r.
@. Bức xạ không ion hóa (tác động của tia tử ngoại)
Tia tử ngoại có bước sóng dài (10-5 -10-6cm) nên khó tạo ion, ít có khả năng xuyên thấu,
có lẽ chỉ tác động đến những chất hấp thụ nó trực tiếp. Trong tế bào, các chất hữu cơ có
mạch vòng chủ yếu như purine và pirimidine hấp thu trực tiếp tia tử ngoại. Mối liên
quan chặt chẽ giữa tia tử ngoại và các phần của DNA đã được chứng minh. DNA hấp
thu tia tử ngoại mạnh nhất ở bước sóng 2537A 0 , đây chính là bước sóng làm tăng tần số
đột biến ở hạt phấn cây bắp.
Dưới tác động của tia tử ngoại, cytosine gắn thêm phân tử nước vào liên kết C = C của
mạch vòng và thymine bị đứt liên kết C = C mạch vòng nối 2 phân tử thành thymine
dimer.
Hiện tượng quang phục hồi (photoreactivation) là một đặc điểm trong tác động của tia
UV. Sau khi chiếu tia tử ngoại lên tế bào, nếu để ngoài ánh sáng, thì các sai hỏng phần
lớn được phục hồi. Ánh sáng có tác động hoạt hóa enzyme sửa sai, cắt đứt các thymine
dimer.
@. Trong xử lý phóng xạ, thang liều lượng có thể chia ra ba mức cơ bản sau: (1)
nhẹ - thường gây hiệu quả kích thích; (2) tối ưu - khoảng liều lượng mà ở đó vừa thu
được phổ và tần số đột biến lớn, đồng thời tế bào có sức sống đảm bảo; (3) gây chết - ở
liều lượng này các tế bào hầu như mất sức sống.
Trong một cơ thể đa bào, các đối tượng tế bào chiếu xạ có mức độ mẫn cảm với
phóng xạ khác nhau, ví dụ, các tế bào sinh sản, các hợp tử, phôi non…mẫn cảm hơn
nhiều so với các mô soma khác. Phóng xạ có thể gây đột biến khi xử lý vào tất cả các
giai đoạn của vòng đời tế bào. Tuy nhiên, tác động của phóng xạ vào giai đoạn S và G2
cho tần số đột biến cao hơn so với tác động vào giai đoạn G1 (vì những tổn thương
DNA ở giai đoạn G1 có cơ hội sửa chữa cao hơn).
Tác nhân phóng xạ gây tỷ lệ đột biến gen cao hay thấp còn phụ thuộc vào liều lượng xử
lý, loài sinh vật, các bộ phận, cơ quan, thời kỳ xử lý, điều kiện môi trường…
Bên cạnh sự gây ra các đột biến gen (đột biến điểm), phóng xạ còn gây ra nhiều
các biến đổi lớn ở cấu trúc nhiễm sắc thể như các mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn,
phóng xạ còn gây ra nhiều đột biến gây chết, bán gây chết.
Trong thực nghiệm có thể quan sát thấy mối quan hệ tuyến tính giữa các tần số đột
biến (xác định theo các đột biến gen, hoặc theo các đứt gãy nhiễm sắc thể) và liều lượng
tương ứng theo phương trình : y = k + αd, trong đó, y- tần số đột biến quan sát được; k

157

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


– tần số đột biến tự nhiên; d- liều lượng phóng xạ(r) ; α- hệ số diễn tả mức độ mẫn cảm
với phóng xạ của đối tượng chiếu.
b2. Các tác nhân gây đột biến hóa chất
Các chất hóa học được sử dụng làm tác nhân gây đột biến đều có những tính chất sau:
- Nhanh chóng ngấm vào tế bào cơ thể nhưng vẫn giữ cho cơ thể ở trạng thái sống.
- Khi vào nhân tế bào có khả năng ảnh hưởng lên các quá trình hoá học xảy ra trong
nhân gây nên biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể hoặc gây đột biến gen.
Tuỳ theo cấu trúc hoá học và tính chất gây bệnh của các tác nhân gây đột biến. Người ta
chia chúng thành các nhóm sau:
1. Nhóm oxyl hoá khử và các gốc tự do: Đây là cá chất oxyl hoá và các gốc tự do có khả
năng khử các nhóm amin của cá base purin và pyrimidin trong DNA, biến adenin thành
hypoxanthyne, cytosine thành uracin…
Nhóm này bao gồm các chất như H2O2, acid vô cơ chứa nitơ, các andehyd, các muối
kim loại nặng.
Chất hydroxylamin (NH2OH) có tác động duy nhất vơí cytosine, làm nó thay đổi
cấu trúc thành dạng có thể kết cặp với adenin, từ đó, qua tái bản DNA thu được sự biến
đổi cặp CG => TA.
2. Nhóm các chất đồng phân với base: có trong DNA bao gồm các chất cafein, 5-
bromouracin, aminopurin, aminopterin, các hợp chất chứa halogen… các hợp chất này
thay vào vị trí các base và gây đột biến.
Chẳng hạn: chất 5–bromuraxin (BU), 2–aminopurin (AP) gây nên sự lắp ráp sai
gốc trong quá trình tái bản DNA. 5-bromuracin có thể kết cặp với adenin thay vào chổ
của thymin, trong quá trình tái bản xảy ra sự ghép sai gốc, dẫn tới sự chuyển đổi cặp:
ban đầu là (A–T) thành (G-C).Tương tự, nếu BU kết cặp với guanin thay vào chỗ của
cytosin, thì sự ghép sai gốc trong tái bản đã gây ra sự chuyển đổi cặp từ (G-C) thành (A-
T). Cơ chế tác động của 2-aminopurin cũng xảy ra tương tự như trên.
3. Nhóm chất cảm ứng với base: có trong DNA, ví dụ: cafein, etilu etan, 5-amino uracin,
teopromin… các chất này kìm hãm sự tổng hợp guanin và thymin và hình thành những
nucleotid không bình thường đi vào thành phần DNA, gây đột biến.
4. Nhóm Alkyl hoá: Nhóm này bao gồm các chất có chứa nhóm Alkyl như CH3, C2H5,
NH… Các chất thuộc nhóm này có hiệu quả gây đột biến cao. Ví dụ như các chất
dimethylsulfat (DMS), diethylsulfat (DES), ethylenimin (EI), Nitrozoethylurea (NEU),
Nitrozomethylurea (NMU)…
Các chất này khi gây Alkyl hoá DNA chúng có thể gây tác dụng với gốc phosphate của
DNA hoặc với các base nitơ của nó. Nếu có tác động vào gốc phosphate, nó sẽ làm đứt
mạch nối giữa phân tử đường và phosphate làm đứt mạch DNA. Nếu gây Alkyl hoá các
base nitơ của DNA thì sẽ làm sai lệch trật tự của các base trên mạch DNA và gây đột
biến gen .

