You are on page 1of 47

CHƢƠNG 5

PHƢƠNG PHÁP TƢỚI VÀ


THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƢỚI
NỘI DUNG
 CÁC PHƢƠNG PHÁP TƢỚI
 CÁC YÊU CẦU VÀ CHỈ TIÊU LỰA CHỌN
PHƢƠNG PHÁP TƢỚI
 PHƢƠNG PHÁP TƢỚI MẶT ĐẤT
 TƢỚI PHUN MƢA
 TƢỚI NHỎ GIỌT
 THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƢỚI PHUN MƢA
ĐỊNH NGHĨA
o Phƣơng pháp tƣới: là biện pháp đưa nước và ruộng để
đảm bảo chế độ nước đã được xác định cho một loại cây
trồng.
o Kỹ thuật tƣới: là biện pháp kỹ thuật cụ thể được áp dụng
để thực hiện các phương pháp tưới
=> Nhằm mục đích:
• Tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt
• Cho năng suất tối đa
• Giảm thiểu sự thất thoát nước
• Duy trì được độ phì đất
o Hệ thống tƣới : là một loạt các công trình và thiết bị lấy
nước từ nguồn nước, hệ thống dẫn nước, phân nước và
đưa nước vào mặt đất canh tác
CÁC PHƢƠNG PHÁP TƢỚI
PHƢƠNG PHÁP
TƢỚI

Tƣới mặt Tƣới phun TƢỚITƣới


ÁP LỰC Tƣới nhỏ giọt
mƣa ngầm

Tƣới TƢỚITƣới
TRỌNG Tƣới
giải LỰC
rãnh ngập
o Tƣới mặt đất: nước được đưa vào ruộng bằng
trọng lực. Nước chảy trên mặt đất hay trong
những rãnh nhỏ trên mặt ruộng và ngấm dần
xuống đất.
oPhƣơng pháp tƣới áp lực
o Tƣới phun mƣa: nước tưới vào ruộng dưới
dạng mưa rơi
o Tƣới ngầm: nưới đưa vào vùng rễ bằng các
thiết bị ngầm dưới đất
o Tƣới nhỏ giọt: nước được đưa vào vùng rễ
bằng những thiết bị nhỏ từng giọt
o Việc lựa chọn phƣơng pháp tƣới phụ thuộc
vào:
o Đặc tính cây trồng
o Điều kiện địa hình tưới
o Khả năng đầu tư
CÁC YÊU CẦU VÀ CHỈ TIÊU CHỌN
PHƢƠNG PHÁP TƢỚI

Các yêu cầu:


* Đảm bảo nước phân bố đều trên khắp mặt
ruộng
* Tưới đúng lúc, đúng lượng đã định sẳn
* Không cản trở việc cơ giới hóa
* Hiệu suất tưới cao, ít tốn nhân công
* Lợi ích kinh tế cao
CÁC YÊU CẦU VÀ CHỈ TIÊU CHỌN
PHƢƠNG PHÁP TƢỚI
Các chỉ tiêu lựa chọn phƣơng pháp tƣới:
• Độ thấm rút của đất
• Loại cây trồng
• Độ dốc và địa hình khu vực bố trí tưới
• Trình độ kỹ thuật và số lượng nhân công
• Khả năng tài chính
• Lượng nước, độ sâu mực nước ngầm
PHƢƠNG PHÁP TƢỚI MẶT ĐẤT
Tưới mặt là biện pháp kỹ thuật dùng các đường dẫn tự nhiên (sông,
rạch) hay nhân tạo (kênh, mương, rãnh) để đưa nước vào ruộng và
ngấm vào đất cung cấp cho cây trồng.

Ưu điểm:

◦ Gần như không cần phải bơm nếu có hệ thống dẫn nước tự
chảy theo trọng lực.

◦ Nhờ nước tràn trên mặt nên nước được ngấm sâu xuống đất
một cách đồng đều.

◦ Kỹ thuật tưới này có thể giúp ích nhiều cho việc rửa mặn hoặc
giảm phèn trong đất.