158

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


5. Các loại thuốc nhuộm (nhóm acridin) cũng có tác dụng gây đột biến. Các chất này tác
động lên DNA làm rối loạn quá trình tái sinh, do đó gây nên sự thiếu hoặc thừa các
nucleotid trong DNA.
Cơ chế tác động của các chất hoá học lên cơ thể sống gồm các bước:
- Các tác nhân gây đột biến đi vào tế bào và tồn đọng lại trong các bộ phận của tế bào.
- Các sản phẩm thừa của quá trình trao đổi chất tích lũy trong tế bào có thể tương tác
với các tác nhân đột biến. Bản thân các sản phẩm thừa này cũng có thể trở thành các
tác nhân đột biến.
- Tác nhân đột biến hoặc các sản phẩm trao đổi của chúng tương tác với các DNA sinh
ra các sai lệch trong di truyền.
- Xuất hiện đột biến.
4. Ý nghĩa của đột biến gen trong tiến hóa và chọn giống
- Có thể tạo ra nguồn biến dị rất phong phú, có thể làm tăng số lượng biến dị lên hàng
trăm đến hàng ngàn lần, trong đó có nhiều biến dị chưa hề thấy trong tự nhiên. Ví dụ,
các dạng biến dị có hàm lượng protein cao ở lúa là cơ sở tốt cho chọn lọc tự nhiên và
nhân tạo.
- Có khả năng tạo giống nhanh vì các đời sau dễ ổn định không phân ly tính trạng như
ở phương pháp lai.
- Đột biến có thể xảy ra ở một gen không phá vỡ toàn bộ kiểu gen của cha mẹ, vì vậy
phương pháp đột biến có thể cải tiến các tình trạng riêng biệt dễ có hiệu quả, những
tính trạng còn lại không hoặc ít bị ảnh hưởng.
- Có những loài bằng phương pháp tổ hợp biến dị khó thực hiện để cải tạo giống
nhưng bằng phương pháp đột biến có khả năng thực hiện.
- Có thể tạo giống bất dục để sử dụng trong ưu thế lai, mặt khác có thể khắc phục hiện
tượng bất dục thành hiện tượng hữu dục.
- Tạo giống kháng bệnh nhanh vì nếu áp dụng các phương pháp khác đòi hỏi một thời
gian dài và tính kháng bệnh không giữ được lâu.
- Có thể tạo ra giống cây trồng năng suất cao, phẩm chất tốt, thời gian sinh trưởng
ngắn, kiểu hình đẹp.
Bên cạnh những ý nghĩa trên đột biến gen cũng có những giới hạn nhất định:
- Không xác định được phương hướng biến dị. Các tác nhân lý, hoá lúc tác động lên
cơ thể sinh vật làm thay đổi cấu trúc hoá học của một gen hoặc nhiều gen và vị trí
những gen này không thể xác định trước được do đó những tính trạng mới xuất hiện
cũng không xác định được phương hướng.
- Phần lớn các biến dị đều có hại. Do đột biến gen dẫn đến phá vỡ cân bằng về sinh lý,
phá vỡ sự tổng hợp protein bình thường trong tế bào… kết quả đã tạo ra nhiều biến dị
có hại như dị hình, quái thai, yểu vong.

159

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


IV. Cơ chế phân tử của đột biến
1. Các sai hỏng trong sao chép DNA.
Chúng ta đã biết trên phân tử DNA có thể xảy ra các biến đổi, đa số các biến đổi được
sửa sai, tuy nhiên vẫn có các đột biến xảy ra. Các đột biến có thể xảy ra do sai lầm khi
sao chép DNA.
Mỗi base tồn tại bởi hai dạng cấu trúc được gọi là tautomer. Ví dụ, adenine bình thường
mang nhóm NH2 cung cấp nguyên tử hydrogen cho sự bắt cặp bổ sung với dạng keto (
C = O) của thymine. Khi có biển đổi tautomer, adenine chuyển sang cấu trúc hiếm dạng
imino NH sẽ bắt cắp bổ sung với cytosine. Thymine có thể chuyển sang dạng enol
(COH) không có trong DNA bình thừơng và bắt cắp với guanine. Khả năng bắt cặp sai
của base với tautomer không đúng đã được Watson và Crick nêu lên khi xây dựng mô
hình chuỗi xoắn kép. Sự bắt cặp sai này có thể là các đột biến đồng chuyển. Trong đó
purine thay bằng purine khác và pirimidine thay bằng pirimidine khác.
Mặc dù, các DNA
polymerase III với hoạt tính
sửa sai có khả năng nhận biết
những chỗ bắt cặp sai và cắt
bỏ, làm giảm đáng kể các sai
hỏng, nhưng vẫn không hết.
Các sai hỏng trên có thể dẫn
đến 2 kiểu biến đổi: đồng
chuyển hay đảo chuyển.
Các biển đổi trên, ngoài việc
thay thế các nucleotide trên
mạch DNA còn có thể làm
tăng thêm hay khuyết các
nucleotide gây nên các kiểu đột biến ảnh hưởng đến sinh tổng hợp protein.
2. Ảnh hưởng của đột biến gen đến sinh tổng hợp protein.
a. Đột biến thay thế (đột biến không làm thay đổi khung dọc).
- Đột biến “lặn”, hay sự thay đổi nucleotide không gây hiệu ứng, là sự thay đổi một
codon bởi một codon
mã hoá cùng một
amino acid. Thí dụ:
UUU được thay thế
bởi UUC (cả hai mã
hoá Phe).
- Đột biến không sai
nghĩa (mutations
conservatrices) là sự
thay một codon bởi một codon mã hoá một amino acid cùng nhóm. Thí dụ: AAA (Lys )