◦ Tưới ngập có thể hạn chế một phần cỏ dại nếu mặt ruộng được
nước ngập trân mặt một thời gian dài.
PHƢƠNG PHÁP TƢỚI MẶT ĐẤT
Nhược điểm:

◦ Đây là kiểu tưới sử dụng khá nhiều nước

◦ Khi áp dụng tưới mặt, ruộng phải được chuẩn bị san


phẳng kỹ theo một độ dốc nhất định, bơ bao phải tốt để
kiểm soát nước, do đó công sức đầu tư ban đầu cho
ruộng lớn
PHƢƠNG PHÁP TƢỚI MẶT ĐẤT
Có 3 phương pháp.
Tƣới ngập: luôn luôn có lớp nước trên mặt ruộng (ví dụ:
canh tác lúa)
Tƣới giải: mặt ruộng được chia thành từng dải hay từng
ô bởi các bờ giải
a. Các trƣờng hợp ứng dụng:
Cây trồng: hàng hẹp (ví dụ: Đậu phộng, ngô, …)
Loại đất: độ ngấm hút vừa (trung bình)
Độ dốc: 0 - 2%. (tốt nhất < 0,5%)
Địa hình: tương đối bằng phẳng, độ lồi lõm < 5cm
b. Kích thƣớc giải đất:
Chiều dài giải (m)
Khả năng ngấm Độ dốc của dải (%)
hút của đất < 0,2 0,2 - 1 1–2
Cao (> 2 cm/h) 30 – 50 60 - 70 70 – 80
Trung bình (1 – 1,3 cm/h) 50 – 70 70 - 80 80 – 100
Thấp ( < 0,8 cm/h) 60 – 80 80 - 100 100 – 120

Khuyết điểm:
 Chi phí san lấp mặt bằng cao
 Làm đất đóng váng
 Khó áp dụng cho đất cát, sét
 Khó tưới với 1 lượng nước nhỏ
Tưới ngập có kiểm soát

h1
ho h2

Bố trí cửa lấy nước vào ruộng kiểu thông nhau Bố trí cửa lấy nước vào ruộng kiểu độc lập
Kênh Kênh
tưới tiêu

Bờ ruộng

a b
Bờ
ruộng

a
b

Kênh
tiêu
Kênh tưới Kênh tiêu

Bờ ruộng

a
L

Hình thức tưới giải trên ruộng (mặt bằng)

Vùng ướt dưới đất

Hình thức tưới giải trên ruộng (mặt cắt ngang)


Tƣới rãnh
Các trường hợp áp dụng:
 Loại cây: luống/hàng (ví dụ: cây ăn trái..)
 Loại đất: ngấm hút vừa (0,5 – 5 cm/giờ)
 Độ dốc: 0,2 - 1%
Lưu ý:
• Lưu lượng chảy trong rãnh có liên hệ mật thiết với
độ ngấm hút, độ dốc của đất, chiều dài rãnh
• Lưu lượng không nên nhỏ quá (sẽ gây ra ngấm hút
không đều)
• Không nên lớn quá để tránh xói mòn
Cây trồng

Liếp

Rãnh

Phƣơng pháp tƣới rãnh điển hình


Liếp Rãnh tưới

Vùng ướt Vùng ướt

Minh họa vùng ƣớt trong đất khi tƣới rãnh


TƢỚI ĐƢỜNG ỐNG ÁP LỰC:
Phương pháp tưới đường ống áp lực bao gồm hệ thống đường
ống, bộ phân lọc và các thiết bị khác được lắp đặt để cấp
nước trong điều kiện có áp lực

Một hệ thống tưới bằng đường ống áp lực có các thành phần
◦ Trạm điều khiển ở đầu hệ thống
◦ Đường ống dẫn chính và phụ
◦ Van lấy nước
◦ Đường ống nhánh
◦ Đường ống tưới có gắn vòi tưới
TƢỚI PHUN MƢA
Ƣu và khuyết điểm
Ưu điểm
◦ Tiết kiệm nước tưới do có thể tránh tổn thất thấm
sâu
◦ Hiệu quả sử dụng nước cao
◦ Không cần san phẳng mặt ruộng
◦ Phù hợp nơi nguồn nước khan hiếm, giá thành cao
◦ Có thể kiểm soát ẩm độ thích hợp với sự sinh trưởng
của cây trồng
◦ Có thể áp dụng công nghệ giám sát tự động
Ƣu và khuyết điểm
Khuyết điểm
◦ Chi phí lắp đặt ban đầu cao
◦ Yêu cầu có trình độ kỹ thuật
◦ Nước phải được lọc sạch để tránh gây tắc vòi phun
◦ Bị ảnh hưởng bởi gió (không phù hợp khi tốc độ gió
> 3,5 m/s  15 km/h)
◦ Hệ thống đường ống trên mặt đất có thể cản trở hoạt
động canh tác
Xếp loại hệ thống tƣới phun mƣa.
Loại nhiều vòi phun
Xếp loại hệ thống tƣới phun mƣa.
Loại nhiều vòi phun
Xếp loại hệ thống tƣới phun mƣa
Hệ thống xoay tròn.
Xếp loại hệ thống tƣới phun mƣa
Hệ thống cố định.
◦ Trình tự thiết kế hệ thống tƣới phun mƣa:

 Xác định diện tích, địa hình, địa thế, bốc thoát hơi,
độ ngấm hút của đất, chiều sâu của rễ.

 Xác định lượng nước cần tưới, chu kỳ tưới

 Xác định cường độ phun lớn nhất

 Xác định số giờ làm việc (tưới) trong ngày

 Chọn lựa vòi phun, bố trí khoảng cách giữa các vòi
phun, cánh phun để thỏa mãn yêu cầu về độ đồng
đều.
TƢỚI NHỎ GIỌT
Ƣu điểm:
 Tiết kiệm nước (hiệu suất có thể từ 90–100%)
=> cùng một lượng nước tưới ta có thể mở rộng
được diện tích tưới
 Phù hợp với các dạng địa hình
 Hạn chế cỏ dại rất tốt, giảm sâu bệnh đáng kể
 Có thể kết hợp với việc bón phân, phun thuốc tự
động
 Cây tăng trưởng tốt, năng suất cao, có thể cho chất
lượng tốt nhất
◦ Khuyết điểm:
 Chi phí đầu tư cao  cần xét đến hiệu quả kinh tế
 Dễ bị nghẽn lỗ cấp nước  phân phối nước không
hiệu qủa cao  cần hệ thống lọc nước
 Muối hòa tan còn đọng lại trong đất  nếu nước
tưới có muối  nguy hại cho cây trồng.
 Cần có phương tiện để rửa muối tích tụ (trường hợp
nước tưới nhiễm mặn v.v..)
 Không áp dụng được đối với cây trồng hàng hẹp,
dày (ví dụ: cỏ Alfalfa, ngũ cốc…)
Cây trồng
Bình đất nung Nắp đậy
Lỗ nhỏ

Vùng thấm nƣớc

Kiểu tƣới ngầm kiểu nhỏ giọt bằng bình đất sét nung thời xƣa

Cây trồng

Ống dẫn nước

Vòi
Đầu nối nhỏ giọt

Ống nước mềm

Vùng
Khối đất trồng thấm nước

Hình thức tƣới nhỏ giọt trên mặt đất cho cây trồng
THIẾT KẾ HỆ THỐNG
TƢỚI PHUN MƢA
Tia nước
phun ra