160

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


bị đột biến thành AGA (Arg). Lys và Arg đều cùng trong nhóm amino acid có tính
kiềm, nên đột biến này thường không gây hậu quả gì.
- Đột biến ở codon stop là sự thay một codon mã hoá amino acid bởi một codon stop,
hay ngược lại. Thí dụ: UGC (Cys) đột biến thành UGA (codon stop). Sai lầm này
nghiêm trọng nếu xảy ra ở đầu chuỗi, nhưng ít nghiêm trọng hơn hoặc kông đáng kể ,
nếu ở cuối chuỗi. Ngược lại, codon stop có thể biến thành codon mã hoá amino acid,
hậu quả là chuỗi polypeptid sẽ dài hơn.
- Đột biến sai nghĩa (Mutation faux sens) là sự thay đổi một codon bởi một codon mã
hoá một amino acid khác nhóm. Thí dụ :AAG (Lys ), có tính kiềm, đột biến thành GAG
(Glu), có tính
acid. Đột biến
này thường cho
protein bất
thường.
- Đột biến ở các
intron nếu đột
biến ở chổ exon
– intron
(GT…AG), thì intron sẽ không bị loại bỏ, do đó protein biến dạng. Trong vài trường
hợp, đột biến xảy ra ở khoảng giữa intron, nên cản trở sự xếp vòng đúng, và do đó cản
sự lắp ráp.
b. Đột biến lệch khung (đột biến làm thay đổi khung dọc)
Các đột biến làm thay đổi khung dọc (reading frame), hay dời khung (frameshift) do sự
loại hay xen một base, do đó làm lệch sự đọc các bộ ba. Các đột biến này nghiêm trọng
nếu sự dời khung xảy ra ngay từ đầu, vì thậm chí có thể cản hoàn toàn sự tổng hợp
protein nếu đột biến dẫn tới sự tạo một codon stop.
Ví dụ , ta có trình tự:
AUGGCCUCUAAGCAUGGCAUA
Đọc theo khung một ta sẽ được:
AUG GCC UCU AAC CAU GGC AUA
Met Ala Ser Asn His Gly Ile
Đọc theo khung hai, sau sự loại base thứ tư , chẳng hạn:
AUG CCU CUA ACC AUG GCA UA
Met Pro Leu Thr Met Ala
Đọc theo khung ba, sau sự loại các base thứ tư và thứ năm, chẳng hạn:
AUG CUC UAA CCA UGG CAU A
Met Leu Stop

161

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Đọc lại theo khung một, khi một base nữa (ở vị trí thứ 6) bị loại:
AUG UCU AAC CAC GGC AUA
Met Ser Asn His Gly Ile
Để đơn giản, chúng ta vừa xem sự loại của một hay vài base. Thật ra, sự loại hay xen
đôi khi có thể xảy ra trên những đoạn DNA nhiều kb. Các đột biến gây bệnh thường do
sự chuyển base, dời khung đọc và sự loại base, rất hiếm khi đó là sự xen.
3. Sai hỏng ngẫu nhiên
Ngoài các sai hỏng trong sao chép, phân tử DNA còn chịu các sai hỏng ngẫu nhiên có
thể dẫn đến đột biến. Hai kiểu sai hỏng ngẫu nhiên thường gặp là mất purine
(depurination) và mất amin (desamination). Mất purin là kiểu sai hỏng thường hơn, xảy
ra khi liên kết glycosidic giữa C1 của pentose với base bị đứt và làm mất A hoặc G.
Tế bào động vật có vú có thể
mất 10.000 purine trong vòng
20 giờ của một thế hệ tế bào ở
37oC. Sự mất purine nay dẫn
đến không có bắt cặp bổ sung ở
điểm mất nên dễ tạo ra đột biến
qua sao chép.
Sự mất amin của cytosine tạo
ra uracil. Các gốc U không
được sửa sai sẽ bắt cặp bổ sung
với A trong sao chép, gây ra
đồng chuyển G – C → A – T.
Trong các enzyme sửa sai,
uracil DNA –glycocylase nhận biết đặc hiệu uracil trên DNA và cắt rời tạo lổ hổng, sau
đó được tổng hợp lại đúng theo mạch bổ sung.
Trên phân tử DNA một số cytosine được methyl hoá thành 5- methyl cytosine, chất này
mất nhóm amin biến thành thymine. Sai hỏng này không bị uracil-DNA-glycolase phát
hiện nên không được sửa lại. Sự chuyển C → T do mất amin thường xảy ra ở các điểm
có 5 – methyl cytosine. Kiểu biến đổi này có ở cả vi khuẩn và tế bào sinh vật bậc cao.
V. Hồi biến
Quá trình đột biến, nói chung, có tính thuận nghịch, nghĩa là nếu một gen A đột biến
thành gen a (A→ a) thì, ngược lại allele a cũng có thể đột biến quay lại thành A (a→ A).
Thông thường một dạng được gọi là đột biến khi nó mang kiểu hình khác với dạng
hoang dại. Ví dụ, ruồi giấm hoang dại được bắt từ thiên nhiên vào phòng thí nghiệm có
mắt đỏ. Trong quá trình nuôi xuất hiện dạng đột biến mắt trắng. Đột biến từ mắt đỏ
hoang dại sang mắt trắng gọi là thuận vì từ hoang dại thành đột biến. Hồi biến là
trường hợp từ trạng thái đột biến do biến dị di truyền quay trở về kiểu hình hoang dại
như đột biến từ mắt trắng trở lại thành mắt đỏ. Hồi biến do đột biến nghịch (back
mutation) hoặc do đột biến ức chế hay kìm hãm (supression).

162

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Đột biến nghịch và đột biến ức chế có thể phân biệt thông qua phân tích di truyền
1. Các đột biến nghịch
Đột biến nghịch có được khi gen đột biến có sự biến đổi quay trở lại có y cấu trúc như
gen hoang dại
ban đầu.
Trường hợp
này khó xảy ra
và khi lai trở
lại với dòng
hoang dại thì
thế hệ con tất
cả đều có kiểu
hình hoang
dại.
2. Đột biến ức
chế
(Suppressor
mutation).
Đột biến ức
chế là do đột
biến có tác
động ngược
lại hay kìm hãm của một đột biến khác, khôi phục lại hoạt tính khởi thủy. Các đột biến
ức chế có những tính chất sau:
- Đột biến ức chế xảy ra ở những điểm khác với đột biến bị ức chế. Khi lai thể hồi
biến (revertant) với dạng hoang dại sẽ xuất hiện đột biến bị ức chế do tái tổ hợp làm
tách rời không bị kìm hãm bởi đột biến ức chế
- Đột biến ức chế có thể xảy ra trong cùng một gen, ngoài gen hoặc gen khác.
- Các đột biến ức chế có thể thực hiện tác động bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ,
các đột biến ức chế có thể tác động lên sự phiên mã, dịch mã hay những biểu hiện
sinh lí khác của tế bào.
Đột biến ức chế (kìm hãm) thường gặp hơn, nó có được do 1 đột biến thứ hai làm cho
biểu hiện kiểu hình của đột biến không biểu hiện ra được nên có kiểu hình hoang dại.
Đột biến kìm hãm có thể do sự bổ sung trong chu trình trao đổi chất. Sai hỏng do đột
biến thứ hai tạo sản phẩm bù trừ được đột biến thư nhất.
a. Đột biến xảy ra ở một điểm khác trong gen: Ví dụ, gen tryp DNA ở vi khuẩn E.coli
bị đột biến ở một điểm làm thay đổi một acid amin thứ 210 (glycine à acid glutamic ),
từ đó dẫn tới sự biến đổi kiểu xoắn đúng trong cấu trúc phân tử protein, làm nó bị bất
hoạt hoá. Cũng ở gen đó, đột biến điểm thứ hai xảy ra ở vị trí acid amin 174: tyrosine à
cysteine. Do có đột biến điểm thứ hai này mà sự uốn xoắn không gian của protein được

163

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


biến đổi và làm cho kiểu xoắn sai lệch trên lại trở thành dạng có hoạt tính như protein
khởi thủy.
b. Đột biến xảy ra ở gen khác: Ở một gen nào đó có đột biến xảy ra làm thay đổi ý
nghĩa của một hoặc một số bộ ba. Do bộ ba đột biến trở thành vô nghĩa, ví dụ UAC mã
hoá cho tyrosine trở thành UGA, vì thế nó không hợp với bộ ba đối mã ở tRNA
tyrosine. Hậu quả là sự dịch mã bị dừng lại (bỏ dở), mạch polypeptide bị kết thúc sớm
do đó không thu được chuỗi hoàn thiện có hoạt tính như bình thường.
Khi đột biến xảy ra ở một gen khác là gen tạo tRNA tryptophane làm cho nó có bộ
ba đối mã với (không từ chối) bộ ba bị biến đổi (UAG) trên mRNA và nó vẫn chuyển
tải được tryptophan. Như thế sự dịch mã được diễn ra tiếp tục tạo chuỗi polypeptide
hoàn chỉnh. Mặc dù trong chuỗi đó có thay thế một acid amin, nhưng không gây ảnh
hưởng đến hoạt tính chung của protein, tức nó vẫn có hoạt tính như khởi thủy
Cần lưu ý rằng, ở trường hợp nêu trên có thể có nhiều phân tử tRNA có anticodon
tương hợp với codon biến đổi (UAG). Tuy nhiên, chỉ có tRNA nào cung cấp acid amin
thay thế mà không ảnh hưởng tới chức năng hoạt động đúng của protein, thì nó mới là
đột biến ức chế.
Trường hợp những đột biến tạo ra codon bị biến đổi nghĩa thành acid amin khác
làm cho protein mất hoạt tính, ví dụ như biến đổi từ valine (acid amin không tích điện)
thành acid aspartic (acid amin tích điện âm), thì đột biến này có thể được phục hồi nhờ
các phân tử tRNA ức chế có thể thay thế acid amin alanine (không tích điện) vào chỗ
acid aspartic, sự thay thế này làm cho protein trở lại hoạt tính như khởi thủy.

Bài 2 - THU THẬP VÀ BẢO TỒN NGUỒN GEN THỰC VẬT


I. Vai trò của nguồn gen
Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen thực vật nói riêng, sinh vật nói chung là bảo vệ tài nguyên
di truyền nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu khởi thuỷ phục vụ công tác nghiên cứu
khoa học, cải tạo giống, đảm bảo duy trì được tính đa dạng sinh học và những tiền đề
cần thiết về tài nguyên sinh học cho sự phát triển bền vững nền nông nghiệp hiện tại
cũng như trong tương lai.
Thu thập và bảo tồn nguồn gen của sinh vật còn nhằm đảm bảo sự đa dạng, phong phú
của tài nguyên sinh vật, đảm bảo sự ổn định của môi trường, lưu trữ được nguồn gen
của các sinh vật đang có nguy cơ mất đi do sự khai thác bừa bãi.
Do đó công tác bảo tồn là rất quan trọng. Nó đã được thực hiện từ rất lâu trên thế giới
và được đánh giá quan trọng là công ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học.

164

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


II. Khái niệm đa dạng sinh học
Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity,
biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi,
bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thủy vực khác,

cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần,...; thuật ngữ này bao
hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái .
Các định nghĩa khác về Đa dạng sinh học:
- Sự phong phú về sự sống trên trái đất, bao gồm hàng triệu loài thực vật, động
vật và vi sinh vật, cũng như các thông tin di truyền mà chúng lưu giữ và các hệ sinh
thái mà chúng tạo nên (AID, 1989).
- Bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái và quá
trình sinh thái học mà chúng tham gia . Đây là khái niệm bao trùm cho mức độ
phong phú của tự nhiên, bao gồm cả số lượng và tần số xuất hiện của các hệ sinh
thái, các loài và các gen di truyền trong một tổ hợp xác định. (McNeely et al., 1990).
- Toàn bộ sự đa dạng của sự sống trên trái đất. Bao gồm tất cả các gen di truyền,
các loài, các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái (ICBP, 1992).
- Tính đa dạng của sinh vật ở mọi cấp độ, từ những biến dị di truyền trong cùng
một loài đến sự đa dạng của các loài, giống/chi, họ và thậm chí cả các mức phân loại
cao hơn; bao gồm cả đa dạng hệ sinh thái, gồm cả các quần xã sinh vật trong các
sinh cảnh cụ thể và các điều kiện vật lý mà chúng sinh sống trong đó (Wilson,
1992).