Phạm vi tưới Đầu phun

Cây trồng

Ống nhánh

Máy bơm nước Ống dẫn nước chính

Bệ đỡ ống

Nguồn nước tưới

Sơ đồ hệ thống thiết bị phun mƣa


Vận tốc rơi trên các loại đất khác nhau Ngoài ra, cần xem xét độ dốc địa hình nơi tưới:
+ Đất có độ dốc < 0,05 thì cường độ mưa rơi không cần phải giảm;
+ Đất nặng Vrơi < 0.1 mm/ph
+ Đất có độ dốc 0,05 – 0,08 thì cường độ mưa rơi phải giảm 20%;
+ Đất Tbinh Vrơi 0.1 – 0.2 mm/ph + Đất có độ dốc 0,08 – 0,12 thì cường độ mưa rơi phải giảm 40%;
+ Đất nhe Vrơi 0.2 – 0.5 mm/ph + Đất có độ dốc 0,12 – 0,20 thì cường độ mưa rơi phải giảm 60%.
Bố trí khoảng tƣới
• Bố trí khoảng tưới chính là xác định khoảng cách giữa các
đường ống tưới và giữa các vòi phun.
• Các khoảng cách này phải được điều chỉnh theo các yếu tố như
áp lực nước tưới, tốc độ quay của vòi phun, tốc độ gió lúc tưới,
biên của một vòng tưới phun, độ giao cắt của diện tích tưới của
vòi.
• Thông thường thì nước rơi xuống nhiều ở gần đầu phun, càng ra
xa thì nước càng giảm. Do vậy, cần phải điều chỉnh nước tưới để
cung cấp cho cây trồng tương đối đồng đều. Khoảng cách giữa 2
vòi phun phải nhỏ hơn đường kính tưới của một vòi phun.
• Khoảng cách giữa 2 đường ống tưới không lớn hơn 65 – 70%
đường kính phun của một vòi phun. Nếu có gió lớn thì phải điều
chỉnh theo hướng giảm khoảng cách giữa 2 vòi phun hơn nữa
(50%)
Đường kính
Diện tích ướt
ướt

Ống nước
Vòi phun
D Máy bơm Vùng nước rơi

SL

Sm

Đường
L < (65 – 70%) D ống
Bố trí vòi phun
• Việc bố trí vòi phun có thể là theo dạng hình vuông, hình tam giác đều
hoặc hình chữ nhật. Trong hình nếu gọi SL là khoảng cách giữa 2 vòi
phun trên đường ống tưới, Sm là khoảng cách giữa 2 đường ống dẫn
nước tưới và D là đường kính ướt của vùng tưới phun mưa
+ Khi có gió nhẹ dưới 2 m/s thì có thể bố trí Sm = D;
+ Khi gió thổi 2,0 – 2,5 m/s thì bố trí Sm = (0,60 – 0,65) D;
+ Khi gió mạnh đến 2,5 – 3,5 m/s thì bố trí Sm = 0,50 D;
+ Khi gió trên 3,5 m/s thì nên ngưng tưới

SL D Ống dẫn nước tưới

Sm
SL D Ống dẫn nước tưới

Sm
Hình vuông Hình tam giác đều Hình chữ nhật

Lưu lượng vòi phun:

𝑄 = 𝐶𝐴 2𝑔ℎ

trong đó:
Q - lưu lượng vòi phun (cm3/s)
C - hệ số lưu lượng của vòi, C = 0,80 – 0,95;
A - diện tích mặt cắt ngang của vòi phun (cm2);
g - gia tốc trọng trường, g = 9,81 m/s2;
h - áp lực cột nước ở vòi phun (m)
SL D Ống dẫn nước tưới

Sm
Hình vuông Hình tam giác đều Hình chữ nhật

Lưu lượng yêu cầu ở một vòi


phun được xác định theo
Trong đó:
𝑆𝐿 ∗ 𝑆𝑚 ∗ 𝐼 Q : lưu lượng yêu cầu ở một bòi phun (l/s)
𝑄= SL : khoảng cách giưa 2 vòi phun trên đường ống tưới (m)
360 Sm : khoảng cach giữa 2 đường ống tưới (m)
I : cường độ phun mưa tối ưu (cm/h)
THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƢỚI PHUN MƢA
Các bƣớc thiết kế hệ thống tƣới
- Khảo sát địa hình khu vực tưới, đo đạt diện tích tưới
- Khảo sát nguồn điện:
• Khoảng cách từ nguồn điện đến trung tâm tưới
• Khả năng tải của dây và nguồn điện
• Nguồn điện vận hành máy bơm là 1 pha hay 3 pha
- Khảo sát nguồn nước:
• Khoảng cách từ nguồn nước đến trung tâm tưới
• Nguồn nước sử dụng : sông, hồ, giếng
• Áp suất cột nước: nguồn nước cao hơn hay thấp hơn
khu tưới
- Lên bản vẽ sơ đồ toàn bộ diện tích tưới
THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƢỚI PHUN MƢA