165

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


III. Đối tượng cần được đưa vao bảo tồn, lưu giữ
1. Ưu tiên các nguồn gen quý, hiếm đặc thù của Việt Nam và đang có nguy cơ bị
mất.
2. Các nguồn gen đã được đánh giá các chỉ tiêu sinh học.
3. Các nguồn gen cần cho công tác nghiên cứu, lai tạo giống và phục vụ đào tạo.
4. Các nguồn gen được nhập từ nước ngoài đã được ổn định và thuần hoá ở Việt
Nam, có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất.
IV. Các hình thức thu thập và bảo tồn
1. Cơ sở dữ liệu tài nguyên di truyền thực vật
Mỗi một nguồn gen bao gồm hai phần không thể tách rời:
Phần vật thể: là hạt giống, củ giống, cây giống ... đang được lưu giữ bằng các phương
pháp khác nhau
Phần phi vật thể: là các thông tin tư liệu về nguồn gen như nguồn gốc, phân loại, đặc
điểm hình thái, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh, chống chịu sinh thái bất lợi,
kiến thức bản địa về hoạt động bảo tồn, khai thác sử dụng nguồn gen ....
2. Nguyên tắc thu thập nguồn gen thực vật.
Trong khi thu thập nguồn gen phục vụ cho công tác chọn giống cần tuân theo nguyên
tắc:
- Công tác thu thập phải được tiến hành thường xuyên, cần có các cơ quan chuyên
trách và các cán bộ khoa học chuyên sâu phụ trách.
- Thu thập từ gần đến xa
Nguồn vật liệu ở gần có kiểu sinh thái địa lý không khác nhau quá lớn, nguồn vật liệu
này dễ sử dụng trực tiếp: nguồn vật liệu ở xa lại là nguồn bổ sung các kiểu gen quý,
thường được sử dụng gains tiếp trong công tác tạo giống.
- Tập trung thu thập tại các trung tâm phát sinh cây trồng. Nơi đây chứa đựng đầy
đủ bộ gen của loài cây trồng cần thu thập. Khi thu thập cần chú ý cả các loại hình
hiện chưa sử dụng nhưng cần cho các chương trình chọn tạo giống tướng lai.
- Thu thập càng rộng càng tốt
Việc thu thập rộng rãi giúp các nhà thu thập tập hợp đầy đủ sự đa dạng di truyền đáp
ứng các yêu cầu của các chương trình chọn tạo giống khác nhau.
3. Phương pháp thu thập nguồn gen thực vật
- Hợp đồng với các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trước hết là các quỹ gen để
định kỳ trao đổi vật liệu.
- Tổ chức các đoàn chuyên môn đi điều tra, thám hiểm để thu thập. Công việc
này được chú ý trước hết với các vùng trong nước.

166

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Các cán bộ nông học và sinh học có trách nhiệm thu thập vật liệu và gửi nguồn
vật liệu thu thập được về các cơ quan chuyên môn
- Khi thu thập cần chú ý
+ Ghi rõ tên giống, tên loài cây
+ Ghi chú những tính trạng chính về năng suất, chống chịu sâu, bệnh và điều
kiện ngoại cảnh bất thuận.
+ Mô tả điều kiện sinh thái, chế độ canh tác ở nới nguyên sản.
+ Ghi tên chức vụ, chuyên môn của người thu, nơi thu, thời gian sản xuất.
+ Cần tuân theo chế độ kiểm dịch thực vật đã ban hành để tránh lây lan các loài
sâu bệnh nhất là các loài sâu bệnh nguy hiểm.
Vật liệu sau khi thu thập cần đóng gói cẩn thận và gửi ngay về cơ quan chuyên môn
hoặc cán bộ có trách nhiệm để được xử lý kịp thời tránh mất mát và hư hỏng.
4. Bảo quản nguồn gen
4.1. Quỹ gen
Quỹ gen là toàn bộ nguồn gen thu thập được của các loài cây trồng và cây dại liên quan
đến cây trồng. Cơ quan bảo quản quỹ gen tiến hành thu thập, nghiên cứu, hệ thống hóa,
lưu trữ số liệu và bảo quản nguồn gen thực vật để phục vụ cho việc sử dụng lâu dài.
Quỹ gen thực vật là nguồn tài nguyên vô giá, có ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia.
Bảo quản nguồn gen: Vật liệu trong chọn giống cần được bảo quản chu đáo không bị
pha trộn, mất mát và bất cứ lúc nào cũng có thể lấy đúng mẫu yêu cầu. Như vậy công
tác bảo quản bao gồm sự gìn giữ và lưu trữ thông tin. Một yêu cầu cơ bản của quá trình
là không chỉ giữ nguồn gen đã có mà còn làm phong phú thêm nguồn gen phục vụ cho
chọn giống cây trồng, vì thế ngoài cơ quan quỹ gen các cơ quan chọn tạo giống cũng
làm nhiệm vụ bảo quản tập đoàn công tác của minh.
4.2. Bảo quản trong kho bình thường
Hạt giống phơi khô theo yêu cầu từng loại cây rồi bỏ vào lọ hoặc túi chống ẩm cất trong
kho. Các túi, lọ đựng hạt (thường có màu tối) phải dán phiếu ghi tên giống ở ngoài và
có thẻ bên trong, có số lưu trử. Thời gian bảo quản tùy sức sống của từng loại cây và
yêu cầu công tác. Thường thì bảo quản trong vòng 1 năm hoặc có thể 2-3 năm tùy loại
cây. Hàng năm phải thử tỷ lệ nẩy mầm, nếu thấy tỷ lệ nẩy mầm còn dưới 55% thì phải
đưa ra gieo lại.
4.3. Bảo quản ex-situ
Bảo quản nguồn gen của các loài và nguồn vật liệu di truyền tại các ngân hàng gen,
vườn thực vật, vườn thú và các địa điểm khác với môi trường sống tự nhiên của chúng.
Để thực hiện công việc này cần có các kho và nơi bảo quản.
- Bảo quản ngắn hạn: thời gian bảo quản đến 5 năm. Hạt giống được làm khô đến độ
ẩm 9%, để trong kho chống ẩm và bao chuyên dụng. thông thường bảo quản ngắn
hạn áp dụng với tập đoàn công tác và giữ giống trong thời gian từ 1-3 năm.
167

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


- Bảo quản trung hạn: thời gian bảo quản từ 5-10 năm. Hạt giống được làm khô đến
độ ẩm 7% và đóng bao chuyên dụng, bảo quản trong kho lạnh với độ ẩm 10%, nhiệt
độ -1 oC đến -5 oC.
- Bảo quản dài hạn: hạt được làm khô đến độ ẩm 3% trong các buồng đặc biệt, đóng
gói trong hộp kim loại, bảo quản trong kho lạnh sâu: -15 oC đến -20 oC. kho bảo
quản dài hạn có thể bảo quản hạt giống có sức sống bình thường đến 30 năm.
- Bảo quản trong kho đặc biệt: một số kiểu gen đặc biệt quý hiếm được bảo quản
trong điều kiện siêu lạnh tới -190oC, cách bảo quản này đang trong giai đoạn thử
nghiệm hoàn thiện. Bảo quản ex-situ rất chủ động song vật liệu bị cách ly nghiêm
ngặt, cách ly hoàn toàn với môi trường trong khi điều kiện môi trường luôn thay
đổi đã làm cho hiệu quả ứng dụng của nhiều vật liệu bị hạn chế.
4.4. Bảo quản in-situ
4.4.1. Bảo tồn nội vi in-situ ) là gì?
Bảo tồn in-situ quan tâm đến việc duy trì quần thể của các loài trong điều kiện môi
trường sống nơi xuất xứ của chúng. Bảo tồn in-situ các loài cây trồng bao gồm bảo tồn
tại trang trại các giống địa phương cổ truyền kết hợp với nhân giống tích cực bởi nông
dân. Mục tiêu của bảo tồn in-situ là động viên nông dân tuyển chọn và bảo tồn đa dạng
sinh học các loài cây trồng vì lợi ích của nhân loại.
Bảo quản in-situ đúng phương pháp không chỉ bảo tồn được nguồn gen mà còn có khả
năng thu được các biến dị di truyền mới quý giá để bổ xung cho nguồn gen trong chọn
giống. bảo quản in-situ còn thường xuyên được áp dụng để gìn giữ các vật liệu vô tính
của các cây sinh sản vô tính điển hình (khoai sọ, dong riềng…)
4.4.2. Tại sao phải bảo tồn in-situ?
Việc bảo quản ex-situ đã làm đông cứng quá trình tiến hóa tự nhiên. Thứ hai, các tập
đoàn ex-situ dễ bị ảnh hưởng trong những sai sót trong quản lý và lây nhiễm bệnh qua
hạt. Chính khả năng bảo quản một khối lượng lớn các genotype và alen dã làm cho
phương pháp bảo quản in-situ có lợi thế so sánh đói với phương pháp bảo quản ex-situ.
Những ưu điểm của bảo quản in-situ bao gồm sự tiếp tục của quá trình tiến hóa và thích
nghi của những vật liệu được bảo tồn. Nó cũng cho phép sự tiến hóa của hệ sinh thái
cảnh quan dựa vào sự tay đổi của thời tiết
Bảo quản in-situ có những tiềm năng sau:
1: Bảo tồn quá trình thích nghi của các giống địa phương với môi trường sống của
chúng.
2: Bảo tồn đa dạng sinh học ở mọi mức độ hệ sinh thái, loài và trong loài.
3: Cải thiện đời sống nông dân
4: Duy trì hoặc gia tăng sự tiếp cận và quản lý của nông dân đối với nguồn tài
nguyên di truyền thực vật của họ.

168

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


5: Gắn kết nông dân với tài nguyên di truyền thực vật quốc gia và cuốn hút nông
dân tham gia trực tiếp vào quá trình bổ sung giá trị nguồn gen.
6: Gắn kết cộng đồng nông dân với ngân hàng gen trong việc bảo tồn và sử dụng
nguồn gen.
Tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học đối với an ninh lương thực thế giới trong
tương lai và tiềm năng cung cấp cho các nhà lai tạo giống những nguồn gen cần thiết.
Bảo tồn trên đồng ruộng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cá nhân và cho cộng đồng về kinh
tế, xã hội, sinh thái môi trường.
5. Bảo quản nguồn gen in vitro
5.1. Ý nghĩa
Có một điều nhận định hiện nay được nhiều nhà khoa học đồng ý là có sự đe doạ về
việc lưu trữ các nguồn gen thực vật qua sự cấu trúc lại môi trường tự nhiên như chịu
ảnh hưởng của các cơn mưa nhiệt đới, sự đô thị hoá và sự nóng lên của bầu khí quyển.
Mất các nguồn gen trong tự nhiên, nguồn gốc cho sự lai tạo ra các giống mới và cung
cấp các nguyên liệu cho đời sống con người, sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng
mà con người không thể hình dung được. Do đó, ứng dụng công nghệ tế bào thực vật,
trong việc lưu trữ các nguồn gen in vitro trong điều kiện ổn định là cần thiết.
5.2. Ưu điểm của việc bảo quản
Điều kiện bảo quản ổn định, không bị các nguồn bệnh gây hại, không bị ảnh hưởng của
các điều kiện tự nhiên, và chi phí bảo quản thấp. Bằng phương pháp này, các nguồn gen
được bảo quản dưới nhiiều dạng khác nhau như mô thực vật, tế bào, phôi protoplast, hạt
phấn hay DNA.
5.3. Thu thập và chuẩn bị nguồn gen
Nguồn gen được thu thập qua con đường trao đổi giống hay thu thập trong tự nhiên. Sau
đó nguồn gen được chuẩn đoán bệnh, khử bệnh. Kế tiếp, nguồn gen được đưa vào nhân
giống cho đủ số lượng bảo quản in vitro. Phương pháp bảo quản thường sử dụng là
phương pháp sinh trưởng chậm. Đến nay, hầu hết các loài cây trồng được được bảo
quản theo phương pháp nhân vô tính in vitro sinh trưởng chậm, mô tế bào tiếp tục phân
chia mặc dù chậm, và thời gian kéo dài từ 1 đến 3 hoặc 5 năm. Để bảo quản thời gian
dài hơn, phương pháp lạnh sâu được sử dụng, bằng những tác nhân gây ra lạnh sâu như
nitrogen lỏng (-196oC ), trong điều kiện này, sự phân chia tế bào hoàn toàn bị ngăn
chặn.
Sinh trưởng chậm thích hợp cho mọi loại cây trồng được nuôi cây bằng đỉnh sinh
trưởng hay chồi đỉnh. Có 3 loại sinh trưởng chậm
- Nhân vô tính in vitro với thời gian giữa hai lần cấy truyền được kéo dài ra.
- Giảm sinh trưởng.
- Ngừng sinh trưởng.