Các bƣớc thiết kế hệ thống tƣới


- Tính toán số lượng thiết bị: đường ống chính, đường ống
phụ, đường ống nhánh, số vòi/béc phun, loại béc phun
mưa, các phụ kiện khác van, co, khớp nối, bộ lọc, bộ
châm phân…
- Tính nhu cầu nước tưới
𝑄
- Phân chia khu tưới : với
𝑞
Q: tổng lưu lượng nước cần tưới cho loại cây trồng
(m3/h) và q: lưu lượng máy bơm (m3/h)
THÍ DỤ THIẾT KẾ MẪU
Thiết kế hệ thống tưới phun mưa cho khu vực sản xuất rau
với các điều kiện ban đầu
- Diện tích khu tưới 92 m x 104 m = 9.568 m2
- Nhu cầu nước của cây trồng là 3,88 mm/ngày
- Địa hình tương đối bằng phẳng => cường độ mưa rơi
không phải giảm
- Tốc độ gió < 2 m/s => Sm=D
- Thông số kỹ thuật vòi phun mưa
• Nhãn hiệu: Gyronet TM JET
• Lưu lượng vòi phun : 60 lít/ph
• Áp lực hoạt động : 2,5 bar
• Bán kính phun : 4 m
THÍ DỤ THIẾT KẾ MẪU
- Tính số lượng vật tư cần thiết? áp lực máy bơm cần thiết.
Biết rằng khu sản xuất được chia thành 4 khu tưới
Vật tư tưới:
- Đường ống chính : ?
- Số đường ống nhánh : ?
- Số béc/đường ống nhánh: ?
- Khoảng cách béc trên ống nhánh là : ?
- Tổng số béc cho khu vực sản xuất : ?
- Số khu tưới = ?
- Diện tích mỗi khu tưới là ?
- Thể tích nước cần tưới cho 1 khu là : ?
THÍ DỤ THIẾT KẾ MẪU

4m
4m

92 m

4m
VÍ DỤ THIẾT KẾ MẪU
- Tính số lượng vật tư cần thiết áp lực máy bơm cần thiết.
Biết rằng khu sản xuất được chia thành 4 khu tưới
Vật tƣ tƣới:
- Đường ống chính : 104 m
- Số đường ống nhánh : (96/8 +1) =13 ống
- Chiều dài ống nhánh : 88m x 13 ống + 13 T giảm
- Khoảng cách béc trên ống nhánh là 5,6 m
- Số béc/đường ống nhánh: (84/5.6 + 1 ) =16 béc + 16 T
- Tổng số béc cho khu vực sản xuất: 13 x 16 = 208 béc
VÍ DỤ THIẾT KẾ MẪU
- Tính số lượng vật tư cần thiết áp lực máy bơm cần thiết.
Biết rằng khu sản xuất được chia thành 4 khu tưới
Diện tích tƣới và số khu tƣới
- Số khu tưới: khu 1 = khu 2 = khu 3, mỗi khu 3 ống
nhánh
- Diện tích mỗi khu = 24m *92m = 2.208 m2
- Khu 4 có 4 đường ống nhánh; diện tích = 32m * 92m
- Thể tích nước cần tưới cho khu 1,2,3 là : 8,57 m3/ngày
- Thể tích nước cần tưới cho khu 4 là : 11,42 m3/ngày
- Thời gian tưới khu 1 2 3 = 8,57m3/(48 béc * 0.06) =
2.97 phút
- Thời gian tưới khu = 11,42 m3/(64 béc * 0.06) = 2.97
phút
VÍ DỤ THIẾT KẾ MẪU
Xác định vận tốc thấm:
1. Lưu lượng 1 béc phun = 60 lít/phút = 0.06 m3/phút
2. Diện tích ướt (S) : PI()*R2 = 3.14 * 42 = 50,27m2
3. Chiều sâu vùng rễ (l) = 10 cm (0.1m)
𝑄.𝑙 0.06∗0.1
4. => K= = = 0.0001194 m/phút = 0.12 mm/phút
𝑆.𝑇.ℎ 50.27∗1∗1
Video Clips - NETAFIM Drippers 1
Video Clips - NETAFIM Drippers 2

You might also like