169

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Tốc độ sinh trưởng trong nuôi cấy in vitro có thể được làm chậm lại qua một số tác
nhân tác động riêng biệt hay phối hợp với nhau. Phương pháp thông dụng là giảm nhiệt
độ nuôi cấy, hầu hết các loại cây trồng sinh trưởng nhanh ở nhiệt độ 20-25oC, khi giảm
nhiệt độ xuống 6-12oC, thì tốc độ sinh trưởng giảm mạnh; Ở các loài cây trồng nhiệt
đới, có nhiệt độ phát triển tốt nhất là 30oC, trong nuôi cấy sinh trưởng chậm nhiệt độ
giảm < 20oC. Nuôi cấy chồi đỉnh khoai tây ở nhiệt độ ban ngày 10oC và ban đêm 6oC,
đã kéo dài thời gian cấy chuyền là 25-52 tuần lễ
5.4. Bảo quản nguồn gen: dịch huyền phù tế bào, mô sẹo và protoplast
Dịch huyền phù tế bào được bảo quản theo phương pháp lạnh sâu hơn 10 năm nay. Dịch
huyền phù được nuôi trong điều kiện lạnh được tăng dần dần, nâng sức chịu đựng lạnh
của tế bào, tách tế bào trong pha phát triển nhanh trong chu kỳ tế bào, chống lại sự đông
đá bằng cách sử lý lạnh tế bào theo 3 bước làm lạnh chậm, tách tế bào ra khỏi môi
trường lạnh và nuôi cấy bình thường trở lại trên môi trường phục hồi bán rắn. Đôi khi tế
bào được nuôi trên cầu giấy lọc để làm giảm sự gây độc từ chất làm lạnh trong môi
trường trước khi được cấy lại trên môi trường phục hồi được bổ sung dạng đạm nitrate
ammonium và than hoạt tính hay được nuôi cấy trong tối trong giai đoạn phục hồi. Mô
sẹo và protoplast được sử lý theo phương thức lạnh dần dần. Những kết quả nghiên cứu
gần đây cho thấy có thể thủy tinh hóa dịch huyền phù, mô sẹo hay protoplast.
5.5. Bảo quản nguồn gen: Phôi soma
Trong quá trình nuôi cấy, tế bào phôi hay phát sinh phôi được bảo quản giống như dịch
huyền phù, mô sẹo hay protoplast. Tuy nhiên cần phải chọn lựa giai đoạn phôi thích
hợp. Và trong quá trình bảo quản lạnh sâu có thể chọn lọc được các dòng tế bào có tính
chịu lạnh. Có thể thủy tinh thể hóa phôi soma. Phôi soma có thể được bọc trong áo
alginate dễ dàng trong bảo quản lạnh sâu. Ngoài ra còn dùng phương pháp lạnh khô
trong điều kiện vô trùng trước khi đưa vào làm lạnh dần dần, thành công trên phôi cam
chanh, khoai mì, và cọ dầu. Phôi cam quýt có thể được sử lý lạnh dần không qua giai
đoạn sử lý chống đông. Phôi cọ dầu, trong giai đoạn tiền sinh trưởng có thể được nuôi
cấy trên môi trường có nồng độ sucrose cao, sau đó được sử lý lạnh nhanh hay chậm
không qua giai đoạn chống đông, nồng độ sucrose giảm và bổ sung 2,4D trên môi
trường nuôi cấy phục hồi kích thích quá trình hình thành phôi, trong giai đoạn tiền sinh
trưởng phôi có dạng đặc biệt (có màu trắng sữa, dạng ngón tay và thường dính thành
cụm). Phôi cà phê và cà chua, được nuôi cấy trên môi trường có sucrose cao, sau đó sử
lý lạnh dần ở nhiệt độ -20 0C trước khi đưa vào nitrogen lỏng.
5.6. Bảo quản nguồn gen: Chồi và đỉnh sinh trưởng
Chồi và đỉnh sinh trưởng hiện nay thường được bảo quản bằng phương pháp
sinh trưởng chậm. Các loài cây trồng khác nhau đều có thể thu được đỉnh sinh trưởng.
Đây là phương pháp áp dụng cho hầu hết các loại cây trồng và cho hiệu quả cao. Mô và
tế bào thực vật được nuôi cấy trong những điều kiện thích hợp hay gần như thích hợp sẽ
biểu hiện sự sinh trưởng khác nhau. Giai đoạn đầu là giai đoạn phát triển chậm gọi là
lag phase, giai đoạn hai là giai đoạn phát triển nhanh gọi là exponential phase và giai
đoạn cuối cùng là giai đoạn phát triển ổn định gọi là stationary phase. Mô và tế bào phát
triển về số lượng chậm ở giai đoạn một, theo cấp số nhân ở giai đoạn hai và duy trì ổn

170

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


định ở giai đoạn ba. Thời gian từ lag phase đến stationary phase kéo dài 1-6 tuần lễ, phụ
thuộc vào cây trồng và nguyên liệu nuôi cấy. Bổ xung vào môi trường nuôi cấy những
tác nhân ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng làm kéo dài giữa hai lần cấy chuyền hay
làm sinh trưởng chậm lại hay ngừng hẳn.
6. Các hình thức bảo tồn khác ở Việt Nam
- 5 khu Dự trữ sinh quyển quốc gia được UNESCO công nhận: Khu Cần giờ (Tp.
Hồ Chí Minh),
Khu Cát Tiên
(Đồng Nai, Lâm
Đồng và Bình Ph-
ước), Khu Cát Bà
(Tp. Hải Phòng),
khu ven biển
Đồng bằng Sông
Hồng (Nam Định
và Thái Bình) và
khu Dự trữ sinh
quyển Kiên
Giang.
- 2 khu di sản thiên
nhiên thế giới:
Khu Vịnh Hạ
Long (Quảng
Ninh) và Khu
Phong Nha - Kẻ
Bàng (Quảng
Bình).
- 4 khu di sản thiên nhiên của Asean: VQG Ba bể (Bắc Cạn), Hoàng Liên (Lào
Cai), Chư Mom Rây ( Kon Tum) và Kon Ka Kinh ( Gia Lai)
- 2 khu Ramsar: Vườn quốc gia Xuân Thủy (tỉnh Nam Định) và VQG Cát Tiên.
V. Điều tra thu thập nguồn gen cây trồng
- Các giống cây trồng đã thống kê được 802 loài cây trồng phổ biến thuộc 79 họ.
Số lượng các loài cây trồng phổ biến ở Việt Nam
TT Nhóm cây Số loài
1 Nhóm cây lương thực chính 41
2 Nhóm cây lương thực bổ sung 95
3 Nhóm cây ăn quả 105
4 Nhóm cây rau 55

171

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


5 Nhóm cây gia vị 46
6 Nhóm cây làm nước uống 14
7 Nhóm cây lấy sợi 16
8 Nhóm cây thức ăn gia súc 14
9 Nhóm cây lấy dầu béo 45
10 Nhóm cây lấy tinh dầu 20
11 Nhóm cây cải tạo đất 28
12 Nhóm cây dược liệu 181
13 Nhóm cây cây cảnh 62
14 Nhóm cây bóng mát 7
15 Nhóm cây cây công nghiệp 24
16 Nhóm cây lấy gỗ 49
Tổng 802
(Nguồn: KHCN Nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới-Bộ NN&PTNT)
Trong các năm 2001 - 2005, Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật đã tổ chức nhiều
chuyến điều tra, thu thập quỹ gen cây trồng và đã thu thập trên 2.000 giống của hơn 50
loài cây trồng từ những vùng có nguy cơ xói mòn cao. Trong số giống đã thu thập đó có
1.600 giống được thu thập trong các năm 2001 - 2002 nhờ vốn của Chương trình giống
quốc gia. Trung tâm đã điều tra tài nguyên cây nhiệt đới chịu hạn, bao gồm nhãn, điều
và cây ăn quả có múi tại Ninh Thuận, cây xoài (Mangifera spp.) ở thung lũng Yên
Châu, Sơn La, vải ngọt (Litchi chinesis) ở các tỉnh phía Bắc, và cây Chùm Ngây
(Moringa oleifera) ở Nam Trung bộ; nhập nội có định hướng 385 giống của nhiều loài
cây trồng từ một số nước và các tổ chức nghiên cứu quốc tế. Các cơ quan trong Màng
lưới Tài nguyên di truyền thực vật quốc gia cũng đã điều tra và thu thập nguồn gen của
nhiều loài cây trồng: cà phê, bông, chè, mía, dâu tằm, điều, thanh long, cam, chuối....
VI. Kết quả lưu giữ nguồn gen ở Việt Nam
Tính đến cuối năm 2005, tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia gần 13.300 giống của
115 loài cây trồng được lưu giữ, bao gồm:
- Ngân hàng hạt giống: 11.600 giống của 83 loài cây trồng sinh sản bằng hạt
- Ngân hàng gen đồng ruộng: 1.700 giống của 32 loài cây trồng sinh sản vô tính
- Ngân hàng gen in vitro: 83 giống khoai môn, khoai sọ khó lưu giữ trên đồng
ruộng.
Số lượng nguồn gen đang được lưu giữ trên đây là tài sản vô giá của đất nước vì nó
chứa đựng nhiều gen quí chỉ duy nhất ở nước ta có. Phần lớn số 13.300 nguồn gen này
không tồn tại trong sản xuất và tự nhiên nữa.
Các kỹ thuật nhân giống thích hợp đã được áp dụng cho từng loài cây để nhân và duy
trì đủ số lượng hạt/cây/chồi đảm bảo lưu giữ an toàn các giống trong tập đoàn. Đặc biệt,
172

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


phương pháp cứu phôi đã được áp dụng cho trên 260 giống của các loài có sức nảy
mầm của hạt kém. Phương pháp bảo tồn các loài cây sinh sản bằng hạt giống orthodox,
hạt giống recalcitrant, và cây sinh sản vô tính thường niên và lưu niên từng bước được
chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tại các cơ quan mạng lưới của Hệ thống bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật Quốc
gia, trên 5.000 giống của hơn 100 loài cây được lưu giữ
Trong những qua, bảo tồn in situ (bảo tồn nội vi) tài nguyên di truyền thực vật cũng
được quan tâm phát triển. Cơ sở khoa học cho việc bảo tồn in situ và vai trò của vườn
gia đình trong bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật, đặc biệt là đa dạng di truyền của
các loài rau bản địa được nghiên cứu và tăng cường. Với sự tham gia của cộng đồng
nông dân một số mô hình đã được xây dựng để bảo tồn in situ các loài cây như mướp,
thảo quả, khoai môn, khoai sọ, lúa đặc sản…

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Trần Thị Áng, 2001. Hóa sinh học. Nhà xuất bản Giáo dục. 219 trang
Benjamin Lewin, 1999. Gene VII. Oxford unversity Press. <http://www.ergito.com>
Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nghị và Lê Thị Muội, 1997. Công nghệ sinh học thực vật trong
cải tiến giống cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 188 trang
Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2003. Giáo trình Di truyền số lượng. Nhà xuất bản
Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. 131 trang.
Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2004. Di Truyền Phân Tử. Nhà xuất bản Nông
nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, 615 trang.
Griffths, Wessler and et al. Introduction to genetic analysis.
Nguyễn Hữu Chấn, 2000. Những vấn đề hóa sinh học hiện đại, tập 1. Nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 287 trang
Nguyễn Văn Hiển, 2000. Chọn giống cây trồng. Nhà xuất bản Giáo dục
Phạm Thành Hổ, 2001. Di truyền học. Nhà xuất bản Giáo dục, 613 trang.
Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2002. Bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp trên đồng ruộng
tại Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp.
Phan Thanh Kiếm, 2006. Giáo trình giống cây trồng, nhà xuất bản nông nghiệp, 285
trang
Phan Thanh Kiếm, 2007. Di truyền số lượng, Nguyên lý và bài toán ứng dụng trong
nghiên cứu cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh, 164 trang.
Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân và Vũ Tuyên Hoàng, 1986. Từ điển Di truyền học Di
truyền tế bào học và chọn giống. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

173

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com


Chu Văn Mẫn, Nguyễn Trần Chiến và Trịnh Đình Đạt, 2002. Giáo trình Di truyền học
người. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 163 trang.
Nguyễn Hồng Minh, 1999. Giáo trình Di truyền học. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà
Nội. 355 trang
Hoàng Thị Thanh Nhàn, 2007. Bảo vệ nguồn gen và đa dạng sinh học: Thực tiễn tại
Việt Nam và các vấn đề đặt ra. Tài liệu Hội thảo về “Bảo hộ sáng chế liên quan đến
đa dạng sinh học và nguồn gen”.
Hoàng Thị Sản, 2003. Phân loại thực vật. Nhà xuất bản giáo dục. 224 trang
Scott f. Gilbert, 1985. Developmental biology. Sinauer Associates, Inc publishers –
Sunderland – Massachusetts.
Singh R.K. and Chaudhary B.D.,1979. Biometrical methods in quantitative genetic
analysis. Kalyani publishers, Ludhiana, New Delhi, 304 pages.
Đỗ Lê Thăng, 2006. Giáo trình Di truyền học. Nhà xuất bản giáo dục. 255 trang
Từ Bích Thủy, 2003. Giáo trình Di truyền học.

174

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com

You might also like